Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

LUẬN văn cơ KHÍ CHẾ BIẾN KHẢO sát HIỆN TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP cơ GIỚI hóa sản XUẤT lúa ở TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.8 KB, 39 trang )

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA
Ở TỈNH AN GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Văn Khải

Lư Minh Thạnh (MSSV: 1087151)
Ngành: Cơ Khí Chế Biến – Khóa: 34

05/2012


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẠM VI KHẢO SÁT ...........................................................................1
1.1. TỈNH AN GIANG .............................................................................................................1
1.1.1. Vị trí địa lý . ....................................................................................................1
1.1.2. Đơn vị hành chính .........................................................................................1
1.1.3. Kinh tế xã hộ i .................................................................................................2


1.1.4. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................3
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA CÂY LÚA Ở
TỈNH AN GIANG .........................................................................................................11
2.1 Tình hình canh tác lúa ở tỉnh An Giang .............................................................. 11
2.2. QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY LÚA CỦA TỈNH AN GIANG. ..........................12
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CƠ GIỚI HÓA TỈNH AN GIANG ..........27
3.1

Kết quả đạt được .....................................................................................................27
3.1.1. Thành tựu .....................................................................................................27
3.1.2 Nguyên nhân thuận lợi ..................................................................................27

3.2

Khó khăn - hạn chế .................................................................................................27
3.2.2. Khâu thu hoạch ............................................................................................28
3.2.3. Khâu sấy - bảo quản ......................................................................................28
3.2.4 Vấn đề xã hội ...............................................................................................28

3.3. Hiệu quả sử dụng máy gặt và máy sấy lúa: ..................................................................28
CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CƠ
GIỚI HÓA VÀO SẢN XUẤT LÚA CỦA TỈNH AN GIANG ..................................30
4.1 Mục tiêu .........................................................................................................................30
4.2 Cách thức giải quyết .........................................................................................................30
4.2.1. Khâu thu hoạch ............................................................................................31
4.2.2 Khâu sấy ........................................................................................................31
4.2.3 Vốn hỗ trợ: ....................................................................................................31
4.3. Tổ chức thực hiện ...........................................................................................................32



4.4. Cá nhân thực hiện ............................................................................................................32
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................33
I. KẾT LUẬN ........................................................................................................................33
II. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................34


CHƯƠNG I
PHẠM VI KHẢO SÁT
1.1. TỈNH AN GIANG
1.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
- An Giang nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, cách
TP. Hồ Chí Minh gần 200 km.
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp;
- Đông Nam giáp TP. Cần Thơ;
- Phía Tây giáp Kiên Giang;
- Phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km.
- Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.537 km².
An Giang được xem là cửa ngõ phía Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước, án ngữ trên các tuyến đường bộ và đường thủy (sông Hậu) quốc tế quan trọng,
thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, xã hội với các nước trong khu vực, nhất là với
Campuchia.
Là tỉnh nằm trong vùng ngập lũ đầu nguồn của sông Mê Kông và cách xa biển,
nên lợi thế c hính của tỉnh là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, dịch
vụ du lịch cảnh quan và di tích văn hóa.
1.1.2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố là Long Xuyên, 02 thị xã
là Châu Đốc, Tân Châu và 8 huyện (An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu
Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn) với tổng số 156 phường, xã, thị trấn.

1



Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lí tỉnh An Giang
1.1.3. KINH TẾ XÃ HỘI
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007 - 2011 đạt 10,34%/năm.
Cơ cấu kinh tế:
- Khu vực dịch vụ chiếm 53,72%.
- Khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 12,82%.
- Khu vực nông nghiệp chiếm 33,46%.
An Giang có thế mạnh sản xuất lúa, gạo, thủy sản và thế mạnh về thương mại biên
giới.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân 5 năm của tỉnh như sau:
Tổng kim ngạch xuất khẩu:
- Gạo: 195,6 triệu USD/năm;
- Thủy sản: 325 triệu USD/năm;
- Rau quả đông lạnh: 7 triệu USD/năm
- May mặc: 23 triệu USD/năm;
- Mặt hàng khác: 53 triệu USD/năm.
Riêng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia năm
2010 ước đạt 788 triệu USD, tăng 5% so với năm 2009; Số thu nộp nông sản nông
nghiệp đạt 52,39 tỷ đồng, đạt 101% so dự toán, tăng 4% so cùng kỳ năm 2009. Năm
2


