Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH của đảo JEJU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH
---------- ‫ ﯽﯽ‬----------

TRẦN NGỌC MAI

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA ĐẢO JEJU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

 Cần Thơ, tháng 4/2012 


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH
---------- ‫ ﯽﯽ‬----------

TRẦN NGỌC MAI
6086557

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH
Giảng viên hướng dẫn

HUỲNH TƯƠNG ÁI


 Cần Thơ, tháng 4/2012 


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 1
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ..................................................... 2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................................... 2
5.2. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................. 2
5.3. Phương pháp bản đồ .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH .......................................................................................... 4
1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH ....................................................................................... 4
1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch .............................................................................. 4
1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch................................................................................ 4
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .......................................................................................4
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .....................................................................................4
1.3. KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT............................. 5
1.3.1. Kết cấu hạ tầng .................................................................................................... 5
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................................................................ 5

TRẦN NGỌC MAI (6086557)


i

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
1.3.2.1. Khách sạn ........................................................................................................................5
1.3.2.2. Cơ sở ăn uống .................................................................................................................5
1.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................. 5
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC VÀ ĐẢO JEJU

6

2.1. ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC ...................................................................................... 6
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 6
2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................................6
2.1.1.2. Khí hậu ............................................................................................................................7
2.1.1.3. Địa hình ...........................................................................................................................7
2.1.2. Kinh tế - Xã hội .................................................................................................. 7
2.1.2.1. Dân cư .............................................................................................................................7
2.1.2.2. Xã hội ...............................................................................................................................8
2.1.2.3. Kinh tế..............................................................................................................................8
2.1.3. Văn hóa ............................................................................................................... 8
2.1.3.1. Trang phục .....................................................................................................................8
2.1.3.2. Ngôn ngữ và Chữ viết ..................................................................................................8
2.1.3.3. Nhà truyền thống ..........................................................................................................9
2.1.3.4. Ẩm thực ...........................................................................................................................9
2.1.4. Thể chế chính trị ................................................................................................. 9
2.2. ĐẢO JEJU ............................................................................................................. 11


TRẦN NGỌC MAI (6086557)

ii

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
2.2.1. Tự nhiên Jeju .................................................................................................... 11
2.2.2. Lịch sử Jeju ....................................................................................................... 12
2.2.3. Kinh tế - Xã hội ................................................................................................ 12
2.2.4. Đơn vị hành chính............................................................................................. 13
2.2.5. Những điều đặc biệt trên đảo Jeju .................................................................... 13
2.2.5.1. Hòn đảo “tam đa”......................................................................................................13
2.2.5.2. Hải nữ (Haenyo) .........................................................................................................14
2.2.6. Du lịch Jeju ....................................................................................................... 15
2.2.6.1. Khái quát du lịch Jeju.................................................................................................15
2.2.6.2. Một số điểm nổi bật trong du lịch Jeju ..................................................................16
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRÊN ĐẢO JEJU

17

3.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA JEJU ................................................................. 18
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................................. 18
3.1.1.1. Đỉnh Hallasan .............................................................................................................18
3.1.1.2. Thác nước Cheonjiyeon ............................................................................................19
3.1.1.3. Vách đá Jusangjeoli ...................................................................................................20
3.1.1.4. Tảng đá hình đầu rồng Youngdam rock ...............................................................20
3.1.1.5. Đỉnh Seongsan Ilchulbong .......................................................................................20
3.1.1.6. Biển Jeju........................................................................................................................21

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................................. 22

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

iii

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
3.1.2.1. Làng văn hóa dân tộc Seongeup .............................................................................22
3.1.2.2. Đền Kwanumsa ...........................................................................................................23
3.1.2.3. Tượng thần Dol Hareubang ....................................................................................23
3.1.2.4. Các bảo tàng ................................................................................................................23
3.1.2.5. Lễ hội .............................................................................................................................26
3.1.3. Các tài nguyên du lịch khác .............................................................................. 27
3.1.3.1. Công viên Hallim: ......................................................................................................27
3.1.3.2. Mê cung Gimnyeong ..................................................................................................27
3.1.3.3. Vườn thực vật Yeomiji ...............................................................................................28
3.1.3.4. Công viên Love Land .................................................................................................28
3.1.3.5. Con đường ma quái .....................................................................................................28
3.1.3.6. Phim trường All In House ........................................................................................29
3.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU DỊCH Ở JEJU ............................................................................... 29
3.2.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 29
3.2.1.1. Giao thông đường hàng không ...............................................................................29
3.2.1.2. Giao thông đường bộ .................................................................................................30
3.2.1.3. Giao thông đường thủy .............................................................................................31
3.2.1.4. Nguồn cung cấp điện .................................................................................................32
3.2.1.5. Nguồn cung cấp nước ................................................................................................32

3.2.1.6. Thông tin liên lạc ........................................................................................................33
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

iv

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................................... 33
3.2.2.1. Khách sạn, nhà hàng .................................................................................................33
3.2.2.2. Trung tâm mua sắm.....................................................................................................33
3.2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật khác .....................................................................................34
3.2.3. Chính sách phát triển du lịch ............................................................................. 34
3.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH Ở JEJU .............................................. 35
3.3.1. Khách du lịch ..................................................................................................... 35
3.3.2. Doanh thu du lịch............................................................................................... 37
KẾT LUẬN

37

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................................... 38
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

