Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xây dựng ứng dụng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ web service

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.66 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN NGỌC LỢI

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRÊN NỀN TẢNG
CÔNG NGHỆ WEB SERVICE

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60.48.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN KHÔI

Phản biện 1: TS. NGUYỄN VĂN HIỆU

Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN CAO ĐỆ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Khoa học máy tính họp
tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày 16 tháng 9 năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
Thư viện Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách
khoa – Đại học Đà Nẵng.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua quá trình thực hiện Luật quản lý thuế, với cơ chế tự khai,
tự nộp thuế đã được triển khai áp dụng, một số doanh nghiệp đã kê
khai, nộp thuế thường hay bị sai sót với nhiều lý do khác nhau như:
không tìm hiểu kỹ về chính sách thuế, việc nắm bắt chính sách thuế
mới của chủ doanh nghiệp và kế toán chưa sâu sát hoặc do doanh
nghiệp cố tình thực hiện không đúng quy định.
Trước thực trạng hiện nay trong công tác quản lý thuế, các
doanh nghiệp thường vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và bị
xử lý với nhiều hình mức độ khác nhau: Truy thu số thuế vi phạm;
Phạt 10%, 20% trên số thuế vi phạm; Phạt từ 01 đến 03 lần số thuế
trốn; Tính tiền chậm nộp 0,03% hoặc 0,05%/ngày tính trên số thuế vi
phạm.v.v. Việc xử lý các hành vi đó dẫn đến những khó khăn, hậu
quả cho cả cơ quan thuế và doanh nghiệp:
+ Đối với Doanh nghiệp: Hành vi vi phạm của doanh nghiệp
càng lâu bị phát hiện thì càng bị xử phạt nặng, gây hậu quả nghiêm
trọng về kinh tế, có trường hợp phải giải thể, phá sản…
+ Đối với Cơ quan thuế: Phải tăng cường quản lý về công tác
thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ đối với các doanh nghiệp vi phạm
hành chính về thuế.

Phân tích Báo cáo Tài chính có thể xem là nghệ thuật phiên
dịch các số liệu, bao gồm phân tích và giải thích các Báo cáo Tài
chính thành những thông tin hữu ích, làm cơ sở cho việc ra các quyết
định tài chính. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi vốn kiến thức, hiểu
biết nhất định về tài chính - kế toán, về quản trị kinh doanh mà còn
yêu cầu những kỹ năng mang tính hệ thống và logic hết sức đặc thù.


2

Web Service được coi là một công nghệ mang đến cuộc cách
mạng trong cách thức hoạt động của các dịch vụ. Giá trị cơ bản của
Web service dựa trên việc cung cấp các phương thức theo chuẩn
trong việc truy nhập đối với hệ thống đóng gói và hệ thống kế thừa .
Các phần mềm được viết bởi những ngôn ngữ lập trình khác
nhau và chạy trên những nền tảng khác nhau có thể sử dụng Web
service để chuyển đổi dữ liệu thông qua mạng Internet theo cách giao
tiếp tương tự bên trong một máy tính. Với sự phát triển và lớn mạnh
của Internet, Web service thật sự là một công nghệ đáng được quan
tâm để giảm chi phí và độ phức tạp trong tích hợp và phát triển hệ
thống.
Trước tình hình đó, nhằm phục vụ cho công việc của cơ quan
đang công tác, tôi chọn đề tài luận văn cao học về “Xây dựng ứng
dụng phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp dựa trên nền tảng
công nghệ Web Service” nhằm hỗ trợ cán bộ thuế phân tích hồ sơ có
thể sử dụng ứng dụng để phân tích báo cáo tài chính của doanh
nghiệp, có thể phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời các trường hợp
sai phạm của doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế đối với ngân
sách nhà nước.
2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu ứng dụng công nghệ
Web Service để xây dựng ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp trên mạng. Từ đó đánh giá, xác định mức độ rủi ro
trong việc kê khai thuế của doanh nghiệp.
Để thực hiện được yêu cầu trên, luận văn tập trung thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể như sau:
1) Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về công nghệ Web service.


