Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.68 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


LÊ PHONG NHÃ

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VỎ TRẤU
ĐỂ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Công
Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Mã số:
60.58.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng – Năm 2018

– Năm .......


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ KHÁNH TOÀN

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Quang Hưng
Phản biện 2: TS. Đặng Công Thuật

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 27


tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
- Thư viện Khoa xây dựng, Trường Đại học Bách khoa – Đại học
Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, đưa gạch xây không nung vào các công trình xây dựng
đang trở thành xu hướng tất yếu trong ngành xây dựng. Để định hướng
phát triển vật liệu xây không nung, từng bước thay thế gạch nung
truyền thống, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, định
hướng phát triển gạch không nung đến 2020 như: Quyết định số
567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010[6], Chỉ thị số 10/CT-TTg của Chính
phủ,v.v.. Sở dĩ loại gạch này được ưu tiên phát triển vì những ưu điểm
của chúng so với gạch đất nung, đặt biệt là giảm hao phí nguồn tài
nguyên đất và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hiện nay loại gạch
này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, một trong những nguyên nhân
hạn chế sự phát triển như: thấm nước nhanh, dễ gây nứt tường do co
giãn nhiệt, trọng lượng và giá thành vẫn còn cao (so với gạch nung).
Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển loại gạch này theo hướng
phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật,
kinh tế, hướng đến sử dụng rộng rãi là một yêu cầu mang tính cấp
thiết.
Một trong những thành phần chính để chế tạo gạch không nung xi

măng cốt liệu là cát. Tuy nhiên, hiện nay khả năng cung ứng cát đang
ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu sử dụng lại không ngừng tăng
lên, cần thiết phải nghiên cứu nguồn vật liệu khác thay thế hoặc kết
hợp để làm giảm lượng cát sử dụng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền
vững loại vật liệu xây dựng mới này. Vật liệu thay thế hoặc kết hợp để
làm giảm lượng cát sử dụng trước hết phải là loại vật liệu đáp ứng
được yêu cầu về trữ lượng, trọng lượng và giá thành. Việt Nam là một
trong những nước xuất khấu gạo đứng hàng đầu thế giới, do đó nguồn


2
vỏ trấu hết sức dồi dào. Tuy vậy, vỏ trấu là sản phẩm ít được sử dụng
sau xay sát, thậm chí thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Một vài
ứng dụng từ vỏ trấu hiện nay mang lại hiệu quả cao, trong đó có ứng
dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị cách nhiệt, nguyên liệu
làm phụ gia cho xi măng… mở ra hướng nghiên cứu sử dụng vỏ trấu
trong sản xuất gạch không nung, hướng có khả năng cải thiện được
một số tính chất cơ lí của gạch không nung như trọng lượng, độ thấm
nước, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tận dụng được nguồn vật liệu
địa phương, góp phần giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên cát
hiện nay.
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không
nung” kì vọng sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới nhằm tạo ra sản phẩm
gạch không nung đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, tận dụng được
nguồn vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số tính chất cơ lý của gạch không nung sử dụng vỏ
trấu trong thành phần cấp phối theo những tỉ lệ nhất định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Gạch không nung có sử dụng vỏ trấu trong

thành phần cấp phối.
Phạm vi nghiên cứu: Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm xác
định một số chỉ tiêu cơ lí của gạch không nung có sử dụng vỏ trấu
trong thành phần cấp phối như: cường độ chịu nén; trọng lượng riêng;
độ hút nước; khả năng dính bám của vữa xây.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
- Khảo sát thực nghiệm


3
- Tổng hợp, phân tích rút ra kết luận
5. Nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về gạch không nung
Chương 2: Cơ sở khoa học xác định các đặc trưng cơ lý của gạch
không nung
Chương 3: Xác định một vài đặt trưng cơ lý của gạch không nung
có sử dụng vỏ trấu trong thành phần cấp phối.
Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ GẠCH KHÔNG NUNG
1.1.1. Định nghĩa về gạch không nung
Gạch không nung là một loại gạch mà sau gia công định hình thì
tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút
nước, độ thấm nước mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng
nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ
bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung

hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
1.1.2. Một số ưu điểm, nhược điểm của gạch không nung
1.1.2.1. Ưu điểm
Thời gian chế tạo ngắn, hao phí nhân công ít, kết cấu vững chắc
với cường độ cao, khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt và
thân thiện với môi trường.
1.1.2.2. Nhược điểm
Thấm nước nhanh, dễ gây nứt tường do co giãn nhiệt, trọng lượng
và giá thành vẫn còn cao (so với gạch nung). v.v.


