Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH NHÂN văn của THỊ xã hà TIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 60 trang )

KHOA KHOA HỌC- XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ- DU LỊCH
- --- --- --- --- --- --- -- --- --

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA
THỊ XÃ HÀ TIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, tháng 4/2011


KHOA KHOA HỌC- XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ- DU LỊCH
- --- --- --- --- --- --- -- --- --

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO
MSSV: 6075752

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA
THỊ XÃ HÀ TIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Người hướng dẫn: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH



Cần Thơ, tháng 4/2011


LỜI CẢM ƠN

“Bốn mùa phượng nở đã qua
Bao nhiêu nghĩa nặng em đà khắc ghi…”
Thắm thoắt bốn năm học đã trôi qua với bao kỉ niệm, bốn năm cùng gắn bó dưới
mái trường Đại Học Cần Thơ, cũng là bốn năm học cùng đại gia đình, tập thể lớp du
lịch K33 chia sẻ biết bao ngọt bùi. Giờ đây là lúc chúng em chuẩn bị bước vào đời với
những công việc, những phương hướng, hoài bão khác nhau và hành trang cho chúng
em mang theo là nguồn kiến thức, những tri thức vững vàng mà Thầy Cô đã trang bị
cho chúng em.
Luận văn tốt nghiệp vừa là một thử thách, vừa là bài kiểm tra tri thức mà chúng
em phải vượt qua để rời khỏi ghế nhà trường và khoác lên cho mình tấm áo cử nhân
du lịch. Không chỉ chúng em muốn hoàn thành tốt mà Thầy Cô chính là những người
luôn mong muốn chúng em hoàn thành luận văn một cách xuất sắc. Và để đạt được kết
quả đó Thầy Cô đã tận tình chỉ bảo chúng em trên nhiều lĩnh vực khía cạnh. Đặc biệt
là thầy Huỳnh Tương Ái đã không ngại dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi quý
báu của mình để chỉ dẫn em từng bước đi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, Cha Mẹ và những lời chúc tốt
đẹp nhất đến tất cả quý Thầy Cô đã từng giảng dạy em trong những năm tháng qua,
riêng Thầy Huỳnh Tương Ái cho em gửi lời tri ân thành kính đến Thầy.!! Đồng thời em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở du lịch – văn hóa – thể thao tỉnh Kiên Giang và trung
tâm xúc tiến du lịch thị xã Hà Tiên đã cung cấp những thông tin, tài liệu giúp em hoàn
thành luận văn của mình.

Cần thơ, ngày 25/04/2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Đào


MỤC LỤC

Trang
M Ở ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 1
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.................................................................................... 4
1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................ 4
1.2. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................. 4
1.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa ................................................................................ 4
1.2.2. Lễ hội ........................................................................................................... 5
1.2.3. Nghề và các làng nghề truyền thống ............................................................. 7
1.2.4. Các đối tượng gắn với dân tộc học ................................................................ 7
1.2.5. Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động mang tính sự kiện ..... 8
1.3. Ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn trong việc phát triển du lịch .................. 8
1.4. Bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................... 8
Chương 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐẶC TRƯNG CỦA
THỊ XÃ HÀ TIÊN ................................................................................................. 9
2.1. Tổng quan về tỉnh Kiên Giang ............................................................................. 9
2.2. Khái quát về thị xã Hà Tiên ............................................................................... 13
2.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 13
2.2.2. Lược sử hình thành thị xã Hà Tiên ............................................................. 15
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của thị xã Hà Tiên ................................................. 16

2.4. Khai thác những tài nguyên du lịch nhân văn đặc trưng ..................................... 18
2.4.1. Di tích núi Bình San và lăng tẩm nhà thờ họ Mạc ....................................... 19
2.4.1.1. Công cuộc khai phá vùng đất Hà Tiên của trấn binh
Mạc Cửu và nhà họ Mạc ...................................................................................... 20
2.4.1.2. Vị trí, lịch sử xây dựng và hệ thống lăng mộ dòng họ Mạc ...................... 23
2.4.1.3. Gía trị cho phục vụ du lịch ...................................................................... 30
2.4.2. Tao đàn Chiêu Anh Các ............................................................................. 31
2.4.2.1. Lịch sử thành lập Tao đàn ....................................................................... 34
2.4.2.2. Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các................................................................ 34
2.4.2.3. Vai trò trong phát triển văn hóa và du lịch ............................................... 36


Chương 3: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN ......................... 38
3.1. Thực trạng khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn của thị xã Hà Tiên ........... 38
3.1.1. Thuận lợi .................................................................................................... 38
3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................... 39
3.1.3. Tình hình khách du lịch............................................................................... 42
3.2. Định hướng khai thác và giải pháp phát triển tài nguyên du lịch nhân văn
của thị xã Hà Tiên..................................................................................................... 42
3.2.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ...................................... 42
3.2.2. Gỉai pháp phát triển tài nguyên du lịch nhân văn ......................................... 45
3.2.2.1. Gỉai pháp phát triển .................................................................................. 44
3.2.2.2. Ý kiến đề xuất .......................................................................................... 46
3.3. Xây dựng và kết hợp các tour – tuyến ................................................................ 48
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Là một người con sinh ra trên mảnh đất Kiên Giang, mảnh đất của những danh lam
thắng cảnh tuyệt đẹp và ấm áp tình người. Đến với Kiên Giang là đến với Hà Tiên thập
cảnh, đến với Phú Quốc nắng vàng biển xanh và đến với U minh biêng biếc bóng tràm.
Và đặc biệt là vùng đất Hà Tiên – vùng đất đầu sóng ngọn gió, nơi hội tụ hầu hết dáng vẻ
của những danh lam thắng cảnh trong nước. Thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tiên những
cảnh quan kỳ thú với hang động huyền ảo, bãi biển hiền hòa, núi non hùng vĩ. Đồng thời
Hà Tiên với lịch sử hình thành độc đáo và minh chứng cho những điều đó là những di tích
lịch sử, văn hóa, những chùa chiền, lăng tẩm từ thuở sơ khai vẫn còn đó. Nhắc đến vùng
đất Hà Tiên là bạn sẽ nghĩ ngay đến Mạc Cửu, người có công lao “mở đất khai trấn” để có
một Hà Tiên sầm uất như hôm nay. Bạn đã nghe chưa “Hà Tiên thập vịnh” nơi Tao Đàn
Chiêu Anh Các ra đời, nơi vị tổng trấn Mạc Thiên Tích tập hợp những anh tài trong thiên
hạ. Và danh thắng “Bình San diệp thúy”, nơi an nghỉ của dòng họ Mạc và và vẫn giữ
được cài hồn của “Hà Tiên thập vịnh”. Thiên nhiên và con người bao thế hệ đã mang lại
cho mảnh đất này những lợi thế và tiềm năng du lịch không nhỏ so với những địa phương
khác trong cả nước. Là một sịnh viên du lịch và là một đứa con của Kiên Giang tôi muốn
nâng cao trải nghiệm thực tế, đồng thời tìm hiểu vùng đất Hà Tiên để giúp phần nhỏ nào
đó trong việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Hà Tiên phát triển hiệu quả và bền
vững hơn. Vì thế tôi quyết định chọn đề tài: “khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của thị
xã Hà Tiên” trong việc phát triển du lịch của Hà Tiên nói riêng và của Kiên Giang nói
chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Qua đề tài “khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của thị xã Hà Tiên”, tôi muốn
có cái nhìn cụ thể về vùng đất Hà Tiên , về những tiềm năng du lịch của vùng đất này.
Đồng thời góp phần hỗ trợ cho công tác hướng dẫn của tôi trong thời gian sắp tới và giúp
tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề khai thác hiệu quả những tiềm năng du lịch nhân văn sẵn có,

