Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu xây dựng các giải pháp an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.03 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


TRẦN PHƢỚC HẬU

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM
BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 60.58.02.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG PHƢƠNG HOA

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Phi Lân
Phản biện 2: TS. Cao Văn Lâm

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công giao thông tại Trường Đại
học Bách khoa vào ngày 21 tháng 01 năm 2018


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
 Thư viện Khoa Xây dựng cầu đường, Trường Đại học Bách
khoa – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, thành phố Quảng Ngãi đang tập trung đầu tư xây
dựng, mở rộng, phát triển hệ thống giao thông, coi đây là nhiệm vụ
trọng tâm trong phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Xây dựng hệ thống
giao thông theo quy hoạch, nhất là mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây
dựng các trục giao thông chính trong thành phố, góp phần hình thành
mạng lưới đường nội thành hoàn chỉnh để hoàn thiện các tiêu chí của
đô thị loại II và phát triển đô thị thành phố từ đô thị loại II lên đô thị
loại I. Để thực hiện tốt và có hiệu quả việc đầu tư xây dựng các công
trình giao thông, thì việc đảm bảo an toàn lao động trong thi công
xây dựng các công trình giao thông là hoạt động mang tính chất
xuyên suốt của một dự án.
An toàn lao động trong thi công xây dựng là một trong những
công việc bắt buộc trong quá trình thi công xây dựng công trình. Nó
không chỉ mang ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, pháp lý mà còn
mang ý nghĩa về mặt khoa học và có tính xã hội. Về mặt chính trị,
công tác an toàn xây dựng được quản lý tốt sẽ là điều kiện quan
trọng để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển
quan hệ sản xuất. Chính vì vậy mà đã được Đảng và Nhà nước ta đưa
vào các luật định nhằm tăng cường quản lý bằng các thể chế xã hội.
Ngoài ra, để thực hiện tốt các giải pháp an toàn không chỉ đơn giản

là đưa ra các luật định và nêu cao khẩu hiệu, mà việc quan trọng hơn
hết là phải được phân tích, tính toán trên cơ sở khoa học nhằm đề
xuất các biện pháp an toàn một cách hợp lý, chính xác.Mặt dù công
tác an toàn xây dựng cũng được các đơn vị quản lý, nhà thầu xây
dựng và các đơn vị liên quan chú trọng, nhưng nhìn chung công tác
quản lý an toàn xây dựng trên nhiều công trường còn chưa mang lại


2
hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, có khi còn gây tốn kém, lãng phí.
UBND tỉnh Quảng Ngãi và UBND thành phố Quảng Ngãi đã ban
hành các Quyết định; Công văn chỉ đạo việc thực hiện việc Quản lý;
kiểm tra; giám sát chặt chẻ công tác an toàn lao động trong các công
trình xây dựng trên địa bàn thành phố. Nhưng các Quyết định; Công
văn chỉ đạo chưa được xác thực với thực tế và còn mang tính áp
dụng chưa được cao. Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực
trạng của công tác quản lý và đảm bảo an toàn xây dựng các công
trình giao thông hiện nay trên địa bàn thành phố để từ đó đưa ra
những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp là việc làm hết sức cần thiết,
qua đó góp phần hoàn thiện hoạt động đảm bảo an toàn lao động
trong thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi. Với mong muốn đóng góp một phần vào công cuộc
tìm hiểu đó, bản thân em mạnh dạn xin được thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đảm bảo An toàn lao động
trong thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn Thành
phố Quảng Ngãi” làm Luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá tình hình và số liệu kiểm tra việc đảm
bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình giao
thông trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi trong những năm gần đây,

luận văn sẽ đi sâu phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng về
công tác ATLĐ trong xây dựng tại các công trình giao thông trên địa
bàn thành phố Quảng Ngãi hiện nay, để từ đó:đưa ra các giải pháp
nhằm hạn chế số vụ TNLĐ cũng như cải thiện điều kiện làm việc,
đảm bảo an toàn cho người lao động.
Đề xuất xây dựng một hệ thống quản lý công tác ATLĐ trong
thi công xây dựng các công trình giao thông một cách hợp lý, có hiệu


