Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Lập dự án trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 68 trang )

Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT
VÀ CHĂN NUÔI KẾT HỢP

Chủ đầu tư: Trần Anh Quang
Địa điểm: xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

---- Tháng 12/2016 ---Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT
VÀ CHĂN NUÔI KẾT HỢP
CHỦ ĐẦU TƯ

HỘ KINH DOANH CÁ THỂ



ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH

TRẦN ANH QUANG
NGUYỄN VĂN MAI

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 7
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
V.1. Mục tiêu chung. ..................................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể. ..................................................................................... 8
Chương II .............................................................................................................. 9
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................ 9
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ..................................... 9
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ................................................................ 11
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 12

II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. ............................................................... 12
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 15
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 15
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 16
Chương III ........................................................................................................... 17
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 17
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 17
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 17
II.1. Trồng cây ăn quả ................................................................................. 17
II.2. Chăn nuôi bò vỗ béo. ........................................................................... 25
II.3. Nuôi trồng thủy sản. ............................................................................ 31
Chương IV ........................................................................................................... 36
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 36
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ..................................................................................................................... 36
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 36
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 36
1. Phương án quản lý, khai thác. ................................................................. 37
2. Giải pháp về chính sách của dự án. ......................................................... 37
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 37
Chương V ............................................................................................................ 38
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ......................................................... 38
I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 38
I.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 38
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

3



Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .................................... 38
II. Các tác động môi trường ........................................................................ 39
II.1. Các loại chất thải phát sinh.................................................................. 39
II.2. Khí thải. ............................................................................................... 39
II.3. Nước thải ............................................................................................. 41
II.4. Chất thải rắn......................................................................................... 42
III.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường........................................ 43
III.3.1. Xử lý chất thải rắn ........................................................................... 43
III.3.2. Xử lý nước thải................................................................................ 44
III.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi: ................................................................... 45
III.3.4. Giảm thiểu các tác động khác ......................................................... 45
III.4. Kết luận .............................................................................................. 45
Chương VI ........................................................................................................... 46
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 46
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 46
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ....................... 47
III. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế. ........................................................ 47
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 47
2. Phương án vay. .................................................................................... 48
3. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................ 48
3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 48
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ................... 48
3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ..................................... 49
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 50
I. Kết luận. ................................................................................................... 50
II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 50
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 51


Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

4


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: Trần Anh Quang.
Điện thoại liên hệ: 0983256868.
Địa chỉ liên hệ: 62 Phố Hàng Bè, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp.
Địa điểm xây dựng: Xã Hồng An, huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, triển khai và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư: 8.127.120.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp,
nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao
hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững;
có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm
nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới.
Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất đã hình thành các trang trại gắn

liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
Kinh tế trang trại có lịch sử phát triền lâu đời, các chuyên gia về sử học và
kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã hình
thành trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nô lệ. Ở Trung Quốc trang trại
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

5


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

có từ đời nhà Đường. Với nước ta, trang trại hình thành và phát triển dưới thời
nhà Trần với tên gọi chung là các “thái ấp”. Trang trại trên thế giới bắt đầu phát
triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000
trang trại, năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000, năm 1990 ở Mỹ có 5.737.000,
năm 1963 Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu trang trại.
Quá trình phát triền công nghiệp, số lượng các trang trại giảm, nhưng quy
mô về diện tích và quy mô về doanh thu tăng lên. Hiện nay ở Mỹ có 2,2 triệu
trang trại, sản xuất mỗi năm 50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế giới; ở
Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu
trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7 tỷ bông hoa, 600
triệu chậu hoa; 4 triệu lao động trong các trang trại của Nhật Bản (chiếm 3,7%
dân số cả nước) nhưng bảo đảm lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu người.
Như vậy, trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp,
xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại trong
thời gian qua và căn cứ vào chủ trương đối với kinh tế trang trại đã được nêu
trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng

12 năm 1997 và Nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị
về phát triển nông nghiệp và nông thôn, cần gíải quyết một số vấn đề về quan
điểm và chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát
triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trong thời gian tới.
Thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi tập trung
đem về giá trị hàng hóa lớn, hiện nay tỉnh Thái Bình có 700 trang trại chăn nuôi
quy mô lớn.
Trong thời gian qua, các địa phương đã nghiên cứu, lựa chọn đưa vào
giống mới có năng suất và chất lượng thịt cao, tích cực ứng dụng và chuyển giao
công nghệ chăn nuôi tiên tiến: Công nghệ chăn nuôi khép kín, đệm lót sinh học,
quy trình VietGap.... Đến nay, ngoài 700 trang trại quy mô được công nhận, toàn
tỉnh còn có 16.000 gia trại.
Một số trang trại, gia trại đã hình thành các hình thức hợp tác sản xuất kinh
doanh theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ và chế biến. Thực hiện tái cơ
cấu sản phẩm theo hướng tăng nhanh đàn gia cầm, giảm đàn lợn F1, tăng đàn
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

