Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.97 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến đã
hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, phòng
Đào tạo, thư viện, sự động viên cổ vũ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
Tiếng Việt, cảm ơn tập thể K49 ĐHSP Ngữ Văn đã ủng hộ em trong suốt
quá trình làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 04 năm 2012
Người viết
Phùng Thị Anh Ngọc
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, là
công cụ của tư duy. Con người muốn trao đổi nhận thức, tình cảm của mình
đến người khác không thể không qua ngôn ngữ. Trong một cuộc giao tiếp các
nhân vật tham gia giao tiếp có sự tác động qua lại lẫn nhau để cùng hướng về
một mục đích nhất định.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ và
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức hành
chức khác của ngôn ngữ đều được giao tiếp dựa vào hình thức hoạt động căn
bản này. Hội thoại không chỉ diễn ra trong đời sống hằng ngày mà còn có trong
tác phẩm văn học. Tuy nhiên trong cuộc hội thoại không phải tất cả những gì
muốn diễn đạt người ta đều có thể nói ra trực tiếp (hiển ngôn) mà nhiều lúc
người nói sử dụng cách nói hàm ý đòi hỏi người nghe phải tự suy ra qua phát


ngôn để hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền đạt; tức là người nói đã
vi phạm nguyên tắc cộng tác, khi đó hàm ý hội thoại xuất hiện. Cuộc thoại xuất
hiện hàm ý sẽ tạo ra nhiều điều lí thú trong giao tiếp.
Hơn nữa, truyện cười dân gian là một bộ phận quan trọng của Văn học
dân gian Việt Nam, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở nhà
trường Phổ thông và Đại học. Trong mỗi truyện cười dân gian Việt Nam, việc
dùng hàm ý trong các cuộc thoại xuất hiện khá phổ biến. Vì vậy, khám phá hàm
ý trong một số truyện cười vừa góp phần làm sáng tỏ đặc tính cơ bản của hàm ý
hội thoại, vừa lí giải về thi pháp nghệ thuật trong truyện cười dân gian Việt
Nam. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, giúp chúng ta học
tập tốt hơn.
Từ lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Hàm ý trong một số truyện
cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại". Chúng tôi hi vọng kết
- 1 -
quả nghiên cứu của đề tài sẽ trở thành một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên
yêu thích bộ môn văn học, đặc biệt là truyện cười dân gian Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Trong cuộc sống hằng ngày, tiếng cười góp phần không nhỏ làm cho cuộc
sống tươi đẹp hơn. Chính nhu cầu đó mà các tác giả dân gian đã sáng tác nên
truyện cười. Nó vừa có giá trị giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dục nhân cách, đạo đức
con người. Vì thế, có rất nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến truyện cười dân
gian Việt Nam ở nhiều góc độ.
- "Tiếng cười dân gian Việt Nam" của Trương Chính và Phong Châu do
NXB Khoa học Xã hội giới thiệu từ năm 1973.
- "Hành trình và sứ sở cười" của Nguyễn Đức Dân – NXB Giáo dục xuất
bản năm 1996.
Những công trình này, sưu tầm, tuyển chọn các truyện cười đã bắt đầu
nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học. Tuy nhiên đó mới chỉ là những phát hiện và
giới thiệu một vài thủ pháp ngôn ngữ, chưa đưa ra việc khảo sát các biện pháp gây
cười trong từng truyện cụ thể.

Khóa luận này của chúng tôi không có tham vọng giải quyết những vấn đề
còn bỏ ngỏ mà chỉ cố gắng tìm hiểu những đặc trưng của ngôn ngữ truyện cười qua
sự phân tích một số truyện cười trong truyện cười dân gian Việt Nam. Cụ thể là gây
cười bằng vi phạm quy tắc cộng tác, từ đó xuất hiện hàm ý hội thoại qua đề tài:
"Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội
thoại".
3. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hàm ý hội thoại với các phương châm
hội thoại, trên quan điểm ngữ dụng học trong một số truyện cười dân gian Việt
Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nhận biết, phân tích và làm rõ nội dung nghĩa của các hàm ý hội thoại
trong truyện cười, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở khóa luận
- 2 -
này là phương pháp phân tích ngữ cảnh theo hướng của dụng học. Ngoài ra
trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi còn kết hợp với các phương pháp
khác như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số truyện trong "Tiếng cười
dân gian Việt Nam" của Trương Chính và Phong Châu làm ngữ liệu khảo sát.
Bên cạnh đó, các ví dụ đã dẫn trong các tài liệu nghiên cứu về dụng học cũng
được chúng tôi sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
Hàm ý hội thoại xuất hiện nhiều nhất trong đối thoại của những nhân vật
tham gia giao tiếp. Cho nên, đơn vị được chọn để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu
là các cuộc thoại (cuộc thương tác).
Những vấn đề chúng tôi đề cập trong khóa luận này không bao quát toàn
bộ các vấn đề liên quan đến hàm ý hội thoại mà chỉ hi vọng góp thêm ý kiến vào
việc nhận biết và phân tích hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại trong một số
truyện cười dân gian Việt Nam.

4. Mục đích nghiên cứu
Với khóa luận này, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được các mục đích sau:
- Trước hết là nhận biết, phân tích và làm sáng tỏ hàm ý qua mỗi truyện
cười. Từ đó thấy được ý nghĩa sâu sắc của tiếng cười mà tác giả dân gian gửi
gắm.
- Thông qua việc tìm kiếm, chúng tôi tiếp nhận truyện cười dân gian Việt
Nam ở góc nhìn cụ thể. Từ đó, hi vọng có thể đóng góp một phần tài liệu tham
khảo hữu ích, phục vụ cho việc học tập của các bạn sinh viên và quá trình giảng
dạy sau này của bản thân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn khai thác một số truyện cười có vi
phạm nguyên tắc cộng tác dưới góc độ ngữ dụng. Từ đó, xác định được hàm ý
hội thoại gắn với các phương châm hội thoại qua mỗi truyện đó.
6. Những đóng góp của khóa luận
6.1. Về mặt lí luận
Trên cơ sở trình bày lí thuyết ngữ dụng học (qua học tập và nghiên cứu tài
liệu) ở phương diện hàm ý hội thoại, phương châm hội thoại, khóa luận xác định
- 3 -
cách phân tích và tìm hiểu ý nghĩa của hàm ý trong truyện cười dân gian Việt
Nam với các phương châm hội thoại.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, đồng thời là nguồn tài liệu
tham khảo cho các bạn sinh viên yêu thích bộ môn văn học dân gian Việt Nam
nói chung cũng như mảng truyện cười dân gian nói riêng.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm hai chương.
Chương 1: Trình bày một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài như lí
thuyết hội thoại; lí thuyết về hàm ý hội thoại; hành động nói và phương châm
hội thoại.