3
quả cao, phù hợp với điều kiện nước ta nói chung, trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề an toàn lao động trong thi
công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn thành phố
Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác đảm bảo an toàn lao động
trong thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu đã có về công tác đảm bảo an toàn
lao động trong thi công xây dựng, các Luật, Nghị định về an toàn lao
động trong thi công xây dựng, các cơ chế chính sách của Đảng và
Nhà nước hiện hành có liên quan để nghiên cứu trong Đề tài.
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua các báo báo,
điều tra khảo sát kết hợp thống kê, phân tích về tình hình đảm bảo an
toàn lao động trong thi công xây dựng khi đầu tư xây dựng công
trình giao thông. Ngoài ra, tổng hợp từ các biên bản kiểm tra về công
tác đảm bảo ATVSLĐ trong xây dựng tại các công trình trong những
năm gần đây của Thanh tra Sở Xây dựng, để từ đó tìm hiểu những

mặt còn hạn chế của hệ thống quản lý công tác ATLĐ trong xây
dựng tại thành phố Quảng Ngãi. Kết hợp các phương pháp tổng hợp,
phân tích và so sánh.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu
tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương như sau:
- Mở đầu.


4
- Chương 1: Tổng quan về tình hình an toàn lao động trong thi
công xây dựng các công trình giao thông trên cả nước và trên địa bàn
thành phố Quảng Ngãi.
- Chương 2: Phân tích các nguyên nhân không đảm bảo ATLĐ
tại các công trình xây dựng.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp đảm bảo An toàn lao động
trong thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi.
- Kết luận và Kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.


5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG TRÊN CẢ NƢỚC VÀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Thành phố Quảng Ngãi là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ngãi ở

vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Ngày 26 tháng 8 năm 2005, thị
xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh bằng
quyết định số 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Thành phố Quảng Ngãi nằm ở trung lộ Việt Nam, cách Thủ
đô Hà Nội 898 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 819 km. Cách các
thành phố khác: Đà Nẵng 132km, Quy Nhơn 176 km, thành phố Kon
Tum 198 km.
Thành phố Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 160,1534 km2,
chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 14 xã, với
260.252 nhân khẩu.
Thành phố Quảng Ngãi có địa hình khá bằng phẳng, trong
vùng nội thị có núi Thiên Ấn, Thiên Bút, núi Ông, có sông Trà Khúc
và sông Bàu Giang tạo nên môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp,
có mực nước ngầm cao, địa chấn ổn định.
Theo quy hoạch này, thì thành phố Quảng Ngãi sẽ có nhu cầu
rất lớn về xây dựng các công trình giao thông, đặc biệt là các công
trình cầu qua sông Trà Khúc, như: Cầu Thạch Bích (đang triển khai
xây dựng), cầu Cửa Đại (sắp triển khai xây dựng), cầu giao thông
thuộc dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc (đã được Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư
với tổng mức đầu tư khoảng 995 tỷ đồng) nhằm đạt được mục đích


6
đã đề ra; Do đó, vấn đề đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây
dựng các công trình giao thông rất quan trọng trong việc thi công
trong tương lai.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH AN TOÀN LAO
ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG TRÊN CẢ NƢỚC VÀ TRÊN ĐỊA BÀN TP

QUẢNG NGÃI
1.2.1. An toàn lao động trong thi công xây dựng
Cùng với xu hướng phát triển chung của kinh tế nước nhà,
ngành xây dựng cũng bùng nổ các công trình lớn, nhỏ trên khắp cả
nước. Các khu đô thị mới, khu cao ốc, văn phòng, các công trình cầu,
đường, các nhà máy và công xưởng mọc lên như nấm sau mưa… Vui
mừng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và
ngành xây dựng nói riêng, nhưng chúng ta cũng nhận thấy những tác
động, hệ lụy của sự phát triển như các vấn đề xã hội, ô nhiễm, giao
thông, tai nạn… mà đối với những người làm công tác ATVSLĐ thì
những con số thống kê về tình hình TNLĐ trên công trường xây
dựng chính là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay.
1.2.2. Một số vụ TNLĐ điển hình tại các công trình xây
dựng trên cả nƣớc
1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ TRONG
THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NGÃI
1.3.1. Tình hình kiểm tra ATLĐ tại các công trình xây
dựng trên địa bàn Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2016
1.3.2. Đánh giá về công tác đảm bảo ATLĐ trên các công
trình xây dựng ở Quảng Ngãi