6


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

lợn F2, F3 và đàn lợn ngoại, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm của ngành chăn
nuôi trong tỉnh đạt 5,4%/năm.
Đặc biệt kinh tế trang trại phát triển theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến
là yêu cầu cấp thiết hiện nay, chính vì vậy xét thấy việc phát triển cần phải ứng
dụng nhanh khoa học kỹ thuật, nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả trong sử dụng đất đai, nguồn
lực, chúng tôi đã phối hợp với Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên
Xanh tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Xây dựng trang trại trồng trọt và chăn

nuôi kết hợp”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
 Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển
kinh tế trang trại;
 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
 Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
 Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn;
 Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một
số chính sách phát triển thủy sản;
 Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
 Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CPngày 19/12/2013 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn;
 Căn cứ Nghị quyết số 23/2014/NQ-HĐND ngày 10/9/2014 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về việc phê duyệt cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

7


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp


một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai
đoạn đến năm 2020;
 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
 Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
-

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền
vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói
giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới.

-

Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật phục vụ
sản xuất của dự án.

Tổ chức sản xuất sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho thị trường.
Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào
công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong
nước.

V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 170 tấn chanh dây; 8 tấn nhãn
chất lượng cao.
- Hàng năm cung cấp khoảng 7,2 tấn cá trắm giòn và chép giòn;
- Xây dựng vườn cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích: 30.000
m2.
- Nuôi bò thịt vỗ béo, với quy mô đàn là 150 con. Mỗi năm vỗ 3 lứa, tương
đương với quy mô 450 con/năm.
-

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

8


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý:
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt
Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía
đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông bắc. Thái Bình tiếp
giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải
Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam.
Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ)
Huyện Hưng Hà là một huyện đồng bằng, nằm ở rìa phía Tây Bắc của tỉnh

Thái Bình, diện tích tự nhiên là 200,42 km². Hưng Hà tiếp giáp với các
huyện Đông Hưng (phía đông nam), Vũ Thư (phía nam), Quỳnh Phụ (phía đông
bắc) và hai tỉnh Hưng Yên (các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ) ở phía tây bắc, Hà
Nam (huyện Lý Nhân) ở phía tây tây nam. Hưng Hà có ba mặt giáp sông
Hồng (phía tây) cùng hai phân lưu của nó là sông Luộc (phía bắc) và sông Trà
Lý (phía nam). Xã Tân Lễ là cực Tây của cả huyện lẫn tỉnh Thái Bình, nằm tại
ngã ba sông giữa sông Hồng và sông Luộc. Cực Nam của huyện là xã Hồng
Minh, nằm tại ngã ba sông Hồng và Trà Lý (tên cổ là cửa Tuần Vườn). Cực
Đông là xã Bắc Sơn, nằm tại ngã ba ranh giới với hai huyện Quỳnh Phụ và
Đông Hưng. Sông Tiên Hưng lấy nước từ sông Luộc chảy qua giữa huyện theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra huyện có một mạng lưới các con sông
nhỏ, kênh rạch nhỏ, nối thông với các sông Hồng, Luộc, Trà Lý.
Địa hình:
Thái Bình nằm tại tọa độ: 20°18′đến 20°44′độ vĩ bắc, 106°06′đến
106°39′độ kinh đông .
Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2
m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển
dài 52 km.
Tỉnh này có 4 con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài
35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km,
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

9


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu
cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông
này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc

điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức
nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu
lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng
sâu vào đất liền từ 15–20 km.
Khí hậu, thủy văn:
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa
nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến
tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy không rõ rệt
như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C. Số
giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận
một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông
lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Do giáp biển nên
khí hậu Thái Bình có những sắc thái riêng. Về mùa đông thường ẩm hơn những
tỉnh nằm sâu trong đất liền. Những ngày giá lạnh của mùa đông thường không
kéo dài liên tục mà xen kẽ có những ngày ấm áp. Mùa hạ tuy nóng nhung cũng
có những ngày mát dịu, thường được hướng không khí mát mẻ của gió biển vào
buổi chiều. Điều kiện khí hậu đó có nhiều thuận lợi cho thâm canh, xen canh
trong sản xuất
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận
một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông
lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá
trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống
sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới
8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông
đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn
chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình.
Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ
sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung

cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái
Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

10


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử
dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới
tiêu, hệ thống cống tự chảy...
Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng
ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân. Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống
sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh
quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên
bình, thơ mộng.
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu
80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất
lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa
nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo
vệ bởi các tầng chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai
thác và sử dụng, cần lưu ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý.
Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m,
mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt,
nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không
thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền
(Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.

