Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.7 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................1
I. Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử.......................1
1. Khái niệm tranh tụng...........................................................................................1
2. Thời điểm bắt đầu xuất hiện tranh tụng...............................................................2
3. Ý nghĩa nguyên tắc bảm đảm tranh tụng trong xét xử.........................................3
II.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử ở Việt Nam theo Hiến pháp năm

2013. ..........................................................................................................................4
1. Căn cứ pháp lý.....................................................................................................4
2. Nội dung nguyên tắc............................................................................................5
3. Khi áp dụng nguyên tắc tranh tụng thì vị trí của Thẩm phán (Tòa án), Kiểm sát
viên (Viện kiểm sát) và Luật sư có gì thay đổi so với hiện nay.................................7
KẾT LUẬN...................................................................................................................8

0


MỞ ĐẦU
Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở vào một tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”. Vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập của dân tộc vừa mới giành
được đang đứng trước nguy cơ mất còn. Vì vậy, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu
tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã xác định, một trong những nhiệm vụ cấp bách
của Chính phủ là phải xây dựng cho được một bản Hiến pháp. Trải qua các thời kỳ,
hiến pháp đã có nhiều thay đổi và càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình
trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vấn đề tranh tụng cũng được quy định cụ thể và
rõ tàng trong hiến pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề bài : Nguyên
tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.


NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử
1. Khái niệm tranh tụng
Khái niệm tranh tụng được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của xã hội loài
người. Loại tố tụng này đã được áp dụng từ thời kỳ Hy lạp cổ đại. Ở thời đấy, nguyên
cáo bị cáo đã được nhờ người thân của mình bào chữa trước tòa án. Sau đó nó được
đưa vào La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”.Cùng với thời gian, tranh tụng
tiếp tục được kế thừa, phát triển và từng bước được khẳng định và đến nay nó được
áp dụng hầu hết ở các nước thuộc hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ.
Ở Việt nam, có thể nhận xét tranh tụng trên các bình diện dưới đây:
Về mặt lập pháp: khái niệm tranh tụng chưa được chính thức ghi nhận hoặc giải
thích trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được ban hành từ năm 1945
đến nay.
Về mặt ngôn ngữ: theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998 thì tranh tụng có nghĩa là
“kiện tụng”; còn theo Hán-Việt tự điển thì tranh tụng có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau để
tranh lấy phải”.

1


Theo cách giải thích này, thì tranh tụng chính là quá trình giải quyết vụ kiện dân
sự theo đó các đương sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng
minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc thù của tố tụng dân sự là các chủ thể tham gia tố tụng và chủ thể tiến hành tố
tụng cùng nhau xác định sự thật khách quan trên cơ sở xem xét đánh giá khách quan,
toàn diện và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ án và đối
chiếu với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Để có thể tìm ra chân lý, xác
định sự thật khách quan về vụ án thì các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân
sự phải phát huy tính chủ động, tích cực trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và

đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách
quan và đầy đủ; đưa ra các lý lẽ, các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của
pháp luật để giải quyết vụ án. Tất cả các hoạt động như cung cấp chứng cứ, đưa ra
các yêu cầu và phản yêu cầu, đối chất giữa các bên…trong giai đoạn trước khi xét xử
cũng như tại phiên tòa đều có thể hiểu là quá trình tranh tụng.
Như vậy, tranh tụng được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi các đương sự
thực hiện.
Theo nghĩa hẹp:tranh tụng là sự đối đáp, đấu tranh giữa các bên đương sự với
nhau về chứng cứ, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mỗi bên để từ đó nhằm chứng
minh cho đối phương và Tòa án rằng yêu cầu và phản đối yêu cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp.
2. Thời điểm bắt đầu xuất hiện tranh tụng
Trước khi nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm ra đời, trên các diễn
đàn khoa học pháp lý còn có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi tranh tụng, chủ
yếu là về thời điểm bắt đầu xuất hiện tranh tụng. Có ý kiến cho rằng, phạm vi tranh
tụng được bắt đầu từ giai đoạn xét xử vì chỉ trong giai đoạn này mới có sự hiện diện
đầy đủ các bên buộc tội, bên bào chữa dưới sự kiểm tra, giám sát của Tòa án. Quan
2