Chương 2: Khảo sát các hàm ý hội thoại ở các cuộc thoại trong một số
truyện cười dân gian Việt Nam. Hàm ý trong mỗi truyện được khai thác ở các
phương diện:
- Phân tích hàm ý
- Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại
- Tình huống của việc dùng hàm ý
Ngoài hai phần chính khóa luận còn có phần danh mục tài liệu tham khảo.
- 4 -
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của ngôn
ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức
hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động
căn bản này.
Hàm ý hội thoại là hàm ý xuất hiện trong hội thoại. Do đó những hiểu biết
về lí thuyết hội thoại là rất cần thiết cho việc nhận biết và phân tích hàm ý về
sau. Tuy nhiên trong khóa luận những vấn đề lí thuyết hội thoại không được
trình bày đủ, chỉ những nội dung liên quan đến khóa luận mới được quan tâm.
1.1.1. Cấu trúc hội thoại
Hội thoại là một tổ chức có tính cấp hệ. Các đơn vị tạo nên cấu trúc của hội
thoại là:
- Cuộc thoại (cuộc tương tác)
- Đoạn thoại
- Cặp thoại (cặp trao đáp)
- Tham thoại
- Hành động ngôn trung.
Ba đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại, có
nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại.
Hai đơn vị: Tham thoại và hành động ngôn trung là những đơn vị có tính
chất đơn thoại do một người nói ra.

1.1.1.1. Các đơn vị lưỡng thoại
a. Cuộc thoại (cuộc thương tác)
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Cuộc thoại có thể xoay
quanh một đề tài, một mục đích hay có thể nhiều đề tài nhiều mục đích khác
nhau - với sự đương diện liên tục của những người hội thoại nhất định.
Cấu trúc khái quát của một cuộc hội thoại là: mở thoại, thân thoại và kết
thoại.
- 5 -
Tiêu chí để xác định một cuộc thoại theo C.K.Orecchioni: Để có một và chỉ
một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi
nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi
nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt
quãng. [Dẫn theo Nguyễn Hoàng Yến trong “Hàm ý hội thoại trong truyện cười
dân gian Việt Nam”].
Tiêu chí xác định ranh giới cuộc thoại: (thông thường dựa vào) dấu hiệu
mở đầu và dấu hiệu kết thúc.
b. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn (một bộ phận của cuộc thoại) do một số
cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về nghĩa hoặc về ngữ dụng tạo nên.
c. Cặp thoại
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại, đơn vị tối thiểu nhỏ nhất (đơn vị cơ sở của
hội thoại), cũng tức là cặp kế cận gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham
thoại hồi đáp.
Tuy nhiên, không nhất thiết toàn bộ lượt lời này và toàn bộ lượt lời kia mới
thành cặp thoại. Và cũng không nhất thiết cặp thoại chỉ gồm một tham thoại dẫn
nhập và một tham thoại hồi đáp. Có thể có cặp thoại một tham thoại, hai tham
thoại, ba tham thoại.
1.1.1.2. Các đơn vị đơn thoại
a. Tham thoại
Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại

nhất định. Tham thoại là đơn vị cơ sở tạo nên cặp thoại. Có tham thoại dẫn nhập
và tham thoại hồi đáp (gắn với chức năng ở lời dẫn nhập và hồi đáp).
b. Hành động ngôn trung
Hành động ngôn trung là đơn vị nhỏ nhất của hội thoại. Trong cuộc thoại
các hành động ngôn trung và các yếu tố kèm ngôn ngữ đều được căn cứ vào các
hành động ngôn trung đi trước.
Về cấu trúc nội tại, một tham thoại có thể gồm nhiều hành động ngôn trung
nhưng chỉ có một hành động chủ hướng, còn lại là các hành động phụ thuộc.
- 6 -
Hành động chủ hướng là hành động quyết định hướng của tham thoại và quyết
định hành động đáp thích hợp của người đối thoại.
Đề tài tập trung khai thác các hành động ngôn trung có giá trị tạo nên hàm
ý trong các cuộc thoại trong truyện cười. Vấn đề này sẽ được trở lại ở các phần
sau.
1.1.2. Các quy tắc hội thoại
Các nhà dụng học đều khẳng định rằng: quy tắc hội thoại là có thực, các
cuộc hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định.
Các quy tắc hội thoại chia làm ba nhóm:
- Quy tắc luôn phiên lượt lời
- Các phương châm hội thoại
- Thương lượng hội thoại.
Khóa luận này sẽ nghiên cứu nhiều hơn đến nhóm các phương châm hội
thoại
1.1.2.1. Quy tắc luân phiên lượt lời
Trong hội thoại, khi có hai người thì lời của người này kế tiếp lời của người
kia. Mỗi lần người này hay người kia (SP1 hay SP2) nói là một lượt lời. Quy tắc
này đòi hỏi mỗi người phải ý thức được về quyền được nói của mọi người tham
gia cuộc thoại, phải giảm tối đa sự trùng chập với lời nói của người khác.
Khoảng im lặng giữa hai lượt lời là không quá lớn.
Dấu hiệu báo hết lượt lời trong tiếng Việt thông thường là các từ: à, ư, vậy…

1.1.2.2. Các phương châm hội thoại
a. Nguyên tắc cộng tác
Nguyên tắc này do Grice nêu ra từ năm 1967 trong bài giảng của mình tại
trường đại học Haverd (Mỹ).
Đến năm 1975 nó được trở thành 1 cuốn sách có tựa đề “Logic và hội
thoại” (Logic and conversation).
Nguyên tắc này được nêu ra một cách tổng quát như sau: “Hãy làm cho
phần đóng góp của anh (chị) (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai
- 7 -
đoạn (của cuộc thoại) mà nó xuất hiện với mục đích hay phương hướng của
cuộc thoại mà anh (chị) đã chấp nhận tham gia vào”.
Nguyên tắc này được Grice tách thành 4 phương châm nhỏ như sau:
1) Phương châm về lượng.
Phương châm này được Grice diễn đạt bằng hai vế:
a. “Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của
đích cuộc hội thoại”.
b. “Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn nhu cầu mà nó được đòi hỏi”.
2) Phương châm về chất.
Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy cố gắng làm cho
phần đóng góp của anh là đúng đặc biệt là:
a. Đừng nói điều gì mà anh tin là không đúng.
b. Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng”.
3) Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu).
Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức có dính líu đến câu
chuyện đang diễn ra.
4) Phương châm cách thức.
Dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói cho rõ ràng đặc biệt là hãy
tránh lối nói tối nghĩa.
- Hãy tránh lối nói mập mờ và mơ hồ về nghĩa.
- Hãy nói ngắn gọn và có trật tự.