2010 có khoảng 13.450 lượt phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới,
tăng 1% so cùng kỳ năm 2009.
1.1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Vĩ độ địa lý của An G iang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần
với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống
với khí hậu xích đạo.

1.1.4.1. Điều kiện hoàn lưu khí quyển :
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào
An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng
băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ ha nh khô, có phần
nắng nóng.
1.1.4.2. Các yếu tố khí tượng :
a. Mây :
Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây
nhưng vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung
bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10.N

b. Nắng :
An Giang có mùa nắng khá oi bức, trở thành địa phương có số giờ nắng khá
cao. Bình quân mùa khô có tới 8 giờ nắng/ngày ; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn
tới gần 6 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ.
c. Nhiệt độ :
Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh
lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn
trong các tháng mùa mưa chỉ và o khoảng trên dưới 1°. Nhiệt độ cao nhất năm thường
xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36° - 38°.
d. Gió :

3


An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây
Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối
mạnh, trung bình đạt tới trên 3m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa
Đông. An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão.

e. Mưa :
Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn
lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng
úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.
f. Bốc hơi:
Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi
lớn, bình quân 110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm). Trong mùa mưa, lượng bốc
hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng x uất hiện vào
tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao.
g. Độ ẩm :
Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12
và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô. Mùa
khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82%, giữa 78%, và cuối còn 72%. Mùa mưa ở đây thật sự là
một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có
tháng đạt xấp xỉ 90%.
Ngoài các yếu tố khí tượng nói trên, An Giang còn có các hi ện tượng thời tiết
cần lưu ý như : lốc xoáy -vòi rồng-mưa đá, hạn Bà Chằn, ảnh hưởng của Elnino và
Lanina.
1.1.5. Tổng quan nông nghiệp của tỉnh An Giang.
Bảng 1.1: tổng quan nông nghiệp của tỉnh An Giang
A- Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh:

353.675,89 ha

Tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

297.872,11 ha


4


I. Đất sản xuất nông nghiệp:

279.966,24 ha

1. Đất trồng cây hằng năm:

270.456,71 ha

Trong đó:
Đất trồng lúa:
Đất trồng cây hằng năm khác:
Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi:

262.286,21 ha
8.160,11 ha
10,39 ha

2. Đất trồng cây lâu năm

9.509,53 ha

II. Đất lâm nghiệp có rừng:

14.826,83 ha

Trong đó:
Đất rừng sản xuất:


4.111,79 ha

Đất rừng phòng hộ:

9.450,24 ha

Đất rừng đặc dụng:

1.264,80 ha

III. Đất nuôi trồng thủy sản:
IV. Đất nông nghiệp khác:
V. Đất chưa sử dụng:

2.839,13 ha
239,91 ha
1.689,17 ha

Trong đó:
Đất bằng chưa sử dụng:

539,70 ha

Đất đồi núi chưa sử dụng:

630,11 ha

Núi đá không có rừng cây:


519,36 ha

B- Diện tích các loại cây trồng:
1- Cây lương thực có hạt:

566.525 ha

a- Lúa:

557.290 ha

- Vụ mùa:

7.634 ha

- Vụ Đông Xuân:

234.098 ha

- Vụ Hè Thu:

231.309 ha
5


- Vụ Thu Đông:

84.249 ha

b- Bắp:


9.235 ha

Trong đó Bắp lai:

4.546 ha

2- Các loại cây chất bột:

1.850 ha

- Khoai lang:

125 ha

- Khoai mì:

507 ha

- Chất bột khác:

1.218 ha

3- Cây rau đậu:

35.244 ha

- Đậu xanh:

