Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

NƠI hội tụ NHỮNG nét đặc sắc về văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 136 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ – DU LỊCH
------

“Vương quốc Thái Lan”
NƠI HỘI TỤ
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành : Cử nhân Du Lịch – khóa 32

 Giáo viên hướng dẫn:
Th.s GVC Hồ Thị Thu Hồ

Cần Thơ - 2010

 Sinh viên thực hiện:
Võ Ngọc Thơ
MSSV: 6062735
MSL: SD0636A2


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

Lời cảm ơn

Bốn năm trên giảng đường đại học không phải là một thời gian quá dài
nhưng cũng không quá ngắn – đủ để tôi có thể tìm tòi và vun đắp xây dựng cho
nền tảng cho tương lai của chính mình. Thế nhưng, bốn năm ấy cũng chính là
một chặng đường với biết bao vất vả và cũng không ít tấm lòng giữa thầy trò
cùng bạn bè, tất cả đã tạo cho tôi một niềm tin để có thể vững lòng vượt qua và


đi tiếp trong những ngày sau.
Được xét chọn làm luận văn tốt nghiệp là một khích lệ to lớn đối với
bản thân tôi, nó đánh dấu một bước trưởng thành trong nhận thức, suy nghĩ và
cả trên con đường học vấn của chính mình. Tuy nhiên, chỉ với niềm tin và
những kiến thức sẵn có, tôi có thể sẽ không hoàn thành tốt luận văn nếu thiếu sự
động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè...
Và hơn hết, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Hồ Thị Thu Hồ một người cô hướng dẫn đồng thời cũng là một người bạn đã cùng tôi đi từ cái
sơ khởi nhất cho đến một tác phẩm hoàn thiện như hôm nay; xin chân thành
cảm ơn những lời chia sẻ, động viên và những góp ý chân thành từ cô đã tạo
cho tôi nghị lực và lòng say mê trong nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên, “kiến thức là cái vô hạn, còn con người là một thực thể
hữu hạn”; do vậy, dù đã cố gắng nhưng do thời gian hạn chế và không có cơ
hội đi sâu vào thực tế, luận văn này sẽ khó tránh khỏi nhiều sai sót. Vì thế, tôi
rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ Quý thầy cô cùng các bạn để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc đến Quý thầy cô cùng các bạn.
Trân trọng kính chào!
SVTH
Võ Ngọc Thơ

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 1__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.


MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn................................................................................................. 01
Mục lục ................................................................................................... 02

PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................... 07
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 07
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.............................................. 08
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 08
4.1.Phương pháp luận .............................................................................. 08
4.1.1.Quan niệm lãnh thổ .................................................................... 08
4.1.2. Quan niệm lịch sử ..................................................................... 09
4.1.3.Quan niệm viễn cảnh.................................................................. 09
4.2.Phương pháp cụ thể. ........................................................................... 09
4.2.1.Phương pháp phân tích tổng hợp................................................ 09
4.2.2.Phương pháp bản đồ .................................................................. 10
5.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ....................................................... 10

PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH.......................................... 11
2.PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH................................................ 11
2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................ 11
2.1.1.Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................ 11
2.1.2.Ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên...................................... 12
2.1.3.Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên ......................................... 12
2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................... 13
2.2.1.Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn ................................. 13

2.2.2.Ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn đối với du lịch ............. 13
2.2.3.Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn........................................ 14
3.VĂN HÓA .............................................................................................. 15
3.1.Khái niệm về văn hóa ......................................................................... 16
3.2.Các thành phần của văn hóa................................................................ 16
3.2.1.Biểu tượng của văn hóa.............................................................. 16
3.2.2.Giá trị của văn hóa..................................................................... 17
3.2.3.Tiêu chuẩn của văn hóa.............................................................. 17
3.2.4.Văn hóa vật chất......................................................................... 18
3.3.Các đặc điểm của văn hóa ..................................................................... 18
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 2__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

3.3.1.Văn hóa phải có tính hệ thống .................................................... 18
3.3.2.Tính giá trị của văn hóa ............................................................. 18
3.3.3.Tính nhân sinh............................................................................ 19
3.3.4.Tính lịch sử................................................................................. 20
3.4.Các chức năng cơ bản của văn hóa ...................................................... 20
3.4.2.Chức năng điều chỉnh xã hội ...................................................... 20
3.4.3.Chức năng giao tiếp ................................................................... 20
3.4.4.Chức năng giáo dục ................................................................... 21

CHƯƠNG II : TOÀN CẢNH ĐẤT NƯỚC THÁI LAN
1.ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN .............................................................................. 22

1.1.Vị trí địa lý....................................................................................... 22
1.2.Khí hậu ............................................................................................ 22
1.3.Địa hình ........................................................................................... 23
2.LƯỢC SỬ THÁI LAN. .......................................................................... 24
2.1.Nguồn gốc tên gọi .............................................................................. 24
2.2.Quốc kỳ Thái Lan............................................................................... 25
2.3.Lịch sử phát triển của Thái Lan qua các thời kỳ.................................. 25
2.3.1.Sơ kỳ lịch sử ............................................................................... 25
2.3.2.Thời kỳ Ayutthaya (1350 – 1767)................................................ 26
2.3.3.Thời kỳ Thon Buri (1676 – 1772)................................................ 26
3.KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................................. 27
3.1.Xã hội Thái Lan.................................................................................. 27
3.2.Kinh tế................................................................................................ 27
3.3.Hành chánh......................................................................................... 28
3.4.Tổ chức chính phủ .............................................................................. 28

CHƯƠNG III: “VƯƠNG QUỐC THÁI LAN”NƠI HỘI TỤ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA.
1.THÁI LAN – “TỪ ĐẤT NƯỚC ĐẾN CON NGƯỜI” ........................... 29
1.1.Một dân tộc đấu tranh vì tự do ............................................................ 29
1.2.Một trang phục truyền thống độc đáo................................................. .30
1.3.Một lối sống đậm đà bản sắc dân tộc .................................................. 31
1.4.Một phong cách sống mang đậm chất Thái ......................................... 31
1.5.Một vương quốc của nụ cười .............................................................. 32
1.6.Một dân tộc đầy sắc màu trong phong tục........................................... 33
1.6.1.Những tập tục trong hôn nhân của người Thái. .......................... 33
1.6.2.Những tập tục trong mai táng..................................................... 34
2.NGÔN NGỮ THÁI – “NHẸ NHÀNG VÀ LẮNG ĐỌNG”.................... 35
2.1.Lịch sử hình thành chữ viết Thái ........................................................ 36
2.2.Tên của người Thái và ý nghĩa của chúng........................................... 37
2.3.Ý nghĩa của ngôn ngữ điệu bộ ............................................................ 38

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 3__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

3.TÔN GIÁO – “SỰ HÒA LẪN TỪ NHỮNG SẮC MÀU” .........................39
3.1.Những nét chung về tôn giáo .................................................................39
3.2.Phật giáo ở Thái Lan..............................................................................39
3.2.1.Phật giáo Thể-ra-vát của người Thái Lan. ....................................40
3.2.2.Phật giáo của cộng đồng ngoại kiều trên đất nước Thái Lan.........42
3.2.2.1.Phật giáo thể Chin-ni-kai của người Hoa ...........................42
3.2.2.1.A-năm-ni-kai –tông phái Phật giáo Việt Nam ở Thái Lan. ..43
3.3.Một số nét đặc sắc khác trong tôn giáo Thái Lan ...................................45
3.3.1.Chiêm tinh.....................................................................................45
3.3.2.Bùa phép .......................................................................................45
4.ẨM THỰC THÁI LAN – “ĐẦY MÀU SẮC VÀ HẤP DẪN” ...................46
4.1.Một vài nét chung về ẩm thực Thái Lan.................................................46
4.2.Khẩu vị đặc trưng của một số miền........................................................47
4.3.Một bữa ăn truyền thống của người Thái ...............................................49
4.4.Một số món ăn nổi tiếng trên đất nước Thái Lan....................................49
5.LỄ HỘI THÁI LAN – “PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG” ...........................52
5.1.Lễ hội truyền thống toàn quốc ............................................................... 52
5.2.Những lễ hội theo vùng .........................................................................54
5.3.Những Lễ hội Trung Hoa.......................................................................56
5.4.Những lễ hội khác .................................................................................56
6.NGHỆ THUẬT THÁI LAN – “ĐỘC ĐÁO VÀ LẠ KỲ”...........................58