40

PHẦN PHỤ LỤC

41


TRẦN NGỌC MAI (6086557)

v

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi thế giới ngày càng hiện đại, mức sống con người ngày một nâng
cao thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của họ. Du lịch
giúp con người thư giãn, tiếp cận nơi họ muốn đến, khám phá những vùng đất mới
v.v…Kể từ đó du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên
thế giới.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, du lịch đã dần trở thành nhu cầu cần thiết của
con người, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên trái đất. Theo
đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organization), hiện nay
hàng năm trên thế giới có ba tỉ lượt người đi du lịch, riêng khách du lịch quốc tế có thể
lên đến một tỉ lượt người mỗi năm. Rõ ràng rằng du lịch không còn là một hiện tượng
lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó. Ngày nay du lịch đã trở thành
một hiện tượng phổ biến vói mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của con người, góp phần bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch
sử, văn hóa, củng cố hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc .v.v…
Thông qua đề tài tôi hy vọng sẽ củng cố, tổng kết lại những kiến thức cơ bản mà
Thầy Cô đã truyền dạy trên giảng đường Đại học, góp phần nâng cao kiến thức cho
bản thân. Tôi cũng hy vọng sau khi hoàn thành xong đề tài này có thể giúp bạn đọc có
cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về đất nước Hàn Quốc, mà tiêu biểu là đảo JeJu – kỳ quan

thế giới mới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch của đảo Jeju – Hàn Quốc”,
tôi muốn giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn, hiểu rõ hơn về hòn đảo xinh đẹp này với
nhiều tiềm năng phát triển du lịch và đặc biệt là thấy được cách làm du lịch của người
Hàn Quốc. Qua đó, đề tài còn giúp tôi mở rộng kiến thức về các điểm du lịch hấp dẫn
ở khu vực Đông bắc Á, mà cụ thể là đảo JeJu, từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm bổ ích
ứng dụng vào việc khai thác và phát triển ngành du lịch nước nhà.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do kiến thức về đề tài thì vô hạn mà kiến thức hiểu biết của bản thân và thời
gian thì hữu hạn cũng như điều kiện tiếp xúc, tiếp cận môi trường thực tế còn nhiều
khó khăn và hạn chế. Nên khi nghiên cứu đề tài tôi chỉ trình bày về vấn đề: “Du lịch ở
đảo JeJu”của Hàn Quốc
Về phần nội dung tôi sẽ trình bày một cách sơ lược về hai vấn đề: vấn đề thứ
nhất là về tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch của đảo JeJu như: kết cấu hạ tầng –
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ chế, chính sách của Nhà Nước – yếu tố chính trị, nhu cầu và
thời gian rỗi của du khách. Vấn đề thứ hai là hiện trạng phát triển du lịch ở đảo JeJu.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là lãnh thổ đảo JeJu của Hàn Quốc, tôi nghiên cứu
những vấn đề trên trong những năm gần đây, từ năm 2007 đến 2012. Và thời gian tôi
bắt đầu nghiên cứu và hoàn thành đề tài là bốn tháng (từ tháng 01/2012 đến tháng
04/2012).
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế lớn của châu Á, là một đất nước có
nền văn hóa đặc sắc. Trong những năm gần đây, làn sóng giải trí Hàn Quốc phủ sóng
mạnh mẽ tại khắp châu Á, làm cho đất nước này ngày càng được mến mộ và nhu cầu
du lịch Hàn Quốc cũng tăng cao, chính vì vậy mà có ngày càng nhiều tài liệu viết về
đất nước này. Trong đó “tìm hiểu VĂN HÓA HÀN QUỐC” – NXB VĂN HÓA
THÔNG TIN – 2011 do NGUYỄN TRƯỜNG TÂN biên soạn là tài liệu tôi tham
khảo nhiều nhất. Cuốn sách này đã cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết về đất
nước và con người Hàn Quốc, từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho đến các khía
cạnh văn hóa cũng như giới thiệu những địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước này,
trong đó có Jeju. Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi hoàn thành bài luận văn của
mình.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiềm tòi thu thập những tài liệu có liên
quan đến đối tượng từ nhiều nguồn khác nhau, đáng tin cậy như: sách báo, tạp chí,
video clip v.v… Đồng thời xử lí tài liệu bằng cách phân tích, chọn lọc những thông tin
quan trọng, nổi bật, phù hợp với quan điểm của bản thân, từ đó sắp xếp tài liệu để làm
thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
5.2. Phương pháp thống kê toán học
Từ những nguồn tài liệu đã thu thập được, trong đó những số liệu tôi đã đưa về
bảng biểu, biểu đồ để việc xem xét đối tượng sinh động và trở nên có trật tự, dễ so
sánh hơn. Từ đó có thể rút kinh nghiệm và đề ra phương pháp để tổ chức các hoạt động
du lịch thích hợp hơn.
5.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp quan trọng, khi dùng phương pháp này có thể làm tăng tính
trực quan và sinh động của đề tài, giúp tôi xác định được vị trí địa lí, vị thế, tiềm năng
chính xác của đảo JeJu trong ngành du lịch của Hàn Quốc. Nắm bắt được sự phân bố
đa dạng của nguồn tài nguyên du lịch. Đồng thời phương pháp này còn cung cấp nhiều

TRẦN NGỌC MAI (6086557)


2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
thông tin hữu ích như: tuyến giao thông, sự phân bố các điểm du lịch, cơ sở vui chơi
giải trí v.v… Từ đó có thể tổ chức, liên kết những hoạt động du lịch thích hợp.