1.351 ha


- Đậu khác:

58 ha

- Rau dưa các loại:

32.806 ha

- Dưa hấu:

1.029 ha

4- Cây công nghiệp hằng năm:

2.802 ha

- Đậu nành:

575 ha

- Đậu phộng:

487 ha

- Mè:

1.493 ha

- Mía:


80 ha

- Thuốc lá:

74 ha

- Đay (bố):

85 ha

- Bông vải:

8 ha

5- Cây hằng năm khác:
Trong đó rau muống:
6- Cây lâu năm:
- Cây công nghiệp lâu năm:

1.169 ha
103 ha
10.181,8 ha
2.823,6 ha
6


- Cây ăn quả:

7.354,2 ha


- Cây lâu năm khác:

4 ha

Diện tích các loại cây trồng từng huyện/thị
(Đơn vị tính Hécta)
Bảng 1.2 thống kê chung diện tích nông nghiệp.

Đơn vị

Lúa

Ngô

Khoai Khoai

(Bắp)

lang



Đậu

Đậu

nành phộng




Long Xuyên

10.961

7

1

-

3

-

159

Châu Đốc

17.621

-

-

-

1

-


-

An Phú

28.447

3.675

2

-

278

203

35

Tân Châu

32.001

1.315

-

-

45


91

35

Phú Tân

56.545

286

2

-

15

7

17

Châu Phú

83.118

24

-

-


146

-

372

Tịnh Biên

35.069

36

25

445

-

80

-

Tri Tôn

83.528

-

13


55

-

87

419

Châu Thành

62.015

220

-

-

29

3

1

Chợ Mới

49.852

3.609


77

-

58

-

455

Thoại Sơn

98.123

63

5

7

-

16

-

Tổng cộng:

557.290 9.235


125

507

575

487

.493

[Nguồn: sở nông nghiệp tỉnh An Giang cung cấp]
1.2. Cây lúa
1.2.1. Tầm quan trọng của cây lúa đối với đời sống con người
Trên thế giới, cây lúa được 25 0 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ
người trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng

7


lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á ,
khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ.
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính.
* Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế
biến thành các loại món ăn kh ác như: phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu…. Ngoài
ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
* Sản phẩm phụ của cây lúa
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.

- Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê
phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho
phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng(
thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác
của cây lúa đều được con người sử dụ ng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ
phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho
đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng
vụ sau.
1.2.2. Vai trò của cây lúa với con người Việt Nam
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam. Và đồng
thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp tron g đời
sống văn hóa và tinh thần. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu
không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người
dân Việt Nam nói riêng và người dân châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên
thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần
8


không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan
trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa, chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng
này hay dạng khác. Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn
có giá trị lịch sử, bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân
tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây cây lúa
hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho
người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có

giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển
của dân tộc, cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.

Hình 1.2 Đồng lúa An Giang
1.2.3. Cây lúa An Giang
Hầu như có một sự thật mà ai cũng biết đó là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam nằm ở
Đồng bằng Sông Cửu Long và bồ lúa lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long nằm tại
tỉnh An Giang. Do đó, khi nghiên cứu khảo sát về cây lúa không ai lại không nhắc đến
cây lúa An Giang, bởi cây lúa đã mang đến cho người dân An Giang một cuộc sống
sung túc và no đủ. Chính cây lúa đã tạo nên xóm làng An Giang và cũng chính cây lúa
đã đào tạo ra những Ông T ú Cậu Tú cho làng quê An Giang. Hằng năm, cây lúa đã
mang về cho người dân tỉnh một nguồn thu nhập trên 70% trong số tổng các ngành
nghề, giữ lấy vai trò quan trọng chính trong nền kinh tế của tỉnh.
1.3. Cơ giới
1.3.1. Vai trò của cơ giới trong sản xuất lú a
Như đã nói, hiện nay năng suất và chất lượng hạt lúa ngày càng tăng góp phần
làm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này phần lớn
9


là nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất
nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng của nhà nông. Do đó, việc thúc đẩy sự phát
triển và ứng dụng cơ giới vào sản xuất cây lúa luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà
nông nghiệp.
1.3.2. Sơ lược về tình hình cơ giới hóa nông nghiệp trong nước
Hiện nay, chủ trương của nhà nước ta đang đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa
vào sản xuất, đặt biệt là các ban ngành có chức năng luôn quan tâm đến hiện trạng này.
Cụ thể như sau:
Bảng 1.3. sơ lược cơ giới cả nước