phát huy những thế mạnh đặc trưng,
3. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do bước đầu nghiên cứu vấn đề này em chỉ xin cố gắng giải quyết các nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
- Tìm hiểu những tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn sẵn có
- Khai thác những tài nguyên du lịch nhân văn đặc trưng (Lăng Mạc Cửu, tao đàn
và lễ hội tao đàn Chiêu Anh Các)
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
- Hiện trạng của những tài nguyên, định hướng giải pháp để phát triển bằng cách
gợi ý một số đề xuất.
- Một số tour – tuyến liên quan
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN
Hà Tiên là vùng đất hoang sơ, thơ mộng đã đi vào thơ ca rất nhiều, đã tốn rất nhiều
giấy mực của những ai yêu quý và muốn tìm hiểu về vùng đất này, như tác giả Trương
Minh Đạt đã viết : “Hà Tiên là vùng đất đặc thù của Nam bộ. Nghiên cứu Hà Tiên chính
là góp phần hoàn chỉnh bức tranh lịch sử của Nam bộ, giúp ta hiểu rõ hơn công cuộc mở
rộng và khẩn hoang vùng đất Phương Nam, làm đậm đà thêm tình yêu tổ quốc trong thế
hệ trẻ.”
Mặc dù đề tài về vùng đất Hà Tiên không phải là mới và đã rất nhiều tác giả đã
nghiên cứu về vùng đất này, trong đó tác giả Trương Minh Đạt cho xuất bản quyển sách
“Nghiên cứu về Hà Tiên”với nội dung cụ thể và tâm huyết rất cao, nhưng với ý định chỉ
đi sâu vào nghiên cứu những tài nguyên nhân văn đặc trưng của Hà Tiên.Và đặc biệt là
những tài nguyên gắn liền với lịch sử hình thành độc đáo của vùng đất Hà Tiên. Người

viết cố gắng đi sâu vào nghiên cứu 2 đối tượng lăng tẩm, nhà thờ họ Mạc, những di tích
của nhà họ Mạc, hoặc liên quan đến nhà họ Mạc và lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Quan điểm lịch sử: Cần xét tài nguyên du lịch nhân văn trong mối quan hệ với
quá khứ trên quan điểm lịch sử. Quan điểm này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn
động về sự vật, hiện tượng nghĩa là luôn nhìn về sự vật, hiện tượng nào cũng có một quá
trình phát triển từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Đặc biệt khi đề cập đến đối tượng
nghiên cứu là di tích núi Bình San và Tao Đàn Chiêu Anh Các thì quan điểm này rất cần
thiết và được đánh giá cao qua việc tìm hiểu về nguồn gốc hình thành, lịch sử tồn tại và
phát triển của đểm du lịch Lăng Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên. Có quá khứ mới có hôm
nay và ngày mai, đây là một chân lý của cuộc sống. Vì thế với đề tài này thì quan điểm
lịch sử là quan trọng và được đưa vào trọng tâm.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Còn gọi là quan điểm “vùng”là quan điểm đặc
thù của địa lý hay địa lý du lịch. Trong thưc tế các sự vật hiện tượng luôn có sự phân hóa
trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác. Trong nghiên
cứu địa lý du lịch thì quan điểm lãnh thổ là: người nghiên cứu phải tìm ra nét độc đáo của
lãnh thổ du lịch, sự hấp dẫn , nét riêng của từng vùng, điểm du lịch này với vùng, điểm du
lịch khác.Với đề tài này người viết chỉ khoanh vùng các điểm du lịch trong phạm vi thị xã
Hà Tiên, với những tài nguyên du lịch thuộc phạm vi của thị xã và những tài nguyên du
lịch nhân văn đặc trưng.

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập tài liệu từ nhiều nguồn- xử lý thông tin- phân tích
tổng hợp tài liệu: Đó là quá trình người nghiên cứu thu thập tài liệu, sắp xếp phân loại tài
liệu. Sau đó phân tích, tổng hợp tài liệu và trình bày theo ý của tác giả, phù hợp với đề tài
và mục đích nghiên cứu. Tài liệu được sử dụng có nguồn là từ những cơ quan quản lí du
lịch, sách nghiên cứu về Hà Tiên, các đề tài nghiên cứu những trang web về du lịch Hà
Tiên (theo danh sách tài liệu tham khảo), sử dụng với sự chọn lọc thích hợp.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh: sử dụng bản đồ sẽ giúp cho việc dễ
dàng xác định vị trí của đối tượng, sự vật hiện tượng. Phương pháp này giúp cho sự vật
hiện tượng mang tính trực quan hơn, sinh động hơn, giúp cho người dọc hình dung ra đối
tượng một cách cụ thể hơn. Với đề tài này người viết sử dụng bản đồ của tỉnh Kiên Giang
và bản đồ của thị xã Hà Tiên.
- Phương pháp thực tế: Bằng cách khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu, để trực
tiếp quan sát, tìm hiểu đối tượng. Thông qua phương pháp khảo sát, điều tra như: kết hợp
phiếu đánh giá điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn khách du lịch và lãnh đạo địa phương.
Với phương pháp thực tế này sẽ giúp cho người viết sưu tập những bức ảnh, những tư liệu
minh họa cho bài viết của mình một cách sinh động hơn.

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN:
Tài nguyên du lịch nhân văn:là nguồn tài nguyên do con người sáng tạo ra, là
những đối tượng, hiện tượng được hình thành do bàn tay, trí tuệ của con người trong suốt
quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ du lịch.
Như vậy tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên du lịch
văn hóa. Tuy nhiên không phải sản phẩm văn hóa nào cũng điều là tài nguyên du lịch
nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phuc vụ du lịch mới được coi là tài
nguyên du lịch nhân văn. Hay nói cách khác, những tài nguyên du lịch nhân văn cũng có
giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du
lịch dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được
những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến. Là những sản
phẩm văn hóa nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng phong phú. Ưu thế
của tài nguyên du lịch nhân văn là không bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ (trừ lễ hội), không
bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhên khác.
1.2. CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
1.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa:
Di tích lịch sử-văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất
nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực cụ thể nhất về đặc điểm
văn hóa của mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp,
những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch
sử-văn hóa có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con
người, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ
mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.
Trên thế giới những Kim Tự Tháp ở Ai Cập, những chùa dát vàng, bạc ở Ấn Độ,
Angcovat ở Campuchia…và trong nước với thành Cổ Loa, Đền Hùng, Cố Đô Huế, thánh
địa Mỹ Sơn… vẫn mãi là biểu tượng chói ngời cho kho tàng văn hóa của dân tộc.
Như vật, di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong
đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể cá nhân con người hoạt động sáng

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)