3

2) Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phương pháp hạch toán kế toán
trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
3) Tìm hiểu cơ sở lý thuế về các phương pháp đánh giá, xác
định rủi ro trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
4) Đề xuất phương pháp ứng dụng công nghệ Web Service để
xây dựng ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp để
đánh giá, xác định rủi ro.
5) Phân tích thiết kế, xây dựng hệ thống.
6) Triển khai đánh giá kết quả thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp.
- Qui trình kê khai thuế của doanh nghiệp.
- Công nghệ Web Service.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Công tác kiểm tra thuế.
- Phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Xây dựng ứng dụng hỗ trợ phân tích báo cáo trên nền tảng
Web Service.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Công nghệ Web Service,
- Phương pháp hạch toán kế toán trong Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp,
- Các phương pháp đánh giá, xác định rủi ro trong Báo cáo
tài chính của doanh nghiệp;


4

b. Phương pháp thực nghiệm
- Khảo sát, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tiến hành xây dựng các giải pháp và xây dựng ứng dụng
đánh giá.
- Xác định mức độ rủi ro trong việc kê khai thuế dựa trên các
chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
5. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm các phần chính như sau:
Mở đầu: Trình bày tính cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi
nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận
văn.
Chương 1. Tổng quan về công nghệ Web Service. .
Chương 2. Thiết kế và xây dựng hệ thống phân tích Báo cáo
tài chính của doanh nghiệp.
Chương 3. Triển khai hệ thống và đánh giá kết quả.
Kết luận và hướng phát triển. Đánh giá kết quả đã đạt được,
xác định những ưu nhược điểm và hướng phát triển trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.



5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ
WEB SERVICE
1.1.

TỔNG QUAN VỀ WEB SERVICE
1.1.1

Giới thiệu

Theo định nghĩa của W3C (World Wide Web Consortium),
Web Service là một hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ khả
năng tương tác giữa các ứng dụng trên các máy tính khác nhau thông
qua mạng Internet, giao diện chung và sự gắn kết của nó được mô tả
bằng XML.
Đặc điểm của Web service: Độc lập nền; Truy cập thông qua
web; Cấu trúc hướng dịch vụ; Sử dụng các chuẩn mở; Tự mô tả; Độc
lập ngôn ngữ.
Ưu điểm của Web service: Có thể tái sử dụng, dễ bảo trì; Linh
hoạt, dễ mở rộng; Cài đặt dễ dàng; Bảo mật cao; Chi phí thấp, hiệu
quả cao; Tính ổn định, chịu lỗi cao.
Nhược điểm của Web service: Dữ liệu truyền nhiều; Không hỗ
trợ kết nối thời gian dài; Không hỗ trợ kết nối duy trì trạng thái
(stateless).
1.1.2 Kiến trúc của Web service
Kiến trúc Web service gồm 3 phần:
- Web service provider (bên cung cấp dịch vụ);

- Web service consumer (bên sử dụng dịch vụ);
- Web service broker (bên môi giới dịch vụ).
1.1.3
1.1.3.1

Các thành phần của Web Service
Simple Object Access Protocol (SOAP)

SOAP là giao thức quan trọng trong Web service được xây
dựng dựa trên XML, một giao thức truyền thông hay một định dạng


6

để gửi tin nhắn cho phép các ứng dụng trao đổi thông tin với nhau
qua HTTP.
Cấu trúc của thông điệp SOAP
Một thông điệp SOAP bao gồm các thành phần sau:
- Protocol Header.
- SOAP Envelope: Nó bao gồm hai phần chính:
SOAP Header.
SOAP body.
1.1.3.2 Web Service Description Language (WSDL)
WSDL là một ngôn ngữ dựa trên XML dùng để mô tả giao
diện của Web Service và làm thế nào để truy cập các dịch vụ đó.
WSDL là một chuẩn của W3C.
Một tài liệu WSDL hợp lệ sẽ gồm có hai phần:
- Phần giao diện mô tả giao diện và giao thức kết nối.
- Phần thi hành mô tả thông tin để truy xuất service.
Cả 2 phần trên sẽ được lưu trong 2 tập tin XML, bao gồm: tập

