Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.05 KB, 20 trang )

Nghị luận xã hội
ĐỀ 1: Nguyễn Bá Học có câu: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi
e sông”. Cảm nghĩ của em về câu nói ấy.
Trong cuôc sống , đôi lúc chúng ta phải đối đầu với những khó khăn, thử thách. Biết tin tưởng vào bản
thân, luôn dũng cảm là một trong những thứ cần phải có . Nguyễn Bá Học có câu: “ Đường đi khó, không khó
vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông .” Vậy câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào, chúng ta
hãy cùng nhau tìm hiểu.
“Đừơng đi “ là khỏang cách giữa điểm xuất phát và đích mà ta cần nổ lực vượt qua để về đến nơi. Nó có thể
là một con đường bằng phẳng , dễ dàng nhưng cũng có khi rất nguy hiểm với nhiều chướng ngại vật khó khăn .
“Núi” là nơi có độ cao và có nhiều dốc khúc khủyu . Như chúng ta đã biết , leo đựoc lên đến đỉnh là đã khó
nhưng khi xuống nuí lại càng khó hơn . Với những ngọn núi cao , dốc thăm thẳm , quanh co thì sẽ rất khó để
chúng ta vượt qua . Còn “sông “ là nơi có đô sâu và có nhiều dòng nước chảy qua .Có những con sông rất đẹp
và thơ mộng với hình dáng uốn luơn mềm mại , với dòng nước chảy từ tốn , nhẹ nhàng , bãi bờ vui tươi , màu
nắng và màu nước rất quyến rũ lòng người. Mặc khác lại có những con sông rất dữ dội với nhiều đá , dòng nước
thì chảy siết như muốn cuốn trôi mọi thứ đi. Con người thật bé nhỏ biết bao trước cảnh thiên nhiên bao la , rộng
lớn! “ E , ngại “ là nhưng từ dùng để chỉ thái độ ngại ngùng , nhút nhát với những chứong ngại vật trước mắt .
Câu nói của Nguyễn Bá Học có nghĩa là đường đi khó khăn với nhiều núi sông ngăn cách , nếu ta cứ e sợ , ngại
ngùng thì nó vẫn sẽ rất khó đối với ta . Câu nói khuyên ta đừng nên nhục chí mà hãy cố gáng hết mình thì việc
khó sẽ trở nên dễ dàng.
Thật vậy , đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu ta tin
tưởng vào chính mình , không e ngai khó khăn thì dù vật cản có khó đến mức nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua
được . Trong cuộc sống , ai cũng mong có được sự thành công . Nhưng nó không bao giờ tự đến với ta mà
chúng ta cần phải luôn tự tin , kiên trì , dũng cảm vượt qua ngững chông gai thì chắc hẳn cánh cửa đi đến thành
công sẽ mở rộng chào đón ta . Còn nếu cứ e dè , tự ti . không dám đối mặt vớu nhưng thử thách thì ta sẽ không
bao giờ tiến bộ được . Khi đã đánh mật niềm tin . sự quyết tâm thì ta sẽ trở thành người không có ý chí , không
có nghị lực , không thể sống tự lập và có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp. Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ ,
được chở che từ nhỏ nên khi đối diện với khó khăn thì không thể sống bằng chính khẳ năng của mình.
Ai cũng muố mình có đựơc thành công nhưng lại có nhiều người không dám đối đầu với thử thách mà chỉ muốn
trốn tránh, bỏ cuộc. Th ực tế, trong xã hội hiện nay , có không ít người luôn tự ti , không dám thể hiện năng lực
của mình . Vậy những người ấy sẽ đóng góp dược gì cho dất nươc khi cứ sống mãi trong vỏ ốc của chính mình .
Nhưng ngược lại , có nhiều người không ngại chông gai , không quản gian khổ mà vượt lên chính mình . Chẳng


hạn như những bạn ở cùng núi xa xôi, phương tiện đi lại không thuận lợi mà trường lại cách nhà rất xa , có khi
cả bốn . năm cây số. Muốn đi học , các bạn ấy phải đi bộ nhiều giờ liền và có khi phải vượt qua sông , suối mới
đến được lớp học. Nhưng với một lòng quyết tâm, các bạn vẫn băng sông , vượt suối để hằng ngày được cáp
sách tới trường. Những ban học sinh ấy đúng là tấm gương để chúng tâm học tập.
Là một thế hệ tương lai của đất nước , chúng ta phải sống và làm việc hết mình , tự tin và không được gục
ngả trước rào cản . Ngay từ trên ghế nhà trường , mỗi cá nhân cần phải không ngừng học tập , trau dồi . rèn
luyện kiến thức , giao lưu học hỏi để chuẩn bị cho mình một hành trang tri thức vững chác khi bước vào con
đường đòi đầy chông gai và thử thách . Xã hội cần xây dựng và phát huy lối học tập , giáo dục ý thức cá nhân ,
hình thành tính tự tin cho mọi người và biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích
cực cho cộng đồng.Đường đi nào cũng có nhiều chông gai , thử thách . Hãy đặt niềm tin vào bản thân , luôn
quyết tâm , kiên trì , dù núi có cao bao nhiêu , sông có sâu , hung bao như thế nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua.
Bạn , tôi , chúng ta hãy cùng nhau đối đầu với khó khăn và đi đến một tương lai tương sáng .
Đề 2 : Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu
những suy tưởng của anh (chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn,lạc lõng thậm chí là bị đày đọa nhưng bông hoa bé nhỏ ấy vẫn kiên
cường,hiên ngang.Nó chống chọi với những điều đó với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ
chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng. Chiến thắng tất cả những khó
khăn, gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp, bừng cháy sức sống, nó vượt lên những sỏi đá khô cằn, giữa
nắng gắt để trở thành một điểm chấm phá trên bức tranh hoang mạc nỏng bỏng và khắc nghiệt. Đó thực sự là
một phép màu của Chúa, là một trong rất nhiều những điều kì diệu của cuộc sống này, như môt câu chuyện cổ
tích. Và hơn nữa, đó còn là một trong những bài học giản dị, sâu sắc và cũng tuyệt vời nhất mà cuộc sống đã


dành tặng cho chúng ta.
Trong đời, ai chẳng đôi lần gục ngã trước những khó khăn, thách thức...Tất cả như đám mây đen khổng
lồ, che lấp những tia sáng của tương lai, làm cho chúng ta kiệt quệ,mỏi mòn,mất ý chí chiến đấu, muốn buông
xuôi. Và đây cũng là lúc chúng ta đối mặt với chính mình, là thời khắc mà những quyết định sẽ ảnh hưởng đến
quãng đời còn lại của chúng ta. Lòng dũng cảm,bãn lĩnh,sự quyết đoán...tất cả sẽ được thể hiện một cách rõ nét
nhất. Kì diệu thay, có những người khi gặp khó khăn, trắc trở thì họ trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn cho dù họ