7
1.4. TÌNH HÌNH ATLĐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG
1.4.1.Tình hình ATLĐ các công trƣờng xây dựng ở nƣớc ta
1.4.2. Tình hình ATLĐ các công trƣờng xây dựng tại
Quảng Ngãi
Số liệu báo cáo về tình hình TNLĐ trên địa bàn Quảng Ngãi từ
năm 2011 đến năm 2016 (Trích Tổng hợp từ [7] đến [11])

Năm 2011: Tổng số vụ: 45 vụ, trong đó có 04 vụ TNLĐ chết
người. Tổng sổ người bị nạn: 56 người, trong đó có 04 người chết,
37 người bị thương nặng.
Năm 2012: Tổng số vụ: 48 vụ, trong đó có 02 vụ TNLĐ chết
người. Tổng số người bị nạn: 52 người, trong đó có 02 người chết,
32 người bị thương nặng.
Năm 2013: Tổng số vụ: 76 vụ, trong đó có 04 vụ TNLĐ chết
người. Tổng số người bị nạn: 101 người, trong đó có 05 người chết,
45 người bị thương nặng.
Năm 2014: Tổng số vụ: 68 vụ, trong đó có 04 vụ TNLĐ chết
người.
Tổng số người bị nạn: 87 người, trong đó có 04 người chết, 54
người bị thương nặng.
Năm 2015: Tổng số vụ: 68 vụ, trong đó có 03 vụ TNLĐ chết
người.
Tổng số người bị nạn: 120 người, trong đó có 04 người chết,
85 người bị thương nặng.
Năm 2016: Tổng số vụ: 78 vụ, trong đó có 05 vụ TNLĐ chết
người. Tổng số người bị nạn: 117 người, trong đó có 03 người chết,
15 người bị thương nặng.


8
1.5. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẢM BẢO ATLĐ TẠI
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Qua tổng quan về tình hình ATLĐ, thực trạng công tác quản lý
ATLĐ, tìm hiểu thực tế và đánh giá công tác đảm bảo ATLĐ trong
thi công xây dựng các công trình giao thông, tôi rút ra được các
nguyên nhân không đảm bảo ATLĐ tại các công tình xây dựng như
sau:

1- Nhà thầu thi công xây dựng chưa lập Các biện pháp an toàn
cho người và công trình trên công trường xây dựng;
2- Việc kiểm tra giám sát công tác ATLĐ trên công trường của
nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan chưa
được thường xuyên và chưa đảm bảo;
3- Nhà thầu xây dựng chưa có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn,
phổ biến các quy định về ATLĐ;
4- Trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động,
ATLĐ cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên
công trường của nhà thầu xây dựng chưa đảm bảo;
5- Trong công tác quản lý chất lượng công trình: Chủ đầu tư
không tổ chức khảo sát, phê duyệt, giám sát việc thực hiện và
nghiệm thu các phương án, biện pháp thi công chưa đúng theo quy
định;
6- Việc tổ chức lập, lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng không
đảm bảo yêu cầu; thiếu các biên bản xác nhận, hồ sơ xử lý sai phạm
trong quá trình thi công khi gặp các điều kiện thi công không đúng so
với hồ sơ thiết kế;
7- Việc lựa chọn Nhà thầu thi công xây dựng; năng lực, kinh
nghiệm của Nhà thầu thi công xây dựng;


9
8- Công tác phối hợp của các chủ thể tham gia thi công công
trình (Chủ đầu tư, Nhà thầu thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi
công…) liên quan đến ATLĐ chưa tốt;
9- Sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được
hướng dẫn về ATLĐ;
10- Người lao động chưa có giấy chứng nhận đào tạo ATLĐ
trong một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;

11- Người sử dụng lao động không huấn luyện ATVSLĐ cho
người lao động;
12- Công tác khảo sát, đánh giá các điều kiện thi công công
trình chưa đầy đủ và chính xác, phù hợp so với điều kiện thực tế;
13- Nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công không đủ năng lực;
14- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công còn thiếu các biện
pháp đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng;
15- Công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thi công
công trình không đánh giá được mức độ an toàn của hạng mục thi
công;
16- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện
pháp làm việc an toàn;
17- Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây
dựng công trình; mức độ đáp ứng yêu cầu về ATLĐ chưa đảm bảo
yêu cầu;
18- Chuyên môn của chỉ huy trưởng công trường, cán bộ quản
lý chưa đảm bảo yêu cầu;
19- Công nghệ áp dụng thi công công trình chưa phù hợp;
20- Người lao động không được huấn luyện đầy đủ về an toàn
trong vận hành thiết bị, thi công trên công trường, người lao động chỉ


