Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

HỆ THỐNG xả lũ QUA SMS DÙNG PIC (có code và layout)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 29 trang )

ĐỒ ÁN 2

HỆ THỐNG XẢ LŨ QUA SMS DÙNG
PIC


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1- 1: PIC16F877A NGOÀI THỊ TRƯỜNG................................................1
HÌNH 1- 2: SƠ ĐỒ CHÂN CỦA PIC16F877A......................................................2
HÌNH 1- 3: KIẾN TRÚC VON NEUMANN VÀ HARVARD..............................4
HÌNH 1- 4: SƠ ĐỒ KHỐI ĐIỀU KHIỂN PIC......................................................5
HÌNH 1- 5: MODULE SIM NGOÀI THỊ TRƯỜNG...........................................6
HÌNH 1- 6: CẢM BIẾN SIÊU ÂM NGOÀI THỊ TRƯỜNG.............................9Y
HÌNH 2- 1: SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HỆN THỐNG...................................................11
HÌNH 2- 2: SƠ ĐỒ MẠCH CỦA HỆ THỐNG...................................................12
HÌNH 2- 3: KHI CẤP NGUỒN CHO MẠCH.....................................................13
HÌNH 2- 4: TRẠNG THÁI MỨC NƯỚC THẤP................................................14
HÌNH 2- 5: TRẠNG THÁI MỨC NƯỚC VỪA..................................................14
HÌNH 2- 6: TRẠNG THÁI MỨC NƯỚC CAO 1
HÌNH 3- 1: LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH..........................16
HÌNH 3- 2: GIAO DIỆN LÀM VIỆC VỚI MIKROC........................................17
HÌNH 3- 3: MẶT HÀN CHÂN LINH KIỆN.......................................................18
HÌNH 3- 4: MÔ HÌNH MẠCH THỰC TẾ..........................................................18
HÌNH 3- 5: KHI ĐO ĐƯỢC MỨC NƯỚC THẤP..............................................19
HÌNH 3- 6: KHI ĐO ĐƯỢC MỨC NƯỚC VỪA................................................20
HÌNH 3- 7: KHI ĐO ĐƯỢC MỨC NƯỚC CAO................................................20
HÌNH 3- 8: CẢNH BÁO SMS QUA DI ĐỘNG...................................................21


ĐỒ ÁN 2
Trang 1/27



CHƯƠNG 1.

TÌM HIỂU LINH KIỆN TRONG ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về vi điều khiển PIC 16F877A [1]
PIC là viết tắt của “ Programable Intelligent Computer ” do hãng Genenral
Instrument đặt tên cho vi điều khiển đầu tiên của họ là PIC1650, sau đó nó được
nghiên cứu phát triển thêm và từ đó hình thành nên nhiều dòng vi điều khiển PIC
ngày nay.
Các kí hiệu của vi điều khiển PIC:
 PIC12xxxx: độ dài lệnh 12 bit.
 PIC16xxxx: độ dài lệnh 14 bit.
 PIC18xxxx: độ dài lệnh 16 bit.
 C: PIC có bộ nhớ EPROM ( chỉ có 16C84 là EEPROM ).
 F: PIC có bộ nhớ flash.
 LF: PIC có bộ nhớ flash hoạt động ở điện áp thấp.
 LV: tương tự như LF, đây là kí hiệu cũ.
Trong đề tài này ta sử dụng vi xử lý PIC16F877A, nó thuộc họ vi điều khiển
PIC16Fxxx với tập lệnh gồm 35 lệnh có độ dài 14 bit. Mỗi lệnh đều được thực thi
trong một chu kì xung clock. Tốc độ hoạt động tối đa cho phép là 20 MHz với chu
kì lệnh là 200 ns. Bộ nhớ chương trình 8K x 14 bit, bộ nhớ dữ liệu EEPROM với
dung lượng 256x8 byte. Số port I/O là 5 với 33 chân I/O. Điện áp hoạt động từ 2V
đến 5,5V.

