Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NGHỆ THUẬT MIÊU tả tâm lí NHÂN vật TRONG SÔNG ĐÔNG êm đềm” của m a SÔLÔKHÔP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN HẰNG NI
MSSV: 6095880

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT
TRONG "SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM”
CỦA M.A. SÔLÔKHÔP

Luận Văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: TRẦN THỊ NÂU

ần Th - 2012


ĐỀ ƯƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG CHÍNH
HƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thời đại và tác giả M.A. Sôlôkhôp
1.1.1. Thời đại nước Nga đầu thế kỉ XX


1.1.2. Tiểu sử tác giả
1.1.3. Sự nghiệp sáng tác
1.2. Tác phẩm “Sông Đông êm đềm”
1.2.1. Tóm tắt tác phẩm
1.2.2. Những đặc trưng nội dung tư tưởng và nghệ thuật
1.2.3. Sơ lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm

HƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT MIÊU
TẢ TÂM LÍ TRONG “SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM”
2.1. Độc thoại nội tâm - Phương thức khắc họa nhân vật độc đáo
2.2. Miêu tả tâm lí qua việc miêu tả ngoại hình
2.3. Miêu tả tâm lí qua việc miêu tả hành động nhân vật
2.4. Thiên nhiên và việc thể hiện tâm lí nhân vật

2


HƯƠNG 3: VAI TRÒ ỦA YẾU TỐ NGÔN NGỮ VÀ
GIỌNG ĐIỆU TRONG VIỆC THỂ HIỆN TÂM LÍ NHÂN VẬT
3.1. Yếu tố ngôn ngữ
3.1.1. Ngôn ngữ miêu tả
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại
3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại
3.2. Giọng điệu
3.3. Nhận xét chung về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Mikhai Sôlôkhôp trong
“Sông Đông êm đềm”

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
M.A. Sôlôkhôp là một trong những nhà văn lớn của của nền văn học Nga thế kỉ
XX. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu
thuyết vĩ đại, phản ánh cả một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc, đồng thời dựng
lên một bức tranh sinh động về cuộc sống của người nông dân Côdăc. Sông Đông êm
đềm đã thu hút độc giả và các nhà nghiên cứu không chỉ bởi nội dung chứa đựng những
vấn đề khái quát của lịch sử mà còn là bức tranh đời sống con người. Trong hoàn cảnh
cuộc nội chiến khốc liệt, đầy máu và nước mắt đó, con người phải sống như thế nào? Ai
hiểu được tận tường những cảm giác của những con người đang sống nơi đó? Họ đã trải
qua cuộc đời mình, với những mất mát, đau thương, với những tâm trạng như thế nào?
M.A. Sôlôkhôp đã rất thành công trong việc khắc họa lại đời sống tâm hồn và những
diễn biến tâm lí phức tạp nhất của con người trong giai đoạn bi thương nhất của lịch sử
dân tộc.
Nghiên cứu đặc điểm thi pháp và thi pháp nhân vật của Sông Đông êm đềm, các
nhà nghiên cứu như Huy Liên, Nguyễn Thị Vượng cũng đã có đề cập đến nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật nhưng chỉ mới dừng lại ở những nhận định mang tính khái quát
và cũng chỉ xoay quanh các nhân vật chính. Thế giới nhân vật trong Sông Đông êm đềm
đa dạng về số lượng (hơn 300 nhân vật), nguồn gốc xuất thân (thuộc nhiều giai cấp khác
nhau trong xã hội), và có số phận riêng nên mỗi nhân vật đều có một đời sống cá nhân
với những chuyển biến tâm lí phức tạp. Chính vì thế, việc tìm hiểu sâu nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật của M.A. Sôlôkhôp qua việc khảo sát và phân tích số lượng nhân vật
phong phú sẽ có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về Sông Đông êm đềm
nói chung, về nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật của M.A. Sôlôkhôp trong tác phẩm
này nói riêng. Và đó là lí do để người viết chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân
vật trong Sông Đông êm đềm của M.A. Sôlôkhôp. Đồng thời quá trình thực hiện đề tài
ngoài việc mở rộng kiến thức chuyên môn, còn giúp người viết bước đầu hình thành
được những kỹ năng nghiên cứu (khả năng cảm nhận, kỹ năng phân tích, khái quát tổng

hợp,…) để phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy, và có thêm vốn sống sau này


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sáng tác của M.A. Sôlôkhôp được các nhà ngữ Nga học chú trọng nghiên cứu.
Tựu trung, có thể hệ thống các vấn đề sau được đề cập đến trong nghiên cứu về M.A.
Sôlôkhôp:
Sự nghiệp sáng tác của M.A. Sôlôkhôp được giới thiệu khái quát trong bài văn
học sử do Huy Liên viết và in trong giáo trình Lịch sử văn học Nga (1997). Bài nghiên
cứu này cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác,
thành tựu sáng tác và những tác phẩm quan trọng của nhà văn. Ngoài ra, Huy Liên
cũng có một bài báo khoa học “Tìm hiểu một vài đặc điểm về thi pháp M.A. Sôlôkhôp
trong bộ tiểu thuyết - sử thi Sông Đông êm đềm”, in trong Tuyển tập 40 năm tạp chí
văn học 1960 - 1999 (Tập 4: Văn học nước ngoài). Ở bài báo này tác giả tập trung bàn
về tính sử thi, hệ thống chủ đề và hình tượng nhân vật nhân vật trung tâm của Sông
Đông êm đềm. Đặc biệt, khi đánh giá nghệ thuật thuật xây dựng nhân vật chính trong
tác phẩm thì tác giả có nhận định “thế giới tâm hồn của Grigôri cũng như của Anđrây,
Pier đều được khắc họa với chất trữ tình sâu đậm, nhưng cảm xúc trữ tình ở Grigôri
luôn kết hợp với xung đột có tính bi kịch, xung đột giữa sống và chết, xung đột kiểu
Hămlét trong con người” [7, tr. 270]. Huy Liên cũng khái quát những đặc điểm nổi bật
trong việc miêu tả tâm lí nhân vật của M.A. Sôlôkhôp: đó là việc miêu tả trực tiếp (qua
giọng điệu, độc thoại nội tâm), miêu tả gián tiếp (qua việc miêu tả ngoại hình, hành
động (hành vi hướng nội) của nhân vật).
Huy Liên trong bài nghiên cứu “Tìm hiểu một vài đặc điểm thi pháp M.A.
Sôlôkhôp trong bộ tiểu thuyết - sử thi Sông Đông êm đềm”, in trong Tạp chí văn học, số
ra 5/1984 (in lần 1), có khẳng định: “Với những chi tiết về hành vi, cử chỉ, dáng vẻ,
M.A. Sôlôkhôp tạo nên cả một giai điệu trọn vẹn của hoạt động nội tâm nhân vật” [7, tr.
38].
Năm 1985, Huy Liên một lần nữa trong cuốn Lịch sử văn học Nga, viết cùng
nhiều tác giả, khẳng định những đóng góp, cách tân của M.A. Sôlôkhôp trong nghệ

thuật xây dựng nhân vật, so sánh nghệ thuật miêu tả tâm lý của M.A. Sôlôkhôp với các
bậc tiền bối A.Puskin, L.Tôxtôi, A.Tsêkhôp: Trong “Sông Đông êm đềm (…) lời tác giả


