Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TỀ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S LÊ PHƯỚC HƯƠNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN VŨ PHƯƠNG TRINH
MSSV: 4061984
LỚP: NGOẠI THƯƠNG A2 (KT0624A2)

CẦN THƠ -2010


LỜI CẢM TẠ


Em xin chân thành cảm ơn Cô – Th.S Lê Phước Hương và các cô chú, anh
chị phòng Dịch vụ khách hàng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn này.
Với thời gian hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên dù đã cố gắng nhưng
không thể tránh khỏi một số sai sót nhất định. Em rất mong được các thầy cô góp ý
kiến để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn.



Ngày 29 tháng 04 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Vũ Phương Trinh

i


LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 29 tháng 04 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Vũ Phương Trinh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)


iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên hướng dẫn

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên phản biện

v


MỤC LỤC
------

------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
1.1.


ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ................................................................. 1

1.1.1.

Lý do chọn đề tài: ................................................................................ 1

1.1.2.

Căn cứ khoa học thực tiễn: .................................................................. 2

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung: ................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể: ................................................................................... 3

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................................................... 4
1.3.1. Phạm vi không gian: ............................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi thời gian: ................................................................................... 4

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 4

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 5

2.1.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ........................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm thanh toán xuất nhập khẩu: ................................................. 5

2.1.1. Điều kiện thanh toán xuất nhập khẩu:...................................................... 6

2.2.

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU: ............. 10

2.2.1.

Phương thức chuyển tiền (Remittance): ............................................. 10

2.2.2.

Phương thức nhờ thu (Collection of Payment): .................................. 12

2.2.3.

Phương thức thanh toán thư tín dụng (Letter of credit): ..................... 16

2.3.

VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU: ......................... 19
vi



2.3.1.
2.3.2.

Đối với nền kinh tế đặc biệt là đối với hoạt động kinh tế đối ngoại: .......
.......................................................................................................... 19

Đối với khách hàng: ........................................................................... 20

2.3.3.

Đối với bản thân Ngân hàng: ............................................................. 20

2.4.1.

Mức ký quỹ ....................................................................................... 21

2.4.2.

Mức chiết khấu .................................................................................. 22

2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THANH TOÁN XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG: ................................................................. 21

2.4.3.

Thái độ phục vụ của nhân viên .......................................................... 22

2.4.4.


Trợ giúp khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp ............. 23

2.4.5.

Trợ giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá.................................... 23

2.4.6.

Khả năng thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng................. 23

2.4.7.

Khả năng của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế ....................... 23

2.4.8.

Mạng lưới ngân hàng thông báo/ ngân hàng đại lý ............................. 24

2.5.1.

Giới thiệu UCP .................................................................................. 24

2.5.2.

Vai trò của UCP................................................................................. 24

2.5. VĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TTXNK UCP ................................................................................................................. 24

2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 25

2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................... 25
2.6.2. Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................. 26

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH
VĨNH LONG ...................................................................................................... 27
3.1. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG: ............ 27
3.1.1. Thông tin về ngân hàng BIDV Vĩnh Long:............................................ 27
3.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long: .......
.......................................................................................................... 28
vii


3.1.3.

Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:.......
.......................................................................................................... 30

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT chi nhánh Vĩnh Long
trong năm (2007-2009) : ................................................................................. 38

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG ............................. 46
4.1.


MỘT SỐ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TTXNK TẠI BIDV VĨNH LONG 46

4.1.1.

Quy trình thanh toán thư tín dụng: .................................................... 46

4.1.2.

Quy trình nhờ thu hàng nhập ............................................................. 50

4.1.3.

Quy trình nhờ thu hàng xuất .............................................................. 53

4.2.1.

Phân tích kết quả hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu: .................... 56

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG ............................................... 55

4.2.2.
4.2.3.

Phân tích kết quả hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu: ................... 63

Đánh giá phân tích hiệu quả hoạt động TTXNK: ............................... 68

4.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BIDV
VĨNH LONG: .................................................................................................... 90

4.3.1.

Môi trường bên ngoài: ....................................................................... 90

4.3.2.

