Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

TÌM HIỂU tác tử THÌ, mà, là TRONG TIỂU THUYẾT vỡ đê của vũ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.84 KB, 83 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------

TRẦN THANH SANG

TÌM HIỂU TÁC TỬ THÌ, MÀ, LÀ TRONG TIỂU
THUYẾT VỠ ĐÊ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths. GVC. CHIM VĂN BÉ

Cần Thơ, 5/2011
1


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN 1: MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CÚ PHÁP CƠ BẢN CỦA CÂU TIẾNG VIỆT
THEO QUAN NIỆM CHỨC NĂNG LUẬN
1.1. Khái niệm về đề và thuyết
1.2. Phân loại đề
1.3. Hiện tượng ghép
1.4. Hiện tượng phức
1.5. Hiện tượng ghép - phức
1.6. Hiện tượng phức - ghép
1.7. Các yếu tố chuyên dùng phân giới và đánh dấu đề - thuyết
1.7.1. Một số hiểu biết chung
1.7.2. Quy tắc chung về cách dùng thì, mà, là
1.7.3. Cách dùng thì
1.7.4. Cách dùng là
1.7.5. Cách dùng mà
1.8. Đề tình thái và thuyết tình thái
1.8.1. Đề tình thái
1.8.1.1. Khái niệm về đề tình thái
1.8.1.2. Đề tình thái được đánh dấu bằng thì
1.8.1.3. Đề tình thái được đánh dấu bằng là
1.8.1.4. Đề tình thái được đánh dấu bằng mà
2



Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

1.8.2. Thuyết tình thái
1.8.2.1. Khái niệm
1.8.2.2. Thuyết tình thái được đánh dấu bằng thì
1.8.2.3. Thuyết tình thái đánh dấu bằng là

CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT TÁC TỬ THÌ, MÀ, LÀ
TRONG VỠ ĐÊ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
2.1. Giới thiệu tác phẩm, văn bản khảo sát và giới hạn ngữ liệu
2.2. Thống kê, phân loại và phân tích ba tác tử thì, mà, là trong Vỡ đê của Vũ Trọng
Phụng
2.2.1. Thống kê và phân loại sự xuất hiện của các tác tử trong tác phẩm Vỡ đê
2.2.2. Phân tích một số câu có chứa tác tử thì, mà, là trong tác phẩm Vỡ đê
2.2.3.1. Tác tử thì
2.2.3.2. Tác tử là
2.2.3.3. Tác tử mà
2.2.3.4. Thì, mà, là phân giới đề - thuyết
2.2.3.5. Thì, mà phân giới đề - thuyết
2.2.3.6. Thì, là phân giới đề - thuyết
2.2.4. Nhận xét chung

PHẦN 3: KẾT LUẬN

PHỤ LỤC


TÀI LỆU THAM KHẢO

3


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian được học tập trên giảng đường đại học, người viết đã được tiếp
thu rất nhiều kiến thức quý báu từ thầy cô. Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu
của sinh viên năm cuối, để đánh giá quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của sinh viên.
Để thực hiện được công trình nghiên cứu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, tìm tòi và sáng
tạo của sinh viên. Trên trang viết đầu tiên này, người viết xin được chân thành cảm ơn
thầy Chim Văn Bé - người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ để người viết hoàn
thành luận văn này. Đồng thời, người viết cũng xin được cảm ơn đến tất cả quý thầy cô
trong bộ môn Ngữ Văn - Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, cùng quý thầy cô bộ môn
Sư phạm Ngữ Văn - Khoa Sư Phạm, những người đã dìu dắt, truyền đạt những kiến thức
bổ ích để người viết có được mọi điều kiện thuận lợi nhất khi thực hiện luận văn. Xin cảm
ơn quý thầy cô trong Trung tâm học liệu, Thư viện Khoa Sư Phạm đã giúp đỡ trong suốt
quá trình sưu tầm và nghiên cứu tài liệu. Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh
chị của Thư viện Thành phố Cần Thơ đã cung cấp tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên
cứu. Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân yêu và bạn bè xung
quanh đã động viên, chia sẻ và luôn đứng sau ủng hộ để tiếp thêm nhiệt thành cho người
viết hoàn thành luận văn này.
Do khả năng hiểu biết kiến thức còn hạn chế và trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm tài
liệu còn gặp nhiều khó khăn nên khi luận văn này hoàn thành vẫn không tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót nhất định. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự thông cảm của
quý thầy cô. Bên cạnh đó, người viết cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ

thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!

4


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
5


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng bao gồm các bình diện: cú pháp, nghĩa
học, dụng pháp… Trong đó, cú pháp luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Do đó, việc
nghiên cứu cú pháp tiếng Việt đã thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ trong
nước và ngoài nước. Ở đây, người viết mong muốn đóng góp một phần nhỏ những hiểu
biết của mình để có thể làm sáng tỏ phần nào những vấn đề của ngữ pháp tiếng Việt nói
chung và có thể “giải nỗi oan” cho ba tác tử thì, mà, là nói riêng. Vì trong đời sống hằng
ngày, khi giao tiếp với nhau, chúng ta thường không để ý đến tác dụng của ba tác tử này
nên việc vận dụng đôi khi không hợp lí, nếu không nói là tùy tiện, và nhiều lúc ta còn
dùng sai chức năng của chúng. Chính vì lẽ đó mà người viết mong muốn triển khai nghiên
cứu cách dùng và chức năng của ba tác tử này để từ đó có thể phần nào “giải nỗi oan”

cho ba yếu tố thì, mà, là đồng thời giữ được sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt. Và
quan trọng hơn là tìm hiểu cách dùng cụ thể của ba tác tử trong một tác phẩm văn học để
ta có thể thấy rõ hơn những cách dùng và tác dụng cũng như là thực trạng sử dụng của
chúng. Vì hơn ai hết, nhà văn là đối tượng sử dụng ngôn từ tương đối chuẩn hơn so với
những đối tượng khác. Do đó, người viết đã tìm đến với tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng
Phụng, người được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc” trong thập niên 30 của thế
kỉ XX.