ngắn gọn kết hợp với độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời tác giả có xen vào ngữ điệu
của tác giả. Sự xen kẽ này khiến cho tâm trạng nhân vật vừa được bộc lộ mọt cách
khách quan, chân thực, lại vừa được lý giải sáng tỏ” [6, tr. 830].
Hà Thị Hòa trong cuốn “Văn học Nga trong nhà trường”, phần viết về tác giả
M.A. Sôlôkhôp cũng nhấn mạnh đến một trong những đặc điểm thi pháp quan trọng
của Sông Đông êm đềm là nghệ thuật miêu tả tâm lí. Theo Hà Thị Hòa, ở M.A.
Sôlôkhôp, quá trình phát triển tâm lí nhân vật “không diễn ra theo quy luật biện chứng
như ở L.Tônxtôi. M.A. Sôlôkhôp thường chú ý miêu tả tâm lí gián tiếp bằng cách đan
xen giữa lời tác giả và lời nhân vật. Mặt khác, vận dụng kinh nghiệm của Sêkhôp,
M.A. Sôlôkhôp, cũng hay miêu tả tâm lí qua chi tiết ngoại hình và “hành vi hướng nội”
của nhân vật” [1; 113]. Trong bài giới thiệu này về tác giả M.A. Sôlôkhôp Hà Thị Hòa
có sự kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Huy Liên.
Đáng kể hơn cả trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về Sông Đông êm đềm là
chuyên luận “Thi pháp nhân vật trong Sông đông êm đềm của M.A. Sôlôkhôp” (2008)
của Nguyễn Thị Vượng. Ở công trình này, tác giả đã nghiên cứu khá sâu về phương
diện thi pháp nhân vật. Đặc biệt, nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong đó có đề cập đến
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của công trình
này. Theo kết quả lược thuật trong chuyên luận của Nguyễn Thị Vượng thì từ rất sớm
vấn đề đánh giá thành công của M.A. Sôlôkhôp ở lĩnh vực miêu tả tâm lí nhân vật được
các nhà nghiên cứu phê bình Xô-viết đề cập đến, cụ thể như sau:
Theo L.Iakimencô, M.A. Sôlôkhôp đã rất chú trọng đến nghệ thuật phân tích tâm
lí nhân vật, rất ý thức khi miêu tả những “nét ngoại hình mang tính di truyền của nòi
nhà Mêlêkhôp” [18, tr. 119].
“Những dằn vặt nội tâm để lại dấu ấn trên diện mạo con người. Anh chàng
Grigôri trẻ trung lanh lợi, đôi môi luôn nở nụ cười đã biến đổi. Năm tháng qua đi,
Grigôri dường như đổi khác” [18, tr. 146].

“Chân dung nhân vật của M.A. Sôlôkhôp không chỉ là ngoại hình mà là chân
dung theo nghĩa rộng nhất: chân dung điển hình đầy cá tính chân dung tâm lí”
[18, tr. 147].


Nhà nghiên cứu L.Iakimencô rất xác đáng khi chỉ ra: chân dung nhân vật vừa thể
hiện cái đã qua, động thời cũng dự báo cả tương lai. Như vậy chân dung nhân vật cũng
là nơi thu hút và thể hiện đời sống nội tâm của nhân vật
Về việc miêu tả đời sống bên trong của nhân vật, L.Iakimencô nhận xét: “Sự
phân tích tâm lí của M.A. Sôlôkhôp diễn ra ở mọi bình diện, mọi cấp độ (…) M.A.
Sôlôkhôp không chỉ bao quát đời sống trên tầm vĩ mô, hoành tráng mà còn khám phá
xung đột bên trong con người giữa cái cũ và cái mới (…) Grigôri được M.A. Sôlôkhôp
miêu tả thông qua những vận động của thế giới tâm hồn” [18, tr. 160]. Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong Sông Đông êm đềm còn được trợ giúp bởi một thủ pháp khắc họa
thêm thế giới tâm hồn nhân vật - Đó là độc thoại nội tâm. Cùng với phương pháp tự
phân tích, đánh giá, độc thoại nội tâm đóng góp một vai trò rất lớn trong việc thể hiện
tâm lí Grigôri” [18, tr. 160].
“Độc thoại nội tâm ở M.A. Sôlôkhôp diễn ra dưới mọi hình thức từ chuyển động
nhỏ nhất…Đến những dòng suy tư được gắn với những câu hỏi sâu sắc…” [18, tr. 169].
Liakimencô đã nhận thấy hiệu quả lớn của biện pháp nghệ thuật này trong tác
phẩm của M.A. Sôlôkhôp. Nhờ có độc thoại nội tâm mà thế giới tâm hồn nhân vật, sự
vận động của thế giới đó…đã được khắc họa một cách sắc nét.
Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật trong Sông Đông êm đềm cũng được các
nhà nghiên cứu nước ngoài chú ý và đề cập đến trong các bài viết của mình:
Nhà nghiên cứu người Đan Mạch Pôlia Khia, năm 1932, nhận định:
“M.A. Sôlôkhôp đã rất hoàn hảo trong phân tích tâm lí, tính cách nhân vật khiến
cho họ trở thành những điển hình bất hủ…” [18, tr. 141].
Năm 1960, hai nhà nghiên cứu văn học Mỹ Dorothy Brewster và John Angus
Burell cho ra đời công trình Tiểu thuyết hiện đại, trong đó dành một chương về M.A.
Sôlôkhôp. Tại đây họ đã khẳng định tài năng nghệ thuật của M.A. Sôlôkhôp trong việc

miêu tả nhân vật: “Cách tác giả miêu tả Grigôri thật tuyệt diệu, khéo léo vô cùng (…)
tác giả không hề giản dị hóa quá đáng hoặc vẽ vời quá đáng tâm lí nhân vật đó”
[18, tr. 363].


Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Xô Viết, tập 2 của M. Nubarôp. Tác giả
cuốn giáo trình này khẳng định các nhân vật của M.A. Sôlôkhôp đều được xây dựng
trên cơ sở “Xác định các đặc điểm tâm lí xã hội”, và tài năng của M.A. Sôlôkhôp là ở
chỗ đã tạo ra “yếu tố trữ tình của con người đằng sau cái vẻ cục mịch bề ngoài”
[11, tr. 201].
Tại Việt Nam, ý kiến sớm nhất đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
Sông Đông êm đềm của M.A. Sôlôkhôp là Nguyễn Thụy Ứng - dịch giả Sông Đông êm
đềm, xuất bản ở Việt Nam 1959. Trong lời giới thiệu về Sông Đông êm đềm dịch giả đã
đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, dịch giả cũng đề
cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của M.A. Sôlôkhôp: “Nghệ thuật cao cường của
M.A. Sôlôkhôp là ở chỗ ông thấy được tình hình thực tế, trong toàn bộ tính phức tạp của
nó, các điều kiện chi phối nó, trong các quy luật khắc nghiệt của nó, đặt nhân vật vào
sâu trong các tình hình thực tế ấy để mà tiến hành một công trình phân tích tâm lí nhân
vật với quy mô lớn, thể hiện nhân vật một cách cực kì cụ thể, sống động và trọn vẹn”
[18, tr. 725].
Theo Nguyễn Hải Hà trong cuốn giáo trình văn học Xô Viết ( 2 tập), nhân vật
Grigôri được tác giả xây dựng, soi chiếu ở nhiều góc độ, ông nhận định: “Nhân vật của
M.A. Sôlôkhôp sinh động vì ông soi sáng nó từ nhiều phía và thể hiện nó bằng nhiều
biện pháp: Mô tả trực tiếp lời lẽ, hành động và suy nghĩ, thể hiện tâm trạng qua đối
thoại,…độc thoại nội tâm, qua lời bán trực tiếp, qua phong cảnh thiên nhiên” [2, tr. 75].
Qua những công trình nghiên cứu, người viết nhận thấy rằng, phần lớn những ý
kiến đánh giá, những lời nhận định, đều tập trung bàn về đóng góp của M.A. Sôlôkhôp
cho nền văn học Nga và thế giới, tài năng của M.A. Sôlôkhôp trong việc sử miêu tả hiện
thực, nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết sử thi và tiểu thuyết bi kịch, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, và tất nhiên, có bàn đến nghệ thật miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy nhiên, vấn đề

nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chỉ mới những lại ở những nhận định khái quát và
cũng chỉ xoay quanh các nhân vật chính (Grigôri, Acxinhia, Xchêpan) trong khi đó thế
giới nhân vật trong tiểu thuyết rất đông đảo nên cũng còn nhiều phương diện nghệ thuật


miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm chưa được nghiên cứu, phân tích một cách sâu
sắc, toàn diện.
Kế thừa những thành tựu từ các công trình nghiên cứu kể trên chúng tôi rất
muốn thông qua việc thực hiện đề tài này đi sâu giải quyết vấn đề “Nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật trong tác phẩm Sông Đông êm đềm” - một trong những đặc điểm thi
pháp nhân vật của M.A. Sôlôkhôp qua tác phẩm Sông Đông êm đềm.