vẫn có thể thất bại nhưng họ đã cố gắng đến mức cuối cùng.Họ nhận thức được rằng,một khi họ buông xuôi, họ
sẽ mất tất cả.Công sức học hành bấy lâu,tiền bạc,thời gian...những thứ đó sẽ tan biến cùng với đám mây đen
đang vần vũ trên bầu trời. Họ đã được Thượng đế ban cho một món quà mà không phải ai cũng có : nghị lực.
Với món quà đó,họ đã biến những nỗi tủi nhục,đắng cay thành một thứ vũ khí sắc bén mà không có một loại khí
tài nào trên Trái đất này có thể sánh được. Họ đã vượt qua chông gai để xua tan đám mây đen ấy. Và ánh sáng
đã trở lại, tâm hồn họ có thể bị chai sạn,rách nát nhưng nó đã trở nên mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Họ biết rằng dù con đường có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng những mũi gai đau đớn,bằng máu và
nước mắt...
"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Ðường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao...."
(trích bài hát "Đường đến ngày vinh quang")
Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có những điều tuyệt vời như thế, bên cạnh đó vẫn có những kẻ hèn
nhác,yếu đuối,chưa gì đã từ bỏ những ước mơ của mình.Họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả hoài bão để sống một cuộc
đời vô vị,chán ngắt thậm chí là tàn tạ,vật vờ.Họ như một chiếc bóng lẻ loi đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái xã
hội nhộn nhịp,năng động này.Suốt đời lẩn tránh, sống ủ rủ và khi về già, chắc chắn họ sẽ nuối tiếc những tháng
ngày lãng phí, không sống hết mình. Hối tiếc vì đã chấp nhận làm một bông hoa úa tàn, khô héo, không tô điểm
cho đời.
Vâng, chúng ta sẽ vượt qua tất cả khó khăn,trắc trở. Cho dù con đường hoa hồng có nhiều gai đi thế nào
chăng nữa thì nó vẫn là con đường của vinh quang,của thành công và theo một câu nói khá nổi tiếng thì trên con
đường này " không có dấu chân của kẻ lười biêng". Thân xác có thể tả tơi,mỏi mòn nhưng ý chí ta vẫn luôn tồn
tại một hạt giống - hạt giống của khát vọng và hoài bão - rồi nó sẽ đâm chồi nảy lộc, sẽ trở thành một đóa hoa
dại đẹp đẽ để tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua những ghềnh thác cheo leo, đi đến bến bờ của những
giấc mơ. Đau đớn, tủi nhục, nước mắt sẽ tan biến khi chúng ta đi hết con đường và chạm tay vào đỉnh vinh
quang. Mặt trời sẽ chiếu sáng, vầng dương sẽ cài lên vai chúng ta vinh quang của những người chiến thắng, ta
sẽ ngẩng cao đầu và tự hào vì chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi với những phút giây yếu mềm của bản thân
và những gian nan chồng chất. Những bông hoa dại sau khi vượt qua những điều khắc nghiệt của thiên nhiên đã
nở và...

"Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Ðường đến những ngày vinh quang không còn xa"
Cuộc đời vẫn trôi đi, những khó khăn khác lại đến và chúng ta sẽ phải chiến đấu một cách ngoan
cường. Hãy sống và đấu tranh sao cho đến lúc sức tàn lực kiệt, ta không phải hối tiếc về những tháng ngày tuổi
trẻ bị hoài phí. Những gian truân, vất vả sẽ trở thành những chiến công bất diệt trong trái tim của mỗi conngười.
Vì loài hoa dại kia sẽ úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi, nhưng những dấu chân mà chúng ta đã in trên
đường đời, những thành công trong cuộc sống sẽ tô thắm cho bước tranh cuộc sống muôn màu kia, như loài hoa
dại ấy đã gợi nên sức sống cho vùng sỏi đá khô cằn.

VĂN THUYẾT MINH: Việt nam quê hương tôi
Vào một sớm xuân, đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn cảnh bình minh thấy bầu trời đang chuyển từ xám
sang hồng đỏ, nghe gió đưa về sự nồng ấm của thời khắc chuyển giao ngày và đêm, bạn sẽ không khỏi bâng
khuâng và tình yêu non nước này mãi lâng lâng trong lòng...
Việt Nam vươn mình ra biển Đông bằng đầu tàu Cà Mau, mút chỉ địa đầu phía Bắc lại là những bản
làng Lũng Cú, có khi nơi hẹp nhất chỉ là cái eo đất chưa tới 50km nhưng lại là một niềm tự hào lớn không chỉ
được xác định trên bản đồ thế giới. Tuy rằng có lúc tôi muốn thoát khỏi nơi mình sinh sống và tìm đến những


chân trời mới lạ. Song càng ngày tôi càng hiểu vì sao dải đất cong cong hình chữ S này như một hình ảnh nặng
gánh trong tâm trí những người con xa quê. Lý do có thể chưa hẳn vì Việt Nam cảnh đẹp hữu tình, mà kết tinh
trong vẻ đẹp đó còn có tâm hồn hết sức nghĩa tình, những con người giàu lòng mến khách, và một phong thái tự
hào lẫy lừng về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước.: “Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi//Ngắm
mặt biển xanh xa tít chân trờINghe sóng vỗ dãt dào biển cả/Vút phi lao gió thổi trên bờ
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi/Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời
Trong con mắt bạn bè thế giới từng đặt chân đến Việt Nam dù chỉ một lần thì nơi đây thu hút họ bởi những
vẻ đẹp choáng ngợp về cảnh sắc non nước và một nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc. Từ khắp nơi trên
mảnh đất này, bạn có thể thấy một màu xanh của cây trái và những ruộng lúa chảy tràn từ thượng nguồn rừng
núi ra tới cận bờ duyên hải. Sớm nắng ửng hồng ló dạng đỉnh đồng những ngôi chùa lưng chừng đỉnh núi chót
vót cũng lại chỉ đường chân trời rạng rỡ những mũi thuyền căng phồng sức gió ra khơi đánh cá. Với rìa đất đai

đầy màu sắc của nửa trăm tộc người anh em là sự trù phú của thiên nhiên ban tặng cho những bờ biển và thềm
lục địa đẹp nhất nhì thế giới. Điểm xuyết những bờ biển dài trắng những cồn cát là những hàng dừa, những rặng
phi lao rợp bóng mát rượi cả những trưa nắng gay gắt nhất…
Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt
giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân
về ấm nóng ở trong Nam. Nó không chỉ tạo ra những đồi chè xanh bát ngát, những ruộng lúa thẳng cánh cò bay
hay trải ngút tầm mắt những lũy tre lượn quanh xóm làng. Thêm vào đó là những cốt cách con người, những sắc
điệu văn hóa sống động cũng trở nên đa dạng ở mỗi vùng miền. Hàng bao đời gắn bó với cây lúa, cây tre cũng
đã nhào nặn nên lớp lớp tính cách người Việt chịu thương chịu khó. Hay trong gian khổ đấu tranh dựng nước và
giữ nước đã khiến Việt Nam là một cộng đồng gắn kết keo sơn và người người biết đến Việt Nam là dân tộc yêu
chuộng hòa bình.Song trên tất cả là những cách cư xử khéo léo, bằng nhiêt tình cởi mở chào đón bạn bè bốn
phương đến với đất nước, tinh thần Việt..Xuôi vào miền Nam Thành đồng Tổ quốc, dù đi giữa đèo Hải Vân
ngăn cách bởi dãy Trường Sơn dặm dài kháng chiến, hay dạo quanh trên sông rạch giao thương tấp nập ở miền
Tây đâu đâu cũng thấy những nụ cười thân thiện. Là khởi nguồn Tây nguyên đại ngàn hùng vĩ gập ghềnh thác
suối. Là xứ sở mộng mơ cao nguyên và thành phố hoa Đà Lạt. Là sự dịu dàng trên dòng Hương, những chiều
mưa mộng mơ Đại Nội. Dù khoác trên mình khố áo thổ cẩm riêng có hay tà áo dài truyền thống tha thướt thì
vẫn làm say lòng người mỗi lần ghé chân qua.Đi qua hầu hết đau thương và xa cách, miền Bắc chào đón bạn bè
với không gian trầm của một ngày tranh tối tranh sáng. Những hệ lụy của sự kín đáo kiêu kỳ, những sải chân đo
đếm bằng tính đoan trang hiền dịu đang dần đứng giữa giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Gìn giữ
văn hóa ngàn năm văn hiến cho thủ đô Hà Nội cũng là một nét tiêu biểu khiến du khách tới Việt Nam lưu tâm.
Nơi đây những nét phù điêu trạm trổ trên sân rồng hoàng thành cổ cũng phảng phất uy phong, một mái đình rêu
phong cũng mang dáng dấp thời gian đổi dời, một giọng ru hời bên cánh võng làm ngọt ngào cả trưa hè oi bức,
những bức tường mái nhà phố cổ mỗi ngày thêm xô nghiêng.. Tất cả được thể hiện trong một bức tranh rất quý
giá nhưng được xếp lại trong viện bảo tàng chưa được trùng tu.Nếu bước tới thềm văn hóa, ai đó cũng sẽ ghé
qua chùa chiền và di tích đình đài và tắm gội tâm hồn giữa khoảng không thanh tịnh. Tiếng mõ chiêng đều đặn,
những lời khấn rầm rì nơi cửa điện thiền giáo cũng là một sự giải phóng cho tâm hồn.
Đây đó trên đất Việt chào đón bạn bằng những sản vật phong phú, thì sẽ lại là phù du giữa đời sống
chay tịnh nhưng tu hành đắc đạo nơi thiền môn Phật pháp. Hầu như tín ngưỡng rõ nét nhất mà bạn nên cảm
nhận bằng tâm hồn, ấy là những chuyến hành hương bái lễ trong dịp Tết đến xuân về. Những khổ tục trần đời sẽ
dần được gột rửa và thứ tha bằng thuyết pháp vô minh, đạo đế. Đó cũng là một sự giải thoát và trút đi gánh nặng

