Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

nghiên cứu đặc điểm ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.67 KB, 58 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng duyên hải miền Trung có diện tích đất tự nhiên là 9,6 triệu ha, đất
nông nghiệp là 1,24 triệu ha, đất có khả năng mở rộng vùng nông nghiệp là
1,35 triệu ha, chủ yếu là đất cát biển và đất gò đồi nghèo dinh dưỡng. Trong
lĩnh vục trồng trọt, định hướng phát triển của vùng này là đảm bảo sản xuất
lương thực tại chỗ, chú trọng thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phòng
chống thiên tai, phát triển một số loại cây công nghiệp có lợi thế cạnh tranh
cao [14].
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của khí hậu nhiệt đới nông ẩm gió mùa, có chế độ bức xạ phong phú và
nền nhiệt độ cao. Khí hậu đa dạng nhờ giao thoa giữa hai miền Nam – Bắc.
Về thổ nhưỡng có đến 14 loại đất cùng với địa hình núi, đồi, đồng bằng, cát
nội đồng, cát biển. Diện tích đất tự nhiên 505.398,7 ha, đất trồng cây hàng
năm 76.168 ha, trong đó diện tích trồng cây lương thực là 64.052 ha [2].
Nam Đông là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các tỉnh miền Trung nói chung trong đó có Thừa Thiên Huế và huyện Nam
Đông nói riêng đang chú trọng phát triển cây sắn vì trồng sắn gắn với chế
biến công nghiệp có lợi nhuận khá, sắn hợp với chất đất nghèo, dễ trồng và ít
đầu tư, nước ta hiện có nhiều giống sắn mới năng suất cao, sản phẩm sắn có
nhu cầu thị trường rộng để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Trồng sắn là một
trong những hướng sử dụng đất gò đồi, đất cát nội đồng có hiệu quả và thích
hợp. Một số người cho rằng cây sắn là cây mang lại nhiều lợi ích và đang có
tương lai đầy hứa hẹn. Sắn không chỉ là một loại cây lương thực, cây thực
phẩm mà còn là loại cây công nghiệp để tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường,
bột ngọt, tinh bột…Trên phương diện cây lương thực và thực phẩm cùng với
những tiến bộ trong khoa học dinh dưỡng và những quan niệm mới trong văn
hóa ẩm thực, sắn cũng đang là đối tượng được nhiều người quan tâm. Tuy
nhiên một vài người cũng đang nhấn mạnh vào nhược điểm của cây sắn và
1


chủ trương không nên mở rộng việc trồng sắn. Họ cho rằng sắn là cây làm
kiệt đất, là tăng rửa trôi và xói mòn đất ở các sườn dốc. Giá trị dinh dưỡng
của sắn không cao vì nghèo protein và vitamin.
Hiện nay, các nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp đều có xu hướng
xem xét vấn đề từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu tiêu dùng cuối cùng hay
còn gọi là phương pháp ngành hàng (Davis & Goldbert, 1957 và P. Fabre,
1991). Phương pháp này giúp cho các nhóm người có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu có thể thấy được những thuận lợi, vấn đề nảy sinh và các khâu cần
tác động nhằm giúp chuỗi tiêu thụ sản phẩm vận hành tốt hơn (Schaffer,
1973). Ở nước ta, nghiên cứu ngành hàng mới chỉ tiến hành đối với một số
sản phẩm chủ yếu và là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam như các ngành
hàng lợn, cà phê, lúa gạo, chè (Phạm Vân Đình, 1999). Bên cạnh các sản
phẩm chủ yếu trên, rau quả của chúng ta cũng đang dần khẳng định vị trí của
mình đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng, nhưng việc áp dụng
phương pháp ngành hàng để nghiên cứu các sản phẩm rau quả vẫn chưa được
chú ý [7]. Đặc biệt đối với sản phẩm sắn nếu sản xuất với khối lượng ít là một
sản phẩm tiêu dùng trong gia đình, còn nếu sản xuất với khối lượng lớn nó là
một sản phẩm trung gian, ở nông hộ tự thân sắn không thể gia tăng giá trị mà
phải trải qua quá trình vận chuyển, chế biến (thành tinh bột), dự trữ và tiếp
thị…đến người tiêu dùng để tăng thêm giá trị. Vì thế, ngành hàng sắn là một
ngành có sự tương tác, kết hợp rất mật thiết và hài hòa giữa ngành nông
nghiệp và ngành công nghiệp như một giá trị và giá trị tăng thêm theo từng
tác nhân của chuỗi. Các tác nhân tham gia trong chuỗi có đặc điểm: đất canh
tác sắn chủ yếu do nông dân sở hữu, không có hoặc rất ít HTX. Nông dân
trồng sắn, người thu gom đảm nhiệm công việc thu mua và vận chuyển đến
nhà máy, nhà máy và công ty đảm nhiệm khâu chế biến, dự trữ, tiếp thị và
xuất khẩu. Thành quả của một tác nhân riêng lẻ trong ngành hàng sắn không
thể mang lại lợi nhuận cho toàn ngành hàng. Tuy nhiên, bức tranh chung của
ngành sắn trong nhiều thập kỷ qua là mỗi tác nhân tham gia đều muốn tối đa
hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí sản xuất cho riêng mình. Thiếu hẳn sự

