MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Bắt nhịp cùng sự đổi mới đất nước hơn 20 năm qua ngành du lịch đã có nhiều
tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách,
thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong
nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại
hình du lịch sinh thái đang được chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác
nhau để tạo nên một sức hút mới cho ngành du lịch. Nước ta có nhiều khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia và đặc biệt nước ta có tới tám khu dự trữ sinh quyển thế
giới được UNESCO công nhận, nằm ở khắp các miền của tổ quốc.
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm thuộc địa phận xã Tân Hiệp - thành
phố Hội An - Quảng Nam, là nơi vẫn còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ của một vùng
biển đảo, với nhiều tiềm năng có thể đẩy mạnh phát triển du lịch. Quần đảo Cù Lao
Chàm gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô
con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông với tổng diện tích khoảng 15km
2
. Hiện nay thì tại
Cù Lao Chàm hai đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là các rạn san hô và loài
cua đá đặc hữu của vùng. Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng
chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh
thái đáy, nước biển và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác.
Với đặc thù riêng của mình Cù Lao Chàm được định hướng khai thác du lịch song
song với việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững để giữ gìn cảnh quan
thiên nhiên và nâng cao đời sống trên đảo.
Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là
hướng đi chính để Cù Lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh
học. Các hình thức du lịch được khai thác tại Cù Lao Chàm hiện nay chủ yếu là
ngắm san hô trên những con tàu đáy kính hoặc khám phá theo hình thức lặn biển,
cắm lều trại và mô hình Homestay (du lịch tại nhà). Với hình thức Homestay, khách
du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống dân dã với những sinh hoạt văn
hoá và phương thức đánh bắt trên biển truyền thống của dân địa phương
Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của Cù Lao Chàm trong những năm
qua vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Hoạt
động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ
1
sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch hấp
dẫn du khách. Vì vậy mà việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cù Lao Chàm là
hết sức cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ thực tiển trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng
phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù
Lao Chàm - TP. Hội An – Quảng Nam” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc
phát triển du lịch nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động đến
môi trường nói riêng.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu các tiềm năng để phát triển du lịch đem lại lợi ích cho cộngđồng
địa phương từ hoạt động du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm.
Dựa trên những kết quả thu được từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao
những lợi ích này.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Cộng đồng địa phương.
• Khách du lịch.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực trạng và tìm hiểu các tiềm năng phát triển du lịch tại Cù Lao
Chàm.
Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.
Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm điều chỉnh các hoạt
động du lịch, góp phần thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm
bảo sự phát triển theo hướng bền vững.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA DU LỊCH
Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều
người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và
nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan
điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ
nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện
nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà
nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch.
Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì công việc hay vì
mục đích khác mà ngoài mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến. [1]
Ngoài ra theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966) thì du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với
mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình
văn hóa nghệ thuật.
Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh
tế đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc. [10]
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền
với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một
cách chặt chẽ với môi trường, du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
những nơi có những điểm đến hấp dẫn mà còn mang lại cho người tham quan
những kiến thức bổ ích mà còn là nơi nghỉ ngơi, thư giản giúp con người thỏa mái
sau những ngày dài lao động mệt mỏi. Hoạt động du lịch ở một chừng mực nhất
định tạo nên một môi trường mới góp phần cải thiện môi trường, bên cạnh nếu việc
khai thác, phát triển du lịch không hợp lý có thể là nguyên nhân môi trường bị ô
nhiểm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Do đó
một loại hình du lịch mới đã xuất hiện và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du lịch
nhưng vẫn bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên và đảm
bảo phát triển du lịch lâu dài đó là du lịch sinh thái.
3
1.2. KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái:
Từ thực tế để đảm bảo phát triển lâu dài du lịch nhưng vẫn đảm bảo môi
trường không bị ảnh hưởng thì vào năm 1991 khái niệm DLST đã xuất hiện và nội
dung cơ bản của nó là đảm bảo môi trường sinh thái không bị ảnh hưởng, và chủ
yếu tập trung vào trách nhiệm của con người đối với môi trường. Hiện nay thì có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động DLST này và là loại hình du lịch mới đã
và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở các quốc gia.
DLST là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào việc khai thác các giá trị tự nhiên
gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có giáo dục môi trường, có sự tham gia và hổ
trợ phát triển cộng đồng, đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, đảm
bảo lợi ích của cộng đồng địa phương.
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính
giáo dục môi trường và đóng góp cho các nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Hội thảo xây dựng chiến lược quốc
gia về phát triển du lịch sinh thái Việt Nam 9/1999) [17, 12]
1.2.2. Các đặc trưng của DLST:
DLST chủ yếu dựa vào thiên nhiên và nền văn hóa bản địa đặc biệt là ở các
khu BTTN bên cạnh đó DLST còn chú trọng vào sự duy trì tự nhiên cũng như nâng
cấp và quản lý tài nguyên bền vững nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên,
giúp cho công tác bảo tồn tốt hơn và đạt hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho cộng
đồng địa phương về kinh tế - xã hội cũng như giúp người dân địa phương hiểu rỏ
hơn về giá trị của nguồn tài nguyên mình đang có và giúp cho du khách hiểu rỏ hơn
về thiên nhiên cũng như nền văn hóa bản địa.