6.1.Kiến trúc Phật giáo ................................................................................58
6.2.Nghệ thuật sân khấu ..............................................................................60
6.3.Nghệ thuật dệt vải và thêu thùa.............................................................. 60
6.4.Muay Thái ............................................................................................. 61
6.5.Âm nhạc Thái Lan .................................................................................63
6.5.1.Nhạc cổ điển .................................................................................63
6.5.2.Nhạc đồng quê ..............................................................................63
6.5.3.Nhạc hiện đại ................................................................................63
7.NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN “SEX” VÀ “GIỚI TÍNH” –
VĂN HÓA THÁI LAN CÓ CHẤP NHẬN?.............................................63
7.1.Một vài nét về nguồn gốc hình thành. ....................................................64
7.2.“Phố đèn đỏ” - nơi thu hút đông đảo du khách......................................64
7.3.“Giới tính thứ ba - kathoey” – giới tính chính thức được thừa nhận
trong xã hội Thái .................................................................................65
7.4.“Chương trình biểu diễn Cabaret” – chứng kiến nét quyến rũ đầy
phóng túng ...........................................................................................66

CHƯƠNG IV: DU LỊCH VĂN HÓA THÁI LAN.
1.CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA THÁI LAN.....................68
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 4__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

1.1.Chợ nổi - nét đặc trưng trong lối sống của người Thái. ..........................68
1.2.Hệ thống các đền, chùa, cung điện trên đất nước Thái Lan. ...................69

1.2.1.Hoàng cung Thái Lan....................................................................69
1.2.2.Công viên lịch sử Ayutthaya ..........................................................71
1.2.3.Chùa Hoàng Gia Wat Mahathat....................................................71
1.2.4.Wat Phra Kaew (chùa phật ngọc)..................................................72
1.2.5.Chùa Wat Arun..............................................................................74
1.2.6.Chùa Wat Traimit..........................................................................74
1.2.7.Cung điện Vimanmek.....................................................................76
1.2.8.Thiền Viện Dhamma Kaya............................................................. 76
2.NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA CỦA THÁI LAN ....................................................................77
2.1.Những bất lợi từ việc phát triển du lịch văn hóa của
vương quốc Thái Lan.............................................................................77
2.2.Ảnh hưởng từ những bất ổn chính trị đến việc phát triển
du lịch Thái Lan ....................................................................................78

PHẦN KẾT LUẬN
1.“VƯƠNG QUỐC NỤ CƯỜI” - ĐÔI DÒNG SUY NGHĨ. ........................81
2.TỪ THÁI LAN ĐẾN VỚI ĐẤT NƯỚC CỦA NGÀN NĂM VĂN
HIẾN. .........................................................................................................81
2.1. Du lịch Việt Nam – một thoáng nhìn lại. ..............................................82
2.2.Giải pháp nào cho du lịch Việt Nam ? ...................................................83

PHẦN PHỤ LỤC
GIỚI THIỆU
VÀI NÉT VỀ DU LỊCH THÁI LAN
1.MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DU LỊCH THÁI LAN .................................01
1.1.Một vài điều cần lưu ý khi đến với Vương quốc Thái ............................ 01
1.2.Một số mẫu câu giao tiếp cơ bản trong ngôn ngữ Thái...........................03
1.3.Các chuyến bay đến với “Vương quốc nụ cười”...................................04
1.4.Phương tiện đi lại giữa các thành phố, thị trấn cấp tỉnh..........................04

1.4.Điểm nghỉ ngơi và ăn uống tại Vương quốc Thái...................................09
2.CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐẾN VỚI THÁI LAN ............................. 14
2.1.Khám phá Thái Lan – Vương quốc của nụ cười.....................................14
2.2.Đến với xứ sở Chùa Vàng......................................................................16
3.DU LỊCH ẢNH – MỘT VÒNG QUANH VƯƠNG QUỐC THÁI .........18
3.1.Khám phá vẻ đẹp của 4 thành phố du lịch nổi tiếng Thái Lan ................19
3.1.1.Thủ đô Bangkok ............................................................................20
3.1.2.Thành phố Pattaya ........................................................................23
3.1.3.Thành phố Chiang Mai..................................................................29
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 5__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

3.1.4.Thành phố Phuket .........................................................................34
3.2.Đến Thái lan – Hòa mình vào những hoạt động hấp dẫn........................39
3.2.1.Hoạt động vui chơi biển ................................................................ 39
3.2.2.Những khu phố mua sắm ............................................................... 41
3.2.3.Spa và Thái Mát – xa.....................................................................43
3.2.4.Thưởng thức những món ăn hấp dẫn .............................................44
3.2.5.Một số hoạt động khác ..................................................................50
4.KẾT LUẬN................................................................................................ 50
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Bản đồ các miền tự nhiên.........................................................................51

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ


( __ Trang 6__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
“Vương quốc của nụ cười”, “Vương quốc của sự kỳ bí, mê hoặc và hấp
dẫn”. Những tên gọi ấy dường như đã song hành cùng với đất nước Thái Lan xuôi
theo một dòng lịch sử qua biết bao thế hệ. Nếu như những nhịp bước chân đầu tiên của
các vị xứ thần vương quốc đến với triều đại vua Louis XIV nước Pháp là một cánh cửa
rộng mở đưa Thái Lan đến với thế giới thì chính bề dày lịch sử, văn hóa của vương
quốc này sẽ là bản nhạc du dương mang Thái Lan đi sâu vào lòng người.
Thái Lan – một xứ sở thần tiên đầy bí ẩn và lạ kỳ đã đưa ta như lạc vào thế
giới của những câu chuyện cổ lung linh sắc màu, một vương quốc mà khi đặt chân đến
nơi đây ta chỉ có thể cảm nhận được nụ cười mà thôi, cười trong sự chào đón, cười
trong thẹn thùng e ấp và cười khi mong muốn nhận được một sự đồng cảm....
Vâng! Và phải chăng chính vì điều ấy mà cuộc sống của người dân nơi đây
lúc nào cũng phóng khoáng và rộng mở như nụ cười của họ. Khẽ im lặng và sải những
bước dài thong dong trên cát, bạn có nghe gì không? Dường như... ta với biển chỉ là
một mà thôi....; cùng hòa mình với những nét hùng vĩ và đa dạng trong nguồn tài
nguyên vô tận thì con số du khách đến với vương quốc này ngày một tăng cao là điều
ta không thể chối từ. Thế nhưng, phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây dường như chỉ là một
phần rất nhỏ mà vương quốc này muốn mang lại cho ta, nó vẫn chưa thể là gì so với
một nền văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc của nơi đây. Đó là một nền văn hóa
mang đậm nét đặc trưng của một thời gian dài trong lịch sử, ở đó có sự giao lưu, hội

nhập và phát triển, để rồi ngày nay, mang đến cho Thái Lan một diện mạo mới - một
nền văn hóa rất riêng biệt, độc đáo và đặc sắc.
Và xuất phát từ ý tưởng ấy muốn tìm hiểu những điều độc đáo trong nền văn
hóa ấy, muốn khẳng định được rằng tại sao Thái Lan lại là nơi hội tụ những nét đặc
sắc trong văn hóa nhiều đến thế, tôi quyết định chọn đề tài: “Vương quốc Thái Lan –
Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa” để làm nội dung chính cho câu trả lời của
mình.
Đây là một đề tài đòi hỏi rất nhiều sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, xâm nhập
thực tế và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ đối tượng nghiên cứu. Nếu như quá trình
nghiên cứu này hội đủ những yếu tố ấy thì đây là một đề tài hấp dẫn và vô cùng thú vị.
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà công tác nghiên cứu
vẫn còn gặp rất nhiều thiếu sót và chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định cùng một
số phương pháp cụ thể. Nhưng không vì thế mà tôi chỉ nghiên cứu một cách sơ lược.
Tôi hy vọng, với tất cả khả năng cùng với sự hiểu biết của mình, tôi sẽ hoàn thành đề
tài một cách tốt nhất có thể; mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽ mang đến sự hấp dẫn,
lôi cuốn cho những ai muốn tìm hiểu về “Vương quốc nụ cười”, dù cho họ đã hoặc
chưa từng đến nơi đây.