tâm lý trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt.Một Việt Nam đẹp giàu với vẻ tự nhiên hiếm có và
bản sắc văn hóa đa dạng phong phú luôn mời gọi bạn bè bốn phương bằng cả nhiệt thành và thịnh tình hiếu
khách. Trên mọi ngả giao lưu văn hóa, con người Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi chính lịch sử lâu dài


suốt chặng đường xây dựng tình hữu nghị thân ái. Cùng hành trình tiếp đón những cửa ngõ văn minh thế giới,
người Việt trẻ cũng dần hình thành niềm tự hào dân tộc khi thực sự biết yêu thương quê hương mình. Như yêu
thương một con người kĩu kịt chiếc đòn gánh quẩy đôi bồ Nam Bắc.
ĐỀ:NÓN LÁ VIỆT NAM
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang
2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con
gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại
khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ .
……..
Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông
thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng
bao nhiêu?.Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay.Với cây mác sắc,họ chuốt từng
sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.Có được khung nón,người ta
còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi

khô.Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá
từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón
thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.Sau
đó người ta dùng cái klhung hình chóp ,có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên
khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo
nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và
được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ
khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh
vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn
dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15
khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá v,,,v,,,
Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Ngay
trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền
thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này.Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón
truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường
Phước Vĩnh ,Ngay ở trung tâm thành phố Huế ,Trên bờ nam sông An Cựu.Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài
thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh
Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh
thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho
nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam.
Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. Nhà thơ Bích Lan đã từng
miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng


Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của
người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài
thơ dấu trong nón lá.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai
nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển
nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu
hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.
ĐỀ: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THĂNG CẢNH HAY DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA
PHƯƠNG EM

Tháp Chàm Poklong Garai
Tháp Poklong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt
Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp
cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tháp đã được
Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979.
Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang 9km
về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế
Mân) để thờ vua Poklong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.
Có một truyền thuyết kiên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa ở Play Chakling[1] có hai ông bà tên
Ôn Paxa và Muk Chakling dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một
đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit.
Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên đươc nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng
cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng
Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá
tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào.
Sau dạo đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất hắu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit
không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu

xí, mình lại đầy ghẻ chốc nên chẳng mấy đứa chịu chơi chung. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu
cùng bạn là Pô Klonchanh đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường.
Pô Klonchanh về trước rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Pô Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm
mình Jatol. Pô Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn
tú, khôi ngô khác thường. Điềm lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ
Iaru[2]. Được biết Jatol sẽ là một vị thiên tài xuất chúng, vua Nuhol cho vời Jatol đến. Thấy đúng như lời đồn
đại vua đã giữ Jatol lại và gả công chúa Thakol cho.
Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi[3] băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một
nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Pô Klong Garai. Sau 5 năm,
ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga[4], quê hương của ông bị quân Chân Lạp thường xuyên đánh
phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu,
Chăm lịch, vua Pô Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thưở hàn vi
của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Pôklong
Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng.
Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận. Vua Pô Klong Garai
xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul[5]. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai hoàn thành
trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.
………………………………………………………………………………………………………………….


ĐỀ: Thuyết minh về chiếc áo dài:
"Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời
gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống
đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm".Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của
từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng
với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay
vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ
thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng
áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau

phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách
tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được
biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở
dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được
thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại
vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách
trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn
giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như
trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích.
Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người
phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh
trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ
thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới
thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp
thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa
phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho
ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người
bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai
vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải
mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng
vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ
may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo
dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn
thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng

Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương
trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho
các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy
có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và
nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói
chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi
phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau
để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng
với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn
mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu
đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người
Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản
phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.


VĂN TỰ SỰ

Đề văn : Đã có lần em mắc lỗi. Em hãy kể lại lỗi lầm đó".
"Con xin lỗi mẹ!"
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự
đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi
cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn
lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là
ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài.
Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi
nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi
chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được

mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa
học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào
nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi
hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài
được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm
rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện
như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa
sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ
tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã
biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác,
tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương
đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ
được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn
sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm"
chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi
người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn
thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi
mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một
mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh
răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con
xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười
mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ
sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có
nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử Trao con ấm áp tựa nắng chiều".


ĐỀ: Những đổi mới quê em
Phải công nhận, mấy năm qua, quê em đổi mới nhanh chóng đến không ngờ. Ai xa quê trên dưới năm
năm nay quay trở lại chắc chắn sẽ không thể nghĩ được rằng ngôi làng nhỏ yên bình ngày xưa giờ lại đổi thay
đến thế.
Đất nước mình đang nhanh chóng thay da đổi thịt. Sự lớn mạnh ấy được góp vào từ những miền quê
trong đó có cả ngôi làng nhỏ bé và thân thiết của em.
Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng em vẫn thuần nông nghiệp. Lúc đẹp nhất là lúc nhìn đồng lúa từ bát ngát
chuyển sang màu xanh vàng rồi vàng óng báo hiệu một mùa gặt mới. Lúc ấy đường làng ngõ xóm toàn bằng
đất cứ mỗi lần mưa là lầy lội khiến lũ học trò bước chân đến lớp là lem lem luốc luốc toàn những bùn với đất.
Cuộc sống của cha mẹ ông bà tuy yên bình nhưng lam lũ, vất vả và nghèo.
Nhưng bây giờ, câu chuyện đã rất khác xưa. Mấy năm nay nhờ sự đầu tư của tỉnh, làng em chuyển sang làm
nghề thủ công. Mới đầu chỉ có vài người sau đó kéo theo cả làng rồi làng bên cạnh. Cả làng là một xưởng thủ


công làm sắt và làm đồ gỗ. Hăng trăm bác nông dân nay thành những người thợ nung sắt hay thành anh thợ
mộc. Đồ sắt ở làng em có uy tín trên thị trường, giá cả lại phải chăng nên người mua đông đảo lắm. Hàng làm
ra đến đâu được đặt mua ngay đến đấy. Còn đồ gỗ thì tinh xảo vô cùng. Không ngờ chỉ mới được chỉ dạy và tự
học mấy năm mà thanh niên làng làm nghề gỗ tinh xảo lắm. Bây giờ về làng không phải đi bằng đường đất.
Những cánh đồng lúa cũng đã bị biến thành những xưởng thủ công. Nhà nhà đổ trần san sát cạnh nhau. Trong
nhà đồ đạc chẳng thiếu thứ gì. Bây giờ vẻ đẹp của quê em không chỉ là cánh đồng mênh mông bát ngát mà là
những đôi bàn tay nghệ thuật, những bộ óc làm ăn kinh tế đầy táo bạo và đẹp ở nếp sống văn hóa phố phường.
Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tụi em cũng thấy rạo rực vô cùng. Chúng em chỉ mong học hành
thật tốt để nhanh chóng trở về ngày càng làm giàu đẹp cho quê hương.

