Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

LUẬN văn cơ KHÍ CHẾ BIẾN KHẢO sát HIỆN TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP cơ GIỚI hóa TRONG sản XUẤT cây lúa TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 76 trang )

Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT CÂY LÚA
TỈNH KIÊN GIANG

Cán bộ hướng dẫn:
Nguyễn Văn Khải

Sinh viên thực hiện:
Châu Hữu Phước, MSSV:1087103
Phạm Đăng Thuận, MSSV:1080511
Lớp: Cơ khí chế biến
Khóa: 34

Cần thơ - 2012
GVHD: Nguyễn Văn Khải

1


SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

LỜI CẢM TẠ

Khép lại chương trình của bậc Đại Học, những năm tháng học tập và hoạt
động không mệt mỏi trên giảng đường. Khoảng thời gian không thể gọi là ngắn,
khắc lên đó là biết bao vui buồn của thời sinh viên, niềm vui ngay từ lúc cầm
được tờ giấy báo trúng tuyển vào trường, niềm vui có trường mới, thầy mới, bạn
mới, rồi biết bao khó khăn, bao phấn dấu trong học tập… Nhưng những khó khăn
đó được bù đắp bằng sự giảng dạy nhiệt tình của các giảng viên trường Đại Học
Cần Thơ, giảng viên của khoa Công Nghệ. Tất cả là nhằm chuẩn bị hành trang
cho sinh viên chúng em trước khi bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô
khoa Công Nghệ, đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm
ngồi trên ghế giảng đường.
Em kính lời cám ơn đến Thầy Nguyễn Văn Khải đã tận tình hướng dẫn em
trong thời gian qua.
Em xin chân thành cám ơn chú Phù Khí Nguyên phó giám đốc Trung Tâm
Khuyến Nông Khuyến Ngư tỉnh Kiên Giang, chú Phạm Tấn Lâm phó chánh văn
phòng sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Kiên Giang và các cô, chú phòng nông
nghiệp & PTNT huyện đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế tại
tỉnh, để có được thông tin chính xác và đầy đủ.
Xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên chúng em trong
suốt thời gian qua.
Một lần nữa, xin nhận nơi chúng em lời cám ơn chân thành !


Trân trọng kính chào.
Ngày 10 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Phạm Đăng Thuận
GVHD: Nguyễn Văn Khải

2

Châu Hữu Phước
SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

===== O0O ====
Cần Thơ, ngày 03 tháng 04 năm 2012

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NĂM HỌC: 2011 – 2012

1. Họ tên cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Văn Khải
2. Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề suất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa
tỉnh Kiên Giang
3. Sinh viên thực hiện:

Châu Hữu Phước

MSSV: 1087103

Phạm Đăng Thuận

MSSV: 1080511

4. Lớp: Cơ Khí Chế Biến

Khóa: 34

5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức thuyết minh của LVTN :………………………..............
………………………………………………………………………………….
b. Nhận xét về nội dung của LVTN:
 Các nội dung và công việc đạt được:……………………………………….
………………………………………………………………………………
 Những vấn đề còn hạn chế:………………………………………………....
……………………………………………………………………………....
c. Nhận xét đối với từng sinh viên:……………………………………………….
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
d. Kết luận và kiến nghị:………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………

6. Điểm đánh giá:…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

GVHD: Nguyễn Văn Khải

3

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

===== O0O ====
Cần Thơ, ngày 03 tháng 04 năm 2012

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN
NĂM HỌC: 2011 – 2012
1. Họ tên cán bộ phản biện : ………………………………………………………
2. Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề suất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa

tỉnh Kiên Giang
3. Sinh viên thực hiện:

Châu Hữu Phước

MSSV: 1087103

Phạm Đăng Thuận

MSSV: 1080511

4. Lớp: Cơ Khí Chế Biến

Khóa: 34

5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức thuyết minh của LVTN:………………………..............
………………………………………………………………………………….
b. Nhận xét về nội dung của LVTN:
 Các nội dung và công việc đạt được:……………………………………….
………………………………………………………………………………
 Những vấn đề còn hạn chế:………………………………………………....
……………………………………………………………………………....
c. Nhận xét đối với từng sinh viên:……………………………………………….
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
d. Kết luận và kiến nghị:………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
6. Điểm đánh giá:…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày……. Tháng…….năm 2012
Cán bộ chấm phản biện

GVHD: Nguyễn Văn Khải

4

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................... 4
1.1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM ...................................................................... 4
1.2 VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠ GIỚI HÓA ĐỐI VỚI
SẢN XUẤT LÚA. ............................................................................... 5
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA
ĐỐI VỚI CÂY LÚA............................................................................ 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................ 9
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH KIÊN GIANG ............................. 9
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG. .. 9
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI .............. 15
2.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY LÚA CỦA TỈNH KIÊN GIANG
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. ............................................. 16

