Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 202 trang )

B GIO DC O TO

B T PHP

TRNG I HC LUT H NI

NGUYN TH YN

Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán
hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
ở việt nam

Chuyờn ngnh : Lut Kinh t
Mó s

: 62 38 50 01

LUN N TIN S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS Nguyn Vit Tý
TS Phan Chớ Hiu

H NI - 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nên trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận án chư từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.



Tác giả luận án

Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN HÀNG

10

HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO
DỊCH HÀNG HÓA
1.1

Lý luận về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

10

1.2

Tổng quan pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa


41

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT

64

ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
Ở VIỆT NAM
2.1

Thực trạng pháp luật về sở giao dịch hàng hóa

64

2.2

Thực trạng pháp luật về các chủ thể tham gia giao dịch qua sở giao dịch
hàng hóa

85

2.3

Thực trạng pháp luật về các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua
bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

106

2.4


Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán
hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

131

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

150

LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
3.1

Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam

150

3.2

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua
bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam

160

3.3

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật điều chỉnh
hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa vào thực tiễn
nền kinh tế Việt Nam


178

KẾT LUẬN

189

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

192

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

193


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đã xuất hiện
khá lâu trên thế giới ở những nước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị
trường. Mục đích ban đầu của các nhà kinh doanh khi tham gia hoạt động này
là giải quyết tình trạng dư thừa hoặc khan hiếm hàng hóa, đặc biệt là những
sản phẩm nông nghiệp vào những thời điểm nhất định. Cùng với sự tham gia
rộng rãi của các nhà kinh doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa dần được các thương
nhân sử dụng để bảo hiểm rủi ro cho hoạt động kinh doanh hàng hóa thực và
đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Thời kỳ đầu, hàng hóa được giao dịch ở các

sở giao dịch hàng hóa là các sản phẩm nông sản, năng lượng, kim loại... sau
đó chuyển sang các sản phẩm, công cụ tài chính phái sinh. Đến nay sở giao
dịch hàng hóa các nước ngày nay trở thành sàn giao dịch tài chính cao cấp và
chuyên nghiệp, thu hút một số lượng đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài
nước tham gia.
Đối với Việt Nam, ý thức được tầm quan trọng của mua bán hàng hóa
qua sở giao dịch hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 (sau đây viết tắt là
LTM 2005) lần đầu tiên đã đề cập đến hoạt động mua bán qua sở giao dịch
hàng hóa. Cùng với hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành, LTM 2005 là cơ
sở pháp lý quan trọng để các sở giao dịch hàng hóa ra đời và phát triển ở nước
ta, tạo điều kiện cho các thương nhân Việt Nam tiếp cận và sử dụng phương
thức kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp để bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi
nhuận. Tuy nhiên, ra đời khi nền kinh tế Việt Nam chưa hội tụ đủ các điều kiện
cho sở giao dịch hàng hóa xuất hiện, khi nhận thức của các nhà kinh doanh và
lập pháp chưa thật đầy đủ và sâu sắc về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa, cũng như khi các điều kiện kinh tế xã hội làm tiền đề cho
hoạt động này chưa phát triển và thiếu đồng bộ, pháp luật điều chỉnh hoạt động


2

mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam khó tránh khỏi những
bất cập và thiếu sót. Vì vậy, nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động mua
bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cần được làm sáng tỏ bởi các công
trình nghiên cứu khoa học độc lập, để hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch hàng hóa có thể triển khai một cách nhanh chóng và sâu rộng trên thị
trường nước ta, giúp các nhà kinh doanh Việt Nam tìm kiếm lợi nhuận trên thị
trường mới mẻ và nhiều rủi ro này. Đó là lý do chủ yếu để tác giả chọn vấn đề:
“Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng
hóa ở Việt Nam” là đề tài cho luận án tiến sĩ của mình, với mong muốn nghiên

cứu một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam; góp phần sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Có thể nói, ở các nước nơi hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch hàng hóa phát triển sôi động, đã có nhiều công trình khoa học của các tác
giả nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
- Sách: “Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn” (1992) của các
tác giả Franklin R. Edwards - Coloumbia University và Clindy W. Ma –
Metallgesellschaft do nhà xuất bản McGraw Hill, Inc ấn hành. Trong công
trình này, các tác giả đã nêu lên bản chất, vai trò, chức năng của thị trường
hàng hóa tương lai và thị trường quyền chọn đối với hàng hóa; nêu lên mô
hình tổ chức chung của các sở giao dịch hàng hóa và vai trò, chức năng của
từng bộ phận cấu thành sở giao dịch; chỉ ra các thành phần tham gia thị
trường và sự liên kết của các thành phần này, đồng thời chỉ rõ các hàng hóa
chủ yếu được đưa vào giao dịch tại các thị trường. Trên cơ sở phân tích các


3

phương thức chủ yếu để có thể nhận biết diễn biến giá cả trên thị trường, các
tác giả đã đề xuất một số chiến lược giao dịch khi tham gia thị trường hàng
hóa tương lai và thị trường quyền chọn đối với hàng hóa tương lai;
- Sách: “Giới thiệu về thị trường hàng hóa tương lai và thị trường
quyền chọn” (1998) của tác giả John C. Hull, nhà xuất bản Prentice Hall.
Trong công trình này, tác giả đã nêu một số cách thức xác định giá hợp đồng
tương lai, hợp đồng quyền chọn đối với hàng hóa và chủ yếu tập trung vào
việc xác định giá quyền chọn đối với các hợp đồng tài chính như hợp đồng

