Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

SỰ kế THỪA và đổi mới QUAN NIỆM về CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT hồ BIỂU CHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.65 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

CAO THỊ BÍCH TUYỀN

MSSV: 6075534

SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ
CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ
BIỂU CHÁNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN

Cán bộ hướng dẫn: Ths. HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG
Cần Thơ,tháng 5/2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG


1.1 Khái niệm về quan niệm con người trong tác phẩm văn chương
1.1.1 Thế nào là quan niệm nghệ thuật về con người
1.1.2 Các yếu tố góp phần thể hiện quan niệm về con người
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về con người
1.2 Các yếu góp phần hình thành quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh.
1.2.1 Yếu tố khách quan
1.2.2 Yếu tố chủ quan
CHƯƠNG II
SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI BỔN PHẬN
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
2.1 Giới thuyết về con người bổn phận
2.2 Con người bổn phận đối với gia đình
2.3 Con người bổn phận đối với xã hội
CHƯƠNG III
SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
3.1 Giới thuyết về con người cá nhân
3.2 Con người cá nhân với ý thức tự khẳng định mình

2


3.3. Con người cá nhân với ý thức về nỗi đau và hạnh phúc đời thường
3.4 Con người cá nhân với phương cách rèn luyện mới
3.5 Con người cá nhân với những đam mê ích kỷ và tham vọng xấu xa
KẾT LUẬN

3



A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX trong tiến
trình vận động của mình, đã chuyển tiếp từ một nền văn học mang tính chất
trung đại sang một nền văn học hiện đại. Đây là giai đoạn duy nhất có sự đan
xen giữa hai yếu tố cũ và mới trong sáng tác của một tác giả .Sự chuyển đổi hệ
thống thi pháp văn học trong thời kỳ này có ý nghĩa to lớn trong sự thay đổi về
quan niệm con người trong nghệ thuật. Nét nổi bật trong quan niệm về con
người của các nhà văn Nam Bộ là sự chú ý đến con người bình thường với vô
vàn mối quan hệ đan cài vào nhau tạo nên tính chất phức tạp riêng của nó. Có
thể nói, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ lối tư duy chủ yếu hướng về các mẫu
mực cổ xưa, từ cái nhìn mang tính chất sùng bái, tôn kính,… sang lối tư duy
hướng về một thực tại xã hội với đầy đủ sự phức tạp. Quan niệm mới về con
người trong tiểu thuyết là sự cách tân trong văn học bởi tiểu thuyết thời kỳ này
đã hoàn toàn khác xa lối tư duy luôn sùng bái, tôn kính các nhân vật anh hùng
kiệt xuất, luôn hướng đến những mẫu mực cổ xưa trong văn học trung đại. Ngay
cả các tiểu thuyết lịch sử, tuy vẫn còn hình ảnh của những con người phi thường
nhưng dần dần các nhân vật anh hùng đó cũng được miêu tả dưới góc độ đời
thường, của một con người bằng xương bằng thịt, có trái tim biết rung động bởi
những cảm xúc thường tình trong cuộc sống (Thân Thanh Tòng - Nặng gánh
cang thường, Ngô Quyền - Nam cực tinh huy của Hồ Biểu Chánh, Hồ Quốc
Thanh - Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu). Sự quan tâm đến đời tư nhân vật
khiến cuộc sống của họ gần gũi với sự thật lịch sử, vì thế nhân vật trong tác
phẩm thường rất thực. Điều đó đã tạo nên những nét mới trong nội dung của tiểu
thuyết văn xuôi đầu thế kỷ. Chọn nghiên cứu đề tài “ Sự kế thừa và đổi mới
quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” chúng tôi muốn góp
một phần nhỏ vào việc đánh giá những đóng góp tích cực của nhà văn Hồ Biểu

4



Chánh vào sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong nền văn học giai
đoạn giao thời.
2. Lịch sử vấn đề
Vào những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh đã để lại cho nền văn học
Việt Nam một khối lượng tác phẩm hết sức đồ sộ và có giá trị. Ông đã có những
đóng góp rất lớn cho quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam. Với lối văn
trong sáng, giản dị, gần gũi với đời thường; nhân vật có tâm lý, tính cách đơn
giản mang đậm bản sắc của con người Nam Bộ, sáng tác của Hồ Biểu Chánh đã
đi vào lòng người đọc mọi thời đại một cách dễ dàng, nhất là những người lao
động. Đọc tác phẩm của ông, người Nam Bộ có thể bắt gặp chính mình hay thấy
được xã hội đang dần thay đổi qua những con người, những số phận, những
mảnh đời lầm than của những người nông dân, tá điền, tá thổ; những con người
giàu nhân nghĩa hay những cô gái lầm lỡ, những kẻ nhà giàu nhưng tham lam,
độc ác…
Trên báo Phụ nữ Tân văn số 106, ra ngày 29.10.1931, Thiếu Sơn có viết:
“Ông Hồ Biểu Chánh chẳng những đã biết do sự quan sát mà sáng tạo ra được
nhân vật đúng với cái khuôn mẫu người đời, biết cho những nhân vật đó sống
theo với cái tính cách riêng, cái thái độ riêng, trong mỗi hoàn cảnh riêng của
họ, mà ông còn khéo cho những nhân vật đó hiệp thành một cái xã hội gần
giống như cái xã hội của ta, cho kẻ giàu gặp kẻ giàu, người hèn đụng người
sang, kẻ gian hùng quỷ quyệt với bậc nữ sĩ anh hào, vị giai nhân tài tử với kẻ vô
học phàm phu, vì những sự xung đột về danh lợi, về tư tưởng, tánh tình, về tinh
thần khí tiết, mà quay cuồng vật lộn, mà chiến đấu cạnh tranh, gây nên cái vẻ
hoạt động trong đời, cho độc giả được thỏa lòng quan sát”. Ở bài nghiên cứu
này tác giả đã phần nào khái quát được thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh.
Phê bình và Cảo luận của Thiếu Sơn năm 1933 là công trình đầu tiên
nhìn nhận, đánh giá về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Theo Thiếu Sơn : “ Tiểu

thuyết Hồ Biểu Chánh đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn độc giả Việt Nam ham đọc