ĐỀ: Viết về một người thân đã xa
“Tôi có một gia đình nhỏ bé. Bố, mẹ và cậu em trai nghịch ngợm lắm. Bố thì bận công việc suốt ngày
những lại nấu ăn rất giỏi và vui tính nữa. Bao giờ cũng vậy, vào cuối tuần là bố trổ tài nấu nướng. Khi bầy thức
ăn lên bàn rồi, tôi mới thấy bố tài ba đến thế nào.
Bố hay cười và vì thế mà không khí gia đình tôi rất vui. Bố rất yêu hoa phong lan và thường chăm sóc
nó. Đặc biệt là giò phong lan móng rồng mầu vàng.Chiều nào cũng vậy, tôi cùng bố lên chăm sóc những khóm

hoa phong lan ấy. Hương thơm của hoa , sự chăm chỉ của tôi và bố khiến giàn hoa nhà tôi đẹp lắm! Tôi thấy
mình có một gia đình thật là hạnh phúc.
Nhưng rồi, niềm hạnh phúc của gia đình tôi thật là ngắn ngủi. Mẹ đi làm về muộn hơn. Bố mẹ thường đóng
cửa và cãi vã nhau. Lúc đó, tôi và em chỉ biết bảo nhau im lặng.Tôi sợ không khí ấy, sợ một điều gì đó sẽ đến
với gia đình mình. Thế rồi nó đã đến thật.Tôi khóc mãi khi nghe mẹ nói với tôi rằng: Bố mẹ sẽ ly hôn, em sẽ ở
với bố và con sẽ ở với mẹ. Tôi xin mãi mà bố mẹ không nghe lời tôi.
Tôi khóc, em trai cũng vậy. Tôi ôm em trai và buồn vô cùng khi nghĩ rằng nó sẽ phải về một nơi xa để sống
cùng bố và ông bà nội.
Bố và em đi rồi. Trong nhà bây giờ chỉ còn tôi với mẹ. Tôi thấy căn nhà rộng quá. Tối đến, mẹ vào phòng
làm việc rồi, chỉ còn mình tôi. Tôi nhớ em, nhớ bố. Tôi nhớ bố lắm. Bằng giờ này mọi khi bố cũng lúi cúi trong
phòng làm việc, bên bản vẽ.Tôi nhớ tiếng bố đi hay kéo đôi dép xốp lẹt xẹt, nhớ cách bố hút thuốc lá, nhớ tiếng
ho của bố, nhớ nụ cười của bố. Tôi nhớ những buổi tối cuối tuần với bữa ăn mà bố chế biến cùng nụ cười bố
hiền từ biết bao.Tôi không ngủ được. Suốt đêm tôi nghĩ về bố, nghĩ về ngôi nhà rộng và lạnh lẽo chỉ có hai mẹ
con, tôi khóc ướt đầm cả gối mà mẹ không biết.
Mấy tuần rồi, tôi không dám lên tầng để tưới cho những giò hoa phong lan. Tôi sợ lên đó. Vì nơi đó sẽ gợi
nhớ hình ảnh thân yêu và cặm cụi của bố mỗi buổi chiều ngày xưa. Bố yêu hoa lắm mà. Tôi không lên đó nữa.
Nhưng rồi chiều nay, không hiểu sao, tôi đã lò dò bước lên. Khi nhìn những giò hoa phong lan yêu quí, tôi
ngồi xụp xuống và không ngăn được dòng nước mắt.Những giò hoa phong lan của bố xanh mướt là thế, hoa đẹp
là thế mà đang dần chết héo vì thiếu nước. Những chiếc lá lan vàng úa, khô khỏng. Tôi vội vã tưới nước và thì
thầm nói lời xin lỗi... Tha lỗi cho ta nhé Lan. Tại tao sợ nhìn chúng mày... Tại tao nhớ bố quá.
Lâu rồi, tôi không gặp bố. Mà có lẽ gần một tháng rồi, bố không gọi điện cho tôi. Tôi nhớ bố và mong gặp
bố biết chừng nào. Bố ơi! Con nhớ bố lắm! Biết đến bao giờ bố và em trở về ngôi nhà mình để cả nhà lại sống
như ngày xưa hả bố? Con nhớ bố lắm bố ơi!”
VĂN MIÊU TẢ
ĐỀ 1:Viết về mẹ của em
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến

người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn
mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời
chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là
làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng
đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường
búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái
xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn
mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.


Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen
láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai.
Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt
ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách
mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao,
cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao
sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng
đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai
mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một
người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt
giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của
mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi
lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ
không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn

lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở
cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công
việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình.
Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi,
cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc
ngủ.
“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.
Đề: Viết về mẹ em
Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em ,mẹ luôn là người mẹ hiền và là hinh ảnh cao dẹp nhất. Mẹ một
tiếng nghe dảng dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bếnh như lời bài hát:
“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suốI hiền ngọt ngào”
Năm nay mẹ em 42 tuổi .Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái
tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Dôi bàn tay mẹ ko đẹp , nó dã bị chai như ghi lai những nổI vất vả của
mẹ trong bao năm nay dã nuôi em khôn lớn nên ngườI. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa
suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ
vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài,
dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho
em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em ……
Có lần tôi bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện trảng Bàng . Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc tôi vì ba tôi bận
công tác xa , cơm nước quần áo , tắm rửa mẹ em phảI làm cả . Về nhà em cảm thấy khỏe , nên mẹ đi dạy một
buổI , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao . lúc đó ánh mắt mẹ
tràn ngặp thương xót , nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chống mau
hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm , tận tụy lo lắng ,cử động chậm rãi , gượng nhẹ xếp
đặt mọI công việc trong ngoài không rảnh tay dù bận mấy đi nữa mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon
Mẹ khuyên lơn em đủ điều , giọng lúc nào cũng êm đềm thấm thía .Mẹ luôn công tư rạch ròi , về nhà mẹ là mẹ ,
nhưng trên bục giảng mẹ là ngườI thầy , nếu em vi phạm thì phạt ngay , mẹ không hề châm chước hay thiên vị.

Cảnh đêm khuya mẹ ngồI soạn từng trang giáo án , để chuẩn cho tiết dạy ngày mai Có hôm thấy mẹ thả dài
người trên ghế có vẽ nghĩ ngợi xa xôi Mẹ ôm tôi , nâng niu ng vòng tay âu yếm. Mẹ đứng ngồi không yên, khi
em đi học về muộn .
Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Biển dù rộng vẫn còn không ra khỏi giới hạn
của địa cầu. Sông dù có dài thăm thẳm vẫn còn thước để đo. Còn lòng mẹ thì cao xa vời vợi như lòng trời vô tận
trong vũ trụ mênh mông. Lòng mẹ là thiên đàng hạnh phúc thăm thẳm ngút ngàn. Chỉ có lòng mẹ mới đủ sức
chứa nổi nguồn sống của nhân loại. Thượng Đế đã ban tặng cho con người sự sống phát sinh từ lòng mẹ.


Vì vậy mà ta có thể nói hạnh phúc của loài người chính tâm hồn cao thượng của người mẹ hiền. Mỗi
người chúng ta, dù sang hèn hay giàu nghèo. Chúng ta cũng có một tình thương vô bờ vô bến của mẹ hiền. Vì
mẹ chúng ta, yêu thương chúng ta bằng tình yêu của Thượng Đế. Cũng vì thế mà không có gì có thể sánh với
tình mẹ thương con.
“ Ai rằng công mẹ bằng non
Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.”
ĐỀ: Tả về một người thân trong gia đình
“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ
nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian
quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn
quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không
bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong
lòng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn
bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc
hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ
luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải
biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê
cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi
sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết

những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm
theo những gì mẹ dạy.
Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi.
Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ,
muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi
được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết
khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao
tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên
cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được
thế thôi.
Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me
đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ
chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói
với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.
Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”
VĂN BIỂU CẢM
ĐỀ: TÔI ĐÃ LỚN
Mỗi chúng ta trên thế giới này đều trải qua một quá trình hình thành rồi lớn lên về thể xác lẫn tâm hồn
theo từng giai đoạn cuộc đời người. Bởi mỗi sự sống ấy như một hạt cây được gieo trồng, ươm mầm, nảy nở
phát triển rồi trưởng thành. Trải qua những giai đoạn đó ai cũng có những kỉ niệm dù đẹp hay xấu, dù muốn nhớ
hoặc cố quên nhưng không ai lại không thừa nhận rằng nhờ những ngày tháng dần trôi qua ấy đã giúp chúng ta
trưởng thành hơn, chính chắn hơn, sống tốt đẹp hơn. Và với tôi cũng vậy…!
Một buổi sáng nào đó có thể vô tình bạn đứng trước gương soi, nhìn mình trong gương và thoáng ngỡ
ngàng trước một cô nàng xinh tươi hay một anh chàng tuấn tú đang tròn mắt nhìn lại mình và giật mình nhận ra
đó chính là bạn. Để rồi bạn bắt đầu nhận ra mình đã thay đổi từng ngày khi nào mà chẳng biết chẳng hay. Với
tôi, tôi bắt gặp trước gương hình ảnh một con nhỏ tinh nghịch với đôi mắt tròn to, hàng mi dày, đôi mày thanh
đậm xinh xinh đang cười cười nhìn mình lém lỉnh. Tôi chợt bật cười và nhận ra mình đã lớn... !
Bây giờ, tôi có thể khẳng định chắc chắn điều đó về mình khi nhìn thấy hình ảnh của tôi. Một cô nhóc con
thả tóc bù xù của ngày xưa không còn nữa mà đã là một cô thiếu nữ với làn da mịn hồng nâu đất và mái tóc dài
buộc cao đuôi ngựa nhí nhảnh ở phía sau. Cô nhóc ấy không còn khoác trên người bộ đồ lùng nhùng ra phố của

ngày xưa mà là chiếc quần gin ôm, áo thun ngắn hợp mốt trên người mẹ mua cho khi sắp tết. Một cô bé biết làm
duyên khi ra đường, biết thẹn thùng mắc cỡ không dám chơi trốn tìm, ném lon, u mọi... hay cãi nhau chí chóe
thậm chí là đánh nhau ngày nào với lũ bạn cùng thôn. Tôi ăn nói dịu dàng và ý tứ hơn, biết đỏ mặt trước cái
nhìn của một người nào đó nhìn nhìn rồi hỏi: “con gái ai xinh thế?”. Rồi cũng có những lúc ngượng ngùng giẫy


nãy để rồi về nhà thoáng mơ mộng vẩn vơ trước lời ghép đôi của lũ bạn cùng trường. Thế là tôi hiểu tôi đang
lớn….
Tôi có chị gái tuy hơn tôi năm tuổi nhưng lại có dáng người bé nhỏ hơn tôi rất hiền lành nên dễ bắt nạttrung tâm chọc phá của một đứa em tinh nghịch là tôi. Nhớ lại có lần tôi bắt thằn lằn - con vật mà chị rất sợ dọa chị chỉ để trả thù vì dám mách mẹ tôi ở nhà không lo học mà trốn đánh chuyền làm chị phải ngất đi. Lúc ấy,
tôi hoảng hốt vô cùng và khóc sướt mướt khi nhìn đôi môi tím tái của chị nhưng lại quên ngay vài giờ sau đó
khi chị nhìn tôi cười thật trìu mến, mặc dù trận đòn của bố vẫn còn in dấu trên mông. Nhưng giờ đây, tôi biết đó
là việc không thể đùa, tôi hiểu tầm nghiêm trọng của nó sẽ có thể làm mất đi người chị yếu đuối của mình mà
tôi rất thương yêu. Tôi ra sức bảo vệ chị, lo lắng cho chị khi chị đi xa, tránh và dẹp đi những con vật gây cảm
giác lo sợ cho người chị bệnh tim của mình và nhiều lúc tôi bật khóc và thầm câu nguyện trước cơn đau của chị.
Phải chăng giờ tôi đã lớn.....?!!!
Chiều nay bố mẹ mệt nhọc về nhà sau một ngày vật lộn bươn chải với mưu sinh. Tôi định vào phòng mẹ xin
ít tiền để xắm chiếc áo đẹp như nhỏ bạn thân sáng nay đã mặt. Nhìn thích thật. Tiếng bố mẹ vang nhẹ ra kèm
theo tiếng thở dài:… tiền học thêm thằng Tí, …tiền bệnh cái My,… tiền thuốc ông bà, …tiền chi tiêu trong
tháng... tôi nhẹ gót trở ra... lẳng lặng kêu thằng Tí mau ra chị kiểm tra bài tập và hướng dẫn làm bài thời khóa
biểu hôm sau. Tôi nghĩ bụng mai sẽ bàn với mẹ để mình dạy thằng Tí học thêm gánh đỡ phần nào chi tiêu cho
mẹ. Chiếc áo dường như không còn trong khao khát, háo hức như lúc ban chiều. Để rồi từ lo lắng thương yêu
tôi đã hiểu vì sao lúc nhỏ có lần mẹ sai tôi mang tiền mua gạo về nấu buổi cơm chiều. Tôi bất cẩn làm mất, sợ
mẹ la tôi tìm khắp nơi đến tối mịt mà chẳng dám về. Mẹ đã tất tả kiếm tôi khắp đường thôn, ngõ xóm. Nhìn
thấy tôi, mẹ vơ lấy cành khô bên đường đánh vào người tôi rất đau rồi ôm chầm lấy tôi và mẹ vỡ tiếng khóc òa.
Khi ấy tôi cứ nghĩ vì mình làm mất tiền nên mẹ giận mà đánh tôi đau như thế, tôi định giận mẹ đến mấy ngày
liền nhưng không cưỡng lại được trước bịch kẹo me mẹ mua khi đi chợ về vào sáng hôm sau...tôi đành phải hòa
với mẹ. Bây giờ mỗi lần nhắc lại mẹ thường chọc tôi bị dụ vì quá tham ăn. Và không biết tự khi nào tôi đã hiểu
trận đòn ngày đó không phải là trận đòn vì tôi làm mất tiền mua gạo ngày thơ mà là trận roi của sự thương yêu,
lòng lo lắng, sự hốt hoảng của mẹ vì sợ lạc mất đi đứa con bé dại, ngu khờ. Giọt nước mắt mẹ khóc ngày nào là
sự vui mừng, hạnh phúc khi lại thấy được tôi thực sự bình an. Hiểu được như vậy tôi tự hỏi: Phải chăng giờ tôi

