Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của tín DỤNG CHÍNH THỨC đến CHI TIÊU của NÔNG hộ ở sóc TRĂNG và TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.74 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
______  ______

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC ĐẾN CHI TIÊU CỦA NÔNG HỘ Ở
SÓC TRĂNG VÀ TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TH.S ĐINH THỊ LỆ TRINH

TẠ TRƯỜNG THỌ

TH.S PHAN ĐÌNH KHÔI

Mssv: 4061975
Lớp: Ngoại thương khóa 32

Cần Thơ 2010


LƠI CAM TA

Kêt thuc 4 năm hoc Đai hoc ơ trương Đai hoc Cân Thơ, được sự chỉ day
tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế - Quản tri
kinh doanh. Vơi kiên thưc được trang bi tư chuyên nganh Ngoai Thương,


luân văn tôt nghiêp nay la kêt qua cua qua trinh nghiên cưu dươi sự hương
dẫn của cô Đinh Thị Lệ Trinh và thầy Phan Đình Khôi.
Luân văn hoan thanh ngoai nô lực cua ban thân va sự hô trợ hêt minh tư
cac ban trong nhom nghiên cưu, bên canh em con co thây va cô vơi cương vi
la giao viên hương dân đa tân tinh giup đơ em hoan thanh luân văn vê măt
nôi dung lân hinh thưc trong suôt thơi gian qua…
Xin cam ơn quý thây cô đa cung em sat canh trong suôt thoi gian lây sô
liêu va viêt bai nghiên cưu, hô trợ nhưng kiên thưc quan trong đê luân văn
thêm phong phu va mang ý nghia thực tiên.
Băng tât ca tâm long, em xin gưi lơi cam ơn chân thanh đên cac thây cô
Khoa Kinh tê – Quan tri kinh doanh đa giang day cho em trong nhưng năm
qua va đăc biêt la thây Phan Đinh Khôi va cô Đinh Thi Lê Trinh đa giup em
hoan thanh luân văn trong năm hoc cuôi nay.

Ngay 06 thang 05 năm 2010
Sinh viên thực hiên

Tạ Trường Thọ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số
liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài
không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngay 06 thang 05 năm 2010
Sinh viên thực hiên

Tạ Trường Thọ



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………


Ngay 20 thang 04 năm 2010


Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………



…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
Ngay 20 thang 04 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………



…………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………

Ngay 20 thang 04 năm 2010
Giáo viên phản biện
(ký và ghi rõ họ tên)

MUC LUC
Trang
Chương 1: GIƠI THIÊU.........................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
1.3.1. Không gian nghiên cứu...........................................................................3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
1.3.4. Giới hạn đề tài.........................................................................................4
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......8



2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN...................................................................................6
2.1.1. Các vấn đề cơ bản về tín dụng.................................................................6
2.1.2. Phân loại tín dụng.................................................................................10
2.1.3 Đặc trưng cho vay trong nông nghiệp....................................................11
2.1.4 Các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn.........................................12
2.1.5 Tìm hiểu về nông hộ..............................................................................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................15
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................15
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................15
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................16
Chương 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. TỈNH SÓC TRĂNG.......................................................................................21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................21
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội........................................................................23
3.2. TỈNH TRÀ VINH...........................................................................................27
3.2.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................27
3.2.2. Tình hình kinh tế xã hội ...........................................................................29
3.3. TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN SÓC TRĂNG VÀ TRÀ VINH.................................................33
3.3.1. Tình hình cho vay tín dụng tại Sóc Trăng ...........................................33
3.3.2. Tình hình cho vay tín dụng tại Trà Vinh..............................................35
3.3.3. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu .....................................37
3.3.4 Những dấu hiệu cho thị trường tín dụng nông thôn sắp tới...................37
Chương 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VAY VỐN CHÍNH
THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở SÓC TRĂNG VÀ TRÀ VINH................................39
4.1 MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ............................................................39
4.2. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ VAY VỐN.................................................42
4.2.1. Tình hình đất đai của nông hộ ..................................................................42
4.2.2 Cơ cấu tham gia tín dụng chính thức của nông hộ......................................43
4.2.3 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất..................................................45

4.2.4 Tình hình sử dụng vốn................................................................................47
4.2.5 Thời gian chờ đợi trung bình......................................................................48