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt
động khác. Vì vậy khái niệm du lịch hiện nay có rất nhiều ý kiến và sự tranh luận.
Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canada (1991) đã đưa ra định nghĩa:
“Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên của
mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định
trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền
trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan

đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.
1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo
của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch”.
Theo luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cấu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Như vậy có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc
nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch.
1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Ưu thế của phần lớn các tài nguyên du lịch
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
nhân văn là không có tính mùa vụ (trừ lễ hội), không phụ thuộc nhiều vào các điều
kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác.
Lễ hội: mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những lễ hội đặc trưng riêng. Lễ hội là
hình thức sinh hoạt văn hóa phản ánh đời sống tâm linh của mỗi cộng đồng. Lề hội
gồm có hai phần liên quan với nhau rất chặt chẽ: phần Lễ mang tính lễ nghi, trang
trọng nhằm tưởng niệm hoặc cầu chúc…, phần Hội mang tính sinh hoạt vui chơi của
cộng đồng.
Bảo tàng: Đây là điểm tham quan du lịch có giá trị giúp cho du khách tìm hiểu
về các di tích, các hiện vật vật chủ đề tập trung và hấp dẫn.
1.3. KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
1.3.1. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng bao gồm chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông đường
hàng không, đường bộ, đường thủy, hệ thống thông tin liên lạc, nguồn cung cấp điện,
nước cho điểm du lịch mà có thể đáp ứng được nhu cầu và thu hút du lịch của điểm du
lịch đó và khách du lịch ở nơi khác đến.
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1.3.2.1. Khách sạn
Khách sạn là cơ sở kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu du lịch của du khách
trong thời gian ngắn, trong đó có nhu cầu trực tiếp (nghỉ ngơi, ăn uống…). và nhu cầu
gián tiếp (giải trí, thể thao…).
1.3.2.2. Cơ sở ăn uống
Cơ sở ăn uống bao gồm các nhà hàng lớn hay nhà hàng trong khu vực khách
sạn, các quán ăn bình dân chuyên phục vụ các món ăn đặc trưng và các món ăn khác
tại điểm du khách đến.
t1.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Các cơ chế chính cách của một quốc gia luôn luôn là nhân tố tác động trực tiếp
và mạnh mẽ đến hoạt động du lịch. Đường lối chung là những định hướng lớn về mặt

kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách là các quy định cụ thể của nhà nước và các
địa phương về du lịch nói riêng và các quy định khác nhằm làm cho du lịch ở một nơi
phát triển.

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
CHƯƠNG 2

KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC VÀ ĐẢO JEJU
2.1. ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC
- Tên chính thức: Đại Hàn Dân Quốc hay Hàn Quốc
- Đơn vị tiền tệ: Won (KRW)
- Chính phủ: Cộng hòa tổng thống
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Bản đồ Hàn Quốc
(Nguồn: />Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, có diện tích 100.141 km2, nằm ở nửa
phía nam của bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam. Phía
Bắc Hàn Quốc giáp với Bắc Triều Tiên. Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản,
phía Tây Hàn Quốc là Hoàng Hải.
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
2.1.1.2. Khí hậu
Nằm trên bán đảo Triều Tiên nên khí hậu của Hàn Quốc là kiểu khí hậu lục địa
gió mùa với bốn mùa được phân biệt rõ rệt.
ùa đông ở Hàn Quốc bắt đầu vào tháng 10 kéo dài tối đa là tháng ở miền
ắc của vùng bán đảo, nhưng thường bát đầu vào tháng 12 và chỉ kéo dài khoảng 3
tháng ở vùng trung tâm và phía Nam. Nhiệt độ trung bình thường dưới âm độ trong
suốt tháng 12, tháng 1 và tháng 2, ngoại trừ vùng biển phía ắc của nước này. Tháng 1
là tháng lạnh nhất trong năm tại Hàn Quốc, trời lúc này bắt đầu đổ tuyết và còn đóng
băng, trong những thời gian còn lại mùa đông khô và lạnh.
ùa xuân ở Hàn Quốc bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc tháng 5, thường vào
khoảng thời gian hoa anh đào nở rộ bao phủ những đồi núi và đồng bằng. Vào mùa
Xuân thời tiết ở Hàn Quốc thường ôn hòa và khô ráo. ặc dù sương giá thỉnh thoảng
xuất hiện vào đầu mùa và những cơn bão bụi màu vàng thường xảy ra trong tháng Tư
và tháng Năm.
Không gian thoáng đãng với tiết trời se lạnh Thời tiết trở nên ôn hoà, bầu trời
cao và trong vắt, những rừng cây ngập sắc lá vàng rơi đó chính là mùa thu ở Hàn
Quốc, bắt đầu tháng 9 và kết thúc tháng 11. Đây là thời gian lý tưởng đến du lịch Hàn
Quốc.
ùa hè Hàn Quốc nổi tiếng là mưa nhiều và thường diễn ra vào suốt tháng 6
đến tháng 9, nóng và ẩm là đặc điểm của thời tiết Hàn Quốc vào mùa này. Trong suốt
mùa hè những cơn bão Đông Á sẽ đe doạ hoành hành bất cứ lúc nào gây nhiều thiệt
hại nặng nề trên bán đảo Triều Tiên.
2.1.1.3. Địa hình
Hàn Quốc có địa hình chủ yếu là đồi núi. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ
rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía Đông; vùng đồng bằng

duyên hải ở phía Tây và Nam. ãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn
thứ hai thế giới.
2.1.2. Kinh tế - Xã hội
2.1.2.1. Dân cư
Theo thống kê năm 2009, dân số Hàn Quốc là 50.0 2.000 người, mật độ trung
bình 500 người/km2, là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao trên thế giới.
Dân số Hàn Quốc tập trung chủ yếu tại tỉnh gyeonggy, thủ đô Seoul và thành phố
Busan.
Tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc là 80,5 tuổi (2009). Hàn quốc đang đối
mặt với tình trạng dân số ngày càng già đi khi có đến 11% dân số trên 5 tuổi, làm gia