đã lớn?!!...
Giờ đây, cuộc sống ngày một trôi qua, thời gian bắt đầu với tôi không phải bằng câu hỏi của người quen khi
gặp mẹ: “mấy tuổi rồi con? học lớp mấy? Mà là: “Thiếu nữ rồi ư? Con sống thế nào? Con thích nghề gì? Rồi
con thích làm gì?” Và rồi tôi cũng dần biết quan tâm đến mọi người thân yêu của mình hơn. Biết cách sống,
cách đối xử với bạn bè, biết điều chỉnh hành vi của mình khi sai trái mặc dù có đôi lúc còn ương bướng, nhõng
nhẽo nhưng thực tâm tôi biết mình sai. Tôi bắt đầu nhận ra cái tốt xấu ở đời, biết nhận ra cái thiện ác trong cuộc
sống, biết cảm thông trước bạn cơ hàn nghèo khó, biết nhịn lại tiền mua chiếc kẹp xinh xinh để gởi bạn ngèo ở
phương xa khi gặp khốn khó, thiên tai. Biết móc túi tìm vài đồng bạc lẻ mẹ cho ăn chè với bạn chiều nay khi bà
lão ăn xin với đôi tay run run chìa ra trước mặt mình mà lòng cảm thấy xót xa thầm nghĩ: “ bà cũng ngang tuổi
bà mình mà ....?!!” để rồi lại thấy nóng nóng từ sống mũi và mắt mình sao lại cay cay .... Chiều về bắt cho bà
nồi nước xông giải cảm chợt thấy thương vô cùng khi đôi tay gầy nắm lấy vai tôi đứng dậy lê từng bước nặng
nề. Nấu nồi cơm, hâm nồi cá mẹ kho, luộc thêm ít rau để chiều về mẹ đỡ nhọc. Thấy hạnh phúc khi nghĩ đến nụ
cười của mẹ trước mâm cơm mình nấu, ngôi nhà sạch mình lau, rồi bếp núc gọng gàng..... như vậy có phải là tôi
đã lớn.....?!!!
Và rồi, dọn cất lại vào ngăn tủ những cô búp bê của ngày bé dại, tôi chăm chút thằng Tí bằng tình yêu và
tràn đầy trách nhiệm một người chị hơn. Đêm, chị em cùng nhau học bài trên ánh điện bàn, tôi và cả nó cũng
dường như ngoan hơn và tình cảm hơn hay sao ấy. Để sau những đêm miệt mài học tập và dạy đứa em thơ, khi
đến trường tôi bắt đầu biết nhận ra sự vất vả trong ánh mắt trĩu sâu của thầy, trong giọng ho khan của cô qua
từng bài giảng. Tôi hiểu rồi những trang giáo án truyền thụ cho chúng tôi hôm nay không phải là đơn giản, đó là
mồ hôi là tâm huyết và tất cả tình cảm mà thầy cô dành cho lũ học trò yêu. Tôi trở nên ngoan hơn, vâng lời và
yêu thích học hơn. Mọi suy nghĩ và hành động cũng dần dần chính chắn. Gặp tình huống khó khăn, bất ngờ tôi
cũng biết tự mình tìm cách giải quyết khi có thể và giúp đỡ bạn bè khi họ cần đến tôi. Tôi bắt đầu biết nhìn nhận
cuộc sống ở đời, biết thương những số phận bần hàn, cơ nhỡ, biết xót xa trước nỗi đau người khác, biết đem
hạnh phúc của mình san xẻ cho những bất hạnh xung quanh. Biết tiết kiệm tiền ăn sáng cho người bạn học cùng
trường, nhà bạn khó khăn mình mua tặng thêm quyển vở.
Để một hôm, trời trong gió nhẹ như sáng hôm nay khi bước lên bục nhận thưởng ở trường tôi cảm thấy
hạnh phúc vô vàng trước cái nhìn tự hào, hãnh diện của cha. Biết mình đã phần nào làm hài lòng người dạy dỗ
khi thấy nụ cười thầy đầy mãn nguyện và ánh mắt ngân ngấn xúc động của cô. Vui và thầm ngẩng cao đầu khi
gặp cái nhìn ngưỡng mộ của người bạn học sát bên. Rồi chiều về lại biết e dè, ngại ngần, nhẹ nhàng trao quyển



tập mới mua buổi sáng qua và những quyển vở phần thưởng được chia đơi của mình từ phần thưởng sáng nay
cho người bạn đang rom róm như muốn khóc mà giả vội quay đi...
Đêm nay, ngồi trước ơ cửa sổ nhà mình, tơi mỉm cười và chợt nhớ đến những câu thơ mà mình đã từng
u thích nhưng ít liền vần:
“Nếu tơi chỉ là một hạt cát nhỏ bé
Bạn có cần hạt cát này khơng ?
Nếu tơi chỉ là một cơn gió lạnh ?
Thì bạn có ơm cơn gió lạnh lẽo này khơng?
Và nếu tơi sinh ra là một cây xương rồng
Bạn có thể u lồi cây gai gốc làm bạn đau khơng nhỉ?!”
Bất chợt tơi nhớ lại lời hỏi của cơ giáo giảng văn: “Nếu cho em một điều ước em sẽ ước gì?”Và giờ đây tơi đã
biết tơi muốn ước điều gì. Tơi muốn câu trả lời của những câu hỏi trong bài thơ trên từ bạn là có nếu như hạt
cát, cơn gió và cây xương rồng trong bài thơ đó là tơi. Và tơi đang cố gắng để hồn thành ước nguyện đó của
mình. Bởi bây giờ tơi hiểu tơi đang sống, đang cần gì? Và tơi phải làm như thế nào để thực hiện được điều ước
đó. Vì sao các bạn biết khơng?!Bởi vì tơi đã lớn….!!!
Đề: Cảm xúc về vườn nhà:
Một trong những nơi tơi thích đến nhất mỗi ngày là khu vườn nhà tơi: Một khu vườn nhỏ nhưng lúc
nào cũng náo nhiệt với âm thanh rộn rã của ngày mới phát ra từ chiếc mỏ nhỏ xinh của những chú chim Yến
Phụng và Bạc Má mà bố tơi đã ni từ lâu lắm rồi. Khơng chỉ thế, khu vườn ln tràn ngập sức sống bởi sự hồ
phối giữa màu xanh tươi mát của cành cây, lá cây với những sắc màu sặc sỡ tơ điểm trên làn nhung mịn của
cánh hoa phong lan các loại.… Tất cả bừng lên dưới nắng… khoe sắc… toả hương… chúc phúc cho vạn vật.
Bố tơi thường nói nơi đây phong thuỷ rất tốt nên cây cối mới tràn đầy sinh khí như vậy và nếu muốn giảm
bớt những áp lực của cuộc sống bận rộn thường nhật thì cólẽ đây là nơi lý tưởng nhất. Qủa vậy, từ lúc nào, với
tơi, đây là chốn bình n nhất trong cuộc sống. Nơi mỗi ngày tơi thức dậy thật sớm để chạy đến chào buổi sáng
và chúc tốt lành những bác cây lớn tuổi từng che giấu cho tơi trong cuộc chơi trốn tìm cùng lũ bạn lúc bé, nơi
mỗi ngày tơi đánh thức các bé phong lan ngủ muộn bằng những tia nước tươi mát, trong lành, nơi mà tơi sẽ đến
thăm trước tiên khi vừa đi từ xa về,… Một cách tự nhiên, tình u tơi dành cho mãnh vườn tuyệt đẹp ấy cứ ngày
một sâu đậm hơn. Khu vườn là một phần khơng thể thiếu của cuộc sống riêng tơi. Nó có trái tim, có linh hồn, là
người chứng và chúc phúc cho những ước nguyện sâu kín của tơi trong suốt cuộc đời.