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 7__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

Với đề tài: “Vương quốc Thái Lan – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn

hóa”, trước hết sẽ giúp tôi củng cố lại những kiến thức về văn hóa, con người và xã
hội……; đồng thời tạo cho tôi một suy luận logic hơn thông qua việc tìm hiểu, sắp xếp
tư liệu và nội dung luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng đã tiến hành tìm hiểu thêm bản sắc
của nhiều nền văn hóa khác nhau và sau đó áp dụng cho một quốc gia rõ ràng, cụ thể –
đó chính là Vương quốc Thái Lan.
Sau quá trình tìm tòi học hỏi và phân tích khá đầy đủ các khía cạnh về đất
nước, con người và lối sống nơi đây, tôi đã đúc kết ra những nét đặc sắc nhất trong nền
văn hóa, nghiên cứu thêm những điểm mạnh, độc đáo đã tồn tại qua một thời gian dài
trong lịch sử; đồng thời tôi cũng muốn thông qua đó làm nổi bật được những tiềm
năng phát triển du lịch văn hóa của “đất nước nụ cười” này. Nhưng quan trọng hơn
hết, đó là tôi mong muốn Thái Lan sẽ thể hiện hình ảnh mới – hình ảnh của một đất
nước không chỉ phát triển du lịch dựa trên những công nghệ mà còn do tồn tại một nền
văn hóa lâu đời hòa quyện vào những công nghệ hiện đại để tôn vinh hơn nữa những
nét đặc sắc ấy.
Ở mức độ tìm tòi nghiên cứu, đề tài không những giúp tôi nhìn nhận lại kiến
thức trong bốn năm học tập ở giảng đường đại học mà đây còn là cơ sở vững chắc để
vun đắp thêm cho tôi những kiến thức mới và đó cũng chính là nền tảng để tôi có thể
tiếp tục công tác nghiên cứu các dự án phát triển du lịch của mình trong tương lai.

3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Văn hóa là một khía cạnh rất rộng và bao hàm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy
nhiên, do kiến thức hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như điều kiện tiếp
xúc, xâm nhập thực tế còn nhiều khó khăn, hạn chế. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu
đề tài, tôi chỉ trình bày một cách khái quát về đối tượng nghiên cứu thông qua những
nét chính trong nền văn hóa của Thái Lan, chủ yếu là về các yếu tố đã mang đến cho
Thái Lan tên gọi - “Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa”; cụ thể là những nét
đặc trưng trong nền văn hóa của một đất nước: lối sống, phong tục, tập quán, văn hóa
ẩm thực…Đồng thời, bên cạnh việc tìm hiểu những vấn đề, đối tượng trực tiếp trong
đề tài, tôi còn sơ lược một vài nét về đất nước, con người Thái Lan, những tiềm năng
giúp cho vương quốc này phát triển du lịch văn hóa mạnh mẽ như ngày nay; và đây

cũng chính là những yếu tố căn bản để các quốc gia khác dựa vào để hình thành những
chiến lược phát triển du lịch văn hóa của đất nước mình cho phù hợp hơn.

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1.Phương pháp luận.
4.1.1.Quan điểm lãnh thổ.
Quan điểm lãnh thổ còn được gọi là quan điểm vùng, là quan điểm đặc thù
của địa lý. Trên thực tế, các sự vật hiện tượng luôn có sự phân hóa trong không gian
làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Chính sự phân hóa đó đã
hình thành nên những điều kiện kinh tế xã hội, những nguồn lực về tự nhiên và nhân
văn mang nét đặc thù riêng cho từng vùng lãnh thổ. Đây cũng chính là những yếu tố
phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển lãnh thổ du lịch.
Các điều kiện kinh tế xã hội, các nguồn lực phát triển du lịch của bất kỳ quốc
gia nào cũng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau để
cùng tồn tại và phát triển trên lãnh thổ. Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu bất kỳ một
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 8__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

lãnh thổ nào cũng phải đặt chúng trong một tổng thể lãnh thổ để thấy được mối quan
hệ giữa các yếu tố ấy. Tổng thể lãnh thổ, cũng là đối tượng được nghiên cứu trong đề
tài này không phải nơi nào xa lạ – đó chính là Thái Lan, một vương quốc nằm ở phía
Nam của lục địa châu Á.
Với vị trí nằm tại trung tâm của vùng Đông Nam Á, Thái Lan có rất nhiều
thuận lợi trong quá trình hội nhập phát triển và giao lưu hợp tác với nhiều đất nước

khác nhau, đặc biệt là về văn hóa, vương quốc này chính là một nơi hội tụ lý tưởng của
những nét đặc sắc về văn hóa, để rồi tạo ra cho mình một nét rất riêng và độc đáo.
4.1.2.Quan điểm lịch sử.
Mọi sự vật hiện tượng kể cả tự nhiên cũng như kinh tế xã hội đều có tính lịch
sử, tức là chúng có nguồn gốc phát sinh và phát triển. Không riêng gì các yếu tố hình
thành nên hoạt động du lịch, mà khi nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải đặt
chúng trong một cấu trúc logic, tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của các yếu tố đang tồn
tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng. Với quan niệm này sẽ giúp
cho người nghiên cứu có cái nhìn “động” về đối tượng được nghiên cứu. Nghĩa là bất
cứ lúc nào ta cũng nhìn thấy được sự đổi thay theo không gian địa lý và thời gian lịch
sử, hay nói cách khác đó là sự phát triển của đối tượng qua từng giai đoạn lịch sử dựa
trên hoàn cảnh địa lý nhất định.
Quay về đề tài nghiên cứu này, với nội dung chính là những nét đặc sắc trong
nền văn hóa Thái Lan, thì quan điểm này đã đóng một vai trò quan trọng trong tiến
trình tìm tòi, học hỏi; phải có quay về với lịch sử ta mới nhận thấy được đâu là cái nôi
của nền văn hóa, đâu là cái độc đáo sau một thời gian dài hình thành và phát triển, từ
đó ta có thể khẳng định được những gì mà đề tài muốn nói đến.
4.1.3.Quan điểm viễn cảnh.
Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài nào, thì người nghiên cứu cần phải dự đoán
và định hướng được những bước phát triển tiếp của sự vật hiện tượng trong tương lai,
sau khi đã nhận thấy được ở quá khứ và hiện tại. Thông qua đó, tôi khẳng định những
gì độc đáo nhất về văn hóa mà Thái Lan đang sở hữu, từ đó đưa ra một tiềm năng mới
trong phát triển du lịch văn hóa của vương quốc này. Không chỉ thế, tôi mong muốn
thông qua quan điểm này, xét Việt Nam vào ngay vị trí tầm nhìn để nhận thấy được
đâu là con đường để Việt Nam đi trong tương lai, đưa ra những thực trạng và giải pháp
cho đất nước ta.
4.2.Phương pháp cụ thể.
4.2.1.Phương pháp thu thập – xử lý thông tin – phân tích tổng hợp tài liệu.
Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài của mình, tôi đã tiến hành thu thập
những tài liệu, tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn khác

nhau như: sách báo, tạp chí, các phương tiện truyền hình, truyền thông, các trang web,
đĩa DVD….Những tài liệu thu thập sẽ được xử lý và phân tích cho phù hợp với nội
dung mà đề tài nghiên cứu. Tiếp theo là công tác hỗ trợ và sắp xếp phân loại tài liệu
theo tính chất và mức độ đề tài đặt ra. Cuối cùng qua khâu tổng hợp, phân tích tôi tiến
hành viết thành một bài hoàn chỉnh, phương pháp này giúp cho đề tài nghiên cứu được
khoa học, logic và sáng tạo hơn.
4.2.2.Phương pháp bản đồ.

