Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH MTV đồ hộp hạ long đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.66 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐINH HỮU TUYẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP
HẠ LONG – ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60.52.03.20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng – Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Như Thúc

Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Huấn
Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Thị Phương Anh

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ
thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 02 tháng 10
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
 Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
S XSH là một trong những giải pháp hữu hiệu đang được áp
dụng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở các nước phát triển
và đang phát triển. Một trong những nguyên tắc cơ bản của sản xuất
sạch hơn là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn phát
sinh ra chúng. Phương pháp tiếp cận này vừa mang tính tích cực, vừa
mang tính chủ động và đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp
nói riêng và cho môi trường nói chung.
Tại thành phố Đà Nẵng, ngành CBTS ngày càng phát triển cả
về số lượng doanh nghiệp và quy mô sản xuất. Khu công nghiệp Dịch
vụ thủy sản (KCN DVTS) Đà Nẵng với diện tích 57,9ha, tập trung
khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản. Sự
phát triển của ngành này đã mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp
nói riêng và thành phố nói chung.
Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN DVTS
Đà Nẵng sử dụng nguồn năng lượng (điện, xăng dầu, than đá, củi…)
lớn và tạo ra lượng lớn chất thải (nước thải, chất thải rắn, mùi hôi…)
gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí xung quanh và
ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong khu vực. Hiện nay, KCN
DVTS Đà Nẵng đang là một điểm nóng về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Việc tìm các giải pháp phù hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại đây đang là một vấn đề cấp bách.
Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long là doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy hải sản, nằm trong KCN

DVTS Đà Nẵng. Bên cạnh việc quan tâm đầu tư cho chất lượng sản
phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, các cấp lãnh đạo, quản
lý của Công ty cũng luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, giảm


2
thiểu các tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất để nâng cao
uy tín của Công ty trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này, Ban lãnh
đạo công ty đã xem xét nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn cho hoạt động của Công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng sản xuất và đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn cho Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng” nhằm đưa
ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát sinh chất thải tại
nguồn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh
nghiệp áp dụng.
2. Mục tiêu đề tài
- Thông qua quá trình điều tra, khảo sát xác định các vấn đề
môi trường còn tồn tại tại doanh nghiệp từ đó nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
- Lựa chọn và triển khai các giải pháp SXSH phù hợp cho
Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề
xuất áp dụng cho các doanh nghiệp CBTS có loại hình hoạt động tương
tự.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát sơ bộ một số loại hình sản xuất, chế biến thủy sản
tại KCN DVTS Đà Nẵng.
- Đưa ra đánh giá tổng quát về hiện trạng sản xuất của các
doanh nghiệp được khảo sát, đánh giá. Qua đó, lựa chọn doanh nghiệp

tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết hoạt động sản xuất và đề xuất áp
dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp.
- Khảo sát, đánh giá chi tiết tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp
Hạ Long – Đà Nẵng.


3
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp
cho Công ty.
- Xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại tại Công ty (xử
lý nước thải, chất thải rắn, khí thải lò hơi), triển khai các giải pháp kỹ
thuật phù hợp để khắc phục các vấn đề đó.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm cơ sở khoa học,
cách thức tiếp cận các giải pháp sản xuất sạch hơn cho các doanh
nghiệp ngành CBTS.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có khả năng triển khai, áp dụng vào thực
tiễn sản xuất tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường tại KCN DVTS Đà Nẵng.
- Kết quả của nghiên cứu này có thể triển khai, áp dụng cho
các doanh nghiệp CBTS có loại hình hoạt động tương tự như Công ty
TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu tổng quát: Quy trình hoạt động sản
xuất của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản tại KCN DVTS Đà
Nẵng.

