Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Amin amino axit NAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.26 KB, 28 trang )

QSTUDY.VN
KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THẦY NAP
MÔN HÓA HỌC
BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMIN SO 1
Câu 1: Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin ( bậc một, mạch cacbon không
phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là:
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2
B. CH3CH2CH2NH2
C. H2NCH2CH2NH2
D. H2NCH2CH2CH2NH2
Câu 2: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin, đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là
Câu 3: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp, tác dụng với
dung dịch HCl vừa đủ, sau cô cạn thu được 31,68 hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên
trộn theo thứ tự khối lượng mol tăng dần với số mol có tỉ lệ 1: 10: 5 thì amin có
khối lượng phân tử nhỏ nhất có công thức phân tử là:
Câu 4: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau
tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam
muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
Câu 5: Chia 1 amin bậc 1,đơn chức A thành 2 phần đều nhau.
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong nước rồi thêm dung dịch FeCl3 (dư).Kết tủa sinh
ra lọc rồi đem nung tới khối lượng không đổi được 1,6 gam chất rắn.
Phần 2: Tác dụng với HCl dư sinh ra 4,05 gam muối. CTPT của A là :
A. CH3NH2
B. C2H5NH2
C. C3H7NH2
D. C4H9NH2
Câu 6: Cho 11,16 gam một amin đơn chức A tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu
được 17,04 gam muối. Công thức của A là:
A. C7H7NH2


B. C6H5NH2
C. C4H7NH2
D. C3H7NH2
Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 14,16 gam một amin X bằng axit HCl, tạo ra 22,92
gam muối. Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ.
Amin X là
A. H2NCH2CH2CH2NH2.
B. CH3CH2CH2NH2.
C. CH3CH2NHCH3.
D. H2NCH2CH2NH2.
Câu 8. Cho 50 gam dung dịch amin đơn chức X nồng độ 11,8% tác dụng vừa đủ
với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm
bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công
thức phân tử của X là
Câu 9: Cho H2SO4 trung hoà 6,84 gam một Amin đơn chức X thu được 12,72 gam
muối. Công thức của Amin X là:
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

1


A. C2H5NH2
B. C3H7NH2
C. C3H5NH2
D. CH3NH2
Câu 10. Hòa tan Etyl amin vào nước thành dung dịch C%. Trộn 300 gam dung
dịch này với dung dịch FeCl3 dư thấy có 6,42 gam kết tủa. Giá trị của C là :

QSTUDY.VN
THẦY NAP


KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMIN SÔ 2
Câu 1: Cho hỗn hợp X là các amin no, đơn chức mạch hở lần lượt có phần trăm
khối lượng của nitơ là 31,11%. 23,73%, 16,09%, 13,86%. Cho m gam hỗn hợp X
có tỷ lệ mol tương ứng là 1:3:7:9 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy tạo ra
296,4 gam muối. Giá trị m là
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một
lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô
cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc)
hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2
là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
Câu 3: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y
đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư
thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E
tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất
hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh giấy quỳ ẩm). Cô cạn dung dịch thu
được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít
hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ tím). Tỷ khối hơi của hỗn
hợp Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là
Câu 5: Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3. Cho 11 gam chất X
tác dụng với một dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ
tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
Câu 6: Cho 16,5 gam chất A có CTPT là C2H10O3N2 vào 200 gam dung dịch
NaOH 8%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và khí C.

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

2


Biết C gồm hai khí đều có khả năng hóa xanh quỳ tím ẩm. Tổng nồng độ % các
chất tan có trong B gần nhất với:
Câu 7: Cho 9,3 gam chất X có CTPT là C2H7O3N tác dụng với dung dịch chứa 8,4
gam KOH.Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn.Giá trị của m
là :
Câu 8: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít
dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ
tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu
được khối lượng chất rắn khan là

Câu 9: X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ)
hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung
dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được
m (gam) rắn khan, m có giá trị là
Câu 10: Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol
NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn
dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