quyền chọn về lãi xuất, tiền tệ, chứng khoán... Tác giả đã phân tích những
tính chất cơ bản của quyền chọn chứng khoán, chiến lược kinh doanh quyền
chọn chứng khoán, định giá quyền chọn chứng khoán và cách thức sử dụng
hợp đồng quyền chọn, từ đó phân tích lý do của việc sử dụng hợp đồng quyền
chọn để bảo hiểm rủi ro;
- Các sách: “Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai và các công cụ
tài chính phái sinh khác” (1993) của tác giả John C Hull, nhà xuất bản
Prentice Hall; “Lý thuyết về thị trường hàng hóa tương lai” (1992) của tác giả
Paul Weller, nhà xuất bản Oxford UK & Cambridge USA; “Thị trường hàng
hóa tương lai – Lý thuyết và thực hành” (2003) của tác giả Sunil K.
Paramenswaran, nhà xuất bản Tata McGraw-Hill, New Delhi... Trong các
công trình này, các tác giả đã dùng các thuật toán để chứng minh lợi ích của
việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, qua đó đề xuất cách thức tìm
kiếm lợi nhuận thông qua hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn;
- Sách: “Quản lý rủi ro hàng hóa bằng việc sử dụng hợp đồng tương
lai và hợp đồng quyền chọn” (2001) của tác giả John J Stephens do nhà xuất
bản The Institute of Internal Auditors UK and Ireland ấn hành, tại đây tác giả
trình bày cách thức quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa
bằng việc sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn bên cạnh các
công cụ tài chính phái sinh khác, qua đó minh chứng lợi ích của việc sử dụng


4

các hợp đồng này để tìm kiếm lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong hoạt động
kinh doanh...
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích ở khía
cạnh kinh tế của hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, của
các công cụ tài chính phái sinh là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn
qua sở giao dịch hàng hóa. Khía cạnh pháp lý của hoạt động mua bán hàng

hóa qua sở giao dịch hàng hóa được đề cập nhưng không nhiều, chủ yếu tập
trung vào vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động này ở các nước.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là vấn đề mới mẻ ở Việt
Nam, bởi vậy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể
đến một số công trình khoa học như:
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Thị trường hàng hóa giao sau và việc triển
khai xây dựng ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Viện Nghiên cứu
Thương mại, Bộ Thương mại, mã số 99-78-159 và sách chuyên khảo: “Thị
trường hàng hóa giao sau” (2000), Bộ Thương mại, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội. Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu tổng quan về thị
trường hàng hóa giao sau, bao gồm thị trường hàng hóa tập trung (qua sở giao
dịch) và thị trường hàng hóa phi tập trung (không qua sở giao dịch); phân tích
vai trò, ý nghĩa của thị trường hàng hóa giao sau và khả năng tham gia một số
mặt hàng nông sản của Việt Nam; từ đó dự kiến mô hình, bước đi, giải pháp
và kiến nghị để hình thành thị trường hàng hóa giao sau của Việt Nam;
- Đề tài khoa học cấp trường: “Định hướng xây dựng khung pháp lý cho
hợp đồng giao sau trong thị trường giao sau tại Việt Nam” (2004) của tác giả
Lê Hoàng Nhi, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong đề tài, tác
giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng giao sau và sự cần thiết
phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hợp đồng giao sau; từ đó đề xuất định
hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh hợp đồng giao sau tại Việt Nam như:


5

hình thức và trình tự lập hợp đồng giao sau, chủ thể của hợp đồng giao sau, nội
dung hợp đồng giao sau, biện pháp bảo đảm trong hợp đồng giao sau...
- Đề tài khoa học cấp thành phố: “Định hướng và các giải pháp phát
triển thị trường hàng hóa tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh” (2004) do

thạc sĩ Vũ Thị Minh Nguyệt, Viện Nghiên cứu Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh là chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu bản chất hình thành, phát triển của
thị trường hàng hóa tập trung và cơ chế vận hành các sàn giao dịch hàng hóa;
đề xuất định hướng hoạt động thị trường hàng hóa tập trung tại thành phố Hồ
Chí Minh và xác định mô hình, cơ chế hoạt động chung cho sàn giao dịch
hàng hóa tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê
của Việt Nam – thực trạng và giải pháp” (2007) của Lữ Bá Văn, Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu lý
luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê;
phân tích thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà
phê của Việt Nam; từ đó đề ra các giải pháp quản trị rủi ro trong sản xuất và
xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là giải pháp sử dụng thị trường hàng
hóa tương lai để phòng ngừa rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê;
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Sự hình thành thị trường hàng hóa giao sau
cho một số nông sản ở Việt Nam” (2010) của Nguyễn Lương Thanh, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong luận án, tác giả đã nêu lên cơ
sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành thị trường hàng hóa nông sản giao
sau; phân tích, đánh giá thực trạng và điều kiện hình thành thị trường hàng
hóa nông sản giao sau ở Việt Nam; qua đó nêu lên quan điểm, mục tiêu và
giải pháp hình thành thị trường hàng hóa nông sản giao sau ở Việt Nam;
- “Giáo trình Luật Thương mại” (2006), tập 2, Chương IX, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội; bài viết: “Hợp đồng mua bán hàng hóa qua
sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng giao sau) nhìn từ góc độ của Luật dân sự”


6

của TS. Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Luật học số 5/2006; bài viết: “Đặc trưng
cơ bản của quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa theo pháp

luật Việt Nam” của thạc sĩ Nguyễn Thị Yến, Tạp chí Luật học số 6/2007; bài
viết: “Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua
sở giao dịch hàng hóa” của PGS.TS Nguyễn Viết Tý, Tạp chí Luật học số
1/2010; và một số bài viết liên quan đến vấn đề này được đăng tải trên các
trang web...
Tuy nhiên, hầu hết các công trình này đều thực hiện trước khi LTM
2005 được ban hành với mong muốn đóng góp một cách nhìn về hoạt động
mua bán hàng hóa tương lai, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
tiến tới xây dựng khung pháp lý đầy đủ, phù hợp điều chỉnh hoạt động này
ở Việt Nam. Từ khi LTM 2005 ra đời, có rất ít công trình nghiên cứu về
hoạt động này được công bố, và nếu có cũng chỉ nghiên cứu về khía cạnh
kinh tế hoặc một vài vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Vì vậy, có thể khẳng định, đây là công trình
đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về
pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng
hóa ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận và
thực tiễn về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, pháp luật điều
chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; qua đó tìm giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa
qua sở giao dịch hàng hóa.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán
hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;


