Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tính toán đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản vân như

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.14 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
,

BÙI HOÀNG LÂM

TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THỦY SẢN VÂN NHƯ

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ VĂN DƯỠNG

Phản biện 1: TS. ĐOÀN ANH TUẤN

Phản biện 2: GS.TS. NGUYỄN HỒNG ANH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ kỹ thuật, chuyên ngành kỹ thuật điện họp tại Trường Đại học Bách
khoa Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 10 năm 2017


* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng có vai trò rất
quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Tốc độ phát triển
năng lượng có ảnh hưởng lớn tới tốc độ phát triển kinh tế -xã hội.
Tình trạng lãng phí và sử dụng năng lượng kém hiệu quả ở nước ta
hiện nay so với các nước trong khu vực và thế giới với nhiều nguyên
nhân khác nhau như: quản lý chưa tốt, người quản lý và người sử
dụng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, sự
lạc hậu của trang thiết bị sử dụng năng lượng và công nghệ sản xuất.
Việc tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng
đem lại rất nhiều lợi ích, điều này ai cũng biết nhưng không phải ai
cũng áp dụng được vào thực tế, thậm chí, còn hành động ngược lại.
Trong sinh hoạt thường ngày ở gia đình, ở cơ quan công sở hoặc
trong sản xuất, kinh doanh vẫn phổ biến tình trạng ít quan tâm đến
việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ví dụ, khi mua sắm
vật dụng (điều hòa, tủ lạnh, ti vi...), ngày nay, nhiều người cũng đã
quan tâm đến vấn đề sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nhưng
khi so sánh về giá cả giữa các thiết bị với nhau, họ vẫn thiên về phía
các thiết bị sử dụng công nghệ cũ do giá thành rẻ. Trong sản xuất, các
thiết bị máy móc cũng vậy, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến
tiện ích, công suất và giá thành của thiết bị, chứ chưa quan tâm đúng
mức đến các chỉ tiêu tổn hao năng lượng. Những thiết bị này không

những tiêu thụ năng lượng quá lớn mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Nước ta là một nước đang phát triển, nguồn điện năng chủ
yếu đến từ thủy điện và nhiệt điện. Nhu cầu về tăng trưởng năng
lượng của nước ta là rất lớn qua hàng năm, do đó, đã có nhiều nhà
máy thủy điện được đầu tư ở nhiều nơi nhằm đáp ứng nhu cầu về
điện. Tuy nhiên, 1 phần do tiến độ chậm trễ của nhiều nguồn phát, 1
phần do sự cạn kiệt dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu thô,
than đá, khí tự nhiên, dẫn đến tình trạng thiếu điện, và biện pháp tình


2
thế là tiến hành cắt điện luân phiên. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến
các doanh nghiệp, đến sự phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề tiết kiệm
năng lượng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực chất là tìm
cách sử dụng năng lượng theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất một
cách hợp lý, nhờ các biện pháp bố trí lại sản xuất, nghiên cứu quy
trình công nghệ, sử dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên như năng
lượng mặt trời, chiếu sáng, thông gió tự nhiên, lợi dụng chất lỏng,
chất khí thải còn chứa nhiệt năng …
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như được thành
lập năm 2000. Do ra đời đã lâu nên dây chuyền sản xuất còn nhiều
lạc hậu, không đồng bộ, chưa áp dụng kỹ thuật tân tiến vào công
nghệ sản xuất như sử dụng powerboss cho động cơ non tải, tốc độ
vòng quay không đều,... nên đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả lao
động, tổn hao năng lượng tiêu thụ, lượng khí thải nhiều gây ảnh
hưởng đến môi trường...
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà
máy giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm,
tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh, đồng thời, giảm sự phát sinh

chất thải, bảo vệ tài nguyên môi trường, khai thác hợp lý các nguồn
tài nguyên năng lượng. Chính vì lý do đó, tôi nghiên cứu đề tài “Tính
toán đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thủy sản Vân Như”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Khảo sát và nghiên cứu thực trạng sử dụng năng lượng
nhằm chỉ ra các điểm có thể áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng
góp phần giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng
cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như.
- Với các giải pháp tiết kiệm năng lượng đang được sử dụng,
phân tích lựa chọn giải pháp hợp lý để đề xuất áp dụng cho Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như góp phần cải thiện môi


3
trường, giảm áp lực thiếu điện, qua đó góp phần bảo đảm an ninh
năng lượng của đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho dây chuyền công
nghệ chế biến thủy sản đông lạnh, hệ thống chiếu sáng... nhà máy chế
biến của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tính toán, đề xuất giải pháp hiệu quả để tiết kiệm năng
lượng cho dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh, hệ
thống chiếu sáng... nhà máy chế biến của Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Thủy sản Vân Như.
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân

Như, có thể nhân rộng cho các cơ sở sản xuất khác nhằm sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, làm giảm chi phí sản xuất của
doanh nghiệp, đảm bảo môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng cho
đất nước …
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, các nội dung còn lại được
bố trí bao gồm các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nhà máy.
Chương 2: Giới thiệu các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Chương 3: Kiểm toán năng lượng cho nhà máy.
Chương 4: Tính toán đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng.


4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Giới thiệu về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân
Như:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và đa
dạng hóa về sản phẩm tiêu dùng, vì vậy, các ngành công nghiệp phát
triển mạnh với tốc độ lớn đặc biệt là các ngành chế biến hải sản xuất
khẩu với nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trong đó, chế biến mặt hàng
thủy sản xuất khẩu đóng vai trò quan trọng có giá trị kinh tế cao, nhu
cầu tiêu thụ quanh năm, nguồn nguyên liệu dồi dào. Với các đặc
điểm tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, có chiều dài bờ biển trên 200km,
khí hậu ôn hòa thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề mà chủ
yếu là ngành nuôi trồng thủy sản.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân Như được thành
lập và đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh vào ngày 27/10/2000.
Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến, bảo quản thuỷ sản

và các sản phẩm từ thuỷ sản.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban:

Hình 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thủy sản Vân Như


5
1.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất :

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thủy sản Vân Như
1.1.4. Sơ đồ cung cấp điện:
Nhà máy đang được cấp điện từ 03 trạm biến áp T.128,
T.236A, T.236B. Trạm T.128 có công suất 250kVA, vận hành từ
năm 2002, dung lượng tụ bù tại trạm là 100kVAr, trong đó cấp tĩnh
25 kVAr, cấp động 3x25 kVAr. Trạm T.236A có công suất 400kVA,
vận hành từ năm 2002, dung lượng tụ bù tại trạm là 160kVAr, trong
đó cấp tĩnh 2x40 kVAr, cấp động 4x20 kVAr. Trạm T.236B có công
suất 400kVA, vận hành từ năm 2004, dung lượng tụ bù là 160kVAr,
trong đó cấp tĩnh 2x40 kVAr, cấp động 4x20 kVAr.

Hình 1. 3: Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.128


6

Hình 1.4: Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.236A

Hình 1.5: Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.236B

1.2. Quy trình sản xuất:
1.3. Hiện trạng sử dụng năng lượng:


7

Hình 1.7: Biểu đồ so sánh sự tương quan giửa sản phẩm và điện
năng tiêu thụ
Ta thấy điện năng tiêu thụ trung bình hàng tháng tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân Như là 268.283 KWh. Trong đó,
tháng 2 có sự chênh lệch lớn so với giữa các tháng trong năm, do
tháng 2 rơi vào giai đoạn Tết Âm lịch nên thời gian sản xuất ít hơn,
lượng điện năng tiêu thụ tương ứng cũng thấp hơn mức trung bình
khá nhiều. Nhìn chung, do Công ty luôn đảm bảo được nguồn nguyên
liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cho khách hàng nên tình hình sản
xuất khá ổn định, lượng điện năng tiêu thụ theo đó cũng khá ổn định.
KẾT LUẬN:


8
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
2.1. Các ràng buộc về tài chính
2.2. Tổng quan về công suất tiêu thụ, hiệu suất của động cơ
2.2.1. Tổng quan về công suất tiêu thụ, hiệu suất của động cơ
Động cơ xoay chiều là thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng nhất
trong các nhà máy nhà máy. Thông thường các nhà thiết kế luôn
trang bị động cơ cho máy móc lớn hơn mức độ cần thiết để tăng độ
an toàn của máy, thông thường dao động từ 20% tới 80% tải định
mức.
Động cơ điện không tự điều chỉnh được điện năng tiêu thụ

theo mức độ tải hoạt động thay đổi. Mức tiêu thụ vượt quá này không
chỉ tăng chi chí tiền điện mà còn góp phần làm hỏng thiết bị vì năng
lượng dư thừa thông qua vòng quay động cơ được chuyển hóa thành
nhiệt độ, độ rung và tiếng ồn
Hiệu suất của động cơ suy giảm nhanh khi động cơ chạy non
tải hoặc không tải [2].
2.2.2. Lắp đặt Powerboss:
Với động cơ có tải không đều, để sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, ta có thể lắp đặt PowerBoss.
Khi bỏ qua điện trở r1 của dây quấn stator thì biểu thức của
mô men cực đại có thể viết dưới dạng: M1 max

C

U12
, trong đó C
f12

là một hằng số .
Gọi U2 và M2 là điện áp và mô men lúc tần số là f2 thì căn cứ
vào điều kiện năng lực quá tải không đổi, ta có:

M 2 max
M2
do đó:

M1 max
M
hay : 2
M1

M1

U2
U1

f2
f1

M2
M1

M 2 max
M1 max

U 22 f12
(2.3)
U12 f 22
(2.4)


9
Với tần số không đổi, khi cần thay đổi momen đầu ra của
động cơ điện, ta cần phải điều chỉnh điện áp đầu ra.
Nguyên lý làm việc

Hình 2. 1: Điện áp cấp cho động cơ khi chưa có PowerBoss và khi có
Powerboss [3]
Nguyên lý làm việc của PowerBoss là cấp vừa đủ điện năng
cần thiết thông qua thay đổi điện áp cấp cho động cơ.
2.3. Giảm thiểu hao phí năng lượng:

2.4. Thay thế các bóng đèn huỳnh quang hiệu suất thấp bằng đèn
LED:
2.4.1. Cấu tạo:

Hình 2.3: Cấu tạo đèn LED TUBE


10
Gồm các thành phần: phần tử phát sáng LED, mạch in, bộ
nguồn, bộ phận tản nhiệt, vỏ.
2.4.2. Nguyên lý hoạt động:

Hình 2.4: Nguyên lý phát sáng đèn LED
Bóng đèn Led dựa trên công nghệ bán dẫn. Khối bán dẫn loại
p chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép
với khối bán dẫn n (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu
hướng chuyển động khuyếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại
nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết quả
là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi
khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống). Ở biên
giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hường kết hợp với nhau tạo
thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng
lượng dưới dạng ánh sáng
2.4.3. Một số ưu điểm của đèn Led so với đèn huỳnh quang:
Đèn LED có các ưu điểm sau :
+ Tuổi thọ:
+ Tiếng ồn:
+ Sáng ngay lập tức:
+ Có thể bật tắt thường xuyên:

+ Tác động tới môi trường:


11
+ Năng lượng tiêu thụ:
+ Độ bền:
2.5. Lắp đặt tủ tụ bù tự động theo cos :
2.5.1. Tổng quan về công suất phản kháng:
2.5.2. Vì sao phải thực hiện bù công suất phản kháng:
2.5.3. Lắp đặt tủ tụ bù tự động để tăng hệ số công suất:
2.5.3.1. Cấu tạo:

Hình 2.7: Tủ tụ bù tự động
Tủ điện tụ bù công suất phản kháng thông thường bao gồm
các tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một bộ
điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor.
2.5.3.2. Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của tủ tụ bù là đo độ lệch pha giữa điện
áp và dòng điện nếu nó nhỏ hơn giá trị cài đặt (thường là 0,95) để tự
động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ
số công suất quanh giá trị cài đặt.
KẾT LUẬN:


12
CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ MÁY
3.1. QUY TRÌNH VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
3.1.1. Khái niệm về kiểm toán năng lượng:
3.1.2. Các loại kiểm toán năng lượng kiểm toán năng lượng:
3.1.3. Quy trình kiểm toán.


Hình 3. 1: Trình tự thủ tục chi tiết thực hiện kiểm toán năng lượng
3.2. Hệ thống tụ bù tại trạm điện:


13

Hình 3. 2: Đồ thị hệ số công suất đặc trưng tháng 7/2017

Qua đồ thị trên, ta thấy hệ số công suất của các trạm
biến áp đều không đạt mức yêu cầu của Bộ Công Thương là lớn
hơn 0,9. Do đó, ngoài tiền điện, nhà máy còn phải đóng thêm tiền
mua công suất phản kháng là số tiền bên mua điện phải trả cho bên
bán điện để bù đắp các khoản chi phí phát sinh thêm do bên mua điện
sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy định.
3.3. Các hệ thống và thiết bị tiêu thụ năng lượng.
3.3.1. Hệ thống chiếu sáng
Bảng 3.1. Phân tích điện năng tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng

Loại
đèn

Quy
cách
công
suất
(W)

Số
lượng


Số giờ sử
dụng
trung
bình
(h/ngày)

Huỳnh
quang

40

400

18

Tổng tiêu thụ

Điện
Điện
năng
năng
Hệ
tiêu
tiêu
số
thụ
thụ
đồng
trong trong

thời
ngày
năm
(kWh) (kWh)
0,9

259,2

77.760
77.760


14

3.3.2. Các thiết bị tiêu thụ điện chính:
Bảng 3. 2: Các hệ thống thiết bị tiêu thụ điện chính tại nhà máy

S

P
đm
(kW)

Tên hệ
thống

Tên
thiết bị

1.


Kho bảo
quản số 1

Máy nén
lạnh

1

0,38

26

0,78

12

2.

Kho bảo
quản số 2

Máy nén
lạnh

1

0,38

26


0,80

12

3.

Kho bảo
quản số 3

Máy nén
lạnh

1

0,38

26

0,82

12

4.

Kho bảo
quản số 4

Máy nén
lạnh


1

0,38

26

0,78

12

5.

Hệ thống
IQF

Máy nén
lạnh

1

0,38

240

0,75

12

6.


Hệ thống
cấp đông
số 1

Máy nén
lạnh

1

0,38

110

0,77

12

7.

Hệ thống
cấp đông
số 2

Máy nén
lạnh

1

0,38


110

0,80

12

T

Số
U
lượng (kV)

Thời
gian
hoạt
động
trung
bình
ngày
(h)

T

Cos


15

8.


Hệ thống
cấp đông
số 3

Máy nén
lạnh

1

0,38

90

0,78

12

9.

Hệ thống
đá vảy số
1

Máy nén
lạnh

1

0,38


26

0,84

12

Hệ thống
10. đá vảy số
2

Máy nén
lạnh

1

0,38

26

0,78

12

Hệ thống
11. đá vảy số
3

Máy nén
lạnh


1

0,38

26

0,78

12

12.

Hệ thống
nước lạnh

Máy nén
lạnh

1

0,38

75

0,82

12

13.


Hệ thống
bơm nước

Máy
bơm

1

0,38

11

0,85

12

3.4. Các vấn đề khác:
Khâu cấp liệu: Do nhà máy được sản xuất đã lâu, nên việc cấp
liệu lên băng tải chủ yếu bằng tay, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình mang tải không đều của động cơ như: Đầy tải, non tải hay
thậm chí động cơ chạy không tải trong thời gian dài gây lãng phí
năng lượng.
Khâu bảo dưỡng, chăm sóc thiết bị chưa thực sự chu đáo, chưa
có lịch trình, kế hoạch cụ thể để bảo dưỡng theo định kỳ.
Chưa thành lập ban quản lý năng lượng nên nhiều khi năng
lượng sử dụng còn nhiều lãng phí: Điều hòa, quạt, đèn… đôi khi sử
dụng vào các thời điểm không phù hợp, chính đáng.



16
Tuy nhiên Công ty vẫn chưa có giải pháp gì để tiết kiệm năng
lượng và khắc phục cho các khâu trên
KẾT LUẬN:


17
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
4.1. Mở đầu:
4.2. Cơ hội 1: Thay đèn chiếu sáng hiện tại bằng đèn Led tuýp
Thay thế 400 bóng đèn huỳnh quang T8 - 1,2m - 40W đang sử
dụng, bằng đèn Led tuýp 1,2m - 20W của hãng Philips với giá B =
265.000 VNĐ/bóng. Với mỗi đèn thay thế sẽ giảm được 20W, tương
đương 50% điện năng tiêu thụ.
Bảng 4. 2: Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi thay mới toàn bộ đèn trong
nhà máy
Đơn giá điện trung bình

103vnđ/kWh

1.621

Hiện trạng
Số bộ đèn quỳnh quang T8 –1,2m - ballast
điện tử

bóng

400


Số ngày hoạt động trong năm

ngày

300

Số giờ hoạt động trong ngày

giờ

22

Công suất hoạt động trung bình của bộ
đèn T8 –1,2m - ballast điện tử

W

40

Công suất bộ đèn Led tuýp 1,2m – 20W

W

20

Công suất giảm được

W


20

Thay mới

Điện năng tiết kiệm được

kWh/năm

38.880

Tiền tiết kiệm được

Triệu
vnđ/năm

63,024

Giá bộ đèn Led tuýp 1,2m – 20W

ngàn vnđ

265

Chi phí đầu tư 400 bộ đèn Led tuýp 1,2m

Triệu vnđ

106

Chi phí đầu tư



18
Đơn giá điện trung bình

103vnđ/kWh

1.621

Nhân công thay bộ đèn (10% vật tư)

Triệu vnđ

10,6

Tổng mức đầu tư

Triệu vnđ

116,6

năm

1,85

– 20W

Thời gian hoàn vốn

4.3. Các biện pháp kỹ thuật

4.3.1. Lắp đặt tủ tụ bù tự động cho trạm biến áp:
4.3.1.1 Cách xác định dung lượng tụ bù cần lắp đặt:
4.3.1.2 Cơ hội 2: Lắp đặt 3 tủ tụ bù tự động cho 3 trạm biến áp
T.128, T.236A và T.236B của nhà máy.
Các công thức tính toán:
Qb = 40% x S

(4.8)

V = B x Qb x 1,1

(4.9)

T = V/ C

(4.10)

Trong đó:
- Qb

: Dung lượng tụ bù cần lắp cho trạm biến áp (kVAr)

-S

: Dung lượng của máy biến áp (kVA)

-B

: Giá thành tương ứng với 1 kVAr lắp đặt


-V
: Vốn đầu tư lắp đặt tủ tụ bù tự động ứng với công
suất phản kháng Qb (đ)
- C
7/2017 (đ)
-T

: tiền phạt công suất phản kháng, lấy theo tháng
: Thời gian thu hồi vốn (tháng)


19

Bảng 4. 3: Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt tủ tụ bù tự động cho
3 trạm biến áp T.128, T.236A, T.236B
Nội dung
Đơn vị
Số lượng
Chi phí vật tư + lắp đặt tủ tụ bù trạm T.128
Triệu
17,6
(V1)
đồng
Chi phí vật tư + lắp đặt tủ tụ bù trạm
Triệu
28,16
T.236A (V2)
đồng
Chi phí vật tư + lắp đặt tủ tụ bù trạm T.236B
Triệu