DLST đảm bảo cho nguồn tài nguyên của thế hệ mai sau không bị ảnh
hưởng, để thế hệ mai sau có thể thưởng thức nguyên vẹn, đầy đủ các giá trị văn hóa
mà không chịu nhiều ảnh hưởng của du khách hôm nay. [19]
1.2.3. Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
Yêu cầu của DLST là sự tôn trọng sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên và
cộng đồng địa phương như ít hoặc không gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên; thu
hút được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, khách du lịch, các công ty du lịch,
các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng như cộng đồng địa phương;
tạo thu nhập lâu dài, bình đẳng cũng như ổn định cho cộng đồng địa phương cũng
như các bên tham gia vào hoạt động du lịch; tạo nguồn tài chính cho công tác bảo
tồn; tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phương; nâng cao hiểu biết và khả
4
năng thưởng thức cũng như sự tham gia vào công tác bảo tồn của khách du lịch.
[19]
1.2.4. Lợi ích của du lịch đối với công tác bảo tồn:
Du lịch là động lực quan trọng trong việc thiết lập, thúc đẩy và bảo vệ các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, đa dạng sinh học.
Khoản phí thu từ hoạt động du lịch là nguồn kinh tế dùng để duy trì và bảo
vệ đa dạng sinh học nhằm nâng cao chất lượng du lịch.
Tạo điều kiện cho du khách học tập và nâng cao hiểu biết của mình đối với
môi trường tự nhiên từ đó làm thay đổi thái độ của họ đối với môi trường và công
tác bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. [5]
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÙ LAO CHÀM
1.3.1. Lịch sử hình thành:
Từ xa xưa Cù Lao Chàm đã có những tên gọi khác nhau như: Sanfu-Fulaw,
Pulociam, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La,…
Quần đảo Cù Lao Chàm có một bề dày lịch sử khá phong phú và đa dạng,
qua các cuộc khảo cổ tại Bãi Làng và Bãi Ông đã phát hiện ra rất nhiều di tích
chứng tỏ đã trên đảo đã có con người sinh sống cách đây hơn 3000 năm và đã chế
tạo các công cụ lao động bằng đá rất tinh xảo như: rìu tứ giác ngắn, rìu có vai, lưỡi
ghè, bàn mài,…
Không những thế tại nơi đây người ta còn phát hiện ra nhiều dấu vết về sự
giao lưu buôn bán với thuyền các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Quốc,
Đông Nam Á cách đây hơn 1000 năm.
Cuối thế kỷ 15 vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt người Chiêm Thành các
làng Cẩm Phô, Võng Nhi, Thanh Hà đã xuất hiện và không bao lâu tại Cù Lao
Chàm đã có cư dân Đại Việt qua lại. Sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất
Quảng Nam (1558-1671), cư dân Đại Việt bắt đầu ồ ạt kéo đến vùng đất này, và
việc định cư sinh sống của cư dân Đại Việt ở Hội An và ở Cù Lao Chàm bắt đầu
được hình thành và phát triển với tốc độ khá nhanh lập nên làng Tân Hiệp
Đến thế kỷ 19, dân nhập cư liên tục đến đây định cư với đầy đủ các ngành
nghề như: khai thác yến, khai thác gỗ, đánh bắt hải sản, cũng như cung cấp nước,
củi cho các thuyền buôn đến dừng tại đây.
Sau cách mạng tháng Tám 1945 đặc biệt trong những năm chống Mỹ ác liệt,
để tránh đạn bom dân tản cư tại các địa phương như: Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại
Lộc đều đổ dồn về đây. Lập nên Xóm Đình, rồi Xóm Ao và sau đó là Xóm Cấm.
5
Thực sự thì Xóm Cấm đã có cách đây hơn 2000 năm. Từ Xóm Đình về phía Nam là
Xóm Giữa,đến Xóm Ngoài rồi đến xóm Mới xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ
20. [16]
1.3.2 Vị trí địa lý:
Hình 1.1. Bản đồ Cù Lao Chàm
Nằm ở tọa độ: 15
o
15’20’’ đến 15
o
55’15’’ vĩ độ Bắc và 108
o
22’ đến 108
o
44’
kinh độ Đông. Chỉ cách bờ biển Cửa Đại - Hội An 15km, Cù Lao Chàm là một
quần đảo với 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Nồm,
Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ và Hòn Khô Con (trong đó Hòn Lao là hòn đảo lớn nhất và
duy nhất có con người sinh sống) với tổng diện tích là 15,5km
2
, CLC thuộc phạm vi
hành chính xã Tân Hiệp - Tp Hội An - tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực tiêu biểu
của dải đất miền Trung có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng cũng như nơi lánh
nạn của các tàu thuyền khi gặp gió bão.
6
1.3.3. Điều kiện tự nhiên:
Hình 1.2. Âu thuyền Hình 1.3. Cầu cảng
(Photo: Quyên)
1.3.3.1. Địa hình, địa chất, địa mạo:
Quần đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là vùng đồi núi thấp có dạng hình chóp cụt.
Hòn Lao là dãi núi chính lớn nhất và được xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Cù Lao Chàm là một trong chuổi các khối đá hoa cương hình thành cánh
cung Bạch Mã – Hải Vân – Sơn Trà – Cù Lao Chàm – Hòn Ông. Điểm nổi bật ở
đây là tính đối xứng, hướng Tây Bắc- Đông Nam với sườn Tây Bắc hẹp và dốc
đứng, sườn Tây Nam rộng và thoải hơn. Bờ biển sườn Đông Bắc với các vách đứng,
trơ đá gốc còn bờ biển Tây Nam tạo thành các vịnh nhỏ với tích tụ cát lấp đầy tạo
nên những bãi biển dài và đẹp.