7


- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động mua
bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam trong quan hệ so sánh
với pháp luật của một số nước trên thế giới;
- Đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học khác nhau. Luận án không tiếp cận nghiên cứu hoạt
động này dưới góc độ của khoa học kinh tế mà chỉ nghiên cứu dưới góc độ
khoa học pháp lý. Cụ thể, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về mua
bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; nghiên cứu pháp luật thực định
về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa trong tương quan so sánh với
pháp luật một số nước, qua đó chỉ ra những điểm phù hợp cũng như những
bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành nhằm đưa ra định hướng và các giải
pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Luận án cũng chỉ
nghiên cứu hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà đối
tượng của hoạt động này là hàng hóa mang những đặc trưng cơ bản phù hợp
với giao dịch tương lai và các công cụ tài chính phái sinh từ các giao dịch
hàng thực; không mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các hàng hóa đã được
giao dịch trên các sàn giao dịch khác như: chứng khoán (giao dịch trên sở
giao dịch chứng khoán), giá trị quyền sử dụng đất (giao dịch trên sàn giao
dịch bất động sản)...
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để
luận giải nguyên nhân ra đời, những vấn đề lý luận về hoạt động mua bán
hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động mua
bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Luận án sử dụng kết hợp các phương



8

pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
luật học để phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa trong quan hệ so sánh với pháp
luật của một số nước trên thế giới. Đồng thời, luận án cũng sử dụng phương
pháp diễn giải, quy nạp để đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp
luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đạt được những kết quả nghiên cứu mới như sau:
- Luận án đã phân tích quan niệm về mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch hàng hóa dưới giác độ kinh tế và pháp lý, từ đó xây dựng một khái niệm
đầy đủ, trọn vẹn về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; chỉ ra
những đặc trưng pháp lý cơ bản của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng
hóa so với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường; qua đó làm rõ những
lợi ích, rủi ro về mặt kinh tế cũng như những mối quan hệ pháp lý giữa các
chủ thể tham gia hoạt động mua bán đặc thù này;
- Luận án xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp luật điều
chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, thể hiện thông
qua việc xây dựng khái niệm, phân tích vị trí của chế định pháp luật này trong
hệ thống pháp luật thương mại và xác định rõ nội dung của chế định pháp luật
này bao gồm các quy phạm về sở giao dịch hàng hóa, về các chủ thể tham gia
giao dịch, về các loại hợp đồng và về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua
bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá;
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đánh giá một cách
toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam trong quan hệ so
sánh với pháp luật một số nước trên thế giới; chỉ ra những điểm phù hợp,
chưa phù hợp, thiếu sót của pháp luật hiện hành về từng nội dung cụ thể như:



9

về sở giao dịch hàng hóa, về các chủ thể tham gia giao dịch... làm cơ sở cho
việc đề ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện chế định pháp luật này trong
điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam;
- Luận án đã đề ra những định hướng khoa học cũng như những giải
pháp cụ thể, có giá trị nhằm hoàn thiện các nội dung pháp luật như: hoàn
thiện khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, hoàn thiện các
quy định pháp luật về sở giao dịch hàng hóa, hoàn thiện các quy định pháp
luật về các chủ thể tham gia giao dịch... Đồng thời, luận án cũng đề xuất một
số giải pháp căn bản, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định
pháp luật này vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong tương lai;
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng, hoàn thiện
pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
trong thời gian tới; trong việc tổ chức và thực hiện chế định pháp luật này
trong thực tiễn; trong công tác giảng dạy và nghiên cứu các môn khoa học
pháp lý như Luật thương mại, Luật tài chính, Luật chứng khoán... cũng như
công tác nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học kinh tế tại các trường Cao
đẳng, Đại học đào tạo cử nhân luật, cử nhân kinh tế ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa;
- Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam;
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.



10

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
1.1. LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

1.1.1. Khái quát về sự hình thành, phát triển hoạt động mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Mua bán hàng hóa tương lai được cho là bắt nguồn từ Ấn Độ vào
khoảng những năm 2000 trước Công nguyên, sau đó xuất hiện ở Hy Lạp cổ
đại. Phương thức mua bán của thị trường hàng hóa tương lai hiện đại bắt
nguồn từ các hội chợ thời Trung cổ tại Anh và Pháp vào khoảng thế kỷ thứ
XII [51, tr. 4]. Tuy nhiên sở giao dịch các hợp đồng tương lai có tổ chức hiện
đại đầu tiên lại là Sở giao dịch lúa gạo Dojima (Dojima Rice Exchange) tại
Osaka, Nhật Bản vào năm 1710 [67].
Ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thị trường hàng hóa tương lai đã hình
thành vào đầu những năm 1800 Thế kỷ XIX, ban đầu là ở Chicago. Chicago
nằm ở vị trí đầu mối của Ngũ Đại Hồ, gần với vùng đất chăn nuôi trồng trọt
của nước Mỹ, vùng Trung Tây khiến nó trở thành trung tâm tự nhiên cho việc
vận chuyển, phân phối và buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Vào những
năm này, đến vụ thu hoạch, các chủ trang trại đồng loạt tiến hành việc thu
hoạch nông sản và vận chuyển số ngũ cốc từ các trang trại vùng vành đai đến
Chicago để tiêu thụ. Điều này gây ra khủng hoảng vì lượng ngũ cốc cần tiêu
thụ tăng đột biến, vượt quá khả năng về kho chứa của thành phố. Tình trạng
này tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ lợi dụng ép giá, khiến cho giá ngũ cốc
giảm mạnh sau thu hoạch, sau đó lại tăng cao khi nguồn cung được giải tỏa.