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
tăng gánh nặng lên các quỹ trợ cấp và nguồn nhân lực. Trong những năm gần đây, tỉ lệ
sinh ở Hàn Quốc đã có dấu hiệu tăng trở lại, góp phần cải thiện tình hình.
2.1.2.2. Xã hội
(-). Thành phần dân tộc
Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân
tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa và một số lao đông di cư từ
châu Phi và các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ). Một bộ phận không nhỏ
người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc.
Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài như tại
Nhật Bản, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Sau đó một số
người di cư về nước và họ mang hai quốc tịch.

(-). Tôn giáo
Theo thống kê tại hàn quốc, 51% dân số nước này có tín ngưỡng tôn giáo.
Trong đó 49% là tín đồ của đạo Phật, 49% là tín đồ của Kito giáo (trong đó 39% theo
tin lành, 10% theo công giáo), 1% theo Khổng giáo, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.
Người Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, những người dân không theo
đạo vẫn tổ chức những ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Tuy các tín đồ của đạo
Kổng chỉ chiếm 1% số người có tôn giáo ở Hàn Quốc, nhưng các giá trị của đạo
Khổng vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống hàng ngày của người dân xứ Hàn.
2.1.2.3. Kinh tế
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế thị trường, trong đó nhà nước đóng vai trò
quan trọng. cách đây 30 năm, Hàn Quốc là một nền kinh tế kém phát triển khi tổng sản
phẩm quốc nội tương đương với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á. Đến năm 2005,
với chính sách phát triển hợp lý, Hàn Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế
giới, với GDP danh nghĩa đạt 789 tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 16.270
USD (đứng thứ 33 trên thế giới).
2.1.3. Văn hóa
2.1.3.1. Trang phục
Hanbok là biểu tượng trang phục truyền thống của người Hàn Quốc, đã tồn tại
hàng ngàn năm. Trước khi xuất hiện Âu phục cách đây khoảng 100 năm, hanbok là
trang phục được mặc hàng ngày. Ngày nay, hanbok thường được người Hàn Quốc
những dịp trọng đại như lễ tết , đám cưới hay ngày Chuseok (ngày lễ tạ ơn).
2.1.3.2. Ngôn ngữ và Chữ viết
Người Hàn Quốc có ngôn ngữ chính là tiếng Hàn Quốc (Hangul). Hangul ban
đầu có tên gọi là Hunmin jeong-eum. Hệ thống chữ cái này được xây dựng từ năm
1446 bởi vị vua của triều đại Joseon – vua Sejong. Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngôn ngữ
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
đa âm tiết với 19 phụ âm (14 phụ âm đơn và 5 phụ âm kép) và 21 nguyên âm (8
nguyên âm đơn nà 13 nguyên âm kép). Hangeul là một hệ thống chữ viết chuẩn, phù
hợp với thời đại giao tiếp ngày nay.
2.1.3.3. Nhà truyền thống
Nhà truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Hanok, là sự kết hợp hài hòa
giữa thiên nhiên và con người thể hiện qua việc trang trí nội thất và chất liệu xây dựng.
Điểm độc đáo của ngôi nhà Hàn Quốc là hệ thống sưởi ấm (gọi là Ondol gudeul), hệ
thống làm mát (Daecheong). Những hệ thống này đặc biệt được tập trung ở dưới sàn
nhà, vì người Hàn Quốc có thói quen làm việc, ngồi hay nằm, tất cả đều trên sàn nhà.
2.1.3.4. Ẩm thực
Lương thực chính của người Hàn Quốc là lúa gạo. Tuy nhiên, thức ăn đặc trưng
của người Hàn Quốc là các món lên men như kim chi (các loại rau lên men), jeotgal
(hải sản lên men), doenjang (đậu hủ lên men) hay kibap, mì lạnh naengmyeon…Chính
vì những món ăn đặc trưng này mà Hàn Quốc còn được mệnh danh là “xứ sở kim chi”.
Theo cách ăn của người Hàn Quốc tất cả các món ăn đều được dọn lên bàn một
lần và người ta thường dùng thìa để ăn.
- Kim chi: ón ăn này ra đời khoảng thế kỷ thứ VII, với nguyên liệu là các loại
rau, củ, cùng với gia vị: tỏi, hành, ớt, gừng để chờ lên men. Ngày nay có hàng trăm
loại kim chi khác nhau như kim chi bắp cải, kim chi củ cải, kim chi hành lá…
- Rượu Soju: loại rượu đặc trưng của Hàn Quốc, tương tự như vodka, nhưng
nhẹ hơn, rượu này được ủ từ ngũ cốc hay khoai lang.
2.1.4. Thể chế chính trị
Hàn Quốc hiện là một nước dân chủ khiếm khuyết và theo chế độ cộng hòa tổng
thống. Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc theo hiến pháp của nước này, là người đứng đầu
nhà nước, điều hành chính quyền, và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của đất
nước. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. Chính phủ có tối thiểu
15 và tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định. Chức vụ thủ

tướng cũng như bộ trưởng phải được sự thông qua của quốc hội. Hiến pháp và Luật
Bầu cử Tổng thống sửa đổi năm 1987 cho phép lựa chọn tổng thống bằng phương
pháp đầu phiếu kín, trực tiếp. Trước đó suốt 1 năm, tổng thống Hàn Quốc được bầu ra
bằng hình thức gián tiếp.
Nhiệm kỳ của tổng thống Hàn Quốc là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm
kỳ. Nếu xảy ra tình huống không có tổng thống, sẽ phải tổ chức bầu cử tổng thống
ngay trong vòng 0 ngày và trong thời gian đó trách nhiệm của tổng thống sẽ do thủ
tướng hoặc một thành viên cao cấp của nội các tạm gánh vác. Trong khi đương chức,

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
tổng thống được miễn truy tố về các trách nhiệm hình sự ngoại trừ việc nổi dậy hoặc
phản quốc.
Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện . Đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm
một lần. Quốc hội có tất cả 299 đại biểu.
Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là Toà án tối cao.
Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án
gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ định ba người trong số này,
ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của tổng thống.
Chánh án toà án tối cao là người chỉ định ba thẩm phán còn lại.
Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm là ông I yeong-bak (Lý inh ác).

TRẦN NGỌC MAI (6086557)


10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
2.2. ĐẢO JEJU
2.2.1. Tự nhiên Jeju

Vị trí đảo jeju trên lãnh thổ hàn quốc
(Nguồn: />Jeju là đảo lớn nhất tại hàn quốc với diện tích là 1.84 km2, Jeju nằm trong eo
biển Triều Tiên phía tây nam của tỉnh Jeollanam-do, thuộc tỉnh Jeollanam-do trước
đây. Năm 194 Jeju được tách thành một tỉnh riêng biệt với thủ phủ là thành phố Jeju.
Đảo Jeju là đảo núi lửa hình thành do sự hoạt động của núi lửa cách đây
khoảng 2 triệu năm. đoạn dài nhất trên đảo là 73 km, đoạn rộng nhất là 41 km. Trung
tâm của đảo là Hallasan, ngọn núi cao nhất Hàn Quốc và là ngọn núi lửa không hoạt
động. Núi vươn cao tới 1.950 m trên mực nước biển. Tổng cộng có 3 0 núi lửa vệ tinh
quanh ngọn núi chính này và là nơi tập trung nhiều ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động
nhất trên thế giới.
Jeju nằm cách đất liền 130 km, khí hậu của đảo chịu ảnh hưởng của khối khí
đại dương nên thời tiết trên đảo mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, nhiệt độ cao
nhất trong những tháng hè không quá 33 độ C, nhiệt độ thấp nhất trong những tháng
mùa đông không dưới 10 độ C.

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
Jeju có phong cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ và tươi đẹp, năm 2002, jeju
được unesco công nhận là khu vực bảo tồn môi trường sinh học, và trở thành một
trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới vào năm 2007.
2.2.2. Lịch sử Jeju
Jeju xưa là vương quốc Đam La. Vương quốc Đam La hay Đam La Quốc là
một nhà nước từng tồn tại trên hòn đảo JeJu từ khoảng năm 57 TCN. Không có tư liệu
nói về việc hình thành hay lịch sử ban đầu của Đam La Quốc. Theo truyền thuyết ba
người sáng lập thần thánh của đất nước là Ko, Yang và u đã hiện lên từ ba huyệt
dưới lòng đất vào thế lỷ 24 TCN. Các huyệt này được gọi là Samseonghyeol (Tam
tính huyệt), đến nay vẫn được bảo tồn ở thành phố JeJu.
Vương quốc này còn được gọi với những tên như Đam âu La Quốc, Thiệp
La, Thác La, Đảm La hay Tế Châu Di Quốc.
Các bằng chứng khảo cổ cho thấy người dân Đam La đã có các hoạt động giao
thương với nhà Hán tại Trung Quốc và Yayoi Nhật Bản, cũng như bán đảo Triều Tiên
vào thế kỷ thứ 1 SCN. Tham khảo lịch sử đầu tiên về vương quốc có thể là từ thế kỷ
thứ 3 SCN.
Năm 47 , Đam La trở thành một nước phiên thuộc của ách Tế (Baekje),
vương quốc kiểm soát phần tây nam của bán đảo Triều Tiên và có mối quan hệ thân
thiết với Nhật Bản. Khi ách Tế suy yếu, Đam La chuyển sang phiên thuộc Tân La
(Silla). Vào một số thời điểm trong giai đoạn cuối của thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên,
Đam La đã chính thức khuất phục trước Tân La. Tân La sau đó phong cho ba hoàng tử
của Đam La tước hiệu mà họ vẫn còn giữ lại trong lịch sử của vương quốc: Tinh chủ
(Seongju), Vương tử (Wangja), và Đô nội (Donae).
Đam La đã có một thời gian ngắn giành lại được độc lập sau sự sụp đổ của Tân
La vào năm 935. Tuy nhiên, hòn đảo sau đó thuộc ách Tế rồi lại bị Cao Ly chinh
phục vào năm 938, và chính thức sát nhập năm 1105. Vua Cao Ly đổi tên đảo thành
Tế Châu. Tuy nhiên, vương quốc vẫn duy trì quyền tự trị bản địa cho đến năm 1404,
khi vua Thái Tông đặt hòn đảo dưới sự kiểm soát của triều đình trung ương và chấm

dứt sự tồn tại của tinh chủ Tế Châu, sát nhập Đam La vào Triều Tiên.
Năm 1910 Nhật Bản đặt nền đô hộ Jeju cùng toàn thể nước Cao Ly. Sau Thế
Chiến thứ II thì chủ quyền trao lại chính phủ Đại Hàn Dân Quốc. Năm 194 Tế Châu
được tách khỏi Jeollanam-do (Toàn La Nam đạo) để lập tỉnh Jeju. Năm 200 thì lập
tỉnh tự trị. Đây là tỉnh tự trị duy nhất của Hàn Quốc.
2.2.3. Kinh tế - Xã hội
Theo thống kê năm 2004, đảo jeju có dân số là 5 0.000 người, mật độ trung
bình là 303 người/km2. Trước đây jeju là vùng đất nghèo khó nhất ở hàn quốc, do vị
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
trí cách xa đất liền, hiện nay kinh tế jeju đã có nhiều thay đổi, vào năm 200 , GDP
của jeju đạt 8 tỷ usd, thu nhập bình quân đầu người là khoảng 15.000 usd. Kinh tế
chính trên đảo là nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản và du lịch.
2.2.4. Đơn vị hành chính
Tỉnh jeju hay jeju – do (tế châu đạo) là tỉnh tự trị duy nhất và cũng là tỉnh nhỏ
nhất ở hàn quốc, trước đây jeju thuộc tỉnh jeollanam, đến năm 194 , jeju được tách
thành một tỉnh riêng biệt. hiện nay tỉnh jeju được chia ra làm 2 đơn vị hành chính là
thành phố jeju và thành phố seogwipo.
Thành phố Jeju (Tế Châu) ở phía ắc của đảo và là thủ phủ của tỉnh đảo Jeju
tại Hàn Quốc và cũng là thành phố lớn nhất trên đảo Jeju, tọa độ 33°30′ 12 °31′Đ,
diện tích 977,8 km2. Ranh giới kéo dài 19,3 km từ đông sang tây, và 10,2 km từ bắc
xuống nam. Ở phía bắc, thành phố nhìn ra eo biển Triều Tiên và đối diện với tỉnh
Jeolla Nam trong đất liền. Ở phía nam, thành phố Jeju giáp với Seogwipo ở đỉnh của
ngọn núi Hallasan. Jeju được chia thành 19 phường, 4 thị trấn, và 3 xã.

Thành phố Seogwipo ở phía Nam, tọa độ 33o15’10” - 126033’40”Đ. Seogwipo
là một thành phố ở tỉnh Jeju Hàn Quốc với diện tích 8 9,82 km2. Dân số thời điểm
năm 2008 ước khoảng 155.000 người. Tháng 7 năm 200 , thành phố được mở rộng
bao gồm toàn bộ nửa phía nam của đảo Jeju, bao gồm 12 phường, 3 thị trấn, 2 xã.
Thành phố này là một trong những địa điểm đăng cai World Cup 2002.
2.2.5. Những điều đặc biệt trên đảo Jeju
2.2.5.1. Hòn đảo “tam đa”
Jeju được mệnh danh là hòn đảo “tam đa”, nghĩa là nơi có 3 cái nhiều, là nhiều
gió, nhiều đá và nhiều phụ nữ.
Nhiều đá bởi Jeju được hình thành do nham thạch của núi lửa phun trào. ởi
thế, đi trên đảo đâu cũng thấy đá đen, xốp. Đá là một phần linh hồn của đảo, đá nằm
khắp nơi hai bên đường, đá để xây nhà, đắp thành cổng, xây tường bao quanh nhà, làm
cột mốc phân cách giữa các làng, đá nằm dọc các bờ biển, đá được tạc tượng…
Nhiều gió là bởi Jeju nằm trên biển nên quanh năm lộng gió. Gió ở JeJu rất dữ
dội. Đặc biệt, ở những nơi có độ cao như đỉnh Hallasan, đỉnh Seongsan IIchulbong gió
càng dữ dội hơn, ngay cả trong thời tiết đã tương đối ấm áp của mùa xuân, du khách đi
bộ trên đảo luôn có cảm giác chông chênh như thể sắp bị thổi bay.
Ở Jeju ngày ấy có rất nhiều chàng trai làm nghề đánh cá. Trên chiếc thuyền
mong manh, vật lộn với sóng to gió lớn, với rét lạnh và rất nhiều người đã ra đi không
trở về hay đàn ông bỏ đảo để vào đất liền tìm kiếm những cơ hội làm việc tốt hơn, vì
vậy số lượng đàn ông trên đảo chênh lệch rất lớn so với phụ nữ. Cũng do sự thiếu hụt
này, phụ nữ trên đảo luôn mạnh mẽ và độc lập. Họ phải đảm trách rất nhiều công việc
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU

trong cuộc sống như đi làm kiếm tiền, chăm sóc con cái, nội trợ, lặn biển bắt cá…
Tượng đá người phụ nữ oằn lưng cõng nước, xuất hiện rất nhiều trên đảo như để ghi
nhận sự đảm đang và nhọc nhằn của người phụ nữ
ên cạnh “tam đa”, Ở Jeju có rất nhiều quýt, vườn quýt được trồng dọc bên các
con đường, không có người trông nôm nhưng không có ai hái trộm. Quýt ở đây trái
nhỏ mới ngon và ngọt giá khoảng 2000 won một bịt khoảng 15-10 trái. Đây là đặc sản
nổi tiếng nhất trên đảo. Một điều đặc biệt, không có ăn xin trên đảo jeju, nhà trên đảo
không có cửa lớn, không có ăn trộm và đặc biệt có một cái nhất: đó là không khí trong
lành nhất.
2.2.5.2. Hải nữ (Haenyo)
Haenyo, (hải nữ) là những người nữ thợ lặn ở đảo Jeju. Haenyo tiêu biểu cho
chế độ mẫu hệ ở đây.
Cho đến thế kỷ 19, thợ lặn ở Jeju hầu hết là đàn ông. Công việc này trở nên
không đem lại lợi ích cho đàn ông khi họ phải trả thuế cao, còn phụ nữ thì khác - họ
không phải trả. Phụ nữ tiếp quản việc lặn và vì sự phụ thuộc vào hải sản rất lớn ở hầu
hết các nơi ở Jeju, phụ nữ trở thành lao động chính. Cũng có thể nói rằng phụ nữ đơn
giản thích nghi với công việc này, với cơ thể giữ nhiệt tốt và thích hợp để bơi hơn so
với đàn ông với cơ thể to hơn. Vì thế, họ trở thành người chủ gia đình.
Haenyo - những thợ lặn lành nghề đã lớn tuổi họ đã làm việc từ 7 – 8 tuổi có
người khoảng 50, 60 tuổi vẫn đi biển và lặn bình thường. Họ được biết đến với khả
năng nhịn thở trong 10 phút và lặn sâu đến 20 mét. Những thợ lặn còn phải chiến đấu
với các mối nguy hiểm khác như sứa và cá mập.
Bắt đầu từ cuối thập niên 1970, xuất khẩu hải sản sang Nhật Bản như bào ngư
và ốc xà cừ đã giúp những nữ ngư dân giàu hơn bao giờ hết, cho phép họ sửa chữa
nhà, xây mới nhà cửa ở thành phố Jeju và gửi con gái vào đại học. Tuy nhiên, Theo số
liệu của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc. Trong khi vào năm 1950, có khoảng 30,000
haenyo trên đảo thì năm 2003, chỉ có 5, 50 phụ nữ đăng ký là thợ lặn, với 85% là trên
50 tuổi, do Haenyo đang ngày càng già đi và không có thế hệ kế cận do phụ nữ trẻ
phần đông muốn lên thành phố hoặc muốn làm một công việc bình thường. Việc số
lượng lớn nữ ngư dân giảm mạnh và sự phát triển của ngành du lịch đã mang đến cho

đàn ông Jeju thêm nhiều cơ hội, không rõ điều gì sẽ đến với vai trò của con gái của họ
trong cộng đồng và gia đình, mặc dù không chắc rằng chế độ mẫu hệ sẽ tiếp tục tồn
tại...
Cho đến hôm nay những gì các haenyo mặc lên người vẫn chỉ là những thiết bị
lặn cơ bản: bộ đồ lặn biển đen bóng, một lưới đánh cá có gắn phao trắng... Trong điều

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
kiện khắc nghiệt và không hề có sự trợ giúp của các thiết bị thở. Trung bình một tháng
họ lặn khoảng 18 ngày, những ngày còn lại nghỉ ngơi, mỗi ngày lặn kéo dài 4 giờ.
Đến đây du khách có thể thưởng thức hải sản tươi sống do các haenyo lặn bắt
ngay trên bãi biển. Tràn ngập ở Jeju là những món đồ lưu niệm, bánh kẹo, băng đĩa...
hình haenyo, họ được coi là biểu tượng văn hóa của những người dân trên đảo. Một
điều đặc biệt là, bí quyết sức khỏe của các haenyo được lý giải do họ chăm chỉ cầu
nguyện thượng đế vào lúc tia nắng đầu tiên xuất hiện trên đỉnh Seongsan Ilchulbong.
2.2.5.3. Linh chi trên đảo
Đảo Jeju là nơi được nhà nước bảo hộ cho sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của
Hàn Quốc là linh chi. Nghĩa là ở các chợ hoặc các nơi khác, tuy ở trên đất Hàn Quốc,
nhưng bạn vẫn có thể mua phải linh chi của người Tàu như thường. Nhưng ở đây, nhà
nước Hàn Quốc bảo hộ các sản phẩm linh chi, có tem bảo hộ của nhà nước được đóng
trên các sản phẩm. Hơn thế, linh chi ở đây là loại mọc tự nhiên ở trong núi chứ không
phải loại được trồng thành trang trại như những nơi khác. Nhưng họ chỉ bán cao linh
chi chứ không có linh chi tươi. ột lọ 800g khoảng 35.000 won ( 30.000 VND). Đây
là mặt hàng thu hút khách du lịch nhất đảo.

2.2.6. Du lịch Jeju
2.2.6.1. Khái quát du lịch Jeju
Du lịch hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn của jeju, với tài nguyên du lịch
phong phú, cùng với khả năng làm du lịch rất tốt đã làm cho jeju trở thành thiên
đường du lịch của hàn quốc,là điểm đến phổ biến của người dân hàn quốc cũng như
khách du lịch ở khu vực đông á.
Không ồn ào, náo nhiệt,nấp nập người xe như seoul, jeju mang trong mình sự
lắng động và êm đềm và lãng mạn. phong cảnh thiên nhiên thanh bình, những bãi biển
đầy nắng và gió là địa điểm hẹn lý tưởng cho tuần trăng mật của các cặp tình nhân, đôi
vợ chồng trẻ hay những kỳ nghĩ gia đình.
Đến du lịch jejo, du khách có cơ hội thưởng lãm rất nhiều danh thắng nổi tiếng
như đỉnh hallasan, thác cheonjiyeon, vách đá jusangjeoli, bãi biển hyeopjae, bãi biển
ilho,… và các các di tích nổi tiếng như : làng văn hóa dân tộc seongeup, đền
kwanumsa,… bảo tang gấu teddy, viện bảo tang thủy tinh jeju, công viên tình yêu,…
cũng là những địa điểm hấp dẫm mà du khách khôngh thể bỏ qua khi đến thăm hòn
đảo xinh đẹp này.
Nếu đến jeju vào tháng 10, du kách sẽ có cơ hội được ngắm các cây phong đỏ
rực, cả khu rừng cây ôn đới ngã sang sắc vàng. Jeju còn được xem là hòn đảo của lễ
hội khi hàng năm có rất nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra ở đây. Với giá trị du lịch to lớn,
lượng du khách đến du lịch jeju ngày càng đông., trong đó có 10% là khách du lịch
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
nước ngoài. Vào năm 2008, jeju được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới, đây
là một vinh dự rất lớn và cũng tạo ra bước ngoặc quan trọng nâng du lịch jeju lên một