Tuy nhiên, nguyên tắc và phương châm của Grice như chính tác giả thừa
nhận có nhiều điểm hạn chế là chưa đề cập đến nội dung liên cá nhân của diễn
ngôn các phương châm nhiều khi còn chồng chéo. Ví dụ: Phương châm về
lượng: "Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn nhu cầu nó được đòi hỏi” có
phần trùng với phương châm quan yếu, bởi lớn hơn yêu cầu là không quan yếu.
Hay là, vế thứ ba của phương châm cách thức là hãy nói ngắn gọn cũng trùng
với phương châm quan yếu và phương châm về lượng.
Nhìn ở một khía cạnh khác, các phương châm của Grice cũng có tác dụng
giải thích được nhiều cuộc thoại khi người ta nói với nhau một cách hàm ẩn và
- 8 -
các phương châm này sẽ giải thích được nghĩa hàm ẩn của cuộc thoại. Đây là
một trong những vấn đề mà khóa luận đặc biệt quan tâm. Vận dụng lí thuyết
nguyên tắc hội thoại của Grice để thấy được những biện pháp gây cười trong
một số truyện cười dân gian Việt Nam.
b. Phép lịch sự (Politeness, politesse)
Muốn hội thoại thành công, bên cạnh nguyên tắc cộng tác không thể bỏ qua
nguyên tắc lịch sự. Nữ Giáo sư người Pháp C.K.Orechioni định nghĩa: “Khái
niệm lịch sự bao trùm tất cả phương diện của diễn ngôn bị chi phối bởi các quy
tắc có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa của quan hệ liên cá nhân”.
Chúng ta biết rằng quan hệ liên cá nhân có 2 lĩnh vực. Thứ nhất là lĩnh vực
của quan hệ dọc và quan hệ ngang gồm những yếu tố ít nhiều cố định, hình
thành do tập tục ít nhiều có tính chất cố định của xã hội. Thứ hai là lĩnh vực của
những quan hệ liên cá nhân hình thành ngay trong cuộc hội thoại, có thể nó mất
đi khi cuộc hội thoại chấm dứt, có khi để lại những dấu vết và những dấu vết này
tích lũy lại qua năm tháng giao tiếp để rồi đi vào lĩnh vực thứ nhất, ứng với 2 lĩnh
vực đó là quan hệ liên cá nhân ta có phương diện lịch sự. Lịch sự quy ước của xã
hội (lịch sự quy ước, lịch sự chuẩn mực) và lịch sự trong giao tiếp (lịch sự chiến
lược).
b1. Lịch sự quy ước (lịch sự chuẩn mực)
Đặc tính của lịch sự quy ước là có những phương tiện ít nhiều bắt buộc

khiến cho bất kì ai rơi vào một vị trí của trục quan hệ dọc hay trục quan hệ
ngang nào đó cũng phải sử dụng, nếu không sẽ là bất lịch sự hoặc vô lễ, hoặc
hỗn láo, hoặc lạnh lùng, vô tình, khách sáo,…
Phép lịch sự quy ước lại chia thành 2 nhóm theo quan hệ dọc và quan hệ ngang.
Quan hệ dọc là trục quan hệ quyền thế, được chia làm nhiều bậc khác nhau từ
cao xuống thấp. Chúng ta tạm gọi phép lịch sự trên trục quan hệ dọc là lịch sự vị thế.
Phép lịch sự vị thế thường dùng các phương tiện phi lời (như quần áo) cách tổ
chức không gian hội thoại (chủ tịch hội nghị ngồi phía trước…), tư thế đứng, ngồi,
cách nhìn, các phương tiện kèm lời như giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,…
- 9 -
Quan hệ ngang là quan hệ thân cận, thân sơ cũng được phân chia thành các
cấp bậc khác nhau. Phép lịch sự theo trục ngang tạm gọi là lịch sự thân - sơ. Các
phương tiện ngôn ngữ của phép lịch sự này như: mình - ấy, cậu - tớ, mày – tao,
anh – em, con – bố, ông – bà,…
Lịch sự thân - sơ cũng dùng những phương tiện phi lời như khoảng cách
hội thoại, càng thân nhau thì khoảng cách càng ngắn lại, động tác (vỗ vai, cầm
tay,…) tư thế của cơ thể (nghiêng người ngả người về phía thoại nhân…) như
cái nhìn, nụ cười, nháy mắt… Những phương tiện kèm lời như: giọng nói, tốc
độ nhanh - chậm của lời nói.
Tuy nhiên, hai trục quan hệ này tác động lẫn nhau. Quan hệ thân sơ có thể
biến đổi trong quá trình hội thoại. Do đó, phép lịch sự vị thế cũng có thể thay
đổi theo biến đổi của quan hệ thân – sơ.
b2. Lịch sự chiến lược
Lịch sự chiến lược liên quan đến cái xảy ra trong hội thoại chứ không bị
quy định bởi những nguồn gốc xã hội như trong phép lịch sự quy ước.
Lịch sự chiến lược là sự liên quan tới sự sử dụng các hành động ở lời và với
những đề tài được đưa vào hội thoại. Lịch sự chiến lược như vậy có thể hiểu là
sự bao trùm tất cả các phương tiện của việc sử dụng các hành vi ở lời nói và việc
đề cập đến các đề tài sau có thể giữ gìn được tính chất hài hòa của quan hệ liên
cá nhân trong hội thoại.