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG CƠ GIỚI
HÓA
SẢN XUẤT CÂY LÚA TỈNH KIÊN GIANG........................ 19
A.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh......................................... 19
B.Hiện trạng cơ giới hóa sản xuất cây lúa của tỉnh.................................... 20
Số lượng các loại tư liệu sản xuất của các huyện thống kê năm 2011: .......... 21
Huyện Hòn Đất : ................................................................................... 21
Huyện Tân Hiệp:................................................................................... 23
Huyện Châu Thành : ............................................................................. 24
Huyện Giồng Riềng :............................................................................. 24
Huyện U Minh Thượng :....................................................................... 26
3.1. Khâu làm đất .................................................................................... 27
3.1.1. Vụ Đông Xuân ........................................................................... 27
GVHD: Nguyễn Văn Khải

5

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

3.1.2. Vụ Hè Thu.................................................................................. 28
3.2. Khâu gieo sạ ..................................................................................... 31
3.3. Khâu tưới tiêu ................................................................................... 34
3.4. Khâu chăm sóc.................................................................................. 36
3.5. Thu hoạch: ........................................................................................ 40
3.5.1. Cách 1 ........................................................................................ 40

3.5.2. Cách 2 ....................................................................................... 43
3.6. Vận chuyển ....................................................................................... 47
3.7. Bảo quản........................................................................................... 48
3.8. Chế biến............................................................................................ 51
3.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào trong
sản xuất cây lúa của tỉnh Kiên Giang. .............................................. 51
CHƯƠNG 4 : HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SỰ CƠ GIỚI HÓA TRONG
SẢN
XUẤT LÚA TẠI TỈNH KIÊN GIANG. ................................ 56
SO SÁNH CHI PHÍ GIỮA SỬ DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG THỜI
GIAN
KHẢO SÁT VỚI VIỆC CƠ GIỚI HÓA Ở MỨC CAO.............................. 56
CHƯƠNG 5 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
ĐƯA CƠ GIỚI HÓA VÀO SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ
SỬ DỤNG CƠ GIỚI HÓA Ở TỈNH KIÊN GIANG. .......... 60
5.1. LÀM ĐẤT ............................................................................... 60
5.2. GIEO SẠ.................................................................................. 61
5.3. CHĂM SÓC............................................................................. 61
5.4. TƯỚI TIÊU ............................................................................. 62
5.5 THU HOẠCH .......................................................................... 63
5.6. VẬN CHUYỂN ........................................................................ 63
5.7. BẢO QUẢN ............................................................................ 63
GVHD: Nguyễn Văn Khải

6

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận



Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

5.8. CHẾ BIẾN............................................................................... 64
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 65
 KẾT LUẬN........................................................................................ 65
 KIẾN NGHỊ....................................................................................... 66

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Phân bố diện tích của các huyện trong tỉnh Kiên Giang......................... 11
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh từ năm 2008 – 2011........... 17
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh từ 2008 – 2010 ................ 19
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của từng huyện (2010) .................. 19
Bảng 3.3: Số lượng máy canh tác lúa tỉnh Kiên Giang vụ Hè Thu 2011 ................ 20
Bảng 3.4: Số lượng máy canh tác lúa tỉnh vụ Đông Xuân 2010 – 2011.................. 20
Bảng 3.5: Số lượng máy canh tác lúa tại Huyện Hòn Đất. ..................................... 21
Bảng 3.6: Số lượng máy canh tác lúa tại Huyện Tân Hiệp. .................................... 23
Bảng 3.7: Số lượng máy canh tác lúa tại Huyện Châu Thành ................................ 24
Bảng 3.8: Số lượng máy canh tác lúa tại Huyện Giồng Riềng. ................................... 25
Bảng 3.9: Số lượng máy canh tác lúa tại Huyện U Minh Thượng. .............................. 26
Bảng 3.10: Số lượng máy cày vụ Đông Xuân 2010 – 2011.................................... 27
Bảng 3.11: Số lượng máy cày vụ Hè Thu 2011...................................................... 29
Bảng 3.12: Số lượng dụng cụ sạ hàng vụ Đông Xuân và Hè Thu 2011. ................. 33
Bảng 3.13: Số lượng máy phun thuốc trừ sâu vụ Đông Xuân và Hè Thu 2011....... 39
Bảng 3.14: Số lượng máy gặt xếp dãy vụ Đông Xuân và Hè Thu 2011.................. 41
Bảng 3.15: Số lượng máy gặt đập liên hợp vụ Đông Xuân và Hè Thu 2011. ......... 45
Bảng 3.16: Số lượng máy sấy vụ Đông Xuân và Hè Thu 2011. ............................. 49
Bảng 3.17: Mức độ ảnh hưởng khi sử dụng cơ giới. .............................................. 53

Bảng 4.1: So sánh giữa sạ lan và sạ hàng............................................................... 56
GVHD: Nguyễn Văn Khải

7

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

Bảng 4.2: So sánh các phương pháp phun xịt. ....................................................... 57
Bảng 4.3: So sánh giữa động cơ diesel và động cơ điện......................................... 58
Bảng 4.4: So sánh phương pháp thu hoạch 2 giai đoạn và 1 giai đoạn. .................. 58
Bảng 4.5: chi phí tiết kiệm khi áp dụng CGH cao hơn ........................................... 59

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Thành phố Rạch Giá....................................................................................... 11
Hình 3.1:Đốt đồng sau thu hoạch ................................................................................... 29
Hình 3.2: Máy cày tay ........................................................................................... 30
Hình 3.3: Máy cày trung....................................................................................... 30
Hình 3.4: Máy cày lớn........................................................................................... 30
Hình 3.5: Phương pháp gieo sạ
..............................................................................................................................
32
Hình 3.6: Bơm bằng động cơ diesel
..............................................................................................................................
35

Hình 3.7:Bơm bằng động cơ điện
..............................................................................................................................
35

Hình 3.8: Vãi phân thủ công

..............................................................................................................................
36
Hình 3.9: Máy phun bón phân (minh họa) ............................................................. 37
Hình 3.10:Bình xịt thủ công .................................................................................. 39
Hình 3.11: Máy phun thuốc................................................................................... 39
GVHD: Nguyễn Văn Khải

8

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

Hình 3.12: Gặt lúa thủ công................................................................................... 41
Hình 3.13:Máy gặt xếp dãy(minh họa) .................................................................. 41
Hình 3.14: Nông dân huyện Hòn Đất suốt lúa ....................................................... 43
Hình 3.15 Nông dân huyện Hòn Đất sử dụng máy gặt liên hợp. ........................... 45
Hình 3.16:Vận chuyển lúa bằng máy kéo .............................................................. 47
Hình 3.17:Vận chuyển lúa bằng ghe lớn ................................................................ 47
Hình 3.18: Vận chuyển lúa bằng “Chẹt”................................................................ 47
Hình 3.19: Lò sấy lúa tại ruộng (minh họa).................................................................... 49

Hình 3.20: Lò sấy tập trung............................................................................................. 49

Hình 3.21: Sử dụng bao bố chứa lúa giống khô. .................................................... 51

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Sơ đồ tỉnh Kiên Giang.......................................................................... 10

DANH TỪ VIẾT TẮT
CGH: Cơ giới hóa
ĐX: Đông Xuân
HT: Hè Thu
GĐLH : Gặt Đập Liên Hợp
BVTV : Bảo Vệ Thực Vật
THT : Tổ Hợp Tác
HTX : Hợp Tác Xã

GVHD: Nguyễn Văn Khải

9

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ 21, khoa học công nghệ có một bước tiến nhảy vọt và ngày

càng tiến xa trong các lĩnh vực của cơ giới hóa (CGH) và tự động hóa. Con người
ngày nay đã dần sử dụng các công cụ CGH để đảm đương các công việc nặng
nhọc và nguy hiểm. Con người chỉ đứng trên phương diện điều khiển. Để hòa
nhập vào thế giới công nghệ, nước ta đã có những chuyển biến rất lớn trong lĩnh
vực CGH, chính từ đó mà đất nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt.
Trong những năm gần đây, tỉ trọng của ngành công nghiệp và du lịch nước ta
có tăng lên nhưng đáng kể nhất vẫn là ngành nông nghiệp với chủ yếu là nghề
trồng cây lúa nước. Trên thế giới, nước ta đứng thứ 2 trong xuất khẩu gạo. Tuy
nhiên sự thu hẹp của đất nông nghiệp, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lúa theo
phương pháp thủ công làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa.
Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sản lượng, giảm chi phí,
bảo vệ sức khỏe của người dân và tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn… là
mục tiêu mà mọi người luôn hướng đến. Với mục tiêu này thì việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hay đưa CGH vào nông nghiệp (các khâu:
làm đất, gieo, cấy, thủy lợi, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản) là rất cần thiết.
Kiên Giang là tỉnh cuối nguồn của Tổ quốc và có diện tích lớn nhất khu vực
Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có lợi thế phát triển về nông nghiệp, là
một trong những tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất cả nước. Năm 2010-2011, diện
tích gieo trồng lúa là 606.630 ha(ĐX: 324.261 ha, HT: 282.369 ha),năng suất 13
tấn/ha, sản lượng gần 3,92 triệu tấn/năm. Trong những năm gần đây, tỉnh có chủ
trương về việc hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ CGH còn chậm, chưa đồng bộ và mất cân đối
ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng cạnh tranh hàng hóa nông ngiệp. Để tìm hiểu
rõ hơn về tình hình ứng dụng các thành tựu kĩ thuật cơ giới vào sản xuất của tỉnh
chúng em quyết định chọn đề tài:“Khảo sát hiện trạng và giải pháp cơ giới hóa
trong sản xuất cây lúa ở tỉnh Kiên Giang”.