5


truyện Tàu trở về đọc truyện ta để nhớ tới thân phận con người Việt Nam đương
sống trong Xã hội Việt Nam và đương là nạn nhân của chế độ, một chế độ nửa
thực dân, nửa phong kiến mà bọn người được ưu đãi là những ông quận, những
ông làng, những ông cử con quan và những ông nhà giàu địa chủ, đặc biệt nhất
là tác giả lại về phe những người nghèo hèn, yếu thế, những tá điền và nông
dân”.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã tập
trung phân tích một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh sáng tác những năm 20 của
thế kỷ XX để thấy rõ những nét đặc trưng tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật
của nhà tiểu thuyết Nam Bộ này. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu
khá toàn diện, sâu sắc về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại ( xuất
bản lần đầu 1942), Nxb Thăng Long, tái bản Sài Gòn 1960, đã đề cập đến tính
bình dân của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cả về lời văn lẫn nhân vật “ Tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh lại là những tiểu thuyết có tính chất bình dân, bình dân cả
từ những nhân vật ông chọn dến những lời văn ông viết nữa. Hạng người ông tả
là hạng tiểu công chức, tiểu phú hào hay hạng thuyền thợ, hạng dân quê. Những
hạng người ấy không phải là những hạng người sống về tư tưởng, mọi cách
hành vi của họ không có gì là sâu sắc, nên có người đã chê sự quan sát của Hồ
Biểu Chánh là cạn hẹp”.
Trong Từ điển văn học (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, 1983, Nguyễn Huệ
Chi ghi nhận sự đóng góp của Hồ Biểu Chánh đối với sự hình thành của thể loại
tiểu thuyết hiện đại trên ba phương diện: nội dung đề tài, xây dựng nhân vật và
kết cấu ngôn ngữ. Theo ông thì “ Hồ Biểu Chánh đã vạch khá đúng tính cách
bọn giàu sang, thống trị, không chỉ ở chổ chúng vô luân, dâm ác, thất đức, chạy

theo tiền bạc danh lợi,mà chúng còn giở nhiều thủ đoạn bóc lột tàn ác để làm
giàu như cho vay cắt cổ, cướp ruộng. Ông cũng còn phần nào nhìn đúng diện
mạo của lớp người nghèo, không chỉ ở tính tình thật thà chất phác, là nạn nhân
của sự đè ép, áp bức, mà quan trọng còn ở chổ họ còn là những con người có
tấm lòng nhân ái, cao thượng, biết giữ vững phẩm chất, đặc biệt đôi khi cũng

6


biết phản kháng, cho dù tự phát và liều lĩnh để chống lại hành vi tàn ác của bọn
nhà giàu. Ông góp phần chuẩn bị cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực phê
phán những năm sau đó, và ít nhiều cũng góp cho văn học dân tộc sắc thái riêng
biệt của một ngòi bút Nam Bộ sung sức thời cận đại”.
Nhà nghiên cứu – Phê bình Hoài Thanh tại Hội thảo khoa học về Hồ Biểu
Chánh nhận định: “ Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học phương
Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp phần khai sáng nền văn học hiện đại và cách tân
thể loại tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã chọn lọc những tiểu thuyết phương Tây
giàu tính hiện thực và nhân bản để phóng tác thành tác phẩm của mình…tiếp
thu kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây Hồ Biểu Chánh đã góp phần
cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện, tình tiết, bố cục tác
phẩm”.
Năm 1988, Trần Đình Hượu, Lê Trí Dũng trong Giáo trình văn học Việt
Nam 1900 – 1930 khẳng định Hồ Biểu Chánh là người viết tiểu thuyết nhiều
nhất ở Việt Nam trước 1930; tiểu thuyết của ông chịu ảnh hưởng của truyện thơ
Nôm, tiểu thuyết Trung Quốc và tiểu thuyết Pháp.
Trong quyển Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb An Giang, 1990,
Nguyễn Q Thắng nhận định về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh như sau: “ Đây là
một bức tranh hiện thực đa dạng giúp bạn đọc toàn quốc thấy rõ bộ mặt thực
của xã hội “ miệt vườn” Nam Bộ. Đó chính là tính cách đa dạng, phong phú
không những về chất lượng mà cả về nghệ thuật ngôn từ, tình cảm, tâm lý của

mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông”.
Trong lời nói đầu của quyển Cha con nghĩa nặng, Trần Bạch Đằng đã
đồng tình với tư tưởng của Hồ Biểu Chánh qua tiểu thuyết của ông “ Hồ Biểu
Chánh cổ vũ cho cái đẹp của nếp sống truyền thống, đề cao cái thiện, nâng niu
điều chung thủy, đạo lý ở đời, ca ngợi những tấm lòng biết bao dung, dám vì
nghĩa…dù là những quyển sáng tác hay phóng tác”
Công trình Hồ Biểu Chánh người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại do Trang Quang Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở tuyển chọn và
giới thiệu, đã cung cấp nhiều tư liệu về tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Bạn đọc và

7


các nhà nghiên cứu yêu mến Hồ Biểu Chánh nhờ đó có điều kiện nắm bắt mọi ý
kiến nhận định, đánh giá về tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Ở công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả đã
khẳng định: “ Các độc giả miền Nam lúc nào cũng thích thú là văn chương giản
dị, tả thực, phản ánh được nhiều đặc điểm xã hội và con người ở miền Nam
trong một thời kì, thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Và giá trị của Hồ
Biểu Chánh như một nhà văn viết tiểu thuyết và giá trị sự nghiệp văn chương
của ông trước hết là ở đó”(241)
Ngoài ra những năm gần đây còn có những bài nghiên cứu được
đăng trên các tạp chí văn học hoặc được đưa lên các trang Wed trên internet mà
đặc biệt là trang Wedsite www.hobieuchanh.com như bài: Xã hội văn hóa Việt
Nam trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Thanh Liêm (Wedsite
www.hobieuchanh.com); Ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Vy
Khanh(Wedsite www.hobieuchanh.com); Tính cách người nông dân Nam Bộ
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Huỳnh Thị Lan Phương ( wedsite
www.hobieuchanh.com ), Cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về người nông dân Nam
Bộ của Huỳnh Thị Lan Phương ( Bình luận văn học, niên giám 2006, Hội nghiên

cứu và giảng dạy Văn học Tp Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Sài Gòn; Đời sống
văn hóa ở nông thôn Nam Bộ trong một số tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh( Wedsite
www.hobieuchanh.com ); Vài nét về phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh, của Huỳnh Thị Lan Phương và Nguyễn Văn Nở (Wedsite
www.hobieuchanh.com)...
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh cũng như
tiểu thuyết của ông nhưng chúng tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu vấn đề
sự kế thừa và đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn nghiên đề tài luận văn “ sự kế thừa
và đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” với hy
vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào các công trình nghiên cứu về Hồ Biểu
Chánh – một nhà văn lớn của Nam Bộ.