c. Thương lượng hội thoại
Trong một cuộc hội thoại, các nhân vật giao tiếp dần dần thương lượng với
nhau, điều chỉnh nhau về hình thức và nội dung hội thoại. Nếu không có những
thương lượng như vậy hội thoại sẽ phân tán và không tiếp diễn được.
Đối tượng thương lượng là hình thức hội thoại và nội dung, cấu trúc hội
thoại,…
Cách thức thương lượng có thể thương lượng ngay từ đầu và cũng có thể
thương lượng trong quá trình hội thoại; có thể thương lượng trực tiếp, có thể
thương lượng theo một kiểu ngầm ẩn.
1.1.3. Hành động nói
- 10 -
Nói năng là hành động bằng phương tiện ngôn ngữ. Các hành động được
thực hiện bằng phương thức phát ngôn được gọi chung là hành động nói: Hành
động được thực hiện bằng cách tạo ra một phát ngôn có ba hành động liên quan
nhau: Hành động tạo ngôn, hành động ngôn trung, hành động dụng ngôn. Dụng
học ngày nay chủ yếu tập trung nghiên cứu hành động ngôn trung.
1.1.3.1. Đích ngôn trung
Hành động ngôn trung là hành động mà người nói thực hiện ngay khi nói
năng, ngay trong phát ngôn của mình. Các hành động ngôn trung có tính quy
ước mà quy tắc vận hành của chúng được mọi người trong cộng đồng chấp nhận
và tuân theo. Hành động ngôn trung có lực ngôn trung còn gọi là đích ngôn
trung hay chủ đích ngôn trung chính là đối tượng nghiên cứu của dụng học.
Thuật ngữ “hành động nói” nhìn chung được giải thích rất hẹp, chỉ có nghĩa
là lực ngôn trung của một phát ngôn.
Bất kì một phát ngôn nào cũng gồm hai phần chính là nội dung mệnh đề và
lực ngôn trung. Nội dung mệnh đề là sản phẩm của hành động tạo ngôn. Lực
ngôn trung là hiệu quả cần đạt đến của hành động ngôn trung. Theo Searle công
thức của một phát ngôn là: F(p) (p là nội dung mệnh đề, F là lực ngôn trung).
Ví dụ (1):
a. Tôi sẽ gặp lại anh (chị) sau. (=A)

b. (Tôi tin chắc rằng) A
c. ( Tôi hứa với anh (chị) rằng ) A
d. (Tôi báo trước với anh ( chị ) rằng ) A
Các ví dụ nêu ở (1) p giống nhau (=A), F khác nhau. F ở (1a) và (1b) là xác
nhận, F ở (1c) là hứa , F ở (1d) là báo trước.
Theo George Yule để người nói chắc rằng lực ngôn trung đã được người
nghe nhận biết cần phải xem xét đến phương tiện chỉ ra lực ngôn trung (viết tắt
trong tiếng Anh là IFID) và điều kiện may mắn.
Phương tiện chỉ ra lực ngôn trung gồm có động từ ngôn hành (viết tắt là
Vp), trật tự từ, điểm nhấn và ngữ điệu. Giáo sư Đỗ Hữu Châu còn nêu thêm: các
- 11 -
kiểu kết cấu, các từ ngữ chuyên dùng, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc
vị từ - tham thể.
Trong các IFID động từ ngôn hành (dùng để gọi tên một cách hiển ngôn
hành động ngôn trung đang được thực hiện) được gọi là “phương tiện hiển nhiên
nhất".
Ví dụ (2):
Tôi (Vp) với anh rằng (1c, 1d).
Lúc này hứa và báo trước là những động từ ngôn hành làm IFID.
1.1.3.2. Điều kiện may mắn
Có những cảnh huống được mong chờ hoặc thích hợp với việc thực hiện
một hành động nói để được nhận biết là có chủ định: Những cảnh huống như
vậy được gọi theo lối công nghệ là điều kiện may mắn. Yule nêu ra năm loại
“điều kiện tiên quyết” để thực hiện hành động nói như sau:
Điều kiện chung là những người tham dự phải nói một thứ tiếng.
Điều kiện về nội dung là muốn thực hiện F phải có p.
Điều kiện chuẩn bị là những hiểu biết của người nói về năng lực lợi ích, ý
định của người nghe và về quan hệ giữa người nói và người nghe.
Điều kiện chân thành là trạng thái tương ứng của người nói.
Điều kiện căn bản là phải phát ra phát ngôn. Cũng tức là đưa ra kiểu trách

nhiệm hai bên cùng thực hiện.
Ví dụ, muốn thực hiện hành động xin với nội dung mệnh đề C nào đó (Sp2
phải thực hiện). Điều kiện chung là hai người phải nói một thứ tiếng. Điều kiện
chuẩn bị là những hiểu biết về Sp2 (có khả năng thực hiện hành động C nếu
không xin). Điều kiện chân thành là thực sự mong muốn Sp2 thực hiện C. Điều
kiện căn bản là phát ra câu xin. Chẳng hạn: "Cho tớ quyển vở nhé".
1.1.3.3. Các cách thực hiện hành động nói
Cùng một phát ngôn, tùy vào ngữ cảnh người tiếp nhận xác định lực ngôn
trung nhờ vào suy ý hoặc không cần suy ý. Có hai cách để thực hiện hành động
nói là sử dụng câu ngôn hành (câu mệnh đề) hiển ngôn và sử dụng câu ngôn
hành hàm ẩn (đôi khi cũng gọi là câu ngôn hành nguyên cấp). Câu ngôn hành
- 12 -
hiển ngôn là câu ngôn hành chứa các động từ ngôn hành (động từ biểu hiện các
hành động ngôn trung).
Ví dụ (3):
Tôi (nay) Vp (với) anh (rằng) U
(Vp là kí hiệu ghi động từ ngôn hành, U là kí hiệu ghi phát ngôn –
UTTERANCE)
Theo (3) Vp muốn thực hiện được chức năng ngôn trung khi đáp ứng được
các điều kiện sau:
- Chủ ngữ phải là ngôi thứ nhất số ít
- Vp ở thời hiện tại
- Không có các từ tình thái đi kèm.
Ví dụ (4):
a. Dọn cái đống lộn xộn này đi.
b. Tôi (nay) ra lệnh cho anh rằng anh dọn cái đống lộn xộn này đi.
Trong (4) thì (4b) là câu ngôn hành hiển ngôn, (4a) là câu ngôn hành hàm
ẩn. Theo đó câu ngôn hành hàm ẩn có thể hiểu là câu ngôn hành không chứa các
động từ ngôn hành được sử dụng ở chức năng ngôn trung.
Sử dụng câu ngôn hành hàm ẩn có thể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.