GVHD: Nguyễn Văn Khải

10


SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

Qua đó thấy được mức độ ứng dụng CGH hiện nay của vùng đất này. Trên cơ sở
đó đề ra giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa hiệu quả mà CGH mang lại cho nông
nghiệp tại tỉnh Kiên Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiện trạng và các yếu tố làm ảnh hưởng tới việc đưa CGH vào
nông nghiệp; Đề ra giải pháp hợp lý để đẩy nhanh tiến độ CGH nông nghiệp ở
tỉnh Kiên Giang thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Khảo sát tình hình ứng dụng CGH vào sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kiên

Giang.
-

Đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà CGH đem lại tại tỉnh Kiên

Giang.
-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc CGH nông nghiệp


ở tỉnh Kiên Giang.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc CGH nông

nghiệp tai địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dựa vào số liệu ở sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN &
PTNT) của tỉnh, trung tâm khuyến nông khuyến ngư huyện, tỉnh Kiên Giang,
phòng NN&PTNT của từng huyện…để biết được tổng quan về địa bàn nghiên
cứu, biết được các loại máy móc phục vụ trong các khâu sản xuất lúa hiện có của
tỉnh.
3.2 Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu 1 và 2: sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, mô tả
thực trạng việc sử dụng CGH vào sản xuất lúa 2 vụ, qua đó đánh giá hiệu quả
của CGH đem lại trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang.

GVHD: Nguyễn Văn Khải

11

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang


-

Đối với mục tiêu 3: Từ việc đánh giá những điều kiện khách quan và chủ

quan của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh, sử dụng phương pháp
logic để suy luận đưa ra những yếu tố thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hiệu
quả của việc CGH nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang.
-

Đối với mục tiêu 4: Từ những phân tích ở các mục tiêu trên ta sử dụng

phương pháp logic để suy luận đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc
đưa CGH vào sản xuất.
4. Phạm vi nghiên cứu.
4.1. Không gian nghiên cứu:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở khảo sát số liệu tại tỉnh Kiên Giang.
Và hoàn thành ở khoa Công Nghệ, Trường Đại Học Cần Thơ.
4.2. Phạm vi thời gian:
- Thu thập, sử dụng các thông tin, dữ liệu cho luận văn năm 2009 – 2011.
- Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/2012 đến 05/2012.
4.3. Giới hạn đề tài :
Việc ứng dụng CGH vào trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa là
rất đa dạng, phong phú và vô cùng phức tạp, do đó luận văn chỉ giới hạn ở một số
nội dung sau:
-

Đưa ra lý luận về CGH, làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.

-


Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

-

Khảo sát hiện trạng việc ứng dụng CGH trong sản xuất lúa ở tỉnh Kiên

Giang.
-

Phân tích hiện trạng ứng dụng CGH trong sản xuất lúa tại tỉnh Kiên

Giang.
-

Tìm hiểu những ảnh hưởng đến việc đưa CGH vào sản xuất lúa tại tỉnh

Kiên Giang.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đưa CGH vào

trong quá trình sản xuất lúa tại tỉnh Kiên Giang.

GVHD: Nguyễn Văn Khải

12

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận



Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Máy móc, công cụ sản xuất
 Máy: Phát ra động lực để làm thế sức người. Máy được chế tạo tương đối
tinh vi, hiện đại, dùng để thực hiện chính xác công việc chuyên môn. Năm 1784
là năm đánh dấu bước ngoặc quan trọng của con người. khi James Watt đã biến
nguyên lý Biến nhiệt năng thành cơ năng thành hiện thực trong động cơ hơi nước
của ông. Đây chính là thiết bị biến đổi nhiệt năng thành cơ năng đầu tiên của
nhân loại, mở đầu cho cuộc cách mạng lần thứ nhất. Chính từ đây nhân loại đã
bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của việc thay sức người bằng sức máy,
giúp tăng năng suất lao động, và thay thế con người trong những công việc nguy
hiểm, bảo vệ sức khỏe cho con người.
 Công cụ sản xuất: Đồ dùng trong quá trình sản xuất, cái dùng để nhằm
thực hiện, nhằm đạt được mục đích nào đó.
 Việc tạo ra các công cụ chuyên dụng đã góp phần làm tăng năng suất lao
động, làm tăng khả năng chống chọi của con người đối với tự nhiên.
1.1.2 Cơ giới hóa
 CGH là áp dụng máy móc có động cơ vào công nghiệp hay nông nghiệp
thay cho nhân công để sản xuất được nhanh và hiệu quả hơn.
 Việc đưa CGH vào nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi hoàn toàn công
việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. CGH giúp cho việc canh tác
lúa trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, thay thế người nông dân trong các công
việc nặng nhọc, nguy hiểm. Bảo vệ sức khỏe cho người nông dân, giảm chi phí

sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người nông dân.