Môi trường bên trong: ........................................................................ 93

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG ..... 95

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG .................................................. 95
5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG: ................................. 96
viii


5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV VĨNH LONG: ..................... 96
5.3.1.
5.3.2.
5.3.3.

Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của ngân hàng: ............................ 96

Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu ................................... 97


Xác định mức ký quỹ hợp lý.............................................................. 97

5.3.4.

Nâng cao năng lực thực hiện TTXNK của đội ngũ cán bộ nhân viên: ....
.......................................................................................................... 97

5.3.5.

Thực hiện tốt tư vấn cho khách hàng trong TTXNK: ......................... 98

5.3.6. Xây dựng chính sách khách hàng phù hơp và tăng cường marketing
trong hoạt động TTXNK ................................................................................. 98
5.3.7.
5.3.8.
5.3.9.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: ................................................... 99

Thực hiện ưu đãi về mức phí dịch vụ và xác định mức phí phù hợp: ......
........................................................................................................ 100
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động TTXNK ........... 100

CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 101
6.1. KẾT LUẬN: ............................................................................................. 101
6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 102
6.2.1.

Kiến nghị với Ngân hàng BIDV Việt Nam:........................................ 102


6.2.2.

Kiến nghị với Ngân hàng BIDV Vĩnh Long: ...................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 104

ix


DANH MỤC BẢNG
------

------

---------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Vĩnh
Long (2007-2009) ................................................................................................. 39
Bảng 2: Tình hình thanh toán xuất khẩu tại BIDV Vĩnh Long về số món (20062009) ..................................................................................................................... 56
Bảng 3: Tình hình thanh toán xuất khẩu tại BIDV Vĩnh Long về doanh số (20062009) ..................................................................................................................... 57
Bảng 4: Tình hình thanh toán nhập khẩu tại BIDV Vĩnh Long về số món (20062009) ..................................................................................................................... 63
Bảng 5: Tình hình thanh toán xuất khẩu tại BIDV Vĩnh Long về doanh số (20062009) ..................................................................................................................... 64
Bảng 6: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Vĩnh Long về số món
(2006-2009) .......................................................................................................... 70
Bảng 7: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Vĩnh Long theo giá trị
(2006-2009) .......................................................................................................... 73
Bảng 8: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV Vĩnh Long theo giá trị
(2006-2009) .......................................................................................................... 76
Bảng 9: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế tại BIDV Vĩnh
Long (2006-2009) ................................................................................................. 87
Bảng 10: Thu nhập từ thanh toán xuất nhập khẩu và tổng thu nhập của BIDV Vĩnh

Long (2007-2009) ................................................................................................. 88
Bảng 11: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng BIDV Vĩnh Long và
ngân hàng Vietinbank Vĩnh Long (2007-2009)...................................................... 89

x


DANH MỤC HÌNH
------

------

---------------------------------------------------------------------------------------------Hình 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền........................................................ 10
Hình 2: Quy trình nhờ thu phiếu trơn....................................................................... 12
Hình 3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ ................................................. 14
Hình 4: Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ......................... 17
Hình 5: Bộ máy tổ chức tại BIDV Vĩnh Long ......................................................... 30
Hình 6:Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long (2007-2009) .. 40
Hình 7: Quy trình thanh toán thư tín dụng của BIDV Vĩnh Long............................. 46
Hình 8: Quy trình nhờ thu hàng nhập của BIDV Vĩnh Long .................................... 50
Hình 9: Tỷ trọng về số món của các phương thức TTXK (2006-2009) .................... 57
Hình 10: Tỷ trọng về số món của các phương thức TTNK (2006-2009) .................. 64
Hình 11: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán XNK theo số món của BIDV
Vĩnh Long (2006 – 2009) ........................................................................................ 70
Hình 12. Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán XNK theo giá trị của BIDV
Vĩnh Long (2006 – 2009) ....................................................................................... 73
Hình 13: Doanh số thanh toán XNK tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long (2006-2009) .. 76
Hình 14: Tình hình thanh toán XNK của BIDV Vĩnh Long (2006-2009) ................. 77
Hình 15: Doanh số TTXNK từ tháng 1-tháng 12 năm 2006 tại BIDV Vĩnh Long .... 82
Hình 16: Doanh số TTXNK từ tháng 1-tháng 12 năm 2007 tại BIDV Vĩnh Long .... 83