4.2.6 Chi tiêu trung bình của nông hộ................................................................49
4.2.7 Số thành viên và lực lượng lao động..........................................................50
Chương 5: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
ĐẾN CHI TIÊU VÀ MỘT SỐ KHÍA CẠNH ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG HỘ
Ở SÓC TRĂNG VÀ TRÀVINH...........................................................................52
5.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU.................52
5.1.1. Mô hình nghiên cứu..............................................................................52
5.1.2. Phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ 55
5.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐẾN MỘT
SỐ KHÍA CẠNH ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG HỘ.................................................62
5.2.1. Sự thay đổi trong thói quen tiết kiệm của nông hộ
trước và sau khi sử dụng tín dụng chính thức........................................62
5.2.2. Tổng tài sản của nông hộ và điều kiện sống của nông hộ......................65
5.2.3 Khả năng ứng phó rủi trong cuộc sống với số tiền vay được.................67

Chương 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
6.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN....................................................................71
6.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN VAY..............72
6.2.1. Giải pháp cho nông hộ...............................................................................72
6.2.2. Giải pháp cho ngân hàng...........................................................................73
Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 Kết luận.........................................................................................................75
7.1 Kiến nghị.......................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................78
PHỤ LỤC................................................................................................................79



DANH MUC BIỂU BANG
Trang
Bảng 1: Các nhóm đất chính ở Sóc Trăng.................................................22
Bảng 2: Dân số phân chia theo khu vực thành thị và nông thôn
tỉnh Sóc Trăng năm 2008...............................................................24
Bảng 3: GDP phân theo khu vực kinh tế của
tỉnh Sóc Trăng năm 2006 – 2008..................................................25
Bảng 4: Dân số phân chia theo đơn vị hành chính
tỉnh Trà Vinh năm 2008...............................................................30
Bảng 5: Lục lượng lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp
tỉnh Trà Vinh năm 2006 – 2008.....................................................31
Bảng 6: Doanh số cho vay tín dụng phân theo ngành
tỉnh Sóc Trăng năm 2005 – 2008...................................................33
Bảng 7: Doanh số cho vay tín dụng phân theo ngành
tỉnh Trà Vinh năm 2005 – 2008......................................................35
Bảng 8: Tuổi trung bình của chủ hộ và tỉ lệ chủ hộ là nam
ở Sóc Trăng và Trà Vinh...............................................................39
Bảng 9: Trình độ học vấn của chủ hộ ở Sóc Trăng và Trà Vinh..............40
Bảng 10: Diện tích đất trung bình\ hộ ở Sóc Trăng và Trà Vinh.............42
Bảng 11: Cơ cấu tham gia tín dụng chính thức của nông hộ
ở Sóc Trăng và Trà Vinh...................................................................43
Bảng 12: Lượng vốn vay, kỳ hạn và lãi suất trung bình của món vay cho
nông hộ..............................................................................................45
Bảng 13: Mục đích vay vốn của nông hộ ở Sóc Trăng và Trà Vinh.........47
Bảng 14: Thời gian chờ đợi trung bình để nhận vốn vay của nông hộ
ở Sóc Trăng và Trà Vinh....................................................................48
Bảng 15: Chi tiêu trung bình mỗi nông hộ ở Sóc Trăng và Trà Vinh......49
Bảng 16: Số thành viên và lực lượng lao động trung bình trong mỗi nông

hộ ở Sóc Trăng và Trà Vinh..........................................................50
Bảng 17: Kỳ vọng các yếu tố tác động đến chi tiêu của nông hộ
ở Sóc Trăng và Trà Vinh....................................................................54
Bảng 18: Kết quả xử lý hàm hồi quy..........................................................55


Bảng 19: Thống kê trong cách thay đổi tiết kiệm của của nông hộ
ở Sóc Trăng và Trà Vinh....................................................................62
Bảng 20: Các hình thức tiết kiệm của nông hộ trước và sau khi
sử dụng vốn........................................................................................63
Bảng 21: Tổng tài sản và điều kiện sống của hộ trước và sau
khi sử dụng vốn ở Trà Vinh..............................................................65
Bảng 22: Tổng tài sản và điều kiện sống của hộ trước và sau
khi sử dụng vốn ở Sóc Trăng.............................................................65
Bảng 23: Khả năng ứng phó rủi ro của nông hộ.......................................67
Bảng 24: Các hình thức ứng phó rủi ro của nông hộ................................68