8


3. Mục đích, yêu cầu
Nghiên cứu văn học là đi tìm cái hay cái đẹp trong văn học. Chọn đề tài
“Sự kế thừa và đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh” chúng tôi mong muốn tìm hiểu để nhận ra trong giai đoạn giao thời của
nền văn học Việt Nam, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã có những kế thừa và đổi
mới như thế nào nhằm tạo nên các giá trị văn học. Đặc biệt trong quan niệm về
con người đã có những chuyển biến và thay đổi gì so với các tác phẩm văn học
của các tác giả trước đó.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đi sâu vào sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh chúng ta sẽ thấy ông là
một người rất mực tài hoa và uyên bác, có vốn hiểu biết rất lớn về con người và
vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên với khuôn khổ luận văn chỉ đi vào khảo sát một số
vấn đề chung về quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn chương
và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, đặc biệt là chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu sự đổi

mới và kế thừa quan niệm về con người cá nhân, con người bổn phận trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh, nên chúng tôi chỉ khảo sát một số tiểu thuyết của ông có
liên quan đến đề tài như:
Ai làm được (1912)
Cay đắng mùi đời ( 1923)
Một chữ tình (1923)
Nhân tình ấm lạnh (1923)
Chúa tàu Kim Qui (1923)
Tỉnh mộng (1923)
Tiền bạc bạc tiền (1925)
Thầy thông ngôn ( 1926)
Ngọn cỏ gió đùa (1926)
Chút phận linh đinh (1928)
Cha con nghĩa nặng (1929)
Khóc thầm (1929)

9


Vì nghĩa vì tình (1929)
Con nhà nghèo (1930)
Nặng gánh cang thường (1930)
Con nhà giàu (1931)
Ông cử (1935)
Một đời tài sắc (1935)
Cười gượng ( 1935)
Đóa hoa tàn (1936)
Tân phong nữ sĩ (1937)
Lời thề trước miễu (1938)
Tại tôi (1938)

Bỏ chồng (1938)
Hai khối tình (1939)
Đoạn tình (1940)
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tôi đi vào khảo sát vấn đề trên những tác
phẩm cụ thể để rút ra kết luận chung, sau đó tổng hợp các tài liệu xung quanh
liên quan đến đề tài để làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó chúng tôi đi tìm dẫn chứng
cụ thể trong các tác phẩm để chứng minh làm rõ vấn đề. Ngoài ra chúng tôi còn
sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh quan niệm về con người trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh với quan niệm về con người trong các tác phẩm văn học
của một số tác giả ở các giai đoạn văn học khác. Để từ đó có cái nhìn thấu đáo
hơn quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.

10


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm về quan niệm con người trong tác phẩm văn chương
1.1.1 Thế nào là quan niệm nghệ thuật về con người
Với đặc thù nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng dung chứa nhiều
phạm vi của đời sống xã hội, khả năng diễn đạt tư duy của con người. Tuy
nhiên, phản ánh về nội dung gì, nhà văn cũng thể hiện cái nhìn của mình về con
người, đối tượng vị trí trung tâm trong văn học. Trong quá trình phản ánh, nhà
văn nhận thức về hiện thực đời sống trong mối quan hệ với con người, lấy con
người làm phương tiện để đánh giá hiện thực và qua đánh giá hiện thực nhằm
mục đích tìm hiểu con người. Như vậy, con người là đối tượng đặc trưng nhất và
luôn giữ vị trí trung tâm trong sáng tác văn học của mọi thời đại. Do đó, sẽ
không thể hiểu thật đầy đủ những thay đổi trong nội dung phản ánh cũng như

nghệ thuật biểu hiện của một hệ thống văn học, một thể loại văn học nếu không
quan tâm đến vấn đề con người trong quan điểm nghệ thuật của các nhà văn. Vì
nói như Trần Đình Sử “Bỏ qua quan điểm nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến
hiểu giản đơn bản chất phản ánh văn nghệ. Hoặc là đồng nhất tư tưởng sáng tác
với thế giới quan, hạ thấp yêu cầu sáng tạo tư tưởng nghệ thuật, thẩm mỹ của
tác giả, cho rằng nhà văn chỉ có tâm hồn là đủ. Hoặc là rút gọn tiêu chuẩn của
tính chân thực vào một điểm là miêu tả giống hay không giống so với đối tượng.
Và như vậy kết quả cũng xem nhẹ vai trò sáng tạo nghệ thuật của nhà văn”
[3,tr117]
Con người trong sáng tác văn học không hoàn toàn trùng khít với con
người ngoài cuộc sống. Nhà văn nhận thức về hiện thực đời sống trong mối quan

11


hệ với con người, lấy con người làm phương tiện để đánh giá hiện thực và qua
đánh giá hiện thực nhằm mục đích tìm hiểu con người. Do đó con người trong
văn học vừa phải là con người của đời sống nhưng đồng thời cao hơn con người
của đời sống; con người ngoài cuộc đời tồn tại dưới dạng thô mộc nhất, đa dạng
nhất để khi vào tác phẩm sẽ chuyển hóa thành con người dưới cấp độ hình tượng
nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật, cụ thể là hình tượng con người, là sự tái hiện
có chọn lọc từ con người ngoài đời sống thông qua sáng tạo của nhà văn để sao
cho “vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt, không lặp lại, vừa có khả
năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình
đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ [24,tr17].Lấy con người làm đối tượng
phản ánh, văn học nhìn con người trong tính chất tổng hợp và toàn vẹn của cuộc
sống mà nhà văn tái hiện với tất cả bộ mặt cụ thể- cảm tính, cá biệt.
Thi pháp học cho rằng: Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu
hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần
linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện

con người. Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu không hiểu
biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Điều này tạo thành
chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Do đó theo
Trần Đình Sử thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa,
sự cảm nhận con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện,
biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm
mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”[10, tr41] Lê Dục Tú cũng nhận ra
rằng quan niệm về con người là sản phẩm của lịch sử. Nó chịu sự chi phối bởi cá
tính sáng tạo của nhà văn, truyền thống văn hóa dân tộc và ảnh hưởng của các
mối quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế. Vì thế mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu văn
học đều có riêng một quan niệm về con người. Quan niệm này luôn biến đổi do
sự biến đổi của con người trong thực tại và quan niệm về con người của tác giả.
Việc nghiên cứu quan niệm về con người sẽ cho phép ta định được mức độ
chiếm lĩnh con người ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu của bất kì một hình tượng

12


văn học nào. Qua đó ta cũng sẽ xác định được sự đóng góp đích thực của hiện
tượng văn học đó cho lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc.
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư
tưởng. “Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ
thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình thái ý
thức xã hội khác”. Thời trung đại phương Tây, người ta xem con người là sản
phẩm sáng tạo của Chúa Trời; từ thời Phục Hưng đến Khai Sáng thì con người
được xem là sản phẩm của tự nhiên; từ thế kỷ XIX thì xem con người là sản
phẩm vừa của tự nhiên, vừa của xã hội.
Quan niệm con người chính là sự khám phá về con người. Nó phản ánh
cấu trúc của nhân cách con người và các hình thức phức tạp tương ứng trong
quan hệ con người đối với thế giới.

Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ
thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Sự vận động của thực tế
làm nảy sinh những con người mới, và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn
học đổi mới. Nhưng còn một khía khác là đổi mới cách giải thích và cảm nhận
con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. Trong lịch sử văn học sử
dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến. Vẫn là con
người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc
độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới.
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải bất cứ cách cắt nghĩa, lý
giải nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị
triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi
chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị
nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con
người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá
nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo
của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.

13


1.1.2 Các yếu tố góp phần thể hiện quan niệm về con người
Trong công trình nghiên cứu về Quan niệm con người trong tiểu thuyết tự
lực văn đoàn, Lê Dục Tú cũng có một vài nhận định về con người trong tác
phẩm văn chương, tác giả cho rằng quan niệm về con người là cách hiểu, cách
cắt nghĩa về con người. Quan niệm đó quyết định chiều sâu của việc miêu tả
cũng như việc giải quyết chủ đề, đề tài trong sáng tác. Theo Lê Dục Tú trong
nghiên cứu văn học vấn đề con người thường được nghiên cứu dưới nhiều góc
độ: đề tài, chủ đề, cách xây dựng nhân vật, tính cách và hoàn cảnh. Đó là những
cách nghiên cứu con người trên bình diện xã hội và kỹ xão nghệ thuật. Nhưng sự

đổi mới của văn học không cho phép ta dừng lại ở nội dung xã hội được phản
ánh và kỹ thuật miêu tả mà còn phải đề cập đến con người trong chiều sâu của
miêu tả của hình tượng nghệ thuật - nghĩa là đề cập đến những quan niệm có
tính chất triết học, thẩm mỹ, một dạng thế giới quan thể hiện sự cảm nhận khái
quát mang tính chủ quan của tác giả về con người từ đó khám phá ra những
nguyên tắc thẩm mỹ chi phối ngòi bút của tác giả.
Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của
tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở các nhân vật, bởi nhân
vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương
tiện văn học
Mỗi một nhà văn có cách xây dựng nhân vật hoàn toàn khác nhau. Nhưng
dù có khác nhau thế nào đi chăng nữa thì nhà văn vẫn xây dựng nhân vật dựa
trên các yếu tố cơ bản như: Tên gọi, tính cách, hành động, ngôn ngữ, tâm lý…
Vì đây là những yếu tố góp phần thể hiện quan niệm về con người trong tác
phẩm văn chương.
Đến với một tác phẩm văn học điều đầu tiên người đọc nhớ đến là tên của
các nhân vật. Dù nhân vật trong tác phẩm có được đặt tên hay được gọi như thế
nào đi chăng nữa thì nó đều xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Tên
riêng của nhân vật đôi khi còn biểu thị cảm hứng sáng tạo chung của cả một trào
lưu hay một dòng văn học nào đó. Ở tác phẩm Những đứa con trong gia đình
không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đình Thi lại đặt cho nhân vật của mình với

14


những cái tên như: Chiến, Việt…chúng báo hiệu một phần nào đó tính cách của
nhân vật mà tác giả sẽ miêu tả và làm nổi bật trong tác phẩm. Đó chính là tinh
thần chiến đấu của con người Việt Nam bộc phát lên từ lòng căm thù giặc sâu
sắc. Đây cũng là cảm hứng chung, nội dung chính của văn học thời chống Mỹ.
Trong các tác phẩm hiện thực phê phán trước 1945 gây ấn tượng với ta là những

cái tên có phần xấu xí hoặc quá bình dị như: Thị Mịch, Thị Nở, Quýt, Dậu,
Dần,…và những cái tên này cũng phần nào dự báo sự xuất hiện của nhân vật
cũng như ngoại hình của họ. Thị Nở là nhân vật có cái tên thật xấu và ngoại hình
của nhân vật này cũng vậy, đó là người phụ nữ xấu “ma chê quỷ hờn” lại dở
hơi…
Tên nhân vật rõ ràng đã giúp ta thấy được nhiều điều về nhân vật trong
tác phẩm văn chương. Hơn thế nữa đôi khi tên nhân vật cũng biểu thị phần nào
thái độ của tác giả. Khi tác giả gọi nhân vật với những cái tên: Thị, hắn, y,… rõ
ràng biểu thị thái độ hoàn toàn khác hẳn với cách gọi nhân vật bằng những đại
từ như: chàng, nàng, anh, chị, ông, bà, đồng chí,…Để nhân vật bộc lộ một cách
trọn vẹn ngoài tên gọi thì ngoại hình, diện mạo của nhân vật cũng góp một phần
khá quan trọng. Ngoại hình nhân vật được khai thác rất đậm nét trong văn học
hiện thực phê phán. Nhìn vào “ cái đầu trọc lóc, hàm răng cọa trắng hớn, cái
mặt đen và cong cớn…” của Chí Phèo ta có thể dự đoán được cách hành xử của
hắn đơi với mọi người xung quanh, và thấu hiểu được sự nổi loạn của một kẻ bị
tha hóa, không còn coi ra gì những trật tự, chuẩn mực đạo đức trong làng.
Nói đến nhân vật mà không kể đến ngôn ngữ nhân vật thì quả thật là một
điều thiếu sót. Ngôn ngữ của nhân vật sẽ phản ánh đầy đủ đặc điểm nhân cách
của nhân vật đôi khi còn nói lên cả về thành phần xuất thân và nét độc đáo của
bản thân nhân vật, cách nhìn nhận về thế giới. Đọc Đôi mắt của Nam Cao muốn
hiểu nhân vật Hoàng, ta không thể không chú ý đến lời nói của anh ta, nó sắc
lẻm và cay độc: “bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ biết làm ủy ban
thế nào mà bắt nó làm ủy ban”. Từ câu nói này của Hoàng rõ ràng cho ta thấy
Hoàng có một cái nhìn đầy khinh thị đối với quần chúng nhân dân. Nó cho ta
thấy thái độ không hòa nhập vào không khí chiến đấu của dân tộc ở Hoàng. Như

