Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Di chúc chung của vợ, chồng trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.02 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH TUYÊN

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG TRONG
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về di chúc chung của vợ, chồng trong

7

pháp luật dân sự Việt Nam
1.1. Khái niệm về di chúc và di chúc chung của vợ, chồng



7

1.2. Đặc điểm di chúc chung của vợ, chồng

11

1.3. Khái quát về di chúc chung của vợ, chồng trong pháp luật dân sự Việt

16

Nam trước 1945
1.4. Một số khía cạnh pháp lý về di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật

22

của một số nước trên thế giới
1.5. Ý nghĩa của di chúc chung của vợ, chồng

26

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về di chúc chung của vợ, chồng

30

2.1. Nhận xét chung những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về di

30

chúc chung của vợ, chồng

2.2. Nội dung của di chúc chung của vợ, chồng

31

2.3. Hình thức của di chúc chung của vợ, chồng

33

2.4. Cách thức lập di chúc chung của vợ, chồng

44

2.5. Vấn đề thay thế, sửa đổi, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

50

2.6. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

54

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc chung của vợ,

61

chồng và phương hướng hoàn thiện
3.1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp liên quan đến di chúc chung của vợ,

61

chồng

3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc chung của vợ, chồng

63

3.3. Một số phương hướng góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật di chúc

70

chung của vợ, chồng
KẾT LUẬN

78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS &TM

Bộ luật Dân sự và thương mại

LHN & GĐ

Luật Hôn nhân và gia đình

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao


VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

BTP

Bộ Tư pháp


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Thừa kế là một chế định quan trọng, được nhà nước ghi nhận và bảo hộ.
Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Nhà
nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Và nó
được cụ thể hóa ở Điều 245 BLDS năm 2005: “Người thừa kế có quyền sở hữu
đối với tài sản thừa kế…” . Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, các quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng. Khi con
người bắt đầu tích lũy về tài sản thì cũng đặt ra yêu cầu pháp luật bảo hộ vấn đề
quyền sở hữu tài sản và chuyển dịch khối tài sản đó sau khi chết đi. Thừa kế trở
nên đặc biệt quan trọng, nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa
học. Vì vậy, chế định thừa kế ngày càng được hoàn thiện hơn, góp phần giải
quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội.
Pháp luật Việt Nam ghi nhận hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc
và thừa kế theo pháp luật, trong đó hình thức thừa kế theo di chúc ngày càng trở
nên phổ biến vì di chúc thể hiện được ý chí và tôn trọng quyền định đoạt của cá
nhân, ngay cả khi cá nhân đó chết đi. Di chúc chung của vợ, chồng là một trường
hợp đặc thù trong chế định thừa kế của pháp luật dân sự Việt Nam, được dùng để

định đoạt khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Với ý nghĩa “Hôn nhân Việt Nam ngày xưa không khác nhiều so với ngày
nay, hôn nhân là sự liên kết giữa hai cá nhân vì tình thương yêu và cùng chung
sức chăm lo và gánh vác gia đình. Người Việt Nam tin tưởng một cách sâu sắc
vào xu hướng tồn tại mãi mãi của hôn nhân và dòng giống gia đình” [42, tr.100]
nên việc tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng để duy trì cuộc sống chung là
một tất yếu khách quan. Bởi vậy, để củng cố tính bền vững khi quan hệ hôn nhân
đang tồn tại cũng như thể hiện được ý chí chung đồng thuận của vợ chồng ngay
cả khi chết đi, pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ,
chồng. Trong thực tiễn, các tranh chấp về thừa kế liên quan đến di chúc chung
của vợ, chồng hầu như là rất ít có và việc nghiên cứu áp dụng vẫn còn lúng túng
do các quy định của pháp luật chưa thật cụ thể, rõ ràng, còn nhiều bất cập dẫn


2

đến việc áp dụng trong thực tế không khả thi. Khi xây dựng BLDS năm 2005, có
rất nhiều quan điểm khác nhau về việc có nên tiếp tục thừa nhận di chúc chung
của vợ, chồng hay không. Trên thực tế, việc thừa nhận quyền lập di chúc chung
của vợ, chồng là cần thiết. Việc ghi nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về tài sản; góp phần
củng cố tình thương yêu giữa hai vợ chồng, thể hiện được tính cộng đồng của
quan hệ hôn nhân, giữ gìn truyền thống đạo đức và tập tục tốt đẹp từ bao đời nay
của dân tộc ta. Bởi vậy, nghiên cứu về di chúc chung của vợ, chồng là vấn đề
quan trọng và cấp thiết, nhất là khi con người đặt lợi ích kinh tế gắn liền với các
giá trị truyền thống của dân tộc. Nó góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật về di chúc chung của vợ, chồng nói riêng và thừa kế theo di chúc nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Thừa kế là vấn đề được quan tâm rất lớn trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Tính đến thời điểm hiện nay, trong tầm quan sát của chúng tôi thì biết rằng có rất

nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thừa kế. Trong đó có một số
công trình của một số tác giả tiêu biểu như: TS. Nguyễn Mạnh Bách với “Chế độ
hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam”, T.S. Phùng Trung Tập với “ Thừa kế
theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, TS. Nguyễn Minh Tuấn với “
Những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, TS.
Trần Thị Huệ với “ Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”…
Riêng về thừa kế theo di chúc, có các công trình tiêu biểu sau: “Thừa kế
theo di chúc trong luật dân sự Việt Nam” của Giáo sư Vũ Văn Mẫu, “ Thừa kế
theo di chúc trong quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS. Phạm Văn
Tuyết,…
Di chúc chung của vợ, chồng là một trường hợp đặc biệt, có những nét
đặc thù riêng so với di chúc nói chung. Nhưng về mảng này không có nhiều công
trình nghiên cứu. Ngoài một số bài nghiên cứu của các tác giả khác được đăng
trên các tạp chí thì còn có công trình nghiên cứu của Đồng Thị Thu Sa với đề tài
“Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ,
chồng”. Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối cụ thể về di