2. Lịch sử vấn đề
Trong những thập niên gần đây, việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và
ba tác tử thì, mà, là nói riêng theo quan niệm chức năng luận đã và đang được nhiều nhà
ngôn ngữ tập trung tìm hiểu, lí giải và đã cho kết quả rất khả quan. Sau đây, người viết
xin điểm qua các công trình nghiên cứu đã được công bố để chúng ta có cái nhìn khái
quát về vấn đề nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và ba tác tử thì, mà, là nói riêng
theo quan điểm chức năng luận.
Đầu tiên, chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu mang tên Khảo luận về ngữ
pháp tiếng Việt của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (Đại học Huế, 1963). Đây là
một công trình được xem đã vượt qua giới hạn của ngữ pháp cấu trúc truyền thống để có
thể phần nào tiếp cận đến lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp tiếng việt theo quan niệm chức
năng luận. Và đặc biệt, trong công trình của mình thì hai tác giả đã đi sâu tìm hiểu, phân
tích những vấn đề liên quan đến chủ đề của câu cũng như chức năng và cách dùng của ba
6


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

tác tử thì, mà, là. Trong đó, đáng chú ý là chức năng phân cách của tác tử thì, các cách
dùng của tác tử mà và một vài cách dùng của trợ từ là trong câu. Đây là công trình nghiên

cứu đầu tiên đã đề cập đến các chức năng của ba tác tử chuyên dùng thì, mà, là.
Đến công trình nghiên cứu của Helge. J. J. Dyvik mang tên Subject or Topic in
Vietnamese? (University of Bergen, Norway, 1984) (Theo Chim Văn Bé, Giáo trình Ngữ
pháp học chức năng: Cú pháp học). Trong công trình này, tác giả đã phân biệt chủ ngữ
với đề ngữ trong câu tiếng Việt, cũng như làm sáng tỏ chức năng của tác tử thì trong câu.
Theo tác giả thì yếu tố thì có chức năng trực chiếu đánh dấu phần đề khi đề có mối quan
hệ “tương phản” với các đề khác, và chức năng thứ hai của yếu tố thì là đánh dấu sự mở
đầu của phần thuyết / vị ngữ.
Trong công trình nghiên cứu mang tên Tiếng Việt: Sơ khảo ngữ pháp chức năng của
Cao Xuân Hạo. Tác giả đã khẳng định cấu trúc của câu tiếng Việt là dựa trên kết cấu đề thuyết, và từ đó ông đã đưa ra định nghĩa về đề và thuyết cũng như là phân loại đề và đi
sâu làm sáng tỏ thuộc tính cú pháp của đề. Trong công trình này, tác giả còn trình bày đến
cách dùng cũng như là chức năng của hai yếu tố chuyên dùng đánh dấu và phân giới đề thuyết, trong đó ông đã đề cập đến những trường hợp bắt buộc, không bắt buộc dùng hai
tác tử thì và là, và các trường hợp thì và là có thể thay thế cho nhau và không thể thay thế
cho nhau, hoặc cả hai có thể được kết hợp với nhau. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến bảy
thông lệ chi phối số lượng và vị trí của hai tác tử thì và là ở trong câu. Không dừng lại ở
đó, tác giả còn đề cập đến đề tình thái và thuyết tình thái được đánh dấu bằng hai tác tử
thì, là và các yếu tố khác như: mới, cũng.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến vấn đề này,
trong đó có bộ sách gồm hai quyển: Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 1 - câu trong
tiếng Việt phần cấu trúc, nghĩa, công dụng và Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 2
phần Ngữ đoạn và từ loại do Cao Xuân Hạo làm chủ biên. Trong đó quyển 1 được xem là
phần tóm tắt lại của quyển Tiếng Việt: Sơ khảo ngữ pháp chức năng mà người viết đã đề
cập ở phần trên.
Gần đây, trong công trình nghiên cứu mang tên Giáo trình ngữ pháp học chức năng
phần Cú pháp học của Chim Văn Bé (Đại học Cần Thơ, 2010). Trong công trình này, tác
giả đã khái quát các vấn đề của ngữ pháp tiếng Việt theo quan niệm chức năng luận từ
7


Luận văn tốt nghiệp


Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

định nghĩa đề và thuyết cũng như việc phân loại, trình bày các loại câu tiếng việt, xác
định thuộc tính của đề cho đến việc khái quát lại cách dùng và chức năng của ba tác tử thì,
mà, là thành ba phần: một số hiểu biết chung, các quy tắc sử dụng và cách dùng cụ thể
cho từng tác tử. Bên cạnh đó, công trình này còn đề cập đến đề tình thái và thuyết tình
thái qua các định nghĩa cũng như là việc đánh dấu đề tình thái và thuyết tình thái bằng ba
tác tử thì, mà, là và các yếu tố khác như: mới, có, cũng và tiểu cú.
Qua những công trình vừa trình bày thì ta có thể thấy tầm quan trọng của vấn đề
nghiên cứu cú pháp tiếng việt nói chung và ba tác tử thì, mà, là nói riêng theo quan niệm
chức năng luận.

3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Tìm hiểu tác tử ngữ pháp thì, mà, là trong tác phẩm Vỡ đê của Vũ
Trọng Phụng”. Trước hết, người viết sẽ tìm hiểu về ngữ pháp tiếng Việt nói chung và ba
tác tử thì, mà, là nói riêng theo quan niệm chức năng luận để thấy được vai trò của ba tác
tử này trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Đồng thời, người viết sẽ đi sâu nghiên cứu ba
tác tử này trong tác phẩm Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng qua việc thống kê, phân loại, phân
tích và tổng hợp lại để từ đó làm sáng tỏ hơn chức năng và cách dùng cụ thể cũng như giá
trị biểu hiện của ba tác tử thì, mà, là trong tác phẩm.
Bên cạnh việc tập trung làm rõ các vấn đề nghiên cứu, người viết mong muốn đóng
góp một phần hiểu biết của mình vào việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và
ba tác tử thì, mà, là nói riêng để có thể giúp cho cách sử dụng tiếng Việt được chính xác
hơn. Đồng thời, việc triển khai nghiên cứu sẽ tạo điều kiện cho người viết có thể rèn
luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào công tác nghiên cứu thực tiễn.
Ngoài ra, nó còn giúp người viết có thể bổ sung cũng như là hiểu sâu sắc hơn những kiến
thức mới khi triển khai nghiên cứu đề tài.

4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài “Tìm hiểu tác tử ngữ pháp thì, mà, là trong tác phẩm Vỡ Đê của Vũ Trọng
Phụng”, đầu tiên người viết sẽ đề cập những cơ sở lí luận về cú pháp tiếng việt nói chung
và ba tác tử thì, mà, là nói riêng. Sau đó, người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu các tác tử thì,
mà, là trong tác phẩm Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Do tác phẩm có quy mô lớn, gồm ba
phần, trong đó có hai mươi lăm chương, và số lượng câu có chứa các tác tử thì, mà, là là
8


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

rất nhiều nên ở đây người viết sẽ khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả trong ba chương
đó là chương 6, chương 7, chương 8 của phần thứ ba.

5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết vận dụng nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Đầu tiên, người viết sẽ hệ thống các tư liệu cần thiết để làm cơ sở lí luận và sau đó kết
hợp các phương pháp: thống kê, phân loại, phân tích… để làm rõ những vấn đề đặt ra
trong đề tài.
Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, người viết còn trao đổi, tham khảo ý kiến từ
giảng viên hướng dẫn, cũng như trao đổi ý kiến với bạn bè để tiếp thu kiến thức và tích
lũy thêm kinh nghiệm cần thiết.

9


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
10


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

CÚ PHÁP CƠ BẢN CỦA CÂU TIẾNG VIỆT
THEO QUAN NIỆM CHỨC NĂNG LUẬN
1.1. Khái niệm về đề và thuyết
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt là loại ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, do đó mà
các nhà ngôn ngữ đã xếp nó vào dạng ngôn ngữ thiên về đề ngữ. Chính vì vậy, khi chúng
ta muốn triển khai một nhận định về sự vật hay hiện tượng trong thế giới khách quan thì
bao giờ ta cũng phải lựa chọn một điểm xuất phát cho nhận định rồi mới triển khai nội
dung tiếp theo của nhận định đó. Trên cơ sở đó mà đã có nhiều định nghĩa về đề và thuyết
được ra đời. Theo Chim Văn Bé trong công trình nghiên cứu Giáo trình ngữ pháp học
chức năng phần Cú pháp học thì đề và thuyết được định nghĩa như sau:
“Đề là thành phần trực tiếp thứ nhất của câu, nêu lên phạm vi hiệu lực của nội dung
được triển khai tiếp theo trong thành phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết” [1; 49]
Định nghĩa này đã nêu lên được mối quan hệ qua lại giữa phần đề và phần thuyết
trong câu. Đề là phần nêu lên phạm vi hiệu lực mà trong phạm vi đó phần thuyết được xác
lập giá trị và phần đề thì chỉ có hiệu lực trong phần thuyết.
Ví dụ: Anh ấy sắp xuống chơi đấy. (NK)
Thật vậy, khi người nói triển khai nhận định này thì người nói đã chọn “Anh ấy” để
làm điểm xuất phát cho nhận định của mình mà không chọn một điểm xuất phát nào khác,
và cái điều “sắp xuống chơi đấy” chỉ có hiệu lực đối với “Anh ấy” mà thôi.

Trong công trình Tiếng Việt: Sơ khảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo định
nghĩa đề và thuyết như sau:
“ Đề là thành tố trực tiếp của câu, nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều được nói
bằng thành tố trực tiếp thứ hai: phần thuyết.” [4; 151]
Trong cả hai định nghĩa vừa nêu thì chúng ta có thể thấy đề là thành tố nêu lên phạm
vi hiệu lực hay phạm vi ứng dụng của nội dung được triển khai tiếp theo trong phần
thuyết. Như vậy trong hoạt động giao tiếp, người nói có thể lựa chọn nhiều điểm xuất
phát khác nhau cho một nhận định để có thể tạo ra nhiều câu có cấu trúc cú pháp và lô
gích ngôn từ không giống nhau.

1.2. Phân loại đề
11


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Như đã nêu, đề là phần nêu lên phạm vi hiệu lực của nội dung được triển khai tiếp
theo trong phần thuyết. Dựa vào đặc điểm đó mà các nhà nghiên cứu đã chia phần đề làm
hai loại: ngoại đề và nội đề.

1.2.1. Ngoại đề
Ngoại đề đã được một vài tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu. Theo
Chim Văn Bé, “Ngoại đề là loại đề có chức năng đưa đẩy, dẫn nhập vào sự tình được
nêu trong câu, cú chính” [1; 52]. Cao Xuân Hạo giải thích như sau: “Ngoại đề là những
đề ngữ đứng ngoài cấu trúc cú pháp của câu, không có chức năng cú pháp bình thường
nào trong câu”. [4; 150]
Qua hai định nghĩa trên, ta có thể thấy ngoại đề là một loại thành phần nằm ngoài
cấu trúc cú pháp cơ bản của câu và nó chỉ có chức năng đưa đẩy, dẫn nhập.

Ví dụ: (1) Riêng Phú, chàng thấy rất đáng tự kiêu ở việc chàng bao lâu nay cứ
ngấm ngầm mà giáo hóa được bọn đàn anh trong làng, làm cho họ có một quan niệm về
quốc gia, có những tư tưởng xã hội và biết rõ cái guồng máy chính trị của xứ sở. (VTP)

1.2.2. Nội đề:
Theo sự thống nhất của các nhà nghiên cứu thì nội đề được chia làm hai loại nhưng
cách định danh thì có những sự khác biệt. Theo Chim Văn Bé, nội đề được chia làm: đề
khung và đề tài. Còn Cao Xuân Hạo thì phân loại nội đề thành: khung đề và chủ đề.

1.2.2.1. Đề khung
Đề khung đã được tác giả định nghĩa như sau: “Đề khung là loại đề nêu lên một
cái khung về thời gian, không gian, trạng huống, điều kiện, số lượng… mà nội dung triển
khai tiếp theo trong phần thuyết có hiệu lực”. [1; 53]
Trong định nghĩa này thì ta thấy đề khung bao gồm các khái niệm như thời gian,
không gian, trạng huống, điều kiện và số lượng…
Ví dụ: (2) Năm nay thì đói to đấy. (NC)
Như vậy ta có thể thấy đề khung ở đây là “Năm nay”, đây là cái khung về thời
gian mà nội dung triển khai tiếp theo “đói to đấy” có hiệu lực.
Theo Cao Xuân Hạo định nghĩa khung đề như sau:

12


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

“Khung đề là phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về cảnh
huống, thời gian, không gian, trong đó điều được nói đến ở phần thuyết có hiệu lực”. [4;
156]

Trong định nghĩa vừa nêu, ta thấy có một chỗ bất ổn là ông lại cho khái niệm
điều kiện là khái niệm bậc trên, bao hàm cảnh huống, không gian, thời gian.