15


vậy, lời nói có khả năng biểu lộ rõ phẩm giá của nhân vật. Trong tác phẩm văn

chương lời nói nhân vật bao giờ cũng mang một ý nghĩa thực tế là biểu hiện trực
tiếp một yêu cầu và báo hiệu về một hành động sẽ diễn ra tạo nên những chuổi
liên tiếp cấu thành nên tác phẩm. Ở những sáng tác của những nhà văn hiên thực
chủ nghĩa, lời nói của nhân vật rất được chú ý cá thể hóa. Gắn liền với việc này
là nhu cầu nhận thức tái hiện các ý thức xã hội khác nhau được thể hiện sống
động qua ngôn ngữ nhân vật. Đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ta thấy lời nói của
đủ mọi thành viên xã hội được miêu tả một cách tài tình: lời nói của những kẻ
ma cà bông, lời nói của bọn “ me Tây”, lời nói của những người “ngộ độc” thơ
văn lãng mạn, lời nói của những kẻ vỗ ngực xưng mình là thượng lưu trí thức,
lời của nhà chính trị,…Tất cả các lời nói ấy đan bện vào nhau, minh giải cho
nhau tạo nên một lớp sóng ngôn từ thật đặc biệt, phản ánh được chân dung của
cả một thời đại, một xã hội. Vì đã chiếm giữ một vai trò thật quan trọng trong
việc góp phần thể hiện quan niệm về con người trong tác phẩm nên khi xây
dựng nhân vật nhà văn thường chú ý làm nổi bật ngôn ngữ của nó và thống nhất
với ngôn ngữ là hành động và trạng thái tâm lý cụ thể của nhân vật.
Tâm lý của nhân vật văn học là cái có khả năng thể hiện rõ sự độc lập về
nhân cách của một cá thể được nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Cách miêu tả
nội tâm nhân vật sẽ giúp ta nhận biết được rõ ràng hơn bản chất của nhân vật.
Có những nhân vật đôi khi bề ngoài, thậm chí hành động, ngôn ngữ của nhân vật
đều thể hiện nhân vật là con người xấu xa, mọi người xa lánh. Nhưng có ai hiểu
và biết được trong sâu thẳm tâm hồn họ lại chứa đựng một tấm lòng cao đẹp.
Chí Phèo của Nam Cao là một nhân vật như vậy. Chí là con quỷ dữ của làng Vũ
Đại khiến mọi người phải ghê sợ, nhưng trong tận đáy lòng của Chí Phèo, hắn
luôn khao khát được trở thành một con người lương thiện. Hắn luôn ao ước có
được “một mái ấm gia đình với dăm ba sào ruộng, chồng cuốc mướn làm thuê,
vợ dệt vải nuôi heo”. Đó là một cuộc sống vốn dĩ rất bình thường nhưng đối với
Chí thì mãi mãi hắn không bao giờ thực hiện được. Mâu thuẫn trong nội tâm của
Chí Phèo dần dẫn đến bi kịch cuộc đời y đã tạo nên nét đặc sắc của tác phẩm.
Khi đọc “Chí Phèo” ta không thấy Chí Phèo đáng ghét, đáng ghê sợ mà lại thấy


16


hắn đáng thương, đáng được trân trọng. Chí Phèo đã chọn cái chết để giữ lại
thiên lương cho mình, hắn muốn lương thiện.
Nói như vậy nhưng yếu tố tâm lý chưa phải là quan trọng nhất trong việc
thể hiện quan niệm con người trong tác phẩm văn chương bởi trong giai đoạn
đầu tiên của văn học trong những tác phẩm văn học dân gian yếu tố tâm lý nhân
vật hoàn toàn không có. Chính vì vậy mà muốn hiểu rõ con người trong tác
phẩm văn chương ta phải tìm hiểu thật rõ hành động nhân vật
Hành động nhân vật chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong
các tình huống đời sống và quan hệ ứng xử. Thông qua hành động thì tính cách
nhân vật được thể hiện rõ nét và cốt truyện có được sự hoàn chỉnh theo ý muốn
của nhà văn. Vì vậy các nhà văn luôn ưu tiên cho việc miêu tả hành động của
nhân vật. Hành động của nhân vật có khi trùng khớp với ý nghĩ của nhân vật
nhưng cũng có khi nó lệch khỏi tầm kiểm soát của chủ thể hành động. Như vậy
ở con người không phải bao giờ cũng đồng nhất với chính mình mà nhiều khi
ngay trong một con người lại tồn tại một khối mâu thuẫn lớn. Với việc miêu tả
hành động thể hiện những mâu thuẫn nội tại trong một con người sẽ giúp ta có
được ý thức sâu sắc hơn về con người đó. Hộ trong Đời thừa của Nam Cao là
một điển hình. Hộ là một nhà văn chân chính nhưng vì gánh nặng áo cơm và
trách nhiệm của người chồng, người cha buộc Hộ phải viết nhanh, viết vội
những tác phẩm để có tiền lo cho gia đình. Chính vì vậy mà: “Mỗi lần đọc lại
một quyển sách hay một đoạn văn ký tên mình thì Hộ chau mày, đỏ mặt, nghiến
răng và mắng mình như một thằng khốn nạn. Khốn nạn, khốn nạ thay cho hắn.
Bởi vì chính hắn là một kẻ khốn nạn. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự
bất lương rồi. và sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Hành động
viết nhanh, viết vội của Hộ đối lập với hoài bão của anh nên đã khiến anh trở
thành một kẻ vũ phu đánh đập vợ con trong những cơn say, nhưng khi tỉnh lại
thì thấy có lỗi lại hôn hít vợ con. Đó là sự đấu tranh giữa một bên là lý tưởng

với một bên là trách nhiệm. Nó luôn mâu thuẫn nhau khiến Hộ lâm vào tấn bi
kịch không lối thoát.

17


Nhân vật trước hết bao giờ cũng được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những
biểu hiện về mọi mặt của con người mà ta có thể căn cứ để cảm biết về nó.
Hêghen xem chi tiết như con mắt trổ những cửa sổ để người ta nhìn vào nhân
vật. Qua chi tiết thì nhà văn đã miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tính
cách, tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra tác phẩm văn chương cũng dùng chi tiết
để miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người. Cảnh rừng Xà
Nu và núi rừng làng Xôman trong Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành là một
điển hình. Cảnh rừng tràn đầy một sức sống, một ý chí sinh tồn vươn lên mãnh
liệt như những con người làng xôman kiên cường, bất khuất, anh hùng. Hay đó
là cảnh buổi chiều tối ở phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Một
không khí vắng lặng, đìu hiu như cuộc sống tăm tối, bấp bênh của những con
người trong phố huyện.
Theo Trần Đình Sử : “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng
thế giới nghệ thuật” Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “không có
hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào
không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm
nhất định về cuộc sống”. Do sự đổi thay trong quan niệm về xã hội, cá nhân,
hoạt động của con người mà không gian nghệ thuật trong văn học đã thay đổi.
Chỉ đến văn học hiện đại, không gian nghệ thuật mới thực sự gần gũi với cuộc
sống của cá nhân con người, đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống đầy nhọc nhằn
vất vả, không gian nghệ thuật được cá thể hóa. Vì vậy không gian văn học mang
đậm dấu ấn cá nhân. Không gian nghệ thuật trở về gần hơn với cuộc sống của
con người, phản ánh cuộc sống khổ cực của những con người lao động, những