QSTUDY.VN
THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMIN SO 3

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch
hở (trong phân tử có số C nhỏ hơn 4) bằng lượng không khí (chứa 20% thể tích O2
còn lại là N2) vừa đủ thì thu được CO2, H2O và 3,875 mol N2. Mặt khác, cho 11,25
gam X trên tác dụng với axit nitrơ dư thì thu được khí N2 có thể tích bé hơn 2 lít (ở
đktc). Amin có lực bazơ lớn hơn trong X là:
A. trimetylamin.
B. etylamin.
C. đimetylamin.
D. N-metyletanamin.
Câu 2: Cho 1.22g hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 (có tỉ lệ số mol là 1:2) tác dụng
vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y.Mặt khác khi đốt
cháy hoàn toàn 0.09mol hỗn hợp X thu được mg khí CO2 ; 1,344 lit (đktc) khí N2 và
hơi nước. Giá trị của m là:
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

3


Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X chứa 3 amin no, đơn chức, hở cần a
mol O2 (đktc). Biết sản phẩm cháy có 20,24 gam CO2. Giá trị của V là:
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X chứa 4 amin no, đơn chức, hở cần a
mol O2 (đktc). Biết sản phẩm cháy có 24,48 gam H2O. Giá trị của V là:
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X chứa 4 amin no, hở cần 2,1 mol O2
(đktc). Biết sản phẩm cháy có tổng khối lượng CO2 và H2O là m gam và 0,4 mol
N2. Giá trị của m là:
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m hỗn hợp X chứa 4 amin no, hở, đơn chức cần 1,4625
mol O2 (đktc). Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư
thấy có 0,175 mol khí N2 thoát ra. Giá trị của m là:
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,45 hỗn hợp X chứa 4 amin no, hở, đơn chức và một
ankan cần 1,8125 mol O2 (đktc). Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch

nước vôi trong dư thấy có 0,175 mol khí N2 thoát ra. Tỷ khối hơi của X so với H2
có giá trị gần nhất với:
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba amin đồng đẳng bằng một
lượng không khí vừa đủ, thu được 5,376 lit CO2, 7,56 gam H2O và 41,664 lit N2(
các thể tích khí đo ở đktc, trong không khí oxi chiếm 20%, nitơ chiếm 80% về thể
tích). Giá trị của m là:
Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp.
Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550
ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước.Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc
(dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức
của hai hiđrocacbon là:
A. CH4 và C2H6
B. C2H4 và C3H6
C. C2H6 và C3H8
D. C3H6 và C4H8
Câu 10: Cho hỗn hợp X có thể tích V1 gồm O2,O3 co tỉ khối so với H2=22. Cho
hỗn hợp Y có tích V2 gồm metylamin va etylamin có tỉ khối so với H2=17.8333.
Đốt hoàn toàn V2 hỗn hợp Y cần V1 hỗn hợp X. tính tỉ lệ V1:V2?

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

4


QSTUDY.VN
THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC


BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMIN SO 4
Câu 1 Muối X có công thức phân tử C3H10O3N2. Lấy 19,52 gam X cho tác dụng
với 200 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam
hỗn hợp các chất vô cơ và phần hơi có chứa chất hữu cơ bậc 1. Giá trị gần đúng
nhất của m là ?
Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm: C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO – CH2 – CH = CH –
CH2 – OH. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy
(gồm CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung
dịch Y. Đun nóng dung dịch Y lại thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y thu
được chất rắn Z, nung Z đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn T.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là ?
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn
hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong
không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ thể tích tương ứng là 4 : 1 thì giá trị của m
gần với giá trị nào sau đây nhất ?
Câu 4: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 khi tác dụng với dung
dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao
nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên?
Câu 5 Cho 0,1 mol chất X ( CH6O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun
nóng thu được chất khí làm xanh giấy quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được m gam rắn khan. Giá trị của m là
Câu 6: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và aminoaxit Y có
công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2
gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn
hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ với
dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Câu 7: Hỗn hợp X là hai amin no, đơn chức,mạch hở,hơn kém nhau 2 nguyên tử C
trong phân tử.Cho 5,46 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn


5


được 10,57 gam hỗn hợp muối.Phần trăm khối lượng amin có khối lượng phân tử
lớn trong X là :
Câu 8: Hỗn hợp A gồm một amin no, hai chức, một anken, một ankan và một
ankin. Đốt cháy hoàn toàn 5,54 gam hỗn hợp cần V lít O2 (đktc) thu được 6,272 lít
CO2 (đktc), 1,12 lít N2 (đktc) và H2O. Giá trị của V gần nhất với:
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin no, mạch hở X bằng lượng khí O2
vừa đủ thu được 1,8 mol hỗn hợp khí và hơi Y. Mặt khác, lấy 10,3 gam X đốt cháy
rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M thấy có m gam kết
tủa trắng xuất hiện. Biết số nguyên tử C và N trong X hơn kém nhau 1 nguyên tử.
Giá trị của m là:
Câu 10: Cho 27,75 gam chất hữu cơ A có CTPT C3H11N3O6 tác dụng vừa đủ với
450 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc một và m
gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị của m là:
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp X gồm các amin no hở thu được
17,6 gam CO2 và 12,15 gam H2O. Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với HCl dư được
m gam muối. Xác định m?
Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm axit butanoic, butan-1,4-điamin, but-2-en-1,4-điol.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào
300ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thu được kết tủa và dung dịch Y. Y tác dụng vừa
đủ với dung dịch Ba(OH)2 lại thấy xuất hiện kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa ở hai
lần là 4,97 gam . Giá trị của m là

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

6



QSTUDY.VN
THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMIN SO 5
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin là đồng đẳng của
vinyl amin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Giá trị của m là:
Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lit CO2, 2,8 lit
N2 ( các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O.CTPT của X là:
Câu 3: Cho 1,22g hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 (có tỉ lệ số mol là 1:2) tác dụng
vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Mặt khác khi đốt
cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X thu được mg khí CO2; 1,344 lit (đktc) khí N2
và hơi nước.Giá trị của m là
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X gồm metan, metylamin và
trimetylamin bằng oxi vừa đủ được V1 lít hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ
Y qua bình H2SO4 đặc dư thấy thoát ra V2 lít hỗn hợp khí Z (các thể tích đo cùng
điều kiện). Mối quan hệ giữa V, V1, V2 là:
A. V = 2V2 - V1
B. 2V = V1 - V2
C. V = V1 - 2V2
D. V = V2 - V1.
Câu 5: Đốt cháy 0,15 gam chất hữu cơ X thu được 0,22 gam CO2; 0,18 gam H2O
và 56ml N2 (đktc). Biết tỷ khối hơi của X so với oxi là 1,875. Công thức phân tử
của X là:
A. C2H8N2.
B. C3H10N.
C. C2H6N2.

D. CH4N.
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm propyl amin, đietyl amin, glyxin và axit glutamic. Lấy
m gam X tác dụng vừa đủ với 500ml HCl 1M. Cũng m gam hỗn hợp trên khi tác
dụng với axit nitrơ dư thì thu được 4,48 lít N2(đktc). Phần trăm theo số mol của
dietyl amin là:
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (là đồng đẳng) và hai
anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng
11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
Câu 8: Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ
với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối.
Giá trị của x là
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

7


Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một
lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô
cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc)
hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2
là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
Câu 10: Hợp chất hữu cơ G có công thức phân tử C3H10O3N2. Cho 14,64 gam A
phản ứng hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản
ứng được m gam chất rắn khan chỉ gồm các chất vô cơ. Giá trị của m là:
Câu 11: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85
gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M
và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn toàn bộ
dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là :
Câu 12. Cho 2,655 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư
dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,8085 gam muối.

Công thức phân tử của X là
A. C3H7N.
B. C3H9N.
C. CH5N.
D. C2H7N.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa 3 amin no, bậc 1 cần V lít O2
(đktc). Biết sản phẩm cháy có 12,32 gam CO2 và 0,13 mol N2. Giá trị của V là:

QSTUDY.VN
THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMINOAXIT SO 1
Câu 1: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn
với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m+15,4) gam muối. Mặt khác
nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z chứa
(m+18,25) gam muối. Giá trị của m là:
Câu 2: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung
dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá
trị của m là :

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

8


Câu 3. Cho 1,38 gam X có công thức phân tử C2H6O5N2 (là muối của ứng với
150ml dung dịch NaOH 0,2M). Sau phản ứng cô cạn thu được m gam chất rắn Y.