DANH MUC HINH
Trang
Hình 1: Cơ cấu lao động phân theo ngành tỉnh
Sóc Trăng năm 2008.......................................................................25
Hình 2: Cơ cấu GDP phân theo ngành tỉnh
Sóc Trăng năm 2006 – 2008...........................................................26
Hình 3: Cơ cấu lao động phân theo ngành tỉnh
Trà Vinh năm 2008.........................................................................30
Hình 4: GDP phân theo ngành tỉnh Trà Vinh năm 200832
Hình 5: Tỷ trọng cho vay tín dụng phân theo ngành tỉnh
Sóc Trăng năm 2005......................................................................34
Hình 6: Tỷ trọng cho vay tín dụng phân theo ngành tỉnh

Sóc Trăng năm 2008.......................................................................34
Hình 7: Cơ cấu cho vay tín dụng phân theo ngành tỉnh
Trà Vinh năm 2005 – 2008..............................................................35


DANH SACH TƯ VIÊT TĂT


 Tiêng Viêt
ĐBSCL

Đồng bằng song Cữu Long

ĐVT

Đơn vị tính

NN

Nông nghiệp

 Tiêng Anh
GDP
VBARD
VBSP

Tổng sản phẩm quốc nội
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng chính sách xã hội



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, mục tiêu xóa đói giảm
nghèo không chỉ có ở nước ta mà còn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Nghèo đói không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được
hưởng thụ thành tựu văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về vấn đề kinh tế xã hội đối với sự phát triển, sự tàn phá môi
trường sinh thái. Vấn đề nghèo đói không được giải quyết tốt thì không một mục
tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia định ra như tăng trưởng kinh
tế, cải thiện đời sống, hoà bình ổn định, đảm bảo các quyền con người được
thực hiện. Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với
xuất phát điểm nghèo nàn và lạc hậu thì tình trạng đói nghèo càng không thể
tránh khỏi. Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2009, hiện nay cả nước có
khoảng trên 2 triệu hộ nghèo đói chiếm 11% tổng số hộ trong cả nước. Hơn
nữa, chính phủ đã áp dụng ngưỡng nghèo mới thì tỷ lệ hộ nghèo nước ta sẽ
tăng cao hơn với thực tế năm 2009. ĐBSCL là một trong những khu vực có
nhiều hộ nghèo nhất trong cả nước. Cái nghèo đeo bám người nông dân với
biết bao lý do, từ thiếu kiến thức, ít công cụ sản xuất, không thể áp dụng khóa
học kĩ thuật, tiến bộ công nghệ vào sản xuất, thiếu đất cho đến thiếu sự hướng
dẫn kỹ thuật hay quy hoạch và định hướng của Nhà nước. Ngoài ra, thiếu vốn là
nỗi ám ảnh thường xuyên đối với họ.
Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh nghèo ở Khu vực ĐBSCL với tỷ lệ nông
hộ có thu nhập thấp cũng như tỷ lệ người dân tộc, đặc biệt là người Khmer chiếm
tỷ lệ khá cao. Cụ thể, Sóc Trăng có 28,92% dân tộc là người Khmer (Niên giám
thống kê Sóc Trăng 2008) và Trà Vinh khoảng 30% (Niên giám Thống kê Trà
Vinh 2008). Đồng thời, hai địa phương trên có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất vùng Sóc
Trăng (28,53%), Trà Vinh (20,4%) theo GSO năm 2008. Việc tiếp cận nguồn

vốn chính thức đến đối tượng này đã được triển khai nhiều năm qua nhằm cung
cấp vốn sản xuất cũng như cải thiện đời sống gia đình. Để đánh giá hiệu quả của


nguồn vốn này có thể dựa vào thu nhập, tổng tài sản của hộ sau khi sử dụng vốn
và chi tiêu cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá vấn đề này.
Vấn đề đặt ra là tín dụng chính thức tác động như thế nào đến chi tiêu của
hộ và chi tiêu của hộ có đạt hiệu quả như mong muốn hay không? Muốn đạt
được mục đích này cần những biện pháp cụ thể.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chính thức nào đánh giá tác động của
tín dụng chính thức đến hiệu quả việc chi tiêu của nông hộ và đến đời sống của
họ. Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm và giải quyết để góp phần đưa tín dụng
này là công cụ xóa đói giảm nghèo hiệu quả, nâng cao cuộc sống nông hộ hiệu
quả nhất.
Chính vì lẻ đó, chúng ta cần phải phân tích để làm rõ những ảnh hưởng
của tín dụng chính thức tác động đến chi tiêu và đời sống của những nông hộ từ
đó đề xuất giải pháp để tín dụng chính thức là công cụ hữu hiệu giúp cho các
nông hộ ở các tỉnh này cải thiện cuộc sống bền vững. Vì vậy, đề tài “ Phân tích
ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ ở các tỉnh Sóc Trăng
và Trà Vinh” được chọn làm chuyên đề nghiên cứu.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Nhìn chung, vấn đề tín dụng nông thôn đã được nghiên cứu tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Nội dung của những nghiên cứu trước đây chủ yếu tìm hiểu về
các đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn như lãi suất, việc tiếp cận tín
dụng…ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số tác giả trong và
ngoài nước cũng đã thực hiện nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng nông hộ, giảm nghèo đói...Nhưng chưa có nghiên cứu sâu về
ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ. Vì vậy nghiên cứu

về vấn đề này là hết sức cần thiết.


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích những ảnh hưởng của tín dụng
chính thức đến chi tiêu và một số khía cạnh đời sống của các nông hộ từ đó đề
xuất giải pháp để các hộ này sử dụng vốn vay chính thức một cách hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình chung và thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ
ở Sóc Trăng và Trà Vinh.
- Phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ ở
Sóc Trăng và Trà Vinh.
- Phân tích tác động của tín dụng chính thức đến một số khía cạnh đời
sông của nông hộ ở Sóc Trăng và Trà Vinh như: thói quen tiết kiệm trước và sau
khi sử dụng tín dụng chính thức, khả năng ứng phó rủi ro, thay đổi tài sản và điều
kiện sống của hộ.
- Đề xuất giải pháp giúp hộ sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh trong đó đi sâu vào
các địa điểm xã huyện được lựa chọn một cách ngẫu nhiên có tiếp cận tín dụng
chính thức.
1.3.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 02/01/2010 đến 30/04/2010, số liệu được thu thập
từ ngày 25/01/2010 đến 17/02/2010.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nông hộ có tiếp cận tín dụng chính thức ở
hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
1.3.4 Giới hạn đề tài

Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những hạn
chế về nội dung cũng như hình thức. Người viết rút ra được những hạn chế để


các đề tài nghiên cứu sau này có liên quan đến chi tiêu của nông hộ có hướng
hoàn thiện hơn.
Về nội dung:
Đề tài này chỉ phân tích ảnh hưởng của tín dụng và các yếu tố mang đặc
điểm của nông hộ như: số thành viên trong gia đình, diện tích đất sản xuất của
nông hộ...một số yếu tố khác của nông hộ như lực lượng lao động cũng có thể tác
động đến chi tiêu của nông hộ nhưng chưa được đề cập vào phần phân tích.
Ngoài ra, phần tín dụng phi chính thức và bán chính thức cũng tác động đến chi
tiêu của nông hộ nhưng cũng chưa được phân tích. Để tài tập trung đi sâu và làm
rõ tác động của tín dụng chính thức (bao gồm các khoản vay hiện tại và trước đó)
đến chi tiêu một cách chuyên sâu và rõ ràng. Các đề tài tiếp theo nghiên cứu đến
tài nay, người viết đề xuất nghiên cứu sâu thêm về tác động của phần tín dụng phi
chính thức, một hình thức tín dụng phổ biến ở nông thôn, đến chi tiêu của nông
hộ để có cái nhìn tổng quan về thị vấn đề chi tiêu của nông hộ.
Về phương pháp:
Đề tài nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của tín dụng đến chi tiêu của nông hộ
thông qua hàm chi tiêu của Khandker (2005) đề xuất dựa trên mô hình tăng
trưởng hai giai đoạn của Ramssey. Các mô hình về nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng của nông hộ không được đề cập. Người viết đề xuất các đề
tài tiếp theo nên phân tích kết hợp các mô hình này, tạo sự gắn kết cho mảng đề
tài tín dụng ở nông thôn.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nông hộ ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh tiếp cận nguồn tín dụng nào là
chủ yếu?
- Tình hình chung của hộ vay vốn chính thức như thế nào?
- Sau khi tiếp cận tín dụng chính thức, chi tiêu của hộ thay đổi như thế

nào?
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài phân tích các tác động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của
nông hộ ở Sóc Trăng và Trà Vinh dựa trên việc điều tra lượng vốn vay, chi tiêu và
các đặc điểm đặc trưng của nông hộ. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tác
động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của các hộ gia đình sống ở nông thôn,


ngoài ra, đề tài cũng phân tích tác động của tín dụng đến một số khía cạnh đời
sống nông hộ để từ đó đề xuất giải pháp giúp nông hộ có thể sử dụng vốn vay
hiệu quả hơn. Để tìm hiểu thêm về đề tài này, những nghiên cứu trước đây về tín
dụng được lược khảo và lướt qua về nội dung mà các tác giả trước đã thực hiện.
Các đề tài về phân tích tín dụng nông thôn và tác động của tín dụng đến cuộc
sống nông hộ đã được nhiều nghiên cứu trước đây phân tích.
Ở Thái lan, Coleman (1999) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến kết
quả của hộ thông qua yếu tố thu nhập. Tác giả cho thấy những yếu tố tập hợp đặc
trưng của hộ gia đình cũng như các đặc trưng của khu vực tác động đến số tiền
vay từ ngân hàng địa phương. Bài viết còn nêu lên được thực trạng vay vốn của
nông hộ ở ngân hàng địa phương trong khu vực nghiên cứu và quan trọng nhất là
trình bày được kết quả của tác động chương trình nhóm cho vay ngân hàng hội
phụ nữ ở đông bắc Thái Lan.
Tác giả Phạm Vũ Lửa Hạ (2003) nghiên cứu đề tài “Phát triển hệ thống tín
dụng nông thôn ở Việt Nam” trên cơ sở lý luận tài chính chính thức, phi chính
thức, lãi suất cũng như các chương trình tín dụng nông thôn, đề tài đã nêu lên
được tổng quan thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam, cơ cấu thị trường tín
dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Từ đó đưa ra những giải pháp
giải quyết những vấn đề tồn đọng như: xác định đúng hình thức can thiệp của
chính phủ, tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và phi chính thức, chú trọng khả
năng phát triển bền vững, đa dạng hóa các loại hình tín dụng cho nông thôn và
đơn giản các yêu cầu và thủ tục cho vay.

Tác giả Giang Ho (2004) với nghiên cứu về thị trường tín nông thôn ở Việt
Nam. Đề tài trình bày lý thuyết thị trường tín dụng nông thôn ở các nước đang
phát triển dựa trên 3 lý thuyết cạnh tranh của Hoff và Stigligz (1996), thông tin
không hoàn hảo về phân chia tín dụng và sự bảo hộ gián tiếp. Bên cạnh đó còn
trình bày những kinh nghiệm nghiên cứu đề tài trước đó. Đề tài đã phân tích khái
quát thực trạng thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam và các hình thức vay
tiền chính thức và không chính thức. Điều tra và đưa ra được kết quả lựa chọn
khu vực vay vốn của nông hộ. Tác giả trình bày thảo luận và kết quả điều tra
hành vi vay vốn từ thị trường tín dụng không chính thức.


Tác giả M.H Quach (2005) thực hiện đề tài phân tích tác động của tín dụng
nông thôn đối với hộ nghèo bằng cách sử dụng bảng dữ liệu điều tra hộ gia đình
ở Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 3/1992 đến tháng 8/1997. Đề tài chỉ ra rằng
tín dụng không chỉ làm giảm sự nghèo khó của hộ gia đình mà còn có một vị trí
và ý nghĩa tác động dài hạn đến phúc lợi của hộ gia đình trong khoảng chi tiêu
trên đầu người. Đề tài cũng chỉ ra rằng mặc dù cả tín dụng chính thức và phi
chính thức đều đóng góp vào việc làm giảm đi sự nghèo đói của hộ nghèo, nhưng
tín dụng chính thức có tác động tương đối cao hơn so với tín dụng phi chính
thức.
Tác giả Nguyễn Thị Mộng Bạc (2009) và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu
về nhu cầu tín dụng của người dân nông thôn ở xã Định Mỹ, huyện Thoại sơn,
tỉnh An Giang.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng số liệu thứ cấp từ quỹ tín dụng và ngân hàng
huyện. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn các cơ sở tín dụng và
chính quyền địa phương. Đề tài trình bày mục đích vay vốn của nông hộ, tổ chức
tín dụng mà người dân có nhu cầu tiếp cận, số lượng tiền vay mà người dân
mong muốn được đáp ứng, lãi suất và thời hạn vay vốn thực tế so với lãi suất và
thời hạn mong muốn trong vay vốn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: người dân
nơi đây tiếp cận chủ yếu với 3 tổ chức tín dụng là ngân hàng chính sách xã hội,