Loại máy

Số lượng máy (chiếc)

Máy kéo

500.000

Máy đập

580.000

Máy gặt

17.992

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của cục chế
biến thương mại nông lâm thủy sản. )
Hệ thống, dịch vụ các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp thông qua các cửa
hàng, đại lí giới thiệu sản phẩm thực hiện các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng trên
cả nước phát triển nhanh.
Bảng 1.4. Số người phục vụ cơ giới hóa
Loại cơ sở

Số lượng

Số người
phục vụ

Kinh doanh cơ giới


1.267

18.000

Sửa chửa, bảo dưởng

1.218

14.146

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của cục chế biến
thương mại nông lâm thủy sản. )
Tuy nhiên, cơ giới hóa nông nghiệp (cây lúa) trong nước còn thấp và chưa đồng bộ so
với nhiều nước trong k hu vực. Cơ giới hóa chỉ tập trung ở các khâu làm đất, suốt lúa,
vận chuyển, xay xát. Các khâu canh tác như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch còn ở mức
độ thấp, lao động thủ công vẫn là chủ yếu.

10


CHƯƠNG II KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA CÂY LÚA Ở
TỈNH AN GIANG
2.1 Tình hình canh tác lúa ở tỉnh An Giang.
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất canh tác lúa ở tỉnh An Giang 2011
Stt

Huyện

Diện tích (ha)


Đất nông nghiệp

Đất trồng lúa

1

Tri Tôn

60039,24

44983,78

39935,00

2

An Phú

31327,00

26059,00

16726,00

3

Thoại Sơn

46885,52


41490,47

39320,55

4

Phú Tân

31350,93

27652,45

22589,30

5

Châu Thành

63566,20

48756,32

36760,90

6

Châu Phú

45100,76


39849,06

37996,18

[nguồn: Niên giám thống kê 2011 -Tổng cục thống kê An Giang]
Hằng năm, nông dân ở tỉnh An Gian g canh tác lúa 3 vụ chính gồm vụ Đông
Xuân, Hè Thu, và Thu Đông.
2.1.1 Vụ Đông Xuân.
Trong 3 vụ canh tác thì vụ Đông Xuân là vụ được xuống giống đồng loạt nhất. Do
ở vụ này khí hậu rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng tốt và tình hình sâu rầy cũ ng ít
bộc phát

Bảng 2.2. Kết quả canh tác cây lúa trong vụ Đông Xuân 2011
Stt

Huyện

Diện tích gieo trồng
(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

11


1


Tri Tôn

39959,0

68,11

272162,6

2

An Phú

15173,9

76,04

115382,0

3

Thoại Sơn

36483,0

72,44

264290,0

4


Phú Tân

22589,3

75,70

169470,0

5

Châu Thành

63566,2

75,66

222797,0

6

Châu Phú

34169,0

74,95

256096,7

[nguồn: Niên giám thống kê 2011 -Tổng cục thống kê An Giang]

2.1.2

Vụ Hè Thu và Thu Đông.

Ở 2 vụ này, phương thức canh tác hầu như giống nhau, và lượng công việc tương
đối nhiều hơn vụ Đông Xuân do có hiện tượng lũ về. Tuy công việc nhiều hơn nhưng
kết quả thu hoạch lại kém hơn vụ Đông Xuân. Lý do chủ yếu là do thời tiết không
thuận lợi như nhiều mưa làm cây lúa đỗ ngã, và sâu bệnh phát triển mạnh.
Bảng 2 .3 Kết quả canh tác cây lúa trong vụ Hè Thu 2011
Stt

Huyện

Diện tích gieo

Năng suất (tạ/ha)

trồng (ha)

Sản lượng
(tấn)

1

Tri Tôn

40909,0

47,94


196118,0

2

An Phú

14192,2

53,00

75219,0

3

Thoại Sơn

36148,0

58,02

264290,0

4

Phú Tân

22387,0

56,28


125944,0

5

Châu Thành

49760,8

55,40

163345,3

6

Châu Phú

33674,0

54,83

184635,0

[nguồn: Niên giám thống kê 2011 -Tổng cục thống kê An Giang]
Bảng 2.4 Kết quả canh tác cây lúa trong vụ Thu Đông 2011
Stt

Huyện

Diện tích gieo


Năng suất (tạ/ha)

trồng (ha)

Sản lượng
(tấn)

1

Tri Tôn

2171,0

41,00

89000

2

An Phú

868,7

60,65

5296

3

Thoại Sơn


32107,0

57,10

183383

4

Phú Tân

22057,0

58,50

129033

12


5

Châu Thành

46107,0

55,20

25451


6

Châu Phú

19316,0

59,08

114115

[nguồn: Niên giám thống kê 2011 -Tổng cục thống kê An Giang]
2.2. QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY LÚA CỦA TỈNH AN GIANG.
2.2.1. Khâu làm đất.
Hiện tại, khâu làm đất trong tỉnh đã được cơ giới hóa 95%, trong đó, 5% còn lại
là do tạp quán cày ruộng bằng trâu – bò của nông dân người dân tộc miền núi. số
lượng máy nông nghiệp phục vụ cho khâu này đã đảm bảo cho nông dân gieo trồng
đúng mùa vụ và kỹ thuật trong canh tác.
Bảng 2.5 Số lượng máy kéo của 3 huyện năm 2011
Huyện

Tỉ lệ (%)

Máy kéo ( chiếc)

Châu Phú

756

100


Thoại Sơn

785

97

Tri Tôn

788

90

[nguồn: Niên giám thống kê 2011 -Tổng cục thống kê An Giang]

2.2.1.1 Vụ Đông Xuân.
Đất canh tác ở vụ Đông Xuân rất màu mỡ do khí hậu trong thời gian này thích hợp
với nhu cầu sinh trưởng của cây lúa và diễn biến sâu rầy cũng ít bộc phát, do đó trồng
lúa vào vụ này đạt năng suất rất cao.
Giai đoạn 1 : Dọn sạch cỏ, công việc này được tiến hành cùng với việc đặt máy bơm
rút hết nước còn đọng lại sau lũ.
Giai đoạn 2 : Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo kết hợp bánh lồng.
2.2.1.2 Vụ Hè Thu.
Sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, nông dân bắt đầu thu dọn đồng ruộng rồi tiến
hành đốt đồng với mục đích tiêu diệt mầm móng sâu bệnh trong vụ trước và làm tăng
chất dinh dưỡng trong đất. Tiếp theo đó người dân bắt tay vào việc làm đất. Công đoạn
được thực hiện theo trình tự sau:

13



- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 10-15 cm.
- Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng
mặt ruộng kèm theo.
- Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trụ c bùn. Tuỳ theo diện
tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20 -35HP) hoặc
nhỏ như máy xới tay (12 -15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6 -12 HP).
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nư ớc.

Hình 2.1. Làm đất bằng máy cày của nông dân huyện Tịnh Biên
2.2.1.3 Vụ Thu Đông.
Quy trình làm đất ở vụ này tương tự như vụ Hè Thu, tuy nhiên để đạt năng suất
cao người dân cần áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp như sau: Rút nước phơi
ruộng ngay từ lúc sắp thu hoạch vụ hè thu nhằm làm đất thoáng khí. Khi thu hoạch vụ
Hè Thu cần cắt gần sát gốc lúa để thu bớt thân lá ra khỏi ruộng. Có thể cày lật đất và
phơi nắng 2-3 tuần, sau đó mới bơm nước và bừa trục. Nếu có điều kiện nên bón lót
vôi hoặc 150-200kg lân thiên nhiên Indo Guano/ha.
2.2.2 Chọn lựa giống lúa
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng , phát triển và năng
suất lúa. Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90 -100 ngày, năng suất cao,
chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm,