GVHD: Nguyễn Văn Khải

13

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

1.1.3 Khoa học - công nghệ
 Khoa học là hệ thống tri thức về thế giới quan có tính khách quan chính
xác.
 Kỹ thuật chính là phương tiện để phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống.
 Công nghệ là tên gọi chung cho những phương pháp dùng trong quá trình
sản xuất.
Chính vì vậy, khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên hệ trực tiếp với
sản xuất. Sản xuất với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật trở nên đơn giản hơn
nhưng hiệu quả lại được nâng cao.
1.1.4 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế tức là lợi nhuận đạt được sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí tổn. Do đó muốn đạt được hiệu quả cao nhất cần xem xét đến các phương
thức, chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động, cần đánh giá đúng các nguồn lực và hoạt
động dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất.
1.2 VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠ GIỚI HÓA ĐỐI VỚI
SẢN XUẤT LÚA.
 Việt Nam đã và đang là thành viên của tổ chức mậu dịch quốc tế WTO

(World Trade Organization), được thế giới biết đến như là một nước đang phát
triển, có nền kinh tế năng động. Nhưng cách đây không lâu, nước ta vẫn còn là
nước thuần nông, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, với nền nông nghiệp
còn khá lỗi thời so với các nước trên thế giới. Vì thế để có được thành quả như
ngày nay là nhờ chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển của Đảng và Nhà
nước ta về khoa học công nghệ, đã và đang ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu canh tác. Việc triển khai và ứng
dụng khoa học kỹ thuật nhất là đưa CGH vào trong sản xuất nông nghiệp đã làm
cho bộ mặt kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến rõ nét.
 Do vậy, để Việt Nam có thể đứng vững trên thế giới, bắt kịp với xu thế hội
nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới, không những đòi hỏi Việt Nam khai

GVHD: Nguyễn Văn Khải

14

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

thác có hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật mà nhân loại đã đạt được, mà
còn đòi hỏi Việt Nam mạnh dạn đầu tư nghiên cứu các lĩnh vực khoa học mới,
phù hợp hơn với địa hình, khí hậu tự nhiên của nước ta, nhằm nâng cao khả năng
ứng dụng CGH vào sản xuất, đặc biệt là vào trong sản xuất nông nghiệp.
Vì CGH không những nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm mà nó còn giảm bớt sự nhọc nhằn, và bảo vệ sức khỏe cho
người nông dân. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế mở và ngày

càng hội nhập sâu sắc hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn
đối với phát triển của nông nghiệp.
 Vấn đề CGH đặt ra ở đây là rất cần thiết. Mặc dù năng suất lúa có tăng,
nhưng không nhiều và cũng chỉ tăng đến một giá trị nào đó sẽ bão hòa. Khi đó ta
phải tính đến chi phí sản xuất, trong đó chi phí cho vật tư nông nghiệp là khoản
bắt buộc, còn lại là chi phí cho việc đầu tư vào: làm đất, gieo sạ, chăm sóc cũng
như thu hoạch sẽ giảm xuống để hiệu qủa sản xuất đạt mức cao nhất. Chính vì
vậy, bên cạnh việc nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa mới cho năng suất cao,
phẩm chất tốt thì cần ứng dụng sâu rộng việc CGH đối với cây lúa sẽ làm giảm
chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
 CGH nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất
lượng và giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao.
 Chúng ta sẽ không thể có nền nông nghiệp hiện đại nếu người nông dân
vẫn phải đi theo con trâu vỡ từng thửa ruộng, cắt lúa bằng liềm và vác lúa bằng
vai. Nhưng nếu không có các động thái tích cực, đủ mạnh với hệ thống giải pháp
đồng bộ thì CGH nông nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở bước khởi động.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA ĐỐI
VỚI CÂY LÚA.
1.3.1 Khí hậu – đất đai
 Khí hậu: khí hậu đặt trưng của ĐBSCL là 2 mùa mưa nắng rõ nét đã làm
giảm khả năng thích ứng của các phương tiện máy móc. Đây cũng là một hạn chế

GVHD: Nguyễn Văn Khải

15

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận



Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

lớn không riêng gì ở tỉnh Kiên Giang mà chung cho các tỉnh ở đồng ĐBSCL
buộc phải thay đổi kết cấu máy cho phù hợp theo mỗi mùa.
 Đất đai – địa hình: mặt ruộng còn nhiều nhấp nhô, không mấy bằng
phẳng, mặc dù đã được người dân cải tạo nhiều lần nhưng vẫn chưa cải thiện
được. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thử nghiệm các loại máy mới để tìm
ra máy thích hợp đã tiêu tốn một khoản chi phí lớn. Các máy ngoại nhập với
năng suất cao nhưng do không tương thích với điều kiện khí hậu - đất đai nên
cũng không phát huy được tối đa năng lực.
1.3.2 Nguồn vốn
Hiệu quả sản xuất là tiêu chí đầu tiên khi làm bất cứ một hoạt động nào, vì
nó sẽ duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp
cũng vậy, muốn đạt hiệu quả cao không những phải có kế hoạch đầu tư mà còn
cần có các trang thiết bị đi kèm. Đối với sản xuất lúa, các trang thiết bị phục vụ
cho sản xuất cần được sử dụng đúng mức vì nó giải quyết được tình trạng thiếu
lao động trong nông nghiệp, đầu tư mang lại lợi nhuận cao cho người trồng lúa.
Nhưng do đời sống của người nông dân còn rất nhiều khó khăn, nên việc đầu tư
cho trang thiết bị máy móc với số tiền là hàng trăm triệu thì khó có khả năng, mà
đa số phải đi vay mượn. Do vậy để có nền nông nghiệp phát triển với sự CGH ở
mức độ cao cần có chính sách ưu đãi về vốn cho hộ nông dân.
1.3.3 Giống
Giống là yếu tố quan trọng không những quyết định năng suất của mùa vụ
mà còn giữ vai trò quan trọng trong các khâu gieo, chăm sóc, thu hoạch, … cũng
như hiệu quả sản xuất. Cho nên việc lai tạo ra các giống mới, kháng sâu bệnh,
phù hợp mùa vụ, đồng ruộng, biến đổi khí hậu, có khả năng ứng dụng CGH vào
cho năng suất cao, đang là vấn đề cấp bách.
1.3.4 Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật
 Khả năng thay đổi tập quán sản xuất của người dân phụ thuộc rất lớn vào

khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật của người dân. Đây cũng là vấn đề lớn đối
với tiến trình CGH hoàn toàn trong sản xuất lúa.

GVHD: Nguyễn Văn Khải

16

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

 Một số khâu khối lượng công việc quá lớn như làm đất, tưới tiêu, người
dân áp dụng CGH hoàn toàn. Tập quán lâu đời của người nông dân là “lấy công
làm lãi” nên còn những khâu còn lại như vãi phân, cấy dậm, phun xịt do công
việc thủ công tương đối nhẹ, ít nên người dân chậm thay đổi, chính vì vậy mà
việc CGH chưa đạt mức cao và đồng bộ.
1.3.5 Các yếu tố khác thiên tai, dịch bệnh…
Vài năm trở lại đây, tình hình biến đổi khí hậu mưa, lũ thất thường đã gây
khó khăn cho việc ứng dụng CGH vào đồng ruộng.
Sâu bệnh phức tạp, nhất là dịch rầy nâu làm tăng khả năng lây nhiễm,
bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, dịch ốc bươu vàng…gây thiệt hại đến năng suất
lúa.

GVHD: Nguyễn Văn Khải

17


SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH KIÊN GIANG
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL ở miền Nam Việt Nam.
Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về
phía Tây Nam, cách Cần Thơ 115 km về phía Tây.
Hệ thống giao thông đường sông giúp vận tải hàng hóa giao lưu với các tỉnh
ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh. Giao thông đường biển nối Rạch Giá với
các đảo Lại Sơn, Nam Du, Phú Quốc, Thổ Châu.
Kiên Giang ở trong vùng vịnh Thái Lan, gần các nước Đồng Nam Á
(ASEAN) như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore; có địa hình đa dạng,
bờ biển dài, có nhiều sông núi và hải đảo, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao
lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với
bên ngoài.
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG.
2.2.1. Vị trí địa lý – diện tích, địa hình.
 Vị trí địa lý: Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL ở miền
Nam Việt Nam. Tọa độ: 9°23′50" đến 10°32′30" độ vĩ bắc, 104°40′đến
105°32′40" độ kinh đông.
Kiên Giang tiếp giáp với:
 An Giang ở phía Đông Bắc.
 Cần Thơ và Hậu Giang ở phía đông.
 Bạc Liêu ở phía Đông Nam.

 Cà Mau ở phía Nam.
 Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km.
 Vịnh Thái Lan ở phía Tây với đường bờ biển dài hơn 200 km

GVHD: Nguyễn Văn Khải

18

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

Biểu đồ 1: Sơ đồ tỉnh Kiên Giang

GVHD: Nguyễn Văn Khải

19

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

Bảng 2.1: Phân bố diện tích của các huyện trong tỉnh Kiên Giang
TT


Đơn vị

Diện tích
2

(km )

Dân số

Mật độ

(người)

(người/km2 )

1

Tp. Rạch Giá

106,54

226.365

2124

2

Tx. Hà Tiên


88,50

44.129

498

3

An Biên

400,29

126.259

315

4

An Minh

590,56

121.725

206

5

Kiên Hải


26,15

21.534

823

6

Kiên Lương

488,80

70.703

144

7

Hòn Đất

1.046,73

161.064

153

8

Gò Quao


439,47

148.555

338

9

Vĩnh Thuận

394,74

130.000

329

10

U Minh Thượng

432,70

18.843

160

11

Giang Thành


407,74

28.910

70

12

Phú Quốc

589,23

88.220

149

13

Châu Thành

277,60

130.600

471

14

Giồng Riềng


639,24

219.960

314

15

Tân Hiệp

419,30

142.048

338

6.347,59

1.678.915

264

Tổng

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 01/04/2009)

Kiên Giang bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện: gồm
 Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) 11 phường và 1 xã