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và quỹ tín dụng. Mục đích vay
vốn chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Người dân gặp nhiều trở ngại
trong quá trình vay vốn, khó khăn lớn nhất là do không có tài sản thế chấp. Về
nhu cầu vay vốn thì ngân hàng và quỹ tín dụng không đáp ứng đủ nhu cầu mà
người dân mong muốn do vậy mà tỷ lệ hộ hoàn trả vốn đúng kỳ hạn còn thấp.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tâm (2002) phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ tại địa bàn Nông Trường Sông Hậu huyện Ô Môn
tỉnh Cần Thơ. Qua đề tài tác giả đã phân tích một số chỉ tiêu kinh tế nông hộ, các
thông số ước lượng hàm thu nhập, hàm xác suất nghèo đói và hàm sản xuất tác
động đến thu nhập nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập nông hộ chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố như: trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số
thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với
vốn vay. Ngoài ra, thu nhập nông hộ còn bị tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh


hưởng đến năng suất lúa và chính sách đa canh đa dạng hóa sản xuất của nông
trường thông qua các mô hình canh tác.
Qua việc lược khảo một số tài liệu về các nghiên cứu trước đây về tín
dụng nông thôn và tác động của nó đến cuộc sống của nông hộ, người viết thấy
rằng các đề tài chỉ phân tích vào khả năng tiếp cận và tác động đến phúc lợi, mức
độ cải thiện đời sống nông dân mà chưa đi sâu vào việc phân tích tác động của
tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ. Người viết sẽ phân tích sâu vào vấn
đề này từ để làm rõ thêm việc tác động của tín dụng chính thức tác động như thế
nào đến chi tiêu của nông hộ.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định.
2.1.1.2 Chức năng của tín dụng
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của
tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội
được điều hòa từ nơi “thừa vốn” sang nơi “thiếu vốn” để sử dụng nhằm mục đích
phát triển nền kinh tế.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc
hoàn trả, vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt. Nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn
rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất và
đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng.
Việc phân phối vốn tiền tệ này được thực hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa
sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng.
Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại
và việc phát hành trái phiếu của Nhà nước và các Công ty.
+ Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức
trung gian như Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính…
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Hoạt động tín
dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ
phiếu, séc, thẻ thanh toán… thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí
in, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân hàng, các khách hàng có thể giao
dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động
tín dụng mà nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản
xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn
xã hội tăng lên.



- Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng,
Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay
vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là các hộ vay vốn qua mục đích vay của
hộ và giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của
nông thôn và có những chính sách điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.
2.1.1.3 Vai trò của tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có các vai trò chủ
yếu như sau:
- Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
- Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển
- Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
2.1.1.4 Bản chất của tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở mỗi
phương thức, tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là sự vay mượn tạm thời một vật
hoặc một số tiền tệ. Quan hệ tín dụng dù vận động ở bất cứ phương thức nào thì
tín dụng cũng tồn tại 3 đặc điểm cơ bản:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu tín dụng.
- Có thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người đi vay và người
cho vay.
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi
tức.
2.1.1.5 Nguyên tắc tín dụng
Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên
hợp đồng tín dụng.
2.1.1.6 Lãi suất tín dụng
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín dụng

của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của người đi


vay. Vì vậy việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa vào các thông số về mức kỳ
vọng sinh lời của Ngân hàng, mức độ rủi ro, thời hạn cho vay của từng món vay
trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và
mức độ tín nhiệm của khách hàng… Do đó lãi suất cho vay được Giám đốc sở
giao dịch Ngân hàng và các Trưởng phòng Nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay
nghiên cứu và tính toán cụ thể để đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi
phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi nhưng không được thấp hoặc
cao hơn mức lãi suất trần và sàn do Ngân hàng Trung ương quy định.
2.1.2 Phân loại tín dụng
* Phân loại theo hình thức
- Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của
Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi
phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định
của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay… và
những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được.
Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các Ngân hàng thưởng mại, Ngân hàng
Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính
phủ... Hình thức tín dụng này với lợi thế là lãi suất phù hợp, điều khoản trả nợ
phù hợp với người dân. Tuy nhiên để vay được tiền, người dân cần nhiều thủ tục
hay tài sản đảm bảo và việc phải chờ đợi một khoảng thời gian mới chính thức
nhận được tiền vay, điều này vô tình làm hạn chế hiệu quả tín dụng chính thức
khi người vay thực sự cần gấp một khoản tiền trong một số trường hợp khẩn cấp.
- Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của
Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như
cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người thân, bạn bè, họ hàng,
cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi… Lãi suất cho vay và những quy định trên thị
trường này do người cho vay và người đi vay quyết định. Trong đó, cho vay

chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm. Hình thức
tín dụng này rất phổ biến ở khu vực nông thôn do người dân không cần tài sản
thế chập, khi cần là có tiền ngay tức khắc. Như trên đã nói, lãi suất cho vay của
tín dụng phi chính thức rất cao, có khi lên đến 30% mỗi tháng, việc trả nợ của
người đi vay gặp khó khăn rất lớn. Đến lúc trả nợ, có khi người đi vay phải vay


mượn lãi cao từ nơi khác để trả món nợ này nên nợ nần càng chồng chất, cuộc
sống càng thêm khó khăn.
* Phân loại theo kỳ hạn
Tín dụng nông thôn phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại
tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính
thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy động là các
khoản tiền gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng ngắn hạn ở nông thôn, các
nông hộ thường vay để sử dụng cho sản xuất như mua giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, cải tạo đất… và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Lãi suất của các
khoản vay này thường thấp.
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để
cho vay vốn mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật
nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít phổ
biến ở thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để
cấp vốn các đối tượng nông hộ cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, kế
hoạch sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn
và rủi ro cao.
2.1.3 Đặc trưng cơ bản trong cho vay nông nghiệp
* Tính thời vụ
Sản xuất nông nghiệp luôn diễn ra theo chu kỳ và mang tính mùa vụ, đến
lúc gieo trồng, thả giống lúc bắt đầu hay lúc thu hoạch lúc cuối vụ thì hộ sản xuất

cần một lượng vốn nhất định phục vụ sản xuất hay thu hoạch. Trong cho vay cho
nông nghiệp, tính thời vụ cũng được đề cao, đóng phần khá quan trọng đòi hỏi
Ngân hàng và nông dân phải liên kết chặt chẽ để đạt được hiệu quả cho món vay.
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ
sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được
biểu hiện ở những mặt sau:
+ Thời điểm cho vay và thu nợ: Ngân hàng tiến hành cho vay vào đầu vụ
và tiến hành thu nợ vào kỳ thu hoạch. Việc này đòi hỏi Ngân hàng phải nắm rõ
vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp, theo dõi vụ mùa để xác định thời gian thu
nợ hợp lý.


+ Thời hạn cho vay: Ngân hàng dựa vào chu kỳ sống tự nhiên của cây, vật
nuôi để tính toán, quyết định thời hạn cho vay. Nếu chu kỳ sống của cây, vật nuôi
dài thì thời hạn cho vay kéo dài và ngược lại. Chu kỳ này phụ thuộc vào giống
cây trồng, giống vật nuôi, quy trình và kỹ thuật sản xuất.
* Chi phí tổ chức cho vay cao:
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức
mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừa
rủi ro. Cụ thể là:
+ Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phí
nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay nhỏ.
+ Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay
thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh,
bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã,…).
+ Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai,
dịch bệnh…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành
khác.
2.1.4 Các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam
2.1.4.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

(VBARD)
VBARD được thành lập vào năm 1988 từ ngân hàng nông nghiệp Việt Nam,
hiện nay VBARD được xem như một bộ phận của ngân hàng nhà nước Việt Nam
với nhiệm vụ chính là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông hộ ở khu vực
nông thôn. Với một mạng lưới rộng khắp cả nước với số lượng lớn các chi nhánh
nằm rải rác ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, ngân hàng đã trở thành
một trong những tổ chức tài chính chính thức lớn nhất ở Việt Nam. VBARD có
một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho người nghèo và gia đình
nông thôn ở ĐBSCL để cải thiện mức sống cũng như góp phần xóa đói giảm
nghèo.
VBARD hiện có hơn 2.200 chi nhánh và điểm giao dịch được phân bố
rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Thông thường,
VBARD ngày nay được gọi ngắn gọn là Aribank.
2.1.4.2 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)


×