Sử dụng câu ngôn hành trực tiếp tức là sử dụng câu đúng với chức năng
vốn có của nó (câu phân theo mục đích nói). Cách sử dụng như thế này gọi là
câu ngôn hành nguyên cấp.
Trong thực tế giao tiếp, vì những lí do khác nhau, người ta sử dụng những
câu ngôn hành của hành động ngôn trung này nhưng lại nhằm đến lực ngôn
trung của hành động khác. Việc sử dụng hành động ngôn trung như vậy được
thực hiện thông qua câu ngôn hành gián tiếp. Cách sử dụng này còn có tên gọi là
câu ngôn hành thứ cấp.
1.1.3.4. Phân loại hành động nói
Có hai cách phân biệt hành động nói được George Yule đề cập. Cách phân
loại dựa vào các kiểu chức năng tổng quát được thực hiện bằng các hành động
- 13 -
nói. Hành động nói được chia thành năm loại: Hành động tuyên bố, hành động
biểu hiện, hành động bộc lộ, hành động điều khiển, hành động ước kết.
Searle đã tổng kết năm chức năng tổng quát trên của các hành động nói
cùng với những đặc trưng mấu chốt trong bảng 1.
Bảng 1. Năm chức năng tổng quát của hành động nói
Cách phân loại thứ hai là cách phân loại dựa vào cấu trúc. Cấu trúc của mỗi
loại hành động nói tổng quát tương ứng với các kiểu câu cơ bản. Mỗi loại hình
thái cấu trúc câu: Câu trình bày (hay câu tường thuật), câu hỏi, câu mệnh lệnh
(hay câu cầu khiến) cũng tương ứng với các chức năng giao tiếp tổng quát (trình
bày, hỏi, ra lệnh/yêu cầu).
1.2. Lí thuyết về hàm ý hội thoại
Hàm ý hội thoại là hàm ý đặt trong hội thoại. Vì vậy có hội thoại mới có
hàm ý hội thoại. Hàm ý được đặt trong mối quan hệ với các nhân tố, hoàn cảnh
giao tiếp, nhân vật giao tiếp và trong đó nhân vật giao tiếp được coi là trung tâm,
xuất phát điểm của quá trình tạo lập, sử dụng hàm ý.
Truyện cười dân gian là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng
cười làm phương tiện chủ yếu để đấu tranh và giải trí. Hàm ý hội thoại thường
được sử dụng như một thủ pháp gây cười. Mỗi hàm ý hội thoại trong truyện cười

muốn sử dụng thành công cần có những điều kiện (tạm thời gọi là những nhóm
điều kiện: điều kiện tồn tại và điều kiện thành công).
1.2.1. Nhận diện hàm ý
Trong những cuộc thoại có hàm ý, nhận diện hàm ý có vai trò quan trọng.
Trước hết việc nhận diện đúng có hàm ý hội thoại giúp cho cuộc thoại có thể
- 14 -
Loại hành động nói Hướng khớp ghép
S= người nói
X= tình huống
Tuyên bố
Biểu hiện
Bộc lộ
Điều khiển
Ước kết
Từ làm thay đổi thế giới
Làm cho từ khớp với thế giới
Làm cho từ khớp với thế giới
Làm cho thế giới khớp vào từ
Làm cho thế giới khớp vào từ
S gây ra X
S tin X
S cảm nhận X
S muốn X
S chủ định X
tiếp diễn và người nói thực hiện được ý đồ truyền báo của mình. Cuộc thoại sẽ
đứt quãng khi người nghe không không hiểu hoặc cố tình không hiểu hàm ý
người nói. Theo đó, việc hiểu sai hàm ý trong cuộc thoại cũng sẽ dẫn đến những
kết quả tương tự: nhàm chán, không thành công. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
người nghe có thể nhận diện đúng hàm ý trong hội thoại khi mà người nói (khi
cần) sẵn sàng chối bỏ trách nhiệm. Có ba khái niệm cần phải làm rõ: ngữ cảnh,

hàm ý và tiền giả định.
1.2.1.1. Ngữ cảnh – một điều kiện để sử dụng phát ngôn có hàm ý
Có thể nói rằng, không một cuộc hội thoại nào nằm ngoài ngữ cảnh. Ngữ
cảnh là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của phát ngôn, làm cho phát
ngôn có lực ngôn trung và thể hiện được hàm ý. Khi ngữ cảnh thay đổi, lực ngôn
trung cũng thay đổi và do đó hàm ý của phát ngôn cũng thay đổi theo. Vì thế,
khái niệm ngữ cảnh đặc biệt quan trọng trong ngữ dụng học. Ngữ dụng học
nghiên cứu những đặc trưng ngữ cảnh đã quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc
giải thích phát ngôn như thế nào.
Chúng ta có thể khẳng định: Ngữ cảnh là điều kiện để người nói tạo lập
hàm ý và người nghe hiểu hàm ý thông qua hiển ngôn.
Ngữ cảnh gồm những nhân tố sau:
a. Nhân vật giao tiếp
b. Hiện thực được nói tới
c. Hoàn cảnh giao tiếp
d. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
e. Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt phân
biệt hoàn cảnh nói năng và ngữ cảnh, sau đó ông đã thống nhất với cách dùng
thuật ngữ ngữ cảnh (context) của George Yule trong tác phẩm Dụng học Việt
ngữ. Ngữ cảnh là một loại môi trường phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử
dụng.
- 15 -
Như vậy, ngữ cảnh được dùng trong khóa luận này có thể coi là một cách
hiểu theo nghĩa rộng tương tự như thuật ngữ hoàn cảnh giao tiếp trong các tài
liệu của các tác giả khác như: Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo.
Ngữ cảnh bao gồm toàn bộ hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử và “thế giới
tâm lí” mà trong đó, ở trong một thời điểm nhất định, người ta sử dụng ngôn ngữ.
Hiện nay đa số các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất với cách hiểu trên và
cho rằng ngữ cảnh gồm hai nhóm nhân tố sau:

- Nhân vật giao tiếp
+ Vai giao tiếp
+ Quan hệ liên cá nhân
- Hiện thực ngoài diễn ngôn
+ Hiện thực đề tài
+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng
+ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
Các nhân tố và nhóm nhân tố đều có thể trở thành cơ sở tạo nên hàm ý
nhưng vai trò có thể khác nhau. Ở đây, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến nhóm
nhân vật giao tiếp trong đó có nhóm quan hệ liên nhân. Bởi vì, nó mới là sự chi
phối của tính lịch sự, tế nhị, là sự giữ thể diện cho mình (người nói) và cho
người đối thoại (người nghe), thậm chí giữ uy tín cho cả người (hoặc vấn đề)
đang được đề cập đến phát ngôn hay cuộc thoại. Ngoài ra trong giao tiếp người
Việt có tâm lí không muốn mang tiếng nói xấu, dèm pha hay vu khống người
khác. Họ luôn chú trọng đến nhu cầu thẩm mĩ của người tham gia giao tiếp và ở
những trường hợp đặc biệt cái “hóm” cái “nhộn” còn thể hiện trong ý muốn trêu
chọc, giễu cợt người nghe… Tất cả những cái đó thật sự là những lí do khiến
người ta không thể nói thẳng điều mình muốn nói bằng những từ ngữ chính xác
dùng theo nghĩa đen mà buộc người nghe phải hiểu theo phát ngôn của người
nói thông qua những bước suy luận khá lắt léo. Vấn đề đặt ra là có phải tất cả
những nội dung ngầm ẩn có được từ suy luận của người nghe có phải đều là hàm
ý hay không? Câu trả lời chỉ thỏa đáng khi xác định rõ được sự chi phối của mỗi
nhân tố trên đối với việc tạo lập nội dung ngầm ẩn của phát ngôn, sau đó tìm
- 16 -
những đặc trưng cơ bản của nội dung ngầm ẩn này. Nếu nội dung ngầm ẩn được
tạo ra khi chịu tác động của ngữ cảnh có những đặc trưng của hàm ý thì xác định
nội dung ngầm ẩn này là hàm ý và nhân tố tham gia có vai trò đặc biệt trở thành
lí do, điểm tựa của hàm ý.
1.2.1.2. Khái niệm hàm ý
Trong các công trình nghiên cứu về dụng học, hàm ý thường được quan

niệm như sau:
- Là phần có giá trị thông tin của nghĩa hàm ngôn, đối lập với tiền giả định
(TGĐ) là phần không có giá trị thông tin.
- Là ý nghĩa ngầm ẩn không được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phát
ngôn nhưng được suy ra từ ý nghĩa hiển ngôn (ý nghĩa tường minh) và ngữ
cảnh.
Như vậy điểm thống nhất trong quan niệm về hàm ý giữa các tác giả là:
Hầu hết các tác giả đều tìm ra ranh giới và phân biệt nghĩa tường minh và hàm
ẩn. Trong nghĩa ngầm ẩn các tác giả phân biệt rõ giữa tiền giả định và hàm
ngôn.
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, hàm ngôn có thể hình
thành từ hai con đường khác nhau: có thể suy ý từ ngôn ngữ (đặc biệt là cơ chế
ngôn ngữ) hoặc có thể suy ý từ hiển ngôn và hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn.
Ứng với mỗi con đường hình thành hàm ngôn là một loại hàm ngôn nhất định.
Loại hàm ngôn không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp là hàm ngôn ngữ học,
loại hàm ngôn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp là hàm ngôn dụng học.
Cũng dựa vào mức độ phụ thuộc hoàn cảnh giao tiếp các tác giả H.P.Grice,
George Yule chia hàm ý thành hai loại:
Hàm ý ngôn ngữ (tương ứng với tên gọi hàm ý quy ước)
Đây là những loại hàm ý được suy ra từ nghĩa tường minh còn phát ngôn ít
lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, thường được biểu thị bằng một số phương tiện
ngôn ngữ đặc biệt.
Hàm ý ngữ dụng (tương ứng với tên gọi hàm ý hội thoại)
- 17 -
Đây là loại hàm ý được hình thành từ sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng
(quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc hội thoại…) phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh
giao tiếp.
Sự thống nhất trong quan niệm về hàm ý là một thực tế nhưng cũng có một
sự thật tồn tại là sự khác biệt về tên gọi. Có nhóm tác giả gọi là hàm ý trong thế
đối lập với một bộ phận khác của hàm ngôn (như đã nêu ở trên). Đối tượng

hướng tới của bài viết là hàm ý ngữ dụng hay còn gọi là hàm ý hội thoại. Theo
đó thuật ngữ hàm ý được sử dụng và hiểu hẹp là hàm ý hội thoại.
Giao tiếp là trao đổi những hiểu biết, tình cảm, thái độ, ý muốn, yêu cầu
hành động lẫn nhau. Sự trao đổi đó diễn ra trực tiếp bằng những phương tiện
ngôn ngữ được gọi là hội thoại. Nói cách khác hội thoại là hình thức giao tiếp
thường xuyên phổ biến của ngôn ngữ.
Trong hội thoại không phải bất cứ những hình thức, tư tưởng, tình cảm, thái
độ nào của người này muốn truyền đạt đến người kia đều có thể thực hiện được
một cách rõ ràng (tường minh) qua phát ngôn cụ thể. Nhiều khi muốn truyền đạt
thông tin người nói phải căn cứ vào ngữ cảnh, vào tri thức nền, vào mối quan hệ
giữa hai bên đối thoại và nhiều lí do khác nữa để tạo lấy phát ngôn có chứa các
tầng nghĩa khác nhau. Một tầng nghĩa thể hiện trên bề mặt câu chữ gọi là nghĩa
hiển ngôn, một tầng nghĩa khác ngầm ẩn đằng sau câu chữ, sau nghĩa hiển ngôn
gọi là nghĩa hàm ẩn.
Nghĩa hàm ẩn là tầng nghĩa chứa hai tầng nghĩa chính của phát ngôn, ý
nghĩa hàm ẩn có thể chia thành hai loại: tiền giả định và hàm ý, trong đó tiền giả
định được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận để dựa vào đó tạo ra các ý
nghĩa tường minh, còn hàm ý là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát
ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó. Tuy
nhiên, để có hàm ý thì người nghe phải có khả năng suy luận hợp lí để nhận biết
hàm ý và thừa nhận là có cộng tác. Nếu người nghe không giải đoán được, tức
không hiểu hàm ý thì hàm ý không tồn tại, không có giá trị.
Các hàm ý trong hội thoại của các phát ngôn có giá trị thông tin, dùng để
truyền đạt thông tin, là một bộ phận của cái được thông báo. Cái quan trọng là
- 18 -
không được nói ra, cho nên người nói có thể chối bỏ là họ không thông báo
những ý nghĩ như vậy. Các hàm ý hội thoại là có thể chối bỏ. Như vậy, ngoài
những lí do như phân tích ở trên, người nói còn tính đến khả năng chối bỏ, phủ
nhận trách nhiệm đối với loại ý nghĩa ngầm ẩn được tạo ra. Loại ý nghĩa ngầm
ẩn này tồn tại và gắn với ngữ cảnh nhất định. Nếu thay đổi ngữ cảnh giao tiếp