Giá trị m là:
Câu 4. Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và aminoaxit chứa một chức axit
và một chức amin. X có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Để đốt cháy
hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam
H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì
khối lượng chất rắn khan thu được là:
Câu 5. X là α - aminoaxit mạch thẳng. Biết rằng 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với
80 ml dd HCl 0,125M thu được 1,835 gam muối. Mặt khác, nếu cho 2,94g X tác
dụng vừa đủ với NaOH thì thu được 3,82g muối. Tên gọi của X là:
A. Glyxin

B. Alanin

C. Lysin

D. Axit glutamic

Câu 6. Đốt cháy hết a mol một aminoaxit A thu được 2a mol CO2 và 2,5a mol
H2O. Nếu cho 0,15 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 tạo thành muối
trung hòa có khối lượng là:

Câu 7: X là một α-amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200
ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong
Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là
A. Axit- 2- Amino Propanoic
B. Axit-3- Amino Propanoic
C. Axit-2-Amino Butanoic
D. Axit-2-Amino- 2-Metyl- Propanoic
Câu 8: Cho 0,1 mol amoni axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1,25

M ,sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 18,75 gam muối. Mặt khác , nếu cho 0,1
mol A tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ , đem cô cạn thu được 17,3
gam muối. CTCT thu gọn của A là :
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

9


A. C6H18(NH2)(COOH)

B. C7H6(NH2)(COOH)

C. C3H9(NH2)(COOH)2

D. C3H5(NH2)(COOH)2

âu 9: Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin phản ứng với 200 ml dung
dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 450 ml
dung dịch NaOH 1M. Thành phần % về khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là

Câu 10: Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m
gam hỗn hợp M cần 100ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau
phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần
trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M
lần lượt là (%)
A. 40,0% và 60,0%

B. 44,44% và 55,56%

C. 72,8% và 27,2%


D. 61,54% và 38,46%

Câu 11: Cho 0,1 mol lysin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được
dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cô
cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Câu 12: X là một α-amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200
ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong
Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là
A. 2-Amino Butanoic

B. 3- Amino Propanoic

C. 2-Amino- 2-Metyl- Propanoic

D. 2- Amino Propanoic

QSTUDY.VN
THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMINOAXIT SO 2
Câu 1: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung
dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn


10


xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất
rắn. Giá trị của m là:
Câu 2 Cho X là một amino axit. Đun nóng 100 ml dung dịch X 0,2M với 80 ml
dung dịch NaOH 0,25M thì thấy vừa đủ và tạo thành 2,5 gam muối khan. Mặt khác
để phản ứng với 200 gam dung dịch X 20,6% phải dùng vừa hết 400 ml dung dịch
HCl 1M. Xác định công thức cấu tạo có thể có của X. Số đồng phân cấu tạo của X
là :

Câu 3 Trộn 0,15 mol CH2(NH2)COOCH3 với 200 gam dung dịch NaOH 4% rồi
đun cho tới khô được m gam cặn khan. Giá trị của m là :
Câu 4. Cho chất X (RNH2COOH) tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl
1,25M thu được 15,35 gam muối. Phân tử khối của X có giá trị là :
Câu 5 X là một α–amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –
COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung
dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam
chất rắn. Chất X là

Câu 6: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol alanin và 0,2 mol glyxin tác dụng với 0,5 lít
dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác
dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được m gam chất rắn. Giá
trị của m là
Câu 7. Cho 0,15 mol H2NCH2COOH vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được
dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn


11


Câu 8: Cho 2,67 gam một amino axit X (chứa 1 nhóm axit) vào 100 ml HCl 0,2M
thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH 0,25M. Công thức của
X là
A. (H2N)CHCOOH

B. H2N C5H10COOH

C. H2N C2H4COOH

D. (H2N)C4H7COOH

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp G gồm 2 amino axit: no, mạch hở, hơn
kém nhau 2 nguyên tử C (1 –NH2; 1 –COOH) bằng 8,4 lít O2 (vừa đủ, ở đktc) thu
được hỗn hợp sản phẩm X. Cho X lội từ từ qua dung dịch NaOH dư nhận thấy khối
lượng dung dịch tăng lên 19,5 gam. Giá trị gần đúng nhất của %khối lượng amino
axit lớn trong G là.
Câu 10: Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số
mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt
cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6
gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào
sau đây không đúng?
A. Giá trị của x là 0,075.
B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Phần trăm số mol của Y trong M là 50%.
D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm glyxin và tyrosin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với
dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 8,8) gam muối. Mặt khác

nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl; thu được dung dịch Z
chứa (m + 10,95) gam muối. Giá trị của m là
Câu 12: Cho 16,4 gam hỗn hợp glyxin và alanin phản ứng với dung dịch HCl dư, sau
khi các phản ứng kết thúc thu được 23,7 gam muối. Phần trăm theo khối lượng của
glyxin trong hỗn hợp ban đầu là