4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh ở mỗi dân tộc,
mỗi quốc gia được phân chia thành:
- Di tích văn hóa khảo cổ: là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá,
thuộc về một thời kỳ lịch sử – xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong
lịch sử cổ đại. Ở đồng bằng song Cửu Long đã có nhiều di chỉ khảo cổ được tìm thấy tiêu
biểu cho nền văn hóa Óc Eo – Phù Nam có niên đại từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ VII, các
di tích này đã được phát hiện ở nhiều nơi như:ncumj di tích Bình Tả (Long An), cụm di
tích Gò Tháp (Đồng Tháp), di tích Óc Eo (An Giang), di tích Gò Thành (Tiền Giang)…
- Di tích lịch sử: là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm
lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Tính đến nay,
trên địa bàn thị xã Hà Tiên đã có 08 di tích được Nhà nước xếp hạng. Trong đó, có 5 di
tích cấp quốc gia là: Di tích lịch sử Nhà tù Hà Tiên, di tích thắng cảnh Thạch Động, Mũi
Nai, Bình San, Đá Dựng và 03 di tích cấp tỉnh là: Di tích chứng tích chiến tranh chùa Xà
Xía, di tích lịch sử văn hóa chùa Phù Dung, chùa Tam Bảo. Đồng bằng sông Cửu Long
còn có nhiều di tích ghi dấu lịch sử đấu tranh cách mạng gắn liền với cuộc đời hoạt động
của các danh nhân, các anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Tôn
Đức Thắng…
- Di tích văn hóa – nghệ thuật: là một dạng đặc biệt của di tích lịch sử văn hóa, rất
khó để phân biệt 2 loại di tích này vì bản thân mỗi di tích văn hóa đều mang trong mình
những giá trị về lịch sử và cũng như vậy mỗi di tích lịch sử đều mang trong mình chất văn
hóa hay nói cách khác chúng là những sản phẩm văn hóa. Cũng chính vì vậy mà nhiều khi
người ta gọi chung là di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật. Ở đồng bằng sông Cửu Long có
một số di tích văn hóa nghệ thuật như sau: Đình Bình Thủy (Cần Thơ), Chùa Tam Bảo

(Rạch Gía, Hà Tiên), Chùa Vĩnh Tràng, Lăng Hoàng Gia (Tiền Giang)…
- Các loại danh lam thắng cảnh.: là loại hình tập hợp hai loại hình di tích: di tích
nhân tạo và di tích thiên tạo. Là những nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời có chứa
những công trình do con người tạo ra bao gồm những ngôi chùa, ngôi đền, hay những
công trình văn hóa. Hà Tiên có các danh lam thắng cảnh như: lăng Mạc Cửu, Chùa Hang,
chùa Tam Bảo…đây là những công trình do các bậc tiền nhân đã xây dựng, nó có giá trị
về lịch sử và kiến trúc cho thế hệ sau.
2.2.1. Lễ hội
Trong các dạng tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có
giá trị phục vụ du lịch rất lớn, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh
đời sống tâm linh của mỗi dân tộc.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là
một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền
thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu những khao khát ước mơ mà cuộc sống thực
tại chưa giải quyết được. Lễ hội chính là biểu tượng văn hóa đã được chuyền từ đời này
sang đời khác, là nơi hội tụ sức sống của dân tộc, sức sống của văn hóa Việt từ ngàn đời.
Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu , giúp cho người tham dự có
điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của khởi nguồn mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành
dịp cho con người hành hương về với cội rể, bản thể của mình. Trong kho báu các di sản
của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quý giá
nhất. Và vì thế các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân

rộng, phát triển cả về hình thức lẫn nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không
kém gì các di tích lịch sử - văn hóa.
Nội dung của lễ hội bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
- Phần lễ: tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa
riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu của ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về
một sự kiện lịch sử trong đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc . Cũng có thể phần lễ
là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bài tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền
và thần linh, cầu mong được những điều tôt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hóa
truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đòng. Nó mang trọn ý nghĩa
hấp dẫn của cả lễ hội đói với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả lễ hội.
- Phần hội: là phần tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn…Mặc dù cũng hàm
chứa những yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn
cúng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hóa mới. Tuy
nhiên, kinh nghiệm cho thất nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống
trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn, có
sức hấp dẫn hơn. Thông thường phần hội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ.
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hòa quyện với nhau, trong đó trọng tâm
là phần hội nhưng bản thân phần hội đã mang ý nghĩa tâm linh của phần lễ.
Thời gian diễn ra lễ hội là cố định, thường xuất hiện vào thời diểm chuyển giao mùa. Lễ
hội thể hiện bản sắc văn hóa của con người Việt Nam.
Kiên Giang có các lễ hội truyền thống như:lễ hội Nguyễn Trung Trực và lễ hội Tao
Đàn Chiêu Anh Các. Lễ hội Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào 27-28-29 tháng 8 Âm
lịch hằng năm tại thành phố Rạch Gía, là lễ kỉ niệm ngày mất và tưởng nhớ công lao của
người anh hùng đốt tàu giặc trên dòng sông Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực, và lễ hội Tao
Đàn Chiêu Anh Các được tổ chức vào 12-13-14-15 tháng Giêng Âm lịch hằng năm tại
Thị Xã Hà Tiên, mục đích của lễ hội kỉ niệm ngày truyền thống thành lập một nền văn
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
học sáng chói một thời mà người chủ soái là Mạc Thiên Tích, tưởng nhớ công lao của
dòng họ Mạc trong công cuộc mở đất khai trấn Hà Tiên. Ngoài ra Kiên Giang còn thu hút
khách du lịch về đây bởi những lễ hội của người Khomer như: lễ Occ om bok,
lễ Chôl chnăm thmây, lễ Dolta…những lễ hội này thể hiện văn hóa của người Khomer là
dịp để họ nhớ về tổ tiên, và tham gia các trò chơi dân gian nhằm giải trí để bước vào vụ
mùa mới.
1.2.3. Nghề và các làng nghề truyền thống:
Cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với
du khách. Thông thường, nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo không
chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao đông mà còn thể hiện những tư duy triết học,
những tâm tư tình cảm của con người. Đây cũng chính là phần riêng của các nền văn hóa
và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thồng. Thông thường các
làng nghề thủ công truyền thống đều gắn liền với đặc điểm riêng của từng địa phương và
gắn liền với những nguyên liệu và sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho cùng đất đó.. Điển
hình như Kiên Giang có các làng nghề làm đồi mồi, ngọc trai thành các hàng thủ công mỹ
nghệ ở Hà Tiên, làng làm đồ gốm từ đất sét ở Hòn Đất, nhà thùng nước mắm ở Phú Quốc,
làng dệt chiếu từ cây lát của người dân Tà Niên…
Hiện nay, du lịch ngày càng phát triển thì sản phẩm đặc thù của từng địa phương sẽ
là điểm thu hút du khách và ngược lại, đối tượng khách du lịch cũng là lối ra, con đường
tiếp thị cho các ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ của địa phương. Nhiều tỉnh
của Đồng bằng sông Cửu Long đã áp dụng cách làm này. Khi đến Sóc Trăng từ hướng
Hậu Giang trên tuyến đường quốc lộ 1A, đến cửa ngõ huyện Mỹ Tú, du khách sẽ bắt gặp
ngay hàng loạt các cửa hàng bành pía, lạp xưởng – đặc sản của Sóc Trăng. Về Bến Tre xứ sở của dừa, từ hướng TIền Giang qua phà Rạch Miễu trên tuyến lộ chính là những gian
hàng bày bán sản phẩm kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa…
1.2.4.Các đối tượng gắn với dân tộc học