Hình 17: Doanh số TTXNK từ tháng 1-tháng 12 năm 2008 tại BIDV Vĩnh Long .... 84
Hình 18: Doanh số TTXNK từ tháng 1-tháng 12 năm 2009 tại BIDV Vĩnh Long .... 85
Hình 19: Thu nhập từ dịch vụ TTXNK tại BIDV Vĩnh Long (2006-2009) .............. 86
xi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
------

------

---------------------------------------------------------------------------------------------BIDV

Bank for investment and development of VietNam
Ngân hàng đầu tư về phát triển Vĩnh Long

WTO

World Trade Organization

SWIFT

Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication

NH

Ngân hàng

NHTM


Ngân hàng thương mại

TTXK

Thanh toán xuất khẩu

TTNK

Thanh toán nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

TTXNK

Thanh toán xuất nhập khẩu

TTQT

Thanh toán quốc tế

BCT

Bộ chứng từ


CBPD

Cán bộ phê duyệt

CBTH

Cán bộ thực hiện

xii


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
------

1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1.1.1.

------

Lý do chọn đề tài:


Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa

ngày càng mở rộng, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng ngày càng phát

triển. Đặc biệt là hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới WTO, điều này càng thúc đẩy chúng ta cần phải chủ động tiến sâu hơn,

tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình hợp tác thương mại quốc tế. Trong mối

quan hệ đó, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng không thể
thiếu trong kinh doanh quốc tế.

Ngày nay, ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển

kinh tế của Việt Nam. Trong đó, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân

hàng ngày càng phát triển, nó được xem như là cầu nối thuận lợi trong hoạt động

thương mại giữa các nước trên thế giới với nhau. Đồng thời, hoạt động thanh toán

xuất nhập khẩu cũng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó
liên quan và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng.

Cùng với sự phát triển giao lưu thương mại của đất nước, hoạt động thanh

toán xuất nhập khẩu của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, hiệu quả hoạt

động của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia xuất nhập khẩu

cũng như lợi ích thương mại giữa các tổ chức, các công ty lớn nhỏ...của các nước.

Do đó, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng của ngân hàng Đầu Tư và

Phát Triển chi nhánh Vĩnh Long (BIDV Vĩnh Long) cũng đang góp phần tạo nên
thế mạnh trong hệ thống các nghiệp vụ ngân hàng và mang lại lợi ích không nhỏ

cho đất nước.

Tuy nhiên, đã là một hoạt động có lợi ích lớn thì bao giờ cũng hàm chứa

những rủi ro, tranh chấp...và những rủi ro, tranh chấp sẽ ngày càng lớn hơn khi hoạt

động ngày càng mở rộng. Và những rủi ro này sẽ mang lại những thiệt hại không
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

1


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

nhỏ đến lợi ích của nền kinh tế thế giới nói chung và các ngân hàng thương mại nói
riêng.

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng

BIDV Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu và thành quả nhất định. Tuy nhiên,

đây là một hoạt động phức tạp và luôn cần một sự đổi mới để hoà nhập với thế giới.


Vì vậy, luôn cần tìm ra những tồn tại trong cơ chế nghiệp vụ cũng như cách thức tổ
chức và công tác thực hiện của hoạt động để tìm cách khắc phục kịp thời. Chính vì

vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng BIDV Vĩnh Long, trên cơ sở những kiến

thức đã học tại trường, tài liệu tham khảo và nhận thức được tầm quan trọng của

của vấn đề, em quyết định chọn đề tài : “Phân tích hoạt động thanh toán xuất

nhập khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Vĩnh Long”.
1.1.2.