1.3.3.2. Khí hậu:
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ thấp nhất: 18,2
o
C
Nhiệt độ cao nhất: 40,7
o
C
Nhiệt độ trung bình: 25,6
o
C
- Mưa:
Lượng mưa trung bình năm:2045mm.
Số ngày mưa trung bình năm: 145 ngày
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 chiếm 80% tổng lượng mưa của
năm. Từ tháng 2 đến tháng 7 thường có mưa giông.
Mùa mưa bão hàng năm vào khoảng tháng 9, 10 và 11
7
Từ đó ta có thể nhận thấy các yếu tố khí hậu có tính quyết định trong hoạt
động du lịch tại đây, mùa du lịch thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm.
[12]
1.3.4. Kinh tế - văn hóa – xã hội:
1.3.4.1. Dân số - dân tộc và lao động:
Tổng dân số toàn xã theo thống kê vào năm 2009 là 2.174 người, gồm 588
hộ sinh sống chủ yếu tại Bãi Làng và Bãi Hương, tỷ lệ gia tăng tự nhiên hằng năm
là 1,7. Toàn bộ dân cư sống trên đảo là dân tộc Kinh, không có dân tộc thiểu số
khác. Dân cư tại đây sinh sống chủ yếu dựa vào nghề khai thác thủy sản. Cơ cấu lao
động theo các ngành nghề như sau: 75% hộ ngư dân (gồm mành, câu và lưới chài),
15% hộ nông nghiệp, 10% hộ thương nghiệp buôn bán nhỏ.
1.3.4.2. Kinh tế - xã hội:
- Về sản xuất:
Sản xuất trên đảo vẫn mang tính tự cung tự cấp, do điều kiện địa chất, địa
hình trên đảo với thời tiết chưa thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng
lúa nước hiện nay rất ít và hầu như không đảm bảo đủ nhu cầu cung cấp lương thực
cho cư dân trên đảo, phần còn lại chủ yếu dựa vào nghề cá nhưng quy mô đánh bắt
còn thấp, không đủ khả năng đầu tư để đầu tư thiết bị đánh bắt xa bờ, cho nên sản
lượng rất thấp hằng năm đạt khoảng 1000 tấn.
- Về thương mại:
Còn khá nhỏ lẻ do các hộ tư nhân và cá thể thực hiện. Toàn xã có một chợ
mới được xây dựng tại Bãi Làng (186m
2
), việc mua bán trao đổi đều thực hiện dưới
hình thức tự phát, các tiểu thương trên đảo theo tàu vào đất liền mua hàng rồi mang
ra bán lại cho nhân dân trên đảo, đồng thời họ cũng mang các đặc sản từ đảo vào
bán lại cho cư dân đất liền (lượng hàng này ít, không đáng kể) và hiện nay trên đảo
loại hình phục vụ khách tham quan trên đảo còn ít, nhỏ lẻ, chưa đảm bảo, đây cũng
là nguyên nhân làm cho hoạt động thương mại kém phát triển
- Về văn hóa – giáo dục và y tế:
+ Văn hóa:
Hiện nay trên đảo tồn tại rất nhiều di tích văn hóa như: Bãi Ông, Bãi Làng,
giếng xóm Cấm, chùa Hải Tạng, đình Đại Càn, lăng Ngư Ông,…đã vinh dự được
công nhận “ Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia” ngày 13/12/2006.
Trong những năm qua trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học quốc gia Hà Nội đã cùng với TTQLBTDT Hội An, Sở VHTT Quảng Nam phát
hiện khai quật di tích khảo cổ, hàng nghìn di vật được lấy lên từ lòng đất tại đảo Cù
8
Lao Chàm đã làm góp phần thêm cho sự phong phú của bộ sưu tập hiện vật hiện
đang được trưng bày tại các bảo tàng ở Hội An.
Nếp sống văn hóa tại đây gắn bó hữu cơ với đất liền nó cùng với Cửa Đại –
Hội An, Trà Kiệu và Mỹ Sơn theo dòng sông Thu Bồn tạo nên một chuổi liên hoàn
của nền văn hóa cực thịnh của nền văn minh Chăm Pa cổ.
+ Y tế:
Hiện nay trên đảo có một trạm xá được đặt tại khu vực Bãi Làng, được xây
dựng do tổ chức quốc tế tài trợ nhân đạo. Với diện tích 200m
2
tổng cộng 17 phòng,
và một bệnh xá Quân dân y với khoảng 60 giường bệnh, chủ yếu là sơ cứu tạm thời.
+ Giáo dục:
Gồm một trường tiểu học, một trường THCS và một trường mẫu giáo.
1.3.5. Cơ sở hạ tầng:
1.3.5.1. Giao thông:
Hiện nay có 2 tuyến đường chính tại đảo:
Đường quốc phòng (liên xã) đây là công trình của Bộ Quốc Phòng, là tuyến đường
cấp phối nhựa quanh đảo hiện nay có một số chổ đã bị hư hỏng nặng do sạt lở đất.
Đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa và được nhà nước đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách.
Du khách tham quan đảo phần lớn là đi bộ, du khách muốn đi từ bãi này qua
bãi kia phải đi bộ hoặc đi xe ôm vì tuyến đường thủy qua lại giữa các bãi chưa được
mở, đây là vấn đề bất cập gây cản trở và làm giảm tính hấp dẫn cũng như sức hút
du khách tham quan đảo.
Tuyến đường thủy từ Hội An – Cù Lao Chàm mỗi ngày một chuyến với sức
chứa từ khoảng 50 -70 chổ ngồi. Ngoài ra còn có một đội thuyền du lịch là các
cano, dành cho du khách đến thăm đảo trong vòng 1 ngày. Cơ sở phục vụ giao
thông hiện nay gồm 2 cầu tàu dân dụng, một cầu hiện nay hư hỏng nặng, ngoài ra
tại Bãi Hương cũng đã hoàn tất một cầu cảng mới.
1.3.5.2. Thông tin liên lạc:
Toàn xã có một bưu điện, lắp đặt 2 mạng điện thoại di động là Viettel và
Mobifone, tuy nhiên mạng ở đây còn yếu, chưa đảm bảo yêu cầu, chưa có dịch vụ
internet.
9
1.3.5.3. Điện – nước:
- Điện:
Có máy 5 phát điện, được sử dụng từ 18h đến 22h30 tại Bãi Làng có 3 máy,
Bãi Hương 2 máy, giá điện tùy thuộc vào mức sử dụng và bảng giá như sau:
Bảng 1.1. Mức giá sử dụng điện tại Cù Lao Chàm:
Mức sử dụng Giá
Từ 1 – 5KW.h 7.500 VNĐ/KW.h
Từ 6 – 10KW.h 3.000VNĐ/KW.h
Từ 11 – 15KW.h 2.000VNĐ/KW.h
Từ 16 – 20KW.h 1.800 VNĐ/KW.h
Từ 21 – 25KW.h 1.500 VNĐ/KW.h
Từ 26– 30KW.h 1.000 VNĐ/KW.h
Từ 31KW.h trở lên 800 VNĐ/KW.h
( Nguồn: UBND xã Tân Hiệp)
Hiện nay duy nhất chỉ có Bãi Hương được lắp đặt thử nghiệm mô hình sử
dụng năng lượng mặt trời nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, những ngày
trời mưa hoặc không có nắng thì không có điện. Người dân được sử dụng nguồn
điện này miễn phí.
- Nước:
Nước được sử dụng tại đây chủ yếu là nguồn nước mặt, nước từ các khe và
suối chảy về đã được nhân dân cùng chính quyền và quân đội xây dựng các bể chứa
nước, nhưng vào mùa hè thì thiếu nước do các con suối đều cạn kiệt. Nước được
cấp miễn phí cho người dân. [22]
1.4. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
Tiềm năng du lịch là những cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, di
tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.
Tài nguyên du lịch được chia làm 2 loại đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch nhân văn.
Trong nhiều thế kỷ qua Cù Lao Chàm là một cụm đảo có vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng vừa là bức bình phong che chắn cho Hội An và Đà Nẵng vừa là nhịp
cầu vươn ra biển Đông để giao lưu, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế,
là một cụm đảo với nguồn tài nguyên phong phú với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh
quan và con người tạo nên một nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
10
Thế nhưng ngày nay, người dân vùng đảo Cù Lao Chàm được sự quan tâm
và giúp đỡ của các cấp chính quyền đã biết phát huy, tận dụng những tiềm năng
cũng như thế mạnh vốn có tại đây để phát triển loại hình du lịch sinh thái tạo nên
một bước đột phá mới cho chính cộng đồng nơi đây nhằm tăng thu nhập cũng như
nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.
1.4.1. Giá trị tài nguyên thiên nhiên:
1.4.1.1. Rừng mưa nhiệt đới:
Cù Lao Chàm là một trong số ít đảo còn giữ được thảm thực vật có độ che
phủ tương đối lớn, khoảng 60-70%. Diện tích rừng tự nhiên của CLC là 1.549ha,
với nhiều loại cây gổ quý
Hình 1.4. Cây gỗ lớn trong rừng (Photo: Quyên)
Trãi qua nhiều thay đổi cho đến nay Cù Lao Chàm vẫn được đánh giá là nơi
lưu trữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý đó Khỉ đuôi dài và chim Yến là 2 loài
được đưa vào sách đỏ động vật Việt Nam. Ngoài ra rừng còn là nơi sinh sống của
cua đá một loại động vật đặc hữu của CLC, loại động vật mà hiện nay đang được
bảo khu bảo tồn Biển vệ nghiêm ngặt, và đó cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng
liền kề biển.
1.4.1.2. Giá trị tài nguyên biển:
Là một cụm đảo gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ mọc thẳng từ lòng biển tạo thành
hình cánh cung, xung quanh các bờ đá của đảo bám đầy các lớp hàu dưới mực thủy
triều cao giống như các lưỡi dao cạo sắc bén.
Khu biển Cù Lao Chàm với 5157ha mặt nước gồm có san hô, cỏ biển, rong
biển, động vật thân mềm, tôm hùm, cá rạn san hô và nhiều loại hải sản quý hiếm
khác.
1.4.1.3. Yến sào:
11
Yến có tên khoa học là Collocalia francica sinh sống trong các hang của bờ
Đông đảo Cù Lao Chàm và một số hòn khác như: Hòn Tai, Hòn Khô, Hòn Lá và
Hòn Ông. Theo ước tính quần thể này khoảng chừng 100000 con. [12 ]
1.4.2. Giá trị tài nguyên nhân văn:
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
1.4.2.1. Các di sản văn hóa:
Hiện nay tại CLC có rất nhiều các di tích, di chỉ do người Chăm Pa cũ để lại,
cũng như một số di tích do người dân CLC bao đời nay sinh sống tại đây trãi qua
các biến cố lịch sử đã xây dựng nên những công trình với những kiến trúc độc đáo.
Một số di tích đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích quốc gia vào 13/12/2006, đã làm
tăng thêm giá trị văn hóa cũng như đời sống tinh thần của người dân nơi đây, và là
điểm đến lý tưởng cho các du khách am hiểu về kiến trúc nghệ thuật dân gian cũng
như có niềm đam mê với văn hóa Việt.
- Di tích Bãi Ông
- Di chỉ Bãi Làng
- Lăng Cô Hồn (Miếu Âm Linh)
- Lăng Bà Mụ
- Chùa Hải Tạng
- Giếng Xóm Cấm
- Lăng Bà Bạch
- Đình Đại Càn
- Đình Tiền Hiền
- Lăng Ngư Ông
- Lăng Hiệp Hòa ( Lăng Bà – Lăng Ngũ Hành)
- Lăng Thành Hoàng
- Lăng Cô
- Lăng tổ nghề Yến
- Lăng Ngũ Hành ( Bãi Hương )
- Di tích, dấu tích cách mạng [21]
12
Hình 1.5. Lăng Bà Mụ Hình 1.6. Chùa Hải Tạng
(Photo: Quyên)
1.4.2.2. Các di sản văn hóa phi vật thể:
Khi đến với Cù Lao Chàm du khách không những bị thu hút bởi cảnh quan
thiên nhiên đẹp và hoang sơ mà còn bị thu hút bởi những giá trị văn hóa tinh thần,
các hình thức văn hóa phi vật thể vốn được bảo lưu bền bỉ, thầm lặng, sâu kín trong
cuộc sống đời thường qua các thế hệ của dân cư vùng đảo. Đó là sự bảo lưu mạnh
mẽ các yếu tố về ngữ âm, từ vựng dân gian, những câu tục ngữ, ca dao nói về đặc
điểm Cù Lao Chàm, về kinh nghiệm xã hội, ngành nghề, tâm tư tình cảm của người
dân nơi đây, những truyền thuyết, truyện kể dân gian về sự khởi nguyên, tạo lập
vùng đảo, hiện tượng tự nhiên như sóng gió, bão tố, lốc,…về các địa danh, con suối,
hòn đảo,…về sự ra đời của chim Yến, những hình thức diễn xướng dân gian như hát
ru, hát hò khoan, điệu hò, lý, hát bả trạo,…liên quan đến đời sống sông nước, biển
đảo, các lễ hội, trò chơi, dân gian thể hiện sự đa dạng về nguồn gốc văn hóa, tín
ngưỡng, nếp ẩm thực.
Một số truyền thuyết mang đậm tính dân gian như: truyền thuyết về Cù Lao
Chàm, Đá Chồng, Bãi Hương, lăng Bà Hồng, chùa Hải Tạng, suối Tình, eo Gió,…
Lễ hội truyền thống như: lễ hội cầu Ngư, giỗ tổ nghề Yến,….
Ẩm thực ở Cù Lao Chàm : gỏi cá, lẩu cá ăn với nước chấm pha từ gan cá,
nước mắm tại chổ và những hương liệu, gia vị riêng tạo nên món ăn độc đáo. Ngoài
ra khi du khách đến đây còn được thưởng thức những hương vị đặc trưng mà chỉ ở
Cù Lao Chàm mới có như: rau rừng luộc, bánh canh cua đá, ốc vú nàng trộn, bánh ít
lá gai Cù Lao Chàm, nước lá rừng,…
Đó là cách thích nghi với môi trường tự nhiên, xã hội để tồn tại và phát triển
của cộng đồng dân cư nơi này, là nếp sống trọng tình nghĩa, sẵn sàng chia sẽ những
13
kinh nghiệm, giúp nhau lúc hoạn nạn,….đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú
của dân tộc Việt Nam. [20]
1.5. VÀI NÉT VỀ KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM:
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thành lập ngày 20/12/2005 theo quyết
định số 88/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam , nhằm mục đích bảo tồn
đa dạng sinh học biển, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên
nhiên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử, phục vụ phát triển bền vững
tại xã đảo Cù Lao Chàm.
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ra đời là sản phẩm của dự án Khu bảo tồn
biển Cù Lao Chàm, một kết quả được ký kết giữa 2 quốc gia Việt Nam và Đan
Mạch về hổ trợ xây dựng một khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Dự án với mục tiêu là:
Xây dựng một khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm với mục đích lâu dài là: bảo tồn
nguồn lợi tài nguyên thiên, văn hóa và lịch sử của cụm đảo. Sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của Cù Lao Chàm cho việc phát triển
kinh tế xã hội ở đây.
Nâng cao nhận thức thi hành pháp luật, quản lý bền vững khu bảo tồn có sự tham
gia của cộng đồng.
Xây dựng các cơ chế, chính sách và năng lực quản lý cộng đồng nhằm quản lý khu
bảo tồn biển Cù Lao Chàm trong hệ thống các khu bảo tồn biển quốc gia.
Đề xuất các biện pháp nâng cao điều kiện sống cho nhân dân trên quần đảo Cù Lao
Chàm thông qua các cộng đồng địa phương và các đoàn thể. [5 ]
14
Hình 1.7. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (Photo: Quyên)
15
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Cộng đồng địa phương xã Tân Hiệp
- Khách du lịch
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:
Các điểm du lịch tại xã đảo Cù Lao Chàm
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 11/2010 đến 23/05/2011
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Là phương pháp cơ bản được tiến hành xuyên suốt trong quá trình làm khóa
luận, nguồn tài liệu chủ yếu được tham khảo từ nguồn thứ cấp, là các tài liệu giảng
dạy của các thầy cô, những khóa luận tốt nghiệp trước đây và những tư liệu từ
internet để định hướng và xác định mục tiêu của đề tài.
Nguồn thông tin được cung cấp thừ Ban quản lý Du lịch Cù Lao Chàm, đây
là nguồn tài quan trọng nhằm xác định số lượng du khách đến tham quan, tạo cơ sở
cho quá trình khảo sát tiềm hiểu tình hình phát triển du lịch.
Tiếp theo là các thông tin từ các hộ gia đình hoạt động dịch vụ homstay tại
Bãi Hương đã giúp tôi nắm rỏ hơn về tình hình du lịch tại đây.
Và nguồn tài liệu nhằm xác định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn hiện hữu nhằm phục vụ cho quá trình tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch.
Các văn bản pháp quy về phát triển du lịch, các tư liệu về hoạt động du lịch
sinh thái, mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam và trên thế giới.
Đây là những cơ sở dữ liệu giúp tôi có cái nhìn toàn diện hơn và giúp tôi đề
ra các giải pháp nhằm phát triển mạnh hoạt động du lịch mang lại lợi ích cho cộng
đồng địa phương.
16
2.4.2. Phương pháp bản đồ:
Đây là phương tiện nhằm xác định các vị trí, các điểm du lịch trên cơ sở đó
có thể đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn của hoạt động du lịch, đồng
thời có thể đưa ra các biện pháp tận dụng những ưu thế để khắc phục những khó
khăn.
Trong quá trình khảo sát thì tôi tiến hành quan sát và thu thập số liệu cũng
như những hình ảnh về tình hình du lịch, cũng như nếp sinh hoạt hằng ngày của cư
dân vùng đảo Cù Lao Chàm và tình hình vệ sinh môi trường tại đây.
Trong đợt khảo sát này thì tôi cũng xem xét đến sự quan tâm của cộng đồng
địa phương cũng như chính quyền địa phương về hoạt động du lịch cũng như bảo
tồn các di tích, các văn hóa lễ hội truyền thống.
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa:
Là phương pháp tiếp cận trực tiếp, rỏ ràng và thực tế nhất giúp tôi biết được
thực trạng và hướng đi của đề tài, công tác khảo sát được chia làm 2 đợt:
Bảng 2.1: Bảng nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại Cù Lao Chàm:
Thời gian Nội dung khảo sát
Đợt 1 (22/02-02/03/2011) - Tìm hiểu các tiềm năng du lịch tại2
thôn Bãi Ông và Bãi Làng.
- Tham quan khảo sát các địa điểm du
lịch tại Bãi Làng và Bãi Ông
Đợt 2 (14/03-22/03/2011) - Tham quan khảo sát các địa điểm du
lịch tại Bãi Hương
- Tìm hiểu dịch vụ homstay tại Bãi
Hương
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch
tại Bãi Hương.
2.4.4. Phương pháp điều tra xã hội học:
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình thực hiện khóa luận,
được thực hiện bằng bảng câu hỏi.
Quá trình này được tiến hành gồm 3 bước: xác định đối tượng, xác định số
phiếu và thành lập bảng câu hỏi.
Đối tượng được hỏi trong quá trình điều tra gồm: người dân địa phương và
khách du lịch nhưng do quá trình thực tập từ tháng 2 đến cuối tháng 4 mà trong thời
17
điểm này lượng khách chưa nhiều và điều kiện thời tiết cho nên quá trình phỏng vấn
điều tra khách du lịch gặp nhiều khó khăn.
2.4.5. Phân tích số liệu:
Bảng 2.2. Các bước xử lý dữ liệu:
2.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÙ LAO
CHÀM
Để có được những giải pháp và định hướng cho hoạt động du lịch sinh thái
tại Cù Lao Chàm trong những năm tới đồng thời lôi kéo người dân cùng tham gia
trong hoạt động này thì 2 phương pháp PRA được sử dụng đó là phương pháp ma
trận SWOT, phương pháp lịch thời vụ.
2.5.1. Khung phân tích:
Phân tích các khía cạnh của hoạt động du lịch sinh thái nhằm đem lại lợi ích
cao nhất cho cộng đồng.
Phỏng vấn
Bảng câu hỏi
Quan sát
Nguồn dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thô Hiệu chỉnh
Nhập dữ liệu vào
máy tính
Mã hóa
Phát triển khung
phân tích
Phân tích
Định tính Định lượng
18
Bảng 2.3. Khung phân tích hoạt động du lịch sinh thái:
2.5.2. Phương pháp SWOT:
SWOT là một công cụ thu thập một số nhận xét và dự báo hữu ích cho việc
hoạch định từ các tham dự viên của một nhóm.
Luật và chính sách của địa
phương về hoạt động du lịch
Môi trường
HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH
SINH THÁI
Khách du lịch
Cộng đồng địa
phương tham gia vào
hoạt động du lịch.
Tiềm năng
nhân văn
Tiềm năng
tự nhiên
Lợi ích.
Các loại hình du
lịch
Các cơ quan chức
năng liên quan
Dịch vụ lưu trú.
19
SWOT giúp xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những
ảnh hưởng "bên trong" (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng "bên ngoài" (cơ
hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển.
SWOT là chữ ghép của Mặt mạnh (Strengths), Mặt yếu (Weaknesses), Cơ
hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) được minh họa ở bảng sau:
Bảng 2.4. Bảng minh họa công cụ SWOT:
Điểm mạnh Điểm yếu
Cơ hội Thách thức
2.5.3. Lịch thời vụ:
Qua lịch thời vụ ta có thể biết được những mùa nào có thể phát triển mạnh
du lịch, mùa nào gặp khó khăn do thời tiết từ đó có thể đưa ra những hướng khắc
phục. Bảng lịch thời vụ được minh họa như sau:
Bảng 2.5. Bảng minh họa lịch thời vụ:
Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng10
Tháng11
Tháng 12
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
20
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TIỀM NĂNG DU LỊCH TẠI CÙ LAO CHÀM:
Trong quá trình khảo sát thực tế tôi đã nhận thấy được những tiềm năng để
phát triển du lịch sinh thái CLC bền vững, ngoài những tiềm năng sẵn có như những
danh lam thắng cảnh, bãi biển, núi rừng, hay những dịch vụ du lịch như lặn ngắm
san hô, homstay, câu cá,… Thì bên cạnh đó còn rất nhiều tiềm năng gắn liền với
nếp sống văn hóa của người dân bản địa, thấm nhuần văn hóa truyền thống của
người Việt. Cũng chính vì thế mà trong những năm gần đây số lượng du khách đến
CLC tăng đáng kể.
3.1.1. Văn hóa ẩm thực:
Nếp ẩm thực luôn gắn liền với đời sống người dân vùng đảo, những món ăn
được chế biến từ nguồn hải sản dưới biển, hay những cây rau trên rừng, đã tạo nên
một nét riêng đặc trưng cho văn hóa Hội An nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng.
Những món ăn này đã đi sâu vào trong lòng du khách mỗi khi đến đây. Đến đây du
khách ngoài việc được trực tiếp thưởng thức những món ăn này thì còn có thể mua
về làm quà cho bạn bè, người thân.
- Rau rừng:
Hình 3.1: Rau rừng (Photo: Quyên)
Khi nghe đến cụm từ rau rừng Cù Lao Chàm nhiều du khách tò mò muốn
biết nó như thế nào, quả thật rau rừng Cù Lao Chàm rất ngon nó có vị thơm, ăn vào
có đủ các vị đắng, chua, ngọt và cay vì nó bao gồm hơn 20 loại cây có trong rừng
Cù Lao Chàm.
Rau được người dân hái trên núi cao, vào những buổi sáng sớm để khi về
cho kịp buổi chợ hoặc buổi đò chợ. Ăn những dĩa rau thơm ngon nhưng ít ai biết
21
đến công sức của người hái đã khổ cực leo lên những ngọn núi cao để tìm cho được
những ngọn rau non và ngon.
Rau rừng thường ăn với mắm cái Cù Lao là món ăn mà du khách không thể
nào quên khi đến đây, bởi nó được hái từ núi cao, không hề sử dụng một loại thuốc
trừ sâu hay bảo vệ thực vật nào, theo người dân ở đây rau rừng là một loại dược liệu
có thể chữa được các loại bệnh về đường tiêu hóa.
Hiện nay rau rừng rất được nhiều người hái và hái thường xuyên điều này
không tránh khỏi việc hái đi hái lại một khu vực làm cho chất lượng rau không còn
nguyên vị. Vì vậy nhóm người hái rau rừng này nên có một giải pháp là quy định
ngày hái và chổ hái để tránh lặp đi lặp lại nơi hái, nâng cao chất lượng rau rừng để
thu hút được nhiều du khách hơn.
- Nước lá Lao:
Tại đảo hầu như tất cả mọi nhà đều sử dụng nước lá để uống thay cho nước
trà hay nước chè như trong đất liền. Nước lá có vị thơm, ngọt theo người dân tại đây
thì nước lá có công dụng giúp tinh thần sảng khoái, ăn ngủ ngon giấc.
Cũng giống như rau rừng hằng ngày người dân trên đảo phải leo lên những
ngọn núi cao hay vào sâu trong rừng để tìm được những loại cây này về chặt nhỏ,
phơi khô để dành uống dần hoặc bán cho những khách du lịch có nhu cầu. Đây
cũng là một mô hình sinh kế thay thế của cư dân vùng đảo, nếu họ biết khai thác
hợp lý. Theo một số người dân thường xuyên đi rừng thì hiện nay trên đảo đã vắng
bóng một số loại cây thuốc quý.
- Cua đá:
Cua đá là một trong những động vật biển quan trọng của hệ sinh thái rừng –
biển liền kề. Cua đá gắn liền với cuộc sống của người dân đảo từ bao đời nay, trước
đây khi du lịch chưa phát triển thì người dân ở đây thường bắt cua đá để làm thức
ăn trong gia đình hoặc mang vào đất liền để làm quà biếu người thân. Ngày nay khi
du lịch phát triển nhu cầu của khách du lịch càng tăng, họ đã ra tới tận đảo để được
thưởng thức cua đá món đặc sản nổi tiếng, cũng chính vì vậy mà nhiều người đua
nhau đi bắt cua đá, kể cả trong mùa sinh sản làm cho số lượng cua đá ngày càng suy
giảm nghiêm trọng. Người dân thường đi theo nhóm và thường đi vào ban đêm, cua
đá bắt được người dân địa phương bán cho các nhà hàng, quán ăn để chế biến cho
du khách, một số khách mua trực tiếp, và từ đó mà giá cua đá tăng lên đáng kể, góp
phần làm tăng sinh kế của người dân.