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

12


QSTUDY.VN
KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THẦY NAP
MÔN HÓA HỌC
BÀI TẬP RÈN LUYỆN VỀ AMINOAXIT SO 3
Câu 1. Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết:
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 1M.
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V/2 lit dung dịch NaOH 2M.
Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X là
Câu 2: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu
được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y.
Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, giá trị của m là:

Câu 3: Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết:
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 1M.
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V/2 lit dung dịch NaOH 2M. Phần trăm khối
lượng của axit glutamic trong X là:
Câu 4 Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa một chức axit

và một chức amin. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Để
đốt cháy hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2,
0,63 gam H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi
cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là:
Câu 5 Hỗn hợp X gồm các aminoaxit no, mạch hở (trong phân tử chỉ có nhóm
chức –COOH và –NH2) có tỉ lệ mol nO : nN = 2 : 1. Để tác dụng vừa đủ với 35,85
gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch HCl 1,5M. Đốt cháy hoàn toàn 11,95 gam
hỗn hợp X cần vừa đủ 9,24 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung
dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Câu 6: Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết
80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01
mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%.
X là
A. NH2C3H4(COOH)2

B. NH2C3H6COOH

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

13


C. NH2C3H5(COOH)2

D. (NH2)2C5H9COOH

Câu 7: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa
23,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng 200ml dung
dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch chứa 38,4 gam hỗn hợp muối.
Giá trị của m là:

Câu 8: Cinchophene (X) là hợp chất hữu cơ dùng bào chế ra thuốc giảm đau
(Atophan). Khi đốt cháy hoàn toàn 4,02gam X thì thu được sản phẩm cháy gồm
CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy sinh
ra 24 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 12,54 gam. Khí thoát ra khỏi bình
có thể tích 224 ml (đktc). Biết X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức
phân tử. Tổng số các nguyên tử trong phân tử cinchophene là:

Câu 9: Cho 0,05 mol một amino axit (X) có công thức H2NCnH2n-1(COOH)2 vào
100ml dung dịch HCl 1,0M thì thu được một dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với
một dung dịch Z có chứa đồng thời NaOH 1M và KOH 1M, thì thu được một dung
dịch T, cô cạn T thu được 16,3 gam muối, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Phần
trăm về khối lượng của cacbon trong phân tử X là:
Câu 10 Cho a gam hỗn hợp X gồm hai α-aminoaxit no, hở chứa một nhóm amino,
một nhóm cacboxyl tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch
A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M.
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2
được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8
gam. Biết tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,56. Aminoaxit có phân tử khối
lớn là :

Câu 11. Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng
với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y.
Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

14


được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
QSTUDY.VN

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THẦY NAP
MÔN HÓA HỌC
Bài toán dồn biến peptit SO 1
Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn m gam hexapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-AlaGly-Ala thu được hỗn hợp X gồm Ala; Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Ala-Gly. Đốt
cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 0,72 mol O2. Giá trị của m là:
Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn m gam peptit Gly2Ala3Val2 thu được hỗn hợp
X chứa Gly, Ala, Val và nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,34 mol O2. Giá
trị của m là:
Câu 3: Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp hai peptit Gly2Ala3Val2 và
GlyAla2Val5 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1 thu được hỗn hợp X chứa Gly, Ala, Val và
nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,04 mol O2. Giá trị của m là:
Câu 4: Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp ba peptit Gly2Ala3Val2,
GlyAla2Val5 và GlyAla2Val3 tỷ lệ mol tương ứng là 4:2:3 thu được hỗn hợp X chứa
Gly, Ala, Val và nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,94 mol O2. Giá trị của m
là:
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Gly – Gly – Ala, Gly – Ala – Gly – Ala, Gly – Ala – Ala –
Gly – Ala, Gly – Gly. Đốt 35,42 gam hỗn hợp X cần vừa đủ khí O2 thu được tổng
khối lượng CO2 và H2O là 76,14 gam. Cho t mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
KOH vừa đủ thì thu được 74,208 gam muối khan. Giá trị của t là:
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 19,28 gam hỗn hợp peptit gồm Gly2Ala3, Gly2Ala2 và
Gly2Ala cần vừa đủ 0,87 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng peptit trên
bằng KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan.
Giá trị của m là:
Câu 7: X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các α-amino axit no, hở, có 1
nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2.
Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn
thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5
mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại
271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc,

trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

15


Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 31,96 gam hỗn hợp peptit X gồm Gly2Ala4, Gly2Ala5
và Gly2Ala6 cần vừa đủ 1,515 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng peptit
trên bằng KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là:
Câu 9: Hỗn hợp X gồm nhiều peptit mạch hở chỉ được tạo bởi Ala và Gly. Người
ta lấy 0,2 mol X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,55 mol NaOH
tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy 53,83
gam X rồi đem đốt cháy thì thu được 1,89 mol khí CO2. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là:
Câu 10: Hỗn E chứa hai peptit X, Y. Người ta thủy phân hoàn toàn X cũng như Y
đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 190,008 lít khí O2 (đktc).
Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng
bình tăng 400,53 gam và có 21,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là:
Câu 11: Hỗn hợp T gồm hexapeptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala, Val) và este
Y( được tạo ra từ axit cacboxylic no, đơn chức và etanol). Thủy phân m gam E
trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 32,4 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn
toàn khối lượng muối trên cần 1,11 mol O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 33,0 gam
CO2. Giá trị của m là:
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm tripeptit X và heptapeptit Y
(mạch hở, tỷ lệ mol 1:2) cần vừa đủ 0,48 mol NaOH, sau phản ứng thu được 49,22
gam hỗn hợp muối của Gly, Ala, Val và Glu. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam
X thu được 1,32 mol khí CO2. Nếu thủy phân m gam X bằng HCl (vừa đủ) thì dung
dịch sau phản ứng có chứa 51,07 gam muối. Giá trị của m là:
Câu 13: E là hỗn hợp chứa 3 peptit A, B, C được tạo bởi Gly, Ala, Val và Lys.

Thủy phân m gam peptit E trong NaOH thì thấy số mol NaOH phản ứng là 0,69
mol. Sau phản ứng thu được 93,74 gam muối khan. Mặt khác, thủy phân m gam E
trong HCl (vừa đủ) thì thu được 111,41 gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn lượng
pepit trên thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 187,64 gam. Biết số mol E
ứng với m gam là 0,09 mol. Giá trị của m là:
Câu 14: E là hỗn hợp chứa 3 peptit A, B, C được tạo bởi Gly, Ala, Val và Lys. Đốt
cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E sản phẩm cháy thu được có chứa 21,056 lít khí
N2, 142,912 lít khí CO2 (các khí đo ở đktc). Mặt khác, thủy phân lượng E trên bằng
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

16


dung dịch chứa KOH dư thì thu được 216,92 gam muối. Khối lượng E tương ứng
với 0,18 mol là:

QSTUDY.VN
KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THẦY NAP
MÔN HÓA HỌC
Bài toán dồn biến peptit SO 2
Câu 1: X là peptit mạch hở cấu tạo từ axit glutamic và 1α–aminoaxit Y no mạch
hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Để tác dụng vừa đủ với 0,01 mol X cần
0,09 mol NaOH tạo thành hỗn hợp muối trung hoà. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn
0,01 mol X cần 0,27 mol O2. Sản phẩm cháy thu được hấp thụ vào dung dịch chứa
Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 47,28 gam kết tủa. Khối lượng tương ứng với 0,01 mol
X là:
Câu 2: Hỗn hợp E chứa peptit X mạch hở (tạo bởi Gly và Ala) và este (thuần chức)
mạch hở (tạo bởi etylen glicol và một axit đơn chức, không no chứa một liên kết
C=C). Đun nóng m gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 25,32

gam hỗn hợp muối F. Lấy toàn bộ F đem đốt cháy thu được Na2CO3, N2, 30,8 gam
CO2 và 10,44 gam H2O. Biết số mắt xích của X nhỏ hơn 8. Giá trị của m gần nhất
giá trị nào sau đây:
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 peptit (trong cấu tạo chỉ
chứa Glyxin, Alanin, Valin) trong dung dịch chứa 47,54 gam NaOH. Cô cạn dung
dịch thì thu được 1,8m (gam) chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hết 0,5m (gam) X
thì cần dùng 30,324 lít O2, hấp thụ sản phẩm cháy vào 650 ml dung dịch Ba(OH)2
1M thấy khối lượng bình tăng 65,615 (gam) đồng thời khối lượng dung dịch tăng
m1 (gam) và có một khí trơ thoát ra. Giá trị (m1 + m) gần nhất với?