tin giao diện service (phần 1) và tập tin thi hành service (phần 2).
1.1.3.3 Universal Description, Discovery and Integration
(UDDI)
UDDI là một chuẩn dựa trên XML định nghĩa một số thành
phần cho phép các client truy tìm và nhận những thông tin được yêu
cầu khi sử dụng Web Service.
Một UDDI gồm có hai phần:
- Phần đăng ký của tất cả các Web Service’s metadata, bao
gồm cả việc trỏ đến tài liệu WSDL mô tả dịch vụ.
- Phần thiết lập WSDL Port type định nghĩa cho các thao tác
và tìm kiếm thông tin đăng ký.


7

1.1.4 Chất lượng của Web Service:
 Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho Web Service phải
đáp ứng được các yêu cầu dưới đây: Tính có sẵn, tính truy cập được,
khả năng hoạt động, tính tin cậy, tính linh động và tính an toàn.
 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Web
Service
- Thời gian đáp ứng và tính sẵn sàng của Web Server.
- Thời gian thực thi ứng dụng như EJB/serverlet trong máy
chủ ứng dụng web.
- Back-end cơ sở dữ liệu và vượt quá khả năng hoạt động của
hệ thống.
1.2.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Trong lĩnh vực phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện


nay cũng có một số công cụ hỗ trợ như sau:
- Nhóm 1: Ứng dụng hỗ trợ nhập liệu và lưu BCTC.
Ưu điểm: Lưu trữ được dữ liệu các Báo cáo tài chính ở mức
an toàn dữ liệu cao, số lượng lớn.
Nhược điểm: Các ứng dụng chỉ hỗ trợ phân tích ở mức tổng
hợp mà chưa hỗ trợ phân tích chi tiết từng Báo cáo tài chính.
- Nhóm 2: Ngoài các ứng dụng thì công chức thuế thường
phân tích BCTC bằng cách thiết kế các bảng tính hỗ trợ phân tích
hoặc phân tích bằng thủ công từ các ứng dụng Microsoft Excel.v.v.
Ưu điểm: Hỗ trợ được các mẫu biểu theo quy trình phân
tích BCTC. Thao tác đơn giản trên giao diện Microsoft Office.
Nhược điểm: Phương pháp này còn hạn chế ở mặt lưu trữ
và gặp khó khăn ở trường hợp quản lý với số lượng lớn doanh
nghiệp.


8

1.3.

HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để kế thừa được các ưu điểm và hạn chế được các khuyết điểm

của các nhóm ứng dụng đã được triển khai, nhằm đáp ứng tốt hơn
yêu cầu nghiệp vụ của công chức thuế trong công tác phân tích rủi ro
BCTC, cần phải có một hệ thống đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hỗ trợ cán bộ phân tích BCTC của từng doanh nghiệp;
- Hỗ trợ đầy đủ các mẫu biểu theo quy trình phân tích BCTC;
- Đảm bảo an toàn công tác lưu trữ, tra cứu dữ liệu qua các

năm với số lượng lớn;
- Ứng dụng hỗ trợ thân thiện với người dùng, dễ cài đặt, hỗ
trợ người dùng ở những môi trường tương tác khác nhau...
Đó chính là các mục tiêu khi xây dựng Ứng dụng phân tích
Báo cáo tài chính doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ Web
Service.
1.4.

KẾT CHƯƠNG
Trong chương này trình bày tổng quan về công nghệ Web

Service. Cụ thể như mô hình hoạt động, các khái niệm cơ bản về kiến
trúc và các thành phần chính cấu thành nên một Web Service. Tổng
hợp các nghiên cứu có liên quan để đề xuất xây dựng một ứng dụng
hỗ trợ tốt nhất cho công chức thuế trong công tác phân tích Báo cáo
tài chính doanh nghiệp.