10
được huấn luyện về an toàn chung trong xây dựng, vận hành thiết bị
chung;
21- Người lao động thực hiện sai các quy định vận hành thiết
bị, quy định thi công, quy chuẩn an toàn đối với vận hành, sử dụng
các thiết bị và các phương tiện, công cụ lao động tại nơi làm việc;
22- Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như: thiết bị
nâng, cẩu trực, cần cẩu … không được kiểm định trước khi đưa vào

vận hành, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, chất lượng
kiểm định của các tổ chức kiểm định không đảm bảo;
23- Việc thể hiện công khai các biện pháp an toàn, nội quy về
an toàn trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành
không đảm bảo;
24- Việc bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn
những vị trí nguy hiểm trên công trường còn chưa đảm bảo hoặc
chưa thực hiện.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tình hình ATLĐ trên cả nước nói chung và trên địa bàn
Quảng Ngãi nói riêng qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy: số vụ
TNLĐ qua các năm đều không giảm, đặc biệt số vụ TNLĐ có người
chết có chiều hướng gia tăng. Trong đó, ngành xây dựng luôn dẫn
đầu trong tất cả các ngành về số vụ TNLĐ. Các yếu tố chấn thương
chủ yếu làm chết người nhiều nhất: Do sập cầu đang thi công, sập
cần cẩu, ngã từ trên cao, điện giật và do máy móc thiết bị. Nguyên
nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ là do: Người sử dụng lao động:
Không huấn luyện ATLĐ cho người lao động; không xây dựng quy
trình, biện pháp làm việc an toàn; thiếu thiết bị hoặc thiết bị không
đảm bảo an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động; tổ chức lao động không hợp lý. Người lao động: Vi


11
phạm quy trình quy phạm ATLĐ; không sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân hoặc sử dụng không an toàn, về phía các cơ quan quản lý
nhà nước: Công tác kiểm tra, chỉ đạo chưa thường xuyên, còn chồng
chéo; số cuộc thanh tra, kiểm tra về ATLĐ tại các công trình xây
dựng còn ít cả về số lượng và chất lượng; xử lý các hành vi vi phạm
về ATLĐ chưa kịp thời, kiến quyết...

Ngoài các nguyên nhân như đã nêu trên; kết quả kiểm tra các
lỗi vi phạm về ATLĐ tại các công trình xây dựng trên địa bàn TPQN
và nghiên cứu các vụ TNLĐ điển hình ở các công trình xây dựng
như đã nêu ở Chương 1, cho thấy thực trạng công tác đảm bảo
ATLĐ tại các công trình xây dựng trên địa bàn TPQN vẫn còn một
số tồn tại:
- Thi công phần ngầm công trình không đảm bảo an toàn,
làm ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng và tài sản của người dân.
- Thiếu các phương tiện che chắn đảm bảo an toàn, công
nhân không được tập huấn đầy đủ về ATLĐ dẫn đến gây ra các tai
nạn ngã cao làm chết người.
- Sử dụng thiết bị nhưng không có biện pháp đảm bảo an
toàn, đặc biệt là trong mùa mưa bão dẫn đến gãy, sụp gây tai nạn
thảm khốc làm chết người và gây hoang mang trong trong dư luận xã
hội.
- Sử dụng giàn giáo nhưng không thiết kế, tính toán khả năng
chịu lực dẫn đến sụp đổ trong lúc thi công làm nhiều người bị
thương, thậm chí chết người.
Để xảy ra các tồn tại nêu trên có thể do một số nguyên nhân
sau:
- Đối với Chủ đầu tư:


12
+ Lựa chọn nhà thầu thi công không đủ điều kiện năng lực,
kinh nghiệm thi công công trình giao thông;
+ Không thành lập Ban QLDA và thuê tư vấn giám sát thi
công đủ điều kiện năng lực để quản lý và giám sát trong suốt quá
trình thi công xây dựng công trình, đặc biệt công tác giám sát về mặt
ATLĐ tại công trường.