Dân số, lao động
Năm 2013, Thái Bình có 1.788.400 người với diện tích là 1.570,5 km² với
mật độ dân số 1.139 người/km². Thành phần dân số:


Nông thôn: 90,1%



Thành thị: 9,9%

Phấn đấu đạt tỉ lệ đô thị hoá 22,3% năm 2015, đến năm 2020 tỉ lệ đô thị
hoá đạt khoảng 40%, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động
khoảng 67%.
Trong đó, Dân số của huyện Hưng Hà là 290.750 người (2013), chiếm diện
tích 200,42 km² với mật độ dân số là 1.268 người/ km² trong đó dân số trong độ
tuổi lao động là 149.587 người.
Dân tộc sinh sống chủ yếu là Việt, Tày, Mường, Hoa...
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

11


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

Nguồn lao động của tỉnh khá đông. Năm 2011, số lao động làm việc trong
các ngành kinh tế là 1.010,1 nghìn người, chiếm 56,5% dân số của tỉnh. Trong
cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình, nhóm ngành nông-lâm- thủy sản chiếm
tỷ lệ cao nhất 59,4% (600 nghìn người) và tỷ lệ lao động nữ làm việc trong
nhóm ngành này cũng rất cao (chiếm 54,6% so với tổng số lao động nữ đang

làm việc trong các ngành kinh tế). Nguồn lao động nông nghiệp có trình độ thâm
canh cao so với cả nước vì đây là mảnh đất của nghề trồng lúa nước và các sản
phẩm chăn nuôi. Người lao động Thái Bình cần cù, chịu khó, lao động có khả
năng tiếp thu, tiếp cận với tiến bộ khoa học- kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
đang tăng dần qua các năm. Nếu tỉnh có chiến lược đầu tư giáo dục- đào tạo một
cách đồng bộ để nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ tạo được một đội ngũ cán
bộ đông đảo có trình độ và tay nghề cao. Đồng thời lại có chính sách quản lý và
sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, sẽ là động lực, là lợi thế cho phát triển nông
nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản
phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông
sản hàng hoá, mở rộng thị trường…
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các
loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng
hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có
ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản.
Về cây ăn quả: Việt Nam có lợi thế khí hậu nhiệt đới nên trái cây là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hàng năm, cả nước thu hoạch gần 7
triệu tấn trái cây. Dự kiến, sản lượng trái cây cả nước sẽ được nâng lên 11,3
triệu tấn vào năm 2020 và 17,7 triệu tấn (trong đó xuất khẩu từ 800 nghìn đến 1
triệu tấn) vào năm 2030.
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu trái cây chủ yếu của
Việt Nam, với đặc điểm địa lý có đường biên giới chung khá dài, nhu cầu gia
tăng mạnh, và có nhu cầu đối với nhiều chủng loại trái cây, chất lượng yêu cầu
không quá cao. Theo số liệu thống kê, trong năm 2013, Trung Quốc vẫn là thị
trường nhập khẩu nhiều vải thiều và thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70%
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

Về chăn nuôi gia súc:
Ngành chăn nuôi gia súc là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong nông nghiệp, đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn
cầu. Ngành chăn nuôi gia súc đóng góp 15% tổng số thực phẩm và 25% lượng
đạm trong các bữa ăn.
Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi gia súc cung cấp các vi chất dinh dưỡng
thiết yếu không dễ gì có được từ các sản phẩm cây thực phẩm khác.
Nhu cầu thịt tại các nước đang phát triển hiện đang tăng do thu nhập tăng,
dân số tăng và quá trình đô thị hoá.
Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng này, sản xuất thịt toàn cầu dự kiến
tăng từ con số hiện tại là 228 tấn lên 463 tấn vào năm 2050 với lượng đàn gia
súc tăng từ 1,5 tỷ con lên 2,6 tỷ con và lượng dê và cừu tăng từ 1,7 tỷ con lên
2,7 tỷ con.
Nhu cầu các sản phẩm thực phẩm từ thịt tăng tạo cơ hội lớn cho ngành gia
súc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.
Mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng đáng kể ở vùng Đông và Đông
Nam Á. Đặc biệt Trung Quốc có mức tiêu thụ thịt trên đầu người tăng 4 lần, tiêu
thụ sữa tăng 10 lần, tiêu thụ trứng tăng 8 lần.
Tiêu thụ các sản phẩm gia súc tại các nước còn lại của Đông và Đông
Nam Á cũng tăng đáng kể, đặc biệt tại Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam.
Ngành chăn nuôi gia súc cần có những chính sách mang tính thị trường
như thuế và phí trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc chi trả cho
các dịch vụ môi trường nhằm khuyến khích người sản xuất đảm bảo sản xuất gia

súc theo cách thức bền vững.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khá đạt 4,3% so với cùng 2
kỳ năm ngoái. Mức tăng này là do đàn bò sữa tăng mạnh (tăng 20,9%) sản lượng
sữa bò tươi tăng cao đạt khoảng 120% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn
phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi ở
mức có lợi cho người chăn nuôi. Đàn lợn của cả nước tại thời điểm điền tra 1/10
có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; Đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%.
Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2015 đàn trâu cả nước hiện có 2,52
triệu con, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu hơi xuất
chuồng ước đạt 85,8 nghìn tấn, bằng 100,14% cùng kỳ. Chăn nuôi bò phát triển
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