Hiện nay số lượng cua đá đã bị suy giảm nghiêm trọng chính vì thế mà hội
nông dân xã Tân Hiệp đã thành lập dự án phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững
22
cua đá Cù Lao Chàm đã được thực hiện và được người dân đảo Cù Lao Chàm chấp
hành tương đối tốt.
- Ốc Vú Nàng:
Ốc Vú Nàng có chóp nón vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ,
là một loại đặc sản của vùng duyên hải miền Trung. Theo người dân ở đây sở dĩ có
tên gọi này bởi trông nó rất giống đôi gò bồng của các cô thiếu nữ. Đặc biệt mỗi khi
chạm tay vào thân ốc màu vàng pha xanh thì chúng lập tức chuyển sang sắc hồng e
lệ. Người dân ở đây đã bao đời gắn bó với tên gọi này và đã chế tạo ra các món ăn
ngon từ thịt ốc, là món ăn dùng để chiêu đãi khách quý.
Chỉ với tên gọi thôi thì loài ốc này đã khiến nhiều người tò mò muốn tìm
hiểu và lại càng không thể bỏ qua món đặc sản này bởi thịt của loại ốc này rất săn,
giòn, không quá mềm và rất ngọt. Du khách nào muốn tự tay tìm và cạy loại ốc này
thì nên đi dọc quanh các ghềnh đá trên các bãi biển lúc thủy triều xuống ta có thể
thấy rỏ những con ốc Vú Nàng đang bám trên những tảng đá, đặc biệt vào những
ngày trăng tròn chúng xuất hiện nhiều vô kể. Người bắt phải chịu khó ngâm mình
trong nước đi theo các ghềnh đá dùng dao tách từng con ốc đang bám chặt vào tảng
đá bằng lớp da bụng mềm mại của mình. Những con ốc to bằng vài ngón tay cũng
có thể lên tới nữa bàn tay.
Thịt ốc Vú Nàng màu trắng đục được luộc nguyên con sau đó tách vỏ rồi rửa
sạch lại với nước sôi để trôi đi những hạt cát bám vào thịt ốc. Người ta có thể dùng
ốc luộc để ăn với muối tiêu chanh hoặc làm món trộn.
Nếu du khách không thể tự tay bắt những con ốc Vú Nàng này thì có thể
thưởng thức nó tại các nhà hàng ở Cù Lao.
Hình 3.2. Ốc Vú Nàng
3.1.2. Con đường sinh thái:
Khi đặt chân lên Cù Lao Chàm nhiều du khách tỏ ra ngạc nhiên khi nhìn
thấy phong cảnh núi non hùng vỹ, hứa hẹn cho một cuộc thám hiểm rừng núi đầy
thú vị.
23
Đặt chân lên cầu cảng, du khách sẽ được các nhân viên của ban quản lý du
lịch đón tiếp nồng nhiệt và được hướng dẫn những địa chỉ để du khách có thể tham
quan. Rời nhà đón tiếp của BQL du lịch du khách có thể ghé vào thăm khu Bảo tồn
biển, nơi đây trưng bày rất nhiều hình ảnh cũng như những hiện vật mô phỏng về
Cù Lao Chàm như: hình ảnh về đời sống, sản xuất của người dân tại đây, những
hiện vật được mô phỏng như: cua đá, ốc, võng ngô đồng,…
Ngoài ra nơi đây còn giới thiệu về những đề tài nghiên cứu, hay các mô hình
về rau sạch, bioga,… có sự tham gia của các chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài.
Hình 3.3. Khách du lịch tham quan Khu bảo tồn (Photo Quyên)
Không những thế du khách còn được nghe giới thiệu về quá trình thành lập
của Khu bảo tồn cũng như công tác và nhiệm vụ của bảo tồn trong việc bảo vệ sinh
quyển và nâng cao sinh kế tại đây.
Du khách có thể đi dọc theo con đường bê tông đến tham quan âu thuyền,
đây là nơi tập trung ghe thuyền của các ngư dân và là nơi neo đậu của tàu thuyền
tránh bão, tại đây hàng ngày có khoảng vài chục chiếc ghe của ngư dân 2 thôn đó là
thôn Cấm và thôn Bãi Ông
24
Hình 3.4. Âu Thuyền (Photo Quyên)
Tiếp tục cuộc hành trình của mình du khách ghé thăm giếng Cấm, là một
giếng cổ của người Chăm Pa để lại với kiểu dáng kiến trúc độc đáo, người dân nơi
đây đã dùng nước tại giếng này để sinh hoạt. Bởi đây là giếng nước ngọt, rất nhiều
nước trong và mát, là nơi xưa kia các tàu thuyền đi buôn của các nước ghé lại đây
để lấy nước ngọt để tiếp tục cho cuộc hành trình của mình.
Hình 3.5. Giếng xóm Cấm
(Photo Quyên)
Khi đứng trước cánh đồng lúa nơi đây nhiều du khách không khỏi ngạc
nhiên đặt ra câu hỏi “Nơi đây cũng trồng được lúa à ?” đúng vậy từ xa xưa tại đây
người ta đã đắp đá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nhằm cung cấp lương thực
cho chính cư dân tại đây. Tuy trồng lúa nước không nhiều nhưng cũng đủ ăn trong
25