Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

CƠ CHẾ tạo hàm ý hội THOẠI TRONG TRUYỆN cười dân GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.36 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------

PHẠM MINH LUÂN
MSSV: 6086187

CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Cần Thơ, 4/2012


1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp được với nhau, giúp con người
gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giao tiếp bằng ngôn ngữ có rất nhiều thuận lợi so với
giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ có đầy đủ từ ngữ để chúng ta diễn đạt có thể
diễn đạt những cảm xúc, tình cảm của con người, điều mà kí hiệu phi ngôn ngữ còn
hạn chế. Thế mạnh của ngôn ngữ còn được thể hiện ở chỗ có những lúc chúng ta
không thể nói, viết ra một cách trực tiếp khi giao tiếp vì nhiều lí do. Những trường hợp
như thế thì cách mà người thực hiện giao tiếp sử dụng đó là nói một cách gián tiếp,
nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã gọi cách nói này bằng những cái tên khác nhau
như: hàm ẩn, hàm ngôn… Tức là không nói ra những từ trực tiếp liên quan đến vấn đề
đang nói đến. Để hiểu được những ý đó người tiếp nhận phải có vốn kiến thức, phải


biết cách suy luận thì mới có thể “giải mã” được vấn đề đang được nói đến. Tiếng cười
trong truyện cười dân gian được tạo bởi nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất
đó là hàm ý hội thoại được tạo ra trong truyện cười. Đây cũng chính là một vấn đề,
một nội dung ngôn ngữ học nói chung ngữ dụng học nói riêng tìm hiểu và nghiên cứu.
Vì vậy, việc tìm hiểu các cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian
là một công việc cần thiết và bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu ngữ dụng học nói
chung và cơ chế tạo hàm ý trong truyện cười dân gian nói riêng.
Hơn nữa, văn học dân gian xuất phát từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân tộc,
đặc biệt là người bình dân. Ngoài ra, bằng việc tìm hiểu những hàm ý trong truyện
cười dân gian, có thể hiểu thêm cách thức nói năng hàm ý của người Việt.
Vì lí do trên, chúng tôi thấy đề tài Cơ chế tạo hàm ý trong truyện cười dân gian
Việt Nam là đề tài mang tính thiết thực. Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài này để đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu. Hi vọng với đề tài này, chúng tôi sẽ có một cái nhìn về cơ chế
tạo hàm ý hội thoại, đồng thời cho thấy được giá trị sử dụng hàm ý trong truyện cười
dân gian Việt Nam

2. Lịch sử vấn đề
Ngữ dụng học đã xuất hiện từ lâu. Mãi đến thập niên 70 của thế kỉ trước, ngữ
dụng học mới phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết lẫn nghiên cứu cụ thể. Khi xuất hiện,
ngữ dụng học đã cuốn hút rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ.


Tuy nhiên, việc đề cập “cơ chế tạo hàm ý hội thoại” chưa nhiều. Đặc biệt là các
tài liệu mang tính ứng dụng về “cơ chế tạo hàm ý hội thoại” vào trong những lĩnh vực
cụ thể thì rất hiếm. Liên quan đến vấn đề hàm ý, có các công trình nghiên cứu của các
tác giả sau:
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học – tập 2 đã nêu ra cơ chế tạo ra
hàm ẩn không tự nhiên. Ông đã gọi thuật ngữ hàm ý là hàm ngôn và phân chúng thành
hai loại: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ dụng.
Còn Hồ lê trong Cú pháp tiếng Việt – quyển 3, đã phân loại nghĩa hàm ẩn gồm

có hàm nghĩa và hàm ý, trong hàm ý thì bao gồm ẩn ý, dụng ý và ngụ ý. Mặc dù Hồ Lê
phân loại có phần khá chi tiết tuy nhiên để áp dụng nó vào việc xác định ý nghĩa hàm
ẩn trong một phát ngôn cụ thể thì không phải dễ.
Logic ngôn ngữ học của Hoàng Phê tuy không phân loại ý nghĩa hàm ẩn một
cách rõ ràng như Hồ Lê, nhưng trong quá trình phân tích ý nghĩa hàm ẩn đã bàn khá kĩ
các khái niệm thuộc ý nghĩa hàm ẩn như: hàm ý, ngụ ý mà đối lập với nó là tiền giả
định và hiển ngôn.
Trong Tiếng Việt: mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của Cao Xuân Hạo
cũng đã có một phần nói về hàm ý (ông gọi là nghĩa hàm ẩn). Cao Xuân Hạo đã chia
hàm ý ra hai loại: hàm ý của từ và hàm ý trong câu. Trong đó ông nêu ra một số quy
tắc có liên quan đến sự hình thành của các hàm ý và những kết quả của việc vi phạm
quy tắc ấy.
Trong Ngữ học trẻ 2000, Từ Thu Mai có khảo sát về hàm ý hội thoại trong
truyện cười dân gian Việt Nam, với đề tài Nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện cười
dân gian Việt Nam với sự vi phạm ngữ cảnh giao tiếp, Từ Thu Mai đã khảo sát hàm ý
hội thoại thông qua một vài mẩu truyện: Hai kiểu áo, Diệu kế, Anh hai vợ, Quan sắp
đánh bố, Kiện trời, bẩm toàn gạo muối…
Tuy chưa thống nhất về tên gọi chung, cũng như cách phân loại nhưng nhìn
chung các tác giả đã nêu được quan điểm của mình về hàm ý. Đặc biệt là hai tác giả
Cao Xuân Hạo và Đỗ Hữu Châu, có đề cập đến cơ chế tạo hàm ý hội thoại.

3. Mục đích, yêu cầu
Với đề tài này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cơ chế tạo hàm ý trong những truyện
cười dân gian Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết ngữ dụng học của các tác giả Đỗ Hữu


Châu, Cao Xuân Hạo đã nêu ra trong các công trình nghiên cứu Đại cương ngôn ngữ
học - tập 2, Tiếng Việt: mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, chúng tôi sẽ khảo
sát một số truyện cười dân gian Việt Nam từ đó làm rõ những cơ chế tạo hàm ý trong
các truyện cười ấy.

Qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát những cách thức nói năng của
người Việt nói chung và cách thức nói năng ẩn ý của người Việt nói riêng. Từ đó, để
thấy được giá trị sử dụng cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt
Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với sự hạn chế của bản thân về kiến thức cũng như tài liệu tham khảo, trong đề
tài này, chúng tôi chỉ đi sâu vào việc khảo sát những cơ chế tạo hàm ý trong truyện
cười dân gian Việt Nam trên cơ sở lí thuyết về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, hàm ý
và cơ chế tạo hàm ý.
Trong đó, chúng tôi chỉ phân tích một số cơ chế được thể hiện rõ nhất trong
những tác phẩm được khảo sát. Đó là những truyện gây cười dựa trên sự vi phạm quy
tắc chiếu vật và chỉ xuất, quy tắc lập luận, quy tắc cộng tác hội thoại. Với quy tắc cộng
tác hội thoại, chúng tôi tìm hiểu sâu phương châm về chất, phương châm về lượng do
hai phương châm này xuất hiện rất nhiều trong truyện cười dân gian Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
Vì đây là đề tài mang tính ứng dụng do đó để thực hiện đề tài này, chúng tôi
chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu. Từ việc tham khảo các công trình
nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến vấn đề hàm ý, chúng tôi tổng hợp, so sánh
các tác giả qua đó có cái nhìn chung về lí thuyết cơ chế tạo hàm ý hội thoại. Cùng với
việc đọc các tác phẩm truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi tìm ra những phát
ngôn hội thoại có chứa hàm ý. Sau đó, xác định các cách thức tạo hàm ý hội thoại và
cuối cùng là phân tích các phát ngôn hội thoại đó để thấy được giá trị hàm ý hội thoại
trong truyện cười dân gian Việt Nam.


CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC VỀ HÀM Ý VÀ CƠ CHẾ TẠO
HÀM Ý
1. Quan điểm của một số tác giả về hàm ý

1.1. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu
Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Đỗ Hữu Châu cho rằng: Một phát
ngôn ngoài cái ý nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp… )
còn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau nữa mà người nghe dùng đến thao tác suy ý và
dựa vào những yếu tố ngoài ngôn ngữ, vào văn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành
vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại,… mới nắm bắt được. ý nghĩa
trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ mang lại được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả
gọi là hiển ngôn, còn gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy
ý nới nắm bắt gọi gọi là ý nghĩa hàm ẩn. [2;359]
Theo đó, Đỗ Hữu Châu phân loại ý nghĩa hàm ẩn theo hai tiêu chí:
- Dựa vào bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng).
- Dựa vào chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không phải là
đối tượng của diễn ngôn).
Xét ở tiêu chuẩn 1, tác giả phân biệt ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn ngữ
dụng học và ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học:
- Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các
quy tắc ngữ dụng như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ,
các quy tắc hội thoại…
- Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với nội dung mệnh đề
đó. Ý nghĩa này chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu thị nội dung mệnh đề.
Trong số ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học và ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học có thể tách
thành hai loại: tiền giả định và các hàm ngôn.
Từ quan niệm trên, Đỗ Hữu Châu cho rằng: Tiền giả định là những căn cứ cần
thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh của mình. Hàm ngôn là tất cả những nội
dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh (ý nghĩa
theo câu chữ) cùng với tiền giả định của nó. [2;362]
Hay Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh.
Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó không thể suy ra được hàm
ngôn thích hợp. [2;367]



Theo tiêu chuẩn 2, dựa trên sự phân loại của Grice về ý nghĩa hàm ẩn Đỗ Hữu
Châu cũng phân biệt ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn từ nhiên và ý nghĩa hàm ẩn
không tự nhiên. Theo ý kiến của Grice, điều kiện để một ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên trở
thành ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên là nó phải nằm trong ý định của người nói và cái
ý định đó phải được người nghe nhận biết.
Tổng hợp những quan điểm về ý nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu ta có thể khái
lược bằng sơ đồ sau:

Hàm ngôn nghĩa học
Hàm ngôn
Hàm ngôn dụng học
Ý nghĩa hàm ẩn
Tiền giả định nghĩa học
Tiền giả định
Tiền giả định dụng học

1.2. Quan điểm của Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San
Còn với quan điểm của Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San trong Tiếng Việt
(tập 3), nghĩa của câu cũng gồm hai phần: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
Nghĩa tường minh: Phần nghĩa được biểu hiện bằng chính các từ ngữ và kết
cấu ngữ pháp của câu. Nghĩa này luôn luôn có mặt và được cảm nhận một cách trực
tiếp ngay cả khi câu độc lập với ngữ cảnh. [11;71]
Nghĩa tường minh thể hiện ở hai phương diện: nghĩa sự vật và nghĩa tình thái.
Nghĩa hàm ẩn: Nghĩa chỉ suy từ nghĩa tường minh của câu và hoàn cảnh giao
tiếp [1;80]
Nghĩa hàm ẩn gồm có tiền giả định và hàm ý.
Tiền giả định: Người nói đã biết và giả định rằng người nghe cũng đã biết
những điều đó, nên không cần nói ra một cách tường minh (bằng các từ ngữ có mặt
trong câu) [11;81].

Hàm ý: là nghĩa không được biểu hiện trực tiếp, không phải là nghĩa tường
minh, không phải là nghĩa trực tiếp do từ và kết cấu của câu biểu hiện, hàm ý được


người nói (viết) ngụ ý trong câu, còn người nghe (đọc) suy ra từ nghĩa tường minh và
hoàn cảnh giao tiếp của câu [11;89]
Tuy hàm ý không biểu hiện trực tiếp, nhưng lại có giá trị thông báo, và nhiều
khi nó là mục đích quan trọng (quan trọng hơn nghĩa tường minh của câu) của sự giao
tiếp trong câu.
Có thể tóm tắt quan điểm của Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San về nghĩa
của phát ngôn như sau:

Nghĩa sự vật
Nghĩa tường minh
Nghĩa tình thái
Nghĩa của phát ngôn
Tiền giả định
Nghĩa hàm ẩn
Hàm ý

1.3. Quan điểm của Cao Xuân Hạo, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng,
Bùi Tất Tươm
Các tác giả cuốn Câu trong tiếng Việt – cấu trúc – nghĩa – công dụng, cho rằng
cấu trúc nghĩa của câu bao gồm hiển ngôn (tiền giả định + hiển ngôn) và hàm ngôn
(hàm nghĩa + ẩn ý).
Theo các tác giả nghĩa của câu là một cấu trúc có nhiều tầng. Ta có thể thấy
được nghĩa của câu trên bề mặt của nó, nhưng nhiều khi chỉ có thể thấy được ở chiều
sâu của nó. Cái nghĩa hành chức của câu nhiều khi lại nằm trong cái bề sâu ấy. Các tác
giả đã khẳng định: Cấu trúc nghĩa của câu khiến người nghe nắm được sở chỉ của nó
thì câu bắt đầu thực hiện được chức năng giao tiếp. Cái nghĩa hành chức của câu

chính là nội dung thông báo của nó. [6;106]
Từ đó các tác giả lí giải về hiển ngôn và hàm ngôn như sau: Một thông báo có
thể tiếp nhận ngay ở nghĩa bề mặt của nó, chỉ cần một ngữ cảnh đủ để nắm được
những sở chỉ cần biết trong câu. Không có một ý lắt léo, một thâm ý nào ẩn náu trong
câu. Đó là một câu chỉ có “nghĩa nguyên văn”, một câu chỉ có nghĩa hiển ngôn.
[6;108]


Và Những tiền đề được giả định là đúng trong hiển ngôn gọi là tiền giả định
của câu. [6;108]
Ngoài hiển ngôn (tiền giả định và hiển nghĩa), trong câu còn có hàm ngôn là
những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan
hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn. Nếu suy ý ra vẫn còn
diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong nguyên văn thì đó là hàm nghĩa. Nếu suy
ra chỉ có thấy trong ngôn cảnh, thì người nghe rất có thể không nhận ra, nhưng nếu
nhận ra mà phản ứng lại thì người nói có thể chối rằng mình không hề nói ra như thế.
Cái ẩn ý kín đằng sau nguyên văn không được diễn ra bằng lời ấy gọi là ẩn ý. [6;109110]
Tuy câu chữ diễn đạt khác nhau nhưng quan điểm của các tác giả trên đây đều
thống nhất ở điểm là đặt hiển ngôn và hàm ngôn vào phạm trù nghĩa, tức là xem nó là
mặt nội dung của phát ngôn.
Có thể tóm tắt quan điểm của Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất
Tươm, Cao Xuân Hạo về nghĩa của phát ngôn như sau:

Tiền giả định
Hiển ngôn
Hiển nghĩa
Nghĩa của phát ngôn
Hàm nghĩa
Hàm ngôn
Ẩn ý


1.4. Quan điểm của Hoàng Phê
Trong Logic ngôn ngữ học Hoàng Phê cho rằng dựa vào mối quan hệ với chức
năng thông báo thì trong phát ngôn có cái người ta không có ý định nói ra, có cái
người ta muốn nói ra. Cái không nói ra được gọi là tiền giả định, cái nói ra gồm hai bộ
phận: nói ra trực tiếp gọi là hiển ngôn, cái nói ra gián tiếp gọi là hàm ngôn. Ông viết:
Nếu ở đây ở hai cấp độ thì đó là cấp độ của cái nói ra và cấp độ cái không nói ra (tiền
giả định). Trong cái nói ra lại có sự đối lập giữa cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) và cái
nói ra gián tiếp (hàm ngôn). Có thể nghĩ rằng nói ra gián tiếp thì cũng như không nói


ra nhưng thật ra có một sự khác nhau rất cơ bản. Chính cái không nói ra lại cho là bất
tất phải nói (tiền giả định) cùng với cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) là cơ sở cho cái
nói ra gián tiếp (hàm ngôn) người ta hiểu được hàm ngôn là nhờ vào tiền giả định và
hiển ngôn. [10;99]
Theo Hoàng Phê, trong hiển ngôn có sự đối lập giữa cái đã biết và cái mới. Sự
đối lập này cho phép vạch ra cấu trúc ngữ nghĩa của lời một sự đối lập khác, rộng hơn
giữa phần không có giá trị thông báo (tiền giả định và cái đã biết trong hiển ngôn) với
phần có giá trị thông báo (cái mới trong hiển ngôn và hàm ngôn). Từ hiển ngôn và tiền
giả định suy ra hàm ngôn là một hình thức suy luận gọi là suy ý. Từ quan niệm trên
Hoàng Phê cho rằng: Hàm ngôn là những gì người nghe phải tự mình suy ra từ hiển
ngôn và tiền giả định, để hiểu được đúng và đầy đủ những ý nghĩa của lời trong một
ngôn cảnh nhất định. [10;106]
Trong công trình nghiên cứu này, Hoàng Phê phân biệt hàm ngôn có hai lớp
khác nhau: đó là hàm ý, phần nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó
khăn, không phụ thuộc vào ngôn cảnh, độ tin cậy tương đối cao. Còn ngụ ý là phần nội
dung hàm ngôn phụ thuộc nhiều vào ngôn cảnh và phải suy ý gián tiếp, độ tin cậy của
suy ý thường cao.
Có thể tóm tắt quan điểm của Hoàng Phê về nghĩa của phát ngôn như sau


Cái không nói ra

Tiền giả định

Nghĩa của phát ngôn

Hiển ngôn
Cái nói ra

Hàm ý
Hàm ngôn
Ngụ ý

1.5. Quan điểm của Cao Xuân Hạo
Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt: mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa đã
định nghĩa hiển ngôn (nghĩa tường minh) và nghĩa hàm ẩn như sau: Mỗi câu nói đều
truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định. Thông báo này thường gồm hai
phần. Phần thứ nhất là những gì mà người nghe có thể trực tiếp nhận ra nhờ nghĩa


nguyên văn (gồm có nghĩa đen và một số nghĩa bóng quên thuộc) của những từ ngữ có
mặt trong câu và nhờ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy: đó là nghĩa
hiển ngôn của câu nói. Phần thứ hai là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn
của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người
nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói. [5;468]
Theo ông hiển ngôn có tiền giả định và hiển nghĩa. Hai mặt này có quan hệ gắn
bó với nhau.
Còn hàm ngôn gồm có hàm nghĩa và ẩn ý
- Hàm nghĩa: Cái nghĩa trong bề sâu của quan hệ giữa các ngữ trong nguyên
văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên

văn. [5;112]
Ví dụ: Nó giải được năm bài thì ba bài đúng.
Hàm nghĩa là hai bài kia thì sai.
- Ẩn ý: Cái ý nghĩa ẩn kín đằng sau nguyên văn, suy ra được từ tiền giả định,
hiển nghĩa, hàm nghĩa và ngôn cảnh; nó có thể không được nhận ra nhưng cũng rất dễ
chối vì hoàn toàn không được nói ra. [5;112]
Ví dụ: Nó giải được năm bài thì ba bài đúng.
Ẩn ý trong câu này là:
+ Khen: nếu nó thường kém hơn.
+ Chê: nếu nó thường giỏi hơn.
Có thể tóm tắt quan điểm của Cao Xuân Hạo về nghĩa của phát ngôn như sau:

Tiền giả định
Hiển ngôn
Hiển nghĩa
Nghĩa của phát ngôn
Hàm nghĩa
Hàm ẩn
Ẩn ý


1.6. Quan điểm của Hồ Lê
Trong cuốn Cú pháp tiếng Việt (quyển 3 – Cú pháp tình huống) Hồ Lê phân
biệt nội dung của phát ngôn và ý nghĩa của phát ngôn (nội dung phản ánh của phát
ngôn). Theo tác giả, nội dung của phát ngôn (ý tưởng được diễn đạt) bao gồm tiền giả
định và ý nghĩa của phát ngôn. Khác với các tác giả khác, Hồ Lê phân loại ý nghĩa của
phát ngôn ít ra có thể xét theo hai tiêu chí khác nhau:
- Theo đối tượng của ý nghĩa, tức là theo cái sở chỉ mà ý nghĩa phản ánh, ông
chia ý nghĩa ra làm ý và nghĩa. Trong đó:
+ Nghĩa của phát ngôn tương ứng với “sự kiện” trong phát ngôn bởi vì khi nào

tồn tại sự kiện là đối tượng có tính xã hội (tức là “sở chỉ”) thì mới có khả năng xuất
hiện nghĩa của nó trong ý niệm. [8;50]
+ Ý của phát ngôn tương đương với “tình thái” trong phát ngôn, bởi vì khi nào
xuất hiện cái cách riêng tư cưa cá nhân người phát ngôn dùng để phản ánh sự kiện
hoặc cái cách riêng tư của cá nhân người phát ngôn dùng để phản ánh sự kiện hoặc
cái cách riêng tư của cá nhân người phát ngôn muốn nói thêm một điều gì đó thông
qua phản ánh sự kiện thì lúc đó mới tồn tại ý. [8;50]
- Theo tiêu chí phân loại là phương tiện (hoặc điều kiện) dùng để thể hiện ý
nghĩa, ông phân nghĩa của phát ngôn ra thành nghĩa hiển hiện và nghĩa hàm ẩn:
+ Ý nghĩa hiển hiện là loại ý nghĩa mà các phương tiện hoặc điều kiện dùng để
thể hiện nó đều hiện rõ lên trên bề mặt – hình thức của phát ngôn. [8;52]
+ Ý nghĩa hàm ẩn là loại ý nghĩa mà các phương tiện hoặc điều kiện dùng để
thể nó không hiện rõ lên trên bề mặt – hình thức của phát ngôn. Chúng ẩn tàn ở đâu
đó, hình như ở “bên dưới” hoặc “đằng sau” bề mặt–hình thức của phát ngôn. [8;52]
Khi bàn đến hai thuật ngữ hiển ngôn và hàm ngôn, tác giả Hồ Lê đã nói cách
hiểu về hiển ngôn và hàm ngôn của tác giả rất khác với cách hiểu về những thuật ngữ
này ở các tác giả Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu,…
Từ đó, Hồ Lê đã nêu nhận xét về cách dùng thuật ngữ của các tác giả trên: điều
nói ra, cái nói ra mới nghe tưởng trừng là ngôn nhưng thật ra thì không phải là ngôn,
vì ngôn biểu thị lời nói/ lời, còn điều nói ra và cái nói ra lại thuộc phạm trù nghĩa hoặc
ý nghĩa. Mà nghĩa hoặc ý nghĩa chỉ có thể là phương diện về mặt nội dung của ngôn


mà thôi. Vì Vậy, dùng hiển ngôn và hàm ngôn để chỉ hai hiện tượng trong phạm trù
nghĩa là không ổn.
Trên cơ sở đó, Hồ Lê chỉ rõ: Một phát ngôn mang ý nghĩa hiển hiện gọi là hiển ngôn,
phát ngôn mang ý nghĩa hàm ẩn gọi là hàm ngôn [8;53]. Với ý kiến này Hồ Lê đã
khẳng định hiển ngôn và hàm ngôn là những phương tiện, tức là thuộc mặt hình thức
chứ không thuộc mặt nội dung như các tác giả khác đã đề cập đến.
Trong phần phần chia thành phần nghĩa của câu, Hồ Lê đã xem tiền giả định là

một thành phần của hiển ngôn. Hiển ngôn = hiển nghĩa và tiền giả định. Còn phần hàm
ngôn thì ông chia làm hai thành phần. Hàm ngôn = hàm nghĩa và hàm ý. Ông viết:
Hàm nghĩa phản ánh những phương diện bổ sung cho “nghĩa hiển hiện – sự
kiện”của phát ngôn [8;82].
Hàm ý thì phản ánh tất cả những ý nghĩa, tình thái mà người phát ngôn kí thác
vào phát ngôn nhưng nằm ngoài ý nghĩa hiển hiện của phát ngôn, trong đó có việc nó
biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ mà ý nghĩa hiển hiện của phát ngôn biểu
thị [8;82]
Theo đó, Hồ Lê đã nêu lên các tiêu chí phân loại hàm nghĩa, hàm ý.
- Phân loại hàm nghĩa: có năm cách thức để phát hiện hàm nghĩa
+ Dựa vào văn cảnh để phát hiện hàm nghĩa
+ Dựa vào ngữ huống hội thoại để phát triển hàm nghĩa
+ Dựa vào sự suy luận
+ Dựa vào sự ám chỉ (hoặc sự nói vòng)
+ Dựa vào sự cảm nhận
- Phân loại hàm ý: có ba tiểu loại chính có khả năng tồn tại trong cả phát ngôn
văn cảnh và hội thoại.
+ Ẩn ý
+ Ngụ ý
+ Dụng ý
Có thể tóm tắt quan điểm của Hồ Lê về nghĩa của phát ngôn như sau:

Hàm nghĩa văn cảnh
Hàm nghĩa hội thoại
Hàm nghĩa

Hàm nghĩa suy luận


Hàm nghĩa ám chỉ

Hàm nghĩa cảm nhận
Hàm ẩn
Ẩn ý
Hàm ý

Ngụ ý
Dụng ý

Nghĩa của phát ngôn

Hiển nghĩa

Hiển ngôn

Tiền giả định

Sau khi tìm hiểu quan điểm của các nhà Việt ngữ học, chúng tôi nhận thấy cách
gọi tên phạm trù nghĩa ẩn sau bề mặt câu chữ của những tác giả này không hoàn toàn
giống nhau. Thực tế tồn tại các thuật ngữ: ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn, hàm ý, nghĩa
hàm ẩn, với các cách hiểu rộng, hẹp khác nhau. Trong luận văn này chúng tôi chấp
nhận cách hiểu hàm ý (còn gọi là ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn) là phần nghĩa không nằm
trên bề mặt câu chữ, nội dung người nói biểu thị một cách gián tiếp và người nghe suy
ra từ nghĩa tường minh và hoàn cảnh giao tiếp.

2. Quan điểm của một số tác giả về cơ chế tạo hàm ý
2.1. Quan điểm của Hồ Lê
Trong cuốn Cú pháp tiếng Việt, Hồ Lê dựa vào yếu tố ngôn thoại chia phát
ngôn ra làm hai loại phát ngôn văn cảnh và phát ngôn hội thoại. Trong đó, Hồ Lê chỉ
tập trung nghiên cứu phát ngôn văn cảnh vì theo tác giả phát ngôn văn cảnh là dạng
chuẩn mực của phát ngôn nói chung.



Phương thức hàm ngôn trong phát ngôn văn cảnh sẽ có điểm khác phương thức
hàm ngôn trong phát ngôn hội thoại. Tuy vậy, chúng vẫn có điểm giống nhau, đó là
đều vi phạm các quy tắc nói năng.
Hồ Lê đã gọi phương thức hàm ngôn là các phương tiện dùng để thể hiện ý
nghĩa hàm ẩn. Ông viết: Phương thức hàm ngôn chính là những phương tiện mà người
phát ngôn cần sử dụng để thể hiện ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn [9;71]. Tác giả
còn diễn giải thêm: Nếu ý nghĩa hiển hiện của một phát ngôn được biểu đạt bằng
chính những mối quan hệ có tính cấu trúc giữa những đơn vị cụ thể (từ ngữ) của phát
ngôn ấy cộng với cú điệu của nó, trong điều kiện của những quan hệ ngữ nghĩa bình
thường thì ý nghĩa hàm ẩn sẽ được biểu đạt bằng những phương tiện khác trong điều
kiện những quan hệ ngữ nghĩa bình thường [8;71].
Về cấu trúc, Hồ Lê đã đề cập: Cấu trúc câu gồm có cấu trúc thành phần và cấu
trúc nghĩa tố. Vậy những mối liên hệ có tính cấu trúc giữa những đơn vị cụ thể trong
phát ngôn chính là những mối liên hệ trong cấu trúc thành phần và cấu trúc nghĩa tố
của phát ngôn. Vậy những phương tiện khác thì chỉ có thể là những mối liên hệ phi
cấu trúc câu cộng với những mối liên hệ như thế nào đó giữa phát ngôn với văn cảnh/
ngữ huống nói chung [8;71].
Tác giả đưa ra một công thức tổng quát về phương thức hàm ngôn như sau:
Phương thức hàm ngôn = những quan hệ phi cấu trúc giữa các từ ngữ trong
phát ngôn + những quan hệ ngữ nghĩa bất thường trong phát ngôn + những mối quan
hệ như thế nào đó giữa phát ngôn của văn cảnh/ ngữ huống nói chung [8;71].
Từ đó, tác giả đã đi vào từng phần cụ thể để người đọc thấy rõ hơn những cơ
chế tạo ra hàm ngôn.
- Các kiểu liên hệ phi cấu trúc câu có khả năng biểu thị ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng liên hệ âm – âm để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng lối nói lái để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng những từ đồng âm để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng những từ vừa đồng âm vừa đồng nghĩa để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.

+ Dùng những từ ngữ đối nhau để biểu thi ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng những từ hợp vần cuối để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng những từ lập đi lập lại để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng những từ đồng trường nghĩa để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.


- Các kiểu quan hệ nghịch thường có khả năng biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói có vẻ mâu thuẫn với tiền giả định để tạo nên ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói có vẻ thừa thông tin để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng lối nói không ăn nhập với câu chuyện để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói quyết liệt để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng những hình ảnh trường tồn để tạo nên ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói tuyệt đối hóa để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói úp mở để tạo tạo ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng những liên tưởng bất ngờ để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói bóng gió để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói biểu tượng hai mặt để tạo ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng từ đồng âm thích hợp để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói ngược để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng những từ gần âm có vẻ dí dỏm để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn
+ Dùng lối nói bỏ lửng để biểu thi ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng từ ai có vẻ mơ hồ trong nhiều lần để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng những từ trái khoáy để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.
+ Dùng lối nói nhại để biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.
Trên đây là một số kiểu quan hệ ngữ nghĩa nghịch thường có khả năng tạo ra ý
nghĩa hàm ẩn. Và, theo tác giả thì kiểu quan hệ này còn rất nhiều không chỉ có mười
bảy phương thức trên. Đó là các biện pháp tu từ (ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ, hoán dụ,
biểu trưng, khoa trương…) đều có khả năng biểu thị ý nghĩa hàm ẩn.

2.2. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu

Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) Đỗ Hữu Châu đã gọi ý nghĩa hàm
ẩn là ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, vì theo tác giả ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
mới có giá trị hội thoại [2;377]. Và các ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên được tạo ra
dựa vào tất cả các quy tắc ngữ dụng từ quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc chi phối các
hành vi ngôn ngữ, quy tắc lập luận cho đến các quy tắc hội thoại [2;377]
Theo tác giả, muốn tạo ra được ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (cơ chế tạo hàm
ý) thì người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và giả định rằng cũng biết và
tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý


thức được chỗ vi phạm đó của mình [2;377]. Ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên xuất hiện
và được lí giải chính ở chỗ vi phạm đó.
Theo đó, tác giả đã đưa ra bảy cơ chế tạo ra ý nghĩa hàm ẩn hội thoại: vi phạm
quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, vi phạm quy tắc lập luận, vi phạm điều kiện sử dụng
hành vi tại lời, vi phạm phương châm về chất, vi phạm phương châm về lượng, vi
phạm phương châm quan hệ, vi phạm phương châm cách thức.
- Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
Trong tiếng Việt, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại thì hết sức phức tạp
và tế nhị. Mỗi cặp từ xưng hô đều chỉ một mối quan hệ nào đó. Trong quá trình giao
tiếp thì cặp từ xưng hô này phải được giữ từ đầu đến cuối. Nếu xuất hiện một cặp hay
một từ xưng hô nào khác thì cuộc hội thoại ấy đã có vấn đề.
Khi thực hiện hành vi chiếu vật, người nói phải còn ý định chiếu vật và có niềm
tin chiếu vật, tin rằng người nghe có khả năng suy ý từ biểu thức chiếu vật của mình.
Nếu đoán rằng người nghe không suy ý được thì người nói tìm phương thức chiếu vật
khác. Còn người nghe, trước từ ngữ của người nói cũng phải nghĩ rằng người này đang
có ý định chiếu vật, để từ đó tìm ra nghĩa chiếu vật phù hợp.
Việc thay đổi sự chiếu vật này có hai nguyên do chính: Người dùng đã cố ý
dùng sai để tạo hàm ý trong hội thoại. Ví dụ: hai vợ chồng thường xưng hô với nhau là
anh/em, trong một cuộc cãi vả thì cặp từ xưng hô này có thể là anh/tôi hay cô/tôi. Khi
những cặp từ xưng hô như vậy xuất hiện chúng ta có thể hiểu rằng mối quan hệ của

cặp vợ chồng này đã rạn nứt. Nguyên nhân thứ hai là do người dùng đã vô tình vi
phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất trong hội thoại, khi chiếu vật và chỉ xuất không
đúng.
Có nhiều phương thức chiếu vật, hàm ý sẽ được tạo nên khi người dùng vi
phạm một trong quy tắc chiếu vật và chỉ xuất.

- Vi phạm quy tắc lập luận
Như đã biết, lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết
luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới.
Theo Đỗ Hữu Châu, cấu trúc của lập luận được biểu diễn như sau:
P – 3R
P: lí lẽ hay luận cứ


3: quan hệ định hướng lập luận
R: kết luận
Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà P, R có thể có cấu trúc đơn giản
hay phức tạp.
Ví dụ:
- Cô ta là một cô gái xinh đẹp, thông minh lại giàu có (P) vì thế cô ta có rất
nhiều người săn đón (R).
- Chiếc xe này cũ nhưng còn chạy tốt nên tôi vẫn chạy nó.
Cũng có một vài trường hợp khi diễn ngôn, phát ngôn thì ta chỉ thấy có phần lí
lẽ hoặc kết luận, còn phần kia thì người tiếp nhận tự rút ra. Những trường hợp này đã
vi phạm quy tắc lập luận. Chính sự vi phạm này đã tạo ra hàm ý.
Ví dụ:
A: Tối nay mình đi xem phim nhe.
B: Sáng mai mình thi mà giờ mình chưa học bài nữa.
Khi nghe B trả lời như vậy thì A đã biết mình bị từ chối. Trong câu trả lời của B
ta thấy chỉ có phần luận cứ mất đi phần kết luận. Phần kết luận trong trường hợp này

người nghe phải tự rút ra.
Ngoài ra, cố ý kết hợp bất thường các thành tố lập luận và không dựa trên cơ sở
lẽ thường, sử dụng nghịch thường tác tử, kết tử lập luận cũng là cách tạo hàm ý.
Ví dụ: Cái thằng suốt ngày đi chơi, chẳng học hành, làm việc gì cả, lấy nó mà
nhờ tấm thân, con ạ!
Lấy chồng thì phải chọn người ham học, chăm chỉ làm việc. Chứ ai đời lấy
chồng lại chọn người ham chơi hơn ham làm, suốt ngày lêu lổng. tuy nhiên người nói
đã đi ngược lại với lẽ thường ấy bằng cách kết hợp các luận cứ một cách bất thường để
hàm ý cảnh báo người nghe lấy chồng nên tránh xa những người như vậy.
- Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Trong quá trình giao tiếp, một phát ngôn không chỉ có một mục đích tại lời mà
có thể đồng thời hướng đến nhiều mục đích tại lời khác nhau. Do vậy, bên cạnh các
hành động ngôn ngữ trực tiếp còn có các hành động ngôn ngữ gián tiếp. đấy là hành
động ngôn ngữ mà trên bề mặt của ngôn từ, người giao tiếp sử dụng cấu trúc của một
hành động tại lời này nhưng lại nhằm vào hiệu quả của một hành động tại lời khác.
Ví dụ: Một học sinh vào lớp muộn, khi bước vào lớp, thầy giáo hỏi:


- Giờ là mấy giờ rồi?
Rõ ràng đây là một câu hỏi. Nhưng nếu học sinh ấy trả lời về một khoảng thời
gian thì cuộc hội thoại đã thất bại. Trong trường hợp này, học sinh ấy trước tiên phải
xin lỗi thầy rồi sau đó đưa ra lí do mình đến lớp muộn. Vì câu nói của thầy là hành
động khiển trách, chứ không phải là một câu hỏi về thời gian mà nghĩa trên bề mặt
ngôn từ đã thể hiện.
- Vi phạm phương châm về chất
Phương châm này yêu cầu người nói phải nói đúng sự thật, không được nói
những điều mà mình tin rằng không đúng. Tuy nhiên trong thực tế, đôi khi người ta
vẫn cố tình vi phạm phương châm này để thực hiện một mục đích sâu xa nào đấy. Xét
cuộc hội thoại sau:
A: Tôi vừa đào được củ khoai to bằng cái nhà.

B: Có gì đâu mà là chứ, tôi thì đã thấy cái nồi to bằng cái tòa biệt thự.
A: Cái nồi làm gì to thế?
B: Để nấu củ khoai của anh.
Trong cuộc hội thoại này ta thấy A đã vi phạm phương châm về chất khi nói
một sự việc mà mình biết rằng không đúng “Tôi vừa đào được củ khoai to bằng cái
nhà” và B cũng biết như vậy. Đúng ra B phải nói lại rằng Anh nói dối làm gì có củ
khoai nào to bằng cái nhà. Nhưng B đã không nói như vậy, B lại cố tình vi phạm
phương châm về chất khi nói lại một sự việc mà mình cũng tin rằng không đúng để
vạch mặt sự dối trá của A “tôi thì đã thấy cái nồi to bằng cái tòa biệt thự”. Cố ý lấy vi
phạm phương châm về chất để đáp lại vi phạm phương châm về chất, B đã hướng tới
một mục đích hàm ý phê phán, vạch mặt sự dối trá của A.

- Vi phạm phương châm về lượng
Thông tin không phải là mục đích duy nhất của giao tiếp. Nhưng khi nói năng
chúng ta cần tránh những câu nói quá ngắn gọn hoặc quá dài dòng. Vì khi nói những
câu nói như vậy chúng ta đã vô tình xem thường đối tượng mà chúng ta giao tiếp.
phương châm về lượng yêu cầu: hãy nói sao cho có nội dung đáng nói, đừng nói nhiều
hơn cái nội dung đáng nói.
Với câu trả lời “Đất nước của những đồng lúa bạt ngàn, con người thân thiện
và tà áo dài thướt tha” của câu hỏi “Bạn có biết Việt Nam không?”, ta thấy rằng người


trả lời câu hỏi này đã đưa ra câu trả lời dài dòng hơn. Đáng lẽ với câu hỏi này chúng ta
chỉ cần trả lời có hoặc không. Với câu trả lời này, chúng ta vẫn biết rằng người được
hỏi biết Việt Nam, không những biết mà còn biết rất rõ nữa. Hay những câu nói “chiến
tranh là chiến tranh”, “trẻ em là trẻ em”. Ta thấy nó rất ngắn gọn có vẻ là không có
nội dung. Nhưng thật sự chúng đã chứa đựng một nội dung đáng kể, từ chiến tranh thứ
hai khi tìm hiểu ta biết được rất nhiều thứ: chiến tranh thì có mất mát, chia lìa, cảnh
tượng rùng rợn… chiến tranh thì sẽ có những thứ ấy. từ chiến tranh thứ hai không còn
là danh từ nữa mà đã chuyển sang một tính từ với đầy đủ những tính chất đáng sợ của

nó.
Ta còn thấy, phương châm về lượng còn yêu cầu người ta phải nói đầy đủ sự
thật, không được bỏ qua những chi tiết cốt lõi. Khi nghe một phát ngôn Hôm nay A
không say rượu thì chắc chắn mọi người sẽ rút ra tiền giả định là: A vẫn thường say
rượu. Nhưng nghĩa tường minh của câu này là hôm nay A không có uống rượu. Do
chúng ta quá chú ý đến tiền giả định của câu này mà bỏ qua nghĩa tường minh. Trường
hợp như vậy, chúng ta đã vi phạm phương châm về lượng.
Tóm lại, hàm ý được tạo ra từ sự vi phạm phương châm này là do những
nguyên nhân: nói những điều không đáng nói, nói nhiều hơn cần thiết…
- Vi phạm phương châm quan hệ
Một quy tắc quan trọng khác của hội thoại nữa là nói vào đề. Cụ thể, khi người
ta hỏi chuyện công việc thì mình phải trả lời chuyện công việc. người ta đang bàn về
vấn đề thể thao thì mình phải nói về vấn đề thể thao… khi nói ngoài chủ đề là vi phạm
phương châm về quan hệ. Tuy nhiên trong thực tế, vì một lí do nào đó, người nói cố ý
không nói vào đề mà cứ vòng vo, nói những câu dường như chẳng ăn nhập gì với vấn
đề đang diễn ra. Ví dụ như đoạn hội thoại sau:
Một buổi sáng trời dày đặc sương, C và D cùng đi chợ trên một chiếc xuồng. C
ngồi đằng mũi D ngồi đằng lái.
- C: Hôm nay, trời nhiều sương quá.
- D: Hôm nay, tôi không có mua tương. Nhà còn tương.
- C: Ừ, con cháu mà ai không thương.
Ta thấy, trong cuộc hội thoại trên C và D đã đối đáp với nhau không khớp vào
đâu cả. Đoạn hội thoại trên đã vi phạm phương châm về quan hệ, nói không vào đề.


Cuộc hội thoại giữa C và D có lẽ do khoảng cách và thời tiết (hay một lí do khác) vì
thế đã diễn ra không thành công.
Hay một ví dụ khác:
Một vị giám khảo trong cuộc thi tìm kiếm tài năng về ca hát đã nhận xét về một
thí sinh:

- Vũ đạo của bạn rất sôi động.
Câu nhận xét của vị giám khảo ấy không phù hợp với một cuộc thi tìm kiếm tài
năng về ca hát. Ta thấy rằng, vị giám khảo ấy đã cố tình không nhận xét về giọng ca
của thí sinh. Tức là ông ta đã lảng tránh vấn đề cần phải nhận xét. Khi nghe nhận xét
này người nghe sẽ phải suy ra hàm ý của vị giám khảo này rằng: giọng ca chẳng mấy
gì làm tốt, thí sinh ấy sẽ thích hợp cuộc thi về nhảy nhót hơn. Vị giám khảo này đã thể
hiện sự ý nhị trong cách nhận xét của mình.
- Vi phạm phương châm cách thức
Yêu cầu của quy tắc cách thức là hãy nói ngắn gọn, có trật tự, tránh lối nói tối
nghĩa, nói mập mờ, mơ hồ nghĩa. Không phải lúc nào người ta cũng nói đúng quy tắc
cách thức. Có những trường chúng thể nói ra một cách trực tiếp, chỉ đích xác một vấn
đề. Trong những trường hợp đó người ta chọn cách nói dông dài, lấp lửng, nói nước
đôi để nhầm thực hiện hàm ý của mình. Trong đoạn hội thoại sau:
Giờ giải bài tập trắc nghiệm. Cô giáo hỏi:
- Câu nào đúng?
Một học sinh trả lời:
- Dê cô.
Câu trả lời của học sinh này không rõ ràng. Đúng ra phải nói đầy đủ là Thưa cô
là câu dê ạ. Chính sự thiếu rõ ràng như vậy đã tạo nên một trận cười cho các bạn trong
lớp.

2.3. Quan điểm của Cao Xuân Hạo
Tác giả Cao Xuân Hạo, trong cuốn Tiếng Việt: mấy vấn đề, ngữ âm, ngữ pháp,
ngữ nghĩa, cho rằng: Trong một cuộc hội thoại, người tham dự hội thoại vì một lí do
nào đó dẫn tới vi phạm một trong các quy tắc hội thoại. Đặc biệt là vì trong các quy tắc
hội thoại, có những quy tắc mà đôi khi người ta phải vi phạm chính là để tuân thủ một
hay những quy tắc khác. Lại có những quy tắc hội thoại mà khi bị vi phạm thì làm nảy


sinh những hàm ý làm cho sự giao tiếp bị lệch lạc đi, và tác giả đã khẳng định tinh

thần hợp tác trong hội thoại được thể hiện trong việc tuân thủ những quy tắc hay
phương châm sau đây: phương châm chất, lượng, quan hệ, cách thức [5;509].
Khác với Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo đã không trình bày quy tắc chiếu vật
chỉ xuất, quy tắc lập luận, hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Ngoài phần trình bày về bốn
quy tắc chất, lượng, quan hệ, cách thức như Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo còn trình
bày quy tắc nói mỉa.
Theo Cao Xuân Hạo, nói mỉa là một lời chê bai bằng một lời đánh giá trái
nghĩa với lời đánh giá lẽ ra phải nói. Chẳng hạn chê dở thì lại nói hay, chê xấu thì lại
nói đẹp.
Ví dụ:
Dòng họ mày thì thơm tho lắm!
Mày đã tài giỏi lắm rồi đó!
Rõ ràng, đây không phải là một lời khen mà là một lời chê. Vấn đề đặt ra là sao
khi nghe một câu nói mỉa người ta lại hiểu được rằng người nói ra câu ấy muốn nói
ngược lại?
Ở đây có thể kể ra ba nhân tố: một là câu ấy được nói ra trong tình huống mà
người bị chê cũng như người ngoài cuộc khó lòng có thể chờ đợi một lời khen; hai là
câu nói mỉa được phát âm với một ngữ điệu riêng, khác hẳn với ngữ điệu của một lời
khen thật sự; ngữ điệu ấy lại thường được nêu rõ thêm bằng những từ ngữ tình thái
như “nhỉ”, “lắm đấy”, “chưa”.
Ví dụ:
Đem ra mà triển lãm được đấy!
Môn đăng hộ đối lắm nhỉ!
Trong tiếng Việt có những cách nói mỉa đã điển chế hóa, nghĩa là đã thành công
thức cố định, không bao giờ có nghĩa tích cực, mặc dù nghĩa gốc được dùng vốn là
tích cực. Chẳng hạn, đẹp mặt! bao giờ cũng có nghĩa là đáng xấu hổ.
Cao Xuân Hạo đã khẳng định: Lời nói mỉa đắc dụng hơn cả là khi đối tượng tự
đánh giá quá cao. Trong trường hợp này, sự chê bai nhằm phủ nhận cái giá trị mà câu
nói mỉa làm ra vẻ khẳng định, nhiều hơn là ngụ ý điều ngược lại, và mục tiêu chính
của sự mỉa mai là cái khoảng cách quá lớn giữa quá trị thực với giá trị tự gán cho

mình chứ không hẳn là cái giá trị quá thắp của người bị nói mỉa. [5;517]


Tìm hiểu về cơ chế tạo hàm ý chúng tôi nhận thấy, có ba tài liệu đã nghiên cứu
về vấn đề này. Trong đó, Đỗ Hữu Châu gọi nó là cơ chế tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn
không tự nhiên, Cao Xuân Hạo thì gọi là cơ chế hình thành lực ngôn trung gián tiếp,
với Hồ Lê gọi việc này là phương thức hàm ngôn. Trong công trình của mình, Hồ Lê
đã đưa ra hai mươi lăm phương thức tạo hàm ý (tác giả gọi là biểu thị ý nghĩa hàm ẩn).
Với hai mươi lăm phương thức này Hồ Lê đã bao quát toàn bộ các phương thức tạo ra
hàm ý trong cách thức ăn nói của người Việt. Tuy nhiên, để áp dụng các phương thức
này để tìm hiểu cơ chế tạo hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam là điều vô cùng
khó. Do có quá nhiều phương thức nên việc xác định một phát ngôn đã thể hiện
phương thức nào là điều khó khăn. Trong khi đó, Đỗ Hữu Châu chỉ đưa ra bảy cơ chế
tạo ra ý nghĩa hàm ẩn. Tuy Đỗ Hữu Châu đưa ra cơ chế ít hơn nhiều so với Hồ Lê,
nhưng nó vẫn bao quát được hết các phương thức tạo ra hàm ngôn. Còn với Cao Xuân
Hạo thì trình bày các cơ chế có phần ít nhất, ông chỉ trình bày bốn cơ chế của việc vi
phạm quy tắc cộng tác hội thoại, ông đã không nói đến quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy
tắc lập luận, hành vi ngôn ngữ gián tiếp như Đỗ Hữu Châu đã trình bày. Cái khác của
Cao Xuân Hạo với Đỗ Hữu Châu còn ở chỗ, ông có thêm phương thức nói mỉa mà Đỗ
Hữu Châu không nhắc đến.
Nhưng nhìn chung, các phương thức mà ba tác giả đã trình bày đều là những
cách tạo ra ý nghĩa hàm ẩn trong cách ăn nói của người Việt. Trong đó, chúng tôi nhận
thấy những phương thức tạo hàm ý của Đỗ Hữu Châu có phần dễ dàng tiếp cận hơn cả,
do đã bao quát hầu hết những phương thức tạo hàm ý trong hội thoại. Với đề tài của
mình (cơ chế tạo hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam), chúng tôi đã sử dụng
các cơ chế tạo hàm ý của Đỗ Hữu Châu phần cơ sở lí thuyết cho phân tích cơ chế tạo
hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam.

Chương 2: Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt
Nam

1. Vài nét về truyện cười dân gian Việt Nam
Văn học dân gian Việt Nam đã hình thành từ rất lâu, nó như một món ăn tinh
thần khó có thể thiếu của người Việt. Cùng với các thể loại thần thoại, cổ tích, truyền
thuyết, ca dao, tục ngữ… thể loại truyện cười cũng đã góp phần làm cho văn học dân
gian Việt Nam trở nên phong phú hơn. Nhưng có một thời kì, trong giai đoạn phong
kiến truyện cười coi là thể loại văn học không có giá trị, thứ văn chương rẻ tiền. Chính


vì chịu ảnh hưởng của quan niệm này mà Nguyễn Văn Ngọc đã ngại không dám xếp
truyện cười vào kho tàng văn học dân gian, thể loại mà đã có lúc bị cho là nhảm nhí.
Nhưng những đóng góp của truyện cười thì khó có thể chối cãi, Vì thế càng về sau này
truyện cười đã được nhìn nhận lại một cách đúng đắn hơn.
Trong cuộc sống, ta có thể cười vì nhiều nguyên nhân khác nhau: hoàn cảnh, cử
chỉ, hành động trái tự nhiên, trái những quy luật cuộc sống, sự máy móc,… Nói cách
khác đó là những sự phi lí, mâu thuẫn của các sự vật diễn ra xung quanh chúng ta. Tuy
nhiên tiếng cười không dừng lại ở đây mà chúng ta còn thấy, chúng ta còn gặp những
nụ cười đau khổ, chua xót… Dù là tiếng cười gì đi nữa thì đó cũng là nụ cười phản ánh
hiện tượng xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, truyện cười cũng là văn học, cũng đã
thực hiện được chức năng phản ánh thế giới.
Mục đích sáng tác của truyện thần thoại là nhằm giải thích những hiện tượng
thiên nhiên mà con người chưa thể hiểu chúng theo cách khoa học. Còn mục đích của
truyện cười là làm sao tạo được tiếng cười cho người đọc, người nghe. Thế nhưng
tiếng cười chưa phải là mục đích duy nhất để sáng tác truyện cười. Mục đích phê phán,
đả kích cũng là mục đích mà nhiều truyện cười hướng đến.
Đề tài trong truyện cười rất phong phú nhưng chủ yếu xung quanh các nhân vật:
quan tham, thầy đề, sư, phú hộ, chàng ngốc… với những hành động làm mất đi phẩm
chất mà mọi người vẫn thường nghĩ gì về họ.
Nghiên cứu truyện cười dân gian ai cũng đều dễ dàng nhận thấy những đặc
điểm sau đây: có truyện dài, nhiều sự việc nhiều nhân vật; có truyện ngắn, gọn, ít nhân
vật; có truyện có khả năng gây cười mạnh mẽ; có truyện chỉ đủ gây cười một cách nhẹ

nhàng thâm thúy có truyện khiến ta vừa cười xong phải suy nghĩ; có truyện nhằm đạt
yêu cầu giải trí là chính, lại có truyện kết hợp giải trí và ý nghĩa phê phán.
Dựa trên sự phân tích những truyện cười lưu hành trong dân gian, ta thấy truyện
cười có mấy đặc điểm như sau:
- Truyện cười tất nhiên phải gây cười. Cười to hay nhỏ, nhiều hay ít, hóm hĩnh
hay cay độc, là phụ thuộc vào đề tài, đối tượng và nghệ thuật gây cười.
- Vì nhằm nêu bật mâu thuẫn đáng cười trong cuộc sống, nên những tình tiết
của truyện phải quy tụ để làm bật ra tiếng cười. Những chi tiết nào không phục vụ cho
tiếng cười thường không có mặt trong truyện cười.


- Truyện cười bao giờ cũng bao hàm một ý nghĩa giáo dục, phê phán, chế giễu,
đả kích nhất định và nhìn chung tác giả phải hướng tiếng cười vào một mục đích đấu
tranh xã hội.
Dựa vào những đặc điểm trên, ta có thể chia truyện cười dân gian ra thành ba
loại như sau:
- Truyện khôi hài: là truyện có đầy đủ cả ba đặc điểm: gây cười, nêu bật những
mâu thuẫn đáng cười trong cuộc sống, mục đích đấu tranh xã hội. Nhưng ở đây ta chỉ
xét nó ở mục đích gây cười của nó chủ yếu là để giải trí. Ngoài mục đích giải trí,
truyện khôi hài vẫn bao hàm một ý nghĩa phê phán. Nhưng mục đích phê phán chỉ là
mục đích thứ yếu.
- Truyện trào phúng: khác với truyện khôi hài, truyện trào phúng có mục đích
phê phán là chủ yếu. Ở thể loại truyện này cái cười thật sự có ý nghĩa phê phán. Phê
phán ở đây vạch rõ những sự trái tự nhiên, trái với cuộc sống sinh hoạt của con người,
nhưng vạch rõ như vậy chủ yếu là để nêu rõ những thói hư, tật xấu mà thôi. Tiếng cười
ở đây chỉ là phương tiện để vạch trần những thói hư, tật xấu đó.
- Truyện tiếu lâm: thực ra ra không phải là một thể loại truyện riêng biệt nếu xét
về nội dung và mục đích. Lúc đầu thì truyện tiếu lâm được sưu tầm theo tiêu chuẩn
sau: truyện dân gian có tác dụng gây cười không kể thanh hay tục. như vậy lúc đầu
danh từ truyện tiếu lâm có nghĩa rất rộng và không nhất thiết mang yếu tố tục như

chúng ta hiểu ngày nay.
Nhưng theo quan niệm thông thường thì phải thấy rằng truyện tiếu lâm là
truyện khôi hài, trào phúng có yếu tố tục.
Sức mạnh của tiếng cười thì đã được khẳng định, tiếng cười có thể làm lung
lay sự việc tưởng chừng trang nghiêm, tôn kính. Để tạo nên tiếng cười thì có nhiều
nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất đó là hàm ý hội thoại được tạo ra trong truyện.
Do đây là tiếng cười của chính các nhân vật trong truyện tạo ra nên cái cười này là cái
cười thâm thúy và có tác dụng hơn cả, ý nghĩa phê phán cao hơn và nghệ thuật cũng
cao hơn. Vì thế, tính thuyết phục và sự mỉa mai trong truyện cười đạt đến một trình độ
cao hơn. Tuy xúc tích ngắn gọn nhưng nội dụng mà những truyện cười truyền tải là
không nhỏ. Vừa có tác dụng tạo ra tiếng cười sảng khoái mà lại vừa châm biếm, đả
kích cái xấu. Chính vì vậy mà truyện cười vẫn luôn tồn tại cho dù xã hội đã trải qua
bao cuộc biến thiên.


Ngôn ngữ trong truyện cười là loại ngôn ngữ gián tiếp vì thế cơ chế tạo nên
tiếng cười cũng khá phong phú. Điều này đã được chứng minh qua các cứ liệu thống
kê, hầu hết các truyện cười đều có một hoặc nhiều hơn một cơ chế tạo hàm ý hội thoại.
Các cơ chế này đã góp phần tạo nên sự thành công của truyện cười. Với việc tìm hiểu
cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam chúng ta sẽ thấy được
sự thành công của các tác giả dân gian trong việc thể hiện ngôn ngữ đời sống hằng
ngày qua lăng kính truyện cười thành công như thế nào. Trên cơ sở phân loại các cơ
chế tạo hàm ý hội thoại trong các tác phẩm được khảo sát, chúng tôi sẽ chỉ ra giá trị
mà các cơ chế tạo ra cho tác phẩm truyện cười.

2. Tác phẩm khảo sát
Với đề tài Cơ chế tạo hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam, những tác
phẩm được khảo sát chủ yếu lấy từ kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Có sáu cơ
chế được trình bày dưới đây: vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, quy tắc lập luận,
phương châm chất, phương châm lượng, phương châm quan hệ và phương châm cách

thức.
- Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: Giàn lý đổ, Vạc cò, Đậu phụ làng cắn
đậu phụ chùa.
- Vi phạm quy tắc lập luận: Hai kiểu áo, Ông quan thanh liêm, Đi tu phải tội.
- Vi phạm phương châm về chất: Khéo bào chữa, Xin tiền tiên, Trứng vịt muối,
Cái bụng cổ, Thầy bói lạc đường, Quan lớn nhân đức thật, Thế thì không mất.
- Vi phạm phương châm về lượng: Lợn cưới áo mới, Nói có đầu có đuôi, Con
vịt hai chân.
- Vi phạm phương châm về quan hệ: Xin nước lạnh, Chết hóc, Dốt như bò.
- Vi phạm phương châm về cách thức: Bẩm chó cả, Quan sắp đánh bố, Cháy,
Nhưng nó phải bằng hai mày.
Nhưng sự phân loại chỉ là tương đối, trong một phát ngôn có thể thể hiện nhiều
cơ chế. Chúng tôi chọn cơ chế thể hiện rõ nhất để khảo sát. Với việc khảo sát các
truyện cười kết hợp với phần lí luận cơ chế tạo hàm ý của Đỗ Hữu Châu chúng tôi đã
tiến hành đi sâu phân tích cơ chế tạo ra hàm ý trong các truyện cười ấy.
Nhìn chung, hàm ý tạo ra bởi sự vi phạm này chủ yếu hướng đến mục đích phê
phán, mỉa mai, châm biếm những nhân vật đáng cười: thầy lang, sư, quan, … Ngoài ra


×