3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong Sông Đông êm đềm đặt ra cho
chúng tôi những mục đích yêu cầu sau:
- Một là, tìm hiểu thời đại nước Nga và tác giả M.A. Sôlôkhôp, hiểu tác phẩm
Sông Đông êm đềm, từ đó nắm được sơ lược về thế giới nhân vật và hiểu được những
đặc trưng nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
- Hai là, xác định những đặc trưng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của M.A.
Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm.
- Ba là, tìm ra những đặc trưng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
Từ đó kết hợp với những tài liệu tìm được để làm sáng tỏ nội dung yêu cầu của đề tài.
- Bốn là, tìm hiểu yếu tố góp phần cho thành công về nghệ thuật của tác phẩm,
đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật (giọng điệu, ngôn ngữ miêu tả nhân vật, miêu tả thiên
nhiên ngoại cảnh để làm nền cho việc thể hiện nội tâm nhân vật,…)
- Cuối cùng là, nhận xét chung về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của M.A.
Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi đối tượng khảo sát: Thế giới nhân vật đa dạng trong tiểu thuyết Sông

Đông êm đềm, đặc biệt chú trọng đến tâm lí nhân vật để từ đó chỉ ra những đóng góp
của M.A. Sôlôkhôp ở phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Phạm vi tư liệu khảo sát: Tư liệu khảo sát chính phục vụ cho việc nghiên cứu
của chúng tôi tập là bốn quyển của bộ tiểu thuyết “Sông đông êm đềm” (Nguyễn Thụy
Ứng dịch từ tiếng Nga, bản dịch mới năm 1982, tái bản năm 2004). Ngoài ra, chúng tôi
còn tiếp thu một cách chọn lọc công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước


như công trình của Huy Liên (Tìm hiểu một vài đặc điểm thi pháp của M.A. Sôlôkhôp
trong Sông Đông êm đềm), Nguyễn Thị Vượng (Thi pháp nhân vật trong Sông Đông
êm đềm” của M.A. Sôlôkhôp).

5. Phư ng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong
Sông Đông êm đềm người viết sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tiểu sử và phương pháp lịch sử: được vận dụng để khảo sát,
nghiên cứu về tiểu sử tác giả, khái quát những đặc điểm nội dung và chủ đề tư tưởng
của tác phẩm.
- Phương pháp thống kê và hệ thống hóa: được vận dụng để khảo sát số lượng
đông đảo nhân vật cũng như phân loại tuyến nhân vật; đồng thời thống kê các con số
phục vụ cho kết quả nghiên cứu (số lần độc thoại nội tâm của các nhân vật, số lần miêu
tả hành động nhân vật, miêu tả thiên nhiên để làm nền cho việc thể hiện tâm lí nhân
vật,…) xuất hiện trong tác phẩm.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được chúng tôi sử dụng để phân tích, khái
quát những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đồng thời kết hợp
với các thao tác phân tích, tổng hợp, chứng minh để hoàn thành mục đích của đề tài.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Thời đại và tác giả M.A. Sôlôkhôp
1.1.1.Thời đại nước Nga đầu thế kỉ XX
1.1.1.1. Tình hình xã hội
Bước vào đầu thế kỉ XX, trung tâm phong trào cách mạng thế giới chuyển về
nước Nga. Chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển mạnh và cùng với chế độ phong kiến Nga
Hoàng ra sức bóc lột nhân dân Nga, làm cho cuộc sống của nhân dân Nga vô cùng tăm
tối.
Sự kết hợp mọi hình thức áp bức của phong kiến - tư bản, cùng với chế độ
chuyên chế độc tài, cảnh sát đã làm cho quần chúng nông dân vô cùng căm phẫn, từ đó
thúc đẩy các mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc.
Năm 1903 Đảng Bônsêvich được thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Năm 1905 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich, phong trào công nhân
Matxcơva phát triển mạnh mẽ. Giai cấp công nhân Nga vùng dậy vũ trang khởi nghĩa
cướp chính quyền, nhưng thất bại, lực lượng cách mạng được đáp lại bằng sự khủng bố
vô cùng tàn bạo của chính quyền Nga Hoàng. Tuy vậy, cuộc cách mạng 1905 thật sự
đã có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống xã hội Nga, đánh dấu một bước tiến mới của
phong trào cách mạng nước Nga.
Những năm 1907- 1912 là thời kì khó khăn của phong trào cách mạng vô sản.
Các cuộc đấu tranh bãi công của công nhân vẫn tiếp tục nổ ra quyết liệt, quần chúng thì
đứng dậy, biểu tình, mít tinh, nhưng tất cả đều bị chính phủ Nga Hoàng đàn áp dã man,
khốc liệt. Điển hình là cuộc đình công của công nhân Xibia bị quân đội của chính phủ
Nga Hoàng đàn áp, tàn sát một lúc 500 người. Chính sự tàn ác, dã man đó, càng làm
tăng thêm nỗi căm phẫn trong lòng người dân, và làm sục sôi khí thế Cách Mạng trong
cả nước.
Năm 1914 - 1918 diễn ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nga Hoàng
cũng tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa này, nhằm lợi dụng chiến tranh để đàn áp


phong trào cách mạng. Thế chiến thứ nhất đã ảnh hưởng rất lớn đến nước Nga. Hậu
quả là có hàng triệu người chết trận, thương vong, kinh tế thì kiệt quệ, xí nghiệp thì