4
1.1.2.3. So sánh với gạch đất nung
So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, gạch không
nung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạch đất nung.
1.1.3. Các loại gạch không nung tại Việt Nam
Gạch không nung hiện nay gồm có 3 loại chính, gồm: gạch xi măng
cốt liệu (hay còn gọi là gạch block, gạch bê tông) chiếm khoảng 75%
tổng lượng gạch không nung; gạch bê tông khí chưng áp chiếm 15%;
gạch bê tông bọt (gạch nhẹ) chiếm 5%; gạch khác chiếm 5%.
1.1.4. Tình hình sản xuất, sử dụng và hướng phát triển của gạch
không nung ở Việt Nam
Từ những năm 60, Việt Nam đã sản xuất và sử dụng nhiều loại
không nung, tuy nhiên năng lực sản xuất chỉ ở mức thủ công nhỏ lẻ,
đáp ứng tiêu dùng cho một bộ phận dân cư trong các công trình phụ
trợ. Với những ưu điểm vượt trội, gạch không nung đã và đang được
Chính phủ khuyết khích sử dụng, hướng đến dần thay thế gạch đất
nung.
1.2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU CHẾ TẠO GẠCH KHÔNG NUNG
1.2.1. Cát

1.2.2. Mạt đá
1.2.3. Xi măng
1.2.4. Phụ gia
1.2.5. Nước
1.3. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÍ CỦA GẠCH KHÔNG NUNG
1.3.1. Cường độ chịu nén của gạch không nung
1.3.2. Độ hút nước và khả năng chống thấm nước của
gạch không nung
1.3.3. Khối lượng thể tích của gạch không nung
1.3.4. Vữa dùng cho gạch không nung


5
1.4. QUY TRÌNH SẢN SUẤT GẠCH KHÔNG NUNG
1.4.1. Công nghệ Polime hóa khoáng
1.4.1.1. Nguyên liệu sản xuất
Xi măng, phụ gia polime và nguyên liệu thô: mạt đá (đá mi), xỉ
than, tro bay, phế phẩm xây dựng, đá tổ ong, đất đồi, cát, v.v..
1.4.1.2. Cách phối trộn
Tỷ lệ pha trộn 12-15% xi măng + 3-4% phụ gia polime + 6-8%
nước và phần còn lại là nguyên liệu thô.
1.4.1.3. Quy trình sản xuất

Hình 1.1. Quy trình sản xuất gạch công nghệ Polime hóa khoáng
(Nguồn ảnh: )
- Cấp phối nguyên liệu:
- Trộn nguyên liệu:
- Công đoạn truyền tải:
- Tạo hình sản phẩm:
- Phơi, bảo dưỡng sản phẩm:

1.4.1.4. Ứng dụng và sản phẩm
1.4.2. Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu
1.4.2.1. Nguyên liệu


6
Xi măng và cốt liệu như: tro bay, xỉ than, mạt đá, phế phẩm xây
dựng, cát vàng, cát đen, đất đồi, đá, sỏi, bã khai thác quặng, v.v..
1.4.2.2. Cách phối trộn
Tỷ lệ pha trộn 8-10% xi măng để liên kết, 85% cốt liệu nước và
phụ gia.
1.4.2.3. Quy trình sản xuất

Hình 1.2. Chi tiết dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu
(Nguồn ảnh: )
- Bước 1: cấp nguyên liệu
- Bước 2: máy trộn nguyên liệu
- Bước 3: khu vực chứa khay
- Bước 4: máy ép tự động tạo hình
- Bước 5: tự động ép mặt – Máy cấp màu
- Bước 6: tự động chuyển gạch
- Bảo dưỡng gạch:
1.5. GIỚI THIỆU VỀ NGUỒN VỎ TRẤU
1.5.1. Định nghĩa và nguồn gốc của vỏ trấu
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá
trình xay xát.
1.5.2. Hiện trạng vỏ trấu tại Việt Nam


7

1.5.3. Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay
1.5.3.1. Sử dụng làm chất đốt
1.5.3.2. Dùng vỏ trấu để lọc nước
1.5.3.3. Sử dụng vỏ trấu tạo thành củi trấu
1.5.3.4. Vỏ trấu làm sản phẩm mỹ nghệ
1.5.3.5. Dùng trấu làm thiết bị khí hoá dầu
1.5.3.6. Vỏ trấu làm vật liệu xây dựng nhẹ không nung
1.5.3.7. Vỏ trấu làm công trình giao thông nông thôn

Hình 1.3. Công trình đường đal nông thôn sử dụng vỏ trấu
(Nguồn ảnh: )
1.5.3.8. Các ứng dụng khác của vỏ trấu
1.6. KHẢ NĂNG CẢI THIỆN VÀ ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU KỸ
THUẬT CỦA GẠCH KHÔNG NUNG CÓ SỬ DỤNG VỎ TRẤU
LÀM THÀNH PHẦN CẤP PHỐI
1.6.1. Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
Sử dụng vỏ trấu trong sản xuất gạch không nung dự đoán có khả
năng cải thiện được một số tính chất cơ lí của gạch không nung như:
giảm trọng lượng bản thân, vẫn đáp ứng yêu cầu về cường độ chịu nén,
cải thiện khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy so với gạch nung
truyền thống, dễ thi công, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất.
1.6.2. Khả năng cải thiện môi trường