- Đối với Nhà thầu thi công:
+ Nhận thầu thi công nhưng không đủ điều kiện năng lực về
tài chính, thiết bị, con người theo quy định, trong đó phải kể đến việc
bỏ thầu giá quá thấp dẫn đến cắt giảm mọi chi phí liên quan đến công
tác ATLĐ.
+ Nhận thầu thi công một lúc nhiều công trình dẫn đến phân
tán thiết bị, con người, thậm chí một chỉ huy trưởng công trường
kiêm quản lý ATLĐ một lúc nhiều công trình đang thi công xây
dựng.
+ Đa số các lãnh đạo Doanh nghiệp xây dựng (Giám đốc, Phó
giám đốc) đều không tham dự các lớp tập huấn về ATLĐ, thậm chí
chỉ huy trưởng, cán bộ quản lý ATLĐ và các công nhân vận hành
máy móc thiết bị đều không có chứng chỉ huấn luyện ATLĐ theo
quy định.
+ Không thành lập bộ phận quản lý ATLĐ trên công trường.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Sở Xây dựng, Sở
LĐTB&XH):
+ Việc triển khai hướng dẫn thanh tra, kiểm tra về công tác
ATLĐ trong xây dựng chưa thật sự hiệu quả; số cuộc thanh tra, kiểm
tra về ATLĐ tại các công trình xây dựng còn ít, chưa phủ kín 100%.


13
+ Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động chưa
nghiêm, các vụ TNLĐ chết người đề nghị truy tố trước pháp rất
khiêm tốn.
Với những tồn tại và các nguyên nhân nêu trên, chúng ta sẽ đi
sâu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ATLĐ trong
thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi nói chung và TPQN nói riêng được đề cập ở Chương 3 của luận

văn.


14
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN KHÔNG
ĐẢM BẢO ATLĐ TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và kiểm nghiệm
2.2.1.1. Quy trình nghiên cứu
2.2.1.2. Mô hình nghiên cứu
2.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người làm việc trong lĩnh vực
ngành giao thông vận tải ở Quảng Ngãi, các kỹ sư và các công nhân
lâu năm đã từng tham gia thực hiện các công trình giao thông được
đầu tư xây dựng ở Quảng Ngãi. Đó là cán bộ quản lý và nhân viên
làm việc tại Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố Quảng
Ngãi, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh
Quảng Ngãi, các công ty xây dựng công trình giao thông, các kỹ sư
tốt nghiệp chuyên ngành về giao thông, các học viên cao học ngành
cầu đường và các công nhân lâu năm đã từng tham gia thực hiện các
công trình giao thông được đầu tư xây dựng ở Quảng Ngãi.
2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi
mở. Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi gồm (định danh,
tỷ lệ, cấp bậc và thang đo Likert 5 mức độ).
Nội dung bảng câu hỏi gồm 02 phần chính:
Phần 1: Gồm 24 nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo ATLĐ
trong thi công xây dựng công trình GT ở Quảng Ngãi; có nêu cụ thể

về mức độ ảnh hưởng và mức độ quan trọng của nhân tố đến việc


15
đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng công trình GT, gồm 05 cấp
độ như sau:
- Bên trái: Đánh giá của chuyên gia về ảnh hưởng đến chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi của nhân tố đó, gồm 05
cấp độ như sau: 1 là Hoàn toàn không đồng ý; 2 là Không đồng ý; 3
là Có thể đồng ý; 4 là Đồng ý; 5 là Hoàn toàn đồng ý.
- Bên phải: Đánh giá của chuyên gia về mức độ quan trọng của
từng nhân tố. Trong đó, 1: Hoàn toàn không quan trọng; 2: Không
quan trọng; 3: Tương đối quan trọng; 4: Quan trọng; 5: Rất quan
trọng.
Phần 2: Gồm những thông tin bổ sung.
Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
Giai đoạn 01: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các nhân tố
thành phần trong thang đo tác động đến chất lượng các công trình
cầu ở tỉnh Quảng Ngãi của chuyên gia.
Giai đoạn 02: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, tác giả tiến hành
lấy ý kiến đóng góp của một số đồng nghiệp và trực tiếp phỏng vấn
thử 10 chuyên gia tại các Chủ đầu tư, đơn vị Tư vấn và Nhà thầu để
kiểm tra về hình thức cũng như nội dung của bảng câu hỏi.
Giai đoạn 03: Chỉnh sửa và hoàn tất bảng câu hỏi trước khi
tiến hành điều tra, khảo sát.
Nội dung chi tiết của Bảng câu hỏi được trình bày ở Phụ lục
01.
2.2.4. Phƣơng tiện nghiên cứu
2.2.5. Thu thập số liệu
2.2.5.1. Kết quả thu thập dữ liệu

2.2.5.2. Đặc điểm của người trả lời.