Căn cứ khoa học thực tiễn:

Năm 2009, Vĩnh Long chính thức trở thành thành Thành thố trực thuộc Tỉnh
Vĩnh Long, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thị xã Vĩnh Long vẫn luôn

là trung tâm hành chính, kinh tế-xã hội của tỉnh. Những năm gần đây đô thị Vĩnh

Long được đầu tư nhiều hơn, đô thị được chỉnh trang, các con đường trung tâm
được mở rộng, trồng cây xanh, hoa kiểng, hệ thống chiếu sáng được đầu tư... Hệ
thống siêu thị và các trung tâm thương mại hình thành cùng với 11.126 sơ sở kinh

doanh thương mại và dịch vụ đã góp phần cho thương mại dịch vụ thị xã Vĩnh Long
nhanh chóng phát triển hơn...

Mục tiêu phát triển thành phố Vĩnh Long là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng kinh tế đô thị: thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp sạch,


công nghệ cao, nông nghiệp đô thị vào năm 2020; phát triển mở rộng gắn kết với

các vùng phụ cận, tập trung cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị hiện
có, đồng thời xây dựng mới các khu đô thị hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng của

thành phố tiến tới đạt tiêu chí đô thị loại II. Theo đó, từ năm 2008 đến năm 2010,

đầu tư hơn 8.664 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại-dịch vụ,

khu dân cư, công trình công cộng, trường học, y tế… Hiện nay, nhiều dự án, công

trình đã và đang được xây dựng thu húy các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây
hợp tác ngày càng nhiều.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

2


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

Chính vì đây là nơi có nhiều cơ hội lớn để phát triển thương mại , do đó các

hoạt động giao thương quốc tế ngày càng nhiều nên không thể thiếu sự hỗ trợ của

thanh toán xuất nhập khẩu để đảm bảo an toàn, thuận tiên cho các nhà thanh toán

xuất nhập khẩu. Vì vậy, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng và


nhiều cơ hội cho các Ngân hàng đang kinh doanh tại điạ bàn Thành phố Vĩnh long
nói chung và ngân hàng BIDV Vĩnh Long nói riêng.

Đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng

BIDV Vĩnh Long” là rất cần thiết, để từ đó ta đánh giá được hiệu quả của hoạt động
này tại chi nhánh và có những giải pháp giúp hoạt động này ngày càng hoàn thiện

và phát triển hơn.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.2.1.

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu về tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng

BIDV Vĩnh Long trong những năm gần đây, để thấy được những mặt tích cực cũng
như những tồn tại và những rủi ro mà Ngân hàng gặp phải, từ đó, tìm ra những biện

pháp để phát huy hơn mặt tích cực và khắc phục những hạn chế cho hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại


ngân hàng BIDV Vĩnh long.

- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của

ngân hàng BIDV Vĩnh long.

- Mục tiêu 3: Đề ra những giải pháp để nâng cao và ngày càng hoàn thiện

hơn trong công tác nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng BIDV Vĩnh
Long.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

3


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Phạm vi không gian:

Luận văn được thực hiện tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh

Vĩnh Long (BIDV Vĩnh Long)
1.3.2. Phạm vi thời gian:

Số liệu phân tích trong luận văn được thu thập từ trong khoảng từ năm 2006


đến năm 2009

Luận văn được thực hiện trong thời gian thực tập tại Ngân hàng BIDV Vĩnh

Long từ ngày 25/02/2010 đến ngày 23/04/2010

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Là những số liệu, các báo cáo tài chính về tình hình thanh toán xuất nhập

khẩu tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long và các số liệu thu thập được từ báo, đài,
internet.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

4


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-----2.1.

------

PHƯƠNG PHÁP LUẬN:


2.1.1.

Khái niệm thanh toán xuất nhập khẩu:

Thanh toán xuất nhập khẩu là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán

quốc tế trong quan hệ thanh toán giữa các nước. Các vấn đề liên quan đến quyền lợi

và nghĩa vụ mà các bên đề ra để giải quyết và thực hiện, được quy định lại thành
những điều kiện gọi là các điều kiện thanh toán quốc tế. Nó được thể hiện trong các

điều khoản thanh toán của các hiệp định trả tiền, ký kết giữa các nước, các hiệp định

thương maị, các hợp đồng mua bán ngoại thương, ký kết giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu.