3

chúc của vợ, chồng, đã tách di chúc chung của vợ, chồng ra làm đối tượng
nghiên cứu riêng khi nghiên cứu về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc
nói riêng. Tuy nhiên, đây là một công trình nghiên cứu ở mức độ một khóa luận
tốt nghiệp nên tác giả chỉ đi vào nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về
hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ, chồng.
“Di chúc chung của vợ, chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam” là công
trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu về di chúc của vợ, chồng.
Công trình nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan đến di
chúc chung của vợ, chồng.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Luận văn không nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những quy
định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, di chúc nói chung mà chỉ tập trung
nghiên cứu các quy định về di chúc chung của vợ, chồng.
Di chúc chung của vợ, chồng là một đề tài còn nhiều vấn đề cần nghiên
cứu, tuy nhiên với giới hạn của một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu
các quy định của pháp luật hiện hành quy định về di chúc của vợ, chồng như: nội
dung di chúc chung của vợ, chồng; hình thức của di chúc; cách lập di chúc chung
của vợ, chồng; vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ,
chồng; hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng…cũng như nghiên
cứu về thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc chung của vợ,
chồng nhằm qua đó phát hiện những thiếu sót, bất cập của luật thực định để kiến
nghị một số giải pháp hoàn thiện.
Ngoài ra, tác giả cũng có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật của một số
nước trên thế giới (trong đó có một số nước thừa nhận về quyền lập di chúc
chung của vợ, chồng và có một số nước không thừa nhận) và đặt đối tượng
nghiên cứu trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam để thấy được sự
cần thiết phải ghi nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:


4

Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã dựa vào phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác -Lênin, nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật
cũng như sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; đề tài đi từ cái chung đến cái riêng, cái cụ thể.
Với phương pháp nghiên cứu lịch sử, luận văn làm rõ được tiến trình hình
thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề di chúc chung của vợ,
chồng; phương pháp so sánh luật học cũng được sử dụng để đặt vấn đề trong mối
quan hệ với pháp luật các nước trên thế giới nhằm tiếp thu và kế thừa những quy

định hợp lý của pháp luật các nước…
Ngoài ra còn sử dụng kết hợp với các phương pháp diễn dịch, quy nạp,
phân tích, tổng hợp, so sánh…để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài:
* Mục đích: Thừa kế là một chế định quan trọng trong BLDS. Đề tài: “Di
chúc chung của vợ, chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam” trên cơ sở tìm
hiểu, nghiên cứu và làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về di chúc
chung của vợ, chồng qua đó tìm ra được những vướng mắc, bất cập trong qui
định của pháp luật về loại di chúc này. Đề xuất phương hướng hoàn thiện, góp
phần đưa quy định của pháp luật trở nên thực thi trong cuộc sống, làm cho pháp
luật trở thành công cụ hữu hiệu nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội .
* Nhiệm vụ: Với mục đích đã đặt ra, luận văn có nhiệm vụ giải quyết các
vấn đề sau:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về di chúc chung của vợ, chồng trong mối
quan hệ với di chúc nói chung (đặc điểm, hình thức, thời điểm có hiệu lực…) để
xây dựng khái niệm di chúc của vợ, chồng.
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
di chúc chung của vợ, chồng trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với pháp luật
của một số nước trên thế giới để thấy tính tất yếu phải ghi nhận quyền lập di
chúc của vợ, chồng.
Và luận văn cũng tập trung phân tích một số tranh chấp liên quan đến di
chúc chung của vợ, chồng thông qua một số vụ án điển hình.


5

Từ việc đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành để tìm ra những
điểm bất cập còn tồn tại và đề xuất phương hướng hoàn thiện.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn:
Di chúc chung của vợ chồng chỉ được quy định trong vài điều luật của

BLDS, bởi vậy hiểu và vận dụng nó không phải là vấn đề đơn giản. Để vận dụng
được chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với thừa kế theo di chúc nói chung.
Di chúc chung của vợ, chồng không còn là vấn đề mới nhưng hiện nay việc chọn
nó làm đối tượng nghiên cứu không được phổ biến rộng rãi. Các công trình đã
nghiên cứu về di chúc chung của vợ, chồng tuy có những đóng góp to lớn, từng
bước đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống nhưng với phạm vi nghiên
cứu nhất định nên các công trình đã nghiên cứu chỉ giải quyết được những vấn
đề mà tác giả quan tâm, không bao quát được tất cả. Với đề tài “Di chúc chung
của vợ, chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam”, hy vọng luận văn sẽ có
những đóng góp mới, tích cực cho các công trình nghiên cứu về di chúc chung
của vợ, chồng ở những phương diện sau:
- Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về di chúc chung của vợ, chồng ở cấp
độ một luận văn thạc sĩ.
- Luận văn đưa ra được khái niệm di chúc chung của vợ, chồng, tập trung
phân tích sâu một số nét đặc thù của di chúc chung của vợ, chồng.
- Luận văn cho thấy ý nghĩa của việc thừa nhận di chúc chung của vợ,
chồng và khẳng định sự cần thiết phải quy định trong BLDS (hiện nay vẫn còn
tồn tại quan điểm không nên thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng).
- Luận văn chỉ ra được những quy định của BLDS năm 2005 về di chúc
chung của vợ, chồng còn bất cập. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện
các quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ, chồng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về di chúc chung của vợ, chồng
trong pháp luật dân sự Việt Nam.


6


Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về di chúc chung
của vợ, chồng.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc chung
của vợ, chồng và phương hướng hoàn thiện.