Như vậy, việc các chủ trang trại hoặc phải bán với giá rất thấp, hoặc phải vận
chuyển ngũ cốc theo chiều ngược lại đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm
lãng phí thời gian. Mặt khác, các nhà buôn và những người có nhu cầu tiêu


11

thụ sản phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn khi mất mùa, số lượng ngũ cốc
không đủ cung cấp cho nhu cầu kinh doanh cũng như sản xuất của mình.
Những sự kiện mang tính chu kỳ như vậy đã gây ra những khó khăn
không nhỏ cho những người sản xuất lương thực cũng như các nhà đầu cơ và
những người dùng ngũ cốc làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của mình. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, những người nông dân, các
chủ trang trại đã thỏa thuận với các thương nhân và những người tiêu thụ sản
phẩm để bán số ngũ cốc của mình trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Những người bán và người mua gặp nhau, thỏa thuận về số lượng ngũ cốc,
phẩm cấp, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và nhận tiền. Ban đầu, những
hành động trên diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ, về sau đã trở thành phổ biến
do tính ưu việt của nó trong việc tiêu thụ và lưu thông nông sản. Một thị
trường mới xuất hiện, đó là thị trường hàng hóa giao sau – thị trường mà ở đó
người bán và người mua gặp nhau để thỏa thuận, cam kết về việc mua bán
hàng hóa vào thời điểm hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán vào một thời
điểm nhất định trong tương lai.
Vào thời đó, các hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai đã đạt mức tiêu
chuẩn về phẩm cấp, chất lượng, chủng loại... cho một đơn vị hàng hóa. Tuy
nhiên, phần lớn các hợp đồng này đều không được thực hiện đúng bởi cả bên
bán lẫn bên mua do những biến động của giá cả hàng hóa. Hơn nữa, thị
trường các hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai khó thanh khoản, rất cần có
sở giao dịch hàng hóa với tư cách là chủ thể trung gian kết nối và bảo đảm
cho tính thanh khoản của các giao dịch tương lai. Vì vậy, năm 1848, Phòng

Thương mại Chicago (The Chicago Board of Trade - CBOT), thị trường giao
dịch hợp đồng tương lai hiện đại đầu tiên trên thế giới được thành lập [65],
[53, tr.1]. Việc giao thương ban đầu là thông qua các hợp đồng kỳ hạn. Bản
hợp đồng đầu tiên (về ngô) đã được thảo ra vào ngày 13/3/1851. Hợp đồng
xác định rõ là 3000 giạ ngô sẽ được giao đến Chicago vào tháng 6/1851 với
mức giá 1 cent theo giá thị trường ngày 13/3 [59].


12

Năm 1865, các hợp đồng tương lai tiêu chuẩn hoá mới được giới thiệu
tại Phòng Thương mại Chicago. Năm 1874, Sở giao dịch hàng nông phẩm
Chicago được thành lập, đến năm 1898 được đổi tên thành Sở giao dịch hàng
hoá Chicago (The Chicago Mercantile Exchange - CME) và được tổ chức lại
vào năm 1919. Năm 1972, Thị trường tiền tệ quốc tế (International Monetary
Market - IMM), một bộ phận của CME, được thành lập để cung cấp các hợp
đồng tương lai về ngoại hối như hợp đồng tương lai đồng bảng Anh, đồng đô la
Canada, đồng mark Đức, đồng yên Nhật, đồng peso Mehicô và đồng franc
Thuỵ Sĩ. Cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, các hợp đồng tài chính tương lai đã
phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép buôn bán trao đổi trị giá tương lai của các tỷ
lệ lãi suất. Những hợp đồng mua bán các công cụ tài chính được đưa vào giới
thiệu năm 1981, đã có tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường.
Như vậy, hoạt động mua bán hàng hóa tương lai và sở giao dịch hàng
hóa ban đầu ra đời trên cơ sở sự phát triển của hoạt động mua bán nông sản,
nhằm bảo hiểm rủi ro cho những người sản xuất cũng như kinh doanh các sản
phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên ngày nay, các thị trường hàng hoá tương lai đã
phát triển hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây, việc mua bán không chỉ diễn
ra đối với hàng hóa nông sản mà chủ yếu là buôn bán, trao đổi và tự bảo hiểm
các sản phẩm tài chính. Do vậy, thị trường hàng hoá truyền thống đã bị thu
hẹp, nhường chỗ cho thị trường tài chính tương lai và thị trường này hiện

đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính toàn cầu, giao dịch hơn 1,5
nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi ngày vào năm 2005 [67].
Mặc dù vậy, thị trường hàng hóa tương lai – nơi giao dịch các hợp đồng
hàng hóa ở thời điểm hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán được diễn ra
vào một thời điểm nhất định trong tương lai có sự phát triển khá thăng trầm.
Điều này tác động trực tiếp tới pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng
hóa tương lai ở mỗi nước. Đơn cử như nước Mỹ ở Thế kỷ XIX vừa bị hấp
dẫn, vừa bị khủng hoảng bởi hoạt động giao dịch hàng hóa tương lai. Hàng
loạt vụ kiện tụng và tranh cãi đã nổ ra xoay quanh tính hợp pháp của hoạt


13

động này. Nhiều nhà sản xuất nông nghiệp và đôi khi, cả các cơ quan lập
pháp và Tòa án đều tin rằng giao dịch hàng hóa tương lai giống như một kiểu
cờ bạc; rằng các nhà giao dịch hợp đồng tương lai đã thao túng giá cả trên thị
trường. Vì thế, hàng nghìn kiến nghị gửi lên Nghị viện kêu gọi việc cấm các
hoạt động đầu cơ ngũ cốc. Năm 1812 một đạo luật ở New York đã coi việc
bán khống là bất hợp pháp (đạo luật này được bãi bỏ vào năm 1858); năm
1841, một đạo luật ở Pennsylvania đã khiến cho việc bán khống, khi vị thế
giao dịch không được thanh toán trong 5 ngày, trở thành một tội nhẹ (đạo luật
này được bãi bỏ vào năm 1862); năm 1867, Hiến pháp Illinois đã cấm việc
buôn bán các hợp đồng hàng hóa tương lai (luật này được bãi bỏ vào năm
1869); năm 1879 Hiến pháp California làm mất hiệu lực các hợp đồng hàng
hóa tương lai (luật này được bãi bỏ vào năm 1908); và năm 1882, 1883, 1885
bang Mississippi, Arkansas và Texas đã thông qua các đạo luật coi hoạt động
giao dịch hợp đồng tương lai tương đương với hoạt động cờ bạc, do vậy khiến
hoạt động này trở thành một tội nhỏ [59].
Đến năm 1922, Nghị viện Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật về hợp đồng
tương lai ngũ cốc (Grain Futures Act of 1922). Đạo luật này yêu cầu các sở