thì ý nghĩa này cũng thay đổi.
Ví dụ (1):
(Cô giáo đến thăm kí túc xá, hỏi một sinh viên)
A1: Em tên gì?
B: Thưa cô , em tên là Minh Tâm ạ!
A2: Em có cái tên thật đẹp. Đừng làm xấu cái tên nhé!
Trong ngữ cảnh này, người nghe dễ dàng nhận ra nội dung ngầm ẩn của
phát ngôn mà không cần viện đến hiểu biết riêng biệt về một ngữ cảnh nào đó.
Nội dung ngầm ẩn của phát ngôn A2 là: phải học tốt, sống đẹp theo đúng nghĩa
của cái tên.
Ví dụ (2):
(B có việc phải vào cơ quan của A và B nhận thấy công việc trên bàn của A)
B: Trời ơi! Aó ai chọn cho cậu mà mặc trông già thế này ?
A: Tớ chiều nay được đi công viên chơi đó.
Câu trả lời của A có vẻ coi thường phương châm về tính thực dụng. Để
nghĩ rằng vẫn có cộng tác B sẽ nghĩ ra một lí do có tính chất cục bộ nào đó
(chẳng hạn người mua áo có thể ở gần đấy) khiến cho A đưa ra phát ngôn hiển
nhiên là không thích dụng. Hàm ý ở đây là thực chất A không thể trả lời câu hỏi
đó trong ngữ cảnh này.
Như vậy, nói về vấn đề a nhưng muốn người nghe hiểu thành vấn đề b thì
ta dùng phát ngôn có hàm ý (khi biết rằng người nghe có khả năng nhận biết
được). Người nghe khi tiếp nhận phát ngôn a phải dùng kinh nghiệm sống, ngôn
ngữ, thực tiễn xã hội và đặc biệt là dựa vào ngữ cảnh để suy ra ý nghĩa b của
phát ngôn. Suy luận phải phù hợp giúp cho việc bảo tồn cộng tác và hiểu đúng ý
nghĩa b, ý nghĩa b chính là hàm ý của phát ngôn a.
- 19 -
Như vậy, những ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn gắn với một ngữ cảnh giao
tiếp nhất định được người nghe giải đoán đúng như ý định gửi gắm của người
nói là hàm ý. Các kiểu ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn A2 và A trong các ví dụ
(1,2) là hàm ý.

Vậy, hàm ý hội thoại là ý nghĩa ngầm ẩn thể hiện trong phát ngôn gắn với
ngữ cảnh giao tiếp cụ thể được người nghe tiếp nhận thông qua suy luận đúng
như chủ đích người nói.
1.2.1.3. Phân biệt hàm ý và tiền giả định
Hàm ý và tiền giả định đều là nghĩa ngầm ẩn bởi chúng đều không được nói
ra một cách tường minh. Tuy nhiên, giữa hàm ý và tiền giả định có những khác
nhau cơ bản như sau:
a. Tiền giả định được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, để dựa
vào đó tạo ra các ý nghĩa tường minh. Hàm ý được suy ra từ ý nghĩa tường minh
và tiền giả định của phát ngôn.
Ví dụ (3):
TGĐ: Anh Hùng trước đây uống rượu rồi.
Hiểu biết này (tiền giả định) được xem là không còn bàn cãi gì nữa. Nhờ có
tiền giả định mà người nói (A) mới có thể nói Anh Hùng đã bỏ rượu rồi.
Nếu phát ngôn trên tồn tại trong hoàn cảnh: Người nghe (giả sử là B) cũng
uống rượu như A thì căn cứ vào tiền giả định, căn cứ vào hiển ngôn và hoàn
cảnh tồn tại này của phát ngôn, B có thể suy ý để hiểu rằng A muốn nhắc B
đừng mời rượu anh Hùng nữa.
b. Tiền giả định ít lệ thuộc vào ngữ cảnh còn hàm ý lệ thuộc sâu sắc vào
ngữ cảnh.
Dù tồn tại trong ngữ cảnh nào, phát ngôn Anh Hùng đã bỏ rượu rồi vẫn có
tiền giả định làm cơ sở. Nội dung của tiền giả định này không thay đổi theo ngữ
cảnh tồn tại của phát ngôn. Ngược lại, nếu phát ngôn trên tồn tại trong ngữ cảnh:
Người nghe (B) là chồng của (A) thì phát ngôn của A không còn là hàm ý đừng
mời rượu anh Hùng mà là khuyên anh cũng nên bỏ rượu đi.
- 20 -
c. Tiền giả định có các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn đánh dấu nó; hàm
ý không nhất thiết được đánh dấu bằng các yếu tố ngôn ngữ.
Trong ví dụ (3) phát ngôn có tiền giả định “Trước đây anh Hùng uống
rượu”, tiền giả định này được đánh dấu bằng từ “đã”. Nhưng hàm ý “Đừng mời