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 9__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

Trong quá trình thực hiện đề tài, việc sử dụng bản đồ cũng không kém phần
quan trọng để làm cho đối tượng mang tính trực quan hơn. Bản đồ được xem là “ngôn
ngữ thứ hai” của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Trong luận văn, tôi
muốn thông qua bản đồ xác định được vị trí của Thái Lan để rồi đưa vào phần nội
dung một cái nhìn toàn cảnh về đất nước Thái Lan, đồng thời minh họa cho phần bài
viết thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn.

5.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã tham khảo và tìm hiểu được khá nhiều
tư liệu trong và ngoài nước về những vấn đề xoay quanh nền văn hóa Thái Lan. Thế
nhưng, tuy cùng đối tượng là nghiên cứu về đất nước Thái Lan, song ở mỗi tác giả lại
có một mảng nghiên cứu khác nhau, đi sâu vào một khía cạnh khác nhau và bằng
nhiều phương pháp cũng rất khác biệt, tuy vậy tất cả đều hướng theo một mục tiêu

chính đó là nêu bật lên những nét riêng độc đáo của đối tượng nghiên cứu.
Trong danh mục các tài liệu tham khảo, thì có lẽ “Đối thoại giữa các nền văn
hóa – Thái Lan” – NXB Trẻ – 2005 do Trịnh Duy Hóa biên dịch và “Văn hóa du lịch
châu Á – Thái Lan – Đất nước của nụ cười” – NXB Thế giới do Vũ Thị Hạnh Quỳnh
biên soạn là hai nguồn tài liệu mà tôi đề cập đến nhiều nhất. Cả hai quyển sách này
đều giới thiệu về Thái Lan theo một cấu trúc chung, từ những điều kiện tự nhiên,
nguồn gốc dân tộc, lịch sử, và nền kinh tế cho đến ngôn ngữ, tôn giáo, lễ hội, phong
tục, lối sống.......Qua đó, tôi đã có một cái nhìn tổng quát và một dàn bài cụ thể trong
tiến trình nghiên cứu đề tài của mình.
Ngoài ra, bên cạnh những kiến thức tổng quát mà tôi thu thập được từ hai
nguồn tư liệu trên, tôi còn tìm hiểu thêm nhiều điều về vương quốc Thái Lan, đó là cả
một nền Phật giáo đầy màu sắc trong “Phật giáo ở Thái Lan” – NXB Khoa học Xã
hội TS.Nguyễn Thị Quế biên soạn, tất cả không chỉ là những kiến thức quý báu mà còn
là những thông tin bổ ích dành cho những ai nghiên cứu đến đề tài này.
Thêm vào đó, tôi còn sử dụng những kiến thức trên giảng đường đại học,
những kiến thức học hỏi từ xung quanh để tham khảo thêm. Và cuối cùng, dựa vào
những nguồn thông tin đó, tôi đã mạnh dạn chọn và quyết định nghiên cứu đề tài:
“Vương quốc Thái Lan – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa”. Nội dung
nghiên cứu của đề tài tuy dựa trên những kiến thức cơ sở mà tôi đã tham khảo được từ
các nguồn tư liệu, nhưng nó không rập khuôn, không nguyên tắc như những gì mà tôi
đã tìm hiểu được. Đối với đề tài này, tôi chủ yếu xoay quanh vấn đề về văn hóa, vào
những nét đặc trưng để có thể khẳng định được rằng Vương quốc Thái Lan chính là
nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa – và đó là điều mà tôi muốn chia sẻ thông qua
luận văn này.

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 10__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ



Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
--  -Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch dường như đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội của tất cả mọi người và các hoạt động
du lịch hiện đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế “mũi
nhọn” quan trọng ở nhiều nước.
Tuy nhiên, làm thế nào để đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói”
này theo một hướng đi đúng đắn và những điều kiện nào có thể giúp ta hoàn thành việc
ấy một cách dễ dàng, đây vẫn là một vấn đề nan giải, đầy tính thử thách nhưng cũng có
biết bao điều thú vị …. Vấn đề đó bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến các điều kiện
chung như điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội; điều kiện kinh tế chính sách
phát triển du lịch…và các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch (thời gian rỗi,
khả năng tài chính của du khách, trình độ dân trí…); nhưng, quan trọng nhất vẫn là khả
năng cung ứng nhu cầu du lịch của đất nước đó, nó bao gồm các tài nguyên du lịch, cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện về kinh tế ……
Thế nhưng, trong tất cả các yếu tố ấy thì tài nguyên du lịch lại là một tiền đề quan
trọng, vững chắc để đẩy mạnh phát triển du lịch rõ rệt nhất, đó là điều kiện ảnh hưởng
trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của cả vùng du
lịch. Điều đó có nghĩa, quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác
định dựa trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, yếu tố này quyết định tính mùa
và tính nhịp điệu của dòng khách du lịch.
Như vậy, thông qua những nét sơ lược trên, ta có thể khẳng định được rằng, sự
hấp dẫn của một vùng du lịch phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên du lịch (tự nhiên và
nhân văn) – và đó chính là một chiếc chìa khóa vàng đang được mài dũa để mở ra một

cánh cửa mới, đưa ngành du lịch đi lên một tầm cao hơn nữa……

1.KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành
phần của chúng, góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực cho con người, khả
năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu
trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.

2.PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên.
2.1.1.Khái niệm.

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 11__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường
tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài (phong cảnh), đó là hình
dạng bề mặt đất, thực vật và nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với
nhiều loại hình du lịch chính là yếu tố khí hậu, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan đến
trạng thái tâm lý, thể lực của con người – đó là khí hậu sinh học. Phong cảnh của khu
vực càng đa dạng bao nhiêu, khí hậu càng thuận lợi bao nhiêu thì chất lượng của khu
vực dành cho nghỉ ngơi càng tốt hơn bấy nhiêu. Căn cứ vào mức độ thay đổi của môi

trường tự nhiên do con người gây ra, ta chia ra bốn loại phong cảnh sau : phong cảnh
nguyên sinh, phong cảnh tự nhiên trong đó thiên nhiên ít bị thay đổi bởi con người,
phong cảnh nhân tạo và cuối cùng là phong cảnh suy biến.
2.1.2.Ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nghỉ ngơi
và du lịch, nó giúp cho con người giải tỏa những căng thẳng, mệt nhọc sau những ngày
làm việc vất vả, từ đó giúp họ phục hồi sức khỏe, tinh thần thoải mái và năng suất làm
việc được nâng lên gấp bội. Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc sống của con người
ngày càng tăng cao, họ luôn phải sống một cách ngộp ngạt trong môi trường đầy ắp
tính công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, từ đó họ phát sinh ra nhu cầu du lịch
và nghỉ ngơi trong môi trường tự nhiên nhiều hơn, do đó tài nguyên du lịch tự nhiên
hiện nay đã, đang và sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch.
2.1.3.Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa hình, khí hậu, nước, sinh
vật…
 Địa hình: Là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt trái đất và được biểu
hiện bằng những yếu tố như độ cao, độ dốc, trạng thái..Người ta chia địa hình ra nhiều
dạng khác nhau: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển.
 Địa hình miền núi rất đa dạng và có khả năng thu hút nhiều khách du lịch,
nơi đây thường có rừng, thác nước, hang động…do đó có thể phát triển nhiều loại hình
du lịch như : du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo núi và thể thao, du lịch
mạo hiểm….Bên cạnh đó, thì những hạn chế như giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng
kém phát triển…vẫn là những bức tường rào ngăn cản sự phát triển du lịch của loại địa
hình này.
 Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi nhất là
du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển, các loại hình thể thao trên biển…Ngoài ra thì
biển có nhiều đảo nên khả năng khai thác cũng đa dạng và phong phú hơn.
 Địa hình đồng bằng thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển
du lịch.
Ở từng loại địa hình sức hấp dẫn hay mức độ thu hút khách du lịch khác nhau.

