Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng việc tuân thủ nguyên tắc khi quản lí hoạt động đầu tư ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.41 KB, 21 trang )

I- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư.
1. Nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế.
Ở Việt Nam , chính trị và kinh tế không thể tách rời vì chính sách của
Đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế. Đây cũng là một đòi hỏi tất yếu và khách quan vì
chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, có tác động trở lại kinh tế còn kinh
tế quyết định chính trị.
Trên giác độ vĩ mô về quản lý hoạt động đầu tư, nguyên tắc thống nhất
giữa chính trị và kinh tế thể hiện vai trò quản lý của nhà nước. Đảng phải vạch
ra đường lối của chủ trương phát triển kinh tế, Đảng phải chỉ rõ con đường biện
pháp, phương tiện để thực hiện đường lối và chủ trương đã vạch ra của Đảng.
Điều đó được thể hiện trong cơ chế quản lý đầu tư, cơ cấu đầi tư, chính sách đối
với người lao động làm việc trong lĩnh vực đầu tư,chính sách bảo vệ môi trường,
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thông qua giải quyết mối quan hệ tăng trưởng
và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng và
giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư.
Tầm vi mô thì nguyên tắc này thể hiện ở việc đảm bảo quyền lợi cho
người lao động, doanh lợi cho cơ sở. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ đối với nhà nước và xã hội.
Kết hợp tốt giữa kinh tế và xã hội là điều kiện cần và là động lực cho sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế- xã hội nói chung và thực hiện mục tiêu đầu tư
nói riêng.
2. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng
lãnh thổ.
Chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ là
yêu cầu khách quan của nguyên tắc này. Nguyên tắc này là sự kết hợp từ xu
hướng phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản
xuất theo vùng lãnh thổ.
Đầu tư của một cơ sở nào cũng chịu sự quản lý kinh tế- kỹ thuật của cả cơ
1
quan chủ quản và của cả địa phương. Các cơ quan Bộ và ngành hay Tổng cục


của Trung ương chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về mặt kinh tế đối với hoạt
động đầu tư thuộc ngành theo sự phân công và phân cấp của Nhà nước. Mặt
khác, các cơ quan địa phương chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và xã
hội cũng như thực hiện chức năng quản lý Nhà nước quản lý về kinh tế đối với
tất cả các hoạt động đầu tư diễn ra ở địa phương theo mức độ được Nhà nước
cấp phép.
Trong hoạt động đầu tư, để thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo
ngành và lãnh thổ phải giải quyết hàng loạt vấn đề như xây dựng các kế hoạch
quy hoạch định hướng, xác định cơ cấu đầu tư hợp lí theo ngành và vùng lãnh
thổ , giữa các hoạt động đầu tư của Bộ, ngành địa phương.
Sự phối hợp giữa địa phương và ngành thể hiện giữa 3 hình thức:
1 Tham quản: một vấn đề nào đó do chủ thể ngành hay lãnh thổ có thẩm
quyền quyết nhưng tham khảo của bên kia để quyết định của bên mình
thêm sáng suốt.
2 Hiệp quản: giống như tham quản nhưng ý kiến của bên kia là điều
kiện cần phải có để tạo nên tính hợp pháp cho một quyết định quản lý
nào đó.
3 Đồng quản: là khi hai cơ quan theo ngành và theo lãnh thổ liên tịch ra
quyết định, ra văn bản quản lý.
3.Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Quản lý hoạt động đầu tư phải vừa đảm bảo nguyên tắc tập trung lại vừa
đảm bảo yêu cầu dân chủ. Nguyên tắc tập trung đòi hỏi công tác quản lý đầu tư
cần tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm, đồng thời cũng phải phát
huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, các ngành và của cơ sở. Nguyên tắc
tập trung dân chủ đòi hỏi khi giải quyết bất kì một vấn đề phất sinh trong quản
lý đầu tư, một mặt phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng, lực lượng và tinh thần chủ
động sáng tạo của các đối tượng quản lý, mặt khác đòi hỏi phải có một trung tâm
quản lý tập trung thống nhất với mức độ phù hợp để không xảy ra tình trạng tự
2
do vô chính phủ và tình trạng vô chủ trong quản lý nhưng cũng đảm bảo không