13


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

do Đàn bò sữa tăng mạnh cả nước hiện có 5,36 triệu con bò, bằng 102,5% so với
cùng kỳ năm trước.
Về thủy sản:
Tiêu thụ thủy sản trên đầu người/năm dự kiến tăng từ 18,9 kg trong giai
đoạn cơ sở lên 20,7 kg năm 2022. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hằng năm sẽ
giảm từ 1,8% trong giai đoạn 2003- 2012 xuống còn 0,6%.
Theo dự báo của OECD-FAO và World Bank, nhu cầu hải sản sẽ tiếp tục
tăng nhanh trong 2 – 3 thập kỷ tới. Tổng tiêu thụ hải sản toàn cầu dự báo sẽ tăng
từ 111,697 triệu tấn năm 2006 lên 151,771 triệu tấn năm 2030, tăng gần 36%.
Các thị trường sẽ có tiêu thụ tăng nhanh bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các
nước Nam Á khác. Ngoài dân số đông, những khu vực này còn có mức tăng
trưởng thu nhập cao nhất thế giới.
Theo WB, tổng thương mại thủy sản toàn cầu có thể tăng từ 12,258 triệu

tấn năm 2006 lên 17,756 triệu tấn năm 2030, với mức tăng trưởng 40% giai
đoạn 2010-2030. Trung Quốc sẽ gia tăng ảnh hưởng trên thị trường thủy sản
toàn cầu, và có khả năng sẽ chiếm 37% tổng sản lượng thủy sản và 38% lượng
tiêu thụ thủy sản thực phẩm toàn cầu vào năm 2030. Một số nước Nam và Đông
Nam Á đã tăng nguồn cung thủy sản nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu trong nước,
cũng như nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc. Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Á,
Nhật Bản, Châu Phi cận Sahara, Trung Đông và Bắc Phi dự báo sẽ vẫn là những
khu vực nhập ròng nhiều thủy hải sản. Bắc Mỹ có khả năng sẽ tăng nhập khẩu
ròng của hải sản từ 2,405 triệu tấn năm 2006 lên 5,464 triệu tấn năm 2030; tăng
90% trong khoảng thời gian 2010-2030.
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt sẽ tăng nhanh, chủ yếu nhờ các loài cá rô
phi, cá chép, cá trắm, cá tra và các loài cá da trơn khác. Sản lượng cá rô phi dự
báo sẽ tăng gấp hơn 2 lần từ năm 2008 đến 2030.
Năm 2013, giá trị sản phẩm thủy sản nội địa chỉ khoảng 8.400 tỉ đồng
nhưng đến năm 2014 đã tăng lên 13.000 tỉ đồng. Dự kiến trong năm nay, giá trị
sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa sẽ đạt mức 15.000 tỉ đồng. Cơ hội cho ngành
chế biến thủy sản trong nước là rất lớn khi tiêu thụ thủy sản bình quân của người
Việt Nam ở mức cao, 27 kg/người/năm. Dự báo giá trị thủy sản chế biến tiêu thụ
trong nước tăng bình quân 5,37%/năm trong giai đoạn 2011-2020. Mức tiêu thụ
trong nước năm 2015 được dự báo đạt 790.000 tấn, năm 2020 sẽ đạt 940.000
tấn.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

14


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Bảng tổng hợp quy mô sản xuất của dự án

Nội dung

TT

ĐVT

Số lượng

1

Nuôi bò thịt

Con

150

2

Khu trồng chanh leo

m2

30.000

3

Khu trồng ổi lê Đài Loan

m2


30.000

4

Khu trồng nhãn

m2

8.000

5

Khu trồng vải thiều

m2

10.950

6

Ao thủy sản

m2

2.000

7

Khu trồng cỏ nuôi bò


m2

16.000

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Khu đất dự án thực hiện tại xã Hồng An – huyệnHưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Tổng diện tích đất thực hiện dự án là khoảng 100.000 m2.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

15


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

III.2. Hình thức đầu tư.
Xây dựng mới. Chủ đầu tư tiến hành xây dựng trên diện tích của dự án.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

STT

Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của dự án
Diện tích
Nội dung
(m²)

Tỷ lệ (%)


A

Xây dựng

950

1,90

1

Nhà trực và điều hành

200

0,40

2

Chuồng nuôi bò thịt

750

1,50

B

Các hạng mục sản xuất

47.000


94,00

1

Khu trồng chanh leo

20.000

40,00

3

Khu trồng nhãn

10.000

20,00

5

Ao thủy sản

2.000

4,00

6

Khu trồng cỏ nuôi bò


15.000

30,00

C

Các công trình phụ trợ

2.050

4,10

1

Đường giao thông nội bộ

2.050

4,10

50.000

100,00

Tổng cộng

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: cây giống, vật tư nông nghiệp và xây dựng đều có
bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

16


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp các hạng mục xây dựng công trình của dự án
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Danh mục
Nhà trực và điều hành
Chuồng nuôi bò thịt

Khu trồng chanh leo
Khu trồng nhãn
Ao thủy sản
Khu trồng cỏ nuôi bò
Đường giao thông nội bộ
Hệ thống cấp điện tổng thể
Cổng, tường rào