14


v.v.
Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo qui
định của Bộ NN & PTNT):
- Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%

- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
- Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
- Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) > 85%
- Độ ẩm (%) < 13.5 %
2.2.3. Gieo sạ
2.2.3.1. Chuẩn bị hạt giống
·

Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15%

trong thời gian 5 -10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
·
·
·

Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.

Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.

Hình 2.2. Sạ lúa truyền thống của nông dân Tri Tôn

15


2.2.3.2. Biện pháp gieo sạ
a. Phương pháp truyền thống
Phương pháp này rất đơn giản, nông dân chỉ cần cho hạt giống vào thúng và vung

tay để vãi, tuy nhiên cách gieo này cần phải đều tay, đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhằm
tránh gieo không đều và tốn kém hạt giống.
b. Sử dụng công cụ sạ hàng

Hình 2.3. Sạ lúa bằng công cụ xạ hàng của nông dân huyện Châu Phú
Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng k éo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
· Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.
· Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích
trống và tránh làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.

Bảng 2.6 Số lượng máy sạ hàng năm 2011.

16


Stt

Huyện

Số lượng

Tỷ lệ (%)
-

76.9

Châu Đốc

418


57.6

3

Châu Phú

1.321

24.2

4

Châu Thành

-

30.4

5

Chợ Mới

1.382

29.3

6

Long Xuyên


704

47.2

7

Phú Tân

1.169

19.7

8

Tân Châu

1.836

69.5

9

Tịnh Biên

939

27.4

10


Thoại Sơn

3.090

59.3

11

Tri Tôn

398

14.4

12

Toàn tỉnh

11257

40.3

1

An Phú

2

[nguồn: Niên giám thống kê 2011 -Tổng cục thống kê An Giang]

2.2.4

Chăm sóc.

2.2.4.1. Quản lý nước.
Đây là khâu khá quan trọng trong quá trình chăm sóc cây lúa, người nông dân cần
phải quản lý nước một cách đúng kỹ thuật thì mới đem lại năng suất cao như mong
muốn.

17


Hình 2.4. Bơm nước vào ruộng huyện Thoại Sơn
Qua khảo sát thực tế, thì toàn tỉnh hiện tại đã đảm bảo 100% cơ giới cho khâu
này, chiếc máy bơm ngày nay dường như đã xóa đi nỗi lo về thủy lợi của nông dân
trồng lúa, giúp cho họ chủ động hơn về việc tưới tiêu.
Bảng 2.7 số lượng motor phục vụ bơm nước trong 3 huyện.
Stt Huyện

Máy bơm

Trạm bơm

(chiếc)
1

Châu Phú

-


105

2

Tri Tôn

652

-

3

Thoại Sơn

1980

-

[nguồn: Niên giám thống kê 201 1-Tổng cục thống kê An Giang]
Với lượng motor trên đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu và tháo nước chống ngập úng
trong 3 huyện Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn.
Kỹ thuật quản lý nước
- Giai đoạn cây con (0-7 Ngày sau gieo): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt
ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó
rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7 -42 Ngày sau gieo): Sau khi sạ được 7-10
ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5 -7 cm.
Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ
cạn trong 2 -3 ngày.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42 -65 Ngày sau gieo): Giữ nước trong ruộng ở

mức 3-5 cm.
- Giai đoạn chín (65-95 Ngày sau gieo): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến
giai đoạn chín vàng (7 -10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
2.2.4.2 Bón phân.
18


Hiện tại, đa số nông dân bón phân bằng phương pháp truyền thống nghĩa là chưa
được cơ giới hóa cho khâu này, tuy nhiên cũng có nhiều loại phân cần bón bằng
phương pháp xịt. Phương pháp thủ công ở đây là sử dụng tay để rãi đều trên mặt
ruộng, theo cách làm này đòi hỏi người trồng lúa phải có kinh nghiệm trong việc gieo
rải nhằm tránh hiện tượng không đều và mất mát một lượng phân do hao tốn.