Hình 1- 1: PIC16F877A ngoài thị trường [2]

Các đặc tính ngoại vi bao gồm các khối chức năng sau:

Hệ thống xả lũ qua SMS



ĐỒ ÁN 2
Trang 2/27

 Timer 0: Bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số 8 bit.
 Timer 1: Bộ đếm 16 bit với bộ chia tần số, có thể thực hiện chức năng đếm
dựa vào xung clock ngoại vi ngay khi vi điều khiển hoạt động ở chế độ sleep.
 Timer 2: Bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số, bộ postcaler.
 Hai bộ Capture / so sánh / điều chế độ rộng xung.
 Các chuẩn giao tiếp nối tiếp SSP ( Synchronous Serial Port ), SPI và I2C.
 Chuẩn giao tiếp nối tiếp USART với 9 bit địa chỉ.
 Cổng giao tiếp song song PSP ( Parallel Slave Port ) với các chân điều khiển
RD, WR, CS ở bên ngoài.
 Các đặc tính Analog: 8 kênh chuyển đổi ADC 10 bit, hai bộ so sánh.
1.1.1 Sơ đồ chân của PIC16F877A

Hình 1- 2: Sơ đồ chân của PIC16F877A [3]

Các cổng xuất nhập của PIC 16F877A:

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 3/27

 PORT A: Bao gồm 6 chân I/O. Đây là các chân hai chiều, nghĩa là có thể
xuất và nhập được. Chức năng I/O này được điều khiển bởi thanh ghi TRISA
( địa chỉ 85h ). Muốn xác lập chức năng của một chân trong Port A là input,

ta “set” bit điều khiển tương ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA và
ngược lại, muốn xác lập chức năng Port A là output, ta “clear” bit điều khiển
tương ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA. Thao tác này tương tự đối với
các Port và các thanh ghi điều khiển tương ứng TRIS ( đối với PortA là
TRISA, đối với PortB là TRISB, đối với PortC là TRISC, đối với PortD là
TRISD và đối với PortE là TRISE ). Bên cạnh đó PortA còn là ngõ ra của bộ
ADC, bộ so sánh, ngõ vào analog, ngõ vào xung clock của Timer 0 và ngõ
vào của bộ giao tiếp MSSP ( Master Synchronous Serial Port ).
 PORTB: Gồm 8 chân I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISB. Bên cạnh đó còn có một số chân sử dụng trong quá trình nạp chương
trình cho vi điều khiển với các chế độ nạp khác nhau. PortB còn liên quan
đến ngắt ngoại vi và bộ Timer 0. PortB còn được tích hợp chức năng điện trở
kéo lên được điều khiển bởi chương trình.
 PORTC: Gồm 8 chân I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISC. Có chứa các chân chức năng của bộ so sánh, bộ Timer 1, bộ PWM
và các chuẩn giao tiếp nối tiếp I2C, SPI, SSP, USART.
 PORTD: Gồm 8 chân I/O, thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISD. Còn là cổng xuất dữ liệu của chuẩn giao tiếp PSP ( Parallel Slave
Port ).
 PORTE: Gồm 3 chân I/O, thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISE. Các chân của PortE có ngõ vào analog. Bên cạnh đó còn là các chân
điều khiển của chuẩn giao tiếp PSP.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 4/27

1.1.2 Kiến trúc bộ nhớ vi điều khiển PIC16F877A

Có 2 loại kiến trúc bộ nhớ cơ bản là kiến trúc Von Neumann và Harvard:

Hình 1- 3: Kiến trúc Von Neumann và Harvard [1]

 Kiến trúc Von Neumann: Với kiến này thì bộ nhớ giao tiếp với CPU thông
qua 1 bus dữ liệu 8 bit, bộ nhớ có các ô nhớ chứa dữ liệu 8 bit, bộ nhớ vừa
lưu trữ chương trình và dữ liệu. Kiến trúc này có ưu điểm là kiến trúc đơn
giản và có khuyết điểm là do chỉ có 1 bus nên tốc độ truy suất chậm, khó
thay đổi dung lượng lưu trữ của ô nhớ.
 Kiến trúc Harvard: Với kiến trúc này thì bộ nhớ được tách ra làm 2 loại
độc lập ( bộ nhớ lưu chương trình và bộ nhớ lưu dữ liệu ), CPU giao tiếp với
2 bộ nhớ độc lập nên cần 2 bus độc lập. Vì độc lập nên có thể thay đổi số bit
lưu trữ của từng bộ nhớ mà không ảnh hưởng đến nhau. Kiến trúc này có ưu
điểm là tốc độ truy suất nhanh, tùy ý thay đổi số bit của ô nhớ và cấu trúc
phức tạp là khuyết điểm của nó.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 5/27

Hình 1- 4: Sơ đồ khối điều khiển PIC[4]

1.2 Module SIM800L

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2

Trang 6/27

Hình 1- 5: Module SIM ngoài thị trường [2]

Thông số kỹ thuật:
 Nguồn cung cấp: 3.8 - 4.2 VDC.
 Dòng cung cấp: 1A trở lên để đảm bảo trong quá trình khởi động cũng như
thực hiện gọi điện hay gửi SMS.
 Dòng ở chế độ chờ: 10mA – rất tiết kiệm.
 Hỗi trợ 4 băng tần phổ biến ở Việt Nam, SIM mạng nào dùng cũng được.
 Khe cắm sim: Chuẩn Micro Sim.
Chức năng các chân:
 Chân NET: Lắp anten, có thể dùng anten đi kèm hoặc anten mở rộng.
 Chân VCC – GND: Cấp nguồn dương – âm.
 Chân reset RST: Sử dụng khi cần khởi động lại module sim.
 RXD – TXD: Giao tiếp chuẩn serial đặc trưng của module sim.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 7/27

 RING: Đổ chuông khi có cuộc gọi đến.
 DTR: Chân UART DTR.
 SPKP, SPKN: Ngõ ra âm thanh, nối với loa để phát âm thanh.
 MICP, MICN: Ngõ vào âm thanh, phải gắn thêm micro để thu âm thanh.
1.2.1 Tập lệnh AT [4]
Tập lệnh AT còn gọi là tập lệnh Hayes, bao gồm một loạt các chuỗi ký tự được
kết hợp lại để tạo thành những lệnh hoàn chỉnh cho những thao tác như gọi, giữ và

thay đổi các tham số kết nối. Các tập lệnh Hayes được sử dụng rộng rãi, các lệnh
này đều bắt đầu bằng “AT”.
Một cách để gửi lệnh AT đến GSM/GPRS modem là sử dụng một chương trình
đầu cuối. Chức năng của chương trình này là gửi các ký tự được gõ vào
GSM/GPRS modem, sau đó hiển thị những phản hồi nó nhận được từ modem này
lên màn hình. Có thể dùng có thể dùng các chương trình như Hyper Terminal,
Teraterm,…
Trong đồ án này, thiết bị đầu cuối chính là khối điều khiển chứa vi điều khiển
PIC16F877A, vi điều khiển này sẽ gửi các lệnh AT thực hiện các nhiệm vụ, chức
năng khác nhau cho module SIM để thực hiện các lệnh.
Một số lệnh AT được sử dụng :
 Lệnh ATZ : Dùng thiết lập lại tất cả các tham số hiện tại theo mẫu được
người dùng định nghĩa. Nếu không thiết lập lại được theo mẫu của người
dùng định nghĩa thì nó sẽ reset lại theo đúng các tham số mặc định của nhà
sản xuất.
 Lệnh AT+CMGR : Lệnh này được dùng để đọc tin nhắn. Cấu trúc
AT+CMGR=I với I là ngăn bộ nhớ chứa tin nhắn trong sim.
 Lệnh AT+CMGS : Lệnh này dùng để gửi tin nhắn SMS tới một số điện thoại
cho trước. Cú pháp AT+CMGS= “số điện thoại cần gửi”<CR>.
 Lệnh AT+CMGD : Lệnh này dùng để xóa tin nhắn trên sim.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 8/27

 Lệnh ATE : Lệnh này dùng để thiết lập chế độ lệnh phản hồi trở lại. Đáp ứng
trở lại là OK. Lệnh này có 2 tham số: ATE0 (tắt chế độ phản hồi), ATE1 (bật
chế độ phản hồi).

 Lệnh AT&W : Dùng để lưu cấu hình cài đặt.
 Lệnh AT+CMGF : Dùng để lựa chọn định dạng tin nhắn SMS, với hai chế độ
là text và PDU.
 Lệnh AT+CNMI : Lệnh này dùng để thông báo có tin nhắn mới đến.
 Lệnh AT+CSAS : Dùng để lưu các thiệt lập SMS do người dùng đã cài đặt
trước đó.

1.3 Cảm biến siêu âm HC-SR04[4]

Hình 1- 6: Cảm biến siêu âm ngoài thị trường [2]

Sơ lược về cảm biến siêu âm:

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 9/27

 Cảm biến siêu âm dùng để đo khoảng cách với vật cản.
 Khoảng cách đo: 3cm-4m.
 Nguyên lí: Sử dụng phản xạ của sóng siêu âm để đo khoảng cách.
 Ứng dụng: Đo mực nước, chống trộm, robot dò đường,…
Sơ đồ chân:
 VCC : Nguồn 5V.
 Trig : Chân kích để phát sóng âm đi.
 Echo : Chân phát hiện có sóng âm dội lại.
 GND : Chân nối đất.
Giao tiếp với vi điều khiển để đo khoảng cách:
 Đo khoảng cách bằng cảm biến siêu âm chính là đo thời gian chân ECHO ở

mức cao.
 Để đo thời gian chân ECHO ở mức cao có thể dùng một trong các bộ Timer
của vi điều khiển.
 Để đo khoảng cách ta sẽ làm các bước:
o Kích chân Trigger: Xuất mức một chân Trigger và delay tối thiểu
10ms.
o Sau đó đợi chân ECHO lên mức cao
o Khi chân ECHO lên mức cao kích hoạt Timer:
 Đợi chân Echo xuống thấp.
 Cho phép ngắt cạnh xuống.
o Khi chân Echo xuống mức thấp (hoặc trong chương trình sử lí ngắt),
dừng timer và tính toán giá trị thời gian từ timer, từ đó suy ra khoảng
cách.
o Reset giá trị đếm của Timer để chuẩn bị cho lần đo tiếp theo.
 Cách tính ra khoảng cách từ thời gian đo được:
S = 2 x d, d là khoảng cách đến vật cản.
Gọi V là vận tốc của sóng âm.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 10/27

V = 344m/s = 34400 cm/s.
V = 0.0344 cm/us.
Gọi t là thời gian truyền thì ta có :
S=2xd=Vxt
d = V x t/2 = 0.0344 x t/2 ≈ t/58
Như vậy khoảng cách từ cảm biến siêu âm đến vật cản sẽ bằng t/58 với đơn vị

cm và us.

CHƯƠNG 2.
2.1 Sơ đồ khối

Hệ thống xả lũ qua SMS

THIẾT KẾ MẠCH


ĐỒ ÁN 2
Trang 11/27

Hình 2- 1: Sơ đồ khối của hện thống

 Khối nguồn: Sử dụng nguồn 5VDC để cấp cho toàn mạch.
 Module sim: Ở đây ta sử dụng module SIM800L chứa sim card cho phép gửi
tin nhắn SMS đến số điện thoại di động để cảnh báo mức nước cao.
 Khối xử lí: Ở đây sử dụng vi điều khiển PIC16F877A với nhiệm vụ xử lý
thông số nhận được từ cảm biến siêu âm để tính ra khoảng cách đo được và
hiển thị các mức nước lên LCD, đồng thời gửi các lệnh AT đến module sim
để điều khiển module sim cảnh báo SMS đến điện thoại di động khi mức
nước cao.
 Khối hiển thị: Ở đây ta sử dụng LCD 16x2 để hiển thị các mức nước đo
được của cảm biến siêu âm.
 Khối cảm biến: Sử dụng cảm biến siêu âm HC-SR04 để đo mức nước.
 Mobile phone: Chức năng nhận tin nhắn SMS cảnh báo khi mức nước cao.

2.2 Sơ đồ mạch


Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 12/27

Hình 2- 2: Sơ đồ mạch của hệ thống

2.3 Nguyên lý hoạt động của mạch và chức năng của linh kiện trong mạch
Nguyên lý hoạt động chung: Toàn mạch được cấp bởi nguồn 5VDC, sau khi
khởi tạo module sim xong thì PIC sẽ xử lý dữ liệu nhận về từ cảm biến siêu âm và
xuất khoảng cách đo được hiển thị lên LCD (nguyên lý đo khoảng cách đã được
trình bày ở phần tìm hiểu cảm biến sêu âm), khoảng cách đo được trong khoảng từ
15cm đến 20cm thì LCD sẽ hiển thị trạng thái là mức nước thấp, từ khoảng 10cm
đến 15cm thì LCD hiển thị là mức nước trung bình, còn từ 5cm đến 10cm thì LCD
hiển thị mức nước cao, đồng thời lúc này PIC sẽ gửi SMS cảnh báo qua điện thoại
di động.
Chức năng các linh kiện trong mạch:
 Để cho vi điều khiển PIC hoạt động thì ta cần cấp xung cho nó, ở đây ta
dung thạch anh 16KHz để làm nguồn xung, vì xung cấp không ổn định nên
cần tụ lọc gắn vào thạch anh.
 Nút nhấn trên mạch sẽ có nhiệm vụ reset PIC, bình thường nút nhấn sẽ hở và
chân MCLR của vi điều khiển ở mức logic 1 ( vì được nối với nguồn qua
điện trở hạn dòng ), khi nhấn nút nhấn, chân MCLR được nối với GND nên
mang mức logic 0, khi đó vi điều khiển sẽ được reset.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2

Trang 13/27

 PIC16F877A với nhiệm vụ sử lý mọi dữ liệu nhận về và điều khiển các thiết
bị theo lập trình đã được thiết lập.
 LCD với chức năng hiển thị khoảng cách đo được và trạng thái các mức
nước.
 Khoảng cách đo được dựa trên nguyên lí phản xạ sóng siêu âm phát ra bởi
module cảm biến siêu âm HC-SR04.
 Module SIM chứa sim card với chức năng gửi SMS cảnh báo khi mức nước
cao.
2.4 Kết quả mô phỏng trên phần mềm Protues
Khi cho mạch chạy thì PIC bắt đầu khởi tạo với các tập lệnh AT để giao tiếp với
module sim. Đồng thời lúc này khoảng cách đo được cũng hiển thị lên LCD.

Hình 2- 3: Khi cấp nguồn cho mạch

Khi khoảng cách đo được từ 15cm đến 20cm thì LCD sẽ hiển thị là mức thấp.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 14/27

Hình 2- 4: Trạng thái mức nước thấp

Khi khoảng cách đo được từ 10cm đến 15cm thì LCD hiển thị mức vừa.

Hình 2- 5: Trạng thái mức nước vừa


Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 15/27

Khi khoảng cách đo được từ 5cm đến 10cm thì LCD hiển thị là mức cao, đồng
thời lúc này tin nhắn SMS với nội dung “ cảnh báo mức cao” được module sim gửi
tới điện thoại di động.

Hình 2- 6: Trạng thái mức nước cao

CHƯƠNG 3.
3.1 Lưu đồ mô tả thực thi

Hệ thống xả lũ qua SMS

THỰC THI PHẦN CỨNG


ĐỒ ÁN 2
Trang 16/27

Hình 3- 1: Lưu đồ giải thuật của chương trình

Giải thích lưu đồ giải thuật: Ban đầu hệ thống sẽ khởi tạo module sim, timer 1,
và thiết lập kết nối với cảm biến siêu âm, sau khi khởi tạo xong thì chương trình bắt
đầu tính khoảng cách bằng cách lấy thời gian mà timer 1 đếm được chia cho 58 ( đã
được chứng minh ở trên ), khoảng cách tính được sẽ đưa vào câu lệnh “if”, nếu như
khoảng cách tời 15cm đến 20cm thì vi điều khiển sẽ xuất dữ liệu hiển thị lên LCD

là “MỨC THẤP”, tưởng tự như vậy khi khoảng cách từ 10cm đến 15cm thì là
“MỨC VỪA” và 5cm đến 10cm là “MỨC CAO” đồng thời lúc này vi xử lí sẽ giao
tiếp với module sim bằng các tập lệnh AT thông qua giao tiếp USART để module
sim gửi tin nhắn SMS cảnh báo qua điện thoại di động.
3.2 Phần mềm MikroC hỗi trợ lập trình PIC

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 17/27

Vi điều khiển PIC có thể sử dụng nhiều phần mềm lập trình chuyên dụng với các
dạng ngôn ngữ lập trình khác nhau: ASM – Hợp ngữ, ngôn ngữ C, ngôn ngữ
PASCAL,… Mỗi phần mềm và mỗi dạng ngôn ngữ lập trình đều có những thuận lợi
và khó khắn riêng, phụ thuộc vào người dùng để lựa chọn một công cụ phù hợp.
Hiện nay có hai phần mềm hỗi trợ lập trình PIC với ngôn ngữ C linh hoạt là
CCS và MikroC, và trong đề tài này ta sử dụng ngôn ngữ MikroC để lập trình cho
PIC.

Hình 3- 2: Giao diện làm việc với MikroC

3.3 Mô hình thực thi phần cứng

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 18/27


Hình 3- 3: Mặt hàn chân linh kiện
Hình 3- 4: Mô hình mạch thực tế

3.4 Kết quả mô hình thực tế
Mạch chạy ổn định đúng theo yêu cầu của đồ án, đo 3 mức nước và gửi cảnh
báo qua SMS.
Ngay khi cấp nguồn cho mạch thì module sim sẽ được khi tạo cùng với cảm
biến siêu âm, lúc này giá trị khoảng cách mà cảm biến siêu âm đo được sẽ được
hiển thị lên LCD, khi khoảng cách đo được từ 15cm đến 20cm thì trạng thái sẽ là
mức thấp.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 19/27

Hình 3- 5: Khi đo được mức nước thấp

Khi khoảng cách đo được từ 10cm đến 15cm thì trạng thái sẽ là mức vừa được
hiển thị lên LCD.

Hệ thống xả lũ qua SMS

Hình 3- 6: Khi đo được mức nước vừa


ĐỒ ÁN 2
Trang 20/27


Khi khoảng cách đo được từ 5cm đến 10cm thì trạng thái sẽ là mức cao được

hiển thị lên LCD, đồng thời lúc này SMS cảnh báo sẽ được gửi qua điện thoại.
Hình 3- 7: Khi đo được mức nước cao

Khi mức nước cao, tin nhắn cảnh báo sẽ được gửi qua điện thoại di động.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 21/27

Hình 3- 8: Cảnh báo SMS qua di động

CHƯƠNG 4.
4.1 Kết luận

Hệ thống xả lũ qua SMS

KẾT LUẬN


ĐỒ ÁN 2
Trang 22/27

Mạch sau khi hoàn đã hoạt động đúng như yêu cầu nhiệm vụ trong đề tài, mạch
có thể đo ba mức nước và hiển thị trạng thái của các mức nước lên màn hình LCD,
đồng thời cảnh báo SMS qua điện thoại di động khi mức nước ở trạng thái cao.
Mạch chạy ổn định, vận hành đơn giản và dễ sử dụng, các linh kiện hư hỏng có

thể thay thế và dễ tìm kiếm trên thị trường.
Để hoàn thành được đồ án này, tôi đã tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề có liên
quan tới: PIC16F877A, Module SIM, cảm biến siêu âm, các tập lệnh AT để PIC có
thể giao tiếp với module sim, phần mềm lập trình MikroC với ngôn ngữ C và các
vấn đề khác liên quan đến đồ án.
4.2 Hướng phát triển
Do thời gian tìm hiểu đề tài có hạn và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài thực hiện
xong chỉ áp dụng được một phần nhỏ của hệ thống thực tế đã hoàn chỉnh. Vì vậy, để
cho đồ án này có thể ứng dụng rộng rãi hơn thì có thể phát triển thêm một vài
hướng như:
 Ngoài việc có thể cảnh báo SMS qua điện thoại di động thì ta còn có thể sử
dụng điện thoại di động điều khiển đóng tắt động cơ để chặn hoặc xả lũ.
 Do linh kiện còn hạn chế về độ bền và hiệu năng làm việc nên sai số là điều
khó tránh khỏi, để khắc phục thì ta cần sử dụng các linh kiện có hiệu năng
làm việc có độ chính xác cao hơn và bền hơn.
 Ngoài việc cảnh báo qua SMS thì có thể sử dụng các loại cảnh báo khác như
chuông cảnh báo hoặc có thể thiết kế hệ thống tự động đóng hoặc xả lũ khi
cần thiết mà không cần con người điều khiển.
 Ngoài thực tế khi mưa lớn thì đường xá ở thành phố thường hay bị ngập lụt ở
một vài nơi do lượng nước quá nhiều đổ từ các sông hồ ngược vào cống, vì
vậy ta có thể thiết kế các hệ thống đóng mở cửa cống tự động khi mức nước
vượt quá giới hạn cho phép để đường xá sẽ không bị ngập lụt khi có mưa
lớn.

Hệ thống xả lũ qua SMS


ĐỒ ÁN 2
Trang 23/27


Tôi hy vọng với các ý tưởng trên có thể khắc phục nhứng hạn chế của đồ án, làm
cho đề tài này trở nên phong phú hơn, mang tính ứng dụng thực tế trong cuộc sống
hàng ngày và có thể phục vụ tốt cho con người trong tương lai.

PHỤ LỤC
CODE CHƯƠNG TRÌNH
// Lcd pinout settings
sbit LCD_D7 at RB7_bit;
sbit LCD_D6 at RB6_bit;
sbit LCD_D5 at RB5_bit;

Hệ thống xả lũ qua SMS


×