ĐVT


ha
ha

ha

HT
md

Quy mô
200
750
2
1,0
2.000
1,50
2.050
1
600


II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Trồng cây ăn quả
II.1.1. Cây nhãn:

 Kỹ thuật trồng:
Mùa vụ: Nếu có đủ nước tưới thì nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng
tháng 10 - 11 dương lịch vì đến mùa nắng có đầy đủ ánh sáng cây sẽ phát triển
tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 4 - 5 dương lịch thì cần chú ý
thoát nước vì nếu mưa nhiều đất bị lèn... nhãn bị chết do nghẹt rễ.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

17


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

Chuẩn bị đất trồng: Bộ rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời
gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Do đó, muốn trồng nhãn cần chú ý đến việc bờ
bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng nhãn trên mô
, mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 - 8 tấc, cao 5 - 7 tấc. Đất mô trộn với 10 - 15
kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân (nên sử dụng lân Ninh Bình hoặc
lân Văn Điển) và nên chuẩn bị mô từ 15 - 30 ngày trước khi trồng. Nếu đất thấp
nêu trồng cây ăn trái phải đào mương, lên liếp. Tùy theo độ cao của vườn mà
đào mương sâu hay cạn, liếp rộng hay hẹp. Thường liếp rộng 8m, mương rộng 3
- 4 m, sâu 1 - 2 m.
Cách trồng: Khoảng cách: Nhãn thường được trồng với khoảng cách 8 10m. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây
ngắn ngày như rau, đậu, ổi, đu đủ hoặc trồng nhãn dày hơn với khoảng cách
4m/cây. Đến khi giáp tán thì tỉa bỏ cây giữa. Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa
với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại
vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để

tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây
sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.
 Chăm sóc:
Đắp mô, bồi liếp: Trong 2 năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô vào
chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Tới năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên vét
bùn non ở đáy mương bồi thêm mương một lớp mỏng 2 - 3 cm ngay sau khi làm
gốc, bón phân, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm
phân hữu cơ giúp đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển.
Làm cỏ, xới xáo: Cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh
dưỡng, kết hợp xới xáo giúp thông thoáng, không dùng cuốc lưỡi và không xới
sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong
vườn nhãn nói riêng và vườn cây ăn trái nói chung.
Tưới tiêu: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển
nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Nhưng nhãn là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống
thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa
mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn
khi cần thiết.
Tỉa cành: Sau thu hoạch cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị
che khuất trong tán cây, cành vượt ... đồng thời bấm tỉa những cành vừa được
thu trái để giúp cây ra tược non đồng loạt.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

18


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ
bón phân khác nhau.
 Cây 1 - 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 - 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 20 - 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 - 4 lần bón trong năm,

năm đầu nên pha phân vào nước tưới.
 Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn lượng phân bón càng tăng, năm
trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung bình, mỗi năm bón
cho mỗi gốc 3 - 5kg loại phân PNK 15 - 10 - 15 hoặc 20 - 20 - 15.
Hàng năm lượng phân bón tăng dần cho mỗi gốc từ 0,4 - 0,5kgN; 0,1 - 0,2
kg P2O5; 0,3 - 0,5 kg K2O bón vào các giai đoạn sau:
 Trước khi ra hoa
 Khi trái có đường kính 1cm, bông dài được 5 - 7 cm nên bón thêm
phân NPK khoảng 100g/gốc giúp nuôi bông.
 Trước thu hoạch 1 tháng
 Ngay sau thu hoạch ở lần bón sau thu hoạch nên bón thêm 10 - 20kg
phân chuồng hoai cho mỗi gốc, tưới thâm phân cá, phân ruốc ... sẽ
giúp cho cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, để cây mau hồi phục sau
thu hoạch và giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng độ lớn của trái cần phun
thêm các loại phân phun qua lá như HVP, Komix, AC, Agrostim ...
cách nhau 15 - 20 ngày/lần.
Cách bón phân: Nên cuốc rãnh vòng quanh và cách gốc cây 1 - 1,5m, cho
phân vào rãnh, lấp đất lại và tưới. Hoặc dùng cào 3 răng cào nhẹ đều trên mặt
đất theo tán cây rồi rãi phân, tưới nước (cào cách gốc 1 - 1,5m). Cần lưu ý là
không nên bón phân trước mùa lũ đến, phải cắt phân trước khi lũ về ít nhất là 1
tháng vì bón phân muộn, rễ còn non ngập nước dễ bị hư thối gây chết cây.
 Xử lý ra hoa
Trước khi xử lý ra hoa tiến hành cắt bớt đọt của cành cũ (đoạn đọt cần cắt
dài trung bình từ 10 - 20cm). Đối với cây già thì cắt ngắn, cây tơ sung thì cắt dài
hơn, đồng thời nên xới xáo đất, bón phân cho cây. Phân bón giai đoạn này cần
chú ý tăng đạm, lân và kali. Có thể sử dụng phân NPK 16 - 16 - 8 hoặc 20 - 20 15 bón gốc, đồng thời phun lên lá phân 15 - 30 - 15, phân bón lá AC, Agrostim
... . Tưới nước thường xuyên để cây nhanh ra đọt. Sau khi xử lý 10 - 15 ngày cây
sẽ ra đọt. Thời gian ra đọt thay đổi tùy theo mùa và tình trạng cây. Mùa nắng
cây ra đọt nhanh hơn mùa mưa dầm, cây sung ra đọt nhanh hơn cây suy.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh


19


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

Khi đọt già thì thúc cây ra đợt đọt thứ 2 bằng cách bón phân giàu đạm và
kali như NPK 20 - 0 - 10, hay phun MKP (0 - 52 - 34) để lá mau trưởng thành,
phối hợp phân phun qua lá như ở lần trước. Khi đợt đọt này có màu xanh lá lụa
thì tiến hành khoanh vỏ các cành định cho ra hoa. Cần chú ý là chỉ khoanh 2/3
đến 3/4 số cành có trên cây chừa lại một số cành để nuôi rễ. Tránh khoanh gốc
vì như vậy cây sẽ bị suy kiệt và chết. Bề rộng vết khoanh từ 5 - 10 mm.
Sau khi khoanh vỏ 10 ngày phun thêm KNO3 với liều lượng 100gr cho 1
bình 10 lít nước giúp hoa ra đồng loạt và từ 20 - 25 ngày sau nên phun thêm
thuốc tăng đậu quả giúp chùm bông dài hơn, số hoa lưỡng tính nhiều hơn.
Trước khi khoanh vỏ không nên bón thêm phân, nhất là phân đạm vì như vậy sẽ
làm cho cây ra lá nhiều hơn ra hoa.
Chú ý:
 Sau khi khoanh vỏ khoảng 20 ngày phía dưới vết khoanh sẽ mọc lên
từ 1 - 4 tược non nên cắt bỏ và chỉ chừa 1 tược, phòng khi cây gặp
điều kiện bất thường da không liền lại được ta có thể ghép áp bằng
cách lạn một lớp mỏng trên vỏ của cành non và trên thân của cành
cho trái tạo một cầu nối vận chuyển dinh dưỡng nuôi rễ, chỉ cắt bỏ
cành tược này khi da đã liền lại.
 Kiểm tra vết khoanh thường xuyên, nếu liền da cây sẽ ra lá. Tránh
khoanh đi khoanh lại dễ làm hư bông.
 Khi bông dài được 5 - 7 cm nên bón thêm phân NPK khoảng 100
g/gốc giúp nuôi bông và bón phân trở lại khi trái có đường kính 1cm.
 Hiện nay, trên thị trường có bán loại hóa chất có tên là Potasium
Chlorate (KClO3) có thể giúp cho nhãn ra hoa mà không cần phải

khoanh vỏ. Khi đọt nhãn có màu xanh lá lụa, đợi vài ngày sau đó pha
30g KClO3 trong 8 lít nước tưới chung quanh gốc nhãn có đường
kính tán cây 1m. Cây càng lớn thì pha KClO3 càng nhiều, khoảng 25
- 30 ngày sau cây sẽ ra hoa tùy theo mùa và sức khỏe của cây.
KClO3 là hoá chất có thể gây cháy, khi sử dụng phải hết sức cẩn
thận.
 Sâu, bệnh.
Bọ ăn lá: Bọ tấn công trên cây mỗi khi ra đọt non làm mất diện tích lá, cây
chậm phát triển. Bọ thường ăn lá vào ban đêm gây hại rất nhiều trong mùa mưa

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

20


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

trên nhãn tơ. Phòng trị: Phun các loại thuốc như Cymbush 5EC liều từ 8 10cc/bình 8 lít nước mỗi khi cây ra đọt dài 3 - 5cm vào lúc chiều tối.
Sâu đục trái: (Acrocercops cramerella): Sâu tấn công trên liều loại trái
như: nhãn, chôm chôm, ổi ... từ khi trái còn non đến khi trái lớn. Sâu đục trái,
đôi khi vào tới bên trong hạt, miệng lỗ đục có thể thấy một ít chất thải của sâu.
Vết đục thường là nơi tiếp giáp giữa 2 trái, cuống trái.
 Phòng trị: Thu dọn những trái bị hại đem tiêu hủy. Phun thuốc có
tính nội hấp sau khi đậu trái khoảng 15 ngày. Nếu thấy có sâu hại thì
phun thêm 1 vài lần nhưng phải ngưng thuốc trước khi thu hoạch 2
tuần. Dùng Karate liều 8cc/bình hoặc Fastac 8cc/bình, Sumicidin 8 16cc/bình, Polytrin 8 - 15cc/bình, Oncol 20 - 25cc/bình 8 lít nước để
phun (xịt).
Bọ xít: (Tessaratoma longicorn): Bọ xít có màu vàng nâu; chích hút đọt
non, cuống hoa, trái non làm hoa và trái non bị rụng. Trong những năm gần đây
bọ xít gây hại nặng trên các vườn nhãn làm giảm năng suất đáng kể.

 Phòng trị: Dùng các loại thuốc như Fastac với liều 8 - 10cc/bình,
Sumicidin 8 - 10cc/bình, Trebon 8 - 15cc/bình, Fenbis, Hopsan 15 20cc/bình (bình = 8 lít nước) để phun khi thấy bọ xít xuất hiện.
Rệp sáp: (Pseudococcus sp): Rệp có lớp sáng phủ bên ngoài, rệp chích
hút ở cuốn trái đọt non, dưới mặt lá ... lá trái bị nhiệm nặng sẽ kém phát triển và
thường hay bị nấm bồ hóng
 Phòng trị: Dùng các loại thuốc như: Supracide 20 cc/bình, Pirinex
15 - 20 cc/bình, Lanate 20 cc/bình 8 lít nước, có thể kết hợp với chất
bám dính để phun.
Sâu đục gân lá: (Acrocecrops hierocosma Meyer): Sâu non đục vào gân
chính của lá non, vết đục từ chóp lá dần về cuốn lá làm lá bị hư, không phát triển
được, ảnh hưởng đến các đọt cành và sự ra hoa của cây nhãn.
 Phòng trị: Tỉa cành cho cây ra đọt non đồng loạt. Phun thuốc cho
cây khi vừa ra đọt non, có thể dùng Politrin với liều 8 - 10cc/bình
hay Confidon 5 - 10cc/bình 8 lít để phun
Bệnh đốm rong lá: (Rong Cephaleuros virescens): Bệnh gây hại khá
nặng trên lá, nhất là lá trưởng thành trong những tháng mưa ẩm. Vết bệnh
thường xuất hiện ở mặt lá, mặt dưới vết bệnh có màu nâu nhạt đến sậm, mô lá bị

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

21


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

hoại, tùy mức độ tấn công của rong, trên lá nếu có nhiều đốm bệnh sẽ làm lá
vàng, rụng sớm.
 Phòng trị: Dùng các loại thuốc có gốc đồng: CopperB, Copper Zine
... để phòng trị, liều lượng theo sự hướng dẫn của nơi sản xuất.
Đốm bồ hóng: (Nấm Melliola commixta): Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt

dưới lá, vết bệnh hình tròn, màu đen. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá
hơi thâm đen.
 Phòng trị: Phun các loại thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh, nồng
độ 20g/bình 8 lít.
Bệnh khô cháy hoa: (Nấm Phyllostista hoặc Pestalotia sp): Cánh hoa có
những vết đen nhỏ bằng đầu kim gút, làm cho hoa vị vàng, sau đó khô và rụng
đi.
 Phòng trị: Phun thuốc có gốc đồng hoặc Benomyl 50WP nồng độ
10 – 20g/bình 8 lít.
Bệnh phấn trắng: (Oidium sp.): Hoa bị bệnh sẽ xoắn vặn, khô cháy. Trái
non bị bệnh sẽ nhỏ, có màu nâu, vỏ trái đóng phấn trắng, nhất là vùng gần
cuống. Trái lớn bị bệnh thường bị thối nâu lan dần đến cả trái, thịt trái thối nhũn,
chảy nước. Vườn thông thoáng, có ánh nắng xuyên qua tán lá sẽ hạn chế sự phát
triển của bệnh.
 Phòng trị: Phun bột lưu huỳnh nồng độ 20g/bình 8 lít hoặc
Benomyl hay Topsin M 10 - 20g/bình 8 lít nước. Có thể phun thuốc
từ khi trái còn non khi thấy bệnh xuất hiện.
Bệnh thối trái: (Phytophthora sp.): Bệnh gây hại năng lúc mưa dầm vào
mùa thu hoạch, bệnh làm thất thu năng suất rất lớn, nhất là trên các vườn nhãn
trồng dày.
 Phòng trị: Bằng Aliette 80WP, Curzate - M8 72WP, Ridomil 72WP
ở nồng độ 25 - 30g/bình 8 lít nước.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