đóng cửa, tình trạng thất nghiệp trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khổ ải.
Tháng 2 năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich, công nhân, binh lính
Pêtecbua đã tiến hành khởi nghĩa vũ trang cùng nhân dân đứng lên lật đổ chính quyền
Nga Hoàng, lập ra chính quyền mới. Cuộc cách mạng này được gọi là cuộc cách mạng
dân chủ Tư sản. Tuy cuộc cách mạng thắng lợi, nhưng giai cấp tư sản đã tìm cách lật
đổ chính quyền lâm thời, thành lập chính phủ của giai cấp tư sản, chủ trương duy trì
chiến tranh.
Tháng 4 năm 1917, sau một thời gian hoạt động ở nước ngoài, Lê-nin đã trở về
nước và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. “Trong luận cương tháng tư” Lênin
vạch trần bộ mặt xảo trá của chính phủ lâm thời và đồng thời chỉ ra con đường đi lên
của cách mạng. Phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ như vũ bão.
Ngày 7. 11. 1917 Đảng Bônsêvich do Lênin lãnh đạo đã làm cuộc khởi nghĩa vũ
trang ở Pêtecbua, tấn công vào cung điện mùa đông. Cách mạng giành thắng lợi trên cả
nước, giành được chính quyền và lập ra chính phủ và nhà nước Xô Viết, lịch sử nước
Nga bước sang giai đoạn mới: thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, và là nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Và cũng năm 1917 này, M.A. Sôlôkhôp đang học trung học ở Vôrônêgiơ.
Nhưng năm 1918, khi quân Đức tiến đánh vùng này, M.A. Sôlôkhôp phải thôi học về
nhà. Sau đó, cậu đã không thể học tiếp vì “khu vực Sông Đông đã bắt đầu cuộc chiến
tranh công dân tàn khốc”. Nên sáng tác của M.A. Sôlôkhôp gắn liền với sự thật ra đời
của một xã hội mới trong lòng cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt của nhân dân Liên Xô
thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và chủ đề chính trong sáng tác của ông, đặc
biệt là Sông Đông êm đềm tập trung vào chủ đề nội chiến, nhân dân và cách mạng, quá
trình giác ngộ cách mạng của quần chúng Côdăc vùng sông Đông .
Sông Đông êm đềm trước hết là những trang sử thi hào hùng mà bi thảm về một
thời kì đảo lộn vĩ đại trong lịch sử nước Nga. Hầu hết những biến cố lịch sử trọng đại
của xã hội Nga đầu thế kỉ XX đều in ấn trong bộ tiểu thuyết này. Cách Mạng tháng


Mười năm 1917, nội chiến vào năm đầu của cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn Xô

Viết. M.A. Sôlôkhôp đã tạo nên “thiên sử thi nhân dân mãnh liệt”, nhân dân chính là
hình tượng nghệ thuật to lớn, xung đột nghệ thuật được khai thác chủ yếu ở bình diện
giai cấp. M.A. Sôlôkhôp đã tập trung miêu tả những diễn biến hết sức phức tạp của
cuộc xung đột giai cấp, ở vùng Sông Đông, là cuộc nội chiến giữa một bên là Hồng
quân, nhân dân Cách Mạng còn một bên là Bạch vệ, bọn Kôdăc và một bộ phận Côdăc
vùng Sông Đông do hạn chế vê nhận thức chân lý Cách Mạng trong buổi đầu nội chiến
đã bị xúi giục chống lại chính quyền Xô Viết.

1.1.1.2. Tình hình văn học
Bức tranh văn học Nga những năm đầu thế kỉ XX trước cách mạng tháng mười
rất phức tạp, có rất nhiều tổ chức văn học nghệ thuật, nhiều quan điểm khác nhau,
nhiều xu hướng khác nhau, mâu thuẫn nhau, đối lập nhau.
Đến đầu thế kỉ XX, dòng văn học hiện thực tiếp tục tồn tại và phát triển, với các
tác giả tiêu biểu như: Tônxtôi, Bunhin, Kuprin,…với nhiều đề tài như: cuộc sống của
giai cấp nông dân, công nhân, và phê phán giai cấp thống trị. Nhưng cảm hứng chủ đạo
là phê phán, tố cáo chế độ xã hội đương thời, phơi bày sự tàn bạo của giai cấp thống trị
và sự suy sụp thảm hại của giới địa chủ quý tộc, cùng với sự bế tắc, sự tha hóa về tư
tưởng của lớp trí thức thượng lưu, cũng như tình cảnh khốn cùng của nhân dân lao
động Nga. Mỗi nhà văn viết về đề tài nhất định, với phong cách, bút pháp riêng.
Bên cạnh dòng văn học hiện thực là dòng văn học suy đồi, với hai khuynh
hướng đối lập: tích cực và tiêu cực. Dòng văn học này phát triển ở cuối thế kỉ XIX với
3 trường phái: chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa đỉnh cao, và chủ nghĩa vị lai. Và trước
tình hình đó, thúc đẩy dòng văn học mới ra đời, đó là dòng văn học vô sản.
Dòng văn học vô sản ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra cấp thiết lúc bấy
giờ, đã đến lúc nhà văn không chỉ miêu tả hiện thực cuộc sống khốn khổ của nhân dân
lao động, hoặc nhà văn không chỉ trốn tránh hiện thực tại, bằng cách ẩn mình mà tham
gia vào công cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, văn học đã trở thành “vũ khí để
cải tạo đời sống”.



Phương pháp sáng tác trong nền văn học mới là: văn học phục vụ cách mạng,
văn học phải mang tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc. Tính Đảng trong sáng tác của
M.A. Sôlôkhôp là thể thống nhất giữa nhân sinh quan cá nhân và xã hội. M.A.
Sôlôkhôp trong các tác phẩm của mình đã miêu tả thế giới tinh thần phong phú và phức
tạp của con người mới, phản ánh đậm nét những khát vọng, chí hướng xã hội và đạo
đức của nhân dân, đặt ra và giải quyết những vấn đề quan trọng của thời đại, vấn đề
chủ nghĩa nhân đạo, đạo đức,… M.A. Sôlôkhôp trung thành với nguyên tắc sáng tác
trên, nhưng ông chọn theo cách riêng của mình: tôn trọng sự thật lịch sử và chủ nghĩa
hiện thực trong tác phẩm của ông là chủ nghĩa hiện thực nghiêm nghặt, thể hiện chủ đề
lịch sử - nói về những số phận bi thảm của những con người tách rời khỏi Cách Mạng
và nhân dân, tìm kiếm cho mình “con đường thứ ba” hoang tưởng của cuộc sống. Đồng
thời, lí giải sự phát triển tính cách nhân vật theo mối quan hệ biện chứng giữa hoàn
cảnh lịch sử và sự vận động của tư tưởng xã hội. Biện chứng tâm hồn được xác định
bởi những tiến triển của xã hội, của cuộc sống con người và những biến cố lịch sử của
Cách Mạng. Thời đại Cách Mạng mới dựa trên cơ sở khách quan, nhận thức đúng đắn
và sâu sắc quy luật phát triển của xã hội đương đại.Trong sáng tác, M.A. Sôlôkhôp có
lập trường tư tưởng và quan điểm nghệ thuật riêng. Ông không bị ảnh hưởng của biểu
hiện của các tư tưởng tiêu cực của dòng văn học suy đồi, đồng thời cũng tránh được lối
tô hồng cuộc sống của dòng văn học vô sản.

1.1.2. Tiểu sử tác giả
M.A. Sôlôkhôp sinh năm (1905 - 1908), ông sinh ra trong một gia đình lao động
ở thị trấn Viôxenxkaia, một địa phương ở vùng thảo nguyên Sông Đông, thuộc tỉnh
Rôxtôp. Mẹ là người Ucraina, xuất thân trong một gia đình nông nô, bố là một người
Nga, ngụ cư ở vùng Sông Đông. 15 tuổi M.A. Sôlôkhôp đã hăng hái tình nguyện tham
gia công tác cách mạng ở quê hương như: tham gia công tác xóa nạn mù chữ, làm thư
kí ủy ban xã, tham gia đấu tranh vũ trang, trưng thu lương thực của bọn “Culăc” và trừ
bọn tiểu phỉ phản động phá hoại. Thời gian này M.A. Sôlôkhôp cũng say mê làm văn
nghệ, ông có mặt trong đội kịch nghiệp dư của xã, ông còn viết truyện kí. Một số tác
phẩm truyện và kí gửi đăng trên báo văn học Maxcơva, nhưng không thấy trả lời.