Như vậy, nói tóm lại, thanh toán xuất nhập khẩu là việc chi trả các nghĩa vụ
tiền tệ phát sinh trong các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các
tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức, các cá nhân của các quốc gia khác nhau.
Thanh toán xuất nhập khẩu là công cụ quan trọng trong kinh doanh quốc tế,

phải đảm bào yêu cầu cơ bản sau:
-

Đối với người xuất khẩu, hoạt động thanh toán phải đạt các mục đích:

Đảm bảo chắc chắn thu được đúng, đủ, kịp thời tiền hàng và trong điều kiện

cụ thể càng nhanh càng tốt. Đảm bảo giữ vững giá trị thực tế của số ngoại tệ thu

được khi có những biến động xảy ra. Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Củng cố và

mở rộng thị trường đã và đang có, tìm kiếm phát triển thị trường mới.
-

Đối với người nhập khẩu, hoạt động thanh toán phải đạt các mục đích:

Đảm bảo chắc chắn nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời

hạn. Trong điều kiện các chi tiết khác không thay đổi thì thanh toán tiền hàng càng
chậm càng tốt, góp phần làm quá trình nhập khẩu theo đúng yêu cầu phát triển của
nền kinh tế quốc dân.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

5


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

2.1.1. Điều kiện thanh toán xuất nhập khẩu:

Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, cácvấn đề liên quan đến quyền lợi và

nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành

những điều kiện gọi là: Điều kiện thanh toán quốc tế.
2.1.1.1. Điều kiện tiền tệ:


Trong quá trình thanh toán xuất nhập khẩu các bên sử dụng đơn vị tiền tệ

nhất định của một quốc gia nào đó. Việc sử dụng loại tiền tệ nào cũng đều ảnh

hưởng tới lợi ích của các bên, vì vậy điều kiện tiền tệ là điều kiện không thể thiếu

được trong các hiệp định và hợp đồng ngoại thương ký kết giữa các quốc gia. Điều
kiện tiền tệ là việc sử dụng loại tiền để tính toán và thanh toán đồng thời quy định
cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.

Việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán các hợp đồng thanh toán ngoại

thương và các hiệp định thương mại phụ thuộc vào cá yếu tố cơ bản sau:
-

Sự so sánh lực lượng giữa bên thanh toán và bên được thanh toán.

Vị trí của đồng tiền đó trên trường quốc tế.

Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu

Khi sử dụng và lựa chọn loại tiền tệ trong thanh toán, bên nào cũng muốn sử

dụng đồng tiền quốc gia mình vì có những điểm lợi sau:
-

Có thể qua đó nâng cao địa vị đồng tiền nước mình trên thế giới

Không phải mua ngoại tệ để trả tiền thanh toán hay trả nợ cho đối tác

nước ngoài.

-

Có thể tránh rủi ro do tỷ giá ngoại tệ nước ngoài biến động gây ra

Có thể tạo điều kiện tăng thêm hàng xuất khẩu nước mình.

Tuy vậy, trong hoạt động thanh toán ngoại thương có những mặt hàng phải

thanh toán bằng những loại tiền tệ nhất định, thường là một số nguyên liệu quan

trọng đã bị một số nước khóng chế từ lâu, chẳng hạn mua bán cao su, thiếc và một
số kim loại thanh toán bằng bảng Anh, dầu hỏa bằng USD.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

6


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

2.1.1.2. Điều kiện thời gian thanh toán:

Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển

vốn lợi tức, khả năng cò thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh toán.


Chính vì vậy, đấy là điều kiện quan trọng và thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa
các bên, trong đàm phán và ký kết hợp đồng, thông thường có 3 cách quy định
-

Trả tiền ngay: là việc thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người

xuất khẩu đặt chứng từ hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua. Việc trả tiền

ngay có thể được tiến hàng bằng cách trả toàn bộ tiền hàng ngay một lúc hoặc bằng
cách trả từng phần.