tầm cao mới.
2.2.6.2. Một số điểm nổi bật trong du lịch Jeju
Cối đá xay nặng nề, gùi đeo bình lấy nước, lu bằng đất nung, dép bện bằng
rơm, nôi mây cho em bé...Các vật dụng truyền thống được bảo tồn đầy đủ và rất tốt.
Jeju lấy được thiện cảm của du khách không chỉ bởi nét hoang sơ, lãng mạn vào bậc
nhất nhì trên thế giới, không chỉ bởi các hiện vật xưa cũ còn lưu giữ được, mà còn
bằng lòng hiếu khách rất đặc biệt của người dân trên đảo. Nụ cười thường trực trên
môi, cúi đầu rất thấp, luôn miệng chào: “annyeonghaseyo” và cảm ơn:
“kamsahamnita” vì đã đến với họ.
Hàn Quốc làm du lịch luôn chú trọng đến việc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ
môi trường. Ở Jeju không hề thấy rác ở bất kỳ ngóc ngách nào trên đường phố hay các
khu tham quan. Lối đi tham quan đều được quy hoạch rất kỹ và khoa học để người đi
vào thì đi 1 hướng, người đi ra thì đi lối riêng nhưng vẫn tham quan được hết các hạng
mục công trình. Nhà vệ sinh ở các điểm công cộng rất sạch sẽ và thuận tiện, hầu hết
những điểm dừng chân của du khách đều có hệ thống nhà vệ sinh công cộng được
thiết kế rất đẹp mắt, sạch sẽ, ở những điểm lớn thì nhà vệ sinh còn được trang bị các
bồn cầu rất hiện đại với chế độ xịt nước thông minh, đặc biệt là nhà vệ sinh ở đây
không thu phí, tự do nhưng mọi người ai cũng tuân thủ quy định nghiêm ngặt về vệ
sinh.
Các dịch vụ hàng ăn ở các điểm du lịch đều không chèo kéo khách mà rất lịch
sự, khách vào là đều chào mừng vui vẻ, thức ăn và đồ uống ở các khu rất ngon và vệ
sinh. Thức ăn ở Jeju phổ biến theo từng mùa khác nhau, thích hợp cho người đi du
lịch.
Có một nét “đặc trưng” của Jeju – Hàn Quốc đã khiến khách du lịch quyến
luyến nhiều hơn cả trong suốt chuyến đi đó là niềm tự hào về đất nước của họ, nó như
thấm sâu trong từng giọt máu của những người nơi đây. Những người hướng dẫn viên
trên đảo họ như một “sứ giả” tạo nên nhịp cầu nối kết giữa du khách với xứ sở của họ.
Không chỉ bằng kiến kiến thức, hiểu biết sâu rộng về từng phong tục tập quán, từng
thông tin về kinh tế, con người trên đảo và đất nước Hàn Quốc mà còn khiến du khách
ngưỡng mộ vì sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm, luôn cố gắng bằng mọi cách giúp du

khách đặt chân đến Jeju “phải lòng” nơi đây và chắc chắn sẽ có ngày quay lại.
Cuộc sống người dân đảo phát triển chủ yếu dựa vào đánh bắt hải sản và du
lịch. Phụ nữ chính là người làm nên sự giàu có cho đảo Jeju. Phụ nữ Jeju có một phẩm

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU
chất và nghị lực phi thường. Họ là những người được tự hào nhất trên đảo, hàng năm
người ta thường tổ chức ngày hội tôn vinh những người phụ nữ này.
Mỗi năm Jeju đó khoảng 8 – 10 triệu khách du lịch. Đáng chú ý là khách nội
địa rất đông. Như vậy, bản thân người Hàn Quốc cũng xem nơi đây là một điểm đến lý
tưởng và không phải chỉ đến một lần mà họ thật sự đến nghỉ ngơi, khám phá.

TRẦN NGỌC MAI (6086557)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO JEJU

CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC TÀI NGUYÊN TRÊN ĐẢO JEJU
3.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA JEJU


Bản đồ nguồn tài nguyên du lịch đảo Jeju
(Nguồn: />3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
3.1.1.1. Đỉnh Hallasan
Hallasan là một ngọn núi lửa hình khiên có các sườn phẳng và độ dốc thấp trên
đảo Jeju và là ngọn núi cao nhất tại Hàn Quốc với 1.950 m so với mặt nước biển.
Hallasan được coi là ngọn núi thiêng, cội nguồng của JeJu, có truyền thuyết về sự
sống của Thượng đế. Ngọn núi này có thể được nhìn thấy ở mọi nơi trên đảo, nhưng
phần đỉnh của nó thường bị mây che phủ.
TRẦN NGỌC MAI (6086557)

18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


×