28,16
(V3)
đồng
Triệu
Tổng chi phí đầu tư (V = V1 + V2 + V3)
73,92
đồng
Tiền tiết kiệm khi lắp đặt thêm tủ tụ bù tại
Triệu
62,083
trạm ( C) (tính theo hóa đơn tiền điện tháng
đồng
7/2017)
Từ 1 đến 2
Tháng
Thời gian hoàn vốn (T=V/ C)
tháng
4.3.2. Lắp Powerboss cho động cơ
Các công thức tính toán:
-

APB

n

P1

i 1

( K pti .ti )


- A A APB
A.C
- C
-T

M

V/ A

A.m

- co2
Trong đó:
- APB là điện năng tiêu thụ khi dùng bộ Powerboss (kWh).
- kpti là hệ số phụ tải ứng với tải của động cơ thay đổi.


20
- t là thời gian làm việc trung bình của động cơ trong năm
(h).
- ΔA là ĐNTK được trước và sau khi thay đổi giải pháp
(kWh)
- C là giá tiền điện trung bình ứng với 1 kWh (1.621
VNĐ/kWh)
- T là thời gian thu hồi vốn đầu tư thiết bị
- V là số tiền đầu tư và chi phí lắp đặt, vận hành thiết bị
(VNĐ)
- Mco2 lượng khí thải giảm được nhờ thay đổi giải pháp
(Tấn)

- m là lượng khí thải đơn vị ứng với 1 kWh (Tấn/kWh)
Bảng 4.15: Tổng hợp các cơ hội tiết kiệm năng lượng đối với
Powerboss

Stt

1.
2.
3.
4.
5.

Độn
g cơ


hội 3

hội 4

hội 5

hội 6

hội 7

Tổng
C.S
(kW)


Điện
năng
tiết
kiệm
(kW)

26

6.000

9,726

31,123

3,20

3,40

26

9.360

15,173

31,123

2,05

5,31


26

4.566

7,401

31,123

4,21

2,59

240

27.692

44,889

175,90
6

3,92

15,71

26

2.496

4,046


31,123

7,69

1,42

Tiền
tiết
kiệm
(Tr.
đồng)

Vốn
Đầu

(Tr.
đồng)

T.gian
thu
hồi
(Năm)

Giảm
khí
thải
CO2
(tấn)



21

hội 8

7.
hội 9

8.
hội
10

9.
hội
11

10.
hội
12

11.
hội
13
Tổng hợp
6.

26

5.774


9,360

31,123

3,33

3,28

26

8.190

13,276

31,123

2,34

4,65

26

3.600

5,836

31,123

5,33


2,04

110

11.786

19,104

90,821

4,75

6,69

110

16.500

26,747

90,821

3,40

9,36

90

29.077


47,134

84,312

1,93

16,50

125.04

203,05

659,72

70,95

4.3.3. Cơ hội 14: Tăng cường bảo trì, bảo dưỡng
KẾT LUẬN:
Với cơ hội tác giả đề ra đã mang lại những lợi ích đáng kể.
Mặt khác do chế độ bảo dưỡng định kỳ nghiêm ngặt được đặt, ra nên
tuổi thọ của thiết bị sẽ tăng lên, hạn chế chi phí sửa chữa hàng năm.
Qua kết quả tính toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy
sản Vân Như, số tiền đầu tư là 839.641.000 (VNĐ), tiền tiết kiệm
được hàng năm là 328.159.000 (VNĐ), thời gian thu hồi vốn từ 1 đến
8 (năm), khí thải giảm hàng năm đạt 70,95 (Tấn), điện năng tiết kiệm
hàng năm là 163.921 (kWh), tương ứng với giảm được:
163 .921
x100 %
3.218 .960


5,09(%) điện năng tiêu thụ năm 2016.

Vậy tất cả các cơ hội đưa ra đều khả thi.


22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tóm tắt kết quả luận văn
Ngày nay, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn
đề đang được quan tâm ở nước ta cũng như trên thế giới. Trong các
nhà máy công nghiệp, lượng điện tiêu tốn chủ yếu là các động cơ
không đồng bộ xoay chiều 3 pha, tuy nhiên vấn đề động cơ chạy
không tải, non tải hay tải không đều thì không thể tránh khỏi, do đó
việc sử dụng năng lượng lãng phí và không hiệu quả dẫn đến hiệu
suất lao động thấp, giá thành cao khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc
áp dụng công nghệ tiên tiến như lắp đặt PowerBoss, sử dụng bóng
đèn LED, … chưa được quan tâm lắm, vì thiếu tư vấn, giá thành cao.
Xuất phát từ vấn đề này, tác giả đã nghiên cứu các giải pháp sử dụng
năng lượng hiệu quả đối với động cơ không đồng bộ và áp dụng cụ
thể một số giải pháp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân
Như.
Đề tài:“Tính toán đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như” được thực hiện
nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng, tăng sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
1.1. Về mặt tài chính
Sau khi tính toán, cải tạo lại dây chuyền sản xuất đã mang lại
hiệu quả kinh tế đáng kể, tiết kiệm được 5,09% tổng điện năng tiêu
thụ, tiền tiết kiệm hàng năm khoảng 328.159.000 đồng.
1.2. Về mặt xã hội

Để đưa ra giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho công
ty hay nhà máy công nghiệp nào đó, đầu tiên phải khảo sát, đánh giá
và kiểm toán năng lượng. Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả ở nước ta mang lại lợi ích đáng kểkhi mà phần lớn các cơ sở
sản xuất còn tồn tại nhiều thiết bị công nghệ lạc hậu, không đồng bộ,
chưa áp dụng các phương pháp cải tiến vào dây chuyền sản xuất.


23
Sản phẩm đề tài có thể nhân rộng cho các cơ sở sản xuất
công nghiệp khác trong công tác kiểm toán năng lượng để đạt hiệu
quả kinh tế cao trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu, quả
mang lại lợi ích cho công ty nói riêng và đất nước nói chung.
Nâng cao ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong khâu quản lý, có ý thức trách nhiệm trong công việc, biết được
các phương pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hợp lý mang lại
hiệu quả kinh tế cao, làm cho đời sống ngày một phát triến.
1.3. Về mặt môi trường
Bằng các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã nêu, giảm được
lượng điện năng tiêu thụ đáng kể cho nhà máy, giảm lượng khí thải
CO2 gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính đáng kể. Kết quả nghiên cứu
đưa ra giải pháp tiết kiệm năng lượng, làm giảm được 70,95 tấn khí
CO2 thải ra môi trường hàng năm.
2. Kiến nghị
Ngoài những cơ hội mà tác giả nêu trên, để nhà máy hoạt
động có hiệu quả, môi trường làm việc được tốt hơn, cũng như sức
khỏe công nhân làm việc trong nhà máy được đảm bảo, tác giả kiến
nghị thêm một số vấn đề sau:
2.1. Kỹ thuật
+ Khi lắp đặt Powerboss cần chú ý một số điểm sau:

Do môi trường làm việc tại nhà máy thường ẩm thấp, bụi bẩn
và các hóa chất dùng để xử lý cá trước khi sơ chế... ảnh hưởng rất lớn
đến các thiết bị điện tử, nên cần phải có chế độ đặc biệt để bảo quản,
bảo dưỡng nhằm tăng tuổi thọ và những hỏng hóc đáng tiếc có thể
xảy ra...
+ Đối với hệ thống chiếu sáng:
Do môi trường làm việc như đã trình bày ở trên nên các thiết
bị chiếu sáng như bóng, chóa thường xuyên bị bụi bám bẩn, hạn chế
độ rọi đáng kể, ảnh hưởng đến năng suất lao động của người công
nhân nên phải có chế độ bảo dưỡng, lau chùi thường xuyên.


×