16
2.3. PHÂN TÍCH VÀ DIỄN GIẢI
2.3.1. Xếp hạng các nhân tố
2.3.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha:
Sau khi đã chọn lọc được những số liệu tin cậy, quá trình phân
tích bắt đầu bằng việc kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha. Như đã trình
bày ở phần trước, hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm tra xem độ
phù hợp của thang đo đã dùng trong bảng câu hỏi. Phần mềm SPSS
16 được sử dụng để kiểm tra xem độ phù hợp của thang đo đã dùng
trong bảng câu hỏi.
2.3.1.2. Nhận xét
Kết quả Cronbach’s alpha của các thành phần thang đo mức
độ ảnh hưởng đến an toàn lao động trong thi công xây dựng các công
trình gıao thông ở thành phố Quảng Ngãi của các nhân tố theo đánh
giá của các chuyên gia được trình bày ở Bảng 2.7, có Cronbach's
Alpha = 0,768, N = 24 và Cronbach’s alpha của các thành phần
thang đo mức độ tầm quan trọng của các nhân tố trình bày ở bảng
2.8, có Cronbach's Alpha = 0,815; N = 24. Kết quả này hoàn toàn
thỏa mãn yêu cầu độ tin cậy của thang đo theo yêu cầu của Nunnally
& Burnstein (1994).
2.3.2. Kết quả phân tích và biện luận
2.3.2.1. Mười yếu tố được khách hàng đánh giá quan trọng
nhất
2.3.2.2. Mười yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến an toàn
lao động trong thi công xây dựng các công trình gıao thông nhiều
nhất
2.3.3. Phân tích nhân tố chính ảnh hƣởng đến an toàn lao

động trong thi công xây dựng các công trình gıao thông ở tỉnh
Quảng Ngãi


17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở pháp lý, thì cơ bản Việt Nam đã có một hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ và chặt chẽ để quản lý
nhà nước về mặt ATLĐ trong thi công xây dựng công trình. Các văn
bản này thường xuyên được các cấp thẩm quyền rà soát, bổ sung.
Các văn bản tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm liên quan đến
công tác đảm bảo ATLĐ tại các công trình xây dựng do UBND tỉnh
Quảng Ngãi và Sở Xây dựng ban hành được quan tâm.
Về cơ bản thì các văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng
đã quy định cụ thể các quy định chung của pháp luật về lao động đặc
thù của ngành xây dựng. Các nội dung trong các văn bản đều đã quy
định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động
xây dựng: Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn quản lý dự án, khảo sát, thiết
kế, giám sát thi công xây dựng, nhà thầu thi cồng xây dụng. Trong
đó có quy định cụ thể trách nhiệm của các nhà thầu chính, tổng thầu
và các nhà thầu phụ; các văn bản cũng đã quy định việc sử dụng vật
liệu, thiết bị thi công, an toàn điện và phòng chống cháy nổ trong xây
dựng.
Nhưng thực tế hiện nay, tình hình TNLĐ ngành xây dựng vẫn
còn xảy ra rất phức tạp, đặc biệt là tai nạn tại các công trình xây
dựng cầu đường. Các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu
kỹ thuật cao và sử dụng nhiều máy móc thiết bị thi công mới, các
công trình có chiều cao và nhịp lớn, công trình hầm chui trong đô
thị... đòi hỏi công tác ATVSLĐ cần được củng cố và coi trọng đúng
mức hơn nữa.

Vì vậy, thông qua phân tích đánh giá ý kiến của những người
tham gia ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong
thi công xây dựng các công trình gıao thông ở Quảng Ngãi, đã xác
định được 10 nhân tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong thi công