Hình 2.5. Bón phân theo cách truyền thống tại xã Vĩnh Thạnh Trung
Phương pháp bón phân được thực hiện như sau:
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
- Ở giai đoạn để nhánh (22 -25 Ngày sau sạ) và làm đòng (42 -45 Ngày sau sạ), sử dụng
bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
- Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn s inh trưởng của
lúa khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của quy trình.
- Loại phân, liều lượng và thời gian được bón cho lúa (tính cho 1000 m 2)
2.2.4.3. Phun xịt
Từ lâu khâu này được cơ giới hóa bằng chiếc máy xịt động, người phun xịt không
cần phả i dùng tay làm việc vất vã và năng suất xịt tăng cao. Được biết, 100% nông dân
An Giang đã sử dụng máy phun xịt tự động. Hiện nay, hình ảnh chiếc máy xịt tay
dường như đã bị xóa bỏ, bởi mỗi gia đình nông dân đều đã trang bị chiếc máy xịt tự
động. Ngoài r a, còn có một đội ngũ phun xịt lưu động giúp đỡ một số hộ chưa có điều
kiện cơ giới khâu này.

19



a. Dịch vụ phun thuốc trừ sâu

b. Máy xịt

Hình 2.6. Phun thuốc trừ sâu tại An Giang
2.2.5. Thu hoạch
Thu hoạch ở tỉnh An Giang được thực hiện bằng hiện bằng hai cách
2.2.5.1. Cách 1
a. Gặt lúa
- Gặt thủ công
Đây là cách gặt lúa thực hiện nhiều trong vụ thu đông do có hiện tượng ngập nước
nên khó sử dụng máy gặt. Mặt khác, phương pháp gặt tay còn thực hiện trong vụ đông
xuân và hè thu ở một số địa phương trong tỉnh.

Hình 2.7. Cắt lúa vụ Đông Xuân tại huyện Tịnh Biên
- Sử dụng máy gặt xếp dãy.

20


Qua khảo sát thực tế, máy gặt xếp dãy trong địa bàn tỉnh có xu hướng t ăng so với
năm 2010, tuy nhiên số lượng cũng không nhiều lắm, do sử dụng loại máy này cần tốn
thêm công thu dọn và suốt lúa sinh thêm chi phí thu hoạch.

Hình 2.8. Máy gặt xếp dãy thường được sử dụng

b. Suốt lúa
Đây là khâu thực hiện sau gặt và khâu này hiện tại đã được cơ giới hóa 100% trên

địa bàn trong tỉnh.

Hình 2.9. Nông dân thị trấn Cái Dầu đang suốt lúa
2.2.5.2. Cách 2: Sử dụng máy gặt đập liên hợp
Đây là loại máy được nhiều nông dân ưa chuộng vì tính năng tiện l ợi của nó,
người dân không cần phải vất vả như ngày nào còng lưng “bán mặt cho đất bán lưng
cho trời” để gặt lúa và tiếp tục đổ xô đi tìm máy suốt, vì với tính năng vượt trội, máy

21


gặt đập liên hợp đã đưa ra sản phẩm cuối cùng là hạt lúa, nên hiện tại máy g ặt đập liên
hợp là sản phẩm luôn được ưa chuộng nhất.

Hình 2.10. Máy gặt đập liên hợp trong h ội thi máy thu hoạch lúa của nông dân
tỉnh An Giang

Bảng 2.8 Bảng tổng hợp số lượng máy gặt lúa hiện có
Số máy hiện có
Stt

Đơn vị

Trong đó
Tổng
số

Máy

Máy


GĐLH

GXD

Số máy đầu tư năm

Thu hoạch bằng

2011

cơ giới

Tổng
số

Trong đó
Máy

Máy

Diện

Tỉ lệ

GĐLH

GXD

tich


(%)

(ha)

22


×