quản lý đồng bộ, sự phối hợp và phân phối lợi nhuận công bằng giữa các tác
nhân. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm ngành hàng sắn là một công việc quan
trọng và cần thiết.
2
Việc nghiên cứu đặc điểm ngành hàng sắn tại xã Hương Phú, huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho
các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản
xuất, kinh doanh sản phẩm sắn, những mối quan hệ, sự phân phối lợi ích của
từng tác nhân trong chuỗi, từ đó góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích và
tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân. Xuất phát từ những lý do trên, chúng
tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm ngành hàng
đối với sản phẩm sắn ở vùng núi Thừa Thiên Huế ( Nghiên cứu trường
hợp tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông)”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về hiện trạng sản xuất sắn tại xã Hương Phú, huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định các thành phần tham gia, đặc điểm và vai trò của các tác
nhân trong ngành hàng sắn ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Qua việc phân tích này, xác định những thuận lợi, khó khăn đồng
thời xác định những thách thức đối với các hoạt động của các tác nhân tham
gia trong ngành hàng sắn tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm liên quan
• Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được định nghĩa là “ Tổng thể các hoạt động liên quan đến

sản xuất hoặc tiêu thụ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị
diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hay một
nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản
phẩm đó theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm
tổng các giá trị tạo ra của mỗi công đoạn trong chuỗi [3].
Trong chuỗi giá trị các công đoạn cơ bản và tất yếu bao gồm: Chuẩn bị
sản xuất, sản xuất, sau sản xuất, tiếp thị và bán hàng. Các công đoạn này diễn
ra kế tiếp nhau và tác động lẫn nhau để cùng tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản
phẩm đó. Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt động sản
xuất phải có các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đó là: quản lý hành chính, phát triển
cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, và những dịch
vụ bảo trì thiết bị máy móc, nhà xưởng…[3]”
Theo nhóm tác giả của cuốn sách “Cẩm nang Value link”, một chuỗi
giá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như:
- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau
(các chức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản
phẩm nào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm
cho người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví
dụ như nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản phẩm
cụ thể. Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt
động kinh doanh, trong đó, sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban
đầu tới những người tiêu dùng cuối cùng.
4
- Một mô hình kinh doanh đối với một sản phẩm thương mại cụ thể.
Mô hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng một
công nghệ cụ thể và là một cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và
Marketing giữa nhiều doanh nghiệp.
Trong cuốn “Phân tích chuỗi giá trị - Lý thuyết và kinh nghiệm từ
nghiên cứu ngành chè Việt Nam” do Quỹ MISPA tài trợ, các nhà nghiên cứu

đã đưa ra khái niệm chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng. theo đó:
- Chuỗi giá trị giản đơn là chuỗi hoạt động trong các khâu cơ bản từ
điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của sản phẩm, ví dụ thiết kế -> sản xuất ->
phân phối -> tiêu dùng.
- Chuỗi giá trị mở rộng chi tiết hoá các hoạt động và các khâu của
chuỗi giá trị giản đơn để thấy rõ nhiều bên tham gia (stakeholder) và liên
quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau [10].
• Ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ
thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương
mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích
ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách
của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung
thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng [10].
Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng
là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia
vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa
các yếu tố trên cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France) [3].
Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm
cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất
5
phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm
trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra
một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ [10].
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân
(hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất

tiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản
phẩm nông nghiệp” [10].
Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có quan
hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh hưởng
tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của một ngành
hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó.
Sự dịch chuyển được xem xét theo 3 dạng sau:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian khác.
Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.
Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự
trữ thực phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian
Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ở
nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sản
phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi
vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không thể thiếu
được để sản phẩm trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyển dịch về
mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và
chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ.
- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản
phẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển theo sở thích của người tiêu
dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra.
6
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất
phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và

chính sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “ngành hàng là sự hình thức hoá dưới
dạng mô hình đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài
chính) và của các tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau và các phương thức điều tiết” [10].
• Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, )
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy )
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập
hợp các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “ nông dân” để chỉ tập
hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các
hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi
không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với
tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức
năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có
một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch
về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng [10].
• Luồng hàng
Luồng hàng là sự giao lưu hàng hóa giữa các khu vực với nhau tạo
thành luồng hàng, luồng hàng là số lượng tấn hàng được vận chuyển theo một
chiều, chiều nào có khối lượng hàng hóa lớn gọi là chiều thuận (chiều đi),
chiều có khối lượng hàng hóa nhỏ hơn gọi là chiều ngược (chiều về) [10].
7
• Sản xuất
Sản xuất: ( Tiếng anh: production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt

động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình
làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại [3].
• Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm:(TTSP) là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa hai bên là sản xuất và phân phối bán hàng. Là việc đưa sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay
đổi quyền sở hữu tài sản [9].
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu
cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng,
các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng [9].
• Hiệu quả kinh tế
- Theo quan điểm mới hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Hiệu quả
kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm.
+ Yếu tố thời gian: dựa vào tính tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR). Đó là mức sinh
lời của đồng vốn khi đầu tư vào dự án, nó được dung để so sánh giữa việc
tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc đầu tư vốn vào việc khác xem việc nào
có lợi hơn.
+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường.
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba
phương diện: hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
- Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng
các yếu tố của sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa
với chi phí tối thiểu [16].
8
• Liên kết
Liên kết là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con
người trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Về mặt khái niệm, liên kết được

hiểu“là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có
thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác
cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ
sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong
sản xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả
năng, mở ra những thị trường mới” [4].
2.1.2. Các nghiên cứu liên quan
Cách tiếp cận chuỗi giá trị là một cách tiếp cận mới, được dùng để
phân tích mô tả hệ thống nông nghiệp, xác định những tác nhân tham gia
trong chuỗi giá trị và xác định những điểm hạn chế trong việc phân phối các
sản phẩm nông nghiệp. Thời gian qua phân tích chuỗi giá trị đã được một số
cơ quan nghiên cứu và các đơn vị tài trợ quan tâm phối hợp nghiên cứu đánh
giá. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số chuỗi giá trị như ngành hàng
rau, vải thiều, bưởi,…và chuỗi giá trị về ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Một
số kết quả nghiên cứu bao gồm:
Đào Thế Anh và NNC ( 2005 ) Metro – GTZ, nghiên cứu chuỗi ngành
hàng rau tại tỉnh Thái Bình đã chỉ ra tình hình sản xuất rau của Thái Bình và
các mô hình trồng rau có hiệu quả, đặc điểm vê chủng loại rau và các tác nhân
tham gia vào chuỗi [5].
Đào Thế Anh và NNC (2005) Metro – GTZ, nghiên cứu chuỗi giá trị về
ngành hàng hàng bưởi Vĩnh Long đã mô tả các hoạt động sản xuất bởi các
nông hộ, xác định được chuỗi của bưởi đối với nhánh kênh tiêu thụ trong
nước và kênh xuất khẩu, đã xác định được qui mô ngành hàng sản xuất và lợi
ích của các tác nhân được hưởng lợi [6].
9
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Cây sắn và lợi ích của việc trồng sắn
• Cây sắn, nguồn gốc và lịch sử
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Malpighiales

Họ (familia): Euphorbiaceae
Phân họ (subfamilia): Crotonoideae
Tông (tribus): Manihoteae
Chi (genus): Manihot
Loài (species): M. esculenta
Tên hai phần: Manihot esculenta
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz,
1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm
phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazil thuộc lưu
vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De
Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và
vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là
những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di
vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công
nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc
Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột
trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm
200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế
kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558.
Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et
al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy,
1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á
khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than
10
1992). Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm
Văn Biên, Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và
năm trồng đầu tiên [1], [8].
• Lợi ích của nghề sắn
Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, hợp khả năng kinh tế

với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động. tận dụng đất để lấy
ngắn nuôi dài. Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quả
tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinh dưỡng. Sắn đạt năng
suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trình
canh tác sắn bền vững. Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì: có khả năng sử dụng
tốt các đầt đã kiệt: cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử
dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ. Nghề trồng
sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn [15].
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và ở Việt Nam
• Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Sắn hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương
thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển
sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế
độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2009).
Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế
giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo,
mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.
Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp
chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất
một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Tại Thái Lan, nhiều
nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng năm 2008. Indonesia
đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt
buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo
quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm
cho sản xuất ethanol (TTTA. Outlook for 2009)
11
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia
tăng từ năm 1995 đến nay (Bảng dưới đây). Năm 2008, sản lượng sắn thế giới

đạt 238,45 triệu tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là
161,79 triệu tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế
đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng
suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha),
so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008). Việt
Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn) [13].
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1995
16,43 9,84 161,79
1996
16,25 9,75 158,51
1997
16,05 10,06 161,60
1998
16,56 9,90 164,10
1999
16,56 10,31 170,92
2000
16,86 10,70 177,89
2001
17,17 10,73 184,36
2002
17,31 10,61 183,82

2003
17,59 10,79 189,99
2004
18,51 10,94 202,64
2005
18,69 10,87 203,34
2006
20,50 10,90 224,00
2007
18,39 12,16 223,75
2008
21,94 12,87 238,45
(Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ FAOSTAT qua các năm.)
12
• Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam
Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầm
nhìn đến năm 2020. Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô
và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ có điều kiện
phát triển. Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận
lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bột
ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Diện tích sắn của
Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản
lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi
và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác
sắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái [12].
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa
và ngô. Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất
15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7.326 ha,
năng suất 4,88 tấn/ha, sản lượng 35,8 triệu tấn, cây ngô có diện tích 995 ha,
năng suất 3,51 tấn/ha, sản lượng gần một triệu tấn (FAO, 2007). Cây sắn là

nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén
đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu
dùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ
công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi [12].
Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh
kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh
học và chất giữ ẩm cho đất. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh
bột sắn với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở
chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản
xuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70%
xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trường chính là Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chế biến bio-
etanol là một hướng lớn triển vọng [12].
13
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn
2005 – 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 425,5 15,78 6,72
2006 475,2 16,4 7,78
2007 495,5 16,5 8,19
2008 554,0 16,8 9,30
2009 508,8 16,8 8,55

(Số liệu từ tổng cục thống kê 2009)
• Tình hình sản xuất xắn tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh có bước tiến lớn về phát triển
cây sắn trong hơn 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng
suất và hàm lượng tinh bột cao như các giống KM60, KM94, KM98…
Những năm gần đây diện tích và năng suất của cây sắn trên địa bàn tỉnh
luôn luôn tăng, sản lượng sắn của năm 2009 tăng 10.800 tấn so với năm 2008,
chứng tỏ rằng cây sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác đã khai thác tối đa năng suất của loại
cây trồng này [11].
Bảng 3: Tình hình trồng sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005-2009
Năm trồng sắn
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2005 6628 15.5 102.600
2006 7100 14.6 103.900
2007 7300 15.6 114.000
2008 7500 15.7 118.000
2009 7000 18.4 128.800
(Niên giám thống kê, Thừa Thiên Huế 2009)
14
Sắn là cây trồng quen thuộc của bà con nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Diện tích sắn huyện Nam Đông chủ yếu trên vùng đất dốc, vì thế
hướng nghiên cứu của đề tài tập trung vào vùng gò đồi huyện Nam Đông
nhằm đặt được những kết quả khả thi góp phần tăng hiệu quả kinh tế của
nông hộ.

15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng sắn, hộ thu gom ở xã
Hương Phú, huyện Nam Đông và nhà máy tinh bột sắn ở huyện Phong Điền.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm, hiệu quả
kinh tế, các mối liên kết của các tác nhân tham gia vào ngành hàng sắn ở xã
Hương Phú, huyện Nam Đông.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành trên phạm vi xã Hương
Phú, thuộc huyện Nam Đông.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2011 đến
5/2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Khái quát chung về huyện Nam Đông
3.2.2. Hiện trạng sản xuất sắn của huyện Nam Đông
• Tình hình sản xuất sắn ở huyện Nam Đông
• Tình hình sản xuất sắn của các xã trên địa bàn huyện Nam Đông
3.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hương Phú
• Điều kiện tự nhiên
• Điều kiện kinh tế - xã hội
• Hiện trạng sản xuất sắn tại xã Hương Phú
16
3.2.4. Đặc điểm của các tác nhân tham gia vào ngành hàng
• Hộ sản xuất (tác nhân sản xuất)
• Hộ thu gom sắn tại xã Hương Phú (tác nhân thu gom)
• Nhà máy (tác nhân chế biến)

3.2.5. Kênh tiêu thụ sản phẩm sắn tại xã Hương Phú
• Tình hình tiêu thụ sản phẩm sắn
• Kênh tiêu thụ sản phẩm sắn
• Khối lượng dòng sản phẩm sắn của các tác nhân trong ngành hàng
• Lợi ích của các tác nhân tham gia vào ngành hàng sắn
3.2.6. Mối liên kết của các tác nhân trong ngành hàng sắn
• Liên kết giữa nông dân với nông dân (tác nhân sản xuất)
• Liên kết giữa hộ sản xuất với hộ thu gom
• Mức độ tin tưởng vào các đối tác
3.2.7. Những thuận lợi và khó khăn và những thách thức đối với hoạt
động của các tác nhân tham gia vào ngành hàng.
• Thuận lợi
• Khó khăn
• Thách thức đối với hoạt động của các tác nhân tham gia vào ngành
hàng sắn
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
• Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai.
• Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế
của huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng.
Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niên
giám thống kê ở các cơ quan thống kê, phòng nông nghiệp, trung tân khuyến
nông tỉnh và trạm khuyến nông huyện, các cơ quan chuyển giao.
17
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
• Chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu
Chọn điểm: Việc chọn điểm dựa trên các tiêu chí sau:
- Điểm nghiên cứu ở mổi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại
diện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Điểm nghiên cứu phải có hoạt động trồng sắn.

Theo tiêu chuẩn trên tôi đã chọn xã nghiên cứu như sau:
Xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chọn hộ: Việc chọn hộ nghiên cứu dựa vào các tiêu chí sau
- Hộ hiện tại phải trồng sắn (40 hộ).
- Nhóm hộ thu gom trên địa bàn (5 hộ). Trong quá trình điều tra
khuyết 1 hộ.
- Các hộ phân bố đều trên khu vực nghiên cứu.
Căn cứ vào các tiêu chí đó tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu 44 hộ đại
diện cho các nhóm ngành hàng.
• Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát thực địa và quan sát có
sự tham gia của người dân địa phương nhằm có cái nhìn tổng quát hơn.
Phương pháp phỏng vấn hộ: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 44 hộ gồm
hộ sản xuất và hộ thu gom rải đều trên địa bàn nghiên cứu. Nguồn thông tin
thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc phục vụ cho đề tài.
Trong bảng câu hỏi dùng cả câu hỏi mở và cả câu hỏi đóng nhằm thu thập ý
kiến mới của các hộ để hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
Phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ khuyến nông
huyện, cán bộ khuyến nông phụ trách xã Hương Phú, cán bộ phụ trách mảng
nông nghiệp xã Hương Phú.
• Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng
các phép tính trên phần mềm Excel.
Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định
tính và phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng và sự tác động của các
yếu tố.
18
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát chung về huyện Nam Đông

Nam Đông là huyện miền núi, có 11 dơn vị hành chính cơ sở xã,
thị trấn; trong đó có 6 xã đồng bào dân tộc thiểu số và 5 xã đồng bào từ các
vùng đồng bằng đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Toàn huyện có 66 thôn và khu vực dân cư; có 5.178 hộ với
24.186 khẩu, trong đó: Đồng bào dân tộc thiêu số có 2002 hộ với 10.133
khẩu, chiếm 42% dân số toàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2010 là
8,7%. Trong đó đồng bào dân tọc thiêu số chiếm 13,5%. Toàn huyện có
99,7% hộ dùng nước hợp vệ sinh và có 99,87% hộ dùng điện lưới quốc gia,
đời sống nhân dân cơ bản ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp.
4.2. Hiện trạng sản xuất sắn của huyện Nam Đông
4.2.1. Tình hình sản xuất sắn ở huyện Nam Đông
Bảng 4: Tình hình sản xuất sắn của huyện Nam Đông từ năm 2005-2010.
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2005 475 147,8 7022,8
2006 603 168,9 10186,8
2007 737,3 209,1 15414,1
2008 1002 218,1 21858,3
2009 788 210,5 16588,8
19
2010 747 222,2 16598,3
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của Nam
Đông )
Qua bảng trên cho thấy, diện tích sắn của toàn huyện từ năm 2005 đến
năm 2008 tăng mạnh từ 475 ha năm 2005 lên 1002 ha, đến năm 2010 giảm

còn 747 ha. Nguyên nhân giảm do nhân dân phát triển trồng rừng kinh tế, một
số diện tích cao su trên địa bàn huyện đã khép tán, diện tích keo đã lớn nên
không thể trồng xen sắn, và một nguyên nhân nữa là do mưa lạnh kéo dài ảnh
hưởng tới thời vụ gieo trồng, gây chết cây con ở một số điểm trên địa bàn.
Tuy nhiên năng suất sắn không giảm mà có phần tăng lên qua các năm, cụ
thể năm 2005 năng suất chỉ đạt 147,8 tạ/ha đến 2010 năng suất 222,2 tạ/ha. Do
người dân đã sử dụng phần đa giống sắn KM94 năng suất cao vào sản xuất.
4.2.2. Tình hình sản xuất sắn của các xã trên địa bàn huyện Nam Đông
Cây sắn được coi như là cây lương thực hổ trợ gần gủi, gắn bó với
người nông dân là cây trồng rất quan trộng đem lại lợi ích kinh tế cho người
nông dân.
Do đặc điểm của huyện Nam Đông, là một huyện miền núi, sắn chủ
yếu được canh tác trên đất dốc. Hiện nay nhiều hộ dân đã tận dụng đất trồng
rừng, trồng cao su khi cây chưa khép tán để trồng xen sắn nên đã giải quyết
một phần thu nhập trong đời sống của người dân cũng như hạn chế cỏ dại
phát triển.
Năm 2010 diện tích sắn của toàn huyện 747 ha, riêng xã Hương Phú có
diện tích sắn nhiều nhất so với các xã còn lại 318 ha, năng suất 250,6 tạ/ha,
sản lượng sắn của xã đạt 7969,08 tấn. Thị trấn Khe Tre ít nhất 4 ha, năng suất
251,3 tạ/ha, sản lượng 100,52 tấn.
20
Bảng 5: Tình hình sản xuất sắn của các xã trên địa bàn huyện Nam Đông
năm 2010.
Đơn vị
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
( tấn)

Tổng 747 22,22 16598,34
Hương Phú 318 25,06 7969,08
Thị trấn Khe Tre 4 25,13 100,52
Hương Lộc 7 22,93 160,51
Hương Hòa 60 25,13 1507,8
Thượng Lộ 20 17,99 359,8
Hương Sơn 48 19,65 943,2
Thượng Nhật 89 19,89 1770,21
Hương Giang 12 24,0 288
Hương Hữu 44 17,75 781
Thượng Long 97 18,17 1762,49
Thượng Quảng 48 20,13 966,24
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông 2010 )
21
Huyện cần có kế hoạch tập trung đầu tư nhân rộng vùng sản xuất phù
hợp với điều kiện và khả năng canh tác của người dân địa phương huyện Nam
Đông. Đáp ứng nguyên liệu chế biến ổn định cho nhà máy tinh bột.
Việc quy hoạch trồng sắn trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, và hạn
chế ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất các mặt hàng từ sắn.
Một là: Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, một số hộ đầu
tư ít nên năng xuất còn thấp, công tác tập huấn áp dụng các biện pháp khoa
học kỷ thuật chua được chú trọng, việc quan tâm cây sắn thiếu sự đồng bộ,
đầu tư phân bón ít nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng dẩn đến cây phát
triển kém hiệu quả và năng xuất thấp.
Hai là: Nam Đông là huyện có điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, trong
khi cây trồng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, nên năm nào thuận lợi
thì cây trồng cho năng xuất cao và ngược lại.
Ba là: Cơ sở hạ tầng còn bất cập, đường giao thông còn xa, chưa có
những điểm thu mua tập trung nhằm làm giảm bớt chênh lệch về giá. Chưa
chú trọng áp dụng khoa học vào sản xuất, năng lực sản xuất còn hạn chế.