8
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn vật liệu địa
phương, góp phần giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên liên
quan và thân thiện với môi trường.
1.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Qua tất cả các yếu tố trên có thể khẳng định gạch không nung xi

măng cốt liệu là loại vật liệu xây lý tưởng thay thế cho gạch đất sét
nung trong thời gian tới.
Để sử dụng vỏ trấu trong sản xuất gạch không nung có thể cải thiện
được một số tính chất cơ lí của gạch không nung cần có những nghiên
cứu chuyên sâu. Chương 2 sẽ trình bày các tài liệu tiêu chuẩn và các
phương pháp xác định các đặc trưng cơ lí của gạch không nung để làm
cơ sở cho chương 3 tiến hành nghiên cứu các đặc trưng cơ lí của loại
gạch không nung có sử dụng vỏ trấu trong thành phần cấp phối.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CÁC
ĐẶC TRƯNG CƠ LÍ CỦA GẠCH KHÔNG NUNG
2.1. CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÍ CỦA GẠCH KHÔNG NUNG
Các đặc trưng cơ lý của gạch không nung được xác định phần lớn
áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 6477: 2016 - Gạch bê tông tự chèn.
2.2. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG CƠ LÍ CỦA THÀNH PHẦN CẤP
PHỐI CHẾ TẠO GẠCH KHÔNG NUNG
2.1.1. Xi măng: Xi măng Holcim PCB 40
2.2.2. Cát: Cát vàng Tân Châu – An Giang
2.2.3. Mạt đá: Đá Biên Hòa – Đồng Nai
2.2.4. Nước: Nước sinh hoạt
2.2.5. Vỏ trấu


9
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Qua chương này, dựa vào các tiêu chuẩn, tác giả đã đưa ra các
phương pháp xác định các đặc trưng cơ lý gạch không nung. Chương
3 tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu của vật liệu chế tạo gạch không

nung và nghiên cứu các đặc trưng cơ lí của loại gạch không nung có
sử dụng vỏ trấu.

CHƯƠNG 3
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ CỦA
GẠCH KHÔNG NUNG CÓ SỬ DỤNG VỎ TRẤU
TRONG THÀNH PHẦN CẤP PHỐI
3.1. ĐẶC TRƯNG CƠ LÍ CỦA VẬT LIỆU CHẾ TẠO GẠCH
KHÔNG NUNG
3.1.1. Thí nghiệm xi măng Holcim PCB 40
3.1.1.1. Xác định độ mịn
3.1.1.2. Xác định khối lượng riêng
3.1.1.3. Xác định thời gian đông kết
3.1.1.4. Xác định độ bền nén
3.1.2. Thí nghiệm cát
3.1.2.1. Xác định thành phần hạt của cát
3.1.2.2. Xác định hàm lượng bụi, bùn, sét
3.1.2.3. Xác định khối lượng thể tích xốp của cát
3.1.2.4. Xác định khối lượng riêng, độ hút nước của cát
3.1.3. Thí nghiệm mạt đá
3.1.3.1. Xác định thành phần hạt của mạt đá
3.1.3.2. Xác định hàm lượng bụi, bùn, sét
3.1.3.3. Xác định khối lượng thể tích xốp của mạt đá
3.1.3.4. Xác định khối lượng riêng, độ hút nước của mạt đá


10
3.1.4. Thí nghiệm nước
3.1.5. Thí nghiệm vỏ trấu
3.1.5.1. Xác định khối lượng thể tích xốp của vỏ trấu

3.1.5.2. Xác định khối lượng riêng, độ hút nước của vỏ trấu
3.2. CẤP PHỐI GẠCH KHÔNG NUNG
Dự tính thiết kế gạch mác M50 – B3.5. Để có được cường độ của
gạch theo yêu cầu thiết kế, trước tiên tác giả dựa vào cấp phối tham
khảo của loại gạch không nung được sản xuất tại nhà máy sản xuất
gạch Nhật Anh tại địa chỉ: ấp Phú Thạnh, xã Phương Thạnh, huyện
Càng Long, tỉnh Trà Vinh, với thành phần cấp phối cơ bản như sau:
10% Xi măng + 45% Mạt đá + 45% Cát + Nước (lít)
Ở đây, tỉ lệ % lấy theo khối lượng 1m3 vữa. Hàm lượng vỏ trấu
được đưa vào sẽ điều chỉnh theo tỉ lệ % khối lượng cát sẽ lấy ra (từ
5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%). Các thành phần cấp phối khác được
giữ nguyên cho tất cả các cấp phối thí nghiệm. Do có lượng vỏ trấu
đưa vào nên ứng với tỉ lệ vỏ trấu đưa vào sẽ cần điều chỉnh lượng nước
để đảm bảo tính công tác cũng như đủ lượng nước cho quá trình thủy
hóa của xi măng. Kết quả thiết kế cấp phối như trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng thiết kế cấp phối gạch không nung
CẤP
XI
MẠT
VỎ
CÁT
NƯỚC
PHỐI
MĂNG
ĐÁ
TRẤU
Cấp phối 0 100 (kg) 493 (kg) 429 (kg)
0 (kg)
40 (lít)
Cấp phối 1 100 (kg) 493 (kg) 381 (kg)

5 (kg)
42 (lít)
Cấp phối 2 100 (kg) 493 (kg) 334 (kg)
9 (kg)
44 (lít)
Cấp phối 3 100 (kg) 493 (kg) 286 (kg) 14 (kg) 46 (lít)
Cấp phối 4 100 (kg) 493 (kg) 238 (kg) 18 (kg) 48 (lít)
Cấp phối 5 100 (kg) 493 (kg) 191 (kg) 23 (kg) 50 (lít)
Cấp phối 6 100 (kg) 493 (kg) 143 (kg) 27 (kg) 52 (lít)


11
3.3. TẠO MẪU THÍ NGHIỆM
Sau khi tính toán xong các cấp phối. Ngày 27/7/2017 tiến hành đúc
mẫu tại nhà máy sản xuất gạch Nhật Anh. Khuôn mẫu đúc gạch có
kích thước 390x90x190mm, với 07 cấp phối được trộn (CP0 - CP6).
Trong đó, cấp phối 0 là cấp phối của nhà máy.

Hình 3.1. Tạo mẫu gạch không nung
Sau khi đúc mẫu gạch xong tiến hành bảo dưỡng gạch không nung
theo qui trình như sau: gạch được dưỡng hộ sơ bộ khoảng 1 – 1,5 ngày
trong nhà xưởng có mái che, sau đó chuyển ra khu vực kho bãi thành
phẩm tiếp tục dưỡng hộ một thời gian (từ 10 đến 28 ngày tùy theo yêu
cầu) và đóng gói, dán nhãn mác xuất xưởng.
3.4. CÁC KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Sau khi tạo mẫu và bảo dưỡng xong tiến hành thí nghiệm tại phòng
LAS-XD1294; Địa chỉ: 128 Ci Da, Khóm 9, Phường 9, Thành phố Trà
Vinh. Xác định các đặt trưng cơ lý của gạch không nung có sử dụng
vỏ trấu:
3.4.1. Xác định kích thước, màu sắc và khuyết tật ngoại quan

Bảng 3.2. Kết quả đo kích thước mẫu gạch


12

TT

Kí hiệu mẫu

Chiều

Chiều

Chiều

dài

rộng

cao

(mm)

(mm)

(mm)

Khối lượng
(g)


1

Cấp phối 0

392

90

192

10675,1

2

Cấp phối 1

391

91

187

9664,1

3

Cấp phối 2

388


91

191

9553,7

4

Cấp phối 3

391

89

187

9445,1

5

Cấp phối 4

388

92

193

9339,1


6

Cấp phối 5

392

92

193

9237,2

7

Cấp phối 6

389

92

188

9089,2

Bảng 3.3. Kết quả độ công vênh, vết nứt, màu sắc mẫu gạch
Độ cong
vênh trên
TT

Kí hiệu mẫu


bề mặt
viên gạch
(mm)

Số vết
sứt

Số

cạnh,

vết

Màu sắc

sứt

nứt

viên gạch

góc

(vết)

(vết)

1


Cấp phối 0

1,5

2

0

Đồng đều

2

Cấp phối 1

2,8

2

1

Đồng đều

3

Cấp phối 2

2,5

2


0

Đồng đều

4

Cấp phối 3

1,9

2

1

Đồng đều

5

Cấp phối 4

1,1

1

0

Đồng đều

6


Cấp phối 5

1,6

1

1

Đồng đều

7

Cấp phối 6

0,7

3

0

Đồng đều

* Nhận xét: Nhìn vào kết quả, ta thấy: so với cấp phối 0 là cấp
phối của nhà máy, các cấp phối từ cấp phối 1 – 6 với tỉ lệ vỏ trấu thay
thế cát lần lượt là 5 - 30%, thì trọng lượng viên gạch của các cấp phối


13
có sử dụng vỏ trấu đa số nhẹ hơn, độ cong vênh không lớn, các vết nứt
không nhiều, màu sắc đồng đều với màu tiêu chuẩn.

3.4.2. Xác định độ rỗng

ĐỘ RỖNG (%)

BIỂU ĐỒ ĐỘ RỖNG
30
28
26
24
22
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

28

28

28

CP 0


CP 1

CP 2

28

28

28

28

CP 3

CP 4

CP 5

CP 6

CẤP PHỐI 0-6

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ độ rỗng gạch không nung
* Nhận xét: Nhìn vào kết quả, ta thấy: so với cấp phối 0 là cấp
phối nhà máy, các cấp phối từ cấp phối 1 – 6 với tỉ lệ vỏ trấu thay thế
cát lần lượt là 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% thì tỉ lệ độ rỗng ở các
cấp phối không chênh lệch nhau nhiều tương đối đồng đều với nhau.
Với độ rỗng này gạch không nung có sử dụng vỏ trấu trong thành phần
cấp phối đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
3.4.3. Kết quả thí nghiệm cường độ nén


Hình 3.2. Nén mẫu gạch không nung


14
BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN CƯỜNG ĐỘ GẠCH
THEO THỜI GIAN CẤP PHỐI 0-6
6

05

CƯỜNG ĐỘ (MPa)

5
04

4
03
3 02
02
02
2 01
01
01
1

03
03
02
02

02
01

04
04
03
03
03
02
02

05
04
04
04

Cấp phối 0
Cấp phối 1

03

Cấp phối 2

03

Cấp phối 3
Cấp phối 4
Cấp phối 5
Cấp phối 6


0
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
NGÀY TUỔI (Ngày)

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phát triển cường độ gạch theo thời gian
* Nhận xét: Biểu đồ phát triển cường độ theo thời gian 28 ngày
cho thấy, so với cấp phối số 0 là cấp phối chuẩn của nhà máy, các cấp
phối từ cấp phối 1 đến cấp phối 4 với tỉ lệ vỏ trấu thay thế cát lần lượt
là 5 - 20% đạt được cường độ theo yêu cầu đặt ra, một số cấp phối
cho cường độ thấp hơn cường độ yêu cầu đặt ra ứng với cấp độ bền
B3.5. Tuy nhiên, cường độ chịu nén của gạch suy giảm theo sự tăng
của hàm lượng vỏ trấu thay thế cát. Điều này gợi ý, chỉ cho phép thay
thế hàm lượng cát nhất định nào đó bằng vỏ trấu nhằm đáp ứng các
đặc trưng cơ lí cần thiết của gạch.
- Tốc độ phát triển cường độ của các mẫu so với mẫu chuẩn là
tương đối giống nhau (các đường gần song song với nhau). Điều này
cho thấy việc thêm trấu vào thay thế tỉ lệ phần trăm nhất định của cát
chỉ ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của gạch chứ không ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển cường độ.
- Lượng nước điều chỉnh tăng dần nhằm đáp ứng tính công tác của
vữa. Lượng nước điều chỉnh tăng có thể là nguyên nhân làm giảm


15
cường độ chịu nén của gạch. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu thêm về
khả năng chịu uốn, độ bền của gạch theo thời gian, cường độ chịu nén
có bị suy giảm hay không theo thời gian, v.v..
3.4.4. Xác định độ thấm nước
BIỂU ĐỒ ĐỘ THẤM NƯỚC
400


ĐỘ THẤM NƯỚC (ml/m2.h)

350
300

296

319

330

342

CP 3

CP 4

369

377

CP 5

CP 6

266

250
200

150
100
50
0
CP 0

CP 1

CP 2

CẤP PHỐI 0-6

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ độ thấm nước của gạch không nung
* Nhận xét: Nhìn vào kết quả, ta thấy: so với cấp phối 0 là cấp
phối nhà máy, các cấp phối từ cấp phối 1 – 6 với tỉ lệ vỏ trấu thay thế
cát lần lượt là 5 - 30% thì độ thấm nước tăng dần theo sự tăng của
hàm lượng vỏ trấu thay thế cát và độ thấm nước chênh lệch không
nhiều (266 – 377ml/m2.h). Với độ thấm nước này, gạch không nung
có khả năng chống thấm tốt
3.4.5. Xác định độ hút nước

Hình 3.3. Xác định độ hút nước gạch không nung


16

ĐỘ HÚT NƯỚC (%)

BIỂU ĐỒ ĐỘ HÚT NƯỚC
18

17
16
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

15.1
12

12.7

15.9

13.4

10.8


9.9

CP 0

CP 1

CP 2

CP 3

CP 4

CP 5

CP 6

CẤP PHỐI 0-6

Hình 3.4. Biểu đồ độ hút nước của gạch không nung
* Nhận xét: Biểu đồ độ hút nước cho thấy, so với cấp phối 0 là
cấp phối nhà máy, các cấp phối từ cấp phối 1 – 4 với tỉ lệ vỏ trấu thay
thế cát lần lượt là 5 - 20% đạt được độ hút nước độ theo yêu cầu đặt
ra, một số cấp phối cho cường độ cao hơn đôi hút nước yêu cầu đặt
ra ứng với độ hút nước 14%. Tuy nhiên, độ hút nước của gạch tăng
dần theo sự tăng của hàm lượng vỏ trấu thay thế cát. Điều này gợi ý,
chỉ cho phép thay thế hàm lượng cát nhất định nào đó bằng vỏ trấu
nhằm đáp ứng các đặc trưng cơ lí cần thiết của gạch.
3.4.6. Xác định khối lượng thể tích

KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH XỐP

(kg/m3)

BIỂU ĐỒ KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH XỐP
1340
1320
1300
1280
1260
1240
1220
1200

1326
1287
1274

CP 0

CP 1

CP 2

1266

CP 3

1259

CP 4


CẤP PHỐI

Hình 3.5. Biểu đồ khối lượng thể tích

1251

CP 5

1244

CP 6


17
* Nhận xét: Nhìn vào kết quả, ta thấy: so với cấp phối 0 là cấp
phối nhà máy, các cấp phối từ cấp phối 1 – 6 với tỉ lệ vỏ trấu thay thế
cát lần lượt là 5 - 30% thì khối lượng thể tích giảm dần theo sự tăng
của hàm lượng vỏ trấu thay thế cát. Điều này chứng tỏ rằng khi sử
dụng vỏ trấu trong thành phần cấp phối sản xuất gạch không nung thì
tạo ra những viên gạch có khối lượng thể tích nhẹ hơn viên gạch không
sử dụng vỏ trấu.
3.5. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ
Qua các kết quả thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý vật liệu, thí nghiệm
về độ rỗng, cường độ phát triển của gạch, độ thấm nước, độ hút nước,
khối lượng thể tích. Ta nhận thấy,
- Độ rỗng so với cấp phối 0 là cấp phối của nhà máy, thì tỉ lệ độ
rỗng của các cấp phối tương đối đồng điều với nhau, độ rỗng khoãng
28%. Với độ rỗng này gạch không nung có sử dụng vỏ trấu trong thành
phần cấp phối đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
- Cường độ chịu nén so với cấp phối số 0 là cấp phối chuẩn của nhà

máy, các cấp phối từ cấp phối 1 - 4 với tỉ lệ vỏ trấu thay thế cát lần
lượt là 5 - 20% đạt được cường độ theo yêu cầu đặt ra, một số cấp phối
cho cường độ cao hơn cường độ yêu cầu đặt ra ứng với cấp độ bền
B3.5. Tuy nhiên, cường độ chịu nén của gạch suy giảm theo sự tăng
của hàm lượng vỏ trấu thay thế cát. Điều này gợi ý, chỉ cho phép thay
thế hàm lượng cát nhất định nào đó bằng vỏ trấu nhằm đáp ứng các
đặc trưng cơ lí cần thiết của gạch.
- Độ thấm nước gạch không nung khi sử dụng vỏ trấu so với cấp
phối 0 là cấp phối của nhà máy chênh lệch không nhiều (266 –
377ml/m2.h). Với độ thấm nước này, gạch không nung có khả năng
chống thấm tốt hơn gạch nung.
- Độ hút nước của gạch không nung (9,9-15,9%) khá thấp so với
độ hút nước của gạch nung (khoảng 10 - 18%). Với độ hút nước này,
gạch không nung có khả năng chống thấm tốt hơn gạch nung.


18
- Khối lượng thể tích của gạch có sử dụng vỏ trấu (1244kg) nhẹ
hơn gạch không có sử dụng vỏ trấu (1326kg).
- Về cường độ phát triển của gạch theo thời gian, so sánh với cấp
phối của nhà máy cấp phối 0, ta thấy cấp phối số 1 - 6 giảm dần và từ
cấp phối 1 - 4 đạt yêu cầu về cường độ của đề tài B3.5, cấp 5 - 6 thấp
hơn yêu cầu. Theo kết quả thí nghiệm tác giả đề nghị sử dụng cấp phối
1 - 4, cấp phối 5 - 6 không nên sử dụng.
3.6. MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT KỸ THUẬT, KINH TẾ VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA GẠCH KHÔNG NUNG
CÓ SỬ DỤNG VỎ TRẤU TRONG THÀNH PHẦN CẤP PHỐI.
3.6.1. Về mặt kỹ thuật
- Gạch không nung khi sử dụng vỏ trấu trong thành phần cấp phối
có cường độ đạt yêu cầu đối với loại gạch xây. Trong thí nghiệm, với

tỉ lệ thay thế vỏ trấu từ (5 - 30%) thay cho cát, cường độ 28 ngày cấp
phối 1 - 6 của viên gạch thì cấp phối 1 - 4 đạt yêu cầu của đề tài B3.5
- Với thành phần chính là xi măng, mạt đá, cát và vỏ trấu lại trải
qua quá trình sản xuất với lực rung ép lớn, viên gạch không nung có
độ đông kết cao, bề mặt phẳng, mịn, ít khe hở nên không thấm nhiều
nước. Trong khi độ hút nước ở gạch nung là 10 - 18% (% theo khối
lượng) thì con số này ở gạch không nung cấp phối 0 - 4 là 8,5% 13,5% đạt yêu cầu (14%). Độ hút ẩm này vừa đủ để vữa kết dính với
viên gạch vừa giúp tường bớt bị thấm nước, không ẩm mốc.v.v..
Chính vì lý do này nên gạch không nung đã được dùng để xây mọi
loại tường từ tường ngăn, tường bao bên ngoài cũng như tường nhà vệ
sinh.v.v..
- Tốc độ phát triển về cường độ của gạch không nung khi sử dụng
vỏ trấu, ở cấp phối 1 - 4 với tỉ lệ vỏ trấu (5 - 20%) đã đạt được cường
độ theo yêu cầu của đề tài M50-B3.5


19
- Do ưu điểm chịu lực cao trên từng viên gạch nên giảm tải lượng
cốt pha phải sử dụng.
- Ngoài ra gạch không nung giảm đáng kể lượng vữa trát dính, cũng
như thi công đường điện dễ dàng hơn, giảm tỉ lệ nứt gãy khi thay đổi nhiệt
độ cũng như cách âm, cách nhiệt tốt hơn nhiều so với gạch đất nung.
- Khối lượng thể tích của gạch không nung, khi sử dụng vỏ trấu nhẹ
hơn so với gạch không nung thông thường.
3.6.2. Về mặt kinh tế
Tiến hành so sánh giữa cấp phối gạch không sử dụng vỏ trấu và
cấp phối gạch sử dụng vỏ trấu thay thế 5% cát ta có kết quả như sau:
Bảng 3.4. Bảng tính cấp phối gạch không sử dụng vỏ trấu
ĐƠN KHỐI
ĐƠN

THÀNH
STT
VẬT LIỆU
VỊ
LƯỢNG
GIÁ
TIỀN
1
Xi măng
kg
100
1.700
170.000
2
Mạt đá
kg
493
122
60.146
3
Cát
kg
429
246
105.534
4
Vỏ trấu
kg
600
5

Nước sinh hoạt
lít
40
7
280
TỔNG GIÁ TRỊ 100 VIÊN GẠCH
335.960
GIÁ TRỊ 1 VIÊN GẠCH
3.359
Bảng 3.5. Bảng tính cấp phối gạch sử dụng vỏ trấu thay thế 5% cát
ĐƠN KHỐI
ĐƠN
THÀNH
STT
VẬT LIỆU
VỊ
LƯỢNG
GIÁ
TIỀN
1
Xi măng
kg
100
1.700
170.000
2
Mạt đá
kg
493
122

60.146
3
Cát
kg
381
246
93.726
4
Vỏ trấu
kg
5
600
3.000
5
Nước sinh hoạt
lít
40
7
294
TỔNG GIÁ TRỊ 105 VIÊN GẠCH
327.116
GIÁ TRỊ 1 VIÊN GẠCH
3.115


20
* Nhận xét: Nhìn vào kết quả của hai bảng tính, ta thấy: Giá
trị viên gạch ở bảng tính cấp phối không có vỏ trấu làm thành phần
(3.359đ) cao hơn bảng tính cấp phối sử dụng 5% vỏ trấu thay cho cát
(3.115đ). Như vậy, sử dụng vỏ trấu trong thành phần cấp phối sản

xuất gạch không nung viên gạch sẽ có giá trị rẻ hơn gạch không nung
không sử dụng vỏ trấu. Nếu một năm tiêu thụ 1 tỷ viên thì sẽ giảm
được 244 tỷ đồng/năm.
3.6.3. Tác động môi trường
Nếu tối ưu sử dụng vỏ trấu trong sản xuất gạch không nung sẽ có
tác động rất lớn về môi trường theo hướng tích cực nhiều mặt:
- Tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp ích được tận dụng sau
xay xát, giảm ô nhiễm môi trường do thải bỏ vỏ trấu trực tiếp ra môi
trường. Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm sản xuất ra hơn 40 triệu tấn
lúa. Khối lượng trấu chiếm 20% trong thành phần hạt lúa, vậy mỗi
năm có xấp xỉ 8 triệu tấn trấu thải ra môi trường, đây là số lượng phế
phẩm khổng lồ mà nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và là
một sự lãng phí lớn. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng vỏ
trấu, tuy nhiên những công nghệ, ứng dụng này vẫn chưa phổ biến nên
lượng vỏ trấu được sử dụng chưa nhiều so với khối lượng vỏ trấu thải
ra môi trường mỗi năm.
- Tận dụng thay thế một phần cát, giảm lượng cát sử dụng trong
sản xuất gạch không nung, góp phần giải quyết tình hình khan hiếm
cát hiện nay, tránh gây các tác động môi trường xấu do các hoạt động
khai thác cát trái phép gây ra như: sạt lở bờ sông, làm thay đổi dòng
chảy, cạn kiện nguồn tài nguyên cát,v.v..
- Sử dụng vỏ trấu làm thành phần cấp phối trong sản xuất gạch
không nung sẽ tạo được viên gạch có trọng lượng nhẹ hơn so với viên


21
gạch không sử dụng vỏ trấu mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và
đặt biệt là giá thành giảm, một trong những yếu tố quan trọng đưa gạch
không nung đến gần người dân hơn. Đó sẽ là một tiền đề quan trọng
cho việc phát triển, sử dụng rộng rãi gạch không nung hướng đến thay

thế hoàn toàn gạch đất nung. Khi gạch không nung có sử dụng vỏ trấu
được người dân tiếp nhận, sử dụng rộng rãi, gạch đất nung sẽ ngừng
phát triển kéo theo nhiều lợi ích về môi trường như: bảo vệ đất canh
tác cũng như nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, tránh gây ô nhiễm
môi trường do khói bụi nung gạch gây ra,v.v..
3.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương này tác giả đã trình bày các thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của
vật liệu dùng chế tạo gạch không nung: xi măng, cát, đá mạt, vỏ trấu.
Dựa vào cấp phối chuẩn của nhà máy sản xuất gạch Nhật Anh. Tác
giả đã điều chỉnh các cấp phối bằng cách thay thế tỉ lệ % theo khối
lượng cát (từ 5 - 30%) bằng vỏ trấu để tạo ra các cấp phối nghiên cứu,
tiến hành đúc mẫu thí nghiệm tại nhà máy, dưỡng hộ tiêu chuẩn mẫu
trong phòng thí nghiệm, xác định khối lượng riêng, nén mẫu, để đánh
giá tốc độ phát triển cường độ, cường độ của gạch, xác định độ rỗng,
độ thấm nước, độ hút nước của gạch không nung có sử dụng vỏ trấu
trong thành phần cấp phối.
Kết quả cho thấy, ứng với cấp phối chuẩn của gạch không nung tại
nhà máy Nhật Anh, Trà Vinh (không sử dụng vỏ trấu trong thành phần
cấp phối) có thể cho phép thay thế một hàm lượng nhất định cát trong
thành phần cấp phối bằng vỏ trấu. Khi đó, các yêu cầu về cường độ
chịu nén, độ hút nước và độ thấm nước của gạch đáp ứng các tiêu
chuẩn, cụ thể ở đây, các thí nghiệm cho thấy, có thể thay thế khoảng


22
20% thể tích cát bằng vỏ trấu trong thành phần cấp phối vẫn đẩm bảo
cường độ theo thiết kế (>3,8MPa so với yêu cầu thiết kế là 3,5MPa).
Khối lượng thể tích của gạch không nung có vỏ trấu trong thành
phần cấp phối nhẹ hơn so với cấp phối không sử dụng vỏ trấu.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Luận văn đã nêu nổi bật được tính cần thiết, ý nghĩa thực tiễn của
đề tài, tác giả đề xuất giải pháp tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào ở
địa phương làm thành phần cấp phối để sản xuất gạch không nung,
nhằm đảm bảo vừa tiết kiệm tài nguyên, vừa giải quyết bài toán về
môi trường. Các nội dung nghiên cứu trong luận văn đạt được như
sau:
- Tổng quan về gạch không nung, các đặc trưng cơ lý của gạch
không nung, quy trình và công nghệ sản xuất gạch không nung.
- Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu: xi măng, cát, mạt đá,
nước, vỏ trấu. Dựa vào cấp phối của nhà máy sản xuất gạch Nhật Anh.
Từ đó thiết kế các cấp phối dùng vỏ trấu làm chất độn thay thế một
phần cát để sản xuất gạch không nung.
- Sau khi đúc mẫu tại nhà máy sản xuất gạch Nhật Anh, tiến hành
quy trình dưỡng hộ và nén mẫu tại phòng thí nghiệm LAS-XD1294.
Dựa vào cấp phối của nhà máy, so sánh với các cấp phối thiết kế có sử
dụng vỏ trấu làm chất độn thay thế một phần cát để tìm ra các cấp phối
đạt được cường độ và các yêu cầu kỹ thuật.
- Với cấp phối số 0 là cấp phối của nhà máy, từ cấp phối số 1 cho
đến cấp phối số 6, tác giả đã tăng lượng vỏ trấu (từ 5 - 30%) thay cho
cát. Qua quá trình nén mẫu, dựa vào các kết quả và biểu đồ, ta nhận


23
thấy, cấp phối 1 - 4 vượt qua cường độ yêu cầu của đề tài B3.5, cấp
phối 5,6 không đạt. Như vậy, khi sử dụng vỏ trấu làm thành phần cấp
phối cho sản xuất gạch không nung đã đạt được những yêu cầu về
cường độ, độ thấm nước, độ hút nước của gạch không nung thấp hơn
so với gạch nung. Khối lượng của viên gạch không nung khi sử dụng

vỏ trấu nhẹ hơn so với gạch không nung thông thường.
- Việc sử dụng vỏ trấu làm chất độn thay thế một phần cát trong sản
xuất gạch không nung chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam và trên
thế giới, do vậy nghiên cứu sử dụng vỏ trấu trong chế tạo gạch không
nung là đóng góp mới, góp phần đa dạng hóa các nguồn vật liệu xây
dựng và phát triển các loại vật liệu mới trên địa bàn. Vì vậy, khi tận
dụng nguồn nguyên liệu vỏ trấu trong sản xuất gạch không nung là rất
cần thiết, có thể khẳng định nguồn nguyên liệu vỏ trấu làm chất độn
thay thế một phần cát để sản xuất gạch không nung sẽ đem lại những
hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, giải quyết được vấn đề về môi trường,
tiết kiệm nguồn tài nguyên.
KIẾN NGHỊ
Quan sát thực nghiệm cho thấy, khi sử dụng vỏ trấu trong sản xuất
gạch không nung với cấp phối phù hợp, cho ra những viên gạch đạt
chất lượng và tiêu chuẩn. Tuy nhiên, giới hạn nghiên cứu của đề tài
mới chỉ sử dụng vỏ trấu làm chất độn thay thế một phần cát để sản
xuất gạch không nung, chưa nghiên cứu đánh giá đầy đủ các phương
diện như mức độ độc hại của vỏ trấu, khả năng chống cháy, tuổi thọ
của viên gạch hay khả năng ứng dụng khác của vỏ trấu trong sản xuất
gạch không nung như sử dụng tro trấu thay thế xi măng,v.v.. Đây chính
là triển vọng, cũng là những định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề
tài này nhằm đánh giá một cách toàn diện khả năng ứng dụng của vỏ


×