18
xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn Thành phố Quảng
Ngãi nhiều nhất: (1) Việc bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng
tai nạn những vị trí nguy hiểm trên công trường, (2) Người sử dụng
lao động không huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, (3) Việc
thể hiện công khai các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn trên
công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành, (4) Công tác
khảo sát, đánh giá các điều kiện thi công công trình chưa đầy đủ và
chính xác, phù hợp so với điều kiện thực tế, (5) Việc người lao động
chưa có giấy chứng nhận đào tạo ATLĐ trong một số công việc có
yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, (6) Công tác phối hợp của các chủ
thể tham gia thi công công trình (Chủ đầu tư, Nhà thầu thiết kế, Tư
vấn giám sát, Nhà thầu thi công…) liên quan đến ATLĐ, (7) Công
tác thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thi công công trình không
đánh giá được mức độ an toàn của hạng mục thi công, (8) Thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như: thiết bị nâng, cẩu trực, cần cẩu
… không được kiểm định trước khi đưa vào vận hành, kiểm định
định kỳ trong quá trình sử dụng, chất lượng kiểm định của các tổ
chức kiểm định không đảm bảo, (9) Việc lựa chọn Nhà thầu thi công
xây dựng; năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu thi công xây dựng và
(10) Trong công tác quản lý chất lượng công trình: Chủ đầu tư không
tổ chức khảo sát, phê duyệt, giám sát việc thực hiện và nghiệm thu
các phương án, biện pháp thi công chưa đúng theo quy định. Đây
chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn lao động

trong thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn Thành
phố Quảng Ngãi.


19
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại chương 1 và chương 2, tôi
xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà quản lý, nhà thầu thi
công công trình và công nhân có thể nghiên cứu và áp dụng để phục
vụ cho công tác quản lý, điều hành và thực hiện về an toàn lao động
trong thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn Thành
phố Quảng Ngãi. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong thi công
xây dựng tại Thành phố Quảng Ngãi nhằm hạn chế tối đa tai nạn
trong khi thi công xây dựng công trình giao thông.
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Trên cơ sở 10 nhân tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong
thi công xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn Thành phố
Quảng Ngãi nhiều nhất đã được xác định trong chương 2, đồng thời
căn cứ các nguyên tắc như: đảm bảo tính khách quan, thực tiễn, khả
thi và kế thừa; các giải pháp ATLĐ trong thi công CTGT xuất phát
từ hoạt động thi công công trình xây dựng và phải dựa trên cơ sở
đảm bảo tôn trọng, tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ,
Ngành và các quy luật khách quan khác trong quản lý và thực hiện
an toàn lao động. Xây dựng các giải pháp quản lý phải dựa trên điều
kiện cụ thể, môi trường khách quan, chủ quan quản lý và thi công
công trình tại địa bàn Thành phố Quảng Ngãi. Các giải pháp quản lý
được khả thi chỉ khi nó phù hợp với nhu cầu thực tế và nhằm giải

quyết những khó khăn trong quản lý và thi công ở các công trình
đang cần giải quyết. Mặt khác, các giải pháp đề xuất phải xuất phát
từ thực tiễn tình hình kinh tế xã hội, môi trường xây dựng của thành
phố Quảng Ngãi, gắn với chủ trương, đường lối về quản lý an toàn,


20
vệ sinh lao động của nhà nước và thực trạng quản lý và thi công xây
dựng CTGT. Những giải pháp đề xuất phải phù hợp với nhu cầu và
phải căn cứ vào chính sách quản lý, tổ chức, về kỹ thuật, pháp kỹ
thuật an toàn khi thi công trên cao, thực trạng công tác đảm bảo
ATLĐ trong thi công xây dựng của các nhà thi công, nhà quản lý,
nhà đầu tư và công nhân để có tính khả thi và được các bên liên quan
xem xét, triển khai thực hiện. Đồng thời, các giải pháp đề xuất phải
kế thừa và phát huy những thành quả hiện có. Việc đổi mới là khắc
phục cái yếu kém, cái không phù hợp để tìm ra giải pháp phù hợp và
hiệu quả hơn.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP
3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI
C A CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3.5. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN
THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI C A CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
AN TOÀN THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích đánh giá
thực trạng an toàn lao động trong xây dựng công trình giao thông, tôi
đề xuất được 06 giải pháp đảm bảo ATLĐ cho thi công xây dựng
công trình giao thông tại Thành phố Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Công tác phối hợp của các chủ thể tham gia thi công
công trình; Giải pháp 2: Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc lựa
chọn Nhà thầu thi công xây dựng và các phương án, biện pháp thi
công; Giải pháp 3: Trách nhiệm của người sử dụng lao động về huấn
luyện ATVSLĐ cho người lao động; Giải pháp 4: Công tác khảo sát,
tổ chức mặt bằng thi công trên công trường; Giải pháp 5: Yêu cầu