giao dịch phải có giấy phép kinh doanh, hạn chế các hành động thao túng thị
trường và công khai các thông tin giao dịch. Đạo luật về giao dịch hàng hóa
và chứng khoán (1936) (Commodity and Securities Exchange Act of 1936)
quy định: Cơ quan điều tiết sở giao dịch hàng hóa (The Commodity Exchange
Authority - CEA) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có chức năng giám sát,
điều tra các hoạt động giao dịch và khởi tố hành động thao túng giá cả trên thị
trường như một tội hình sự. Đạo luật này cũng hạn chế các hoạt động giao
dịch và quy mô vị thế của các nhà đầu cơ, điều chỉnh hoạt động của các nhà
buôn trung gian, cấm hoạt động giao dịch quyền chọn đối với các hàng nông
sản nội địa và hạn chế các giao dịch hợp đồng tương lai, chỉ định các hàng
hóa được giao dịch trên các sở giao dịch có cấp phép. Đạo luật này đã được
sửa đổi năm 1968 để tăng quyền lực cho cơ quan điều tiết sở giao dịch hàng


14

hóa, nhưng thực tế nó vẫn chưa được trang bị đầy đủ để xử lý khối lượng lớn
các giao dịch hàng hóa tương lai bùng nổ vào thập niên 60 và 70. Vì vậy, năm
1974 Nghị viện đã thông qua Luật giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity
Futures Trading Act of 1974). Đạo luật này đã khiến cho sự giám sát liên
bang các giao dịch hàng hóa tương lai của Hoa Kỳ có ảnh hưởng sâu rộng và
thành lập nên Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (The Commodity Futures
Trading Commission - CFTC). Luật giao dịch hàng hóa tương lai (1982)
(Futures Trading Act of 1982) sửa đổi bổ sung Đạo luật giao dịch hàng hóa
tương lai (1974). Đạo luật này hợp pháp hóa giao dịch quyền chọn đối với
hàng nông sản và xác định rõ ràng hơn phạm vi quyền hạn của Ủy ban giao
dịch hàng hóa tương lai (CFTC) và Ủy ban giao dịch và chứng khoán
(Securities and Exchange Commission - SEC). Cụ thể, CFTC điều chỉnh tất
cả các hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với các hợp đồng tương lai được
giao dịch trên các sở giao dịch hàng hóa tương lai, SEC điều tiết tất cả các

công cụ tài chính trên thị trường tài chính cũng như thị trường quyền chọn các
công cụ tài chính. Năm 2000, Nghị viện đã thông qua Luật hiện đại hóa hàng
hóa tương lai (Commodity Futures Modernization Act of 2000). Đạo luật này
tái xác định nhiệm kỳ của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai là 5 năm và
bãi bỏ lệnh cấm người dưới 18 tuổi không được giao dịch hợp đồng chứng
khoán tương lai đơn lẻ. Đạo luật cũng cố gắng tăng tính cạnh tranh và giảm
rủi ro có hệ thống ở các thị trường giao dịch hợp đồng tương lai và chứng
khoán phái sinh phi tập trung (H.R. 5660, Phiên họp thứ 2 Quốc hội khóa thứ
106) [59].
Ở Đức: Phần thứ 50 (2) Luật về Sở giao dịch hàng hóa Đức (1896)
(German Exchange Act of 1896) có những quy định chung cấm giao dịch
hàng hóa tương lai, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ và công
ty sản xuất. Những giao dịch như vậy chỉ được coi là hợp pháp trong trường
hợp được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và bắt buộc phải
được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Như vậy, các nhà lập pháp


15

người Đức đã đưa các giao dịch mang tính đầu cơ vào một khuôn khổ riêng,
điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật đặc thù xuất phát từ thực tế là những
giao dịch này có khả năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và đến
ngành công nghiệp sản xuất nói riêng. Cũng vì điều này mà thị trường hàng
hóa tương lai truyền thống của Đức kém phát triển, dẫn đến hậu quả nước
Đức trở thành trung tâm tài chính yếu trong khu vực. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của cuộc cách mạng tài chính và sự phát triển của công nghệ truyền
thông, đặc biệt là sự phát triển của luật pháp Châu Âu buộc các nhà lập pháp
Đức thông qua Luật về Sở giao dịch hàng hóa Đức (1989) (German Exchange
Act of 1989). Một trong những sửa đổi quan trọng của đạo luật này là bỏ đi
những điều khoản cấm đối với giao dịch hàng hóa tương lai. Mặc dù vậy, các

ngân hàng và các nhà đầu tư chiến lược, như các công ty bảo hiểm và các
công ty chuyên về đầu tư, vẫn rất cẩn trọng khi giao dịch hàng hóa tương lai
nhằm duy trì sự ổn định cho các hoạt động của mình. Do đó, việc thành lập
Sở giao dịch hàng hóa tương lai Đức (The German Futures Exchange) được
coi là một trong những yếu tố tiên quyết để duy trì sự cạnh tranh quốc tế trong
lĩnh vực thị trường tài chính Đức và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường thế
giới. Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa tương lai Đức có thể là thương
nhân - những người hoạt động với vai trò là người tạo lập thị trường; hoặc là
những nhà giao dịch - những người đại diện cho khách hàng nhưng thực hiện
các lệnh bán và mua bằng tài khoản của chính mình [61].
Ở Australia: Luật Trò chơi (1845) (Gaming Act of 1845) tuyên bố vô
hiệu hóa tất cả các hợp đồng hay các thỏa thuận dù là lời hứa danh dự hay
được viết ra trên giấy tờ để cá cược hoặc lừa đảo, kể cả các hợp đồng tương
lai. Sở dĩ có quy định này vì tại Australia, các giao dịch hợp đồng tương lai bị
mang tiếng xấu từ một số thất bại được biết đến rộng rãi của các nhà môi giới
vào những năm 70 và 80 của thế kỷ này, đặc biệt là các giao dịch trên thị
trường ngoại hối. Kết quả là đầu tư vào các giao dịch hợp đồng tương lai
thường nhận được những quảng bá không có lợi về các vụ kiện liên quan đến