…………………………………………………………………………………………………………………….
Đề: Cảm xúc về người thân:
Tơi đang ngồi lặng lẽ ngắm mẹ trong khi mắt tn rơi khi nghĩ rằng ngày mai đây mình sẽ rời xa mẹ.
Vóc người vạm vỡ, trưởng thành của tơi giờ như muốn thu nhỏ lại để được cuộn tròn lại trong lòng mẹ u
dấu như những ngày thơ. Người ln gắn bó trái tim và linh hồn mình vào tình u thương sâu sắt và bền bỉ
đối với tơi, giờ đang chìm vào giấc ngủ sau một ngày bươn chải với đời để chăm lo cho mái ấm nhỏ thương u
thế mà thỉnh thoảng lại đưa cánh tay gầy xanh ra trong cơn mộng như đang cố dang tay che chở, vỗ về đứa con
trở về sau bao ngày xa cách, nhớ thương.
Tơi nhớ những ngày tháng trước, khi tơi còn là một cậu bé đang tuổi mài đũng quần trên ghế nhà trường,
ham chơi hơn là ham học, mẹ ln rất nghiêm khắc với tơi. Có đơi khi tơi tỏ ra giận dỗi vì nghĩ mẹ khơng hề
thương mình. Nhưng khi tơi bị sốt xuất huyết, hơn mê, mẹ đã phải thức suốt đêm, trơng chừng hơi thở hổn hển
của tơi, đau khổ vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất tơi.
Giờ đây, những ngày tháng dần qua tơi ngày một trưởng thành tơi thấm thía cái cảm giác ấp ủ, bình n
khi được mẹ ơm vào lòng như thế nào khi đi xa. Tơi khao khát được nhìn thấy dáng mẹ, mong ước thiết tha
được nghe lại tiếng nói của mẹ biết dường nào… nhớ đơi tay ơm tơi và vỗ về bờ vai đen sạm vì nắng gió q
hương. Những lúc ấy tơi chỉ muốn chạy thật nhanh về nhà để có thể nhìn thấy mẹ, sà vào lòng ng ười mẹ hiền
từ nhân hậu mà tơi rất u q và cảm nhận được rằng dù có lớn khơn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, tơi sẽ
vẫn ln tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ yếu đuối, tội nghiệp và ln mong được mẹ chở che…
Đêm dần khuya , mẹ tơi đã chìm dần vào giấc ngủ. Tơi bng mắt nhìn ra biển đêm bên ngồi,vẫn thấy
khơng hòa lẫn được hình bóng mẹ mẹ. Cái bóng đen đửi hòa lẫn với bùng đất, vẽ nên một khuôn
mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng.
Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày thăng
ngậm ngùi đói khổ, những năm này, năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm
đợi chờ dài dặt mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta, nhiều


lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ
vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng
tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn mẹ, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người
ngồi trước mặt đây không phải là mẹ tôi. Có đâu mẹ tôi lại thế kia. Tóc

đường ngôi của mẹ tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc mẹ tôi cười,
nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng
còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên
của mẹ tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. Mẹ tôi già đi từ bao giờ? Mẹ
tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.
Nhớ lại những lúc bé thơ, cơ giáo dạy văn hỏi chúng tơi u mùa gì nhất trong năm và vì sao lại u mùa
ấy? Các bạn u mùa thu, mùa xn, mùa hè với nhiều lý do khác nhau. Riêng tơi, tơi lại u mùa đơng.Vì sao
thế nhỉ! Tơi u mùa đơng trước hết vì nhờ mùa đơng, tơi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi
buổi sáng mùa đơng, bừng tỉnh giấc, tơi đã thấy mẹ chuẩn bị đầy đủ và tất cả cho tơi. Nhớ nhất lúc mẹ khốc và
cài khuy áo ấm cho tơi. Mẹ thường âu yếm ơm đơi vai tơi và nói "Con trai của mẹ đã lớn, cái áo này ngắn rồi".
Ơi, mùa đơng, mùa của tình mẹ! nó như đi theo tơi suốt cả một khoảng trời tuổi thơ đầy hoa mộng và hạnh phúc
bên mẹ. Những nồi canh chu nóng hổi của buổi trưa hè mẹ chờ khi cậu con trai còn mãi mê cùng lũ bạn thả
dìêu, chăn trâu hòa vang tiếng cười cùng lũ bạn. Nồi cá kho tiêu với bầu luộc buổi chiều về hâm nóng lại khi mẹ
rời đơi quang gánh tất tả sau một ngày lao động nhọc nhằn, khó khăn. Mẹ cứ thế, âm thầm mà lặng lẽ chăm sóc
cho cái gia đình nhỏ bé thương u. Đơi tay mẹ theo năm tháng dần chai sạn, tóc dần pha màu, làn da càng
thêm nhiều nốt đồi mồi thì những đứa con của mẹ ngày một khơn lớn trường thành.
Mẹ ít khi nào nói lời u thương chúng tơi, nhưng tơi- những đứa con của mẹ- cảm nhận được tinh cảm
vơ bờ bến của mẹ dành cho khơng thể nào so sánh với ai và bất cứa thứ gì q giá trên đời bởi nó là vật vơ hình
thiêng liêng, vơ giá mà mẹ đã trao cho chúng tơi bằng cả tâm hồn và tình u suốt cả cuộc đời của mẹ.
Nhìn mẹ ngủ trong ánh điện mờ của căn phòng ngủ nhỏ, tơi càng thấy trào dâng lên một tinh u dạt dào
khó tả. Mai đây, khi tạm rời xa mẹ để tìm đến một chân trời mới với khát vọng vươn cao, tơi biết mẹ sẽ mỏi mắt
ngóng trơng và lo lắng cho đứa con thơ dại từng ngày. Mẹ ơi, hãy n lòng mẹ nhé!Và n tâm cho đứa con
thương u của mẹ, mẹ nha!Chúng con sẽ trưởng thành hơn, thành đạt hơn, hạnh phúc hơn và sẽ trở về bên mẹ
bởi con hiểu rằng khơng ai ngồi mẹ chính là bến bờ, điểm tựa và là tất cả miền hạnh phúc của đời con.

ĐỀ : VIẾT VỀ THẦY CƠ
Bài 1:Cảm ơn cơ giáo
Trong đời, ai cũng từng một lần được cắp sách đến trường, ai cũng có một người thầy mẫu mực của lòng
mình để thương, để nhớ về. Ngày 20/11 là cơ hội để mọi người bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đền thầy
cơ.

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ khơng thể nào qn. Qng đời học
sinh của bạn và tơi cũng vậy, một khi đã trải qua thì khơng khỏi ghi lại trong lòng những dấu ấn sâu sắc. Nhưng
đấy khơng nhất thiết phải là kỷ niệm ngập tràn niềm vui và tiếng cười. Đơi khi đó lại là một câu chuyện buồn cứ
khiến lòng ta phải ray rứt mãi như câu chuyện tơi sắp kể cho các bạn sau đây.
Giờ ra chơi hơm ấy, tơi được phân cơng trực nhật cùng Liên. Tơi bảo Liên cứ xuống căn tin ăn sáng, để
một mình tơi trực được rồi. Hình như Liên chỉ chờ có thế, cơ bạn gật đầu rối rít rồi phóng như bay xuống sân.
Trong lớp giờ chỉ còn lại mình tơi. Tơi câm giẻ định lau bảng nhưng tâm trạng lo âu, thấp thỏm đã kéo tơi ngồi
xuống ghế giáo viên. Chuyện là tiết đầu tiên hơm nay tơi đã nghịch ngợm trong lớp, khơng chịu nghe cơ Tốn
giảng bài. Điều đó khiến cơ Tốn khó chịu lắm, bèn phạt tơi đứng suốt cả hai tiết và ghi hẳn tên tơi vào sổ đầu
bài, đề nghị mời phụ huynh.
Tơi run run giở cuốn sổ đầu bài đặt ngay trên bàn giáo viên. Đây, giấy trắng mực đen đây, bằng chứng tội
lỗi của tơi đây! Thế nào cơ chủ nhiệm cũng mời gặp mẹ tơi cho xem. Có lần đạt điểm kém, tơi phải đối diện với
khn mặt buồn rười rượi của mẹ. Mẹ tơi ln phải làm việc vất vả để kiếm từng đồng lương ít ỏi ni tơi ăn
học. Nếu mẹ biết tin này sẽ thất vọng về tơi biết nhường nào. Ơi, tơi thật là một
đứa con bất hiếu.Chợt, trong đầu tơi lóe lên một ý nghĩ. Tơi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề rồi. Chỉ cần cơ chủ
nhiệm khơng đọc được lời phê này thì sẽ khơng có chuyện gì xảy ra nữa. Nghĩ được là làm ngay, tơi liền dùng
bút xóa xóa đi dòng chữ của cơ Tốn trong sổ đầu bài. Thận trọng, tơi đặt sổ đầu bài vào vị trí cũ rồi thở phào