điểm khác cho rằng phạm vi tranh tụng được bắt đầu từ giai đoạn trước khởi tố vì cho
rằng tranh tụng là một quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án và quá trình
này bắt đầu từ khi xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm.
Với cách quy định “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên,
Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng… đều có quyền bình
đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật
khách quan của vụ án”, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã khẳng định quá trình
tranh tụng được diễn ra trong suốt quá trình tố tụng, bắt đầu từ giai đoạn khởi tố và
xuyên suốt đến giai đoạn xét xử. Đây là quan điểm hợp lý, đã khái quát đầy đủ quá

trình tranh tụng.
Theo đó, tranh tụng không chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử nơi mà có sự hiện diện
đầy đủ của ba bên buộc tội, gỡ tội và xét xử, mà còn xuất hiện từ giai đoạn khởi tố vì
để tiến hành được việc tranh tụng và tranh tụng có hiệu quả, các bên cần phải có thời
gian và điều kiện cần thiết để thu thập các chứng cứ, tài liệu và các tình tiết của vụ án
trước khi bước vào cuộc tranh tụng tại phiên tòa.
3. Ý nghĩa nguyên tắc bảm đảm tranh tụng trong xét xử
Thứ nhất, quy định nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp thể chế hóa chủ
trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp. Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2-62005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định:
"Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách
nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm
tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên
tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp". Nghị quyết 37/NQ-QH13
ngày 23-11-2012 của Quốc hội yêu cầu: “Kiểm sát viên phải chủ động, tích cực tranh
luận, đối đáp tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự… TAND tối cao chỉ đạo các Tòa
án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa”.

3


Thứ hai, quy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong Hiến pháp tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn trong việc xét xử.
Những quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã và đang phát huy hiệu lực
trên thực tiễn của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công tác điều tra, truy
tố, xét xử ngày càng hiệu quả, việc tranh luận tại phiên tòa bảo đảm tính dân chủ,
khách quan. Tuy nhiên, so với tình hình thì hoạt động tranh tụng chưa đáp ứng yêu
cầu. Có phiên tòa chưa thực sự bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và những người
tham gia tố tụng khác, số lượng án hủy, sửa còn cao. Về mặt nhận thức vẫn còn tâm
lý xem nhẹ hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Nguyên nhân của tình hình trên do quy
định của pháp luật về tranh tụng và bảo đảm tranh tụng chưa rõ ràng, cụ thể, nên hiệu

lực chưa cao. Hiến pháp 2013 quy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ tư pháp, của công dân trong quá trình thực
hiện các quyền năng khi tham gia tranh tụng. Đồng thời thực tiễn xét xử sẽ thay đổi,
với bước tiến mới trọng tâm là hoạt động tranh tụng đượcbảo đảm, phát huy tối đa
tính công bằng, dân chủ.
Thứ ba, việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp là tiền đề để xây
dựng và hoàn thiện các quy định về bảo đảm tranh tụng trong các văn bản pháp luật
tố tụng. Khi Hiến pháp quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng như vậy thì
những quy định trong bộ luật, luật, các văn bản dưới luật phải sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp, tạo sự thống nhất trong việc vận dụng pháp luật, đặc biệt đòi hỏi xây dựng
quy định cụ thể về phương thức bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.
II.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử ở Việt Nam theo Hiến

pháp năm 2013.
1. Căn cứ pháp lý
Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của
mình và tranh luận để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia.
Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết
cuối cùng bảo đảm tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Khoản 5
4