Việt Nam được thế giới biết đến là 1 quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc (với 54 dân
tộc anh em sinh sống). Trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cộng cư của 4 dân tộc
anh em Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Mỗi dân tộc có những điều kiên sinh sống, những đặc
điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của
mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng
đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa đối với du
lịch là các phong tục tập quán, các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn
uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ hay trang phục dân tộc…
Vì Hà Tiên là vùng đất biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia nên số lượng
người dân Khmer sống ở đây rất đông. Văn hóa của dân tộc này thu hút du khách bởi
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
những ngôi chùa với kiến trúc cầu kì, tinh tế, những loại hình văn hóa tinh thần độc đáo,
thu hút và các lễ hội truyền thống mang đậm màu sắc riêng của dân tộc. Bên canh đó là
những bản sắc văn hóa và những công trình kiến trúc không kém phần hấp dẫn của người
Hoa, đã định cư ở Hà Tiên vào những ngày đầu mở đất cùng với dòng họ Mạc .
1.2.5. Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động mang tính sự kiện
Những đối tượng văn hóa như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư
viện lớn, các nhà Bảo Tàng… điều có sức thu hút khách du lịch tới tham quan và nghiên
cứu. Ngoài ra những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các cuộc triển
lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc, ca nhạc quốc tế
hay dân tộc, các lễ hội điển hình… cũng là những đối tượng thu hút du khách.
Thông thường những đối tượng văn hóa này thường tập trung ở những thành phố
lớn. Vì vậy những thành phố đó mặc nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hóa của

các quốc gia, vùng và khu vực và là những hạt nhân của các trung tâm du lịch.
1.3. Ý NGHĨA CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐỐI VỚI DU LỊCH
- Ý nghĩa đối với cộng đồng địa phương: tài nguyên du lịch nhân văn phong phú
giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có của nó. Hơn nữa
nó còn làm tăng thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống.
- Ý nghĩa đối với du lịch: tài nguyên du lịch nhân văn góp phần làm phong phú và
đa dạng các loài hình du lịch, thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch đến tham quan,
nghiên cứu, góp phần làm tăng thu nhập cho quốc gia nói chung và địa phương nói riêng.
Hơn nữa còn thu hút các nhà đầu tư xây dựng dịch vụ du lịch. Góp phần làm hồi sinh các
loại hình nghệ thuật truyền thống, phát triển thị trường mới cho hàng thủ công mỹ nghệ
và các loại hình nghệ thuật truyền thống.Ngoài ra tài nguyên du lịch nhân văn cũng góp
phần không nhỏ cho du lịch nghiên cứu. Nó thu hút các nhà nghiên cứu, nhà sử học bởi
những giá trị lịch sử và những nét kiến trúc, những di chỉ đặc trưng của nó.
1.4 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
Các đối tượng do con người tạo ra bị phá huỷ chậm hơn so với tài nguyên du lịch
tự nhiên, chẳng hạn như thực động vật – nguồn nước.
Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn không có khả năng tự
phục hồi. Ngày nay những tổn thất ngày càng hạn chế nhờ các giải pháp công trình – công
nghệ và phục chế. Song do sự phát triển rộng rãi của du lịch đã dẫn đến sự phá huỷ hoàn
toàn hay từng phần những giá trị du lịch của nhiều tài nguyên du lịch nhân văn.
Để tránh những hậu quả xấu do sử dụng không hợp lý, do lượng khách đến thăm quá tải,
do ô nhiễm môi trường… cần có những quy định cụ thể về nội quy tham quan các đối
tượng này, có các biện pháp quy hoạch lãnh thổ ở các địa phương có một hay một nhóm
đối tượng văn hoá – lịch sử, để bảo vệ các tài nguyên này không bị thất thoát, xuống cấp.
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN

Chương 2
NHỮNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐẶC TRƯNG
CỦẢ HÀ TIÊN CÓ GIÁ TRỊ CHO DU LỊCH
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG:

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
(nguồn: />- Diện tích: 6.348,3km2
- Dân số: 1.705.539 người (năm 2008)
- Tỉnh lị: thành phố Rạch Gía.
- Các huyện, thị:
+ Thị xã: Hà Tiên

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
+ Huyện: Kiên Lương. Giang Thành, Hòn Đất,Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng
Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, 2 huyện đảo: Phú
Quốc và Kiên Hải.
- Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Chăm…
Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của tổ quốc, là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Như là một Việt Nam thu nhỏ, Kiên Giang là một tỉnh có cả đồng
bằng, rừng, núi, biển và hải đảo; điều kiện về tài nguyên, đất đai, khí hậu tạo cho Kiên

Giang có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy hải
sản, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch
phong phú, đa dạng.
Tỉnh Kiên Giang nằm ở tọa độ từ 104040’đến 105032’40’’ kinh độ Đông và 9023’50”
đến 10032’30” vĩ dộ Bắc (phần đất liền).
Địa giới tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với một số tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
và giáp đường biên giới:
- Phía Đông và Đông Nam:giáp hai tỉnh An Giang và Cần Thơ.
- Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài trên 200km.
- Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau.
- Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới 56,8km.
Kiên Giang ở trong vùng vịnh Thái Lan, gần các nước Đồng Nam Á (ASEAN)
như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philipine; có địa hình đa dạng, bờ biển
dài, có nhiều sông núi và hải đảo, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với
các nước trong khu vực, là cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.
Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía
Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 –
0,4 m) so với mặt biển, đồng thời tạo nhiều kênh rạch,sông ngòi. Đặc điểm địa hình này
cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị
ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô. Vùng biển có hai huyện đảo với hơn 100
hòn đảo lớn nhỏ. Từ những đặc điểm trên đã gây trở ngại tới sản xuất và đời sống của
nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên do điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít
thiên tai, ít có bão đổ bộ trực tiếp,không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27 – 27,50C)
ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào tất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng. Đồng
thời với vị trí địa lí của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở cửa,hướng
ngoại do có biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn- là khu
vực đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới.

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)


10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
Tỉnh Kiên Giang cách trung tâm phân phối khách du lịch Thành phố Hồ Chí Minh khoảng
300 km, cách thủ đô Hà Nội 1958km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, có nhiều tuyến
đường giao thông thuận lợi thu hút khách từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thành
phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đến với Kiên Giang.
Địa bàn tỉnh Kiên Giang có vị thế rất quan trọng với tư cách là của ngõ phía Tây
Nam của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có 2 cửa khẩu: cửa khẩu đường
bộ Xà Xía (Hà Tiên) và cửa khẩu đường biển Pháo Đài (cảng Hà Tiên). Ngoài ra còn có
các cảng biển Rạch Gía, Rạch Sỏi(thuộc thành phố Rạch Gía), Hòn Chông (Kiên Lương),
Dương Đông, An Thới (Phú Quốc)... Từ các cảng của Kiên Giang có thể liên hệ dễ dàng
với các cảng của các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaixia (Kuala Trenganou),
Thái Lan (Songkla,Narathi Wat),Campuchia (Xihanucvin)... Kiên Giang có hai sân bay đã
và đang đi vào hoạt động: sân bay Rạch Gía và sân bay Phú Quốc,và sắp tới sẽ xây dựng
sân bay quốc tế Phú Quốc để mở đường bay tới các nước trong khu vực và quốc tế.
Do có vị trí tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn với các danh lam
thắng cảnh và di tích lịch sử ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh
Thượng, đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt đảo Phú Quốc sẽ được tập trung đầu
tư thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao của khu vực. Những năm qua
lĩnh vực du lịch được quan tâm khai thác, nhiều khu du lịch đã được tổ chức quy hoạch,
nhiều dự án du lịch được mở rộng và đầu tư mới, cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng,
phương tiện và hệ thống đường giao thông tới các khu du lịch trong tỉnh được đầu tư nâng
cấp, tạo thuận lợi cho khách đếm tham quan.
Thống kê lượng khách du lịch đến với Kiên Giang giữa năm 2009 và 2010
Năm

N ă m 2009
N ă m 2010

Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng lượt khách
73.542
2.780.253
3.853.795
121.304
4.214.682
4.335.986
(Nguồn: sở văn hóa, thể thao, du lịch kiên giang)

Căn cứ vào điều kiện và hiện trạng tài nguyên du lịch của tỉnh Kiên Giang có thể
phân chia thành 4 khu du lịch,mỗi khu có một đặc trưng riêng.
Khu 1: Thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương,và vùng phụ cận
Hà Tiên là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đã thu hút du khách
gần xa đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Những cảnh đẹp đó đã xuất hiện từ ngày xưa
trong “Hà Tiên thập vịnh” của Mạc Thiên Tích. Hà Tiên đã được du khách gần xa biết
đến qua những danh lam thắng cảnh: lăng Mạc Cửu – người có công khai trấn mở đất Hà
Tiên, chùa Phù Dung, chùa tam Bảo, là bãi biển Mũi Nai hoang sơ...
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN

Hòn Chông, hòn Trẹm thuộc huyện Kiên Lương là khu du lịch thu hút rất lớn
lượng khách du lịch tập trung về đây. Phong cảnh ở đây rất nên thơ và đầy màu sắc truyền
thuyết. Tại đây có những bãi biển hoang sơ và quyến rũ, có chùa Hang trong núi đá, có
truyền thuyết về Hòn Phụ Tử... Cách hòn Chông 5 km là hang Moso, hang đá mang màu
sắc huyền bí và là di tích gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Hà Tiên.
Ngoài ra, ở ven biển còn có các quần đảo như Hải Tặc cách Mũi Nai 11 km, quần đảo Bà
Lụa cách Hòn Chông 14 km và nhiều quần đảo khác...
Các tài nguyên du lịch trên thích hợp cho các loại hình du lịch danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, du thuyền, câu cá trên các đảo, du khảo hang động, cắm trại, thể thao
dưới nước, leo núi...
Khu 2: Đảo Phú Quốc
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của cả nước, với diện tích tương đương quốc đảo
Singapo được thiên nhiên dành cho nhiều ưu đãi, nơi đây được biết đến như “viên ngọc
xanh” của Việt Nam. Du khách có thể đến với Phú Quốc bằng đường hàng không từ
thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày với gần 1 giờ bay, từ Rạch Gía mỗi tuần 5 chuyến bay
trừ thứ tư và chủ nhật, từ sân bay Trà Nóc của Cần Thơ, hoặc du khách có thể đi bằng tàu
cao tốc mỗi ngày tuyến Rạch Gía – Phú Quốc khởi hành tại bến tàu Rạch Gía.
Địa hình Phú Quốc rất độc đáo chạy từ Nam đến Bắc đảo chập chùng 99 ngọn núi
đồi lớn nhỏ. Một số ngọn núi cao có chùa. Rừng chiếm 60% diện tích, là rừng nguyên
sinh với 360 loại thực vật trong đó có nhiều loại gỗ quí.
Tuy là đảo nhưng có sông như sông Dương Đông, Cửa Cạn, Cửa Lấp... có Suối
Tranh, suối Tiên, suối Đá Bàn...có đất trồng lúa, cây trái quanh năm. Trồng tiêu và nghề
làm nước mắm là 2 nghề truyền thống của người dân huyện đảo và hai sản phẩm này từ
lâu đã có uy tín trên thị trường trong nước và thế giới.
Phú Quốc có tiềm năng rất lớn cho phát triển ngành du lịch biển. Biển ở Phú Quốc
hoang sơ và sạch, thời tiết ổn định và an toàn. Với 2 cảng lớn như Dương Đông và An
Thới, và tương lai là sẽ xây dựng sân bay quốc tế Phú Quốc thì tiềm năng để phát triển du
lịch Phú Quốc là rất lớn. Trong tương lai Phú Quốc sẽ là đặc khu kinh tế về du lịch của
Việt Nam, và du lịch sẽ trở thành nền kinh tế chính của huyện đảo này.
Với địa hình, tài nguyên thiên nhiên du lịch phong phú, Phú Quốc có thể phát triển

với nhiều loại hình du lịch như du thuyền trên biển, trên sông, câu cá, thẻ mực, tắm biển,
ca nô lướt ván, thể thao trên biển, nghỉ dưỡng ven biển thưởng thức những món ăn hải sản
tươi sống.
Khu 3: thành phố Rạch Gía và vùng phụ cận
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Kiên Giang. Thành phố Rạch Giá
có bờ biển dài khoảng 8-9 km, không có bãi tắm, nước biển ven bờ chứa nhiều phù sa do
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
các nhánh sông tù vùng tứ giác Long Xuyên, tây sông Hậu đổ ra. Với khu đô thị lấn biển
tập trung nhà hàng khách sạn, trung tâm vui chơi giải trí, các loại hình dịch vụ... đã thu
hút các nhà đầu tư về đây. Đây là thành phố đứng đầu tỉnh Kiên Giang về mật độ các di
tích lịch sử: đền thờ Nguyễn Trung Trực,chùa Tam Bảo, Chùa Láng Cát, mộ Hội Đòng
Suông,mộ danh nhân Huỳnh Mẫn Đạt... Được du khách gần xa biết đến qua lễ hội
Nguyễn Trung Trực diễn ra hằng năm vào các ngày 27 đến 29 tháng 8 âm lịch. Khu lân
cận thành phố Rạch Gía còn có khu di tích lịch sử Hòn Đất, quê hương của chị Sứ anh
hùng ( nhân vật chính trong tác phẩm “Hòn Đất” của Anh Đức).
Với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, rất nhiều các di tích lịch sử văn
hóa, các lễ hội...Nơi đây thích hợp phát triển các loại hình văn hóa, tham quan tìm hiểu, ...
Khu 4: Vùng U Minh Thượng
Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U
Minh Thượng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa
phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng
phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông
nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù Nam (Cạnh

Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di
tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập
kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng...Nơi đây thu hút khách đến tham quan và tìm hiểu
lịch sử của vùng đất này, vùng đất anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến, thưởng thức
hương tràm, dạo cảnh rừng xanh, xem vườn chim thiên nhiên hội tụ xây tổ và thưởng thức
những món ăn đặc sản của đồng quê U Minh.Với những tiềm năng sẵn có, U Minh thích
hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch về nguồn.
Tóm lại, Kiên Giang có điều kiện để phát triển du lịch như là một ngành kinh tế
mũi nhọn với những tiềm năng về tự nhiên cũng như về nhân văn mà tỉnh đang có. Điều
cần thiết là phải biết quy hoạch và khai thác những tài nguyên du lịch một cách có hiệu
quả và lâu dài. Đồng thời phải đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, quảng bá hình ảnh du
lịch Kiên Giang để thu hút du khách nội địa cũng như quốc tế và các nhà đầu tư. Đẩy
mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng nguồn nhân
lực trong du lịch của Kiên Giang.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.2.1 Vị trí địa lí: Thị xã Hà Tiên được thành lập vào ngày 01/9/1998, được chia thành 7
đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Thuận Yên, Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Bình San
và 2 xã: Mỹ Đức, Tiên Hải,với diện tích 88,51km2, dân số là 42.940 người. Hà Tiên là
một trong 14 huyện, thị và thành phố của tỉnh Kiên Giang, là một thị xã vừa có đất liền

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
vừa có hải đảo và đồi núi nên thu hút rát nhiều khách tham quan. Đường biên giới Việt
Nam – Campuchia ôm sát thị xã Hà Tiên về phía Bắc.


. Hình 2.2. Bản đồ hành chính thị xã Hà Tiên
(Nguồn: />
Địa giới hành chính thị xã Hà Tiên :
-Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia
-Phía Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan
-Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
Hà Tiên, nơi hội tụ những danh lam thắng cảnh hoang sơ đầy quyến rũ. Đi từ Rạch
Giá xuống Hà Tiên, du khách đi qua hàng chục cảnh đẹp. Một vùng biển, núi tuyệt vời
giữa chốn địa đầu biên giới Tây Nam với hơn 8.000 ha phố biển và 20 cây số bãi bờ thơ
mộng. Hà Tiên có đủ sông, núi, biển, đảo, hang động, đồng bằng, mang đậm dấu ấn văn
hóa lịch sử.
Thị xã Hà Tiên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt cao và ổn định,
một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
Ngày nay, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu và chương trình nâng cấp các
khu du lịch, Hà Tiên-Kiên Lương sẽ trở thành những khu nghỉ mát lí tưởng, vùng du lịch
sinh thái biển “đệ nhất miền Tây”.
Hà Tiên – mảnh đất cực Tây Nam của Tổ quốc, có đủ các dạng địa hình đồng
bằng, núi sông, hang động, hải đảo tạo cho nơi đây nhiều cảnh quan tươi đẹp như tranh
vẽ. Với quá trình lịch sử hình thành lâu đời, Hà Tiên có một kho tàng vô giá những di sản
văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, nổi tiếng như Tao đàn Chiêu Anh Các

một thời, và những di tích lịch sử oai hùng, những lăng tẩm, chùa chiền cổ kính gắn liền
với những truyền thuyết thú vị. Sự cộng cư của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong một
quá trình dài tạo nên những nét văn hóa hết sức độc đáo, trong đó phải kể đến văn hoá ẩm
thực rất riêng biệt. Người tinh ý mỗi khi thưởng thức sẽ nhận thấy sự tinh tế của ẩm thực
Trung Hoa, sự thanh tao của ẩm thực Nam bộ và độ đậm đà của ẩm thực Khmer trong
mỗi một món ăn ở xứ Hà Tiên. Nét đẹp văn hoá đa dạng còn được thể hiện qua các phong
tục, tạp quán, lễ hội và làng nghề huyền truyền thống rất đặc sắc. Bên cạnh lợi thế về cảnh
quan, thiên nhiên, lịch sử văn hoá nhân văn, Hà Tiên còn có vị trí địa lý kề cận Phú Quốc,
hòn đảo lớn nhất Việt Nam được quy hoạch trở thành trung tâm thương mại du lịch ngang
tầm khu vực và quốc tế trong tương lai - và nằm ở cửa ngõ nối hai nước bạn Campuchia,
Thái Lan, đặc biệt Hà Tiên là đô thị duy nhất trong trục hành lang các đô thị ven biển Tây
có cả đường biên giới trên đất liền và trên biển. Với một số thế mạnh đó, có thể thấy rằng
Hà Tiên có nhiều cơ sở để phát triển thành một trung tâm văn hoá du lịch, làm cho du
khách khi ra về vẫn còn lưu luyến một vùng đất trù phú, thịnh vượng, những người dân
hiếu khách.
Ngày nay, Hà Tiên đang khoác lên mình một màu áo mới, kết cấu hạ tầng đang
được đầu tư hoàn chỉnh để khai thác tiềm năng của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi
nhiều mặt. Đặc biệt là sự đầu tư để phát triển du lịch, dịch vụ một thế mạnh có một không
hai ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thời điểm này, đến Hà Tiên ta sẽ thấy được sự thay đổi
đến diệu kỳ, ngày xưa khai hoang mở đất, thì ngày nay Hà Tiên đang có những dự án lấn
biển ngoạn mục, xây dựng lên những đô thị hiện đại mà cảnh quan thiên nhiên vẫn được
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
bảo tồn nghiêm ngặt, giá trị văn hóa lịch sử ngày càng được nâng lên với nhiều lễ hội độc

đáo, nhằm tưởng nhớ công lao và giáo dục truyền thống yêu nước của bao thế hệ “công
thần lập quốc”... Vì một Hà Tiên phát triển bền vững trong tương lai.
2.2.2 Sơ lược thành lập Thị xã Hà Tiên:
Hà Tiên, ,vùng đất được hàng bao thế hệ lưu dân tôn tạo ở Cực Nam của tổ quốc.
Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” của Miền Nam.
Cái tên Hà Tiên không ai biết chính xác có tự bao giờ, chỉ biết xưa kia thuộc vùng đất
Mang Khảm (tục danh Trấn Phiên thành, còn gọi là Đồng Trụ trấn). Tương truyền, vì mến
cảnh trần gian nơi đây thiên nhiên tươi đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường hay xuất
hiện ngoạn cảnh trần gian, từ đó đã xuất hiện tên gọi Hà Tiên. Và hiện nay đi trên đường
Trần Hầu, chúng ta sẽ bắt gặp khu tượng bằng đá thể hiện hình ảnh những nàng tiên đang
tắm, như lời giải thích về tên gọi Hà Tiên.
Thị xã Hà Tiên được hình thành cách đây 300 năm, nơi đây ngày xưa vốn là thủ
phủ của Mạc Cửu (1655-1935) nằm ở vị trí khá đẹp, hai bên bờ sông hướng ra biển, trên
bến dưới thuyền nhà doanh điền Mạc Cửu. Mạc Cửu sinh 1655 tại quảng Đông Trung
Quốc, bất phục chính sách cai trị của nhà Thanh, nên cùng gia quyến vượt biển đến nước
Chân Lạp. Mạc Cửu là người tài trí, khéo sử thế nên kết thân được với các quan Chân Lạp
và nhờ tiến cử lên vua. Vua Chân Lạp là Nặc Ong Non tin dùng, Mạc Cửu giúp vua được
nhiều việc nhưng Mạc Cửu muốn hùng cứ một phương nên tâu xin cho khai khẩn đất
Mang Khảm là vùng hoang địa ở phía tây duyên hải thủy Chân Lạp vua thuận và phong
cho Mạc Cửu chức Ốc Nha (tương đương với quan huyện). Mạc Cửu chiêu tập dân phu
lập đồn điền, mở chợ xây cảng giao thương với các nước. Mang Khảm bây giờ trở thành
một cửa khẩu phồn thịnh và thành mục tiêu xâm lược của các nước ngoài.
Năm 1674 có bề tôi Năc Ông Non làm phản, cầu viện Quân Xiêm đánh lại vua. Quân
Xiêm tiến đánh Mang Khảm. Mạc Cửu chống cự không lại cầu viện quân Chân Lạp, viện
binh chưa đến buộc Nặc Ong Non cầu viện chúa Nguyễn, quân chúa Nguyễn đánh tan
quân Xiêm. Quân Xiêm rút về đem theo gia quyến của Mạc Cửu cùng của cải chiếm
được. Sau đó năm 1706 thừa cơ hội nước Xiêm có nội loạn, Mạc Cửu cùng gia quyến và
gia nhân chạy về Trủng kè thuộc đất Mang Khảm. Ở đây phu nhân hạ sinh Mạc Thiên
Tích rồi lần về đất Mang Khảm để khôi phục nơi đây. Năm 1714 Mạc Cửu đến dâng biểu
xin đem bảy xã mình đã lập quy phục nam triều. Chúa Nguyễn Phúc Chu ưng thuận,

phong cho Mạc Cửu chức tổng binh và đổi Mang Khảm thành Hà Tiên trấn. Vì thế Mạc
Cửu là người đầu tiên có công khai hoang hình thành vùng đất Hà Tiên. Con trai ông là
Mạc Thiên Tích (1706-1780) cũng là một danh tướng, một quan tổng binh đại đô đốc,
một nhà doanh điền và cũng là một nhà doanh sỹ có tiếng đã làm rạng rỡ đất phương
thành (Hà Tiên ngày nay) và cả khu vực Tây Nam Bộ nửa sau thế kỷ 18. Ngày từ thời
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
Mạc Cửu Hà Tiên là điểm giao lưu buôn bán với nhiều nước ngoài. Trong gia phả cửa
dòng họ Mạc có ghi chép rằng: “Ông Mạc Cửu đã chiêu mộ các nước hải ngoại đến buôn
bán. Tàu thuyền đi lại nhộn nhịp, người Việt, người Đường, người Liêu, người Man kéo
đến trú ngụ làm ăn”. Như vậy có thể nói từ thuở sơ khai ở Hà Tiên đã hình thành nên một
trung tâm thương mại – du lịch. Dấu tích một thời khai hoang vẫn còn in rõ nét trên mảnh
đất này qua hình ảnh lăng Mạc Cửu được người dân nhớ ơn công lao mở mang bờ cõi của
dòng học Mạc.
2.3. Tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn của Hà Tiên:
Hà Tiên, mảnh đất của những danh lam thắng cảnh, mảnh đất của những chứng
tích lịch sử cùng với những nét hoang sơ bình dị. Hà Tiên được mệnh danh là “ một Việt
Nam thu nhỏ” như thi sĩ Đông Hồ đã ghi nhận về xứ sở Hà Tiên:
“Ở đó, kỳ thú thay, như gồm hầu đủ hết.
Có một ít hang sâu động hiểm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đá chơi vơi giữa biển của Hạ
Long, có một ít núi vôi của Ninh Bình, một ít thạch thất sơn môn của Hương Tích. Có
một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Một ít chùa chiền của Bắc Ninh, lăng tẩm của Thuận
Hoá. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, có một ít Nha Trang, Long Hải.
Ở đây không có một cảnh nào to lớn đầy đủ; ở đây chỉ nhỏ nhắn xinh xinh mà cảnh nào

cũng có.
Phân tích được điều đó rồi mới biết vì sao, ai đến thăm Hà Tiên, thoạt nhìn, không thấy có
cảnh nào đặc sắc, mà sao lòng cứ như lưu luyến dễ say lòng.”
Vâng bạn sẽ say lòng và lưu luyến khi đến với những cảnh đẹp của Hà Tiên.
Nhưng Hà Tiên không chỉ có những giá trị về tự nhiên mà nơi ấy còn là cả kho tàng về
văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán…
Đến với Hà Tiên là đến với những di tích, những trang sử mà bao đời thế hệ trước
đã để lại. Hà Tiên không ra dáng vẻ của một đô thị như trong suy nghĩ của mọi người khi
đến với mảnh đất này: không nhà cao tầng, không tiếng còi xe réo rắt suốt ngày, không ồn
ào náo nhiệt… nơi đây thật lặng lẽ và yên bình. Những mái ngói cổ rêu phong trong nắng
chiều, trong cái gió mang theo hương vị riêng của biển, trong cái hoang sơ của vùng đất
biên giới đã tạo nên nét riêng cho xứ sở Hà Tiên, Hà Tiên nghèo nhưng đẹp, nhiều người
đã bảo vậy!.Hà Tiên được ví như chiếc nôi văn hóa lịch sử của Nam Bộ đã nổi tiếng từ xa
xưa. Gần 300 năm hình thành và phát triển, mảnh đất biên cương xa xôi này luôn giữ
vững truyền thống kiên cường bát khuất suốt từ thời họ Mạc cho đến 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ của dân tộc. Hà Tiên được biết đến với những tiềm năng về kinh tế, du
lịch, nghề thủ công truyền thống và đặc sản nổi tiếng. Đã đến Hà Tiên không thể nào
không ghé thăm từ đường của nhà họ Mạc được khởi đầu từ trấn binh Mạc Cửu tọa lạc
trên núi Bình San. Những bậc thang đá sẽ đưa du khách viếng thăm nơi an nghỉ của
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
những người đã có công khai phá đất Hà Tiên hơn 300 năm trước: là Mạc Cửu giỏi tài
dụng binh, là Mạc Thiên Tích giỏi văn- người đã sáng lập ra Tao đàn Chiêu Anh Các, là
các phu nhân và con cháu dòng họ Mạc. Người dân Hà Tiên vào ngày rằm tháng giêng

hàng năm đều đặn tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Tao đàn. Họ rất đỗi tự hào về một sư
kiện văn học diễn ra trên quê hương thân yêu. Đây là một Tao đàn duy nhất còn xót lại
trên đất nước Việt Nam. Và điểm đến mà bạn cũng không nên bỏ qua khi đến với Hà Tiên
đó là Sắc tứ Tam Bảo tự, ngôi chùa cổ trong danh sách những thắng cảnh của Hà Tiên.
Tỉnh Kiên Giang có 2 ngôi chùa nổi tiếng đều mang tên Tam Bảo: một chùa ở Rạch Gía,
một chùa ở Hà Tiên. Chùa do Trấn Binh Mạc Cửu xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XVIII,
ngôi chùa xưa đã hỏng (nay chỉ còn dấu vết các bức tường thành). Ngôi chùa hiện nay do
Hòa thượng Phước Ân đời thứ 40 dòng Lâm Tế xây dựng vào năm1930. Và Hà Tiên còn
rất nhiều ngôi chùa, tịnh xá của cả 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer như: chùa Phật Đài, chùa
Xà Xía, tịnh xá Ngọc Tiên... Đến với mỗi ngôi chùa là đến với những dấu ấn, đến với
những lối kiến trúc Phật Gíao riêng…
Hà Tiên vùng đất biên giới của Tổ Quốc giáp ranh với nước bạn Campuchia qua
cửa khẩu quốc tế Xà Xía. Xà Xía là cái tên mà tôi chắc chắn bạn đều muốn ghé thăm khi
đến với Hà Tiên, là nơi giao lưu làm ăn của nhân dân 2 nước Việt Nam – CamPuChia.
Đến đây bạn sẽ cảm nhận được cái cảm giác tự hào, hạnh phúc khi đến với cùng đất cực
Tây Nam vủa Tổ quốc và đường biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia. Khách du
lịch đến Hà Tiên không chỉ bị hút hồn bởi một tổng thể hài hòa: núi, biển, đảo và đồng
bằng tuyệt đẹp mà còn sản vật ngon lạ mặn mòi hương vị biển cả như: sò huyết, cồi biên
mai, gỏi cá trích…. Hà Tiên thu hút du khách đến đây bởi một văn hóa ẩm thực rất riêng
biệt: sự tinh tế của ẩm thực Trung Hoa, sự thanh tao của ẩm thực Nam Bộ và sự đậm đà
của ẩm thực Khmer. Ngoài ra Hà Tiên còn tự hào bởi chiếc cầu Tô Châu đẹp và thơ mộng
là cửa ngõ vào trung tâm thị xã Hà Tiên, bởi khu chợ Hà Tiên đặc trưng riêng biệt. Hà
Tiên đi vào lòng người bởi những vần thơ, câu hát của thi sĩ Đông Hồ, người đã gắn bó cả
cuộc đời với mảnh đất vùng biên này. Và nếu để nói về Hà Tiên thì chỉ có thể nói về vùng
đất này với những cảm nhận chung: đẹp. hoang sơ, thơ mộng và bình yên.
2.4. Khai thác những tài nguyên du lịch nhân văn đặc trưng:
Nói về Hà Tiên là phải nói về 300 năm Hà Tiên đất Việt gắn liền với tên tuổi Mạc
Cửu và Hội Tao đàn lừng danh mấy trăm năm trước do Mạc Thiên Tích khởi xướng. Là
vùng đất mới, lại hội tụ nhiều thành phần tộc người khác nhau cùng sinh sống, làm ăn, Hà
Tiên thời họ Mạc cai quản đã để lại nhiều giá trị văn hoá quí giá góp vào kho tàng văn

hoá của dân tộc, nhất là dưới thời Mạc Thiên Tứ. Tuy những công trình văn hoá như Đê
Lộc Trĩ Thôn, Tiêu Tự Thần Chung, Bình San Diệp Thúy có lăng tẩm nhà họ Mạc...là
những công trình kiến trúc nhằm suy tôn, đề cao vai trò của dòng họ Mạc, song bên cạnh
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
đó, không thể phủ nhận rằng đây cũng là dấu ấn một thời khai phá miền biên cương phía
Nam của các tầng lớp cư dân Việt - Hoa - Khmer...thuở ấy. Lăng Mạc Cửu, Chùa Phù
Dung, chùa Tam Bảo là những di tích gắn liền với dòng họ Mạc, với những trang sử khai
hoang mở đất. Đến với những khu di tích gắn liền với nhà Mạc là không chỉ đến với
những di tích có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa mà còn đến với những di tích mang đậm
nghệ thuật kiến trúc của một thời.Vượt lên trên hết và để lại nhiều ấn tượng khó phai mờ
trong lòng người vẫn là nét đặc sắc của Tao đàn Chiêu Anh Các một trong hai thi xã của
đất Nam Bộ thời mở cõi. Ra Đời vào tết Nguyên Tiêu năm Bính Thìn (1736), trên đỉnh
núi Bình San, Chiêu Anh Các là đứa con tinh thần của Mạc Thiên tứ và các tao nhân mặc
khách hoặc đã từng gắn bó với đất Hà Tiên, hoặc giả chưa đặt chân đến nơi này nhưng đã
cảm và say mảnh đất con người nơi đây. Và hôm nay đây các thế hệ sau biết đến Tao Đàn
qua lễ hội được tổ chức vào rằm tháng giêng hằng năm, đó như là một lòng thành kính về
sự biết ơn của con cháu đời sau.
Nếu như đến với Quy Nhơn chúng ta không bao giờ quên ghé viếng mộ nhà thơ
Hàn Mặc Tử thì Hà Tiên cũng có một thi sĩ mà tên tuổi đã gắn liền với vùng đất này – thi
sĩ Đông Hồ. Mảnh đất Hà Tiên đẹp và thơ mộng đã thu hút rất nhiều giới văn nghệ sĩ về
với vùng đất này trong đó đôi giai nhân Đông Hồ - Mộng Tuyết đã gắn bó cả cuộc đời với
vùng đất biên giới này. Khi đến Hà Tiên bạn cũng đừng nên bỏ qua di tích nhà lưu niệm
Đông Hồ, nơi đây là toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp văn chương của thi sĩ đã được cố

nhân của ông gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau.
Nhùi chung tài nguyên du lịch nhân văn đặc trưng của Hà Tiên là những gì liên
quan đến lịch sử này và dòng họ Mạc. Đó là những tiềm năng quý báu mà chúng ta cần
phải khai thác, bảo tồn và phát huy để phục vụ cho du lịch một cách có hiệu quả, nhằm
nâng cao giá trị thực sự của nó. Và để khai thác tiềm năng du lịch một cách có hiệu quả
thì phải đề ra và thực hiện những vấn đề về quy hoạch một cách khoa học và cụ thể hơn.
2.4.1 Di tích núi Bình San và lăng tẩm nhà Họ Mạc:
“Bình San điệp thúy”, Bình San hay Bình Sơn là tên một ngọn núi ở phường Bình
San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Núi Bình San không cao nhưng ngọn núi ấy đặc
biệt vì trên núi có lăng mộ nhà họ Mạc nên được gọi là núi Lăng. Đây cũng là một trong
mười cảnh đẹp của Hà Tiên được Mạc Thiên Tích ca ngợi qua “Bình San Điệp Thúy”,
đứng trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra trong nắng sớm ban mai hoặc trong buổi chiều
tà, lúc nào cũng thơ mộng, một bên là núi Voi Phục, bên kia là biển Đông mênh mông,
màn nước trong xanh đến tận chân trời, càng tôn thêm vẻ đẹp của Hà Tiên mà không nơi
nào có được. Và chính trên ngọn núi này đền thờ nhà họ Mạc được xây dựng để tưởng
nhớ công lao mở đất của nhà họ Mạc. Đã đến Hà Tiên, muốn hiểu thêm lịch sử khai mở

NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

19

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THỊ XÃ HÀ TIÊN
vùng đất này, không thể nào quên viếng thăm từ đường dòng họ Mạc, khởi đầu từ Tổng
binh Mạc Cửu.
Đền thờ và khu mộ nhà họ Mạc nằm dưới chân núi Bình San, là một thắng cảnh và
là một di tích lịch sử của thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Từ chợ Hà Tiên đi khoảng
gần 1km đến ao sen – “bảo ngọc liên trì”là đến chân núi Bình San, nơi có đền thờ họ

Mạc- đền thờ họ Mạc còn có tên chữ là Trung Nghĩa Từ, Mạc Công Từ hay Mạc Công
Miếu, dân gian thường gọi là miếu ông Lịnh (vì Mạc Thiên Tứ được phong là Mạc Lịnh
Công).
Lăng Mạc Cửu là một trong những cảnh đẹp của Hà Tiên, và là một trong những
bài thơ về “Hà Tiên Thập Vịnh” Của Mạc Thiên Tích. Du khách đến viếng thăm Lăng sẽ
được nghe những câu chuyện về dòng họ Mạc, một dòng họ có nhiều công lao trong việc
khai hoang và trấn giữ đất Hà Tiên. Đến với khu di tích này chúng ta sẽ thấy được sự
hoang sơ, cổ kính và huyền bí của hệ thống lăng và đền thờ. Ngày 21/1/1989, núi Bình
San được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là thắng cảnh quốc gia. Và để ghi nhận công
lao của Mạc Cửu trong việc khai phá vùng đất Hà Tiên, cũng như kỷ niệm 300 năm vùng
đất này được thành lập, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài danh
nhân Mạc Cửu cao 10 m một tay tỳ vào đốc kiếm, tay kia cầm cuốn thư văn, mắt nhìn ra
biển Đông lộng gió , vào ngày 7/9/2008 tại quảng trường (công viên Mũi Tàu) cạnh cầu
Tô Châu - thị xã Hà Tiên.
2.4.1.1 Công cuộc khai phá vùng đất Hà Tiên của trấn binh Mạc Cửu và nhà họ
Mạc:
Mạc Cửu (1655-1735) là người đầu tiên có công khai hoang lập nên 7 xã thuộc
vung đất Hà Tiên , Kiên Giang ngày nay. Ông vốn quê ở Lôi Châu, Quảng Đông, Trung
Quốc.
Vào năm 1680, vì không chịu thuần phục nhà Thanh, ông đem cả gia đình, binh sĩ
và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh
đênh trên biển cả, đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau
khi dò hỏi, biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng của Chân Lạp. Mạc Cửu là người tài trí
khéo xử nên kết than được với các quan Chân Lạp và nhờ tiến cử lên vua. Vua Chân Lạp
là Nặc Ong Non tin dùng, được phong là Óc Nha vùng Lũng Kì (tương đương với chức
quan huyện). Mạc Cửu giúp vua được nhiều việc và ông xin ở lại lập ấp rải rác từ vũng
Thơm, Trùng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên.
Trước khi Mạc Cửu đến Hà Tiên tại các địa phương này đã có khá nhiều lưu dân
người Việt sinh cơ lập nghiệp rồi. Dần dần ông xây dựng vùng này trở thành thương cảng
quan trọng, thôn ấp định cư đông đúc nằm sát biển.... Ngay từ những ngày đầu đặt chân

đến mảnh đất này, Mạc Cửu đã sớm biết lợi dụng những lớp cư dân tại chỗ, đồng thời
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO(6075752)

20

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


×