9

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản

ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn
hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của

các nhà đầu tư, cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý các cấp.
2.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Các phương pháp phân tích tài chính thường được sử dụng:
2.2.1 Phân tích ngang:
Phân tích ngang là so sánh các khoản mục cụ thể trong một số

kỳ kế toán. Việc so sánh này được thực hiện theo một trong hai cách
khác nhau: so sánh bằng số tiền tuyệt đối và so sánh bằng tỷ lệ phần
trăm.
2.2.2 Phân tích dọc:
Thể hiện tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trong BCTC trên một chỉ
tiêu khác, cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau trong một
báo cáo. Thường phân tích theo chiều dọc Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả kinh doanh; Bảng cân đối kế toán.
2.2.3 Phân tích xu hướng:
Là phương pháp phân tích sự biến động theo thời gian của
từng khoản mục hoặc của một số tỷ suất nào đó nhằm phát hiện
những thay đổi bất thường, qua đó cán bộ phân tích lập kế hoạch
kiểm tra dữ liệu và thực hiện công việc phân tích cần tập trung vào
những vấn đề nào.
2.2.4 Phân tích tỷ số:


10

Phân tích tỷ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau
để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem
hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng

trưởng.
Tuỳ vào mục đích khi phân tích BCTC mà cán bộ phân tích có
thể lựa chọn phương pháp phân tích khác nhau:
 Khi nhà đầu tư muốn phân tích BCTC của một công ty để
đầu tư thì có thể lựa chọ phương pháp phân tích theo xu hướng hoặc
phương pháp phân tích theo tỷ lệ. Vì 2 phương pháp này phản ánh rõ
nhất về khả năng sinh lời, tiềm năng kinh tế và xu hướng phát triển
của công ty để nhà đầu tư có thể đầu tư.
 Cán bộ thuế có thể lựa chọn phương pháp phân tích ngang
hoặc phương pháp phân tích dọc. Vì 2 phương pháp này tập trung
vào xác định mối quan hệ tương quan logic số học cũng như thao tác
hạch toán kế toán giữa các nghiệp vụ tài khoản kế toán. Từ đó, cán
bộ thuế có thể phát hiện lỗi, cũng như xác định được rủi ro trong
BCTC của doanh nghiệp.
2.3.

QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 Thu thập thông tin doanh nghiệp.
 Đọc BCTC và các phụ lục kèm theo để có được cái nhìn

tổng quát, hỗ trợ tốt hơn cho việc định hướng và xác định được
phương pháp phân tích phù hợp nhất.
 Lựa chọn phương pháp phân tích BCTC tuỳ thuộc vào mục
đích phân tích BCTC.
 Xác định chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá, phân tích BCTC theo
phương pháp phân tích.
 Phân tích BCTC dựa vào các tiêu chí đã lựa chọn.


11


 Đánh giá, xác định rủi ro dựa vào kết quả phân tích: xác
định mức độ rủi ro của BCTC qua kết quả phân tích.
2.4.

MÔ TẢ BÀI TOÁN
Theo quy trình kiểm tra thuế và phân tích BCTC. Cán bộ thuế

phải phân tích BCTC của doanh nghiệp kịp thời để đánh giá mức độ
rủi ro và phát hiện sai xót đối với BCTC. Từ đó, hạn chế được thấp
nhất mức độ thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.
Thông thường, cán bộ thuế thường lựa chọn phương pháp phân
tích dọc để phân tích BCTC của doanh nghiệp vì phương pháp này
tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
Ở mức độ quy mô nghiên cứu của đề tài triển khai ứng dụng
phân tích BCTC của doanh nghiệp theo phương pháp dọc và xác định
một số tiêu chí rủi ro cơ bản cần phân tích và thường áp dụng khi
phân tích BCTC của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên BCTC, Bảng cân đối kế toán và
các phụ lục kèm theo. Mỗi tiêu chí kế toán phản ánh một định khoản
kế toán và có các nội dung (Nợ), (Có). Tuỳ theo tiêu chí và tính chất
tài khoản kế toán mà ta xác định tỷ lệ rủi ro theo nội dung (Nợ) hoặc
(Có) khác nhau. Ta xác định các tiêu chí rủi ro như sau:
 Tiêu chí rủi ro 1: (Tổng chi phí/Tổng doanh thu)
Nếu tỷ lệ tổng chi phí/ tổng doanh thu đạt tỷ lệ cao thì có dấu
hiệu doanh thu, chi phí không hợp lệ. Tương ứng 20% tỷ lệ ta quy
đổi thành số điểm rủi ro: 01 điểm.
Trong đó:
Tổng chi phí bao gồm: (Giá vốn hàng bán 632 (Có) + Chi
phí tài chính 635 (Có) + Chi phí quản lý 642 (Có) + Chi phí khác 811