Mỗi loại địa hình phù hợp với từng loại hình du lịch khác nhau. Do đó, chúng ta cần
phải thấy được những nguồn tài nguyên này để tận dụng cho phát triển du lịch tạo nên
nhiều sức hấp dẫn khác nhau đối với du khách.
 Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với
hoạt động du lịch, nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh
học, đáng chú ý nhất chính là hai yếu tố: nhiệt độ và độ ẩm. Những nơi có khí hậu
thuận lợi thì thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng….Ngoài ra, khí hậu còn tạo ra
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 12__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

nhịp điệu mùa cho du lịch, cụ thể như mùa hè là mùa du lịch của các bãi biển nhiệt
đới, mùa đông là mùa của các điểm du lịch thể thao vùng ôn đới…
 Nước: có một vai trò quan trọng đối với con người. Du lịch đòi hỏi phải
cung cấp nước cho du khách, một phần vì nước chính là môi trường cho nhiều loại
hình du lịch như: tắm, bơi lặn, du thuyền, lướt ván, câu cá, tham quan lặn biển….
Ngoài ra, các hồ nước, thác nước, sông suối… có giá trị cao đối với du lịch,
nguồn nước khoáng dồi dào cũng là tiềm năng để hình thành những khu du lịch nghỉ
dưỡng.
 Sinh vật: Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch rất lớn. Các vườn quốc
gia, các khu bảo tồn thiên nhiên……là những nơi còn tồn tại nhiều loại động thực vật
nguyên sinh rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan
nghiên cứu….Các tài nguyên sinh vật còn tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật
hoang dã, bán hoang dã hoặc nhân tạo.
2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn.

2.2.1.Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, đây cũng chính là nguyên
nhân làm cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên; tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức
nhiều hơn là giải trí; số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn
hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn; tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập
trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn vì đây là các đầu mối giao thông quan
trọng; sở thích của những người tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và
rất khác nhau. Việc đánh giá chúng chịu ảnh hưởng mạnh bởi các nhân tố như độ tuổi,
trình độ văn hóa, hứng thú, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri
thức……
Tài nguyên du lịch nhân tạo tác động theo từng giai đoạn khác nhau:
 Thông tin: thông tin miệng hay thông tin đại chúng.
 Tiếp xúc: bằng mắt thường.
 Nhận thức: làm quen một cách cơ bản hơn, đi sâu vào nội dung của nó,
thời gian tiếp xúc lâu hơn.
 Đánh giá, nhận xét: bằng kinh nghiệm sống của bản thân về mặt nhận
thức, khách du lịch so sánh đối tượng này với các đối tượng khác gắn với nó.
2.2.2.Ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn đối với du lịch.
 Ý nghĩa đối với cộng đồng địa phương: Tài nguyên du lịch nhân văn
phong phú giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có
của nó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Hơn nữa, nó còn góp phần nâng
cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của con người.
 Ý nghĩa đối với du lịch: Tài nguyên du lịch nhân văn góp phần làm
phong phú và đa dạng các loại hình du lịch, thu hút ngày càng đông đảo du khách đến
tham quan nghiên cứu, góp phần làm tăng thu nhập cho địa phương nói riêng và cả
nước nói chung. Hơn nữa, nó còn thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, góp phần hồi sinh lại các loại hình nghệ
thuật truyền thống, phát triển loại hình mới cho hàng thủ công mỹ nghệ.
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ


( __ Trang 13__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

2.2.3.Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các loại tài nguyên như di tích lịch sử
văn hóa, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học, các đối tượng văn
hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác.
 Di tích lịch sử - văn hóa.
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi
dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực cụ
thể nhất về đặc điểm và văn hóa của từng nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc
về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của
mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa có vai trò rất quan trọng, góp phần vào việc phát
triển trí tuệ, tài năng của con người, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn,
khoa học lịch sử, đó chính là một bức tranh tái hiện lại hình ảnh quá khứ của mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc.
Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con
người hoạt động sáng tạo ra trong quá khứ và để lại. Di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành: di tích văn hóa
khảo cổ; di tích lịch sử; di tích văn hóa nghệ thuật và các loại danh lam thắng cảnh.
 Các lễ hội.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú
của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một
sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết

những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết
được. Nội dung của lễ hội bao gồm hai phần : phần nghi lễ và phần hội.
 Phần nghi lễ.
Tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có
thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện
trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc, cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc
về tín ngưỡng, tôn giáo, bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền và thần linh,
cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị
văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang
trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách và nó được xem như “hạt nhân”
của chính lễ hội đó.
 Phần hội.
Là phần tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn…Mặc dù cũng hàm chứa
những yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng phạm vi nôi dung của nó không khuôn
cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hóa mới. Tuy
nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền
thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị
hơn, có sức hấp dẫn hơn. Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hòa quyện
với nhau, trong đó trọng tâm là phần hội nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình
ý nghĩ tâm linh của phần lễ.
 Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học.
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 14__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.


Các đối tượng gắn liền với dân tộc học bao gồm những điều kiện sinh sống,
những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái
riêng, địa bàn cư trú nhất định, kinh nghiệm sản xuất, làng nghề truyền thống…
Thông thường, mỗi dân tộc trên thế giới có những tập tục riêng về cư trú, về tổ
chức xã hội, về sinh hoạt, trang phục và ẩm thực, về ca múa nhạc…Tất cả những điều
đó đã làm nên nét văn hóa độc đáo, có sức thu hút khách du lịch rất lớn.
 Vai trò của các đối tượng gắn với dân tộc học trong sự phát triển du lịch.
Sự phát triển du lịch của một quốc gia gắn liền với những tiềm năng tài
nguyên du lịch của quốc gia ấy, những nét độc đáo trong du lịch với các món quà do
thiên nhiên ban tặng hòa quyện với một vài điểm nhấn trong nền văn hóa nhân văn đã
tạo ra sức lôi cuốn kỳ diệu đối với du khách phương xa, nó thúc đẩy, làm một nền tảng
vững chắc để đưa nền du lịch của một đất nước ngày càng vươn xa hơn nữa. Thế
nhưng, những gì thuộc về tự nhiên thì có vẻ dễ dàng quá, nhưng cái thuộc về văn hóa
thì lại khó khăn và lắng đọng hơn, do đó, những nét đặc sắc trong nền văn hóa lại là
đều mà các quốc gia muốn trưng bày để lôi cuốn khách du lịch, và để làm được điều
đó, không phải là khó khăn.
Trong du lịch, các đối tượng gắn liền với dân tộc học có ý nghĩa rất quan
trọng, nó tạo nên một sức hấp dẫn lạ kỳ đối với du khách, đó có thể là những tập tục lạ
về cư trú, tôn giáo, về kiến trúc cổ, trang phục, nghệ thuật chế biến các món ăn dân
tộc…..Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm ở đây đó chính là nét đặc trưng mà các yếu
tố ấy mang lại, nó không tồn tại riêng rẽ mà xen lẫn trong nhau để góp phần phát triển
du lịch - đó là yếu tố văn hóa của mỗi quốc gia.
 Các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Những đối tượng văn hóa như các trung tâm khoa học, các trường đại học,
các thư viện lớn, các nhà bảo tàng…đều có sức thu hút khách du lịch tới tham quan và
nghiên cứu. Ngoài ra những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các
cuộc triễn lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc
tế, ca nhạc dân tộc, các lễ hội điển hình……cũng là những đối tượng hấp dẫn du
khách.

Thông thường, những đối tượng văn hóa này thường tập trung ở các thành
phố lớn. Do đó, những thành phố này mặc nhiên trở thành trung tâm du lịch văn hóa
quốc gia, vùng và khu vực đồng thời cũng là những hạt nhân của các trung tâm du lịch.
 Tóm lại, tài nguyên du lịch nhân văn cũng có vai trò rất quan trọng cho
việc phát triển du lịch. Nó có sức hấp dẫn không nhỏ đối với du khách và có tác động
rất lớn đến việc phát triển một số loại hình tham quan nghiên cứu…nó góp phần cho
sự phát triển của ngành du lịch. Đặc biệt, sự kết hợp giữa các tài nguyên du lịch nhân
văn với các tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng thêm sức hấp
dẫn và sức thu hút khách du lịch.
3.VĂN HÓA.
3.1.Khái niệm về văn hóa.
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, có liên quan đến mọi mặt
đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do đó, văn hóa có rất nhiều cách hiểu
khác nhau.