Hình 2.1: cổng tam quan Thành phố Rạch Giá


GVHD: Nguyễn Văn Khải

20

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

 Thị xã Hà Tiên 5 phường và 2 xã
 Huyện An Biên 1 thị trấn và 8 xã
 Huyện An Minh 1 thị trấn và 10 xã
 Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 7 xã
 Huyện Giồng Riềng 1 thị trấn và 18 xã
 Huyện Gò Quao 1 thị trấn và 10 xã
 Huyện Hòn Đất 2 thị trấn và 12 xã
 Huyện Kiên Hải (huyện đảo) 4 xã
 Huyện Kiên Lương 1 thị trấn và 10 xã
 Huyện Phú Quốc (huyện đảo) 2 thị trấn và 8 xã
 Huyện Tân Hiệp1 thị trấn và 9 xã
 Huyện Vĩnh Thuận 1 thị trấn và 7 xã
 Huyện U Minh Thượng 6 xã (mới tách ra từ huyện An Minh)
 Huyện Giang Thành 5 xã (mới tách ra từ huyện Kiên Lương)
Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 12 thị trấn và 117 xã.


Diện tích


Diện tích tự nhiên 634.759 ha, đất nông nghiệp 576.514 ha (chiếm
90,82% tích đất tự nhiên), riêng đất trồng lúa chiếm 377.380 ha (65,45% đất
nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha (chiếm 8,37% diện tích tự
nhiên); nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha (chiếm 0,89% diện tích tự nhiên).
Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh
tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Trên
Quốc lộ 61 có một vùng trồng lúa ven nội ô huyện Giồng Riềng ngoài ra còn có
đất canh tác của các gia đình nằm sâu trong những xóm nhỏ. Xen kẽ với việc
trồng lúa nước là các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như
dừa, khóm...
GVHD: Nguyễn Văn Khải

21

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

 Địa hình
Kiên Giang được xếp vào những vùng cao của ĐBSCL, tuy nhiên Kiên
Giang có xu hướng thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, là tỉnh có nhiều đồi
núi cao tập trung nhiều ở các huyện như: Hà Tiên, Hòn Đất…và những đồng
bằng thấp tập trung nhiều ở các huyện như: Vĩnh Thuận, U Minh
Thượng….trong đó có vườn quốc gia U Minh Thượng.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL ở miền Nam Việt Nam, là một

tỉnh nông nghiệp. Do giáp biển và nhiều sông ngòi nên đất Kiên Giang màu mỡ,
ở phía Nam có một số gò, đồi thấp, còn lại là bằng phẳng. Nên người dân ở tỉnh
sống chủ yếu bằng nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa và sản xuất lúa.
a. Khí hậu – thời tiết:
Kiên Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa, chênh lệch
nhiệt độ ngày đêm không lớn. nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27- 27,60C, cao
nhất là 33 0C, thấp nhất là 21,1 0C. Lượng mưa trong năm 2.099mm, độ ẩm tương
đối trung bình 85%. Thời tiết có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm khí hậu này thuận lợi cho
cây trồng, vật nuôi phát triển là cơ sở để thực hiện đồng bộ CGH.
b. Thủy văn
Chế độ thủy văn của tỉnh chịu tác động của nước lũ sông Mê Kông, lượng
mưa nội đồng và thủy triều biển Tây. Nguồn nước mặt chủ yếu do sông Hậu
cung cấp, phụ thuộc vào chế độ mưa thượng nguồn nên hình thành hai mùa rõ
rệt. Nước thượng nguồn thường đổ về từ tháng 8 – 9, tràn từ Campuchia vào tạo
ngập tràn trên các kênh, sông rạch, tràn đồng và chảy theo một chiều, từ Bắc
xuống Nam và ít bị ảnh hưởng của thủy triều.
Đỉnh lũ thường đạt cao nhất từ 0,9 – 1,5 m vào tháng 9 và toàn vùng Tứ
Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu bị ngập lũ từ 2 - 3 tháng tùy từng năm. Đặc
điểm này có thuận lợi cho vệ sinh đồng ruộng, đồng thời cũng gây ảnh hưởng
đến sinh hoạt đời sống dân cư và sản xuất trong mùa lũ.
GVHD: Nguyễn Văn Khải

22

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh

Kiên Giang

c. Tài nguyên đất
Kiên Giang có nhiều vùng địa lý khác nhau, có đồng bằng, rừng núi, biển
đảo và có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng, trong đó
nông nghiệp là thế mạnh với diện tích đất nông nghiệp trên 576.591 ha.
Với loại hình đa dạng và một số ngành sản xuất không tập trung nên gặp
khó khăn trong đầu tư CGH các khâu vào sản xuất.
d. Tài nguyên khoán sản
Kiên Giang có vùng đồi núi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp xi
măng, xây dựng, đá vôi, sét gạch ngói, sét xi măng, cát thủy tinh và các loại vỏ
sò óc… thuận lợi cho công nghiệp khai thác, chế biến vật liệu xây dựng và phát
triển nghề truyền thống.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
-