số phận kém may mắn. Hình ảnh con người hiện lên với vai trò là nhân vật trung
tâm của bức tranh cuộc sống xã hội. Nhà văn đã bám sâu vào hiện thực cuộc
sống để phản ánh chân thật những nỗi nhọc nhằn vất vả của cuộc sống con
người trên hành trình mưu sinh và kiếm tìm hạnh phúc đầy nhọc nhằn. Tác giả
Nguyễn Minh Châu, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, ông đã khám phá
về cuộc sống của con người ẩn sau những vỏ bọc của cuộc sống, đồng thời là sự

18


khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh không gian cuộc sống, không gian nghệ thuật
theo khoảng cách gần - xa. Khi chiếc thuyền ở ngoài xa, cuộc sống hiện lên thật
đẹp giống như một bức tranh đẹp lãng mạn và thơ mộng nhưng khi nhà văn kéo
con thuyền nghệ thuật lại gần bờ để nhìn ngắm kĩ hơn, thì lại hiện lên một bức
tranh hoàn toàn đối lập với ban đầu. Nguyễn Minh Châu nhận ra rằng, cuộc sống
của con người còn rất nhiều những khó khăn, thiếu thốn, những vết xước trong
tâm hồn để từ đó với tư cách là nhà văn, người cầm bút đứng giữa cuộc đời, ông
gióng lên những hồi chuông thức tỉnh: hãy cứu lấy nhân tính của con người.
Cảm quan về thời gian và không gian gắn liền với cảm quan về con người
và cuộc đời, gắn bó với mơ ước và lý tưởng của nhà văn. Chẳng hạn như những
nhân vật của Nam Cao sống, như thường lệ, trong thời gian hiện thực. Một trong
những nét đặc sắc của thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao là đã tạo
ra một kiểu thời gian hiện thực hằng ngày, trong đó các nhân vật của ông dường
như bị giam hãm, tù túng, luẩn quẩn trong vòng những lo âu thường nhật (nhà
cửa, miếng cơm, manh áo, thuốc men…). Các nhân vật đau buồn của Nam Cao
bị hành hạ, bị giày vò, bị ám ảnh bởi cái đói, “lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào
cũng lo làm thế nào cho không chết đói”. Cả thế giới nhân vật “bị áo cơm ghì
sát đất” của ông như xuội đi trong cái vòng luẩn quẩn của thời gian hàng ngày
mòn mỏi.Thông qua những chi tiết ấy thì quan niệm về con người của nhà văn
cũng thể hiện rõ nét hơn

Nhờ những hình thức ngôn từ mà hệ thống tư tưởng và nội dung tư tưởng
của tác phẩm văn học được bộc lộ. Cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong
cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và
con người….đều chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ.
Đề tài của tác phẩm là đối tượng đã được nhận thức, là kết quả đã được
lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống
đã được phản ánh trong tác phẩm.Tầm quan trọng của khái niệm đề tài là ở chổ
nếu chưa nhận ra được đề tài thì khi bước vào tiếp nhận hình tượng sẽ không
bao giờ có được một quan niệm đúng đắn về hình tượng đó. Chẳng hạn như tác
phẩm Lão Hạc của Nam Cao ta có thể nói đây là đề tài về người nông dân trước

19


cách mạng Tháng Tám. Nếu như vậy thì ta chỉ có thể thấy sự nổi trội của phạm
trù lịch sử, xã hội. Nhưng mà chúng ta cần phải lưu ý một tác phẩm văn học bao
giờ cũng là sự nhận thức về cuộc sống mà con người là trung tâm với những tính
cách, số phận và quan hệ nhân sinh phức tạp của nó. Vì vậy đề tài của tác phẩm
đòi hỏi phải đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu xem đó là cuộc sống nào, con người
nào. Vì vậy, ta phải thấy đề tài của tác phẩm Lão Hạc là: nêu lên cuộc sống bần
cùng, bế tắc của người nông dân trước Cách Mạng Tháng Tám. Việc xác định đề
tài cho phép ta liên hệ nội dung tác phẩm cụ thể là những mảnh đời trong tác
phẩm. Cuộc sống Lão Hạc là một cuộc sống bần cùng, nghèo khổ…. thế thì sự
bần cùng ấy diễn ra như thế nào gắn với những tâm lý gì của nhân vật. Với một
cái hướng như vậy, kết hợp với những yếu tố nghệ thuật khác để làm rõ nhân vật
thì sẽ có một quan niệm thật chính xác về con người trong tác phẩm văn chương.
Chủ đề trong tác phẩm văn học cũng không kém phần quan trọng trong
việc thể hiện quan niệm về con người trong tác phẩm văn chương. Chủ đề là cái
được hình thành trong ý đồ nhà văn và được biểu hiện trong tác phẩm mà thiết
thực nhất là hệ thống nhân vật. Vì vậy khi tiếp xúc với một tác phẩm văn

chương cần phải nắm cho được chủ đề của tác phẩm. Đó là góc độ, bình diện,
con đường duy nhất tác giả đưa người đọc thâm nhập vào tác phẩm cũng như
con người trong tác phẩm. Chủ đề tác phẩm văn học bao giờ cũng vừa phản ánh
sâu sắc những nội dung xã hội, lịch sử nhất định, vừa từ mảnh đất xã hội lịch sử
ấy nêu lên những vấn đề chung về sự tồn tại và phát triển nhân cách con người,
ý nghĩa của cuộc sống. Đó mới thực sự là một chủ đề của tác phẩm. Chủ đề
chính trong tác phẩm Tắt đèn là mâu thuẫn giữa quyền sống của người dân quê
với tính chất phát xít tàn bạo trong chính sách sưu thuế của bọn thực dân phong
kiến.
Chủ đề trong tác phẩm văn chương không chỉ là một trong những yếu tố
góp phần thể hiện quan niệm về con người trong tác phẩm mà chủ đề trong tác
phẩm còn đóng vai trò rất to lớn trong việc làm cho tác phẩm trở nên rất quan
trọng và có ảnh hưởng sâu rộng. Chính chủ đề đã chấp cánh cho tác phẩm bay
cao trên bầu trời hậu thế. Chủ đề và đề tài của tác phẩm là phương diện khách