1.2.2.2. Đề tài
Tương tự, đề tài cũng được tác giả định nghĩa như sau: “Đề tài là loại đề nêu lên
một đối tượng mang tính chất chủng loại, tập hợp hay cá nhân, cá thể mà phần thuyết sẽ
triển khai tiếp theo”. [1; 53]
Ví dụ: (3) Dung trỏ tay ra cửa. (VTP)
Cao Xuân Hạo định nghĩa chủ đề như sau:
“Chủ đề là phần câu chỉ cái đối tượng được nói đến trong phần thuyết, cái chủ
thể của sự nhận định”. [4; 156]
Ta thấy trong cả hai định nghĩa trên đều đề cập đến đề tài là phần chỉ đối tượng
được nói đến trong phần thuyết. Tuy nhiên, trong định nghĩa thứ nhất thì đối tượng được
đề cập cụ thể hơn, đó là đối tượng mang tính chất chủng loại, tập hợp hay cá nhân, cá
thể, còn định nghĩa thứ hai thì chỉ đề cập đến đối tượng một cách chung chung.
1.3. Hiện tượng ghép
Theo Chim Văn Bé thì câu tiếng Việt có thể mở rộng cấu trúc theo quan hệ ngữ
đoạn, kết quả thu được là những câu có nhiều đề, nhiều thuyết, hay nhiều cấu trúc đề thuyết được ghép lại với nhau bằng kết từ hoặc bằng trật tự tuyến tính.
Ví dụ: (4) Nguyệt nhìn vết thương, cười. (NMC)

đt

t1

t2

Đây là một câu có hai phần thuyết được ghép lại với nhau bằng trật tự tuyến tính.
(5) Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. (KL)
Đt


t

đk

Cú 1

t
Cú 2

Đây là một câu có hai phần cú được ghép lại với nhau bằng kết từ.

13


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Khi mở rộng câu theo quan hệ ngữ đoạn thì ta sẽ có các loại câu: câu ghép đề, câu
ghép thuyết, câu ghép cú: trong kiểu câu ghép cú thì ta có: câu ghép đẳng lập, câu ghép
phụ thuộc.

1.4. Hiện tượng phức
Nếu hiện tượng ghép là hiện tượng câu được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thì
hiện tượng phức là hiện tượng cấu trúc câu được phức tạp hóa theo quan hệ đối vị. Đó
chính là hiện tượng câu có phần đề, phần thuyết hay phụ tố (định tố hay bổ tố) được cấu
tạo bằng cấu trúc đề - thuyết dưới bậc và có thể được phát triển thành nhiều bậc.
Ví dụ: (6) Những đứa nào ăn chặn tiền thì sẽ biết. (VTP)
đt


t
đk

t

Trong câu này, ta có phần đề đã được phức tạp hóa bằng một cấu trúc đề - thuyết
dưới bậc.
(7) Tôi có bịa thì tôi chết. (NC)
đt

t

đk

đt

t
t

Đây là một câu có cả đề và thuyết đều được phức tạp hóa bằng một cấu trúc đề thuyết dưới bậc.
Khi phức tạp hóa câu tiếng Việt theo quan hệ đối vị thì ta sẽ có được các loại câu:
câu phức đề, câu phức thuyết, câu phức cả đề lẫn thuyết.
Đây là một cách phân loại có căn cứ, phù hợp với thực tiễn của câu tiếng việt, vì
như chúng ta đã biết thì câu tiếng Việt được cấu tạo dựa trên hai mối quan hệ chính: quan
hệ ngữ đoạn và quan hệ đối vị.
Còn theo Cao Xuân Hạo thì câu tiếng Việt được phân loại thành các loại câu như:
câu một bậc có đề là chủ đề hay khung đề; câu hai bậc kiểu I có thuyết đơn, câu hai bậc
kiểu I có thuyết ghép; câu hai bậc kiểu II có đề đơn, câu hai bậc kiểu II có đề kép; câu hai
bậc kiểu III không có phần kép; câu hai bậc kiểu III có phần kép; các loại câu từ ba bậc
trở lên. Tuy nhiên, trong các loại câu vừa trình bày thì ông đã không phân biệt được một

cách rõ ràng thế nào là câu ghép, kép, thế nào là loại câu được phức tạp hóa. Chính điều
đó đã gây nhọc nhằn cho việc tiếp cận các loại câu này.
14


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Ngoài ra, theo Chim Văn Bé thì câu tiếng Việt còn có thể cùng một lúc vừa mở
rộng theo quan hệ ngữ đoạn và vừa phức tạp hóa theo quan hệ đối vị mà kết quả thu được
là hiện tượng ghép - phức và hiện tượng phức - ghép.

1.5. Hiện tượng ghép - phức
Hiện tượng ghép - phức là hiện tượng câu có nhiều đề, thuyết, hay nhiều cú được
ghép với nhau, qua đó thì đề, thuyết của câu, cú, hay phụ tố trong hai thành phần này
được phức tạp hóa bằng tiểu cú và có thể được phát triển thành nhiều bậc.
Ví dụ: (8) Đến khi cậu rảnh tay vào bế được cháu lên thì mặt cháu đã đầy những nước
(1)

(2)

(3)

(4)

mắt, lưng cháu đã nhễ nhại mồ hôi.
(5)

(6)

(1) (2) thì (3) (4) , (5) (6).

đt
đk

t1

t đt

t
t2

Ta thấy trong câu có hai thuyết được ghép lại với nhau và sau đó thì hai thuyết
được phức tạp hóa bằng kết cấu đề - thuyết dưới bậc.

1.6. Hiện tượng phức - ghép
Hiện tượng phức - ghép là hiện tượng câu có đề hay thuyết, hay định tố, bổ tố
trong hai thành phần này được phức tạp hóa bằng tiểu cú, có thể được phát triển thành
nhiều bậc, và các tiểu cú được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn.
Ví dụ: (9) Bao giờ cạn lạch Đồng Nai, nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.(CD)

đk

t1

t2
đk

t


Ta thấy, câu trên được cấu tạo bằng một kết cấu đề - thuyết, trong đó phần đề
được phức tạp hóa thành một kết cấu đề - thuyết dưới bậc, trong kết cấu đề - thuyết dưới
bậc đó thì ta thấy có một đề khung và hai thuyết được ghép lại với nhau.
1.7. Các yếu tố chuyên dùng phân giới và đánh dấu đề - thuyết
15


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Các yếu tố chuyên dùng phân giới và đánh dấu đề - thuyết đã được Trương Văn
Trình và Nguyễn Hiến Lê đề cập đến đầu tiên, đó là ba yếu tố thì, mà, là. Còn đến công
trình nghiên cứu mang tên Tiếng Việt: Sơ khảo ngữ pháp chức năng thì Cao Xuân Hạo
chỉ xem xét hai yếu tố thì và là với tư cách là tác tử chuyên dùng để phân giới và đánh
dấu đề - thuyết. Trong công trình này, Cao Xuân Hạo đã trình bày những trường hợp bắt
buộc và không bắt buộc dùng thì và là, và đề cập đến những trường hợp thì và là có thể
thay thế cho nhau hoặc không thể thay thế cho nhau. Mặt khác, ông còn đưa ra bảy thông
lệ chi phối số lượng và vị trí của thì và là trong một câu, trong đó đáng chú ý nhất là
thông lệ 4, thông lệ 6, thông lệ 7.
- Thông lệ 4: Nếu trong câu có một cặp tiêu đề tương phản, có thể dùng hai chữ thì
hay hai chữ là cho hai tiêu đề, trong trường hợp đó không thể đặt thì hay là sau đề của
câu được nữa.
- Thông lệ 6: Trong những câu gồm có hai tiểu cấu trúc đề - thuyết trở lên, có thể
gặp hai từ thì và là phân bố ở hai tiểu cấu trúc khác nhau, và chỉ ở hai mà thôi.
- Thông lệ 7: Bất kì khi nào có cả thì lẫn là trong cùng một câu, thì bao giờ cũng
có cương vị cao hơn. [4; 246]
Cũng trong công trình nghiên cứu này thì Cao Xuân Hạo còn đề cập đến một số
nguyên tắc sử dụng các phó từ phủ định với thì và là. Ngoài ra, ông còn đưa ra một vài
trường hợp không thể dùng thì hay là. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu của mình