điều 103 Hiến pháp 2013 quy định "Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm". Đây là lần đầu Hiến pháp ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét
xử.
2. Nội dung nguyên tắc
Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm” (khoản 5 Điều 103). Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013,Luật tổ chức tòa án nhân

dân năm 2014 quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Tòa án
có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh
tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định
của luật tố tụng” (Điều 13).
Thứ nhất, tranh tụng thực chất là hình thức tố tụng mà trong đó các bên tham gia
tố tụng thực hiện việc chứng minh các tình tiết của vụ án, cho phép các bên tham gia
tố tụng thực hiện việc chứng minh, đặc biệt là chứng minh tại phiên tòa. Việc đổi mới
thủ tục tranh tụng tại phiên tòa được TAND coi là khâu đột phá để nâng cao công tác
xét xử, đảm bảo những phán quyết của Tòa án đúng luật, mang lại công lý, niềm tin
cho nhân dân và xã hội. Việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận không chỉ ở các
phiên tòa xét xử hình sự mà được áp dụng đối với cả các phiên tòa xét xử hình sự,
dân sự, hành chính.
Trước đây, nguyên tắc tố tụng của Nhà nước ta chỉ là xét hỏi. Khi chủ tọa phiên
tòa chủ động hỏi và bị cáo trả lời tạo ra một sự bất bình đẳng giữa một bên là Nhà
nước, là tòa án và các cơ quan có thẩm quyền còn bên kia là bị cáo, đương sự hoặc là
những người có liên quan, không tạo ra được bầu không khí thật sự dân chủ.
Để khắc phục tình trạng trên, Hiến pháp 2013 đã quy định “nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử được bảo đảm”. Việc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm nhân dân
tham gia, trừ trường hợp theo thủ tục rút gọn. Đây là cơ sở phù hợp để tạo điều kiện
cho cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị,là cách thức để tìm ra chân
lý, làm sáng tỏ sự thật khách quan. Đặc biệt, tranh tụng sẽ là cách nâng cao nhận
5


thức, tạo ra môi trường dân chủ bình đẳng trong quan hệ tố tụng, buộc các chủ thể có
thẩm quyền từ điều tra, truy tố, xét xử phải nâng cao năng lực trình độ, hạn chế được
chủ quan, duy ý chí trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Nguyên tắc này góp phần
rất quan trọng để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tình
trạng oan sai, bảo đảm cho nền tư pháp nước ta là một nền tư pháp dân chủ, công
bằng và công lý.

Thứ hai, tranh tụng là một trong những bảo đảm pháp lý để người tham gia tố
tụng thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng của mình. Trong quá trình tố tụng cũng như
tại phiên tòa, người tham gia tố tụng có các quyền và nghĩa vụ tố tụng tương ứng.
thực hiện tốt việc tranh tụng thực chất là bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực
hiện các quyền tố tụng của mình. Chỉ trong quá trình tố tụng có sự tranh tụng, người
tham gia tố tụng mới có các điều kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình liên quan đến vụ án. Tính tranh tụng càng cao thì điều kiện cho người xem
xét để ra quyết định đúng đắn, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Thứ ba, tranh tụng có vai trò giáo dục quan trọng. Nhiệm vụ của hoạt động tố tụng
không chỉ là giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn giáo dục công dân tuân thủ pháp luật, ngăn
ngừa vi phạm pháp luật.
Tranh tụng tại phiên tòa đòi hỏi sự có mặt của những người tham gia tố tụng. Việc
tranh luận trực tiếp, công khai tại phiên tòa không hạn chế về thời gian nơi những
người tiến hành tố tụng đánh giá các hành vi vi phám pháp luật cần được áp dụng,
giúp cho những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa nâng cao
nhận thức về pháp luật, xác định định hướng giá trị trong hành vi, giúp cho việc tuân
thủ pháp luật được thực hiện có hiệu quả và đúng đắn hơn.
Bằng phiên tòa công khai, dân chủ, những người tham gia tố tụng được tạo mọi
điều kiện để thực hiện quyền tố tụng của mình, được xét hỏi, tranh luận công khai,
quyết định của Tòa án được đưa ra trên cơ sở chứng cứ được xem xét công khai tại
6


phiên tòa, việc phán quyết của Tòa án tạo ra trong quá trình xét xử làm cho người
tham dự phiên tòa và người tham gia tố tụng có long tin vào pháp luật. Lòng tin đó là
cơ sở để công dân tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia vào hoạt động phòng
ngừa vi phạm pháp luật.
3. Khi áp dụng nguyên tắc tranh tụng thì vị trí của Thẩm phán (Tòa án),