22


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp


II.1.2. Cây chanh leo (chanh dây):
a. Yêu cầu khí hậu, đất đai:
Cây chanh dây nói chung không kén đất, nhưng tốt nhất là chọn đất thoát
nước tốt, không để đọng nước. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu
>50cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6. Ở vùng đất bằng phẳng, ấm áp, ẩm ướt,
chanh dây phát triển rất tốt.
Chanh dây đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600mm
trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Nhiệt độ thích
hợp từ 16–30oC, không có sương muối.
Giống quả tím thích hợp vùng á nhiệt đới, cao độ 1000-1200m so mặt biển
cho chất lượng quả tốt. Ngược lại giống quả vàng thích hợp vùng nhiệt đới, độ
cao <600m.
b. Kỹ thuật trồng:
1. Nhân giống:
Hiện nay tại chủ yếu sử dụng giống quả tím (Đài nông F1), khả năng tự thụ
phấn cao, ít biến dị, có thể nhân giống bằng hạt. Để tăng khả năng chống chịu
sâu bệnh, tuyến trùng và khả năng sinh trưởng phát triển người ta dùng giống
quả tím ghép lên gốc ghép là giống quả vàng. Giống phải sạch bệnh, cây giống
có đỉnh sinh trưởng (ngọn) mập khỏe, bộ rễ rậm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Chuẩn bị đất trồng:
Cây Chanh dây trồng được trên mọi địa hình. Thích hợp với các loại đất
thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan … Đất quá chua
hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triến của cây.
- Làm sạch cỏ dại, cào san cho mặt đất bằng phẳng.
- Trên các địa hình đất dốc nên làm các rãnh thoát nước tránh rửa trôi, xói
mòn.
- Đào hố kích thước 60x60x60cm, bỏ lớp đất mặt 1 bên. Bón vôi 0,5 kg/hố
sau đó tiến hành bón lót phân chuồng 10-15kg+0,5kg lân + 20g phân hữu cơ vi
sinh/hố hoặc bón lót bằng phân gà đã xử lý Chicken Organic Fert NPK 4-22+68%OM+10% CaO với liều lượng 01kg+0,5kg lân+20g phân hữu cơ vi
sinh/hố. Trộn đều với lớp đất mặt.

3. Mật độ khoảng cách trồng:
Tùy theo điều kiện đất đai và khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ:
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

23


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

400cây/ha:

khoảng cách 5x5m

500cây/ha:

khoảng cách 5x4m

625 cây/ha:

khoảng cách 4x4m

4. Làm giàn:
Do là loài cây leo nên cần làm giàn. Có thể làm theo kiểu giàn mướp hoặc
kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh dây phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc
bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8-2m với các trụ tre, gỗ
hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40x40cm cho
cây leo.
5. Kỹ thuật trồng
- Phân bón lót như phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân Đạm, Lân,
NPK (polyfeed NPK 19-19-19, polyfeed NPK 15-15-30, MAP, MPK, KNO3...

theo liều lượng hướng dẫn trộn đều với lớp đất mặt vào trong hố.
- Dùng dao sắc cắt bầu nilong, đặt cây con xuống giữa hố, lấp đất nhẹ xung
quanh gốc. Sau trồng cần tưới nước nhẹ để giữ ẩm (nếu không có mưa).
6. Quy trình bón phân
Bón lót: Bón vôi 0,5 kg/hố sau đó tiến hành bón lót phân chuồng 1015kg+0,5kg lân+10g phân hữu cơ vi sinh/hố hoặc bón lót bằng phân gà đã xử lý.
Lưu ý: Chanh dây cần bộ rễ mạnh đủ sức đề kháng chống lại các loại bệnh,
tuyến trùng...nên cần bón sản phẩm phân hữu cơ vi sinh có chũng vi sinh trong
đó có một số chũng đối kháng chống lại các loại khuẩn, nấm, tuyến trùng...gây
bệnh trên rễ giúp rễ phát triển mạnh.
Bón thúc:Từ khi trồng đến cây con 2 tháng tuổi: Phun phân NPK 20-2020+TE mỗi tháng 02 lần kết hợp bón 0,3-0,4kg phân gà hoặc bón 0,3-0,4kg
phân hữu cơ khoáng/cây 02 tháng/lần.
Từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi:Phun phân PolyFeed 20-20-20+TE theo
liều cho cây công nghiệp mỗi tháng 03 lần kết hợp bón 0,4-0,5kg phân gà hoặc
bón 0,4-0,5kg phân hữu cơ khoáng/cây 02 tháng /lần. Để phòng ngừa các bệnh
về rễ, cần bón thêm phân hữu cơ vi sinh, mỗi năm bón 02 lần.
Chanh dây thời kỳ kinh doanh: Khi cây đã già trước khi ra hoa, phun phân
phân KNO3 theo liều cho cây công nghiệp mỗi tháng 03 lần kết hợp bón 0,50,6kg phân gà hoặc bón 0,5-0,6kg phân hữu cơ khoáng/cây 02 tháng /lần. Sau
khi ra hoa phun phân NPK 15-5-35, 3 lần/tháng.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

24


Dự án xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp

7. Chế độ chăm sóc
Tưới nước:
Cây chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường
xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước
nhiều hơn sẽ giúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục, yêu cầu nước

nhiều ở giai đoạn làm trái và phát triển trái nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, trái
hoặc trái teo lại.
Cắt tỉa, tạo tán
Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân
bố đều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn.
Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt
lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời
nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.
Việc cắt tỉa được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các
cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau
đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả. Nếu chanh dây không
được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và phát triển, đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.
II.2. Chăn nuôi bò vỗ béo.
 Chọn bò đực giống
Những con bò có khối lượng sơ sinh, cai sữa cao, khả năng sinh trưởng
tốt, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp, không có bệnh và có tính hăng của
của con đực.
Những con bò đực truyền giống trực tiếp không nên sử dụng quá 2 - 3
năm. Đời con dễ bị đồng huyết. Nên đổi bò đực giống nơi này với nơi khác.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh

25


×