thì Cao Xuân Hạo đã không đề cập đến chức năng phân giới và đánh dấu đề - thuyết của
tác tử mà cũng như chưa có sự khái quát các cách sử dụng và chức năng của các yếu tố
chuyên dùng thì và là. Trong công trình Giáo trình Ngữ pháp học chức năng: Cú pháp
học, Chim Văn Bé đã khái quát hóa và hệ thống hóa, nêu lên một số hiểu biết chung, và
đề ra ba quy tắc sử dụng cũng như cách sử dụng cụ thể với thì, mà, là. Dưới đây, người
viết sẽ trình bày sơ lược hệ thống vừa nêu để làm cơ sở lí luận cho việc triển khai đề tài.

1.7.1. Một số hiểu biết chung
Như đã trình bày ban đầu, trong tiếng Việt có ba tác tử chuyên dùng để đánh dấu
và phân giới đề - thuyết các bậc trong câu, đó là các tác tử: thì, mà, là.

1.7.1.1. Đối với thì
Với tư cách là tác tử chuyên dùng, thì được dùng với hai chức năng sau:
16


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

- Thì được dùng để đánh dấu phần đề và phân giới đề - thuyết, khi đề mang tính
chất đối sánh với đề khác được nêu ra hay mang tính chất tiền giả định.
Ví dụ: (10) Đến đấy, cả hai cùng bước ra khỏi phòng giam, ông lục sự thì cắp
cặp giấy má, anh Cạp thì tay xách một chiếc ghế mây, tay kia bưng một cái đèn son.
(VTP)
- Thì được dùng đánh dấu phần thuyết và phân giới đề - thuyết khi đề của câu, cú,
tiểu cú là đề khung chỉ điều kiện, thời gian, không gian, cảnh huống hay số lượng, và
không mang tính chất đối sánh.
Ví dụ: (11) Đến bây giờ, Dung thấy rằng mười phần thì nàng đã cầm chắc đến
chính phần rồi. (VTP)

Khi thì xuất hiện với hai chức năng này trong câu, cú thì ngữ đoạn trước thì là đề,
ngữ đoạn sau thì là thuyết.

1.7.1.2. Đối với là
Liên quan đến chức năng phân giới và đánh dấu đề - thuyết, là được dùng với hai
tư cách:
- Là được dùng để đánh dấu thuyết và phân giới đề - thuyết, khi nó có tác dụng
thuyết hóa những ngữ đoạn phi tuyến tính. Khi đó, ngữ đoạn trước là là phần đề, ngữ
đoạn sau là sẽ là phần thuyết.
Ví dụ: (12) Điều làm cho bà khổ tâm hơn nữa là bắt đầu thấy trong quỹ gia
đình, khoản thu không trội hơn khoản chi bao nhiêu. (VTP)
- Là là vị từ quan hệ, khi đó, trước là có thể dùng tác tử thì, mà hay có thể tình
thái hóa bằng cách đặt trước nó các yếu tố tình thái. Khi được dùng với chức năng này thì
là thuộc về phần thuyết và có chức năng đánh dấu phần thuyết: ngữ đoạn trước là hay
trước các yếu tố tình thái là đề, ngữ đoạn còn lại là thuyết.
Ví dụ: (13) Tuy nhiên những lí về sau nó thế nào ấy, nó hình như không còn là lí
nữa. (VTP)

1.7.1.3. Đối với mà
Khi được dùng với tư cách là tác tử chuyên dùng thì mà được sử dụng với hai
chức năng chính:

17


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

- Mà là tác tử chuyên dùng để đánh dấu phần đề và phân giới đề - thuyết của câu,

cú, tiểu cú, khi đề và thuyết có quan hệ bất thường về mặt lô gích theo sự nhìn nhận của
người nói.
Ví dụ: (14) Quân này, ông con mà đã gan hơn tướng cướp! (VTP)
- Mà dùng để đánh dấu phần thuyết và phân giới đề - thuyết của câu, cú, tiểu cú,
khi đề là đề khung nêu lên điều kiện, còn phần thuyết nêu lên hệ quả nghịch thường về
mặt lô gích theo sự nhìn nhận của người nói. Nếu đề khung và phần thuyết nêu lên hệ quả
bình thường về mặt lô gích thì dùng tác tử thì để phân giới và đánh dấu đề - thuyết.
Ví dụ: (15) Đũa mốc mà chòi mâm son. Đĩa mà đòi đeo chân Hạt.
 Đũa mốc thì không chòi mâm son. Đĩa thì không thể đeo chân Hạt.
Khi mà được dùng với chức năng này trong câu, cú, tiểu cú, thì ngữ đoạn trước
mà là đề, ngữ đoạn sau mà là thuyết.

1.7.2. Quy tắc chung về cách dùng thì, mà, là
Bên cạnh phần trình bày về những hiểu biết chung, tác giả còn đề cập đến ba quy
tắc chung về cách dùng của các tác tử thì, mà, là.

1.7.2.1. Quy tắc thứ nhất
Thì, mà, là được dùng không hạn chế về số lượng khi chúng ở cùng một bậc
quan hệ cú pháp.
Ví dụ: (16) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (TN)

1.7.2.2. Quy tắc thứ hai
Thì, mà, là cũng có thể được dùng nhiều lần ở hai bậc quan hệ đề - thuyết gián
cách.
Ví dụ: (16) Trẻ con mà cứ chụp ảnh là một, khai sinh là hai, là chúa độc đấy.
(VTP)

1.7.2.3. Quy tắc thứ ba
Thì, là, mà không được dùng cùng lúc để phân giới kết cấu đề - thuyết ở hai bậc
kế cận nhau. Khi kiểm chứng biên giới đề - thuyết của câu bằng tác tử thì cũng tuân theo

nguyên tắc này. Điều này tương ứng với thông lệ 4 và thông lệ 6 của Cao Xuân Hạo đã
trình bày mà người viết có đề cập ở phần trước. Vì đây là một nguyên tắc khá quan trọng
nên người viết sẽ trình bày cụ thể hơn so với các nguyên tắc khác.
18