(Có))


12

Tổng doanh thu bao gồm: (Doanh thu bán hàng 511 (Nợ) +
Thu nhập khác 711 (Nợ))
 Tiêu chí rủi ro 2: Nếu Tổng doanh thu - Tổng doanh thu
khai thuế GTGT khác 0 thì có dấu hiệu giấu doanh thu khai thuế. Ta
gán số điểm rủi ro: 01 điểm.
 Tiêu chí rủi ro 3: Nếu ((Phải thu khách hàng 131 (Nợ)/1,1)
- Tổng doanh thu) <> 0 thì có dấu hiệu giấu doanh thu khai thuế. Ta
gán số điểm rủi ro: 01 điểm.
 Tiêu chí rủi ro 4: Vốn điều lệ BCTC < Vốn điều lệ đăng
ký và Chi phí lãi vay > 0 thì có dấu hiệu chi phí lãi vay không hợp lệ.
Ta gán số điểm rủi ro: 01 điểm.
 Tiêu chí rủi ro khác: Ngoài 4 tiêu chí rủi ro mặc định nêu
trên, cán bộ phân tích có thể đọc bảng cân đối tài khoản và phát hiện
thêm các nghi vấn rủi ro khác thì có thể nhập thêm thông tin rủi ro
khác. Sau đó chọn số điểm rủi ro cho tiêu chí rủi ro khác.
Sau khi tính xong 5 tiêu chí rủi ro và có điểm của từng tiêu chí
thì ta tính tổng 5 tiêu chí và xếp loại rủi ro dựa vào số điểm tổng như
sau:
- Nếu tổng điểm rủi ro từ 0 đến < 6 là rủi ro THẤP;
- Nếu tổng điểm rủi ro từ 6 đến < 8 là rủi ro VỪA;
- Nếu tổng điểm rủi ro từ >= 8 là rủi ro CAO.
Sau khi xếp loại rủi ro của một BCTC thì ta thực hiện in bản
nhận xét rủi ro của BCTC vừa được phân tích theo mẫu biểu quy
định để lưu trữ hồ sơ và làm cơ sở lập thủ tục yêu cầu doanh nghiệp
giải trình hoặc tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp theo quy

định. Tuỳ từng kết quả xếp loại rủi ro của BCTC mà có những yêu
cầu xử lý khác nhau.


13

2.5.

XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG
Hệ thống được chia làm 04 phân hệ chức năng: Phân hệ quản

lý người dùng; Phân hệ nhập, quản lý và phân tích Báo cáo tài chính;
Phân hệ nhập, quản lý hồ sơ kiểm tra và kết quả kiểm tra; Phân hệ
tiện ích sử dụng.
2.5.1

Phân hệ chức năng Quản lý người dùng

Ở phân hệ chức năng này bao gồm các chức năng quản lý
người sử dụng như sau: Đăng ký tài khoản người dùng; Đăng nhập
và đổi mật khẩu người dùng.
2.5.2

Phân hệ chức năng Nhập, quản lý và phân tích rủi

ro Báo cáo tài chính.
Ở phân hệ chức năng này bao gồm các chức năng như sau:
Nhập thông tin người nộp thuế đang quản lý; Tra cứu thông tin người
nộp thuế đang quản lý; Nhập Báo cáo tài chính; Tra cứu thông tin
BCTC; Phân tích rủi ro BCTC; Tra cứu kết quả phân tích BCTC.

2.5.3

Phân hệ chức năng Nhập, quản lý hồ sơ kiểm tra và

kết quả kiểm tra.
Ở phân hệ chức năng này bao gồm các chức năng như sau:
Nhập quyết định kiểm tra; Tra cứu quyết định kiểm tra; Nhập kết quả
kiểm tra; Tra cứu Kết quả kiểm tra:
2.5.4

Phân hệ chức năng Tiện ích sử dụng.