ôm đồm, quan liêu, cửa quyền.
Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ nội dung, mức độ và hình thức của tâp
trung và phân cấp quản lý.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự can thiệp của nhà
nước nhằm đều chỉnh tính tự phát của thị trường, đảm bảo tính định hướng
XHCN. Nhà nước tập trung thống nhất quản lý một lĩnh vực then chốt nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng X đề ra. mặt khác
quan tâm đến lợi ích của người lao động là những động lực quan trọng đảm bảo
cho thành công của các hoạt động kinh tế xã hội
Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng hầu
hết các khâu công việc, từ lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc phân cấp
quản lý và phân công trách nhiệm, ở cơ cấu bộ máy tổ chức với chế độ một thủ
trưởng chị trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể, ở quá trình ra quyết định đầu tư…
4.Nguyên tắc gắn với phát triển kinh tế xã hội
Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội khắc phục
tình trạng phân hóa giàu nghèo. Đầu tư phát triển kinh tế nhưng không được để
diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống, tình trạng phát triển giữa các vùng
tầng lớp dân cư.
Nhà nước thừa nhận hình thức thuê mướn lao động trong đầu tư nhưng cố
gắng không để biến thành quan hệ quản trị dẫn tới sự phân hóa xã hội 2 cực đối
lập
5.Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích tong đàu tư
Trong thực tế có rất nhiều loại lợi ích như Kinh tế xã hội, lợi ích Nhà
nước, tập thể, lợi ích trước mặt và lợi ích lâu dài.Hoạt động đầu tư chỉ diễn ra
khi có sự kết hợp hài hòa lợi ích của mọi đối tượng vì khi đó mới tạo được động
lực cùng chiều mọi người dân trong xã hội. Do dó làm nền kinh tế mới phát triển
vững chắc và ổn định.
Đầu tư tạo ra lợi ích.Thực tiễn cho thấy lợ ích kinh tế là động lực quan
3
trọng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối

tượng khác nhau, vừa có tính thống nhất và mâu thuẫn. Trên giác độ nền kinh tế,
sự kết hợp này được thực hiện thông qua các chương trình định hướng phát triển
kinh tế xã hội, chính sách đòn bẩy kinh tế, các chính sách đối với người lao
động…
Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hòa các loại lợi ích thể hiện sự kết
hợp của xã hội mà đại diện la Nhà nước với lợi ích của các cá nhân và tập thể
người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu,các cơ quan thiết kế,tư vấn,
dịch vụ đầu tư và người hưởng lợ. Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các chính
sách Nhà nước, sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá
trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông qua đấu thầu theo quy định.
Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường
nhất định, giữa lợi ích của nhà nước và các thành viên tham gia có thể mâu
thuẫn với nhau. Lợi ích của Nhà nước và xã hội bị xâm phạm.Do đó, quản lí
Nhà nước cần có những quy chê, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.
6. Nguyên tắc tăng cường pháp chế XHCN trong quản lí hoạt động đầu tư
Theo nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản lí Nhà nước về đầu tư phải
dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc này không cho phép các cơ
quan Nhà nước thực hiện việc quản lí hoạt động đầu tư một cách chủ quan, tùy
tiện mà phải dựa vào pháp luật làm theo pháp luật làm đúng pháp luật và nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật.
Yêu cầu phải đảm bảo 3 điều kiện:
6 Phải xây dựng và hoàn chỉnh luật pháp
7 Giáo dục pháp luật cho người dân
8 Xử lí nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư
7. Nguyên tắc mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài
Hợp tác song phương cùng có lợi không xâm phạm chủ quyền của nhau
8. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Trong đầu tư, tiết kiệm và hiệu quả thể hiện ở chỗ: Với một lượng vốn
4
đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội đã dự kiến với chi phí đầu

tư thấp nhất.
Biểu hiện tập trung nhất của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản
lí hoạt động đầu tư với các cơ sở là đạt được lợi nhuận cao, đối với xã hội là gia
tăng sản phẩm quốc nội và giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho ngươì lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, giáo
dục và gia tăng phúc lợi công công.
II- Thực trạng việc tuân thủ nguyên tắc khi quản lí hoạt động đầu
tư ở Việt Nam
Khi nói đến vai trò quản lý của Nhà nước đối với quá trình đầu tư cũng có
nghĩa là nói đến vai trò, khả năng, mức độ can thiệp
của Chính phủ vào đầu tư , vào quá trình vận động của nền kinh tế. Sự can thiệp
này đến đâu, bằng biện pháp gì, vào lĩnh vực nào
dưới góc độ vĩ mô hay vi mô trong từng thời điểm, để một mặt vừa định hướng
cho sự phát triển đúng đắn của nền kinh tế , mặt
khác vẫn khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của cơ sở và các doanh nghiệp,
tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế.
. Vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi ở đây là vai trò quản lý của Nhà nước trong
nền kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay được
thể hiện như thế nào dưới góc độ vĩ mô và vi mô , Nhà nước cần và không cần
can thiệp vào lĩnh vực nào của thị trường? Đây là
một vấn đề có thể còn có nhiều cách giải đáp theo những cách tiếp cận khác
nhau. Nhưng, từ thực tế quản lý đã rút ra được trong
những năm qua, kết hợp với những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế
giới đã cho thấy vai trò quản lý của Nhà nước trong
các hoạt động đầu tư đối với nền kinh tế thị trường được thể hiện ở những
nguyên tắc cơ bản sau
1. Nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế
- Vai trò quản lý của Nhà nước: Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá
hiện đại hoá theo định hướng xã hội chũ nghĩa thì chính trị và kinh tế luôn đi
cùng nhau được thể hiện qua tất cả chủ trương chính sách của Đảng và Chính