Câu 4: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo bởi từ các amino axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,15 mol E
với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy
toàn bộ F thu được 29,15 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2; CO2; 1,68 mol
H2O. Nếu đốt cháy hoàn toàn 63,255 gam E rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy
vào dung dịch Ca(OH)2 thì thấy có m gam kết tủa trắng xuất hiện. Giá trị
của m là:
Câu 5: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z đều được tạo bởi từ các -amino
axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol E với dung
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

17


dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ F
thu được 20,14 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2; H2O; 0,97 mol CO2. Nếu
đun nóng 52,308 gam E với dung dịch HCl dư thu được lượng muối là:
Câu 6: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y đều được tạo bởi từ các -amino axit
chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,06 mol E với dung dịch
NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ F thu
được 23,04 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2; H2O; 0,56 mol CO2. Nếu đốt

cháy hết lượng E trên thì số mol O2 cần dùng tối thiểu là:
Câu 7: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z đều được tạo bởi từ các -amino
axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol E với dung
dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ F
thu được 27,6 gam K2CO3 và hỗn hợp gồm N2; H2O; 0,94 mol CO2. Nếu đốt
cháy hết lượng E trên thì số mol O2 cần dùng tối thiểu là:
Câu 8: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z đều được tạo bởi từ các -amino
axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,09 mol E với dung
dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ F
thu được 24,15 gam K2CO3 và hỗn hợp gồm N2; H2O; 0,845 mol CO2. Khối
lượng của E ứng với 0,09 mol là:
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp X gồm 3 peptit với dung
dịch NaOH vừa đủ thu được 15,52 gam muối của Glixyl, 12,21 gam muối
của Alanin và 6,95 gam muối của Valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn
hợp X thì thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và
H2O là 86,976 gam. Giá trị của m là:
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X gồm tripeptit, tetapeptit,
pentapetit với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16,49 gam muối của Glixyl, 17,76
gam muối của Alanin và 6,95 gam muối của Valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam
hỗn hợp X thì thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O
là 48,405 gam. Giá trị gần đúng của m là:
Câu 11: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit
Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m
+ 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

18


bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn

hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là
Câu 12: X và Y đều là peptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều
thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 22,176
lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua
bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy bình xuất hiện m gam kết tủa, khí thoát ra
khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Giá trị của m là :
Câu 13: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi
glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m
+ 7,9) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm
CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 79 gam
kết tủa và còn lại 2,464 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Giá trị của m là :
Câu 14: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol),
đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH
thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt
khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol
CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều
có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
Câu 15: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y
(CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa
a mol muối của alanin và b mol muối của glyxin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E
trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của
CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị b : a gần nhất với
Câu 16: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y
(CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol
muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2
vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và
nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là:
Câu 17: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml
dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong
dung dịch Y cần 100 ml dung dịch KOH 0,55M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn

hợp X, thu được hỗn hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào bình đựng dung

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

19


dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của a là:
Câu 18: X, Y là 2 peptit được tạo từ các -amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –
NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch
NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt
cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O,
N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy
1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị của a
gần nhất với:
Câu 19: Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. Người ta lấy m gam hỗn hợp X tác dụng vừa
đủ với KOH thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở
điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit
có tổng khối lượng m' gam và H2O. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp m' gam hỗn hợp
peptit trên cần 7,224 lít khí O2. Giá trị m gần nhất với:
QSTUDY.VN
THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