Ở phân hệ chức năng này bao gồm các chức năng như sau:
Hướng dẫn sử dụng; Thông tin liên hệ.
2.6.

ĐẶC TẢ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DÙNG
Căn cứ theo các phân hệ chức năng người dùng đã được xây

dựng tổng quát nêu trên ta đặc tả các trường hợp người dùng tương
ứng.


14

2.7.

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.7.1 Xây dựng biểu đồ Use Case:
2.7.1.1


Biểu đồ Use Case tổng quát:
HE THONG DICH VU PHAN TICH BCTC DOANH NGHIEP

Cap nhat danh ba doanh nghiep

Cap nhat thong tin BCTC

Tra cuu thong tin

Dang nhap
Can bo quan ly
Phan tich BCTC

Cap nhat ho so kiem tra

Hình biểu đồ Use case tổng quát Hệ thống dịch vụ phân tích BCTC
2.7.1.2

Phân rã Use case Cập nhật danh bạ doanh nghiệp

Use case Cập nhật danh bạ doanh nghiệp được phân rã thành 3
use case: Thêm mới danh bạ doanh nghiệp; Thay đổi thông tin doanh
nghiệp; Xoá thông tin doanh nghiệp.
2.7.1.3

Phân rã Use case Cập nhật thông tin BCTC

Use case Cập nhật thông tin BCTC được phân rã thành 03 use
case: Thêm mới BCTC; Thay đổi thông tin BCTC; Xoá BCTC

2.7.1.4

Phân rã Use case Phân tích BCTC

Use case Phân tích BCTC được phân rã thành 04 use case:
Thêm mới kết quả phân tích BCTC; Cập nhật kết quả phân tích
BCTC; Xoá kết quả phân tích BCTC; In kết quả phân tích BCTC.


15

2.7.1.5

Phân rã Use case Cập nhật hồ sơ kiểm tra

Use case cập nhật hồ sơ kiểm tra được phân rã thành 02 use
case: Cập nhật quyết định kiểm tra; Cập nhật kết quả kiểm tra.
2.7.2 Mô tả Use case:
Mô tả chi tiết các Use case bằng bảng miêu tả và biểu đồ.
2.7.2.1

Use case Đăng nhập.

2.7.2.2

Use case Thêm mới BCTC

2.7.2.3

Use case Cập nhật thông tin BCTC


2.7.2.4

Use case Xoá BCTC

2.7.2.5

Use case Phân tích BCTC:

2.7.3.5 Bảng mô tả use case phân tích BCTC
Nội dung
Ý nghĩa
Tên use case:
Phân tích BCTC
Tác nhân chính
Cán bộ phân tích
Mức
1
Người chịu trách
Cán bộ phân tích BCTC
nhiệm
Tiền điều kiện
Đăng nhập thành công vào hệ thống
Hệ thống sẽ loại bỏ các thông tin và
Đảm bảo tối thiểu
quay lại bước trước.
Đảm bảo thành
Hiển thị kết quả phân tích rủi ro, in
công
kết quả phân tích rủi ro BCTC.

Cán bộ phân tích chọn chức năng
Kích hoạt
Phân tích BCTC
Chuỗi sự kiện chính: Hệ thống hiển thị kết quả phân tích rủi
ro và in kết quả phân tích rủi ro đối với BCTC
Ngoại lệ: Hệ thống thông báo BCTC không tồn tại.


16

Hoạt động của chức năng này được mô tả bằng biểu đồ sau:

Chon chuc nang
phan tich BCTC

Chon BCTC
can phan tich

Dung

Thong bao loi
phan tich BCTC

Ket qua phan
tich rui ro BCTC

Sai

In ket qua phan
tich BCTC


Hình 9: Mô tả use case xoá BCTC
2.7.2.6
2.7.3

Use case Tra cứu kết quả phân tích.
Các biểu đồ tuần tự: Xây dựng các biểu đồ tuần tự

tương ứng các Use case nêu trên.
2.7.3.1 Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập
2.7.3.2 Biểu đồ tuần tự chức năng thêm BCTC:
2.7.3.3 Biểu đồ tuần tự chức năng phân tích BCTC:

: Can bo phan
tich

: FormPhantichBCTC

: DK PhantichBCTC

: BCTC

:
FormKetquaphantich

Chon chuc nang Phan tich BCTC
Hien thi chuc nang
Chon DK BCTC can phan tich

Yeu cau phan tich

Phan tich yeu cau
Tao cau lenh phan tich
Phan tich BCTC
Tra ket qua phan tich
Thong bao ket qua phan tich
Hien thi ket qua phan tich rui ro BCTC
Ket qua phan tich rui ro BCTC

Hình biểu đồ tuần tự chức năng phân tích BCTC


17

2.7.3.4 Biểu đồ tuần tự chức năng Tra cứu.
2.7.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu
Theo mô tả bài toán và yêu cầu giải quyết ta xây dựng cơ sở
dữ liệu như sau: Table 1: CanBoPhanTich; Table 2: NienDo; Table
3: DoanhNghiep; Table 4: ThongTinBCTC; Table 5: KQKinhDoanh;
Table 6: BangTaiKhoan; Table 7: KQPhanTich; Table 8:
QDKiemTra; Table 9: LoaiHinhKT; Table 10: LoaiThueKT; Table
11: KQKiemTra;
2.7.5 Biểu đồ lớp
Dựa trên các biểu đồ trong pha phân tích, biểu đồ tuần tự, biểu
đồ lớp chi tiết được bổ sung thêm nhiều thuộc tính và phương thức để
hình thành biểu đồ lớp.
2.8.

KẾT CHƯƠNG
Trong chương này, luận văn đã phân tích và thiết kế một số


chức năng chính của hệ thống ứng dụng phân tích rủi ro Báo cáo tài
chính, phân tích các ca sử dụng, tác nhân hệ thống, mô tả use case, sơ
đồ hoạt động, biểu đồ tuần tự, thiết kế riêng cho từng chức năng.


18

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
3.1.

MÔ HÌNH TRIỂN KHAI:
3.1.1 Xây dựng ứng dụng:
Lựa chọn một ngôn ngữ, xây dựng các tiến trình nghiệp vụ và

chúng ta bắt đầu tạo nên một dịch vụ Web như ý muốn. Sau đó là
cung cấp dịch vụ Web này trên Internet.
3.1.2 Cài đặt hệ cơ sở dữ liệu
Sử dụng SQL Server Management Studio.
3.1.3 Thiết kế giao diện
Sử dụng Microsoft Visual Studio thiết kế giao diện ứng dụng.
Thiết kết một số giao diện chính của ứng dụng:
3.1.3.1 Form Đăng Nhập
3.1.3.1 Form Main
3.1.3.3 Form Thêm thông tin Doanh Nghiệp
3.1.3.4 Form Thông tin Báo Cáo Tài Chính
3.1.3.5 Form Phân tích Báo Cáo Tài Chính
3.1.3.6 Form Kết quả kiểm tra
3.1.4
3.1.4.1


Phát triển dịch vụ
Cách thức tạo ra một dịch vụ web trên môi trường

Dot net framework:
Trong bộ thư viện Dot net framework cung cấp cho người
dùng lớp thư viện System.Web.Services. Từ đó người dùng có thể sử
dụng gói chức năng này trong một project với cú pháp using
System.Web.Services;
- Để ứng dụng vào việc làm đề tài chúng ta cần khai báo rất
nhiều phương thức để thực hiện theo chức năng phân tích báo cáo tài
chính.