Kiểm sát viên (Viện kiểm sát) và Luật sư có gì thay đổi so với hiện nay
Xuất phát từ quy định về thời điểm bắt đầu xuất hiện tranh tụng là khởi tố nên
chủ thể tham gia quan hệ tranh tụng bao gồm cả Điều tra viên, Kiểm sát viên, người
khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người
bào chữa và người tham gia tố tụng khác.
Nhìn từ quy định này có thể thấy được tính chất hai bên trong tranh tụng, bao gồm
một bên là những chủ thể đại diện cho Nhà nước, thực hiện chức năng buộc tội (Điều
tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng) và một bên đại
diện cho quyền lợi của chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện chức năng gỡ
tội (người bị buộc tội, người bào chữa của họ và người tham tố tụng khác). Đây cũng
chính là cơ sở đầu tiên của tranh tụng trong xét xử.
Với mô hình phòng xét xử như hiện nay, qua nhiều lần hội thảo, đa số ý kiến của
các chuyên gia pháp luật, nhà khoa học cho rằng bên buộc tội ngồi ở vị trí bên trên,
bên gỡ tội ngồi ở vị trí dưới là không bảo đảm nguyên tắc tranh tụng theo tinh thần
của Hiến pháp năm 2013 cũng như những nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng của các
bên trong tranh tụng. Một thực tế có thể nhận thấy là tại phiên tòa, chỗ ngồi của Luật
sư thấp hơn chỗ ngồi của Kiểm sát viên nên mới chỉ nhìn vào đã thấy sự bất bình
đẳng giữa hai bên.
Kiểm sát viên ở phía trên nhìn xuống, nói xuống, trong khi Luật sư thì từ dưới
nhìn lên, đối đáp vọng lên, càng thể hiện sự bất bình đẳng giữa hai bên, tạo nên cảm
giác như đó không phải là một quá trình tranh tụng bình đẳng mà như là một hình
thức tranh tụng trên - dưới. Vị trí chỗ ngồi hiện nay trong phòng xét xử không phản
7


ánh đúng vai trò của từng thành phần tham gia tố tụng. Chỗ ngồi kiểu này sẽ gây ra
lầm tưởng rằng: cả Kiểm sát viên lẫn Thư ký phiên tòa đều nằm trong HĐXX và
cũng đang tham gia điều khiển phiên tòa.
Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội thì vị trí ngồi
giữa bên buộc tội và bên gỡ tội cũng phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ

và các quan điểm tranh luận tại phiên toà thì mới thể hiện tính uy nghiêm của phiên
tòa, đảm bảo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Kiểm sát viên thực hiện
quyền công tố chỉ ra hành vi của bị cáo đã phạm vào tội gì và đề nghị mức hình phạt
tương ứng. Luật sư thực hiện chức năng bào chữa cho bị cáo, chứng minh bị cáo
không phạm tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, Hiến pháp 2013 đã điều chỉnh một cách toàn diện về nguyên
tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Nguyên tắc này cùng với các quy định về quyền
của người bị buộc tội, người bào chữa, Viện kiểm sát, quyền, trách nhiệm của Tòa án,
các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa... đã tạo ra cơ chế hoàn chỉnh bảo đảm
cho các bên thực hiện tranh tụng có hiệu quả trong thực tế, góp phần loại bỏ tình
trạng làm oan, sai; bảo đảm quyền con người và tiến tới xây dựng một nền tư pháp
trong sạch, hiện đại.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 2003.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội 2016.
3. Nguyễn Minh Đoan, Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong Nhà nước pháp
quyền, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 2002.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV,
Nxb. Chính trị quốc gia.
5. Hiến pháp 1992, 2013.
6. Giáo trình Luật hiến pháp – Đại học luật HN

9




×