- Đối tượng nghiên cứu chi tiết: Quy trình sản xuất, quá trình
sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng, các chất thải phát sinh tại
Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:


4
+ Phạm vi nghiên cứu tổng quát: KCN DVTS Đà Nẵng.
+ Phạm vi nghiên cứu chi tiết: Công ty TNHH MTV Đồ hộp
Hạ Long – Đà Nẵng.
* Phạm vi thời gian: từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn.
- Phương pháp ủ phân compost.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, trong luận văn gồm có các chương như
sau:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khu công nghiệp dịch vụ thủy
sản Đà Nẵng
Chương 3. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn cho Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng.

Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


5
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản
1.1.1. Sơ lược về vai trò và hiện trạng ngành chế biến thủy sản
ở Việt Nam
1.1.1.1. Hiện trạng của ngành chế biến thủy sản
a. Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa
Mặc dù thói quen của người Việt Nam chủ yếu sử dụng sản
phẩm thủy sản tươi sống trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng từ năm
2001 đến nay, sản phẩm thủy sản qua chế biến tiêu thụ nội địa không
ngừng tăng lên, từ 277 ngàn tấn năm 2001 đến 680 ngàn tấn năm 2010,
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10.5%/năm, giá trị tăng 20,1%/năm.
Số lượng các doanh nghiệp chế biến thủy sản nội địa tăng
nhanh và cơ cấu giữa chế biến truyền thống và chế biến thủy sản đông
lạnh cũng thay đổi để thích nghi với sự thay đổi nhu cầu thị trường nội
địa.
b. Chế biến thủy sản xuất khẩu
Trong giai đoạn 2001 – 2015, xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam tăng nhanh về cả giá trị và khối lượng. Đến năm 2015, giá trị xuất
khẩu đạt 6,57 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 164
nước và vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật
Bản chiếm trên 54% tỷ trọng.
1.1.1.2. Vai trò ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam
Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực
phẩm cho nhân loại. Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất

cần thiết cho sự phát triển của con người. Không những thế nó còn là
một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng dân cư
đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển. Ở Việt Nam, nghề khai
thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên


6
cho khoảng 1,1 triệu người, tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động
có công ăn việc làm. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho
sự khởi động và tăng trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước [19].
Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam. Hoạt động
xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một
khoản ngoại tệ lớn, rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
đất nước. Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực
và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung và
ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế [19].
1.1.2. Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng
1.1.2.1. Giới thiệu
KCN DVTS Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số
5210/UĐ-UB ngày 04/9/2001 (giai đoạn 1) và Quyết định số
10939/UĐ-UB ngày 31/12/2002 (Giai đoạn 2) của Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích là 77,3 ha, nằm tại Quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng.
KCN DVTS Đà Nẵng có 37 dự án đầu tư, có khoảng 28 doanh
nghiệp đang hoạt động (tỷ lệ lấp đầy 96,4%) sản xuất trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần cảng cá.
1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp
1.1.3. Các vấn đề môi trường trong ngành chế biến thủy sản
* Chất thải rắn
* Nước thải

Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có các chỉ số ô
nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại
B dùng cho nuôi trồng thuỷ hải sản (TCVN 5945:1995) như BOD5
vượt từ 10 –30 lần, COD từ 9-19 lần. Nitơ tổng số từ xấp xỉ bằng tiêu
chuẩn đến cao hơn 9 lần.


7
* Khí thải và mùi hôi
* Mức tiêu hao năng lượng lớn
1.2. Tổng quan về sản xuất sạch hơn
1.2.1. Tổng quan về phương pháp luận sản xuất sạch hơn
1.2.1.1. Sản xuất sạch hơn là gì?
a. Khái niệm
UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục
chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản
xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm
thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Liên tục

Sản phẩm và dịch
vụ
Tăng hiệu suất

Phòng ngừa

Chiến lược sản
xuất sạch hơn
Giảm rủi ro


Tổng hợp
Quá trình sản
xuất
Môi trường

Con
người

Hình 1. Sơ đồ khái quát về định nghĩa sản xuất sạch hơn
b. Mục tiêu
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử
dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả
nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ
nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều
này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành
cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch
hơn.


8
1.2.1.3. Đánh giá sản xuất sạch hơn
Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác
định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được
thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ.
1.2.1.4. Lợi ích của sản xuất sạch hơn
1.2.1.5. Trở ngại trong việc áp dụng SXSH
1.2.2. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực
chế biến thủy sản trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực
chế biến thủy sản trên thế giới

1.2.2.2. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực
chế biến thủy sản tại Việt Nam
1.2.2.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại Đà Nẵng
1.2.3. Cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế
biến thủy sản
1.2.3.1. Quá trình triển khai SXSH tại các công ty thủy sản
1.2.3.2. Cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế
biến thủy sản
1.3. Các phương pháp ủ để xử lý bùn thải
1.3.1. Phân hữu cơ vi sinh
1.3.2. Các phương pháp ủ để xử lý bùn thải


9
Chương 2 – TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY
SẢN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ THỦ SẢN
2.1. Khái quát tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu công nghiệp dịch vụ
thủy sản Đà Nẵng
2.2. Tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường của Công ty
TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng
2.2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long
– Đà Nẵng
Công Ty TNHH Đồ Hộp Hạ Long – Đà Nẵng đăng kí hoạt
động sản xuất tại KCN DVTS Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng. Công ty tiến hành chạy thử vào tháng
05/2012, bắt đầu sản xuất chính thức từ giữa tháng 08/2012, với nhà
máy mới, dây chuyền công nghệ hiện đại chuyên sản xuất các sản
phẩm cá ngừ, cá trích, cá nục cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sản phẩm của Công ty hiện có mặt khắp các tỉnh thành và được xuất
khẩu sang các châu lục, từ EU, châu Á, đến Trung Đông, châu Phi,…
2.2.2. Tình hình sản xuất của Công ty TNHH MTV Đồ hộp
Hạ Long – Đà Nẵng
2.2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất
2.2.2.2. Công suất hoạt động
2.2.2.3. Nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng, nước và danh
mục máy móc thiết bị
2.2.3. Hiện trạng môi trường tại Công ty TNHH MTV Đồ
hộp Hạ Long – Đà Nẵng
2.2.3.1. Nước thải


10
- Lượng nước thải sinh hoạt: khoảng 3m3/ngày đêm.
- Lượng nước thải sản xuất: 100 - 150 m3/ngày đêm (lượng
nước thải sản xuất phát sinh dao động theo kế hoạch sản xuất của
Công ty).
2.2.3.2. Chất thải rắn
2.2.3.3. Chất thải nguy hại
2.2.3.4. Khí thải và mùi hôi
2.2.3.5. Tiếng ồn, độ rung
2.2.3.6. Môi trường lao động
2.2.3.7. An toàn lao động


11
Chương 3 – NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP
SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY TNHH MTV
ĐỒ HỘP HẠ LONG – ĐÀ NẴNG

3.1. Áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Công ty TNHH
MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng
3.1.1. Định mức nguyên vật liệu, năng lượng, hóa chất
3.1.1.1. Quy trình sản xuất, nguyên nhiên liệu và các dòng thải
chính
3.1.1.2. Định mức nguyên vật liệu, năng lượng, hóa chất sử
dụng
3.1.1.3. Nhận dạng các công đoạn gây lãng phí
3.1.2. Cân bằng vật liệu, năng lượng
3.1.2.1. Cân bằng vật liệu
Nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của Công
ty bao gồm:
- Cá tươi: Nhập trực tiếp các đơn vị cung cấp và đưa ngay vào
quá trình sản xuất (không bảo quản trong kho lạnh).
- Cá đông lạnh: Nhập trực tiếp các đơn vị cung cấp sau đó
được bảo quản đông lạnh, khi sản xuất cần tiến hành rã đông.
Trong quá trình khảo sát, công ty chỉ sử dụng nguồn cá tươi
làm nguyên liệu để sản xuất, vì vậy, các tính toán cân bằng nguyên liệu
dưới đây chỉ áp dụng đối với nguyên liệu sản xuất là cá tươi.
3.1.2.2. Cân bằng năng lượng
Phần lớn lượng điện năng được sử dụng chủ yếu để vận hành
các kho lạnh và hầm đông. Ngoài ra, điện năng còn được sử dụng để
chiếu sáng bên ngoài Công ty và chiếu sáng trong các xưởng chế biến.
Hệ thống chiếu sáng công ty sử dụng các bóng đèn cao áp để
chiếu sáng ngoài trời và bóng đèn huỳnh quang T8-T10/1,2m để chiếu


12
sáng trong nhà xưởng.
3.1.2.3. Xác định chi phí dòng thải

Phần thải có chi phí lớn nhất là phần nội tạng, da cá bị loại bỏ,
khoảng 170 triệu/ngày. Đây là dòng thải tất yếu trong quá trình chế
biến. Ngoài ra, trong 1 ngày sản xuất thì lượng vụn cá rơi vãi có chi
phí lên đến 20 triệu/ngày, sản phẩm lỗi bị thải bỏ trong quá trình sản
xuất ước tính trung bình 251 ngàn đồng/ngày. Nước thải sản xuất bao
gồm nước đá tan, nước rửa, làm nguội nguyên liệu, nước vệ sinh dụng
cụ và sàn nhà là 100 m3/ngày, theo quyết định số 3667/QĐ-UBND
quy định đơn giá xử lý 1m3 nước thải tại KCN DVTS Đà Nẵng do
Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thực hiện, với hàm lượng COD
= 84,7 mg/l (kết quả quan trắc mẫu nước thải của Công ty trước khi
đấu nối vào HTXL nước thải của KCN) trong nước thải 1 ngày sản
xuất thì công ty phải chi trả 363,600 VNĐ/ngày và 132 triệu
VNĐ/năm.
Tổng chi phí dòng thải cho 1 ngày sản xuất ước tính khoảng
191 triệu VNĐ/ngày.
3.1.3. Đánh giá mức tiêu hao năng lượng và nhiên liệu
Quá trình khảo sát tại Công ty cho thấy, hiện nay Công ty chưa
có hệ thống quản lý năng lượng cho toàn bộ quy trình sản xuất, chưa
có chính sách chiến lược năng lượng, chưa thành lập ban quản lý năng
lượng chuyên trách. Hiện tại, nhiệm vụ giám sát việc sử dụng năng
lượng do bộ phận kỹ thuật đảm nhận kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, Công ty chưa lắp đặt các đồng hồ theo dõi lượng
điện năng sử dụng cho từng khu vực sản xuất, do đó việc kiểm soát
quá trình sử dụng năng lượng cũng như phát hiện các công đoạn lãng
phí năng lượng gặp nhiều khó khăn.


13
3.1.4. Phân tích nguyên nhân mất cân bằng và đề xuất các
giải pháp sản xuất sạch hơn

3.1.4.1. Phân tích nguyên nhân mất cân bằng
3.1.4.2. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn
3.1.5. Đánh giá sơ bộ các giải pháp sản xuất sạch hơn
Nhận xét: Có 33 giải pháp sản xuất sạch hơn được đưa ra,
trong đó có 24 giải pháp quản lý nội vi, không tốn chi phí hoặc tốn ít
chi phí mà đem hiệu quả cao, có khả năng thực hiện ngay. Ngoài ra có
4 giải pháp là thay đổi và cải tiến thiết bị, 2 giải pháp khống chế quá
trình tốt hơn, 3 giải pháp tuần hoàn tái sử dụng.
Hầu hết các giải pháp đưa ra đều có tiềm năng triển khai vào
thực tế hoạt động của công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về mặt
kinh tế, môi trường.
3.1.6. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn
3.1.6.1. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật
Đối với các giải pháp mà đội sản xuất sạch hơn đưa ra, hầu hết
các giải pháp đều có tính khả thi về mặt kỹ thuật, một số giải pháp đã
được chứng minh và áp dụng trong thực tế tại các doanh nghiệp, một
số giải pháp đã được nghiên cứu và bước đầu đạt được các kết quả khả
quan về mặt kỹ thuật.
3.1.6.2. Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế
Đội sản xuất sạch hơn tập trung phân tích lợi ích kinh tế của
các giải pháp cần sử dụng vốn đầu tư ban đầu và giải pháp xây dựng
hệ thống quản lý năng lượng (do chi phí năng lượng chiếm tỷ trọng lớn
trong chi phí sản xuất)
3.1.6.3. Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường
Tính khả thi về mặt môi trường được đánh giá theo 3 cấp độ:
cao, trung bình, thấp tùy thuộc vào khả năng giảm thiểu lượng chất


14
thải rắn, nước thải, lưu lượng khí thải trong quá trình sản xuất, cải thiện

sức khỏe người lao động.
3.1.6.4. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn để thực
hiện
Sử dụng phương pháp cộng có trọng số để chọn các giải pháp
SXSH. Trọng số được phân bố dựa vào tầm quan trọng của các hiệu
quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường đối với sự phát triển chung của Công
ty, cụ thể như sau:
- Kinh tế: 50%

- Kỹ thuật: 30%

- Môi trường: 20%

3.1.7. Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
3.1.7.1. Chuẩn bị thực hiện
Đa số các giải pháp SXSH đưa ra ở trên là các giải pháp nội vi
thì không yêu cầu nhiều về kinh tế, kỹ thuật, chủ yếu là nhận thức của
người lao động và công tác quản lý của cán bộ các bộ phận trong công
ty, nên các giải pháp này được ưu tiên thực hiện trước hoặc thực hiện
song song với các cơ hội khác. Công việc chủ yếu là lên kế hoạch,
tuyên truyền và tăng cường quản lý nội vi, đưa ra chính sách thưởng
phạt để nâng cao ý thức công nhân.
3.1.7.2. Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
- Theo kế hoạch, Công ty sẽ triển khai thay thế bóng đèn huỳnh
quang T8/1,2m ballast sắt từ bằng bóng đèn LED 1,2m công suất 25W
có độ LUX (độ rọi) tương đương vào quý IV/2017. Nguồn vốn đầu tư
lấy từ quỹ đầu tư phát triển của Công ty.
- Về giải pháp thu gom sử dụng lượng tro từ lò hơi biomass
cùng lượng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của Công ty để ủ làm
phân hữu cơ: Công ty sẽ tìm hiểu và kế thừa các kết quả nghiên cứu về

quá trình ủ phân hữu cơ từ bùn thải, tro lò hơi biomass để áp dụng triển
khai thí điểm tại Công ty; đánh giá kết quả triển khai thí điểm, nếu giải


15
pháp mang lại hiệu quả cao thì sẽ áp dụng thường xuyên.
- Về giải pháp lắp biến tần điều khiển tốc độ quay của động cơ
nén khí: trong thời gian vừa qua, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của
UBND thành phố Đà Nẵng, sự hỗ trợ kỹ thuật của Sở Khoa học và
Công nghệ Đà Nẵng, Công ty đã tiến hành lắp đặt biến tần cho hệ thống
máy nén khí, kết quả đánh giá cho thấy hiệu quả của giải pháp tương
đối tốt. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư lắp
đặt thiết bị biến tần cho một số máy móc, động cơ khác.
- Theo kế hoạch, Công ty sẽ triển khai thay thế bóng đèn cao
áp 250W bằng bóng đèn LED chiếu sáng ngoài trời công suất 35W có
độ LUX (độ rọi) tương đương vào quý IV/2017. Nguồn vốn đầu tư lấy
từ quỹ đầu tư phát triển của Công ty.
- Về giải pháp thay thế lò hơi đốt than bằng lò hơi đốt củi:
tháng 04/2017, với sự hỗ trợ từ dự án của chính phủ Đan Mạch, Công
ty đã lắp đặt và vận hành hệ thống lò hơi biomass sử dụng nhiên liệu
củi thay thế cho lò hơi đốt than. Hiện tại, lò hơi biomass đã vận hành
ổn định.
3.1.7.3. Giám sát và đánh giá kết quả
Thực hiện theo dõi số liệu chi tiết theo từng công đoạn trong
quá trình sản xuất, theo dõi theo ca sản xuất và tổng hợp vào cuối mỗi
ngày. Các số liệu thu thập bao gồm tất cả nguyên liệu, nhiên liệu và
năng lượng sử dụng cho quá trình sản xuất.
Theo dõi số liệu, tổng hợp và so sánh kết quả trước và sau khi
thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
3.1.8. Duy trì sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho doanh
nghiệp sản xuất nói riêng và giảm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
nói chung; cần thiết phải duy trì thực hiện các giải pháp sản xuất sạch


16
hơn. Luôn luôn có những cơ hội mới để cải thiện sản xuất và vần phải
thường xuyên tổ chức việc đánh giá sản xuất sạch hơn.
3.2. Đánh giá tổng quan công tác quản lý môi trường tại Công ty
3.2.1. Đánh giá tổng quan công tác quản lý môi trường
3.2.1.1. Điều tra khảo sát thực tế quản lý nội vi tại Công ty
Qua kết quả khảo sát cho thấy, tình hình quản lý nội vi của
công ty khá tốt và ổn định; hầu hết công nhân, cán bộ quản lý được
khảo sát điều tra đều hài lòng về công việc cũng như điều kiện môi
trường làm việc của họ.
3.2.1.2. Đánh giá tổng quan công tác quản lý môi trường tại
Công ty
- Công ty đã có các hồ sơ thủ tục pháp lý về môi trường đầy
đủ: báo cáo Đánh giá tác động môi trường, báo cáo Giám sát môi
trường định kỳ (02 lần/năm), giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường, sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại,…
- Đã đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo
đúng nội dung cam kết đối với các cơ quan quản lý môi trường, bao
gồm: hệ thống xử lý mùi, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước
mưa,… Các công trình bảo vệ môi trường được vận hành thường
xuyên, ổn định.
- Công ty đã có biện pháp thu gom và xử lý các chất thải rắn
phát sinh đúng quy định, hạn chế những ảnh hưởng của chúng đến môi
trường xung quanh, một số đã được bán để làm nguyên liệu tái chế
hoặc chế biến làm các sản phẩm khác.

- Đối với các loại chất thải chưa có khả năng tự xử lý triệt để,
Công ty đã ký kết hợp đồng mua bán với các cơ sở tái chế hoặc các
đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
- Mùi hôi phát sinh được kiểm soát tốt, khí thải lò hơi được xử


17
lý, ít gây ảnh hưởng đến môi trường không khí trong Công ty và khu
vực xung quanh.
- Hệ thống điều hòa được lắp đặt và duy trì nhiệt độ thích hợp
cho các quá trình sản xuất và đảm bảo điều kiện làm việc cho công
nhân.
- Công ty đã trang bị cho công nhân đầy đủ các phương tiện
bảo hộ lao động để đảm bảo vệ sinh và tránh các tai nạn lao động có
thể xảy ra.
- Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở công nhân ý thức bảo vệ
môi trường.
3.2.2. Xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại
- Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng cam
kết với cơ quan quản lý môi trường, các hạng mục của hệ thống xử lý
nước thải vận hành ổn định. Tuy nhiên, lượng bùn thải phát sinh được
chứa trong bể chứa bùn, tồn tại ở dạng lỏng; Công ty chưa đầu tư xây
dựng sân phơi bùn hoặc thiết bị ép bùn, do đó việc xử lý bùn gặp nhiều
khó khăn, hiện tại thuê Công ty Cổ phần môi trường đô thị Đà Nẵng
hút định kỳ 1-2 lần/tuần tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất, gây tốn kém
chi phí thu gom, xử lý.
- Chưa xây dựng khu vực lưu chứa tro lò hơi biomass. Lượng
tro này được chất thành đống gần khu vực lò hơi.
- Vấn đề giữ gìn vệ sinh tại các khu vực như lò hơi, hệ thống
xử lý nước thải, khu chứa phế liệu (thùng phi đựng dầu, bao nguyên

liệu, …) chưa được chú trọng.
3.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật khắc phục các vấn đề môi
trường còn tồn tại