Năm 1923, M.A. Sôlôkhôp lên thủ đô, tìm những mối liên hệ. Ở đây ông làm đủ
mọi nghề như: lao công, thợ lót đường, khuân vác, kế toán, thợ xây…để sinh sống và
cũng để thực hiện giấc mơ viết văn. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo thanh
niên tham gia sinh hoạt nhóm văn học đội cận vệ thanh niên và say mê sáng tác.
1.1.3. Sự nghiệp sáng tác
Với sự kiên trì, lòng đam mê của mình, M.A. Sôlôkhôp đã dần dần đi sâu vào
lĩnh vực văn học. Cuối năm 1924 một số kí sự và truyện ngắn lần lượt được đăng trên
các báo và tạp chí, tất cả có hơn 20 truyện ngắn và truyện vừa được đăng trên các tạp
chí như: “Thanh niên cộng sản”; “Đốm lửa”; “Đèn chiếu”,...Về sau được tập hợp trong
hai tập truyện được xuất bản năm 1926: “Những câu chuyện Sông Đông” và “Thảo
nguyên xanh biếc”. Những tác phẩm viết trong thời kì này đều xoay quanh chủ đề về
cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, của người Côdăc ở vùng Sông Đông thời kì nội
chiến (Nhà văn lão thành Xêraphimôvit là người đầu tiên phát hiện tài năng và triển
vọng của M.A. Sôlôkhôp. Ông đã tin tưởng và chắc chắn rằng M.A. Sôlôkhôp sẽ còn
thành công và sẽ trở thành “nhà văn có giá trị”).
Năm 1925, M.A. Sôlôkhôp bắt đầu viết tiểu thuyết đồ sộ “Sông Đông êm Đềm”.
Tác phẩm này gồm 4 tập, được viết qua nhiều năm (15 năm: 1925 - 1940), tập 1 được
hoàn thành vào năm 1927 và đến năm 1928 thì được xuất bản, nhưng tập 4 thì phải đến
năm 1940 mới được hoàn thành. Ngay từ quyển 1, tầm vóc thiên tài của M.A.
Sôlôkhôp đã làm cho công chúng và giới văn học phải xôn xao, mặc dù nhà văn còn rất
trẻ. Tác phẩm này đã đưa nhà văn M.A. Sôlôkhôp lên hàng những nhà văn nổi tiếng
trên thế giới. Trong quá trình sáng tác Sông Đông êm Đềm có lúc nhà văn phải ngừng
lại để viết những tác phẩm khác, như “Đất vỡ hoang” để đáp ứng theo yêu cầu của thực
tiễn cách mạng. Đây là tác phẩm được sáng tác nhằm mục đích chính trị, tác phẩm đã
phản ánh và tác động kịp thời tới phong trào tập thể hóa nông nghiệp đang phát triển
mạnh mẽ vào lúc đó.
Đến năm 1940, ông hoàn thành tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, đây là một tác
phẩm lớn có giá trị, thể hiện tài năng và phong cách sáng tác của M.A. Sôlôkhôp.



Trong thời gian chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức (1941- 1945). M.A.
Sôlôkhôp khoác áo lính với tư cách là phóng viên chiến tranh, xông pha nhiều trên
chiến trường, ông viết hàng loạt kí sự trong hầm trú nơi tiền tuyến, với những bài nổi
tiếng như: “Trên Sông Đông”, “Ở miền Nam”, đặc biệt là truyện ngắn “Khoa học căm
thù” (1942). Những năm sau chiến tranh, M.A. Sôlôkhôp viết hàng loạt kí sự và chính
luận nói lên miềm tự hào tổ quốc, vạch trần bản chất hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc.
Truyện ngắn “Số phận con người” của ông đăng trên báo sự thật (1956) đã trở thành
hiện tượng đặc biệt của văn học Xô Viết và thế giới. Năm (1969) ông bắt đầu cho công
bố những chương đầu của tiểu thuyết “Họ chiến đấu vì tổ quốc” , cho đến khi nhà văn
qua đời (1984) tác phẩm vẫn chưa hoàn thành.
M.A. Sôlôkhôp đã vinh dự nhận giải Nôben văn học năm 1965 với tác phẩm
Sông Đông êm Đềm.
M.A. Sôlôkhôp là một nhà văn lớn, một nhà chính trị gia xuất sắc. Ông từng là
đại biểu tối cao Xô Viết suốt 9 khóa liền, là viện sĩ viện hàn lâm Liên Xô (1939), là ủy
viên Hội đồng hòa bình thế giới..
Năm 1957 M.A. Sôlôkhôp được tặng danh hiệu anh hùng lao động.
Năm 1984 M.A. Sôlôkhôp qua đời tại quê hương Vêxenxcơ.
Năm 1994, giải thưởng văn học có uy tín mang tên ông đã ra đời dành cho
những tác phẩm văn xuôi xuất sắc ở nước Nga.
Như vậy, để làm nên tên tuổi, M.A. Sôlôkhôp như ngày hôm nay, M.A.
Sôlôkhôp đã phải trải qua biết bao gian nan, trắc trở trên con đường sự nghiệp, và cuối
cùng, với tài năng thiên bẩm, với lòng nhiệt thành, niềm say mê với nghề, với tương lai
của đất nước, ông đã để lại cho đời những giá trị về văn hóa vô cùng to lớn và bổ ích
cho đất nước Nga và cho nhân loại.

1.2. Tác phẩm “Sông Đông êm đềm”
Sông Đông êm đềm là một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ, và là bộ tiểu thuyết vĩ đại
và thành công nhất trong toàn bộ sáng tác của M.A. Sôlôkhôp, và có tầm cỡ trong nền

văn học Xô Viết và thế giới. Tác phẩm đã được nhận giải thưởng Nôben văn học năm


1965 vì “tài năng miêu tả một cách toàn diện độc đáo cả một thời đại lịch sử trong đời
sống nông dân Nga”
Tác phẩm phản ánh cả một giai đoạn lịch sử vĩ đại của dân tộc, dựng lên một
bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân Côdăc vùng Sông Đông,
cùng với những biến động của xã hội, con đường đầy gian nan và sự chuyển biến đi lên
của nông dân Côdăc dưới sự tác động của Cách Mạng. Sự chao đảo, dao động, trong tư
tưởng chính trị, diễn biến tâm lí phức tạp của những nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt
là nhân vật chính Grigôri, khó xác định được con đường đi đúng cho bản thân mình
mang tính khái quát. Đó là tâm lí chung của người dân Côdăc trong cuộc đấu tranh giai
cấp quyết liệt và trên con đường đi tìm chân lí trong thời kì nội chiến.

1.2.1. Tóm tắt tác phẩm
Cốt truyện “Sông Đông êm đềm” xoay quanh những biến cố xảy ra trong gia
đình dòng họ Mêlêkhôp trong thời gian nội chiến và chủ yếu được xây dựng trên cơ sở
những tình tiết trong cuộc đời chàng thanh niên Grigôri Mêlêkhôp.
Đầu thôn Tatacxki ven Sông Đông, là một gia đình trung nông, họ Mêlêkhôp,
với những con người với nếp sống phong kiến, gia trưởng nghiệt ngã, nhưng cần cù lao
động.
Ông già Panchêlây là một cựu chiến binh, bị thương ở chân, vợ là Ilinhitna, một
mẫu người phụ nữ truyền thống đảm đang, chịu thương chịu khó,…Họ có tất cả ba
người con: hai trai và một gái. Con trai cả là Pêtrô, vợ là Đaria, con trai thứ là Grigôri
và đứa con gái út là Đunnhivasa. Họ là những người Côdăc khỏe mạnh, có tinh thần
thượng võ, và tự cho mình là thuộc đẳng cấp đặc biệt.
Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc đời nhân vật chính Grigôri, người con trai
thứ. Grigôri đem lòng yêu mến Acxinhia, một người phụ nữ xinh đẹp đã có chồng,
nhưng hồng nhan thì bạc phận, chồng Acxinhia là một người chồng vũ phu, nàng luôn
sống trong những tháng ngày âm thầm chịu đựng. Grigôri rất cảm thông cho Acxinhia,

và trước vẻ đẹp của nàng, làm cho Grigôri càng yêu Acxinhia tha thiết. Bất chấp sự
đánh đập dã man của chồng, Acxinhia cũng quyết định đeo đuổi, nắm giữ lấy tình cảm
chân thật, hạnh phúc, của mình, tình yêu giữa họ ngày càng thắm thiết và mãnh liệt, bất


chấp cả dư luận của xã hội và sự ngăn cản của gia đình Mêlêkhôp. Còn phần Grigôri,
gia đình buộc phải lấy vợ, con gái của một phú nông trong làng là Natalia, một cô gái
cũng thuộc hàng nết na xinh đẹp. Lúc đầu Grigôri không ưng thuận, nhưng cuối cùng,
chàng cũng nghe theo sự sắp đặt của gia đình, lấy Natalia, nhưng cuộc sống gia đình
không có được tình yêu, không có hạnh phúc, vì trong tâm trí Grigôri luôn có hình
bóng của Acxinhia.
Để có thể chung sống bên nhau, Grigôri và Acxinhia đã dắt nhau bỏ trốn đến
trang trại của viên tướng Nga Hoàng đã về hưu, họ cùng làm thuê ở đây để sinh sống,
gia đình cũng rất êm ấm và hạnh phúc, cả hai sinh được một đứa con, nhưng rồi
Grigôri bị gọi vào lính trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Grigôri phải cầm
súng chiến đấu, phải giết người, lần đầu tiên giết người, Grigôri cảm thấy run sợ, và
rùng rợn, còn Acxinhia ở nhà, đứa con gái duy nhất của mình bị bệnh, không thể cứu
chữa được, đau buồn trước cái chết của đứa con và thiếu vắng sự an ủi của người
chồng, với sự an ủi, sự quan tâm của Litxnhixki, nàng đã ăn nằm với hắn và bị bắt hầu
hạ, phục dịch. Còn Natalia thì đau khổ, luôn oán hận chồng vì đã bỏ rơi mình, không
hề có tình yêu với mình, nàng tự vẫn, nhưng không chết, mà lại đeo mang bên mình vết
tật suốt đời.
Từ mặt trận trở về, Grigôri đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Chàng
cùng Acxinhia rời bỏ trang trại nhà Lixnhitki trở về làng cũ, cũng là lúc xảy ra nhiều
biến cố quan trọng: Cuộc cách mạng tháng mười Nga bùng nổ, và sau đó là cơn lốc của
cuộc nội chiến đã ào tới. Cả hai anh em Pêtrô và Grigôri đều đi lính, tham gia vào cuộc
nội chiến. Người anh cả Pêtrô thì đi theo bạch vệ, còn Grigôri đi theo Hồng Quân.
Cuộc đấu tranh giữa Hồng Quân và Bạch vệ diễn ra hết sức gay gắt, đặc biệt là ở vùng
Sông Đông. Sông Đông trở thành căn cứ của bọn Bạch vệ. Grigôri thì bị chao đảo giữa
hai phe “Đỏ” và “Trắng”, thêm sự bất bình trước hành động của Pôchenkôp, là chủ tịch

ủy ban cách mạng, đã tự ý giết hại tù binh, Grigôri rời bỏ Hồng Quân về làng, mang
theo trong lòng mối hoài nghi về chính nghĩa của Cách Mạng, không thể giải tỏa. Do
một số chính sách sai lầm của nhà nước Xô Viết và thái độ, cách ứng xử thô bạo của
một số sĩ quan Hồng Quân với người dân Sông Đông, đẫn đến sự dao động trong tư


tưởng của Grigôri, nên Grigôri đã quyết định tham gia đội du kích Côdăc chống chính
quyền Xô Viết, và trở thành người cầm đầu quân Côdăc chống lại chính quyền Xô
Viết.
Trong đời sống tình cảm của Grigôri cũng rất phức tạp, tuy không yêu vợ nhưng
vẫn phải sống với vợ, vì những ràng buộc bởi tập tục truyền thống của người Côdăc, đã
có với nhau hai đứa con. Còn Acxinhia là người mà Gigôri yêu say đắm, nhưng không
thể chung sống cùng nhau. Natalia một người phụ nữ hiền thảo, nhưng lại bất hạnh
trong tình yêu, vì đau khổ và oán giận chồng không chung thủy, nên đã nhờ một bà
thầy lang phá đi đứa con thứ ba của mình, và nàng chết đi vì bị băng huyết, còn lại hai
đứa con, nhưng cuối cùng chỉ còn sống sót duy nhất đứa con trai Misutca, đứa con gái
vì bị bệnh mà chết đi.
Cuộc nội chiến đã đem lại biết bao thay đổi, biết bao đau thương cho gia đình
Mêlêkhôp nói riêng, và cả những gia đình người nông dân Nga nói chung. Trải qua
những biến cố, gia đình họ Mêlêkhôp đã thưa dần, ông bà Panchêlây đã chết trong nội
chiến, người con trai cả Pêtrô thì bị chết trong cuộc nội chiến, vì bị Misca Côsêvôi Chủ tịch chính quyền Xô Viết thôn và sau là chồng của Đunnhivasa, kết tội là phản
cách mạng và bị xử bắn. Vợ của Pêtrô do quan hệ bất chính với nhiều người đàn ông,
bị mắc bệnh nan y, khó chữa trị, cuối cùng tự vẫn trên dòng Sông Đông.
Nội chiến kết thúc, Đunhia lấy Misca Côsêvôi, một chiến sĩ Hồng Quân, đồng
thời là bạn của Grigôri. Bạo loạn kết thúc nhưng Grigôri vẫn không ra trình diện,
Misca Côsêvôi định bắt Grigôri, nhưng Grigôri đã bỏ nhà, bơi qua Sông Đông trốn, và
sau đó gia nhập vào toán thổ phỉ Phômin. Trong sào huyệt bọn thổ phỉ, chứng kiến
những cảnh tàn ác của bọn chúng, Grigôri tiếp tục cảm thấy chán nản, bỏ về làng và
đưa Acxinhia trốn đi xa, nhưng giữa đường, Acxinhia bị trúng đạn và chết. Grigôri
càng tuyệt vọng và chán nản, không biết sẽ đi về đâu. Chôn cất người yêu xong, anh

ném vũ khí xuống dòng Sông Đông và trở về làng, và tác phẩm đã khép lại, là bóng
dáng một chàng thanh niên, với đứa con trai duy nhất còn lại trên tay, chênh vênh đi
giữa cuộc đời, trong tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng.