Việc trả toàn bột tiền hàng ngay một lúc đòi hỏi người mua phải trả toàn

bộ giá trị hàng hóa theo một trong các điều kiện sau: khi nhận được điện báo của

người xuất khẩu về việc đã sẵn sàng để gửi hàng; khi nhận được điện báo của người

chuyên chở về việc đã hoàn thành việc bớc hàng ở địa điểm gửi hàng; khi toàn bộ
chứng từ quy định trong hợp đồng được trao cho người mua; sau một số ngày hoặc

mộ số giờ ưu huệ nhất định kể từ khi toàn bộ chứng từ quy định được trao cho

người mua.

Việc trả ngay từng phần đòi hỏi người mua phải trả ngay tiền hàng trong

một số đợt được thỏa thuận trong hợp đồng, căn cứ vào các điều kiện giao hàng
hoặc vào mức độ sẵn sàng của hàng hóa.

Việc trả ngay từng phần căn cứ vào điều kện giao hàng có thể được quy


định như sau: người mua phải trả cho người bán một phần chủ yếu (80 – 95%) của

tiền hàng khi người bán đã gửi hàng hoặc đã gửi chứng từ hàng hóa, phần còn lại (5

– 20%) sẽ được trả khi người mua đã nhận hàng hoặc khi chấm dứt thời gian bảo
hành.

Khi trả ngay từng phần theo mức độ sẵn sàng của hàng hóa. Người mua

phải thanh toán tiền hàng trong nhiều đợt căn cứ vào mức độ hoàn thành các bộ
phận riêng biệt của đơn hàng hoặc của hợp đồng. Ví dụ: 10% tiền hàng trả khi giao

xong thiết kế, 70% khi giao xong thiết bị, 15% khi nghiệm thu công trình và 5% khi
chấm dứt thời gian bảo hành.
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

7


Luận văn tốt nghiệp
-

Th.S Lê Phước Hương

Trả tiền trước: là việc người mua giao cho người bán toàn bộ hoặc

một phần tiền hàng trước khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của

người mua hoặc trước khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua. Mức tiền


ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc vào tầm quan trọng của hàng hóa giao dịch, thời

hạn chế tạo của hàng hóa đó, mối quan hệ giữa các bên giao dịch và tập quán hình

thành trong ngành buôn bán có liên quan. Ngày nay, thông thường tiền ứng trước

chỉ nằm trong phạm vi 5-10% của giá trị đơn hàng. Việc thanh toán tiền ứng trước

thường được tiến hành bằng cách khấu trừ dần vào tiền hàng hoặc bằng cách tính

toán dứt khoát vào lúc kết toán tiền hàng. Số tiền hàng ứng trước chính là khoản tín
dụng mà người mua cung cấp cho người bán.
-

Trả tiền sau: Trong việc trả tiền sau, người bán cung cấp cho người

mua một khoản tín dụng theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Khoản tín dụng này được

hoàn trả hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng hóa. Trong những năm gần đây, trên thị

trường thế giới về thiết bị toàn bộ, một loại hợp đồng khá phổ biến là hợp đồng chia

sản phẩm (Product sharing), theo đó người nhập khẩu hoàn trả tín dụng cho người
xuất khẩu bằng cách giao một phần (kgoảng 20-40%) sản phẩm do chính các thiết
bị toàn bộ nói trên sản xuất ra.
Trong việc thanh toán có tín dụng (trả trước hoặc trả sau), các bên thường

quan tâm đến số tiền tín dụng, thời hạn tín dụng, lãi suất tín dụng và thời gian hoàn
trả.

2.1.1.3. Điều kiện về địa điểm thanh toán:

Trong thanh toán xuất nhập khẩu, bên nào cũng muốn địa điểm thanh toán

tại nước mình vì sẽ có những lợi thế sau:
-

Có thể đến ngày trả tiền mới phải chi tiền ra, đỡ đọng vốn hoặc có thể

thu tiền về nhanh chóng nên tăng khả năng quay vòng vốn.
-

Ngân hàng nước mìn thu được phí thủ tục nghiệp vụ.

Có thể tạo điều kiện nâng cao địa vị tiền tệ nước mình trong thương

mại quốc tế.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

8


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

Trong thanh toán ngoại thương, điạ điểm thanh toán có thể xảy ra tại nước
người nhập khẩu, người xuất khẩu hay tại một nước thứ ba. Trong thực tế việc xác


định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa các bên quết định đồng

thời cũng còn thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán nước nào thì điạ điểm thanh toán

cũng ở nước đó.