7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ,
CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về di chúc và di chúc chung của vợ, chồng:
1.1.1. Khái niệm về di chúc:
“Di chúc” là một thuật ngữ đã tồn tại từ lâu với nhiều tên gọi khác nhau,
như: chúc thư, chúc ngôn, tờ tương phân, lời dặn... “Chúc thư là văn bản chính
thức ghi những ý muốn của một người, đặc biệt là xử lý những tài sản của mình
sau khi chết” [41, tr.182].
Khái niệm di chúc được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Từ điển
tiếng Việt, di chúc được hiểu là lời dặn lại trước khi chết những việc người sau
cần làm và nên làm [41, tr.254]. Trong đời sống xã hội dân sự, di chúc được hiểu
một cách rất đơn giản. Di chúc là lời dặn dò của một người trước khi chết để lại
cho con cháu, có thể đó là lời dặn con cháu yêu thương lẫn nhau, hoặc dặn con
cháu làm một công việc gì đó như là ý nguyện của một người trước khi chết.
Cách hiểu này thường rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Việt Nam chúng
ta, ai ai cũng biết đến di chúc nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó như là lời
di huấn của Người trước lúc "đi xa". Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá
trị vô cùng to lớn đối với thế hệ hôm nay và mai sau, tuy nhiên, xét dưới góc độ
luật dân sự thì những di chúc như vậy không được xem là di chúc thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm di chúc cũng đã được hình

thành từ rất sớm. Theo Ulpian- một luật gia La Mã nổi tiếng thì: “Di chúc là sự
thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết”1.
Như vậy, dưới thời La Mã, di chúc đã được hiểu là phương tiện để thể hiện ý chí
của người lập ra nó và di chúc có hiệu lực khi người lập ra nó chết đi.
Theo nghĩa đó, Điều 895 BLDS Pháp quy định: “Di chúc là một chứng
thư, theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết một phần hoặc toàn bộ
tài sản của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc”.
1

Khái niệm này tác giả tham khảo bài viết Quyền thừa kế trong luật La Mã cố đại của T.S Nguyễn Đình Huy


8

Tương tự như vậy, mặc dù trong BLDS Nhật Bản và BLDS&TM Thái
Lan không trực tiếp nêu ra khái niệm di chúc nhưng quy định quyền người để lại
thừa kế trong việc “giải quyết” tài sản của mình sau khi chết, cụ thể như sau:
Điều 1646 BLDS&TM Thái Lan quy định: “Bất kỳ người nào có thể, trước khi
chết, làm một tuyên bố ý định bằng di chúc về giải quyết tài sản của mình, hoặc
những vấn đề khác mà sẽ có hiệu lực theo quy định của pháp luật sau khi người
đó chết” và Điều 902 BLDS Nhật Bản quy định: “Người để lại thừa kế, dù có
các quy định của hai điều trên, có thể bằng di chúc xác định phần của các đồng
thừa kế hoặc ủy quyền cho người thứ ba xác định song cả hai người để lại thừa
kế hoặc lẫn người thứ ba không thể chống lại các quy định về phần được đảm
bảo hợp pháp”.
BLDS năm 1995 cũng như BLDS năm 2005 của Việt Nam đã đưa ra khái
niệm về di chúc. Theo Điều 649 BLDS năm 1995 và Điều 646 BLDS 2005 đã
khái niệm: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết”.
Từ khái niệm nêu trên cho thấy những điều kiện để được coi là “di chúc”

thì phải hội đủ các yếu tố sau:
Thứ nhất: Di chúc trước hết đó là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc.
Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân, bởi:
“Việc lập di chúc cũng như việc kết hôn không thể thực hiện bằng lối ủy quyền.
Không ai có thể ủy quyền cho người khác để thay mình lập chúc thư mà pháp
luật cũng không có quyền chỉ định một thụ ủy luật định để lập chúc thư thay thế
một người khác” [14, tr.61]. Di chúc thể hiện được ý chí của người lập di chúc
nên đây là lý do mà thừa kế theo di chúc ngày càng trở nên phổ biến hơn thừa kế
theo pháp luật, nó phù hợp với quy định quyền bình đẳng về thừa kế của cá
nhân: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người
khác”.2
Thứ hai: Mục đích của di chúc phải dịch chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết đi.
2

Điều 632 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005


9

Trước hết, mục đích của di chúc là phải chuyển dịch tài sản của người để
lại thừa kế cho người khác. Do đó, những di chúc mà không có nội dung định
đoạt tài sản cho người khác thì không được xem là di chúc (theo nghĩa hẹp)
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, chẳng hạn như một số di chúc theo
nghĩa rộng không có nội dung định đoạt về tài sản như: cha mẹ để lại di chúc dặn
dò con nhiều nội dung nhưng trong đó không định đoạt tài sản, hoặc lời dặn của
nhà Vua lập ngôi vua cho người con nào đó hay dặn dò con cháu thực hiện một
số công việc cụ thể, ví dụ di chúc của vua Trần Nhân Tông dặn dò con cháu:
“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác - Ta
cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu...”[43]

Và việc chuyển dịch tài sản cho người khác được thực hiện khi người để
lại di chúc chết đi. Trong thực tế còn có trường hợp di chúc được công bố sớm
và một số tài sản được giao ngay cho những người được chỉ định hưởng thừa kế
quản lý. Trong quá trình quản lý, một số người đã đi đăng ký sở hữu đối với tài
sản được tạm giao. Có trường hợp, chủ sở hữu không biết nhưng cũng có trường
hợp chủ sở hữu biết rõ người quản lý đã đi đăng ký sang tên sở hữu nhưng
không phản đối. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về
thừa kế, tranh chấp xảy ra có khi là giữa người quản lý với người sở hữu.
Thứ ba: Về nguyên tắc, di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật khi người để
lại di sản thừa kế chết.
Từ khái niệm di chúc là “sự thể hiện ý chí cá nhân của mình cho người
khác sau khi chết” và “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên
được tặng cho mà không có yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý
nhận” 3 đã thể hiện sự khác nhau giữa di chúc và hợp đồng tặng cho tài sản.
Cũng là giao dịch dân sự nhưng việc chuyển dịch tài sản cho người khác
trong di chúc khác với việc chuyển dịch tài sản cho người khác trong hợp đồng
tặng cho tài sản. Điều này được thể hiện ở chỗ: việc chuyển dịch tài sản cho
người khác trong hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực khi người có tài sản còn
3

Điều 465 Bộ luật dân sự năm 2005


10

sống, cụ thể như sau: hợp đồng tặng cho động sản hoặc bất động sản mà quyền
sở hữu không phải đăng ký có hiệu lực kể từ khi bên được tặng cho nhận tài sản;
đối với động sản và bất động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở
hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký 4,

còn việc chuyển dịch tài sản cho người khác trong di chúc chỉ có hiệu lực pháp
luật khi người để lại di sản chết đi. Chính vì vậy, người để lại di sản có thể thay
đổi di chúc rất nhiều lần, như tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã viết: “Cho đến khi
người lập di chúc chết, người thụ hưởng di sản theo di chúc không có bất kỳ một
quyền nào trên bất cứ một tài sản nào của người lập di chúc và cho rằng họ
cũng không chắc được hưởng di sản về sau này. Di chúc chỉ ghi nhận cho họ
một quyền nào đó trong di sản của người lập di chúc, tức là một quyền đối với
tài sản mà người này sau này sẽ để lại, nếu có để lại. Người thừa kế theo di chúc
và người được di tặng không thể đòi hỏi sự đảm bảo quyền lợi gắn liền với tư
cách đó, và thậm chí, cả sự đảm bảo cho việc duy trì tư cách đó vì di chúc có thể
bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ theo ý chí của người lập ra nó.” [17,
tr.158]
Thực tế, có trường hợp người chủ sở hữu vẫn chỉ dùng một hình thức văn
bản là di chúc để vừa cho một phần di sản (có hiệu lực pháp luật khi người được
tặng cho nhận được tài sản) vừa định đoạt di sản thừa kế (có hiệu lực khi người
để lại di chúc chết).
Nói tóm lại, di chúc là đối tượng điều chỉnh của BLDS chỉ khi nào nội
dung của di chúc định đoạt phần tài sản của người lập di chúc sau khi người đó
chết đi.
1.1.2. Khái niệm về di chúc chung của vợ, chồng:
Trong các văn bản pháp luật từ cổ luật, luật cận đại, luật hiện đại chưa có
văn bản nào đưa ra khái niệm về di chúc chung của vợ, chồng mà chỉ ghi nhận
quyền của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung: “Vợ, chồng có thể lập di chúc
chung để định đoạt tài sản chung”.5

4
5

Điều 666 và điều 667 Bộ luật dân sự 2005
Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005



11

Di chúc chung của vợ, chồng có những nét khác biệt so với các di chúc
thông thường khác nên việc tìm hiểu về khái niệm di chúc chung của vợ, chồng
là cần thiết. Di chúc chung của vợ, chồng mang đầy đủ đặc điểm của một di chúc
thông thường như: sự thể hiện ý chí tự nguyện của bên lập di chúc, nội dung của
di chúc là định đoạt tài sản của người lập di chúc, di chúc phát sinh hiệu lực
pháp luật khi người để lại di chúc chết. Tuy nhiên, di chúc chung của vợ, chồng
có những nét riêng biệt so với di chúc thông thường, chẳng hạn như chủ thể lập
di chúc của vợ, chồng là vợ và chồng (gồm hai cá nhân), thời điểm có hiệu lực
của di chúc từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng
chết, người hưởng thừa kế có thể là người lập ra di chúc.
Từ khái niệm di chúc và một số nét khác biệt của loại di chúc đặc thù
này, chúng ta có thể hiểu: “Di chúc chung của vợ, chồng là sự thể hiện ý chí
chung thống nhất của cả hai vợ, chồng nhằm dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng cho người khác sau khi chết ”.
1.2. Đặc điểm của di chúc chung của vợ, chồng:
Di chúc chung của vợ, chồng bên cạnh việc mang đầy đủ đặc điểm chung
của di chúc thông thường thì còn có một số đặc điểm riêng như:
- Thứ nhất: Di chúc chung của vợ, chồng là sự thể hiện ý chí đơn phương
của bên lập di chúc, đó là vợ và chồng (gồm hai ý chí cá nhân nhưng thống
nhất):
Di chúc chung của vợ, chồng là một giao dịch dân sự. Nếu trong các hợp
đồng dân sự đều thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và các bên phải tự
nguyện thỏa thuận, bàn bạc, trao đổi với nhau thì di chúc chỉ thể hiện ý chí đơn
phương của bên lập di chúc. Di chúc chung của vợ chồng mặc dù thể hiện ý chí
của vợ và của chồng, đó là ý chí của hai cá nhân độc lập nhưng cũng là ý chí
“đơn phương” của một bên - bên lập di chúc. Ý chí đơn phương là điểm khác

biệt của di chúc so với các loại giao dịch dân sự khác, nó được thể hiện cụ thể ở
việc: vợ, chồng toàn quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ ai, có quyền
phân định cho ai bao nhiêu tài sản; có quyền dành một phần tài sản trong khối di
sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di


12

chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Di chúc chung của vợ, chồng
là sự thể hiện ý chí thống nhất của vợ, chồng mà nó không bị chi phối bởi ý kiến
của bất kỳ ai, đó là ý chí chủ quan, dựa trên ý chí và yếu tố tình cảm của bên lập
di chúc. Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân
nào, người được hưởng thừa kế không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống,
quan hệ hôn nhân hay quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại di chúc.
- Thứ hai: Tài sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng là
tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Điều 27 LHN&GĐ năm 2000 quy định:
1. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp
khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận
là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có sự thỏa thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp
luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở
hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng

đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Còn theo quy định của Điều 229, Điều 232 BLDS năm 2005: Sở hữu
chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản, bao gồm sở hữu chung
theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà
trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài
sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối
với tài sản thuộc sở hữu chung.


13

Di chúc chung của vợ, chồng là một trường hợp đặc biệt của di chúc, nếu
di chúc thông thường thì người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của riêng
mình, còn đối với loại di chúc đặc biệt này thì chỉ định đoạt phần tài sản chung
hợp nhất của vợ chồng. Điều này cũng xuất phát từ cơ sở chủ thể lập di chúc là
vợ, chồng và xuất phát từ những đặc điểm riêng có của tài sản chung hợp nhất
của vợ chồng. Sở dĩ các nhà lập pháp xây dựng tính hợp nhất về tài sản của vợ
chồng liên quan đến vấn đề định đoạt tài sản chung trong di chúc chung là dựa
trên cơ sở các đặc điểm riêng có này, đó là:
Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết do cả hai vợ chồng trực tiếp
tạo ra tài sản đó (như từ lao động, sản xuất hoặc kinh doanh); có nghĩa là chỉ cần
một trong hai bên vợ chồng tạo ra là đủ để xác định là tài sản chung của hai vợ
chồng.
Tài sản chung của vợ chồng tạo ra không phụ thuộc vào họ ở chung hay ở
riêng vì vấn đề quan trọng theo pháp luật hiện hành là tài sản mà vợ chồng tạo ra
trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Cho dù họ có thể sống xa
nhau ở các vùng, miền trong nước, hoặc một trong hai bên sống ở nước ngoài,
miễn là tài sản đó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Khi thực hiện các quyền năng (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) không
phụ thuộc vào khả năng và công sức đóng góp của vợ chồng. Do đó, việc các

nhà lập pháp cho phép họ lập chung di chúc để định đoạt tài sản chung là hoàn
toàn có lý.
Tài sản của vợ chồng về nguyên tắc theo luật định không thể thỏa thuận
nhằm thay đổi chế độ tài sản chung bởi lẽ nếu như vậy thì sẽ đánh mất tính “bền
vững” của quan hệ hôn nhân và tính “cùng tạo dựng” tài sản để đảm bảo cuộc
sống chung. LHN&GĐ năm 2000 qui định chế độ cộng đồng tạo sản được áp
dụng với các cặp vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập và chế độ tài sản
này được thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân, không áp dụng kiểu chế độ tài
sản ước định (theo sự thỏa thuận của vợ chồng bằng hôn ước).
Chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoàn toàn đúng đắn và phù
hợp với truyền thống gia đình Việt Nam “của chồng, công vợ”. Chính sự hợp


14

nhất về tài sản là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt trong quan hệ gia đình. Di
chúc chung của vợ, chồng phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của vợ và chồngnhững chủ sở hữu chung hợp nhất.
-Thứ ba: Di chúc chung của vợ, chồng được hình thành dựa trên quan hệ
hôn nhân đang còn hiệu lực.
“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ
ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” (Khoản 7 Điều 8
LHN&GĐ). Theo đó thời kỳ hôn nhân được hiểu là khoảng thời gian tồn tại
quan hệ vợ, chồng về mặt pháp lý, tính từ ngày hai bên nam, nữ kết hôn cho đến
khi có sự kiện pháp lý xảy ra, ví dụ như: ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chết
trước... Việc kết hôn của nam, nữ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
công nhận theo đúng các thủ tục và điều kiện mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh lịch sử để lại, pháp luật Việt Nam phải
công nhận một số trường hợp sau:
+ Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn (trước đây gọi là hôn nhân thực tế):

“Hôn nhân thực tế” là một thuật ngữ dùng để chỉ những trường hợp nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Do lịch sử đất
nước có chiến tranh, với nhiều nguyên nhân khác nhau; trước ngày LHN&GĐ
năm 2000 có hiệu lực, cả nước có khoảng một triệu trường hợp nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (điều tra, khảo sát của
các cơ quan chức năng). Vì vậy, để bảo đảm sự ổn định các quan hệ hôn nhân và
gia đình và quyền lợi chính đáng của những trường hợp này, các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản quy định và hướng dẫn giải
quyết:
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về thi hành
LHN&GĐ;
- Nghị định số 77/2001/NĐ – CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy
định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc
hội;


15

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT ngày 03/01/2001 của TANDTC,
VKSNDTC và BTP về thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội ...
Theo những văn bản này quy định và hướng dẫn thì:
+ Đối với những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập từ trước ngày
03/01/1987 (ngày LHN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn,
thì khi LHN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, những trường hợp này được khuyến
khích đăng ký kết hôn; nghĩa là việc đăng ký kết hôn theo thủ tục Luật định sẽ
không bị hạn chế thời gian.
+ Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03/01/1987 (ngày LHN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) đến ngày 01/01/2001 (ngày
LHN&GĐ năm 2000 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn; khi LHN&GĐ
năm 2000 có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo LHN&GĐ năm 2000

quy định thì có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm. Tức là đến
ngày 01/01/2003 phải đăng ký kết hôn, nếu sau ngày 01/01/2003 mà không đăng
ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng ...
Như vậy, tính đến thời điểm này, chỉ những trường hợp nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày
03/01/1987 thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được thừa nhận. Vậy nên, trường
hợp này mà họ viết di chúc chung thì di chúc đó cũng được coi là di chúc chung
của vợ, chồng.
+ Trường hợp nhiều vợ, nhiều chồng:
Bản chất của hôn nhân xã hội chủ nghĩa là hôn nhân một vợ, một chồng
như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ…cho
nên hôn nhân dựa trên tình yêu của nam và nữ do ngay bản chất của nó là hôn
nhân một vợ, một chồng”.
Ở nước ta, chế độ đa thê đã được bảo hộ theo hệ thống pháp luật của Nhà
nước phong kiến, thực dân trong một thời gian khá dài. Do yếu tố lịch sử chi
phối, pháp luật nước ta đã thừa nhận những quan hệ hôn nhân trước khi
LHN&GĐ năm 1959 ra đời. Những người lấy nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày
13 tháng 01 năm 1960 ở miền Bắc (ngày LHN&GĐ năm 1959 có hiệu lực) thì


16

không đặt vấn đề vi phạm luật. Do vậy, quan hệ hôn nhân của vợ chồng được
xác lập trước ngày 13/01/1960 tuy có vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng về hình thức nhưng vẫn được thừa nhận và không coi là trái luật. Theo
nguyên tắc chung, nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được thực hiện từ
ngày LHN&GĐ năm 1959 có hiệu lực (từ ngày 13/01/1960).
Do hoàn cảnh chiến tranh, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền
trong một thời gian kéo dài. Trong hoàn cảnh đó, nhiều cán bộ, chiến sĩ miền
Nam tập kết ra miền Bắc đã có vợ ở miền Nam, lại kết hôn với người khác ở

miền Bắc, sau ngày thống nhất đất nước, quan hệ hôn nhân với người ở miền
Bắc vẫn được thừa nhận. Vì vậy, hệ thống pháp luật HN&GĐ đã thừa nhận
trường hợp “chung sống tay ba”, một chồng hai vợ (theo Thông tư số 60 – DS
ngày 22/02/1978 của TANDTC).
Đối với những trường hợp nêu trên, di chúc chung của vợ, chồng vẫn
được thừa nhận.
Pháp luật chỉ ghi nhận những di chúc chung của vợ, chồng được lập ra
trong thời kỳ hôn nhân mới được coi là hợp pháp. Thực tế, có một số trường hợp
hai người cùng nhau lập di chúc nhưng họ không phải là vợ, chồng của nhau,
hoặc đã từng là vợ, chồng của nhau nhưng đã ly hôn thì di chúc đó không được
coi là di chúc chung của vợ, chồng theo quy định của pháp luật dân sự.
1.3. Khái quát về di chúc chung của vợ, chồng trong pháp luật dân sự
Việt Nam trước năm 2005:
Pháp luật là “gương” phản chiếu điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước
trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Pháp luật thừa kế ở nước ta đã có một lịch
sử hình thành, phát triển riêng. Những quy định hiện hành về chế định thừa kế
nói chung và vấn đề di chúc chung của vợ, chồng nói riêng trong BLDS Việt
Nam hiện nay được kế thừa trên cơ sở những quy định của các văn bản pháp luật
trước đó và đặc biệt là BLDS năm 1995. Vì vậy, khi nghiên cứu về di chúc của
vợ, chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam trước khi BLDS năm 2005 ra đời cần
thiết phải đặt trong mối quan hệ pháp luật về thừa kế cũng như dựa trên cơ sở
các văn bản pháp luật được ban hành và các văn bản hướng dẫn giải quyết tranh


17

chấp về thừa kế. Vấn đề di chúc chung của vợ, chồng trong pháp luật dân sự Việt
Nam trước năm 2005 được chia làm ba giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn trước năm 1945,
- Giai đoạn từ năm 1945-1975,

- Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi BLDS năm 2005 có hiệu lực thi
hành.
* Giai đoạn trước năm 1945:
Pháp luật Việt Nam giai đoạn này được tập trung chủ yếu vào Bộ luật
Hồng Đức (pháp luật thời nhà Lê), Bộ luật Gia Long (pháp luật thời nhà
Nguyễn) và các bộ dân luật Bắc Kỳ, bộ dân luật Trung Kỳ (là hai trong ba bộ
dân luật tiêu biểu cho pháp luật thời kỳ Pháp thuộc 1858-1945).
- Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật): được ra đời dưới thời nhà
Lê- thời kỳ mà pháp luật nghiêm đến mức “của rơi ngoài đường không ai nhặt,
nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm”.
Bộ luật gồm 13 chương, 722 điều, được chia làm 06 quyển. Vấn đề thừa
kế được quy định tại chương “Điền sản”. Bộ luật Hồng Đức ghi nhận hai hình
thức thừa kế: thừa kế theo di chúc (các Điều 354, 388), thừa kế theo pháp luật
(các Điều 374-377, Điều 380, 388). Quan điểm các nhà làm luật thời Lê khá gần
gũi với quan điểm hiện đại. Điều đáng chú ý trong bộ luật này là cho người con
gái có quyền hưởng thừa kế ngang bằng với người con trai. Bộ luật cũng ghi
nhận chế độ “tần tảo điền sản”- tài sản chung do hai vợ chồng tạo ra trong thời
kỳ hôn nhân. Đây là điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật thời phong kiến
khác nên được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá Bộ luật Hồng
Đức là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam.
Tuy nhiên, xuyên suốt các quy định trong bộ luật vẫn không có quy định nào ghi
nhận về quyền lập di chúc chung của vợ, chồng mặc dù hình thức thừa kế theo di
chúc đã được ghi nhận tại Điều 390: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà
lập sẵn chúc thư”.
- Bộ luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ) là bộ luật ra đời dưới thời nhà
Nguyễn, gồm 398 điều được chia làm 22 cuốn. Đây là bộ luật đầy đủ và hoàn


18


chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam và là bộ luật lớn nhất của chế độ phong
kiến, trong đó vừa chứa đựng những điều luật lại vừa chứa đựng những điều lệ.
Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức nhưng
được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nếu bộ luật
Hồng Đức quan tâm đến việc phản ánh phong tục tập quán và một số vấn đề phổ
biến, quan trọng như: khế ước, văn tự, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế, chúc
thư thì Bộ luật Gia Long lại rất ít quan tâm đến vấn đề này, như giáo sư Vũ Văn
Mẫu trong tác phẩm “Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử” đã nhận xét: “Bao nhiêu
những sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triều Lê (tức bộ luật Hồng Đức) đã không
còn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn. Không còn những điều
khoản liên quan đến hương hỏa, đến chúc thư, đến các điều khoản về giá thú,
đến chế độ tài sản của vợ chồng”. Vì rằng không có điều khoản nào quy định về
“chúc thư” nên di chúc chung của vợ, chồng cũng chưa được quy định trong Bộ
luật Gia Long.
Mặc dù, Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long chưa quy định về di chúc
chung của vợ, chồng nhưng theo giáo sư Vũ Văn Mẫu khi nghiên cứu về thừa kế
theo di chúc trong pháp luật Việt Nam thì đã cho rằng: “Thực tiễn tục lệ của Việt
Nam trong các xã hội trước đây cho thấy, di chúc chung của vợ, chồng là hình
thức di chúc chung thông dụng và vợ, chồng cùng nhau lập di chúc chung là
hiện tượng phổ biến thời bấy giờ.”[43].
Hiện nay theo tìm hiểu thì chưa có một tài liệu nào khẳng định vấn đề di
chúc chung của vợ, chồng được ghi nhận từ thời điểm nào. Trong các tài liệu
lịch sử còn lại thì tìm thấy di chúc chung của vợ, chồng bắt đầu được quy định
trong các bộ dân luật ở thời kỳ Pháp thuộc.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, các quan hệ dân sự ở ba miền Bắc, Trung, Nam
được điều chỉnh bởi ba bộ dân luật riêng, đó là Bộ dân luật giản yếu năm 1883,
bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936. Riêng quan
hệ thừa kế được quy định chủ yếu trong bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ dân
luật Trung Kỳ năm 1936. Bộ dân luật Bắc Kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ được ra đời
trong điều kiện nhà nước phong kiến Việt Nam chịu sự cai trị của thực dân Pháp



19

(chế độ nửa thực dân nửa phong kiến), bởi vậy hai bộ dân luật này vừa chịu ảnh
hưởng của hệ tư tưởng phong kiến vừa ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ của BLDS
của cộng hòa Pháp 1804.
- Bộ dân luật Bắc Kỳ: được ban hành bằng một nghị định của Thống sứ
Bắc Kỳ ngày 30 tháng 3 năm 1931, gồm 1.464 điều, được chia làm 04 quyển.
Chế định thừa kế được quy định trong quyển thứ nhất, trong đó có 17 điều quy
định về thừa kế theo di chúc.
- Bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật): ra đời thay thế
cho bộ luật Gia Long trước đây tại Trung Kỳ, gồm 1.709 điều, được chia làm 05
quyển. Đây là bộ luật sao chép lại hầu hết các điều khoản của Bộ dân luật Bắc
Kỳ.
Ở giai đoạn này mọi quy định về chế định thừa kế đều nhằm củng cố, bảo
vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Mặc dù, thừa kế ở thời kỳ này phản ánh sự
bất bình đẳng giữa vợ và chồng (tại Điều 312 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 313
Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: “Người vợ chỉ được lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình (nếu được người chồng đồng ý)” nhưng nó vẫn được xây dựng
trên cơ sở tôn trọng, kế thừa các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Di chúc chung
của vợ, chồng được quy định trong Bộ dân luật Bắc kỳ (Điều 321) và Bộ dân
luật Trung kỳ (Điều 313): “Người cha được lập chúc thư để xử trí tài sản chung
của gia đình tùy theo ý mình, nhưng phải có vợ chính đồng ý trừ tài sản của vợ
chính ra thì người chồng được làm chúc thư để để xử trí tài sản của gia đình tùy
theo ý mình, không có vợ chính thuận tình cũng được.”
* Giai đoạn 1945- 1975:
Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Trước tình hình mới này thì chúng ta chưa xây dựng và ban hành kịp thời các
văn bản pháp luật, về nguyên tắc, Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ

vẫn được áp dụng trong đời sống dân sự để giải quyết các tranh chấp về thừa kế.
Khi các quy định trong bộ dân luật trở nên không còn phù hợp nữa, ngày 22
tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để sửa đổi một


20

số quy lệ và chế định trong dân luật, quy định một số nguyên tắc mới. Sắc lệnh
đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của công dân trong quan hệ thừa kế.
Khi đất nước ta bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc (1954-1975), các văn
bản pháp luật không thể áp dụng chung thống nhất cho cả hai miền. Ở miền Bắc
vẫn chưa có văn bản nào có hiệu lực pháp luật cao nhất và quy định một cách hệ
thống, đầy đủ về thừa kế bởi các quy định về thừa kế chủ yếu được quy định ở
những văn bản dưới luật. Còn ở miền Nam, dưới các chính thể ngụy quyền Sài
Gòn, quan hệ thừa kế được điều chỉnh bởi bộ dân luật Trung Kỳ 1936 và bộ giản
yếu Nam Kỳ 1883. Năm 1972, chính thể Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Bộ dân
luật Sài Gòn để điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ thừa kế nói
riêng. Vấn đề thừa kế được quy định tại quyển 3, từ Điều 498 đến Điều 649 Bộ
dân luật Sài Gòn. Riêng vấn đề di chúc chung của vợ, chồng được quy định tại
Điều 572, cụ thể như sau: “Chúc thư chỉ có thể do một người lập ra, hai người
không thể cùng chung một chúc thư lợi tha hay lưỡng tương đắc lợi. Đặc biệt,
trong trường hợp chúc thư do hai vợ chồng cùng làm để sử dụng tài sản chung,
chúc thư được thi hành riêng về phần di sản của người chết trước, người sống
vẫn có quyền hủy bãi hay thay đổi chúc thư về phần mình”. Như vậy, vợ, chồng
có thể cùng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của vợ, chồng.
* Giai đoạn 1975 đến trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực:
Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980 và LHN&GĐ năm 1959, Tòa án
nhân dân tối cao đã ban hành thông tư số 81-TANDTC ngày 34 tháng 7 năm
1981 hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản. Tuy là
văn bản hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế nhưng

thông tư đã bao hàm các quy định tương đối đầy đủ và toàn diện về vấn đề thừa
kế so với các văn bản trước đây. Thông tư ra đời trong hoàn cảnh mới của một
Nhà nước thống nhất, đây là văn bản đánh dấu sự trưởng thành, đáp ứng được
yêu cầu của một thời kỳ lịch sử.
Thông tư 81-TANDTC trong phần quy định về quyền định đoạt tài sản
của người lập di chúc có nhắc đến di chúc chung của vợ, chồng; cụ thể như sau:
“Di chúc do vợ, chồng cùng làm để định đoạt tài sản chung, nếu một bên chết


21

trước thì chỉ riêng phần di sản của người đó được thi hành theo di chúc. Người
còn sống có quyền giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản
của mình.”
Trong điều kiện kinh tế phát triển, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng
phong phú và đa dạng, thông tư 81-TANDTC không còn phù hợp nữa, ngày 30
tháng 8 năm 1990, Hội đồng nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua pháp lệnh thừa kế năm 1990. Có thể nói từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến trước khi có BLDS năm 1995 thì pháp lệnh thừa kế năm
1990 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách đầy đủ, có hiệu lực pháp lý
cao nhất ở nước ta về vấn đề thừa kế.
Pháp lệnh thừa kế gồm 06 chương với 38 điều đã xác định được những
nguyên tắc thừa kế cơ bản và xây dựng được một số khái niệm cần thiết.
Điều 23 pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định: “Trong trường hợp di
chúc do nhiều người lập chung, mà có người chết trước thì chỉ phần tài sản liên
quan đến người chết trước có hiệu lực”. Như vậy mặc dù pháp lệnh thừa kế
không trực tiếp quy định nhưng gián tiếp thừa nhận di chúc chung của vợ,
chồng.
BLDS năm 1995 được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 28 tháng 10 năm
1995 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996; đây là kết quả pháp điển hóa

nhiều văn bản pháp luật trước khi BLDS được ban hành và là công cụ pháp lý
hữu hiệu nhất để thúc đẩy các giao lưu dân sự phát triển, tạo môi trường thuận
lợi cho kinh tế, xã hội phát triển. Bộ luật gồm 7 phần, 838 điều. Bộ luật đã dành
một chương với 63 điều quy định về chế định thừa kế (được quy định tại phần
thứ tư với 4 chương, từ Điều 634 đến Điều 689). Vấn đề thừa kế theo di chúc
được quy định từ Điều 649 đến Điều 676 chương II phần thứ tư của Bộ luật.
Qua 10 năm thi hành, BLDS đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo lập
hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ dân sự, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã
hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, BLDS cũng bộc
lộ một số hạn chế, có một số quy định còn chung chung, không rõ ràng, cụ thể
dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn nên ngày 14 tháng 6


22

năm 2005, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua BLDS năm 2005
thay thế BLDS năm 1995, trong đó có sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng
về lĩnh vực thừa kế. Tuy nhiên, những quy định của luật hiện hành về nội dung
nghiên cứu, tác giả sẽ làm sáng tỏ ở chương 2 của luận văn.
1.4. Một số khía cạnh pháp lý về di chúc chung của vợ, chồng theo
pháp luật của một số nước trên thế giới:
Pháp luật Việt Nam tuy có dựa trên nền tảng đạo đức, truyền thống, tập
tục tốt đẹp đã tồn tại từ bao đời nay của dân tộc ta nhưng vẫn tiếp thu pháp luật
của một số nước trên thế giới. Hiện nay, hệ thống pháp luật của các nước trên thế
giới tồn tại hai quan điểm khác nhau về việc thừa nhận quyền lập di chúc chung
của vợ, chồng. Trong đó, có một số nước thừa nhận quyền lập di chúc chung của
vợ, chồng và cũng có một số nước không thừa nhận quyền này.
1.4.1. Pháp luật một số nước không thừa nhận quyền lập di chúc
chung của vợ, chồng:
Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều truyền thống pháp luật khác nhau

nhưng hai truyền thống pháp luật có tính chất kinh điển và ảnh hưởng lớn nhất
không chỉ tới hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau mà còn tới cả các
truyền thống pháp luật khác. Đó là, truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa
(Civil law) và truyền thống pháp luật án lệ (Common law). Đặc điểm của truyền
thống pháp luật Châu Âu lục địa là giải quyết các tranh chấp bằng văn bản pháp
luật, quy phạm pháp luật cụ thể chứ không phải dựa vào án lệ như truyền thống
pháp luật án lệ. Trong truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa, cơ sở pháp luật
dân sự là Luật La Mã (Roman Law). Luật dân sự bắt nguồn trước tiên từ các
nước Châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Italia... Cho đến nay Luật dân sự được áp
dụng ở các nước Châu Âu lục địa, các nước đã từng là thuộc địa của của những
nước này (như Việt Nam), các nước thừa nhận hệ thống pháp luật phương Tây
như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Bên cạnh đó, ở một số nước theo truyền
thống pháp luật án lệ cũng tồn tại BLDS. Đó là hai trường hợp đặc biệt của bang
Québec (Canada) và bang Loussiana (Hoa Kỳ).


×