5
Phủ. Cơ chế đó thể hiện ở việc: Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển
kinh tế- xã hội, Đảng chỉ rõ con đường biện pháp và phương tiện để thực hiện
đường lối đã đề ra và Chính Phủ là người đôn đốc, kiểm tra viêc thực hiện
Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008 được Quốc hội thông qua:
1.1- Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5-9%.
- Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp 3,5-4%; ngành công nghiệp
và xây dựng 10,6-11%; ngành dịch vụ 8,7- 9,2%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 22%.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong
nước (GDP).
- Chính phủ đề nghị chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh
tế và để linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá
7%.
1.2- Các chỉ tiêu về xã hội
- Nâng số địa phương đạt chuẩn chương trình phổ cập trung học cơ sở lên 46
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 13%;
trung học chuyên nghiệp tăng 16,5%; Giảm tỷ lệ sinh 0,3‰.
- Tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài 8,5 vạn người.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11-12%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 22%.
- Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 25,7 giường.
- Nâng diện tích nhà ở lên 12 m2 sàn/người.
1.3- Các chỉ tiêu về môi trường
- Cung cấp nước sạch cho 75% dân số nông thôn và 85% dân số đô thị.
- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 40%.
- Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đạt 60%.
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 80%. Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đạt

6
64%. Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 86%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường đạt 60%.
- Cơ chế quản lý đầu tư: Ở nước ta đã có những quy định về cơ chế quản lý
đầu tư riêng theo: + Chủ đầu tư
+Tổng vốn đầu tư
+Thời gian thực hiện
+Nguồn vốn đầu tư
- Cơ cấu đầu tư: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong thời gian qua đã có
bước dịch chuyển quan trọng với xu hướng: giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư phát
triển Nhà nước, tăng dần vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh và vốn đầu tư
nước ngoài
Bảng cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn(%) từ 2000-2006: tổng 100%
2000 2001 2004 2005 2006
Tổng số - Total 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Vốn ngân sách nhà nước - State budget
granted
14,7 16,7 19,4 18,2 17,2
- Trung ương - Central budget 1,8 1,7 2,1 2,0 1,9
- Địa phương - Local budget 12,9 15,0 17,3 16,2 15,3
Vốn của các DN nhà nước - State
enterprises capital
34,5 25,7 19,4 20,1 20,2
Vốn của các tổ chức ngoài QD
Non - state organisations capital
13,4 14,4 7,8 8,0 8,1
Vốn nội địa khác - Other domestic capital 10,1 16,7 39,0 37,9 38,6
Vốn đầu tư nước ngoài - Foreign direct
investment

27,3 26,5 14,4 15,8 15,9
Nguồn: Thống kê kinh tế thành phố hồ chí minh
Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, nhưng tỉ trọng vốn
đầu tư nhà nước có xu hướng giảm dần . Đây là tín hiệu tích cực đối với nền
7
kinh tế thị trường đang hình thành, phần nào phản ánh môi trường đầu tư đã và
đang được cải thiện. Trong khi đó vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có
mức tăng cao hơn cả mức tăng trưởng vốn cuả khu vực ngoài quốc doanh
chiếm vị trí thứ hai trong các nguồn vốn nhà nước.
* Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế được thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị: %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Nông lâm ngư nghiệp 9.46 8.78 8.45 7.89 7.50 7.48
Công nghiệp xây dựng 42.38 42.34 41.29 42.75 42.58 41.07
Dịch vụ 48.16 48.88 50.26 49.36 49.92 51.45
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
*Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ.
Cơ cấu thực hiện vốn đầu tư phát triển theo địa phương và vùng lãnh thổ
thời gian qua như sau:
Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004
Trung du và vùng núi phía Bắc 7.00 7.10 7.05
Đồng Bằng Bắc Bộ 28.30 27.70 28.00
Bắc Trung Bộ và duyên hải mi ền
Trung
16.40 17.40 16.90
Tây Nguyên 4.10 4.00 4.05
Đông Nam Bộ 31.30 30.60 30.95
Đồng Bằng sông Cửu Long 12.90 13.20 13.05
(đơn vị: %)

Nguồn: Ngô Doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính
trị quốc gia,2006.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng:
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược,
không thể coi nhẹ nhiệm vụ nào.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và
nền văn hoá; bảo vệ Đảng; Nhà nước; nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo
vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.
Khái niệm bảo vệ Tổ quốc nêu trên được Đảng ta khẳng định là sự tổng kết
mới rất sâu sắc, nội dung của khái niệm giúp chúng ta làm cơ sở cho việc xác
8

×