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 15__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó
người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác. Tuy nhiên, theo
ngôn ngữ phương Tây, văn hóa (culture – tiếng Anh và Pháp ; kultur – tiếng Đức) có
nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa giữ
gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và cầu cúng. Còn trong tiếng Việt, văn hóa
được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa) , lối sống (nếp sống

văn hóa), thế nhưng, xét về mặt nghĩa chuyên biệt thì văn hóa dùng để chỉ trình độ phát
triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn …). Bao quát hơn hết thì văn hóa gồm tất cả
các sản phẩm tinh vi, hiện đại đến những phong tục tập quán, tín ngưỡng.1
Thế nhưng, văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc
trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. (Định nghĩa UNESCO đưa ra năm
2002 ).
Mặt khác, theo một cách hiểu thông thường nhất, xét trên khía cạnh nhân loại
học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng và bao
quát hơn cả, văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống của
con người, văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà còn bao gồm cả
vật chất. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học nghệ thuật
như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu điện ảnh…Các trung tâm văn hóa có ở khắp nơi chính
là do ảnh hưởng từ cách hiểu này. Bên cạnh đó, một cách hiểu thông thường khác cũng
được áp dụng, văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử,
và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận….và cách hiểu này nếu được áp dụng trong
những công trình nghiên cứu về văn hóa của một dân tộc, một quốc gia, thì nó sẽ gắn
chặt với những gì thiết thực nhất trong nền văn hóa ấy.
 Như vậy, văn hóa đó là những nét đặc trưng của một dân tộc, một quốc gia
nào đó. Dựa vào văn hóa, ta có thể phân biệt các điểm khác nhau của từng nhóm
người, xét trên khía cạnh du lịch thì nó là một yếu tố quan trọng trong các điều kiện
phát triển du lịch của một đất nước, nó bao gồm các phong tục tập quán, tín ngưỡng
tôn giáo, lối sống, ẩm thực, lễ hội….nghiên cứu về chúng, tìm tòi và đưa chúng thành
các điểm nhấn nổi bật sẽ là một điều tuyệt vời để thu hút khách du lịch.
3.2. Các thành phần của văn hóa.
3.2.1.Biểu tượng của văn hóa.
Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của
một cộng đồng người nhận biết, đó có thể là âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động
của con người và cả những ký tự của trang viết này...đều là biểu tượng văn hóa.

Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ như gật đầu ở Việt nam đều
được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không.
Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho
những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý
nghĩa. Tuy vậy, trong cuộc sống hằng ngày, các thành viên thường không nhận thức

1

Trích nguồn :

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 16__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

được đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng do chúng đã trở nên quá quen thuộc. Khi
thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có
thể thấy sức mạnh của biểu tượng văn hóa. Nếu sự khác biệt đủ lớn, người thâm nhập
có thể bị một cú sốc văn hóa. Trong mọi nền văn hóa, con người đều sắp xếp biểu
tượng thành ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành
viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau.
Ngôn ngữ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ
nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn ngữ viết. Ở những nền văn hóa có cả hai loại
ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ là phương tiện
quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ

này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con người do
nó được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn. Điều đó giúp cho con người
có khả năng thay thế được những nhận thức thông thường về thế giới tạo tiền đề cho
sự sáng tạo. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế
giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan
trọng nhất của một nền văn hóa. Chính vì thế, việc du nhập một ngôn ngữ mới vào một
xã hội trở thành vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu điểm của các
cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Trong quá trình phát triển của xã hội, ngôn ngữ cũng
biến đổi: nhiều từ ngữ mất đi đồng thời nhiều từ ngữ mới được xuất hiện.
3.2.2.Giá trị của văn hóa.
Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều
gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu..
Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và
về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người
học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội...và thông qua đó xác định
nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là
sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một
nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền
văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh
phúc...Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân
hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về
giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng.
3.2.3.Tiêu chuẩn của văn hóa.
Tiêu chuẩn là những quy tắc và mong đợi mà qua đó xã hội định hướng hành
vi của các thành viên. Trên góc độ xã hội học, những tiêu chuẩn văn hóa quan trọng
được gọi là chuẩn mực đạo đức và những tiêu chuẩn văn hóa ít quan trọng hơn được
gọi là tập tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức
thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân. Những tập tục
truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông...thường thay đổi trong
từng tình huống và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn.

Tiêu chuẩn khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng)
hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã
hội trước những vi phạm tiêu chuẩn văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn
hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên
của xã hội tán đồng sự tuân thủ những tiêu chuẩn văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội,
phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những tiêu chuẩn văn hóa được
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 17__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các tiêu chuẩn văn hóa, hay nói một cách
khác, hòa nhập tiêu chuẩn văn hóa vào nhân cách của bản thân.
3.2.4.Văn hóa vật chất.
Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,...nền văn hóa còn bao
gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là
đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc
thiết bị...đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với
nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị
văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng.
3.3.Các đặc điểm của văn hóa.
3.3.1.Văn hóa phải có tính hệ thống.
Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống, mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một
nền văn hóa đều có mối liên quan mật thiết với nhau. Nhược điểm lớn nhất của nhiều
định nghĩa văn hóa trước đây là ở điểm xem văn hóa như là một phép cộng đơn thuần
của những tri thức bộ phận. Theo E.B Taylor văn hóa được định nghĩa như “một phức

hợp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi
khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội tiếp thu
được”. Định nghĩa văn hóa trong các loại từ điển, các công trình nghiên cứu…thường
được mở đầu bằng câu: “Văn hóa là một tập hợp (hoặc phức hợp ) của các giá trị…”.
Quan niệm cảm tính này là sản phẩm của lịch sử, của thời kỳ chia tách các khoa học –
khi mà văn hóa chưa được coi là đối tượng của một khoa học độc lập.
Với tư cách là một khoa học lý luận, văn hóa học có nhiệm vụ nghiên cứu
văn hóa như một đối tượng riêng biệt trên cơ sở những tư liệu do các ngành khác (dân
tộc học, sử học, ngôn ngữ học, tôn giáo học… ) cung cấp với mục đích phát hiện các đặc
trưng, những quy luật hình thành và phát triển. Nghiên cứu văn hóa dân tộc theo lối
này không chỉ là tìm hiểu “Cái gì?”, mà chủ yếu là tìm hiểu “Tại sao?” và “Như thế
nào?”. Nhờ đi vào bề sâu, tìm những mối liên hệ có tính bản chất giữa các sự kiện,
văn hóa học sẽ cho phép ta, chẳng hạn, nếu biết được một dân tộc sống ở đâu, ăn như
thế nào, có thể nói được rằng dân tộc đó mặc và ở ra sao, suy nghĩ và ứng xử như thế
nào…Từ đó, người đọc có thể suy ngẫm và lý giải các tư liệu mà họ bắt gặp. Mọi sự
vật, khái niệm quanh ta tự thân đều là những hệ thống. Tuy nhiên, văn hóa như một hệ
thống lại quá phức tạp, đến mức tính hoàn chỉnh của nó thường bị che lấp bởi các
thành tố bộ phận. Đặc điểm này cần được phân biệt giữa hệ thống với tập, nó giúp phát
hiện những mối quan hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa,
phát hiện đặc trưng quy luật hình thành và phát triển của nó.
3.3.2.Tính giá trị của văn hóa.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Trong từ “văn hóa” thì
văn có nghĩa là “vẻ đẹp”, hóa là “trở thành”, văn hóa có nghĩa là “trở thành đẹp, thành
có giá trị”. Do đó, văn hóa chỉ chứa những cái đẹp, cái giá trị và nó là thước đo mức
độ nhân bản của xã hội và con người. Tùy theo tiêu chuẩn đánh giá mà văn hóa có
những giá trị khác nhau:
 Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ
cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần ).

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ


( __ Trang 18__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

 Theo mặt ý nghĩa, văn hóa có thể chia thành: giá trị sử dụng, giá trị đạo đức
và giá trị thẩm mỹ.
 Theo thời gian văn hóa bao gồm: giá trị vĩnh viễn và giá trị nhất thời. Sự
phân biệt các giá trị văn hóa theo thời gian cho ta một cái nhìn biện chứng và khách
quan trong việc đánh giá các giá trị của sự vật, hiện tượng, tránh được những xu thế
cực đoan. Trong các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt được các giá trị đã lỗi thời,
giá trị hiện hành và giá trị đang hình thành. Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian
cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị
của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn
hoặc tán dương hết lời. Nhờ vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có
giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét.Vì vậy, muốn kết
luận một hiện tượng, sự vật có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối
tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” của chúng. Giá trị tinh thần còn bao
gồm các tư tưởng có giá trị sử dụng (khoa học, giáo dục…), trong đó có cả bản thân
cách thức sáng tạo ra các giá trị mà qua kinh nghiệm ngàn đời, con người đã tích lũy
được. Theo nghĩa này, văn hóa có thể được xem như một dạng hoạt động: Theo
L.White, văn hóa là một phạm trù khoa học biểu thị một lĩnh vực hoạt động đặc biệt
chỉ có riêng ở xã hội loài người, với những quy luật hành chức và phát triển của riêng
mình. Tuy nhiên, tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của nó hoặc
những hiện tượng phi văn hóa, loại ra những cách hiểu quá rộng, quy về văn hóa mọi
hoạt động của con người.
Xét trên khía cạnh khác, cùng một hiện tượng vào những thời điểm lịch sử khác

nhau sẽ có thể có hay không có giá trị tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng giai
đoạn. Bởi vậy, không thể áp đặt một quan niệm về phẩm chất của giá trị cho mọi
không gian, mọi thời gian, không thể đưa khía cạnh này vào ngay trong định nghĩa như
có người đề nghị. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được
chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội
được duy trì trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng tự hoàn thiện và thích
ứng với những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ để tồn tại và phát triển.
Thông qua việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng bộ phận là định hướng
các chuẩn mực, điều chỉnh các ứng xử của con người cùng với chức năng phái sinh đó
là động lực cho sự phát triển của xã hội. Điều này giải thích được rằng không phải
ngẫu nhiên mà UNESCO nhấn mạnh rằng văn hóa chiếm vị trí trung tâm và đóng vai
trò điều tiết của sự phát triển.
3.3.3.Tính nhân sinh.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa đó là tính nhân sinh. Văn hóa là một hiện tượng
xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người, theo nghĩa này, văn hóa đối lập
với tự nhiên: nó là cái nhân tạo trong khi tự nhiên là cái thiên tạo. Tuy nhiên, nó không
phải là sản phẩm của hư vô, mà có nguồn gốc từ tự nhiên: văn hóa là cái tự nhiên đã
được biến đổi dưới tác động của con người, là phần giao giữa tự nhiên và con người.
Đặc trưng này cho phép phân biệt loài người sáng tạo với loài vật bản năng,
phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo của con người
(các tài nguyên khoáng sản trong lòng đất). Sự tác động của con người đói với tự nhiên
có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng để chế tạo đồ dùng, đẽo gỗ tạc tượng…)

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 19__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ



Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

hoặc mang tính tinh thần (như việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên
nhiên: Vịnh Hạ Long, núi Ngũ Hành, hòn Vọng Phu…).
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con
người sang tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên
được biến đổi bởi con người và sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang
tính vật chất hoặc tinh thần.
3.3.4.Tính lịch sử.
Văn hóa còn có tính lịch sử, điều đó thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành
trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa
một bề dày, một chiều sâu và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến
hành phân loại, phân bố các giá trị.
Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống của văn hóa. Truyền
thống là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thời gian cộng
đồng. Hơn nữa, truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định thể hiện dưới
những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không
gian, thời gian và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghi lễ,
tôn giáo….
3.4.Các chức năng cơ bản của văn hóa.
3.4.1.Chức năng tổ chức xã hội.
Với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, văn hóa thường
xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội một phương tiện cần thiết
để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội do
đó, mỗi khi khái niệm hay định nghĩa về văn hóa, người ta thường sử dụng từ nền để
bắt đầu cho khái niệm ấy.
3.4.2.Chức năng điều chỉnh xã hội.
Thường xuyên xem xét các giá trị của văn hóa mà văn hóa thực hiện được chức
năng quan trọng thứ hai của mình, đó là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội
duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với

những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự
phát triển của xã hội. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng bộ phận là định
hướng các chuẩn mực, điều chỉnh các ứng xử của con người.
3.4.3.Chức năng giao tiếp.
Do văn hóa có tính nhân sinh, gắn liền với con người và hoạt động của con
người trong xã hội nên nó đã trở thành sợi dây liên kết con người lại với nhau. Do đó,
văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao tiếp là chức năng
thứ ba của văn hóa, nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa lại chính
là nội dung của nó; điều đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại
càng đúng hơn với những người thuộc các dân tộc khác nhau và giao tiếp giữa các nền
văn hóa.
3.4.4.Chức năng giáo dục.
Truyền thống văn hóa tồn tại được phần lớn là nhờ vào giáo dục. Vì vậy, chức
năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa thực
hiện được chức năng này không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà
còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 20__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

hình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới, đồng thời nhờ
nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người,
trồng người (dưỡng dục nhân cách). Ta lấy một ví dụ cụ thể sau : một đứa trẻ sau khi ra
đời nếu được sống với bố mẹ, nó sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hóa nơi nó
sinh ra, còn nếu bị rơi vào rừng, nó sẽ mang tính cách của loài thú. Do đó, không phải

ngẫu nhiên mà trong các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” (culture, cultural) đều
chứa đựng một nghĩa chung là chăm sóc, giáo dục……
Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phát sinh là đảm bảo tính kế tục
của lịch sử: Nếu gen sinh học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thể con người thì
văn hóa là một thứ “gen” xã hội di truyền phẩm chất của con người lại cho các thế hệ
mai sau. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích
lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển
của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó ràng
buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị
đồng thời nó được duy trì bằng các truyền thống văn hóa.
 Kết luận:
Trên đây là một số các nguồn lực chủ yếu để tạo nền tảng cho sự phát triển
du lịch của một quốc gia; đồng thời cũng là những cơ sở cụ thể để ta có thể đi sâu vào
nền văn hóa của một quốc gia nào đó. Đây cũng chính là cơ sở để tôi nghiên cứu cho
luận văn của mình.
Các nguồn tài nguyên du lịch có thể đóng vai trò quan trọng ở nhiều vị trí
khác nhau, nhưng chúng lại có một mối quan hệ khá mật thiết, tạo thành một tổng thể
để phát triển du lịch của một quốc gia. Nhưng vấn đề cụ thể nơi đây chúng ta đề cập
đến đó là nền văn hóa của một đất nước – là Thái Lan. Do vậy, tìm hiểu những vai trò,
chức năng…của văn hóa theo một bước tổng quát rồi áp dụng đưa vào thực tế là một
điều vô cùng hấp dẫn và thú vị. Song, để sàng lọc ra những gì là hay nhất, tinh túy
nhất là cả một quá trình dài và mang nhiều thử thách.

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 21__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ



Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

CHƯƠNG II
TOÀN CẢNH ĐẤT NƯỚC THÁI LAN
--  -Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, Thái Lan vẫn
luôn nổi danh với đầy ắp những điều bí ẩn và kỳ lạ, nơi đây không chỉ là một
xứ sở nhiệt đới thần tiên mà còn là một bức tranh rực rỡ với muôn vàn sắc
màu tôn giáo. Bên cạnh những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng thì nền văn
hóa nơi đây cũng là một điểm nhấn vô cùng quan trọng trong việc tô điểm
thêm cho hình ảnh của chính đất nước Thái Lan – hình ảnh của một “Vương
quốc tự do, quyến rũ, mê hoặc và tràn đầy sự hấp dẫn”.

1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.
1.1.Vị trí địa lý.
Vương quốc Thái Lan nằm ở phía Nam của lục địa châu Á, tại vị trí trung tâm
vùng Đông Nam Á. Cùng với tổng diện tích tự nhiên là 514.000km2, Thái Lan xếp
hạng thứ 49 trên thế giới về diện tích và rộng thứ ba tại Đông Nam Á ( chỉ xếp sau
Indonesia và Myanma).