Bài toán dồn biến peptit SỐ 3
Câu 1: Hỗn hợp X chứa 3 peptit mạch hở A, B, C. Người ta thủy phân hoàn toàn
26,41 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa ba muối

của Gly, Ala, Val. Cô cạn Y rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên thì thu được
4,144 lít khí N2 (đktc), 33,22 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là:
Câu 2: Hỗn hợp X chứa 3 peptit mạch hở A, B, C. Người ta thủy phân hoàn toàn
26,41 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa x gam ba
muối của Gly, Ala, Val. Cô cạn Y rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên thì thu
được 4,144 lít khí N2 (đktc), 33,22 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m+x là:
Câu 3 Hỗn hợp X chứa 3 peptit mạch hở A, B, C. Người ta thủy phân hoàn toàn
26,41 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa x gam ba
muối của Gly, Ala, Val. Cô cạn Y rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên cần y
gam khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được chứa 4,144 lít khí N2 (đktc), 33,22
gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m+x+y là:
Câu 4 Hỗn hợp X gồm Gly – Ala – Val, Gly – Ala – Val – Val, Gly – Gly – Val –
Val. Đốt m gam hỗn hợp X gồm cần 112,56 lít O2(đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

20


dụng hết với dung dịch chứa NaOH thì thấy số mol NaOH phản ứng là 1,1 mol.
Sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là:
Câu 5: Hỗn hợp X gồm nhiều peptit mạch hở chỉ được tạo bởi Gly, Ala và Val.
Người ta lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,4 mol
NaOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác,
lấy 48,66 gam X rồi đem đốt cháy thì thu được 2,04 mol khí CO2. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Câu 6: Hỗn hợp X gồm 4 peptit mạch hở chỉ được tạo bởi Gly, Ala và Val. Người
ta lấy 0,13 mol X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,5 mol NaOH
tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy
58,268 gam X rồi đem đốt cháy thì thu được 2,31 mol H2O. Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 4 peptit mạch hở chỉ được tạo bởi Gly, Ala và Val. Người
ta lấy 0,11 mol X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,4 mol NaOH
tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy 60,48
gam X rồi đem đốt cháy thì thu được tổng số mol CO2 và H2O là 4,986 mol. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Câu 8: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Gly – Gly – Ala – Val – Val; Gly – Ala – Ala –
Ala – Val – Val và một tripeptit được tạo bởi Gly và Ala. Người ta lấy 0,07 mol X
cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,4 mol KOH tham gia phản ứng.
Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy 51,712 gam X rồi đem
đốt cháy thì thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 134,144 gam. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Câu 9: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,08
mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,4 mol KOH tham gia phản
ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy 81,95 gam X rồi
đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 4,5375 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là:
Câu 10: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,1
mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,5 mol KOH tham gia phản
ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối
trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 2,25 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là:
Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

21


Câu 11: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp các peptit trong dung dịch NaOH
vừa đủ thu được 85,79 gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt
cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 72,744 lít O2(đktc) thu được 41,67(g)
H2O. Giá trị gần nhất của m là

Câu 12: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH
vừa đủ thu được 130,62 gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt
cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 97,104 lít O2(đktc) thu được 148,72(g)
CO2. Giá trị gần nhất của m là
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 51,27 gam hỗn hợp gồm peptit X, peptitY, peptit Z và
peptit T (đều được tạo từ các amino axit no chỉ chứa một nhóm -COOH và -NH2)
bằng lượng oxi vừa đủ thu được N2 và 2,19 mol CO2; 2,005 mol H2O. Mặt khác
đun nóng hỗn hợp trên với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá
trị của m là:
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. Người ta lấy m gam X cho tác dụng với
lượng vừa đủ KOH thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X
trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm m’ gam hỗn
hợp các peptit và nước. Đốt cháy hoàn toàn m’ gam hỗn hợp peptit trên cần 7,224
lít khí O2 (đktc). Giá trị đúng của m gần nhất với
Câu 15 Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung
dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val.
Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2
(đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
Câu 16: Hỗn hợp X gồm Gly – Ala – Ala, Gly – Ala – Gly – Ala, Gly – Ala – Ala
– Gly – Gly, Ala – Ala. Đốt m gam hỗn hợp X cần vừa đủ khí O2 (đktc) thu được
0,285 mol H2O và 0,9 mol CO2. Lấy toàn bộ m gam X trên tác dụng với lượng vừa
đủ V lít dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch
thu được m’ gam chất rắn. Giá trị của m + m’ gần nhất với:

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

22


QSTUDY.VN

THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

Bài toán đốt cháy peptit
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm peptit X và peptit Y bằng
dung dịch chứa a mol KOH (vừa đủ) thu được 87,08 gam hