Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.06 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐIÊU THỊ KIM LIÊN

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM
MÃ SỐ: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS. TS.
TH S N

HÀ NỘI 2011


LỜI CÁM ƠN VÀ CAM ĐOAN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Sơn đã giúp đỡ cho tôi hoàn
thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan đóng trên địa bàn
tỉnh Sơn La đã nhiệt tình cung cấp cho tôi số liệu để có thể hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn

Điêu Thị Kim Liên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:……………………………………………………….......1
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH
CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA……………….4
1.1. Thực trạng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa
bàn tỉnh Sơn La từ năm 2006 - 2010………………………………………..4
1.2 Diễn biến của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa
bàn tỉnh Sơn La từ năm 2006 - 2010……………………………………….12
1.3. Cơ cấu và tính chất của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2006 - 2010…………………………

14

CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA….27
2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội………………………………………28
2.2. Nguyên nhân thuộc về yếu kém trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục, tuyên
truyền và phổ biến pháp luật……………………………………………….31
2.3. Nguyên nhân thuộc về những yếu kém trong công tác quản lý an ninh trật
tự xã hội và đấu tranh chống tội phạm…………………………………......37
2.4. Nguyên nhân từ phía người phạm tội………………………………….42
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG
NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM
ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA………………………………..45
3.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên

địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian từ 2011 - 2015………………………..45
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a ………………………….47
3.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội………………………………………...48


3.2.2. Biện pháp về văn hoá - giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật
……………………………………………………………………………...51
3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an ninh trật tự và đấu
tranh chống tội phạm………………………………………………………..54
3.2.4. Biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội……………………....57
KẾT LUẬN………………………………………………………………...59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………........61


1

PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơn a là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc có diện tích tự nhiên
14.125km2 chiếm 4,27% tổng diện tích của cả nước, với địa hình phía Bắc
giáp các tỉnh Yên Bái, ai Châu, phía Đông giáp Phú Thọ, Hoà Bình, phía
Tây giáp Điện Biên, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá. Ngoài ra, Sơn La còn có
đường biên giới chung dài 250km với nước CHDCND ào.
Có thể nói đây là một vị trí chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế
và hợp tác quốc tế. Dân cư sinh sống trên địa bàn chủ yếu là các dân tộc thiểu
số như Thái, H’Mông, Khơ Mú... với những nét đặc trưng rất riêng về văn
hoá cũng như phong tục tập quán. Trong những năm qua các cấp chính quyền
địa phương đã có những nỗ lực đáng kể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở
rộng giao thương với các vùng, miền trong cả nước, thu hút vốn đầu tư từ bên

ngoài vào địa phương. Những thay đổi đó đã góp phần cải thiện đời sống của
người dân rất nhiều. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế còn kéo theo nhiều mặt
trái của nó, đó là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội cũng như các loại tội phạm
trong đó có các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Sự gia tăng của
loại tội phạm này không chỉ gây thiệt hại đáng kể về tài sản mà còn làm mất
trật tự trị an trên địa bàn.
Trước thực tế đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Phòng ngừa các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La” để nghiên
cứu một cách có hệ thống, làm sáng tỏ nguyên nhân của các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt, đồng thời đưa ra những biện pháp phòng ngừa
loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Sơn a.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về các tội xâm
phạm sở hữu dưới góc độ tội phạm học ở cấp độ luận án tiến sĩ hoặc luận văn


2

thạc sĩ, như uận án tiến sỹ “Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa
bàn Hà Nội” của tác giả Đỗ Kim Tuyến, uận án tiến sỹ “Đấu tranh phòng
chống tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam” của tác giả

ê Đăng

Doanh và luận văn thạc sỹ "Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” của tác giả

ê Thị

Khanh.

Nhìn chung các công trình này đều nghiên cứu tội xâm phạm sở hữu
dưới góc độ tội phạm học nhưng ở các phạm vi khác nhau trong cả nước hoặc
trên địa bàn một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một
cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ tội phạm học về các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a, xác định những nguyên
nhân của tội phạm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a giai đoạn từ năm 2006 đến
năm 2010.
Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài là số liệu thống kê xét xử hình sự
của Toà án nhân dân tỉnh Sơn a.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể,
bao gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích, tổng hợp, dự báo khoa học.....
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá tình hình tội phạm, xác
định nguyên nhân của tội phạm đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Sơn a.


3

Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a giai đoạn 2006
- 2010

+ Phân tích nguyên nhân của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a giai đoạn 2006 - 2010
+ Dự báo tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đối
với loại tội phạm này.
6. Những kết quả mới của luận văn nghiên cứu
uận văn đánh giá được thực trạng và diễn biến, cơ cấu và tính chất của
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a giai
đoạn 2006 - 2010 đồng thời lý giải nguyên nhân của các tội phạm đó.
uận văn cũng dự báo được tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a trong thời gian tới và đề xuất một số
biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo cơ cấu của
luận văn gồm: 3 chương
Chương 1: Tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Sơn a
Chương 2: Nguyên nhân của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a.


4

CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT
CHIẾM ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
ở đây là nghiên cứu về trạng thái và xu thế vận động của nhóm tội phạm này

trên địa bàn tỉnh Sơn a trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.
Để để đánh giá được tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a từ năm 2006 - 2010, cần thiết phải làm rõ
các đặc điểm của tình hình tội phạm về thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất.
1.1. Thực trạng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2006 - 2010.
Tìm hiểu về thực trạng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a từ năm 2006 đến năm 2010 trước hết chúng ta
sẽ tìm hiểu về số tội phạm rõ.
Theo số liệu thống kê thì Toà án các cấp tỉnh Sơn a đã xét xử sơ thẩm
tổng số: 1.535 vụ với 2.622 người phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt. Trung bình mỗi năm xét xử 307 vụ và 524 người phạm tội. Số
vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt từ năm 2006 đến năm 2010 được thể hiện qua bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Tổng số vụ và số ngƣời phạm tội bị xét xử về các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt giai đoạn 2006 - 2010
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng

Số vụ
310
334
332
319
240

1.535

Số người phạm tội
541
512
585
575
409
2.622
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La

Từ số liệu thống kê của bảng 1.1 nói trên, có thể minh họa bằng biểu đồ
dưới đây:


5

Biểu đồ 1.1: Số vụ và số ngƣời phạm tội bị xét xử các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm
2006 – 2010
600
400

541

512

585

575


310

334

332

319

2006

2007

2008

2009

409

số vụ
số người phạm tội

240

200
0

2010

Để thấy rõ hơn thực trạng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a chúng ta sẽ so sánh số vụ và số người
phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với số vụ và người phạm
tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Sơn a. Trong thời gian từ năm 2006
đến năm 2010, Toà án nhân dân các cấp tỉnh Sơn a đã xét xử tổng số 1728
vụ và 2821 người phạm tội xâm phạm sở hữu.
Bảng 1. 2. So sánh số vụ và số ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt với số vụ và số ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2010.
Số vụ
Năm

1
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng

Tội xâm
Tội xâm
phạm sở hữu
phạm sở
có tính chất
hữu
chiếm đoạt
2
3
310
452

334
352
332
342
319
337
240
245
1535
1728

Tỷ lệ
%

Ngƣời phạm tội

Tội xâm
phạm sở hữu
2/3
có tính chất
chiếm đoạt
4
5
68,6%
541
94,9%
512
97%
585
94,7%

575
98%
409
91%
2622

Tỷ lệ
%

Tội xâm
phạm sở
hữu

5/6

6
666
540
597
600
418
2821

7
81,2%
94,8%
98%
95,8%
97,8%
93,5%


Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La


6

Biểu đồ 1.2: Số vụ và số ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt so với số vụ và số ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu

500
452
450
352
400
342
337
334
332
310
319
350
245
300
240
250
200
150
100
50
0

2006
2007
2008
2009
2010

Téi x©m ph¹m së h÷u cã
tÝnh chÊt chiÕm ®o¹t
Téi x©m ph¹m së h÷u

Như vậy, so với số vụ và số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn tỉnh Sơn a từ năm 2006 đến năm 2010 ta có thể nhận thấy số vụ và số
người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chiếm tỷ lệ gần như
tuyệt đối với 91% về số vụ và 93,5% về số người phạm tội.
So sánh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong mối
tương quan với tội phạm khác tại Sơn a sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn thực
trạng của tội phạm này. Từ năm 2006 đến năm 2010 Toà án các cấp tỉnh Sơn
a đã xét xử sơ thẩm tổng số 7.167 vụ với 10.735 người phạm tội nói chung.
Trung bình mỗi năm có 1433 vụ và 2147 người phạm tội bị đưa ra xét xử.
Như vậy, so với tổng số tội phạm nói chung thì các tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt chiếm 21,5% số vụ và 24,5% số người phạm tội (xem
bảng 1.3).


7

Bảng 1.3: So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt với số vụ, số ngƣời phạm tội nói chung bị xét sử sơ
thẩm trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2010.
Tỷ lệ


Số vụ
Năm

%

Tội xâm
phạm sở
hữu có tính
chất chiếm
đoạt

Tội phạm
nói chung

1

2

2006

Người phạm tội

Tỷ lệ
%

2/3

Tội xâm
phạm sở

hữu có tính
chất chiếm
đoạt

Tội phạm
nói chung

5/6

3

4

5

6

7

310

1338

23,2%

541

1964

27,5%


2007

334

1456

23%

512

2104

24,3%

2008

332

1687

20%

585

2618

22,3%

2009


319

1490

21,4%

575

2339

24,5%

2010

240

1196

20%

409

1710

24%

Tổng

1535


7167

21,5%

2622

10735

24,5%

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
Theo quy định của Bộ luật hình sự (B HS) thì các điều luật quy định
về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chỉ chiếm khoảng 3%
tổng số các điều luật quy định các tội phạm. Tuy nhiên, theo như thống kê nêu
trên cho thấy số vụ và số người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt tại Sơn a chiếm tỷ lệ tương đối cao là 21,5% số vụ và 24,5% số người
phạm tội.
Để thấy rõ hơn thực trạng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a chúng ta cũng cần xem xét trong mối
tương quan với thực trạng các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên phạm vi toàn quốc.


8

Bảng 1.4: Tỉ lệ các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Sơn La so với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn toàn quốc từ năm 2006 đến năm 2010
Sơn a

Số vụ
1
1535

Toàn quốc

Tỷ lệ %

Số người
Số vụ
Số người
Số vụ
Số người phạm
(1/3)
tội (2/4)
phạm tội
phạm tội
2
3
4
5
6
2622
114.109
185.887
1,3%
1,4%
Nguồn: Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tỉnh Sơn La

So với toàn quốc thì số vụ và số người phạm tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a chỉ chiếm tỉ lệ 1,3 % số vụ và
1,4% số người phạm tội. Tuy nhiên, chỉ số tội phạm của các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a so với chỉ số tội phạm
này trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2006 đến năm 2010 thì lại cao hơn. Chỉ
số tội phạm trung bình của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trong phạm vi toàn quốc là 45 trong khi đó chỉ số tội phạm trung bình của các
tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a là 52.
Điều này phản ánh mức độ tương đối nghiêm trọng của các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a.
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La và cả nƣớc từ năm 2006 đến năm 2009
Năm

Dân số trung bình

Số ngƣời phạm tội

Chỉ số tội phạm

Sơn La Toàn quốc Sơn La Toàn quốc Sơn La Toàn quốc
2006 1033,5
83313,0
541
37466
52
45
2007 1050,8
84221,1
512
35864

49
43
2008 1067,2
85122,3
585
39152
55
46
2009 1083,8
86024,6
575
41823
53
49
Tổng 4235,3
338681
22123
154305
52
45
Nguồn: Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tỉnh Sơn La, Tổng
cục thống kê.


9

Ngoài ra, để thấy rõ thực trạng của các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt chúng ta cũng cần so sánh số vụ và người phạm tội bị xét xử
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với số vụ và số người phạm
tội về ma tuý, tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là các

nhóm tội có tính phổ biến trên địa bàn tỉnh Sơn a từ năm 2006 đến năm
2010.
Bảng 1.6: So sánh số vụ và số ngƣời phạm tội bị xét xử các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với số vụ và số ngƣời phạm tội về
ma tuý, tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trên địa
bàn tỉnh Sơn La từ năm 2006 đến năm 2010.
Tổng số vụ,
Các tội xâm phạm
số người
sở hữu có tính chất
phạm tội tại
chiếm đoạt
Sơn a
Số
Số
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
vụ người vụ (3/1) người (5/2)
1

2

3

4

5

6

Các tội xâm phạm tính

mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm

Các tội phạm về ma tuý

Số Tỉ lệ
Số
vụ (7/1) người

Số Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
vụ (11/1) người (13/2)

7

8

716 1073 153 21, 2622 24,4 33 4,7
7

5

5

5

6

Tỉ lệ

(9/2)

9

10

511

4,8

11

12

13

14

441 61,6 5719 53,3
9

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
Qua bảng trên cho thấy từ năm 2006 đến năm 2010 các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt chiếm tỷ lệ 21,5% số vụ và 24,4% số người
phạm tội so với số vụ và số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Sơn
a và đứng sau nhóm tội phạm mang tính phổ biến là nhóm các tội phạm về
ma tuý, chiếm tỷ lệ 61,6% số vụ và 53,3 % số người phạm tội. Còn so với các
tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm với tỷ lệ chưa tới 5%
cả về số vụ và số người phạm tội thì tỷ lệ này lại cao hơn rất nhiều.



10

Thực trạng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được
thể hiện không chỉ qua số tội phạm rõ mà cả phần tội phạm ẩn, bao gồm
những tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa bị phát hiện và chưa bị xử
lý về hình sự.
Có thể nhận định về tình hình tội phạm ẩn của các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a trên cơ sở đánh giá sau:
Nguồn tin báo, tố giác của người dân đến các cơ quan chức năng là
một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Dựa trên căn cứ này hành
vi của người phạm tội có thể bị phát hiện và xử lý. Từ năm 2006 đến năm
2010 Cơ quan điều tra tỉnh Sơn a đã tiếp nhận tổng số 3.372 các tin báo,
tố giác các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Tuy nhiên, trên
thực tế do nhiều nguyên nhân mà việc giải quyết lượng tin báo, tố giác các
tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong 5 năm chỉ đạt trung
bình khoảng trên 70% của tổng số với 2.459 tin báo, tố giác. Trong số tin
báo, tố giác về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được giải
quyết thì Cơ quan điều tra đã khởi tố là 1.779 tin báo, tố giác, chiếm tỷ lệ
53%. Có khoảng 20% số tin báo, tố giác đã được Cơ quan điều tra tiến
hành xử lý hành chính hoặc điều tra nhưng không có tội phạm hay được
xác minh đó là tin báo giả mạo. Như vậy, có thể thấy còn khoảng gần 30%
số tin báo, tố giác các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chưa
được giải quyết và trong đó ( nếu suy diễn từ thực tế giải quyết tin báo, tố
giác) có khoảng hơn một nửa là các tin báo, tố giác về tội phạm có thực
nhưng đang bị ẩn mà không được phát hiện, xử lý. Đây có thể là một thông
số để xem xét về mức độ ẩn của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a từ năm 2006 đến năm 2010.



11

Bảng 1.7: Số tin báo, tố giác các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh sơn La từ năm 2006 đến năm 2010
Năm

Số tin báo, tố
giác

Số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt bị khởi tố

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

2006

725

402

55,4%

2007

698


354

51%

2008

702

381

54,2%

2009

675

350

51%

2010

572

292

51%

2/1


Nguồn: Cơ quan điều tra công an tỉnh Sơn La
Nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm ẩn các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a là do: Khi nhận được tin báo,
tố giác mặc dù cơ quan điều tra đã thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ nhưng
vẫn không tìm ra hành vi phạm tội hoặc cơ quan điều tra nhận được nguồn tin
báo, tố giác nhưng không tích cực tiến hành điều tra nên không phát hiện
được tội phạm.
Ngoài ra, còn tồn tại một phần ẩn khác của tội phạm, có thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có tâm lí của các nạn nhân. Nạn nhân là
người trực tiếp bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng cũng chính họ có
thể cung cấp chính xác thông tin về người phạm tội để các cơ quan chức năng
có thể phát hiện ra tội phạm, nên có thể nói việc họ tố giác tội phạm có một ý
nghĩa rất quan trọng. Có nhiều trường hợp do số tài sản bị chiếm đoạt không
lớn nên nạn nhân không đi trình báo hoặc sau khi bị người phạm tội lừa dối
chiếm đoạt tài sản nạn nhân thấy một phần lỗi là do mình mất cảnh giác nên
xấu hổ không muốn tố giác hành vi phạm tội. Hay cũng có trường hợp họ trở
thành nạn nhân vì chính hành vi phạm tội của người thân thích nên họ không


12

muốn đi trình báo, tố giác tội phạm. Chính vì vậy mà số lượng tội phạm này
đã không được phát hiện, xử lý.
Trên đây là một vài nhận định về tội phạm ẩn các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a từ năm 2006 đến năm 2010.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nhiều vào việc đánh giá tình
hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên cơ sở số liệu thống
kê hình sự.
1.2. Diễn biến của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2006 - 2010

Diễn biến của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa
bàn tỉnh Sơn a là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối
của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt qua các năm từ năm
2006 đến năm 2010.
Nếu lấy mức độ tăng, giảm về số vụ và số người phạm tội các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt năm 2006 là gốc và coi là 100% thì
mức độ tăng, giảm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt các
năm tiếp theo đến năm 2010 như sau: (xem bảng số 1.8)
Bảng 1.8: Diễn biến của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2010
Năm

Số vụ

Số người phạm tội

2006

310 = 100%

541= 100%

2007

334 = 107,7% (tăng 7,7%)

512 = 94,6% (giảm 5,4%)

2008


332 = 107,1% (tăng 7,1%)

585 = 108,1% ( tăng 8,1%)

2009

319 = 102,9% (tăng 2,9 %)

575 = 106,3% (tăng 6,3%)

2010

240 = 77,4% (giảm 22,6%)

409 = 75,6% (giảm 24,4%)
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La


13

Căn cứ vào bảng số 1.8 chúng ta thấy từ năm 2006 đến năm 2010 số vụ
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a
luôn tăng chỉ có năm 2010 so với năm 2006 thì giảm cụ thể như sau: Năm
2007 có 334 vụ tăng 7,7 % so với năm 2006; năm 2008 có 332 vụ tăng 7,1%
so với năm 2006; năm 2009 có 319 vụ tăng nhẹ 2,9% so với năm 2006; năm
2010 có 240 vụ giảm 22,6% so với năm 2006.
Cũng căn cứ vào bảng số 1.8 chúng ta thấy mức độ tăng, giảm về số
người phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt so với năm
2006 cụ thể như sau : Năm 2007 có 512 người phạm tội giảm nhẹ 5,4% so với
năm 2006; năm 2008 có 585 người phạm tội tăng 8,1% so với năm 2006; năm

2009 có 575 người phạm tội tăng nhẹ 6,3% so với năm 2006; năm 2010 có
409 người phạm tội giảm 24,4% so với năm 2006.
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy riêng năm 2010 số vụ và số
người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt so với năm 2006
đều giảm. Nguyên nhân giảm nhanh cả về số vụ và số người phạm tội có lí do
liên quan đến sự thay đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999
có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 mà cụ thể là không xử
lý về hình sự đối với người thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 các
điều 137 (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 138 (Tội trộm cắp tài sản), 139
(Tội ừa đảo chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt
có giá trị dưới hai triệu đồng. Sự thay đổi về định lượng giá trị tài sản chiếm
đoạt đối với người phạm tội đã dẫn đến một loạt các vụ án đang điều tra, truy
tố, xét xử bị đình chỉ hay chuyển sang xử lý hành chính làm giảm đơn thuần
về cơ học số vụ và số người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a. Như vậy, có thể nhận định về diễn biến của các
tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a nhìn
chung không giảm mà giữ cùng một mức độ qua các năm.


14

Đồng thời bảng số liệu trên cũng cho thấy số người phạm tội các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a từ năm
2006 đến năm 2010 luôn cao hơn số vụ phạm tội, điều này chứng tỏ số vụ
phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ngày càng có sự tham gia
của nhiều đồng phạm.
Để thấy rõ hơn diễn biến của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a giai đoạn 2006 - 2010, chúng ta có thể
xem biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.3: Diễn biến của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2010
700
600
500

585

541

512

400
300
200

310

334

332

575

319

409
240

100


Số vụ
Số người
phạm tội

0
2006

2007

2008

2009

2010

1.3. Cơ cấu và tính chất của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2006 - 2010
Cơ cấu và tính chất của tội phạm thể hiện những đặc điểm bên trong
của tội phạm. Cơ cấu và tính chất của tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, thông qua phân tích cơ cấu của tội phạm chúng ta có thể rút ra những
tính chất của tội phạm.
Căn cứ vào đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt và để tạo cơ sở cho việc đánh giá tính chất của các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt có thể nghiên cứu cơ cấu của các tội xâm phạm sở


15

hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a trong thời gian từ năm
2006 đến năm 2010 theo một số tiêu chí như sau:

Về cơ cấu theo tội danh
Bảng 1.9: Cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2006 - 2010 theo tiêu chí
tội danh
Stt

Tội danh

Điều

Số vụ

Số người
phạm tội

Tỷ lệ % so với tổng
số người phạm tội
xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm
đoạt

1

Tội Trộm cắp tài
sản

138

1265


2123

81%

2

Tội Cướp tài sản

133

64

168

6,5%

3

Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản

139

69

111

4,2%

4


Tội ạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt
tài sản

140

64

82

3,1%

5

Tội Cướp giật tài
sản

136

30

64

2,4%

6

Tội Cưỡng đoạt
tài sản


135

37

58

2,2%

7

Tội Công nhiên
chiếm đoạt tài sản

137

8

16

0,6%

8

Tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản

134

0


0

0%

1535

2622

Tổng

Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Sơn La
Từ bảng thống kê trên có thể thấy tội danh được áp dụng nhiều nhất là
tội Trộm cắp tài sản (điều 138 B HS) chiếm 81% tổng số tội danh được áp


16

dụng đối với người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Điều
này cho thấy tính phổ biến của tội phạm này trong các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a. Tỷ lệ này cũng thể hiện sự
cách biệt khá xa giữa tội Trộm cắp tài sản so với các tội danh khác được áp
dụng cho người phạm tội trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt vì đều có tỷ lệ dưới 7%. Cụ thể: Tội Cướp tài sản (điều 133 B HS)
chiếm 6,5%, tội ừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 B HS) chiếm 4,2%, tội
ạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140) chiếm 3,1%, tội Cướp giật
tài sản (điều 136 B HS) chiếm 2,4%, tội Cưỡng đoạt tài sản ( điều 135
B HS) chiếm 2,2%, tội Công nhiêm chiếm đoạt tài sản (điều 137 B HS)
chiếm 0,6%. Đặc biệt, tội danh Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 134
B HS) không được áp dụng trong thời gian nghiên cứu.

Về cơ cấu theo loại tội phạm (phân loại theo Điều 8 BLHS)
Qua khảo sát ngẫu nhiên 150 bản án với 292 người phạm tội tác giả có
số thống kê về từng loại tội phạm như sau:
Bảng 1.10: Cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 theo
tiêu chí loại tội
oại tội

Ít nghiêm trọng

Nghiêm trọng

Rất nghiêm trọng

Tổng số

131

125

36

Tỉ lệ

44,9%

42,8%

12,3%


(Nguồn: 150 bản án hình sự sơ thẩm)
Bảng số liệu trên cho thấy trong số 292 người phạm tội các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt mà tác giả lựa chọn ngẫu nhiên để
nghiên cứu thì có 131 người phạm tội ít nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 44,9%
(131/292); 125 người phạm tội nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 42,8% (125/292); 36
người phạm tội rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 12,3% (36/292). Số người phạm


17

tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ khá cao trên 50%, điều này
cho thấy mức độ nghiêm trọng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn a.
Biểu đồ số 1.4: Cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2010 theo tiêu chí loại tội phạm.
12.3%
44.9%

ít nghiêm trọng
nghiêm trọng
rất nghiêm trọng

42.8%

Về cơ cấu theo loại hình phạt và mức hình phạt áp dụng cho người
phạm tội
Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Sơn a trong giai đoạn
2006 - 2010 thì loại hình phạt và mức hình phạt được áp dụng với người
phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt như sau:

Bảng 1.11: Cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2006 - 2010 theo tiêu chí
loại hình phạt và mức hình phạt áp dụng.
STT

oại hình phạt và mức hình phạt

Số người
phạm tội
60
869

Tỷ lệ % so với tổng số
người phạm tội
2,3%
33,1%

1551

59,2%

3

HP Cải tạo không giam giữ
HP tù dưới 3 năm nhưng cho
hưởng án treo
HP tù từ 3 năm trở xuống

4


HP tù trên 3 năm đến 7 năm

116

4,4%

5

HP tù trên 7 năm đến 15 năm
Tổng

26
2622

1%

1
2

Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Sơn La


18

Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy người phạm tội bị xử
phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,2% trong tổng số loại
hình phạt đã tuyên, tiếp theo đó là hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo
chiếm 33,1%, hình phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm 4,4%, hình phạt cải tạo
không giam giữ 2,3%, hình phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm chỉ chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ là 1%.

Về cơ cấu theo hình thức phạm tội
Tội phạm có thể được thực hiện dưới một trong hai hình thức: đồng
phạm hoặc tội phạm riêng lẻ. Trong số 150 vụ phạm tội mà tác giả lựa chọn
ngẫu nhiên để nghiên cứu có 93 vụ phạm tội được thực hiện dưới hình thức
đồng phạm, chiếm tỷ lệ rất cao 62% và 57 vụ phạm tội được thực hiện dưới
hình thức phạm tội riêng lẻ chiếm tỷ lệ 38%. Như vậy, đa số các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được thực hiện dưới hình thức đồng
phạm. Điển hình như vụ án Hoàng Văn Tuyên và đồng bọn đã lôi kéo tới 13
người tham gia thực hiện hành vi Cướp tài sản. Mặc dù giá trị tài sản chiếm
đoạt không lớn nhưng sự tham gia của nhiều đối tượng đã gây mất trật tự trị
an ở địa phương ( theo bản án hình sự sơ thẩm số 171/2007/HSST của Toà án
nhân dân tỉnh Sơn a)
Biểu đồ số 1.5: Cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2010 theo tiêu chí hình thức phạm tội.

38%
đồng phạm
riêng lẻ

62%

(Nguồn: 150 bản án hình sự sơ thẩm)


19

Về cơ cấu theo thời gian, địa điểm phạm tội
Qua nghiên cứu ngẫu nhiên 150 bản án về thời gian, địa điểm phạm tội
tác giả đã thống kê được như sau:

Về thời gian phạm tội: Số vụ xảy ra vào buổi tối và ban đêm ( từ 19h
tối đến trước 6h sáng ngày hôm sau) có 82 vụ chiếm tỷ lệ 55%, số vụ xảy ra
vào ban ngày (từ 6h sáng đến trước 19h tối) có 68 vụ chiếm tỷ lệ 45%.
Về địa điểm phạm tội: Số vụ xảy ra tại nơi ở như nhà ở, phòng trọ có
45 vụ chiếm tỉ lệ 30%, số vụ xảy ra tại nơi làm việc như cơ quan, doanh
nghiệp, công ty, công trường có 13 vụ chiếm tỉ lệ 8,7%, số vụ xảy ra tại nơi
công cộng như bến xe, trên xe buýt, chợ, siêu thị có 67 vụ chiếm tỉ lệ 45%, số
vụ xảy ra tại nơi vắng vẻ, ít người qua lại có 25 vụ chiếm tỉ lệ 17%.
Như vậy, có thể thấy trong khoảng thời gian ban đêm số vụ phạm tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại Sơn a vẫn xảy ra cao hơn trong
khoảng thời gian ban ngày.
Về địa điểm phạm tội thì đa số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt thường xảy ra tại nơi ở và nơi công cộng hay những nơi vắng
vẻ, ít người qua lại chiếm tỷ lệ hơn 90% trên tổng số vụ án đã nghiên cứu.
Đồng thời khi nghiên cứu các bản án hình sự sơ thẩm trên tác giả cũng nhận
thấy có mối liên hệ nhất định giữa thời gian và địa điểm. Số vụ phạm tội xảy ra
vào ban ngày thường là ở những nơi công cộng tập trung đông người và nạn
nhân dễ sơ hở trong việc quản lý tài sản còn những vụ phạm tội xảy ra vào ban
đêm thường xảy ra ở nơi ở, nơi làm việc hay nơi vắng vẻ, ít người qua lại.
Về cơ cấu theo phương pháp, thủ đoạn phạm tội
Tác giả đã nghiên cứu ngẫu nhiên 150 bản án nhận thấy có 47 vụ người
phạm tội sử dụng phương pháp, thủ đoạn nguy hiểm để phạm tội, chiếm tỷ lệ
31,3%. Phương pháp, thủ đoạn nguy hiểm mà người phạm tội sử dụng chủ
yếu là dùng thuốc độc gây mê nạn nhân, giật tài sản của nạn nhân khi đang
tham gia giao thông…để chiếm đoạt tài sản. Số vụ phạm tội sử dụng phương
pháp, thủ đoạn phạm tội khác, như uy hiếp tinh thần của người có tài sản,


20


dùng giấy tờ giả để tạo lòng tin ở người có tài sản, hay giả danh người có
chức vụ, quyền hạn để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản… là 103 vụ, chiếm
tỷ lệ 69%.
Về cơ cấu theo công cụ, phương tiện phạm tội
Qua nghiên cứu ngẫu nhiên 150 bản án với 292 người phạm tội tác giả
thống kê được có 65 vụ phạm tội các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội, chiếm tỷ lệ 43,3%; 85 vụ
phạm tội còn lại không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội, chiếm tỷ lệ
57%. Trong các vụ phạm tội có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội thì số
vụ có sự chuẩn bị trước về phương tiện như xe máy hay công cụ như van mở
khoá, chìa khoá tự chế, vũ khí như súng, dao, côn, kiếm … để chiếm đoạt tài
sản chiếm đa số. Bên cạnh đó có những vụ mà người phạm tội không có sự
chuẩn bị trước công cụ, phương tiện phạm tội mà sử dụng cọc tre hay gậy
gộc…có tại hiện trường để chiếm đoạt tài sản.
Về cơ cấu theo động cơ phạm tội
Qua nghiên cứu ngẫu nhiên 150 bản án với 292 người phạm tội, về
động cơ của người phạm tội tác giả đã thống kê được như sau:
+ Người phạm tội có động cơ vụ lợi có 201 người, chiếm 69%
+ Người phạm tội có động cơ chiếm đoạt tài sản để mua ma tuý sử
dụng có 91 người, chiếm 31%
Biểu đồ số 1.6: Cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2010 theo tiêu chí động cơ phạm tội.
31.2%

động cơ vụ lợi

68.8%

động cơ chiếm đoạt

tài sản để mua ma
tuý sử dụng

Nguồn: 150 bản án hình sự sơ thẩm


21

Về cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của người bị kết án
Bảng 1.12: Số liệu về giới tính, độ tuổi và đặc điểm tái phạm của
ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2010
Giới tính

Độ tuổi

ần
đầu

Tái
phạm,tái
phạm
nguy hiểm

288

502

39


15

114

482

30

5

52

225

557

28

561

14

42

289

532

43


389

20

38

184

376

33

Năm

Số người
phạm tội

Nam

Nữ

1

2006

541

537

4


14

2

2007

512

509

3

3

2008

585

580

4

2009

575

5

2010


409

STT

Tỷ lệ % so với tổng số
người phạm tội xâm
phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt

Số lần phạm tội

Dưới 18 18
30

98,2% 1,7% 6,1% 42% 93,4%

6,6%

Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Sơn La
Căn cứ vào số liệu thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Sơn a tại bảng
1.12 ta có thể thấy:
Về giới tính: Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010 số người phạm tội bị
xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt hầu hết là nam giới
với số lượng 2576 người phạm tội, chiếm 98,2 % so với tổng số người phạm
tội, nữ giới là 46 người phạm tội chỉ chiếm tỷ lệ 1,7%, thấp hơn tỷ lệ này ở
một số nhóm tội khác trên địa bàn như tội phạm về ma tuý là 10,3 % hay tội
chứa mại dâm 3%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy số người phạm tội xâm phạm



×