nhẹ nhõm vì đã trút được nỗi muộn phiền trong lòng. Reeng… reeng… Tiếng chuông báo hiệu hết giờ ra chơi.
Tôi xóa vội bảng, quơ vài nhát chổi rồi vào học như bình thường.
Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến cuối tuần ấy. Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm xem xét sổ đầu bài. Cô
đưa mắt nhìn thật kỹ vào trang giấy, đôi mày cô nhíu lại, rồi bất chợt cô ngước lên, nhìn quanh lớp. Tôi hoảng
hốt, bối rối, không dám đối diện với ánh mắt của cô. Hai bàn tay tôi xiết chặt vào nhau, tim tôi đập thình thịch.
Hình như cô đã quan sát được thái độ của tôi. Thôi rồi, tôi biết mình sắp bị cô mắng vì tội tày đình này. Thật
xấu hổ quá! Trong đầu tôi lúc ấy có biết bao nhiêu nỗi lo sợ, sợ bị hạ hạnh kiểm, sợ mẹ buồn, sợ bạn bè chê
cười, … Nhưng sao đến cuối giờ cô chẳng hề đả động gì đến chuyện sổ đầu bài. Lạ thật! Trong tôi đặt ra hàng
trăm câu hỏi tại sao và tại sao. Dù vẫn cảm thấy bất an nhưng lòng tôi đã nhẹ nhõm hơn. Và tôi mong rằng sai
lầm ấy của mình sẽ được chôn giấu mãi mãi dưới lớp bụi thời gian.
Khoảng hai tuần sau đó, vào ngày Giáng sinh, chẳng hiểu vì sao cô chủ nhiệm dành tặng riêng tôi một tấm

thiệp vào cuối giờ. Tôi cảm ơn cô rồi vội chạy về nhà, vui mừng mở tấm thiệp ra đọc. Những dòng chữ tròn trịa
của tôi khiến cô ngỡ ngàng, sững sờ.“Giáng sinh năm nay, cô chúc em ngày càng học giỏi và ngoan ngoãn. Cô
mong em sẽ là một cô bé can đảm hơn để đối mặt với hiện thực, để tìm được cách giải quyết đúng đắn nhất cho
mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong đời người ai cũng phải phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là ta rút ra
được kinh nghiệm để sống tốt hơn, chứ không phải là che giấu sai lầm đó đến suốt đời. Hãy dũng cảm lên, em
nhé!”
Tôi sững người, chẳng nói được nên lời. Vậy là cô đã biết hết mọi chuyện rồi ư. Da mặt tôi tê rân rân và
nóng dần lên vì xấu hổ với cô và với chính bản thân mình. Cảm ơn cô vì đã bao dung, cảm ơn cô vì đã cho tôi
những lời khuyên đầy ý nghĩa ấy.
Bài 2: Người thầy (Cô) trong trái tim em
Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những
kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai
của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay
cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.
Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về
những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học
này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu
tháng rồi.
Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là
một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã
thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm
nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng
của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung
tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao!
Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn,
ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.
Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông
nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở,
động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề
thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm

phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất,
bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu
chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những
bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì
vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất


vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu
nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “ Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn
nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã
tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không
hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi
bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.
Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ
chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “ Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh
nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “ Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay
cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng
khiến bạn cảm thấy vui…” Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi
chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào
là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được
sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình
để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo
viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.
Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi
tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu
thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy
giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.
Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm
hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi.
Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa

vàng” trong cuộc sống.

ĐỀ: CẢM NGHĨ VỀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời
quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường tiểu học, có
người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai – nơi tôi đang
học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được
sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô,
tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường
rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí
tưởng cho chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm rân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về
những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ
ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn
một năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp bảy….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh
trung học cơ sở, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý.
Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi,
thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.
Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập.
Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn.
Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè
tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày
khai trường, ngày hai mươi tháng mười một ....những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi
những nuối tiếc. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường
mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?



Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi,
đó chính là hình bóng mái trường cấp hai.

ĐỀ : Viết về môi trường
Bài viết tham khảo1
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề
giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa.
Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước
ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc
làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta
hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra
đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất .
Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng
rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn
rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp,
giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu,
nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các
công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc
vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng,
quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ
đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay.
Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi
quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp
học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình trạng
bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã
thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen
xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo

Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng
không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh
lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã
có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các
thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một
phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ
thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước
kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức
thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo
vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của
người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng
chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết
mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.
Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu
dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông
thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng
may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài
da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả
từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản.
Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế
người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không
thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền
đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y


tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh
gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm

một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và
một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách
du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!?
Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng
xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình
thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì
họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt . Tốt nhất là các
cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.
Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức . Bảo vệ môi trường là bảo vệ
năng bởi mức thiệt hại cảu nó đối với XH, sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp
phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.
Bài viết tham khảo2:
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên
các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông
tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc
càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…
{Biểu hiện}
Môi trường đang kêu cứu!
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam
ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…
{-Chỉ số chung}
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và
Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai
thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm
tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về
các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong
số 8 nước Đông Nam Á.
{-Ô nhiễm môi trường nước}
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi

trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công
nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ
có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên
chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ
và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không
biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan
suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều
người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá
dân tộc.
{-Ô nhiễm môi trường không khí}
{-Ô nhiễm môi trường đất}
Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ
Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu
chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm
nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh
chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, quá
chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại
nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước
Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu
chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù
khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở
nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
{Nguyên nhân}


Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
{-Sự thiếu ý thức của người dân}
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều
người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại

cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số
khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô
nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại
môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi
trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm
đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
{- Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả}
{- Sự quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ}
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do
đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể
gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà
nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy
định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc
vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều
tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô
lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
{Hậu quả}
Điều này đã để lại hậu quả gì?
{-Làng ung thư}.
{-Tỉ lệ người chết do ô nhiễm bầu không khí???}
{-Tài nguyên sinh vật cạn kiệt}
{-Thiếu nước sinh hoạt.}
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư”
Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị
ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì
những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục
gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các
rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở
nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen

dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi
tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể
sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
{Hướng giải quyết}
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt
hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân,
tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó,
cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao
lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi
trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi
trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình
đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình
nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
{Tổng kết - Nhận xét riêng của bản thân}
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức
của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô
nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ
sau!


Đ Ề: NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG
Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được toàn thế giới quan
tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí và luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất
trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc
phục hậu qủa này.
Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không
khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm
nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người
ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy

nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời nhau.
Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý
tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi
nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi
điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi
bằng cách mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các
phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà
những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó.
Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm.
Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống
của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức
phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đc đưa ra cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân
làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ bị cắt mát và cho dù họ
phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu
của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con nthú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã dấn đến việc phải
hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể đc khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói
chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm đc tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng
1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn
bắt thú rừng hãy trở thành những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu
niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn
dịnh.
Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1
dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính
vì vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi đó ng ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi tông thủy
sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng càng đc mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự
nhiên biến mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh cho hải sản. Cũng vào
thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa
khu vực nc mặt và nc ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang
hoá nc biến cũng lấn sâu và nc sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác
động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại.

Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có
các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển
các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc
phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi
phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây
mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện
hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi
trường rồi.
Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì mà
chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa.


Đó là tất cả những gì mà tôi mong muốn tất cả các bạn hãy cùng tôi thực hiện. Và chỉ khi như vậy chúng
ta mới có một trái đất xanh mãi mãi.



×