rượu anh Hùng nữa” hoặc “Anh cũng nên bỏ rượu đi” không hề được báo trước
bằng một dấu hiệu ngôn ngữ nào trong phát ngôn tường minh.
d. Tiền giả định có lượng thông tin thấp (trừ trường hợp hàm ý rơi vào tiền
giả định), không phải là “cơ sở” để phát triển cuộc thoại (nếu tiếp tục cuộc thoại
dựa vào tiền giả định thì cuộc thoại sẽ “giật lùi”, luẩn quẩn); Hàm ý nằm trong ý
định truyền báo của người phát ngôn nên lượng thông tin và tính năng động hội
thoại cao (là cơ sở để phát triển cuộc thoại).
Ở ví dụ (3), tiền giả định là điều mà A (người nói) và (người nghe) đều biết
nên không phải là cái mới, cần phải bàn bạc, trao đổi, thảo luận trong phát ngôn
tiếp theo của cuộc thoại. Nhưng hàm ý của phát ngôn trong (3) lại có thể là chủ
đề tiếp theo của cuộc thoại. Cuộc thoại có thể tiếp tục phát triển theo hướng:
B: Thế à? Tôi có chai rượu ngon định mời anh ấy.
A: Tôi cũng có rượu đấy nhưng không đưa ra.
f. Tiền giả định không thay đổi (có tính chất kháng phủ định) còn hàm ý
thay đổi khi phát ngôn chuyển từ hành động khẳng định sang phủ định, hỏi,
mệnh lệnh.
Ví dụ (4):
A: Anh Hùng đã bỏ rượu rồi.
A1: Anh Hùng không bỏ được rượu.
A2: Anh Hùng đã bỏ rượu rồi à?
A3: Anh Hùng hãy bỏ rượu đi!
Tiền giả định “Anh Hùng trước đây uống rượu” không đổi khi hành động
ngôn ngữ tạo ra nó thay đổi. Ngược lại, các hàm ý như “Đừng mời rượu anh
Hùng nữa” hay “Anh cũng nên bỏ rượu đi” sẽ mất đi hành động khẳng định ở
phát ngôn A thay đổi thành hành động phủ định ở phát ngôn A1 và hành động
hỏi ở phát ngôn A2 cũng như hành động mệnh lệnh ở phát ngôn A3.
- 21 -
g. Tiền giả định không thể tiếp tục tường minh hóa trong cùng một phát
ngôn do một người nói ra.
Trở lại ví dụ (3) không thể tường minh hóa kiểu: Anh Hùng đã bỏ rượu rồi,

trước đây anh Hùng uống rượu. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể nói: Anh
Hùng đã bỏ rượu rồi đừng mời anh ấy nữa hoặc anh Hùng đã bỏ rượu rồi anh
cũng nên bỏ rượu đi.
Như vậy, tường minh hóa hàm ý trong cùng một phát ngôn do một người
nói ra sẽ là bình thường, nhưng không thể tiếp tục tường minh hóa tiếp tiền giả
định được trong phát ngôn trên.
Tóm lại, hàm ý hội thoại xuất hiện trong các cuộc thoại thường có lí do và
phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Việc dùng hàm ý gắn chặt với khả
năng nhận diện hàm ý của các đối ngôn. Hiểu đúng hàm ý cuộc thoại sẽ giúp
cho quá trình giao tiếp diễn ra bình thường và đạt hiệu quả.
Nhận diện hàm ý là bước đầu tiên của hoạt động phân tích hàm ý hội thoại
trong văn bước đầu tiên của hoạt động phân tích hàm ý hội thoại trong văn bản.
Người thực hiện chỉ có thể đạt được kết quả tốt khi tìm ra đúng ý đồ của người
nói (thông qua hàm ý) và khả năng suy ý của người nghe. Nói cách khác phải
tìm cho được sự hợp tác ngầm (có thể có) giữa những người tham gia giao tiếp
thông qua cách hiểu thống nhất những thuật ngữ nói trên.
1.2.2. Phân tích hàm ý
1.2.2.1. Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về lượng
Phương châm về lượng yêu cầu phần đóng góp lượng tin của người nói
phải theo yêu cầu cần và đủ xét theo mục đích của cuộc thoại mà không cung
cấp lượng tin nhiều hơn.
Trong truyện cười dân gian Việt Nam, do mục đích tạo ra hàm ý, nên
phương châm về lượng thường không được tuân thủ. Sự cố ý vi phạm không
tuân thủ phương châm về lượng này có thể diễn ra theo hai hướng:
Một là, người nói cố ý cung cấp lượng tin ít hơn mức cần thiết (chưa đủ
mức như “nó được đòi hỏi”, chi tiết 1 trong phương châm về lượng).
- 22 -
Hai là, người nói cố ý cung cấp lượng tin nhiều hơn mức cần thiết (chi tiết
2 trong phương châm về lượng).
Ví dụ:

May không đi giày
Có ông tính hay hà tiện, một hôm đi chân không ra chợ. Giữa đường vấp
phải hòn đá, ngón chân chảy máu ròng ròng, thế mà ông ta không phàn nàn gì,
lại còn nói.
May cho mình thật!
Có người qua đường lấy làm lạ, hỏi:
Ông vấp toạc chân, chảy máu ra như thế, mà còn bảo may là thế nào?
Anh không rõ. May là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất
mũi giày rồi còn gì!
[1,91]
Tình huống của hàm ý gây cười là việc vấp chảy máu chân do không đi
giày nhưng lại nói là may của ông có tính hà tiện. Câu nói của ông ta (câu in
đậm) có chứa hàm ý.
Do tự nói với chính mình nên câu nói đó khiến người khác nghe sẽ không
hiểu và cũng không có cơ sở để giải đoán được hàm ý mà ông ta tạo ra qua cách
nói thiếu thông tin.
Với tư cách là người nghe (SP2), người đi đường ngạc nhiên về sự đối lập
giữa nội dung mệnh đề của câu nói (một điều may) và lẽ thường (vấp phải đá
chảy máu chân được coi là điều rủi). Câu nói của ông có tính hà tiện đã thúc đẩy
cho cuộc hội thoại phát triển.
Người nghe chờ đợi một sự giải thích để rồi ngạc nhiên bất ngờ trước
những thông tin bổ sung ở câu nói kết thúc chuyện của ông ta: may không bị
rách mũi giày.
Hàm ý được tường minh góp phần tạo ra tiếng cười phê phán tính hà tiện
đến mức “coi của hơn người”.
1.2.2.2. Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về chất
- 23 -

×