3.3.1. Khắc phục vấn đề vệ sinh tại một số khu vực của Công ty
- Ban hành quy định về việc vệ sinh định kỳ các khu vực như


18
lò hơi, hệ thống xử lý nước thải, khu chứa phế liệu.
- Nâng cao ý thức của công nhân về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc duy trì don dẹp vệ sinh, sắp xếp
các loại chất thải đúng nơi quy định.
- Bê tông hóa sân nền các khu vực lưu giữ chất thải, có tường
rào cách ly.
3.3.2. Thu gom, xử lý bùn từ hệ thống xử lý nước thải và tro
từ khu vực lò hơi biomass
3.3.2.1. Hạng mục công trình
a. Thu gom và lưu giữ bùn từ hệ thống xử lý nước thải
b. Thu gom và lưu giữ tro lò hơi biomass
3.3.2.2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật xử lý
Dựa vào kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã thực hiện về
xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải ngành thủy sản bằng phương
pháp ủ phân compost, đề xuất giải pháp xử lý lượng bùn thải và tro lò
hơi biomass phát sinh tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà
Nẵng bằng phương pháp ủ phân compost hiếu khí.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu cơ bản theo tiêu
chuẩn phân hữu cơ vi sinh vật cho thấy, hầu hết các thông số phân tích
trong mẫu ủ compost thí nghiệm đều đạt hoặc xấp xỉ đạt ngưỡng cho
phép.



19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua kết quả khảo sát, đo đạc, đánh giá và đề xuất áp dụng các
giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long
– Đà Nẵng, tác giả rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau:
KẾT LUẬN
1. Theo kết quả phân tích, đánh giá Công ty có nhiều cơ hội áp
dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất nhằm
mang lại các hiệu quả:
- Về kinh tế: tiết kiệm chi phí do giảm sự tiêu hao nguyên vật
liệu, năng lượng; giảm chi phí xử lý chất thải; thời gian thu hồn vốn
ngắn, chi phí đầu tư nằm trong khả chi trả của doanh nghiệp.
- Về môi trường: giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên (giảm các
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác tài nguyên);
kiểm soát và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh; giảm phát thải
khí nhà kính thông qua các biện pháp tiết kiệm năng lượng và thay đổi
nhiên liệu sử dụng.
2. Kết quả nghiên cứu đã phân tích, sàng lọc, sắp xếp thứ tự các
ưu tiên việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, hầu hết các giải
pháp đều có tính khả thi, một số giải pháp đã được Công ty triển khai
thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện
nghiên cứu còn giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên
của Công ty về vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
3. Đối với các vấn đề môi trường còn tồn tại của Công ty, đề tài
đã nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Các phương án
này có tính khả thi, thân thiện với môi trường và có khả năng triển khai
áp dụng tại Công ty.



20
KIẾN NGHỊ
1. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu
đề xuất các giải pháp SXSH và lựa chọn các giải pháp khả thi để thực
hiện trong hoàn cảnh hiện tại, trong khi đó SXSH là một chiến lược
lâu dài nên đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu cho phù hợp với đặc thù
của công ty trong từng thời kỳ sản xuất.
2. Kiến nghị lãnh đạo Công ty quan tâm hơn nữa trong quá
trình triển khai áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tại đơn vị. Đầu
tư nghiên cứu triển khai giải pháp xử lý bùn thải và tro lò hơi bằng
phương pháp ủ phân compost.
3. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn cũng góp phần làm
sáng tỏ khả năng triển khai áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn
cho các công đoạn sản xuất đối với loại hình chế biến thủy hải sản. Các
doanh nghiệp sản xuất tương tự có thể xem xét, triển khai tại đơn vị
mình.



×