1.2.2. Nội dung tư tưởng và đặc trưng nghệ thuật
Tầm vóc lớn lao về tư tưởng và kết cấu của Sông Đông êm đềm trước hết xuất
phát từ yêu cầu của người nghệ sĩ muốn thể hiện ý nghĩa lịch sử thế giới của biến cố
tháng Mười và cuộc nội chiến. M.A. Sôlôkhôp Khát vọng sáng tạo nên một “thế giới
sử thi đồ sộ”.
Sông Đông êm đềm đã tái hiện lại con đường giác ngộ Cách Mạng khá phức tạp
của quần chúng nhân dân Nga.
Chủ đề trung tâm của Sông Đông êm đềm là cuộc sống, hành vi là những chuyển
biến trong tư tưởng, trong nhận thức của quần chúng nhân dân trong quá trình giác ngộ
Cách Mạng. Và ở M.A. Sôlôkhôp chủ đề này được khắc họa trên cơ sở của sự cách tân
táo bạo về nghệ thuât sử thi, với qui mô rộng lớn, tầm bao quát lịch sử, toàn diện xã
hội, khắc họa những mâu thuẫn, biến chuyển của thời đại. Và tiếp theo là nghệ thật
điển hình hóa, với nhân vật trung tâm Grigôri, điển hình cho người trung nông, mang
tính chất kết tinh về ý thức và thẫm mĩ của cả một thời đại. Ngôn từ của M.A.
Sôlôkhôp cũng là một hiện tượng kì diệu của văn học Nga và thế giới, là sự tiếp thu
ngôn từ nghệ thuật của văn nghệ dân gian và cả cách tư duy, cách nói đặc sắc, giàu
hình ảnh, được cá tính hóa rõ nét của người Côdăc Sông Đông. Sử dụng cách tu từ,
những hình ảnh ẩn dụ, cách đặt câu giàu tiết tấu và nhạc điệu. “Tính nhân dân” là linh
hồn của Tiểu thuyết M.A. Sôlôkhôp, và cũng trở thành thuộc tính thẩm mỹ trong cá
tính sáng tạo của nhà văn.
Nghệ thuật kết cấu của M.A. Sôlôkhôp làm cho tất cả mọi yếu tố, mọi chi tiết
đều như dòng suối nhỏ hội tụ vào dòng chảy lớn, đó là sự kết hợp hữu cơ của ba hình
tượng: Hình tượng con người, hình tượng xã hội, hình tượng thiên nhiên. Đồng thời
Kết hợp chặt chẽ xung đột có tính giai cấp và lịch sử với xung đột tâm lí.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, là một trong những thành công của M.A.

Sôlôkhôp. Với cách miêu tả sâu sắc, tinh tế, M.A. Sôlôkhôp đã cho người đọc nhận
thấy, và cảm nhận được thế giới nội tâm phong phú của từng nhân vật, đặc biệt là tâm
trạng phức tạp, dao động nhân vật trung tâm Grigôri. Không xác định được phương


hướng, mục tiêu, lí tưởng chính trị rõ ràng, dẫn đến những bi kịch trong số phận của
nhân vật Grigôri. Đồng thời đó cũng là tiêu biểu cho tâm lí của người dân Nga trong
giai đoạn nội chiến.

1.2.3. Khái quát về thế giới nhân vật trong tác phẩm
Thế giới nhân vật trong tác phẩm Sông Đông êm đềm của M.A. Sôlôkhôp rất
đông, có hơn 300 nhân vật. Mỗi nhân vật đều mang những cái chung, cái diển hình của
cộng đồng, nhưng cũng mang cái riêng của cá nhân, cá thể. Trong cái riêng của từng
nhân vật với cuộc đời đầy sóng gió, đầy đau thương và mất mát, những nét tính cách,
lối sống, nếp ăn nếp nghĩ của mình, người đọc vẫn tìm thấy ở nhân vật có những điểm
chung của truyền thống văn hóa người Cô-dăc vùng sông Đông - một bộ phận không
tách rời của dân tộc Nga. Mỗi nhân vật đều trải qua những sóng gió cuộc đời riêng của
mình, nhưng đều mang số phận chung của cộng đồng.
Nhân vật Grigôri
Grigôri là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, nên những xung đột nghệ thuật,
chủ đề tư tưởng của tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Grigôri.
Grigôri Mêlêkhôp là một nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trung nông, trải qua
nhiều lầm lạc, dao động về tư tưởng, chính trị trong những năm bão táp cách Mạng. Do
sự tác động của cuộc nội chiến nên tính cách của Grigôri cũng khá phức tạp. Tồn tại ở
mỗi con người là những mặt tốt và những mặt xấu, nếu được khai thác, định hướng tốt,
sẽ trở thành người có ích cho xã hội, và ở Grigôri cũng vậy, tồn tại ở con người Grigôri
là những đức tính tốt xen lẫn với nhưng mặt xấu và những sai lầm, do chưa được định
hướng tốt. Grigôri: ngay thẳng, trung thực, quả cảm, mưu trí, tự trọng, nồng nhiệt, yêu
làng xóm, yêu quê hương, và ở Grigôri, người đọc như cảm nhận được một con người
rất dễ gần gũi, bình dị, cần cù, siêng năng, yêu quý đồng đội và là một con người yêu

say đắm.
Những đức tính tốt tiềm tàng trong con người, trong nhân cách của Grigôri là sự
thắc mắc, luôn trăn trở về lẽ phải, về chân lí của cuộc sống, được mọi người gọi là nhà
tư tưởng bình dân.


Đồng thời do mang trong mình bản chất của người nông dân lao động, nên
Grigôri ghét những tên được gọi là kẻ thống trị, với những hành vi bóc lột, ngược đãi
dân chúng. Grigôri mang trong mình những truyền thống tiêu biểu của người Côdăc,
rất yêu tự do, và cũng vô chính phủ, vừa có tinh thần thượng võ, nhưng cũng rất tàn
nhẫn, vừa nhân từ nhưng cũng sẵng sàng lao vào chém giết. Dòng máu nòi nhà
Mêlêkhôp, tạo ra cho Grigôri tính nóng nảy và sự phóng túng, với những thiếu sót, sai
lầm. Grigôri muốn những người Côdăc không theo phe “Đỏ” cũng không theo phe
“Trắng”, Grigôri chỉ muốn tư hữu, không muốn Cách Mạng tước đoạt hết quyền lợi, và
xâm phạm đến truyền thống, danh dự của người Côdăc. Vì sự dao động về tư tưởng,
Grigôri đã rơi vào lầm lạc, tách khỏi nhân dân, đi theo Bạch Vệ, phản lại Cách Mạng,
phạm tội chống lại nhân dân và tổ Quốc. Nhưng rồi anh lại cảm thấy lạc lõng, không
biết đâu là bến bờ, anh trăn trở, mâu thuẫn trong nội tâm sâu sắc, và không thể xác định
được đúng hướng đi và chỗ đứng cho bản thân mình. Do những tư tưởng cũ kỉ vẫn còn
tồn tại trong anh, do nhiều nguyên nhân, dẫn đến sự bấp bênh, chao đảo, từ lầm lạc này
đến lầm lạc khác. Cuối cùng dẫn đến bi kịch của cuộc đời, anh hoàn toàn cô độc, bất
hạnh, bơ vơ, và đau khổ. Đó là những diễn biến, xung đột, sự ray rứt nội tâm của
Grigôri trong 10 năm trời đăng đẳng, vì những lỗi lầm, những bi kịch của cuộc đời,
những đau thương và mất mát.
Nhân vật Acxinhia
Nàng là người phụ nữ mà Grigôri yêu thương say đắm, nàng như là điểm tựa, là
bến bờ hạnh phúc của Grigôri, nụ cười lặng lẽ không lúc nào rời khỏi môi nàng, hai
con mắt thì long lanh tràn trề hạnh phúc.
Hình ảnh Acxinhia cuống quýt, vội vàng, sẵng sàng đi theo Grigôri bất cứ lúc
nào, cũng không hề giảm đi nét đẹp của nàng. Acxinhia là người phụ nữ trẻ, đẹp,

nhưng bất hạnh, bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Nàng là mẫu người đại diện cho
phụ nữ hiện đại, không bao giờ chịu khuôn mình trong bổn phận, mà dám vượt qua tất
cả, để đeo đuổi tình yêu, đeo đuổi hạnh phúc của đời mình, bằng một tình yêu không
năm tháng. Tồn tại trong con người Acxinhia là ước muốn, là sự khao khát mãnh liệt,
mong tìm thấy hạnh phúc, tìm thấy tình yêu thực sự của đời mình. Bằng chứng là sự