16

hoạt động này – các vụ kiện minh họa cho những nguy hiểm và chông gai
cạm bẫy mà những người mong muốn kiếm được lợi nhuận nhanh khi đánh
cược vào các giao dịch hợp đồng tương lai phải trải qua. Tuy nhiên, Luật về
thị trường hàng hóa tương lai (1979) (Futures Market Act of 1979) đã quy
định: “Một hợp đồng tương lai được tạo ra tại một thị trường tương lai, được
duy trì bởi một Sở giao dịch hợp đồng tương lai không phải là một hợp đồng
kinh doanh cá cược hay lừa đảo”. Luật về kinh doanh hợp đồng tương lai
(1986) (Futures Industry Act of 1986) quy định chi tiết, cụ thể hơn về điều

khoản này và được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp (1991) (Corporations Law
of 1991). Cụ thể, điều 1141 Luật Doanh nghiệp (1991) (được thay thế bởi
Luật Doanh nghiệp 2001) (Corporations Act of 2001) quy định:
Chẳng có gì trong một điều luật nói về cờ bạc hay cá cược sẽ
ngăn cản việc gia nhập vào hoặc ảnh hưởng tới tính hiệu lực hay việc
bắt buộc thi hành một hợp đồng tương lai được tạo ra: (a) Trên một thị
trường tương lai của một sở giao dịch hàng hoá tương lai hay của một
sở giao dịch hàng hoá tương lai được công nhận; hay (b) Trên một thị
trường tương lai được miễn thuế; hay (c) Được cho phép bởi các quy
tắc kinh doanh của một Hiệp hội kinh doanh hợp đồng hàng hoá tương
lai, của một sở giao dịch hàng hoá tương lai hoặc của một sở giao dịch
hàng hoá tương lai được công nhận [57].
Ở Việt Nam, từ xa xưa ở các vùng nông thôn đã xuất hiện hoạt động
“bán lúa non” - hoạt động của những người nông dân bán những ruộng lúa
của mình cho tư thương trước khi thu hoạch với giá cả được thỏa thuận vào
thời điểm giao kết hợp đồng và giao hàng khi đến vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do
quy mô nhỏ bé và xuất hiện đơn lẻ, tự phát nên quan hệ này chỉ dừng lại ở các
quan hệ dân sự giữa người nông dân và tư thương. Đến thời Pháp thuộc, loại
hình chợ đầu mối nông sản đã được hình thành, nhưng mô hình này chỉ thực
sự xuất hiện hàng loạt thời gian gần đây theo Chương trình phát triển chợ đến
năm 2010 của Bộ Thương mại [38]. Hiện nay, mô hình chợ đầu mối diễn ra


17

phổ biến ở Việt Nam, tại đó các thương nhân thực hiện trao đổi, mua bán một
số lượng lớn hàng nông sản, thủy hải sản như: chợ gạo ở Tiền Giang, chợ cà
phê ở Buôn Ma Thuột, chợ hoa ở Đà Lạt, chợ trái cây ở Đồng Tháp… Tại
đây, phương thức giao dịch chủ yếu là giao ngay (tức trả giá và giao hàng vào
thời điểm hiện tại), hình thành nên những thị trường bán buôn về một hoặc

một số loại hàng hóa. Các bên cũng có thể thỏa thuận về giá hàng hóa được
giao dịch tại chợ vào thời điểm hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán vào
một thời điểm nhất định trong tương lai (giao sau). Cả hai phương thức này
đều diễn ra trực tiếp giữa người bán và người mua, không thông qua chủ thể
trung gian là sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tiễn, không phải mọi
chợ đầu mối được quy hoạch xây dựng đều hoạt động hiệu quả [35].
Sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên hình thành ở Việt Nam là Sàn giao
dịch hạt điều do Hiệp hội cây điều Việt Nam phối hợp với Trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh) và một đối tác của Mỹ mở ra ngày 07/03/2002. Tuy
nhiên, sàn giao dịch này chỉ giao dịch được đúng một phiên duy nhất vào
ngày khai trương, rồi nhanh chóng “chết yểu”. Tiếp theo là Sàn giao dịch thủy
sản Cần Giờ (viết tắt tiếng Anh là Can Gio ATC), được Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh giao cho Cholimex – một doanh nghiệp chế biến thủy
sản làm chủ đầu tư với số vốn 7,5 tỷ đồng trên khuôn viên rộng 5 héc ta với
đầy đủ các bộ phận cần thiết cho một sàn giao dịch thủy sản như: ngân hàng,
bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, kho chứa hàng, cảng và nhiều công
trình phụ trợ khác. Thế nhưng, chỉ sau vài tháng, Can Gio ATC vắng lặng
người giao dịch, nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn bán trực tiếp cho
doanh nghiệp; ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn
mua lẻ qua nông dân vì họ không đủ người, xe để thực hiện. Vậy là Can Gio
ATC “chết không kèn không trống” [35]. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn
Ma Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center - BCEC) được xem là dự
án khả thi nhất. Dự án được phê duyệt vào giữa năm 2003 nhưng đến năm


18

2005 mới khởi công, trải qua nhiều thay đổi về quy mô và cơ chế, ngày
11/12/2008, BCEC chính thức khai trương với số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tròn 1 tháng sau ngày khai trương, BCEC vẫn vắng tanh, không
bóng người đến mua, bán mặc dù Trung tâm có bề ngoài bề thế với nhiều loại
máy móc, trang thiết bị hiện đại và nằm ở “thủ phủ” của cà phê Việt Nam với
những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng [11]. Sau một năm hoạt động, tình
hình giao dịch của BCEC vẫn không mấy sáng sủa [32]. BCEC đang xúc tiến
giao dịch hàng hóa tương lai bên cạnh cơ chế giao ngay đang được áp dụng
hiện nay. Cùng với BCEC, Công ty giao dịch hàng hóa Sài gòn Thương Tín
(SACOM - STE) trực thuộc Tập đoàn Sacombank đã cho ra đời ba sàn giao
dịch hàng hóa là sàn giao dịch thép, sàn giao dịch đường và sàn giao dịch hạt
điều. Các hàng hóa được giao dịch tại đây theo cả hai phương thức là giao
ngay và giao sau. Tuy nhiên, các sàn giao dịch này vẫn không phải là các sở
giao dịch hàng hóa theo đúng nghĩa và mới khởi động tiến trình giao dịch
[41]. Bên cạnh đó, với Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006
và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/03/2007 về việc sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có
hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép
kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Qua một thời gian phát triển
tương đối rầm rộ, đáp ứng yêu cầu mua bán vàng trên tài khoản của một số
lượng khách hàng nhất định, hoạt động này đã bị Ngân hàng Nhà nước cấm
kinh doanh [8]. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ việc giao dịch
qua các sàn giao dịch hàng hóa còn quá mới mẻ ở Việt Nam; hành lang pháp
lý điều chỉnh hoạt động này chưa đầy đủ; hiểu biết của các thương nhân về
phương thức giao dịch này còn khiêm tốn và phiến diện; nhu cầu giao dịch
qua sàn của các thương nhân chưa lớn, hơn nữa, các sàn giao dịch chủ yếu áp
dụng phương thức giao ngay nên không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu
tư; hàng hóa giao dịch nghèo nàn; độ rủi ro trong giao dịch cao, nhiều nhà đầu


19


tư đã thua lỗ nặng trên thị trường; và trên hết là thói quen giao dịch trực tiếp,
nhỏ lẻ, manh mún còn rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Kể từ năm 2005 trở lại đây, các thương nhân Việt Nam đã tiến hành
mua bán hàng hóa qua các sở giao dịch hàng hóa nước ngoài. Thông qua các
nhà môi giới Việt Nam và nước ngoài, các thương nhân Việt Nam đặt các
lệnh mua, lệnh bán lên sàn giao dịch London, New York và chủ yếu giao dịch
hai mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam là cà phê và cao su. Những giao dịch
này trên thực tế chủ yếu là giao dịch khống - mua bán một khối lượng hàng
hóa qua Sở nhưng không hướng tới việc giao và nhận hàng hữu hình. Do
thiếu hiểu biết về luật pháp và quy tắc kinh doanh của các sàn giao dịch hàng
hóa nước ngoài, thiếu kinh nghiệm giao dịch, hạn chế về tiềm lực tài chính;
do nhiều thương nhân đã không sử dụng các giao dịch này nhằm bảo hiểm rủi
ro cho các giao dịch hàng thực (mặc dù luật pháp Việt Nam bắt buộc phải
thực hiện điều này) nên nhiều thương nhân Việt Nam đã chịu thua lỗ lớn trên
các sở giao dịch nước ngoài [34].
1.1.2. Quan niệm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động rất mới ở Việt
Nam, do vậy, việc hiểu đúng khái niệm này làm tiền đề nghiên cứu pháp luật
điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có ý nghĩa
quan trọng. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu cũng như trong các từ
điển, khái niệm này được hiểu theo cách chiết tự từ hai khái niệm “mua bán hàng
hóa” [39, tr. 1147, 94, 777], [36, tr. 421], [53, tr. 267], [40] và “sở giao dịch hàng
hóa” [39, tr. 1461], [53, tr. 585], [40]; theo đó, mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch hàng hóa là hoạt động mua bán hàng hóa tập trung, quy mô lớn, được thực
hiện thông qua trung gian với những hàng hóa đạt chuẩn về chất lượng và phải
tuân thủ quy tắc giao dịch chặt chẽ của các sở giao dịch hàng hóa.
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được nhìn nhận dưới các
giác độ sau:



20

● Dưới giác độ kinh tế
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là phương thức mua bán
hàng hóa qua trung gian, diễn ra trên một thị trường hiện đại – thị trường mà ở
đó, “trong cùng một không gian, thời gian và địa điểm, không có sự xuất hiện
đồng thời của người bán, người mua và không có sự hiện diện của hàng hóa”
[28]. Ở phương thức mua bán này, người có nhu cầu bán hoặc mua một loại
hàng hóa được giao dịch trên sở giao dịch đặt lệnh bán hoặc lệnh mua hàng hóa
thông qua người môi giới; họ phải trả phí cho người môi giới cũng như phải ký
quỹ để đảm bảo giao dịch. Tùy thuộc vào điều kiện của từng khách hàng, đặc
biệt là điều kiện về tài chính mà khách hàng có thể đặt lệnh trực tiếp thông qua
thành viên của sở giao dịch hoặc đặt lệnh thông qua người môi giới của mình,
người môi giới của khách hàng sẽ chuyển lệnh trực tiếp đến thành viên sở giao
dịch hoặc chuyển cho một hay một số chủ thể trung gian trước khi chuyển đến
thành viên sở giao dịch. Khi một lệnh mua được khớp với một lệnh bán, có
nghĩa là một giao dịch đã được thực hiện hay một hợp đồng mua bán hàng hóa
đã được hình thành. Ở giao dịch này, giá hàng hóa được các bên đặt bán, đặt
mua và được khớp lệnh không phải là giá hàng hóa đang giao dịch trên thị
trường vào thời điểm hiện tại, đó là giá giao sau – mức giá được cả bên bán, bên
mua tiên liệu sẽ xảy ra trong tương lai tại thời điểm hợp đồng đến hạn, có tính
đến độ rủi ro và những biến động của thị trường. Đây là điểm đặc trưng của quan
hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa: mua bán một lượng hàng theo
tiêu chuẩn, phẩm cấp… của sở giao dịch với mức giá xác định vào thời điểm
hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán diễn ra vào một thời điểm trong tương
lai. Các bên khi thiết lập quan hệ không có cơ hội biết nhau, không giao dịch
trực tiếp với nhau, không cần quan tâm đến độ tín nhiệm và khả năng thanh toán
của nhau cũng như chất lượng, phẩm cấp… của hàng hóa, bởi vì những vấn đề
này đều được đảm bảo bởi chủ thể trung gian là sở giao dịch hàng hóa.

Với những phân tích trên, có thể chỉ ra rằng, mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua hai nhóm quan hệ: một là nhóm


21

quan hệ dịch vụ, hai là nhóm quan hệ mua bán hàng hóa. Chính vì vậy, dưới
giác độ kinh tế, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa hướng tới hai
nhóm lợi ích: nhóm lợi ích phát sinh từ quan hệ dịch vụ và nhóm lợi ích phát
sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa.
Một là: Nhóm lợi ích phát sinh từ một hoặc nhiều quan hệ dịch vụ
Quan hệ dịch vụ là quan hệ giữa người có nhu cầu mua, bán hàng hóa
qua sở giao dịch hàng hóa (hay người có nhu cầu sử dụng dịch vụ) với những
người thực hiện dịch vụ. Quan hệ dịch vụ có thể bao gồm một hoặc nhiều mối
quan hệ trong đó các bên tham gia hướng tới các lợi ích sau:
(i) Quan hệ giữa khách hàng với người môi giới của khách hàng (người
có quyền nhận ủy thác của khách hàng để chuyển lệnh bán, lệnh mua của họ
lên sở giao dịch). Trong quan hệ này, khách hàng hướng tới mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận thông qua việc đặt lệnh, khớp lệnh mua, bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa; còn người môi giới của khách hàng (nếu có) hướng tới
việc hưởng thù lao khi thực hiện dịch vụ nhận lệnh, chuyển lệnh để khớp lệnh
giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa.
(ii) Quan hệ giữa người môi giới của khách hàng (nếu có) với một hoặc
một số chủ thể trung gian (chủ thể thực hiện dịch vụ giao dịch hàng hóa tương
lai nhưng không nhận lệnh trực tiếp từ khách hàng và cũng không phải là
thành viên sở giao dịch, nếu người môi giới của khách hàng không đủ điều
kiện giao dịch trực tiếp với thành viên sở giao dịch); quan hệ giữa người trung
gian cuối cùng (nếu có) với thành viên sở giao dịch (người có chỗ hay có
cổng giao dịch điện tử trên sở giao dịch; có quyền nhận các lệnh bán, lệnh
mua của khách hàng thông qua người trung gian cuối cùng, người môi giới

của khách hàng hoặc trực tiếp từ khách hàng để chuyển lên sở giao dịch); và
quan hệ giữa thành viên sở giao dịch với sở giao dịch (chủ thể cung cấp cơ sở
vật chất và đội ngũ nhân lực để khớp lệnh, thanh khoản, giao hàng, thanh toán
và chịu trách nhiệm đối với mọi giao dịch). Các chủ thể tham gia vào các


22

quan hệ này đều là chủ thể cung cấp dịch vụ, vì vậy đều hướng tới mục đích
hưởng tiền thù lao khi công việc của mình đã hoàn tất. Mức thù lao mà mỗi
chủ thể được hưởng tùy thuộc vào Quy tắc giao dịch của từng sở giao dịch và
quy định của từng chủ thể trung gian. Đây là lợi ích thiết thực mà các chủ thể
cung cấp dịch vụ hướng đến khi tham gia với tư cách chủ thể thực hiện dịch
vụ. Tuy nhiên, rủi ro mà chủ thể này có thể gặp phải, đó chính là sự kém sôi
động của thị trường, khi có số lượng không lớn các nhà kinh doanh sử dụng
dịch vụ để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
Hai là: Nhóm lợi ích liên quan đến quan hệ mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa
Quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được thiết lập
giữa người bán và người mua thông qua sở giao dịch; hoặc thành viên sở giao
dịch hàng hóa hoạt động tự doanh, mua bán hàng hóa cho chính mình nhằm
tìm kiếm lợi nhuận. Để có thể giao dịch, họ phải ký quỹ hay nộp tiền bảo
chứng theo yêu cầu của thành viên sở giao dịch (trường hợp đặt lệnh trực tiếp)
hoặc của người môi giới hay các chủ thể trung gian (trường hợp không đặt lệnh
trực tiếp lên thành viên sở giao dịch). Quan hệ mua bán hàng hóa được giao kết
giữa người bán và người mua, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau về giao hàng, nhận hàng, thanh toán… Tuy nhiên, như đã phân tích,
người mua và người bán không giao dịch trực tiếp với nhau mà giao dịch qua
chủ thể trung gian là sở giao dịch hàng hóa. Vì thế, khi một lệnh mua, lệnh bán
hàng hóa được khớp với một lệnh bán, lệnh mua tương thích hay khi một giao

dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được hình thành, người bán,
người mua hàng hóa sẽ không có khả năng chịu trách nhiệm trực tiếp trước
nhau mà sở giao dịch hàng hóa (hệ thống thanh toán và hệ thống kho của sở) sẽ
chịu trách nhiệm trước các bên hoặc trước chủ thể trung gian chuyển lệnh trực
tiếp lên sở giao dịch với tư cách chủ thể cung cấp dịch vụ trung gian.
Quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có thể được các
bên thực hiện theo các cách thức nhằm hướng tới các nhóm lợi ích cụ thể sau:


×