Về giao thông : Kiên Giang có hệ thống đường bộ, đường thủy và đường

hàng không nối liền với các tỉnh ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh.
Đường bộ có quốc lộ 61, 63, và 80 nối liền với các huyện và từ huyện về
trung tâm xã, hiện có 95% đường ô tô từ huyện về trung tâm xã.
Giao thông thủy tương đối thuận lợi cho vận tải hàng hóa và hành khách,
có cả đường sông và đường biển.
Đường hàng không, tỉnh có 2 sân bay hoạt động tuyến Rạch Giá - Phú
Quốc - thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 7 chuyến/tuần
-

Về cung cấp điện: Hiện có 100% xã đất liền có điện lưới quốc gia và các

đảo có điện máy phát, có 93,2% số hộ nông thôn có điện phục vụ sinh hoạt và

thấp sáng, điện cho bơm tưới đạt 7,4% diện tích đất lúa hai vụ.
-

Về cung cấp nước sạch: Đến năm 2009 toàn tỉnh có 87,3% số hộ sử dụng

nước sạch, trong đó có 68% số hộ nông thôn.
-

Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại phủ sóng đến tất cả các

vùng trong tỉnh.

GVHD: Nguyễn Văn Khải

23

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh
Kiên Giang

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều hạn chế, nhất là hệ thống
đường bộ chưa được đầu tư đồng bộ, ảnh hưởng đến việc di chuyển các loại máy
móc.
2.2.4. Dân số
Năm 2009 toàn tỉnh có 1,69 triệu người, tốc độ tăng dân số bình quân
1,2% năm, mật độ dân số 264 người/km2. Dân số vùng nông thôn chiếm 73%
tổng dân số toàn tỉnh.

Lao động năm 2009 là 1,13 triệu người, trong đó lao động nông thôn 840
ngàn người, chiếm 70% lao động xã hội. Trong lĩnh vực CGH sản xuất nông
nghiệp đa phần lao động chưa được đào tạo, chủ yếu học nghề qua kinh nghiệm
và cha truyền con nối.
2.2.5. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Kiên Giang
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng:
chương trình “3 giảm 3 tăng”, đưa giống cao sản…cho nên sản lượng lúa của
tỉnh tăng vọt trong những năm gần đây, đặc biệt một số hộ dân đã mạnh dạn đầu
tư trang thiết bị công nghệ cao như: xe kéo cải tiến, máy xịt thuốc, máy gặt đập
liên hợp…góp phần giảm chi phí, tăng năng suất lao đông.
Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với ngành nông nghiệp đặt
biệt là cây lúa. Tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản hàng năm tăng 11,2% giai
đoạn 2006 - 2009, trồng lúa vẫn là ngành sản xuất chính của tỉnh. Sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu là gạo. Do vậy, tỉnh tập trung phát triển sản xuất lúa một cách toàn
diện, đạt hiệu quả cao và bền vững. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu
là khuyến khích chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, xây dựng một số vùng
chuyên canh cây lúa xuất khẩu chất lượng cao với diện tích là 100.000 ha, cây
mía, cây khóm 10.000 ha.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.
2.3.1. Những thuận lợi và hạn chế

GVHD: Nguyễn Văn Khải

24

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


Đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa tại tỉnh

Kiên Giang

 Với lợi thế giáp biển, hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá
phát triển, nên tỉnh Kiên Giang là tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển
một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
 Đất đai của tỉnh Kiên Giang phần lớn là đất phù sa được bồi đắp hàng
năm, nguồn nước dồi dào, hầu hết diện tích trồng lúa có thể tưới tiêu chủ động,
khá thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất cây lúa tập trung quy mô lớn theo
hướng sản xuất hàng hóa, có khả năng phục vụ tốt nhu cầu xuất khẩu và phát
triển công nghiệp chế biến.
 Lực lượng lao động phổ thông của tỉnh rất dồi dào, cơ cấu lao động
chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động trong sản xuất cây lúa và
trong nông nghiệp.
 Cơ sở hạ tầng của tỉnh như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, thông tin
liên lạc đã được đầu tư nâng cấp và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời
sống tinh thần của người dân.
2.3.2. Những hạn chế và khó khăn
 Địa hình của tỉnh Kiên Giang bằng nhưng rất thấp và bị chia cắt mạnh bởi
sông rạch nên việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình kiến
trúc sẽ khó khăn và tốn kém, đặc biệt là phát triển giao thông đường bộ.
 Tình trạng ngập lũ và úng trong những năm gần đây diễn biến khá phức
tạp, đã gây nhiều bất lợi cho việc sản xuất và đời sống của người dân, nhất là
diện tích trồng lúa.
 Lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ
lao động qua đào tạo còn thấp.
 Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, gây tổn thất lớn
cho bà con nhân dân trong tỉnh.
 Dân cư phân bố theo địa bàn lãnh thổ chưa hợp lý, số hộ sống rãi rác sâu
trong đồng ruộng và các kênh rạch nhỏ cần được phân bố theo quy hoạch.


GVHD: Nguyễn Văn Khải

25

SVTH: Châu Hữu Phước
Phạm Đăng Thuận


×