21
kiểm định máy móc, thiết bị trước khi đưa vào vận hành và trong quá
trình sử dụng và Giải pháp 6: Một số việc cần lưu ý để đảm bảo
ATLĐ của nhà thầu trên công trường.
Các giải pháp đề xuất này đã được tôi đưa ra dựa trên thực
trạng công tác quản lý và kỹ thuật an toàn thi công xây dựng công
trình giao thông tại thành phố Quảng Ngãi; các giải pháp đề xuất này
rất cần thiết, có tính khả thi cao và được cán bộ quản lý, chỉ huy thi
công trình, kỹ sư xây dựng, công nhân lâu năm đánh giá rất cao.
Vì vậy, áp dụng đồng bộ các giải pháp được đề xuất trong
Chương 3 sẽ nâng cao công tác an toàn lao động trong thi công công
trình giao thông tại Thành phố Quảng Ngãi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


22
KẾT LUẬN
Hiện nay, từ các cơ quan làm công tác quản lý cho đến các
công ty, nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình đều quan
tâm đến vấn đề ATLĐ, nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả những
người tham gia trong quá trình thi công xây dựng công trình giao
thông, giảm tối đa các vụ TNLĐ, tiết kiệm được chi phí thi công và

nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong thi công xây dựng công
trình. Hơn nữa, khi thi công xây dựng công trình mà đảm bảo được
an toàn và người công nhân có ý thức tốt về việc đảm bảo ATLĐ thì
chất lượng công trình sẽ được nâng lên. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng
các giải pháp ATLĐ trong xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý, chỉ huy công trình, nhà thầu,
công nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, giảm tối đa các TNLĐ
trong thi công, từ đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát sinh do
tai nạn lao động gây ra.
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận đảm
bảo an toàn lao động, đảm bảo kỹ thuật thi công công trình, các tình
huống có thể xảy ra trong khi thi công. Đồng thời, luận văn đã tập
trung nghiên cứu sâu vấn đề an toàn thi công xây dựng công trình tại
Thành phố Quảng Ngãi và khẳng định phải có giải pháp quản lý phù
hợp góp phần giảm TNLĐ trong thi công, đồng thời tạo động lực
giúp công nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thi công công trình.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã mô tả,
thống kê số liệu và đánh giá thực trạng quản lý, hoạt động đảm bảo
an toàn thi công xây dựng công trình giao thông đã và đang thực hiện
tại Thành phố Quảng Ngãi; đồng thời dựa trên ý kiến đánh giá của
cán bộ quản lý, chỉ huy công trình, kỹ sư xây dựng, công nhân lâu
năm; Luận văn đã khẳng định một số giải pháp các nhà thầu đang


23
làm khá hiệu quả và đề xuất được 6 giải pháp an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình giao thông tại Thành phố Quảng Ngãi
như sau: Giải pháp 1: Công tác phối hợp của các chủ thể tham gia thi
công công trình; Giải pháp 2: Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc
lựa chọn Nhà thầu thi công xây dựng và các phương án, biện pháp

thi công; Giải pháp 3: Trách nhiệm của người sử dụng lao động về
huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động; Giải pháp 4: Công tác
khảo sát, tổ chức mặt bằng thi công trên công trường; Giải pháp 5:
Yêu cầu kiểm định máy móc, thiết bị trước khi đưa vào vận hành và
trong quá trình sử dụng và Giải pháp 6: Một số việc cần lưu ý để
đảm bảo ATLĐ của nhà thầu trên công trường.
Mối quan hệ giữa các giải pháp có mối quan hệ biện chứng
gắn kết, hỗ trợ nhau, làm nền tảng, tiền đề cho nhau. Việc sử dụng
đồng bộ các giải pháp sẽ giảm tối đa tai nạn lao động, tiết kiệm kinh
phí thi công và nâng cao chất lượng công trình.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể xem xét ứng dụng
mở rộng, tham khảo đối với việc quản lý ATLĐ cho các công trình
khác. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý điều hành, chỉ huy công
trình, nhà thầu cần phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt áp dụng các
Giải pháp chắc chắn sẽ đảm bảo ATLĐ trong xây dựng của Thành
phố Quảng Ngãi.
2. KIẾN NGHỊ
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động
trong thi xây dựng công trình phải có kế hoạch và thường xuyên
tuyên truyền, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định về việc
đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng. Hiện nay, về cơ bản các
quy định về việc đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng công trình
đã được các bộ ngành liên quan ban hành; tuy nhiên, việc quy định
rõ chi phí của công tác đảm bảo ATLĐ cho nhà thầu xây dựng chưa


×