Với vị trí trải dài 1.650km từ Bắc đến Nam và 770km từ Đông sang Tây. Thái
Lan có các biên giới như sau: phía Bắc tiếp giáp với Lào và Myanma; phía Đông giáp
với Campuchia và Vịnh Thái Lan; phía Tây giáp với Myanma và Ấn Độ Dương và
phía Nam giáp với Malaysia.
Về tọa độ địa lý, Thái Lan nằm vào khoảng giữa: các vĩ tuyến Bắc 5 030’ –
20025’; các kinh tuyến Đông 97030’- 106075’.
Về hình thể, vương quốc Thái Lan có hình dạng giống với đầu con voi nhìn về
phía Tây và điều đặc biệt hơn nữa là thủ đô Bangkok đặt nằm ngay ở vị trí răng voi.
1.2.Khí hậu.
Giống như các điều kiện tự nhiên chung của các nước Đông Nam Á, Thái Lan
chịu ảnh hưởng của gió mùa với chế độ gió nóng và ẩm, thổi từ phía Tây Nam trong

thời gian 6 tháng (từ tháng 5 – 10 ) mang lại nhiều cơn mưa và cung cấp lượng nước rất
lớn vào mỗi tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình thay đổi theo các tháng trong
khoảng từ 130C đến 350C. Các vùng xa biển chịu ảnh hưởng của gió mùa ít hơn (miền
Trung và miền Bắc) và có một phần chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa. Riêng miền
Nam lượng mưa trung bình lên đến 2000 – 3000mm hàng năm. Cá biệt có nơi lên tới
6000m như tại Rayong và Chanthaburi. Vùng này có nhiệt độ ổn định tương đối cao
với một mùa mưa chiếm thời gian ngắn.
Ở vùng miền Trung khí hậu cũng có những nét tương tự, trừ những nơi có địa
hình cao thì có lượng mưa ít hơn. Hàng năm có khoảng 125 ngày mưa với lượng mưa
1.400mm. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ở vùng này ít thay đổi tương tự như
nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Khác với miền Trung và miền Nam, ở miền
Bắc do nằm sâu trong lục địa nên lượng mưa là 1000 mm.

GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 22__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

Hình 01: Bản đồ đất nước Thái Lan.
(Nguồn : www.visit-thailand.info)

1.3.Địa hình.
Địa hình Thái Lan chia thành 4 vùng rõ rệt như sau: (Phụ lục hình ảnh)
 Miền Bắc (170.006 km2): là miền đất có địa hình tương đối cao với nhiều đồi
núi, ngọn núi cao nhất là Ithanom (2576 m), đây cũng là một bộ phận phía Nam của
dãy cao nguyên chạy từ Tây Tạng qua Vân Nam. Vùng này có nhiều rừng núi bao phủ,

với nhiều loại lâm sản có giá trị, đặc biệt là gỗ tếch - một sản phẩm rất nổi tiếng có giá
trị xuất khẩu đồng thời cũng là một loại vật liệu xây dựng chủ yếu trong những ngôi
nhà truyền thống của Thái Lan. Về phía Nam địa hình thấp dần, trở thành những vùng
đồi, gò, có bốn dòng sông không lớn chạy theo hướng Bắc – Nam (sông Ping, sông
Oang, sông Iom và sông Nan) thường được sử dụng trong việc vận chuyển các mặt hàng
lâm sản. Ở vùng này có đô thị lớn thứ hai của Thái Lan là TP Chiang Mai - một trung
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 23__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


Luận văn tốt nghiệp: “Vương quốc Thái Lan” – Nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hóa.

tâm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử quan trọng và cũng là nơi có nhiều
phong cảnh đẹp.
 Miền Đông Bắc (170.226 km 2): chủ yếu là vùng cao nguyên Khrovat, nơi đây
có phạm vi khá rộng chiếm tới 1/3 diện tích của cả nước. Đồng thời, đây là vùng đất
có điều kiện thiên nhiên kém thuận lợi vì đất đai khô cằn, bạc màu, tuy nhiên vẫn có
nhiều thuận lợi cho nghề trồng trọt. Trong cả vùng chỉ có một con sông tương đối quan
trọng là Nậm Mun và một con sông nhỏ là Nậm Xi, về mùa mưa phần lớn đất đai ngập
nước và đến mùa khô thì lại hạn hán, cư dân tận dụng những thung lũng nhỏ để trồng
lúa, trồng thuốc lá và chăn nuôi trâu bò.
 Miền Trung (103.579 km2): là vùng trung tâm được coi là miền quan trọng
nhất Thái Lan vì đây là một vùng đồng bằng rộng lớn rất phì nhiêu, màu mỡ, là vựa
lúa chủ yếu của cả nước. Vùng này có điều kiện thiên nhiên thuận lợi nhờ có con sông
lớn là sông Mê Nam (Chaopraya dài 365 km), tạo nên vùng đồng bằng rộng lớn tới hơn
3 vạn km2; cũng nhờ các điều kiện thiên nhiên thuận lợi, vùng này tập trung tới 2/3
dân cư làm nông nghiệp của cả nước.

Nơi đây có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội của toàn thể đất nước Thái
Lan, vì nó không những cung cấp lương thực cho toàn dân mà còn là nguồn xuất cảng
quan trọng với nhiều mặt hàng nông sản, nhất là gạo chiếm hàng đầu trên thế giới, với
số gạo xuất khẩu hàng năm khoảng trên 4 triệu tấn. Ngoài ra, ở miền Trung còn có
một con sông ít quan trọng hơn là sông Mê Khlong, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây, bồi
đắp cho những cánh đồng nhỏ hơn sinh sôi, phát triển. Về phía Đông Nam của miền
Trung cũng có những cánh đồng lúa với dân cư khá đông đúc nằm phía gần vịnh Thái
Lan.
 Miền Nam: là dãy đất hẹp chạy dài giáp với Malaysia, nằm kẹp giữa vịnh
Thái Lan và biển Anđaman. Đây là vùng bán đảo do dãy núi Tenaserim kéo dài tạo
thành. Phía bờ Tây có núi cao hiểm trở, phía bờ Đông có nhiều hải cảng và cũng là nơi
có nhiều phong cảnh đẹp để có thể phát triển các cơ sở du lịch. Trong vùng này, sông
ngòi tạo nên những đồng bằng nhỏ hẹp, khí hậu thích hợp trồng nhiều loại cây công
nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, ca cao… trong lòng đất có nhiều mỏ quan trọng
như thiếc ở Phuket, vùng này cũng có mỏ Voonphram và ngoài khơi có mỏ dầu nhưng
quy mô không lớn. Miền Nam là nơi cư dân tương đối đông đúc, họ sống chủ yếu bằng
nghề trồng lúa, dừa, cọ, cao su, đánh cá……

2.LƯỢC SỬ THÁI LAN.
2.1.Nguồn gốc tên gọi.
Thái Lan có tên gọi đầy đủ là “Vương quốc Thái Lan”, nằm ở giữa bán đảo
Đông Dương và phía Bắc bán đảo Mã Lai, tên nước có nguồn gốc từ tiếng của dân tộc
Thái, người Thái Lan gọi nước mình là Mengtagi, trong tiếng Thái “Meng” có nghĩa
là quốc gia, “tai” có nghĩa là tự do. Vì thế, Thái Lan có nghĩa là “miền đất của tự do”,
“đất nước của tự do”.
Trong lịch sử, Thái Lan từng được gọi là Xiêm La, nhưng từ xưa đến nay
nhân dân Thái Lan chưa bao giờ tự xưng là người Xiêm La, cũng không gọi nước
Xiêm La, dân tộc Thái và dân tộc Thiện của Myanma giống nhau, chữ Xiêm là truyền
từ chữ Thiện mà ra. Xiêm La vốn là tên phiên âm tiếng Anh của Mengtai. Sử sách
Trung Quốc ghi chép rằng, giữa thế kỷ XIV, nước Xiêm La và nước La Hộc ở miền

Trung hợp lại, gọi chung là nước Xiêm La. Tuy nhiên, từ thế kỷ VI, trong một sách sử
GVHD : Th.s Hồ Thị Thu Hồ

( __ Trang 24__ )

SVTH : Võ Ngọc Thơ


×