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Ta có thể thấy rõ hơn nguyên tắc này khi ta xem xét câu ca dao sau:
(17) Đàn ông miệng rộng thì sang,
Đàn bà miệng rộng tang hoang cửa nhà. (CD)
Ta có thể đưa tác tử mà vào để kiểm tra biên giới đề - thuyết của tiểu cú làm đề
khung của cú. Ta sẽ có:
Đàn ông (mà) miệng rộng thì sang,
Đàn bà (mà) miệng rộng (thì) tang hoang cửa nhà
Ta thấy khi đưa đồng thời hai tác tử mà vào để kiểm tra biên giới đề - thuyết ở
hai bậc kế cận nhau thì câu trở nên không hợp lí và rất khó chấp nhận, chúng ta thử so
sánh:
Đàn ông (mà) miệng (mà) rộng (thì) sang,
Đàn bà (mà) miệng (mà) rộng (thì) tang hoang cửa nhà.
Tuy nhiên, quy tắc này có thể không được tuân thủ khi câu được mở đầu bằng
đề tình thái thôi đặt trước thì (thôi thì), mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau. Khi đó, thì
được dùng để phân giới hai bậc đề - thuyết kế cận.
Ví dụ: (18) Thôi thì mình không bắt được sàn thì đã có cái mặt hòm đây rồi.
(VTP)
Tương tự, là cũng được dùng để phân giới đề - thuyết ở hai bậc kế cận trong
câu khi câu có đề là đề tình thái được thành ngữ hóa “chả là”, “nhất là”.
Ví dụ: (19) Chả là tôi cũng là phụ lão cứu quốc mà. (KL)


1.7.3. Cách dùng thì
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Chim Văn Bé cũng đã đưa ra các
cách dùng cụ thể cho từng tác tử.
 Đầu tiên ông đã đề cập đến cách dùng của thì với chức năng là một tác tử
chuyên dùng.
- Những trường hợp bắt buộc dùng thì: khi câu có đề là đề khung và nếu vắng thì
thì cấu trúc đề - thuyết sẽ trở nên mơ hồ, không rõ ràng; câu có đề dài, thuyết ngắn, ranh
giới đề - thuyết khó nhận diện; trong kiểu câu ngắn, kiểu câu tục ngữ có dạng cô đúc; câu
có phần thuyết biểu đạt nội dung tình thái: thì thôi, thì chết, thì nguy, thì khốn, thì phải, thì
phải biết…; thì được dùng ở đầu câu hay cuối câu khi câu có đề hay thuyết bị tỉnh lược.
19


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

- Một vài trường hợp không bắt buộc dùng thì và không thể dùng thì: khi biên
giới đề - thuyết đã rõ ràng; câu có đề khung là đại từ hồi chiếu thế, vậy; câu tục ngữ được
cấu tạo bằng hai vế đối xứng với nhau, và không được dùng thì khi đề của câu, cú đã xác
định và không mang tính chất đối sánh.
 Thì được dùng với một vài chức năng khác trong câu như: thì là kết từ được
dùng để kết nối với một ngôn cảnh đi trước; thì kết hợp với kết từ rồi, tạo thành tổ hợp rồi
thì được dùng để diễn đạt quan hệ thời gian nối tiếp giữa các sự tình.

1.7.4. Cách dùng là
Tương tự như tác tử thì, tác tử là cũng được đề cập đến ngoài chức năng đánh dấu
phần thuyết và phân giới đề - thuyết thì yếu tố là còn được sử dụng với nhiều chức năng
khác trong câu.

 Khi là xuất hiện trong câu với tư cách là một tác tử chuyên dùng thì có những
trường hợp bắt buộc và không bắt buộc dùng là.
- Các trường hợp bắt buộc dùng là: trong những kiểu câu luận định như: định
tính, định lượng, định vị, đẳng thức và trùng ngôn; trong kiểu câu có thuyết là ngữ đoạn
phi vị từ tính (giới ngữ, tiểu cú, danh ngữ xác định, đại từ trực chiếu, hồi chiếu, khứ
chiếu…); trường hợp mà người nói muốn nhấn mạnh nội dung biểu đạt của phần thuyết
hay cả sự tình trong mối quan hệ đối sánh với sự tình khác đã nêu hay đã được tiền giả
định; trong kiểu câu phản bác – cải chính; trong kiểu câu có thuyết biểu đạt tình thái: là
may, là phúc, là giỏi, là cùng…; là được dùng ở đầu câu hay cuối câu khi có đề hay
thuyết bị tỉnh lược.
- Các trường hợp không bắt buộc dùng là: câu có thuyết giải thích nguồn gốc,
nguyên quán, thời gian, nguyên nhân… của đối tượng được nêu ở phần đề; câu tục ngữ có
cấu trúc đối xứng gồm hai hay nhiều vế sóng đôi, nhịp nhàng. Ngoài ra, tác giả còn đề cập
đến một vài trường hợp mà thì và là có thể thay thế cho nhau và được dùng phối hợp với
nhau để tạo thành tổ hợp (thì là) được dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết ở bậc
câu, cú.
 Là được dùng với nhiều chức năng khác trong câu như: đánh dấu quan hệ chính
- phụ giữa vị từ trung tâm biểu thị hoạt động nói năng, hoạt động tri nhận, hay biểu thị
tâm trạng với các tiểu cú làm bổ tố đứng sau; đánh dấu quan hệ chính - phụ giữa vị từ
20


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

trung tâm biểu thị hành động xưng - gọi thuộc nhóm từ nói năng, biểu thị sự đánh giá, hay
tri nhận được dùng với nghĩa đánh giá với bổ tố đứng sau; đánh dấu quan hệ chính - phụ
trong danh ngữ không xác định làm bổ tố trong phần thuyết; là đặt sau từ chỉ lượng, mức
độ như: rất, bao nhiêu, biết bao nhiêu, biết chừng nào; là được xen vào các dạng láy theo

kiểu “x ơi là x” trong đó x là từ cơ sở; là được dùng ở cuối câu cảm thán có phần thuyết
là từ láy. Ngoài ra, là còn được dùng để phối hợp với các yếu tố khác như: vì, hay, hoặc,
nhất, tiếng, thế, ấy thế, nghĩa, tức để tạo thành các tổ hợp: là vì, được dùng để diễn đạt
quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa các sự tình được nêu trong hai câu, hai cú; hay là,
được dùng để đưa ra sự phỏng đoán về tính chân thật của sự tình trong mối quan hệ với
tình huống; hoặc là, được dùng để đưa ra phỏng đoán về tính chân thực của sự tình được
nêu tiếp theo; nhất là, được dùng để nhấn mạnh sự đối sánh của sự tình với sự tình khác
được nêu trong câu trước; tiếng là, được dùng với nghĩa là có tiếng mà không có miếng;
thế là, ấy thế là, được dùng để biểu thị quan hệ nhân - quả tức thì giữa các sự tình được
nêu trước đó và sự tình được nêu tiếp theo; nghĩa là, tức là, được dùng để dẫn nhập giải
thích ngữ.

1.7.5. Cách dùng mà
Cũng giống như cách dùng của thì và là thì mà ở đây cũng được dùng ngoài chức
năng phân giới và đánh dấu đề - thuyết của câu, cú, tiểu cú thì mà còn được sử dụng với
nhiều chức năng khác trong câu.
 Đầu tiên với chức năng đánh dấu và phân giới đề - thuyết các bậc trong câu thì
tác giả đã đề cập đến những trường hợp bắt buộc và không bắt buộc dùng tác tử mà.
- Các trường hợp bắt buộc dùng mà: khi đề và thuyết có quan hệ bất thường về
mặt lô gích theo sự nhìn nhận của người nói; đề tài là đại từ phiếm chỉ ai hay danh ngữ
phiếm định, và phần thuyết không có phó từ lại biểu thị sự bất thường làm yếu tố đánh
dấu phụ trợ; câu phủ định phản bác có sắc thái cảm xúc mạnh; đề là đề khung chỉ điều
kiện, và quan hệ đề - thuyết mang tính chất nghịch thường về mặt lô gích theo sự nhìn
nhận của người nói; mà được dùng bắt buộc để đánh dấu đề của tiểu cú khi tiểu cú đó làm
đề khung chỉ điều kiện trong câu mà nếu vắng mà thì đề khung sẽ trở thành đề tài.
- Các trường hợp không bắt buộc dùng mà: đề khung của câu chỉ điều kiện, được
cấu tạo bằng tiểu cú; đề là đại từ phiếm định ai hay danh ngữ phiếm định, và phần thuyết
21



Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

có phó từ lại biểu thị sự bất thường làm yếu tố đánh dấu phụ trợ; không bắt buộc dùng mà
để đánh dấu đề của tiểu cú và phân giới đề - thuyết tiểu cú làm phần thuyết của câu.
 Mà được dùng với nhiều chức năng khác trong câu như: mà được dùng để kết
nối chính tố với định tố đứng sau trong danh ngữ; mà được dùng để kết nối đề, thuyết hay
các cú có mối quan hệ đẳng lập và có quan hệ ngữ pháp gia hợp, tương đồng, khác biệt
hay đối lập; mà được dùng để kết nối hai ngữ vị từ có quan hệ chính - phụ làm thuyết; mà
được dùng ở đầu câu khi nó có chức năng biểu thị quan hệ ngữ nghĩa gia hợp giữa hai
câu; mà hay tổ hợp thôi mà được dùng ở cuối câu khi mà và thôi mà để khẳng định tính
hiện thực của sự tình được người nói đề cập đến. Ngoài ra, mà còn được dùng kết hợp với
các yếu tố khác để tạo thành tổ hợp: mà kết hợp với nhưng, thế, vậy, ấy vậy, ấy thế để
tạo thành tổ hợp nhưng mà, thế mà, ấy vậy mà, ấy thế mà, được dùng để biểu thị mối quan
hệ ngữ nghĩa tương phản; mà kết hợp gián cách với: vì, bởi, do, tại, nhờ tạo thành những
tổ hợp: vì… mà, bởi… mà, do… mà, tại… mà, nhờ… mà, để diễn đạt quan hệ nhân - quả
giữa các ngữ đoạn; mà kết hợp gián cách với tuy trong câu ghép, trong đó hai cú có quan
hệ chính - phụ về ngữ pháp, có mối quan hệ tương phản về ngữ nghĩa.

1.8. Đề tình thái và thuyết tình thái
1.8.1. Đề tình thái
1.8.1.1. Khái niệm về đề tình thái
Tương tự như đề của câu trần thuật, câu miêu tả thì đề tình thái của câu cũng đã
được Cao Xuân hạo đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, ông đã
chưa đưa ra được một khái niệm rõ ràng về đề tình thái mà ông chỉ miêu tả những trường
hợp cụ thể của phần đề tình thái được đánh dấu bằng hai tác tử thì và là mà người viết sẽ
đề cập ở phần sau. Trong công trình nghiên cứu của tác giả Chim Văn Bé thì đề tình thái
mới được định nghĩa một cách rõ ràng và tường minh: “ Đề tình thái là loại đề nêu lên sự
đánh giá, nhìn nhận chủ quan của người nói về một sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp

theo” [1;133].
Và đặc biệt tác giả còn nêu ra cụ thể sự nhìn nhận, đánh giá chủ quan của người
nói thì xoay quanh các tính chất như: tính chân thực, tính khả năng, tính tất yếu, tính hợp
lí/ đạo lí, tính rủi may, tính tích cực/ tiêu cực….

22


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Ví dụ: (20) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của
Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa . (HCM)

1.8.1.2. Đề tình thái được đánh dấu bằng thì
Theo Chim Văn Bé thì có những loại đề tình thái được đánh dấu bằng thì, thường
được cố định thành những dạng thức biểu đạt cụ thể như:
- Giới hạn giá trị chân thực của sự tình được nêu tiếp theo vào một góc nhìn x nào
đó, có thể là người nói hay người khác: theo x, theo ý x, theo tin x, theo lời x (thì)…. và để
tỏ thái độ khiêm tốn, nhúng nhường: nếu tôi không lầm, theo thiển nghĩ của (tôi), (tôi)
thiết nghĩ, (tôi) thiết tưởng…
- Muốn cải chính những điều mà người nói cho rằng chính xác và chân thực hơn
so với những điều đã được trình bày: sự thật, thật sự, thật ra, kể, kể ra, xem ra, nói đúng
hơn, nói cho đúng (thì)…
- Nhận định về một sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo mới là hợp lẽ
thường, hợp lí, nhưng điều đó đã không xảy ra: lẽ ra, lí ra, đáng ra, đáng lí, đúng ra,
đúng lí, đúng lí ra, đáng lẽ, đáng lẽ ra (thì)….
- Nhận định về một sự tình được nêu tiếp theo là điều tất yếu: thế nào, bất luận
thế nào, dù thế nào (đi nữa), đàng nào, trước sau/ trước sau gì, Sớm muộn/ sớm muộn gì

(thì)… cũng…, Chẳng chóng thì chầy, chẳng sớm thì muộn, nói gì thì nói, gì thì gì…;
- Nhận định về sự tình được nêu tiếp theo là kết quả, khả năng tối đa hay cùng
cực: may ra, may lắm, quá lắm, giỏi lắm, cao lắm, hết mức, bất quá, cùng lắm, nói cho
cùng (thì)…
- Nhận định về sự tình tiếp theo là có cơ may hay nguy cơ xảy ra, nhưng đã không
xảy ra, và đó được xem là may mắn hay rủi ro: suýt nữa, suýt chút nữa, tí nữa, một tí nữa,
thiếu (một) chút nữa (thì)…
- Nhìn nhận về sự tình được nêu tiếp theo là tích cực hay tiêu cực so với sự tình
giả định: đàng này (thì)…
- Biểu thị thái độ chấp nhận sự tình được nêu tiếp theo một cách miễn cưỡng: thôi
thì…
- Đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá sự tình được nêu ra tiếp theo: nhìn chung, nói
chung, nói nôm na, suy cho cùng, xét cho cùng, về cơ bản, về đại thể (thì)….
23


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

Còn theo Cao Xuân Hạo thì có những trường hợp các yếu tố tình thái được đánh
dấu bằng thì, và ông đã đưa ra các dạng thức biểu đạt như: hạn định giá trị chân lí vào
trong phạm vi ý kiến x nào đó của một (số) người: theo x,(cứ) theo ý x, theo tin x, theo lời
x, cứ như x nghĩ (thì)…; giới thiệu điều được nhận định hay trần thuật có giá trị chân lí
tương đối hay một khả năng xác thực hạn chế nào đó: thật ra, kể ra, xem ra, suy ra, may
ra, lẽ ra, nhớ ra, lí ra, thiếu chút nữa (thì)…; khẳng định tính đương nhiên của tình
huống: dù/ dẫu sao (thì)…cũng, thế nào (thì)…cũng, đằng nào (thì)… cũng, đằng nào
(mà)… chẳng; nhận định về khả năng cùng cực: ít ra, ít nhất, cùng lắm, quá lắm, giỏi
lắm, may lắm (thì/ là)…; đóng khung điều được nhận định: nói chung, nói riêng, xét cho
cùng, xét về căn bản (thì)…. .

Như vậy, ta có thể thấy rằng trong phần trình bày của tác giả Chim Văn Bé, ông
đã đề cập được hầu hết các dạng thức mà đề tình thái được đánh dấu bằng tác tử thì.

1.8.1.3. Đề tình thái được đánh dấu bằng là
Tương tự với thì, Chim Văn Bé cũng đã nêu lên các loại đề tình thái được đánh
dấu bằng là, và nó cũng được cố định hóa dưới các dạng thức biểu đạt cụ thể:
- Khẳng định tính chân thực của nhận định được tiền giả định hay nhấn mạnh tính
chân thực của sự tình, sở thuyết nêu tiếp theo: quả, thật (thực, thiệt), quả thật, thật quả,
sự thật, thú thật, đích thực, đúng, thật tình, rõ, thật rõ, rõ ràng, có thể nói, phải nói, phải
thừa nhận, có thể gọi, công nhận (là)…
- Nhìn nhận sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo là nguyên nhân đích thực
hay ý nghĩa của sự tình nào đó đã được nêu ra: chả là, chẳng qua (là)…
- Phỏng đoán về tính chân thật của sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo với
nhiều mức độ khác nhau: chắc, đâu như, không chừng, họa, họa chăng, phải chăng,
không khéo, dễ thường, không loại trừ, dường như, chừng như, hình như, cơ chừng, ý
chừng, có lẽ, có vẻ, có thể (là)…
- Nêu lên sự hoài nghi về tính chân thực của sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp
theo: chẳng biết, chả biết, chẳng hiểu, chả hiểu, chẳng hay, chưa biết, không chừng, chưa
biết chừng (là)…, và biết (là/ rằng)… có… không?
- Nhận định sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo là kết quả hay khả năng tối
thiểu có thể đạt được: ít nhất, ít ra, kém lắm, chí ít, tệ lắm, tệ nhất (là)…
24


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Sang

- Khẳng định tính tất yếu của sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo: tất nhiên,
dĩ nhiên, đương nhiên, cố nhiên, quả, quả nhiên, lẽ tất nhiên, ắt, hẳn, ắt hẳn, chắc hẳn

(là)…
- Nhấn mạnh tính chân thật của sự tình hay sở thuyết tiếp theo, qua đó khẳng định
tính chân thực của sự tình hàm ẩn: nữa là, huống chi, huống gì, nói gì, nói chi (là)…
- Phủ định tính chân thực hay tính hợp lí của sự tình, sở thuyết được nêu tiếp theo:
vị tất, không nhất thiết, chưa hẳn, chưa chắc, không hẳn, không lẽ, chẳng lẽ, chả lẽ, chả
nhẽ, còn đâu (là)…
- Nhìn nhận sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo là ưu điểm hay ưu điểm tuyệt
đối so với sự tình khác: tốt hơn, tốt hơn hết, tốt hơn cả, còn gì hơn, hay nhất, cần nhất,
cần hơn nữa, thà, chẳng thà (là)…
- Nhận định sự tình tiếp theo là điều bất ngờ, không lường trước được: không ngờ,
thật không ngờ, đâu ngờ, ai ngờ, có ai ngờ, đâu ai ngờ, nhờ đâu, ai dè, dè đâu (là)…
- Nhìn nhận sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo là điều kiện duy nhất chấp
nhận được: miễn, miễn sao, chỉ xin một điều (là)…
- Nhìn nhận sự tình được nêu tiếp theo là một phát hiện bất ngờ hay là một ý nghĩa
của một sự tình khác: té ra, hóa ra, thì ra (là)…
- Nhận định sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo là điều bất thường mà người
nói muốn nhấn mạnh: thậm chí, đến nỗi, đâu đến nỗi, không đến nỗi (là)…
- Biểu thị thái độ chấp nhận sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo một cách
miễn cưỡng; như là một giải pháp tình thế: âu, âu cũng, đành, đã đành, chả trách, coi
như, cầm chằng (như) (là)…
- Đánh giá sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo là tích cực hay tiêu cực xét
trong mối quan hệ với ngôn cảnh, tình huống cụ thể: có điều, chỉ đó điều, được (một) cái,
chết cái, mắc cái, ngặt cái, khốn nỗi, hiềm một nỗi, ác một nỗi, chết một nỗi, chỉ mỗi một
tội, chỉ tiếc, chỉ tiếc một điều (là)…
- Dẫn nhập một nhận định mang tính chất đúc kết, tổng kết lại những gì đã nhận
định: rốt cuộc, rốt cục, chung quy, kết cục, kết quả, sau cùng, cuối cùng, nói tóm lại
(là)…

25



×