kháng cự và chống lại sự hành hạ, đánh đập thô bạo của người chồng, để quyết bảo vệ
lấy tình yêu của mình với người nàng yêu là Grigôri, và cuối cùng là cái chết chung
thủy của nàng dành cho Grigôri, khi cùng Grigôri đi tìm hạnh phúc.
Bi kịch cuộc đời Acxinhia là bi kịch chung với nàng Natalia, với biết bao số
phận người phụ nữ, có người yêu, có chồng đi chinh chiến. Có thể những người phụ nữ
khác, trong chiến tranh, có những người chồng không bao giờ trở về, còn ở hai người
phụ nữ này là sự hi sinh cho tình yêu của mình, và cũng là sự hi sinh mất mát đau
thương do xã hội, do cuộc chiến tranh mang lại.
Nhân vật Natalia
Khác hẳn với Acxinhia và Grigôri, Natalia là hình ảnh nối tiếp của bà Ilinhitna,
là người vợ chung thủy, người mẹ giàu đức hi sinh, người con đằm thắm, hiếu thảo.
Nàng cũng là người phụ nữ xinh đẹp, không thua kém gì với Acxinhia. Nàng là đại
diện cho người phụ nữ truyền thống, mặc dù vậy, nhưng tiềm ẩn trong nàng vẫn có sự
đấu tranh thầm lặng, không kém phần quyết liệt, trong đời sống hôn nhân gia đình,
nàng không chấp nhận sự ngoại tình, không chung thủy của người chồng nên có những
hành động phản kháng, chống lại, bằng hành động bỏ về nhà mẹ ruột, bằng hành động
tự vẫn, nhưng tất cả đều vô dụng, nàng không thể nào có được tình yêu của chồng.
Cuối cùng nàng cam chịu, sống với gia đình chồng, làm tròn trách nhiệm của người
con dâu, của một người vợ, và một lần phản kháng nữa, vì biết chồng không hề có tình
cảm với mình, nàng đã phá thai, dẫn đến cái chết đầy thương xót của nàng, nhưng
trong lòng nàng đã tha thứ cho chồng, bằng tấm lòng vị tha, rộng mở.
Nhân vật Đaria
Hình ảnh nhân vật Đaria hiện lên như đại diện cho những người phụ nữ hư thân,

mất nết, có chồng mà vẫn ngoại tình, một người phụ nữ không kém phần chua ngoa,
đanh đá. Nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu Đaria, thì người đọc cảm thấy Đaria thật đáng
tội, đáng thương, nàng sống thật với những nhu cầu vốn có của con người, không che
đậy, giấu diếm cái bản chất thật con người mình.
Càng về sau người đọc sẽ dễ dàng tìm thấy sự thương cảm đối với nhân vật
Đaria. Qua thời gian dưới sự tác động của hoàn cảnh đầy bi kịch thời nội chiến, Đaria


xa chồng, cô đơn và thiếu điểm tựa. Nàng lại không chấp nhận cuộc sống tẻ lạnh nên
dang díu với nhiều người đàn ông để mong thỏa mãn nhu cầu thân xác. Đến khi mắc
bệnh nan y không cứu chữa được thì nàng mới nhận ra được giá trị của cuộc sống với
tâm trạng tiếc nuối. Những câu nói thốt ra từ nàng thấm đẫm cái sự đời. Ở nàng lúc
này không còn cái vẻ chua ngoa mà là sự yếu đuối, tuyệt vọng khiến cho người đọc
càng thấy thương, và cảm thông cho nàng, cũng như cảm thông cho những người phụ
nữ mà số phận có kết cục bi thảm.
Nhân vật Panchêlây
Ông già Panchêlây là hình tượng nhân vật trụ cột của nhà họ Mêlêkhôp, là đại
diện cho truyền thống và cộng đồng Côdăc. Ông xuất hiện với tư cách là người đứng
đầu, dẫn dắt và khuyên nhủ, răn dạy mọi người. Ông luôn hun đúc tinh thần công dân
Côdăc cho các con của mình. Ông cũng từng kiêu hãnh về một thời chinh chiến, từng
phụng sự cho Nga Hoàng, và đều lấy những điều mình trải nghiệm để ban phát lời giáo
huấn.
Nhân vật Buntruc
Buntruc Là một Đảng Viên, là đại diện cho con người Cách Mạng. Xuất thân từ
nông dân Côdăc, nhưng Buntruc là một cán bộ có kiến thức, có kinh nghiệm phong phú
trong hoạt động Cách Mạng, Buntruc được rèn luyện và trưởng thành trong đấu tranh.
Trên chiến trường, Buntruc là một thiếu úy bộ binh, rất khôn khéo và linh hoạt, học và
nắm được tất cả các loại súng máy, đạt nhiều thành tích trong việc huấn luyện xạ thủ
súng máy.
Buntruc hiện lên là một người có tính cách kiên nghị, và trong tình cảm cũng

nồng nàn, thắm thiết giành cho người yêu Anna. Anna cũng là người con gái dũng
cảm, hoạt bát, năng động và vô cùng hăng hái trong công việc. Trong nàng cũng tồn tại
một tình yêu chân thành, tha thiết. Khi Buntruc bị thương, nàng chăm lo, quan tâm
chăm sóc hết mực, giúp cho Buntruc vượt qua những khó khăn, Anna chết đi trong
cuộc chiến vì bị thương, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, một vết thương luôn đeo đẳng và
âm ĩ trong lòng chiến sĩ Buntruc không bao giờ nguôi, Buntruc không còn sức chiến
đấu dẻo dai và tinh thần hăng hái như trước nữa.


Nhân vật Misca Côsêvôi
Misca Côsêvôi Là một Đảng viên, là người đại diện cho phe Cách Mạng. Misca
Côsêvôi là bạn thân của Grigôri, xuất thân từ tầng lớp bần nông, tính cách hồn nhiên,
đôn hậu, nhưng cũng rất nghiêm nghị và cứng rắn.
Trong công việc, Misca Côsêvôi, rất say mê và nhiệt tình, bảo vệ Cách Mạng
đến cùng, kiên quyết chống lại và tiêu diệt những người chống và phản lại Cách Mạng.
Yêu và lấy em gái của Pêtrô và Grigôri, nhưng lại là người giết chết Pêtrô, vì những
hành động chao đảo không định hướng, mà Misca Côsêvôi cho là phản Cách Mạng, từ
đó dẫn đến sự căm phẫn đối với những người đã làm hại đến những người làm Cách
Mạng.
Nhìn chung, thế giới nhân vật trong tác phẩm, nổi bật lên là ba tuyến nhân vật
đối kháng (phe Đỏ, phe Trắng, tiêu biểu cho hai thế giới: cũ và mới). Thế giới cũ gồm
cố sĩ quan sĩ quan quân đội Nga hoàng (cha con nhà Litnhiki) - Họ là những người
trung thành với chế độ cũ Nga Hoàng, bọn sĩ quan bạch vệ, và bọn thổ phỉ (Phômin) là những bọn nổi loạn, chuyên chống phá và cướp bóc. Phe đỏ gồm những nhân vật
đại diện như: (Mica Côsêvôi, Buntruc) - Là những Đảng viên, trung thành với công
cuộc Cách Mạng. Cuối cùng là Tuyến nhân vật đại diện cho số đông quần chúng Cô
dăc ngã nghiêng, dao động: Grigôri - là nhân vật trung tâm, thể hiện chủ đề, tư tưởng
của tác phẩm, sự ngã nghiêng, dao động trong suốt quá trình tìm đường. Các nhân vật
phụ nữ cũng có thể xếp ở nhóm này như: ( Natalia, Acxinhia, Ilinhitna,…).



×