20


quan của nội dung tư tưởng tác phẩm. Nó cho thấy tác phẩm nói tới cái gì, với
những con người như thế nào, từ đó nêu lên những vấn đề gì của hiện thực đời
sống. Vì vậy, sức sống của tác phẩm trước hết là ở chủ đề chân thực. Không nêu
được chủ đề có ý nghĩa khách quan hoặc những vấn đề giả tạo, xuyên tạc hiện
thực chẳng những làm cho đọc giả không hiểu được con người trong tác phẩm
mà còn làm cho tác phẩm bị rơi vào quên lãng.
Tư tưởng của tác phẩm không mang tính trừu tượng mà nó biểu hiện qua
hình tượng nghệ thuật mà cụ thể là con người trong tác phẩm toát ra từ tình
huống, tính cách, từ sự miêu tả các hiện tượng đời sống được lý giải qua ba vấn
đề
Sự lý giải chủ đề: Lý giải chủ đề là lý giải đời sống được miêu tả trong
tác phẩm. Đời sống của những nhân vật được miêu tả trong tác phẩm. Điều này

rất hữu ích cho đọc giả khi tìm hiểu về con người trong tác phẩm văn chương.
Sự lý giải chủ đề trong tác phẩm thường được biểu hiện ở hai mặt: những lời
thuyết minh của tác giả hay của nhân vật và logic của sự miêu tả. Nếu như như
những yếu tố đã trình bày ở trên là cơ sở để tìm hiểu, phân tích tính cách, số
phận nhân vật thì ở yếu tố này sẽ là sự lý giải của các tác giả về nguyên nhân, sự
loogic trong quá trình phát triển của nhân vật. Chẳng hạn sự lý giải cuộc sống
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chủ đề của tác phẩm là số phận bất hạnh của
người tài. Nhà thơ đã vận dụng tư tưởng trong kho tàng văn hóa đương thời để
lý giải vấn đề. Trước hết Nguyễn Du hiểu người tài là người có lý tưởng, có tài
sắc, biết khinh trọng, hiếu nghĩa, vị tha, biết trung quân ái quốc. Tại sao người
như vậy lại có số phận bất hạnh trong xã hội đương thời. Tác giả đã lý giải bằng
qui luật tạo vật đố tài, luật thừa trừ của tạo hóa, oán trách lên án thống thiết đối
với Trời, Mệnh, Ông Tơ, Hóa Công… Rồi tác giả lại viện phật giáo: Người tài
khổ vì nghiệp báo… Mặc dù đây chỉ là sự lý giải bề ngoài nhưng cũng là yếu tố
tư tưởng của tác phẩm, cũng tạo nên được sự cảm thông đối với những con
người trong tác phẩm. Từ đó mà người đọc có một quan niệm nhiều mặt về con
người và thế giới, chứ không bó hẹp trong việc cắt nghĩa sự kiện, số phận, phẩm
chất nhân vật. Vì vậy ở Thúy Kiều còn ẩn bên trong những quan niệm về quyền

21


sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người,… làm cho những nhân vật
đại diện dễ đi vào lòng người và có một sức sống mạnh mẽ.
Một vấn đề nữa được lý giải trong tư tưởng tác phẩm là cảm hứng tư
tưởng. Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lý,
lý tưởng, phủ định mọi sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa tiêu cực, là thái độ
ngợi ca, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế
lực đen tối, các hiện tượng tầm thường… Nắm được cảm hứng tư tưởng của tác
phẩm thì ta đã phần nào hiểu được tính cách, nhân phẩm của con người trong tác

phẩm. Bởi vì cảm hứng của tác giả bao giờ cũng dẫn tới việc tác giả đánh giá,
xây dựng nhân vật theo quy luật tình cảm. Chính niềm tin yêu, say mê và khẳng
định tư tưởng làm cho cảm hứng trong tác phẩm của tác giả thường mang tính
chất thiên vị đối với nhân vật của mình, chân lý của mình. Tác phẩm Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình chiểu là một điển hình. Trong tác phẩm Nguyễn Đình
Chiểu đứng hẳn về phía chàng trai Lục Vân Tiên nên dù chàng có bao lần bị
hãm hại đều thoát chết thậm chí sau những tai ương lại được hậu phúc. Nhà văn
đã bênh vực nhân vật của mình đến tột độ. Đồng thời để thuyết giáo cho tư
tưởng của mình thì Nguyễn Đình Chiểu đã chú ý thể hiện Lục Vân Tiên luôn là
một con người nhân nghĩa, trung hiếu, vẹn toàn. Như vậy khi nắm bắt được tư
tưởng của tác phẩm thì ta rất dễ dàng phát hiện ra tính cách của nhân vật dù cho
đó là tính cách ẩn bên trong hay biến hình biến dạng thì bao giờ cũng quy về
cảm hứng chung ấy. Bởi cảm hứng của tác phẩm không phải là tình cảm được
xướng lên mà phải là tình cảm được toát ra từ tình huống, từ tính chất và sự
miêu tả của tác phẩm
Cùng với các khía cạnh nói trên, nội dung của tác phẩm văn học còn đặc
trưng bởi nội dung thẩm mỹ. Tính chất thẩm mỹ của tác phẩm sẽ giúp chúng ta
có được một cách nhìn nhận chung về tâm lý cũng như một phần số phận của
nhân vật. Từ tính chất thẩm mỹ của tác phẩm ta có thể hình dung được cái âm
hưởng chung của tác phẩm và suy đoán được phần nào về sự phát triển, số phận
của những con người trong tác phẩm. Chẳng hạn nói đén tác phẩm Sống mòn
của Nam Cao thì đó là một dạng thức của cái bi. Cái bi bao giờ cũng buồn. Điều

22


đó cho ta ngầm suy luận rằng số phận của con người trong tác phẩm sẽ không có
niềm vui, kết cục bi thảm, cười ra nước mắt. Thật vậy, con người trong tác phẩm
này dù có tính cách, số phận khác nhau nhưng đều xoáy sâu vào vấn đề này. Tác
phẩm là tiếng kêu thống thiết về cuộc sống bấp bênh, mòn mỏi. Trong đó mọi