4.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Hương Phú
4.3.1. Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
22
Điểm nghiên
cứu
Xã Hương Phú là một xã miền núi vùng thượng nguồn sông Hương
của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm về phía Bắc huyện Nam Đông, liền kề trung
tâm huyện.
Các khu vực tiếp giáp với xã:
Phía Bắc giáp xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc
Phía Tây giáp xã Hương Sơn, huyện Nam Đông
Phía Đông giáp xã Hương Lộc, huyện Nam Đông
Phía Nam giáp thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông
Diện tích tự nhiên: 7.957,0 ha.
• Khí hậu
Xã Hương Phú chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng nhiệt đới, gió mùa.
Mùa Đông không lạnh, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt
độ trung bình 24,6
o
c. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 3500mm. Tập
trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11,12. Thường xảy ra lũ lụt, độ dốc cao kèm
theo lượng mưa lớn gây ra lũ quét làm xói mòn đất. Độ ẩm tương đối cao,
trung bình năm là 86%. Hàng năm chịu tác động của bão, tập trung vào các
tháng 9,10, tốc độ gió của bão thường đạt tới cấp 9, cấp 10, trong cơn bão
thường kèm theo mưa lớn.
• Địa hình
23
Địa hình chủ yếu của xã Hương Phú là đồi núi có dạng lòng chảo,
trũng ở giữa. Hướng nghiêng chung của địa hình là Nam-Bắc, phía Nam được

bao bọc bởi các dãy núi có đỉnh cao trên 1000m, nhiều khe suối. Với địa hình
được núi bao bọc 3 phía, thấp dần về phía trung tâm xã, tạo thành một khu
vực bằng phẳng ở trung tâm xã có độ cao trung bình 248m so với mực nước
biển và chia thành 2 bộ phận chính:
- Vùng gò đồi xen trũng thấp trung tâm xã có dạng lòng chảo kéo dài
theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.
- Vùng núi thấp trung bình chiếm diện tích lớn, phân bổ ở phía Nam và
một phần ở phía Bắc.
• Đất đai
Diện tích tự nhiên của xã Hương Phú: 7957,0 ha chiếm 12,2% diện tích
tự nhiên toàn huyện. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 1161,74 ha chiếm
14,6% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp 6077,99 ha chiếm 76,38% diện
tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản 7,02 ha chiếm 0,09% diện tích đất
tự nhiên. Đất ở 126,59 ha chiếm 1,59% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên
dùng 82,61 ha chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2 ha chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. Đất sông suối 124,5 ha chiếm 1,56%
diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp khác 1,4 ha chiếm 0,02% diện tích
đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng 373,15 ha chiếm 4,68% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của xã Hương Phú năm 2010
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (% )
Tổng diện tích đất tự nhiên 7957 100
Đất sản xuất nông nghiệp 1161,74 14,6
Đất lâm nghiệp 6077,99 76,38
Đất nuôi trồng thủy sản 7,02 0,09
Đất ở 126,59 1,59
24
Đất chuyên dùng 82,61 1,04
Đất nghĩa trang 2 0,03
Đất sông suối 124,5 1,56
Đất phi nông nghiệp khác 1,4 0,02

Đất chưa sử dụng 373,15 4,69
(Nguồn: Báo cáo UBND xã Hương Phú 2011 )
• Rừng
Diện tích đất lâm nghiệp : 6077,99 ha chiếm 76,3 % tổng diện tích tự
nhiên. Bao gồm: Rừng đặc dụng: 3371,63 ha chiếm 55,4 % DT đất lâm
nghiệp. Rừng sản xuất:2706,36 ha chiếm 44,6 % DT đất lâm nghiệp.Trong
đó: Rừng tự nhiên sản xuất: 1304,47ha. Rừng trồng sản xuất:1341,04 ha. Đất
trồng rừng sản xuất: 60,85 ha
• Mặt nước
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: bao gồm hồ, ao, sông suối đang sử dụng
để nuôi trồng thuỷ sản: 7,02 ha.
4.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
• Dân số và lao động
Toàn xã Hương Phú có 717 hộ dân, chia đều cho 8 thôn, gồm 3331
nhân khẩu. Trong đó có 1752 người trong độ tuổi lao động, có 1333 lao động
chính.
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của xã Hương Phú năm 2010
TT Thôn Số hộ Số khẩu Số lao động
Số lao động
chính
1 Phú Mậu 95 448 236 179
2 Xuân Phú 69 325 171 130
3 Đa Phú 109 532 280 213
4 Hà An 85 394 207 158
25

×