2.1.1.4. Điều kiện về phương thức thanh toán:

Điều kiện này quy định cách thức nhận, trả tiền hàng hóa dịch vụ trong từng

món giao dịch, mua bán giữa các bên. Trong quan hệ mua bán quốc tế có nhiều

phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền như chuyển tiền, nhờ
thu, tín dụng chứng từ... Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện

thanh toán xuất nhập khẩu. Phương thức thanh toán là cách người bán dùng để thu

tiền và người mua dùng để trả tiền. Trong quan hệ mua bán, người ta có thể dùng
nhiều phương thức khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền nhưng xét cho cùng thì việc

lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là

thu tiền đầy đủ và đúng hạn, còn người mau là nhận hàng đúng số lượng, chất lượng
và đúng hạn.

2.1.1.5. Điều kiện đảm bảo hối đoái:

Trong giai đoạn hiện nay, các đồng tiền trên thế giới thường sụt giá hoặc

tăng giá. Để tránh những tổn thất có thể xảy ra, các bên giao dịch có thể thỏa thuận

những điều kiện đảm bảo hối đoái. Đó có thể là điều kiện đảm bảo vàng hoặc điều

kiện đảm bảo ngoại hối.
2.2.

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU:
Phương thức thanh toán xuất nhập khẩu là việc tổ chức quá trình trả tiền

hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập

khẩu hay đơn giản là cách thức mà người bán thu tiền còn người mua trả tiền. Trong

thương mại quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau, xuất

phát từ nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và từ nhu cầu của người

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

9


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã quy định trong

hợp đồng.

Các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến bao gồm:


2.2.1.

Phương thức chuyển tiền (Remittance):

Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng
(người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền
nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một
thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình

thức chủ yếu sau:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong

đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức
thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện.

- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó

lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức

điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua
mạng liên lạc viễn thông SWIFT.

Hình 1. Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền
Chú thích:
(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ

hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh


10


Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ

chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết,

lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy

định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài
khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.

(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại

lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.

(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng

lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.
Đặc điểm:

Thủ tục đơn giản, phí thanh toán không cao


Đây là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người hưởng

lợi, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán, theo uỷ nhiệm để hưởng hoa
hồng và không bị ràng buộc gì đối với cả người nhập khẩu và người xuất khẩu. Việc

chuyển tiền hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho người hưởng lợi, trước thời điểm
này số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sở hữu của người chuyển tiền và người

này có quyền huỷ bỏ lệnh chuyển tiền mà người thụ hưởng không có quyền khiếu
nại gì với ngân hàng. Như vậy, việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua,

quyền lợi của người xuất khẩu không được đảm bảo.

Trong quan hệ mua bán ngoại thương, phương thức chuyển tiền chỉ lựa chọn

làm phương tiện thanh toán đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu cung ứng các dịch
vụ có quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh
việc chiếm dụng vốn của người bán. Ngược lại, nếu chuyển tiền trước không có gì

đảm bảo chắc chắn rằng người bán sẽ giao hàng và giao hàng đúng hạn.
2.2.2.

Phương thức nhờ thu (Collection of Payment):

Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán (nhà xuất khẩu)
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng,
uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

11



Luận văn tốt nghiệp

Th.S Lê Phước Hương

thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay
chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác..

Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu

và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng
không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như người mua.
Các loại nhờ thu:
Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection):
Là phương thức người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền người mua căn
cứ vào hới phiếu do mình lập còn chứng từ hàng gửi thẳng cho người mua không
qua Ngân hàng.
Ngân hàng nhờ
thu
(2)

(7)

Người ủy thác

(3)
(6)
(0)
(1)


Ngân hàng thu hộ
(5)

(4)

Người trả tiền

Hình 2: Quy trình nhờ thu phiếu trơn

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp
dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”
đồng.

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp
(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính

tới ngân hàng phục vụ mình.

(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến

ngân hàng thu hộ.
(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu.

(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi

hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Trinh

12



×