ước vọng cao cả, mọi khát vọng về một tình cảm cao đẹp và cả đến sự sống cũng
ngày một nhỏ bé đi, tầm thường hơn và đang đứng trên bờ của sự hủy diệt. Cuộc
sống áo cơm chật vật làm cho những con người trong tác phẩm trở nên thấp hèn.
Những thói quen của thành kiến lạc hậu làm cho những con người ta ngày càng
không hiểu nhau cứ lẫn quẩn trong kiếp sống mòn.
Một tác phẩm văn học có thể tồn tại song song nhiều cảm hứng nhưng
bao giờ cũng phải có một loại cảm hứng đóng vai trò chủ đạo. Cảm hứng chủ
đạo đứng ở vị trí trung tâm mà xoay quanh nó là các vấn đề của tác phẩm làm
nổi bật nó lên thông qua những con người trong tác phẩm. Nắm được cảm hứng
chủ đạo trong tác phẩm thì sẽ nắm bắt không lệch lạc con người trong tác phẩm
dù đó có là một nhân vật khó tìm hiểu hay tồn tại nhiều nhận định khác nhau.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một bằng chứng hùng hồn. Về nhân vật Thúy
Kiều đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi ở chi tiết Kiều khuyên Từ Hải ra hàng để
bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Có ý kiến cho rằng Kiều cần phải lên án. Kiều là
nguyên nhân gây ra tội ác. Nếu cho là vậy thì chúng ta cũng nên xem xét lại
rằng Kiều cũng chỉ là một người đàn bà yếu đuối đã trải qua bao nhiêu sóng gió,
vùi dập của cuộc đời. Kiều khuyên Từ Hải ra hàng để không phải sống những
ngày nơm nớp lo sợ vì những cuộc tranh giành quyền lực. Kiều chỉ mong có
được cuộc sống bình thường với Từ Hải như bao người con gái khác chứ không
phải vì tham tiền hay tước vị phu nhân. Nhưng mong ước đó lại khiến cho Kiều
đưa Từ Hải đến với cái chết. Như thế chỉ khi nào nắm bắt được cảm hứng chủ
đạo của tác phẩm mới thật sự lý giải được con người trong tác phẩm cũng như
toàn bộ tác phẩm một cách thuyết phục nhất.

23


1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về con người
Những hình tượng văn học phải bắt nguồn từ sự vận động của thực tiễn
xã hội và lịch sử, sự hình thành và phát triển đời sống tinh thần, nhu cầu thẩm

mỹ của con người Việt Nam, những qui luật vận động nội tại của bản thân con
người và những ảnh hưởng qua lại của các hình thái ý thức trong kiến trúc
thượng tầng hoặc những tác động của xu thế thời đại…nên quan niệm về con
người cũng ít nhiều bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội, văn hóa….Một tác phẩm
văn chương bao giờ cũng phản ánh và phục vụ cuộc sống, đấu tranh của nhân
dân ở mức độ này hay mức độ khác, bằng cách này hay cách khác. Đất nước ta
đã trải qua bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, vai trò của nhân dân luôn
luôn nổi bật trong lịch sử. Mọi truyền thống văn hóa đều bắt nguồn từ nhân dân,
luôn luôn lấy nhân dân làm gốc. Và văn chương cũng lấy đó làm cơ sở cho sự ra
đời. Thế kỷ XVIII, XIX, một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thấm sâu vào văn
chương nghệ thuật làm tăng thêm vai trò của nhân dân trong quan niệm của ông
cha ta. Chính vì vậy mà từ cổ chí kim những tác phẩm phản ánh những hiện
tượng, sự kiện, đặt những vấn đề có ý nghĩa đối với vận mệnh, với cuộc sống và
đấu tranh của nhân dân luôn đạt được thành công rực rỡ. Bình ngô đại cáo của
Nguyễn Trãi nói lên vấn đề sống còn cùng với những vinh quang lẫy lừng của
dân tộc, là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học cổ nước ta. Tắt đèn của Ngô Tất
Tố phản ánh nỗi thống khổ và sự bế tắc của người nông dân trước Cách Mạng
Tháng Tám là tác phẩm có tính dân tộc sâu sắc. Hồ Xuân Hương với những bài
thơ tình châm biếm tràn đầy tinh thần chống đối chế độ và lễ giáo phong kiến
được xem như nhà thơ kiệt xuất. Những tiểu thuyết, những truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… ngày càng được
nhân dân xem là tài sản của chính mình.
Rõ ràng truyền thống văn hóa của dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến tác
phẩm văn chương cũng như quan niệm về con người trong tác phẩm văn
chương. Nói đến tính dân tộc của văn nghệ là nói đến một giá trị, một hiện
tượng tinh hoa, một bản sắc độc đáo của văn nghệ dân tộc cho nhân loại. Vì vậy
không phải ngẫu nhiên mà tính dân tộc của tác phẩm văn chương thường bộc lộ

24



trực tiếp qua các nhân vật chính diện. Vì đó là những hình tượng mang tính lý
tưởng, đạo đức, cái đẹp mà cả một dân tộc yêu chuộng, nâng niu. Đó là Lục Vân
Tiên, Thúy Kiều, chị Dậu… Trái lại nhân vật phản diện là loại nhân vật mang
những biểu hiện mà cả dân tộc ghét bỏ, khinh bỉ, đối lập lại với những gì của
dân tộc, làm nổi bật thêm nét đẹp của dân tộc. Đó là Sở Khanh, Mã Giám Sinh,
Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Nghị Quế… Mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu văn học có thể
có một quan niệm khác nhau về con người nhưng nhất thiết phải phù hợp với
truyền thống văn hóa của dân tộc, có như vậy tác phẩm mới được chấp nhận và
dễ đi vào lòng người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu
tả con người trong văn học của tác giả, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ
sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ. Chẳng hạn, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác
biệt trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nam Cao so
với Vũ Trọng Phụng hoặc Ngô Tất Tố. Chủ quan của nhà văn mà đặc biệt là
quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến quan niệm về con người trong tác phẩm văn chương không chỉ là sự
thể hiện tính cách, không chỉ là sự dẫn dắt vào thế giới đời sống mà con người
trong tác phẩm văn chương còn là quan niệm về tính cách và cái tư tưởng mà tác
giả muốn thể hiện. Như vậy con người trong tác phẩm văn chương còn giữ vai
trò nêu lên quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới, con người. Qua bi
kịch không lối thoát của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao
thì Nam Cao đã nêu lên quan niệm nghệ thuật của mình về nghề văn: “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa
cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Dĩ nhiên quan niệm
nghệ thuật về thế giới, về con người của nhà văn không chỉ được biểu hiện qua
nhân vật mà qua tổng hợp toàn bộ các yếu tố tạo thành tác phẩm hay sự nghiệp
sáng tác của nhà văn. Nhưng phải thừa nhận rằng với các nhân vật cụ thể, thái
độ, tư tưởng của nhà văn về các vấn đề xã hội có điều kiện bộc lộ rõ nhất. Cũng

chính vì vậy mà chúng ta cũng phải thừa nhận rằng dù nhân vật được xây dựng

25


×