19

- Khi thực thi sẽ cung cấp cho người dùng giao diện liệt kê
các phương thức đồng thời cung cấp luôn tài liệu mô tả và đặc tả dịch
vụ theo chuẩn WSDL.
- Với cách mô tả dịch vụ theo WSDL người dùng cuối có thể
khai thác được dịch vụ một cách cụ thể hơn về các thức truyền tham
số đầu vào và dữ liệu đầu ra của từng phương thức trên một dịch vụ.
3.1.4.2

Để khai thác và sử dụng dịch vụ từ phía client:

Trong Visual Studio cũng cung cấp cho chúng ta cách tham
chiếu tới dịch vụ đã được công bố theo một URL cụ thể. Từ đó,
chúng ta sử dụng dịch vụ này như một thư viện trong một ứng dụng
từ phía client nhưng còn phụ thuộc vào cơ chế phân phát dịch vụ từ

phía máy chủ có thể chấp nhận hoặc từ chối một số dịch vụ khi
không được quyền cấp phép.
3.1.5

Cài đặt chương trình

Thực hiện các bước Restore Database, sử dụng Visual Studio
để mở Project ứng dụng, chạy phần mềm với User: tnloi và
Password: 123456.
3.2.

CÁC KỊCH BẢN THỬ NGHIỆM
3.2.1 Chức năng quản lý người dùng
-

Bao gồm chức năng Đăng nhập và quản lý người dùng


20

3.2.2

Chức năng cập nhật danh bạ doanh nghiệp

Tại chức năng cập nhật danh bạ doanh nghiệp bao gồm: thêm,
xoá, sửa, tìm kiếm. Đồng thời, tại đây cũng là trang tổng hợp các
nghiệp vụ về BCTC, hồ sơ kiểm tra có liên quan đến doanh nghiệp
như: xem thông tin BCTC; Xem Quyết định kiểm tra; Xem kết quả
kiểm tra; Lựa chọn phân tích BCTC.


3.2.3 Chức năng nhập, quản lý và phân tích BCTC
Tại chức năng nhập, quản lý và phân tích BCTC có thể thực
hiện chi tiết như sau: Thêm, xoá, sửa, cập nhật, tìm kiếm các thông
tin có liên quan đến BCTC của doanh nghiệp gồm các nội dung ở các
phụ lục BCTC. Đồng thời, tại chức năng này các bộ phân tích có thể
tra cứu và thực hiện phân tích BCTC tại đây.


21

- In nhận xét phân tích BCTC:

3.2.4

Chức năng nhập, quản lý quyết định kiểm tra và
kết quả kiểm tra

Tại chức năng này, cán bộ phân tích có thể nhập thông tin hồ
sơ, kết quả kiểm tra có liên quan đến doanh nghiệp mình quản lý để


22

theo dõi hồ sơ doanh nghiệp: Chức năng nhập Quyết định kiểm tra;
Nhập kết quả kiểm tra:

- Chức năng thống kê kết quả phân tích BCTC


23


3.3.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Bảng so sánh giữa 02 phương pháp phân tích BCTC bằng thủ

công và phân tích BCTC bằng ứng dụng:
Phân tích BCTC bằng thủ
công

Phân tích BCTC bằng ứng dụng

- Mất nhiều thời gian tính - Tự động tính toán, phân tích và
toán, phân tích và xử lý số
xử lý số học => rút ngắn thời
gian.
học.
- Độ chính xác chưa cao do - Độ chính xác cao.
xác suất sai số học.
- Lưu trữ dữ liệu rời rạc, - Lưu trữ dữ liệu tập trung, độ an
không tập trung, độ an toàn
toàn dữ liệu cao
dữ liệu thấp
- Soạn thảo mẫu biểu thủ - Hỗ trợ kết xuất mẫu biểu tự
công
động
- Công tác theo dõi, tổng hợp - Hỗ trợ theo dõi, tổng hợp và tra
và tra cứu hồ sơ chưa tốt.
cứu hồ sơ tốt.
- Mất nhiều thời gian, tốn - Rút ngắn thời gian, tiết kiệm

nhiều chi phí phát sinh có
chi phí.
liên quan.
3.4.

KẾT CHƯƠNG
Trong chương này, luận văn đã tìm hiểu lựa chọn giải pháp,

công cụ để xây dựng hệ thống Ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh dựa trên nền tảng công nghệ Web
Service và tiến hành cài đặt thử nghiệm các chức năng của hệ thống
đạt được kết quả như mong đợi.


×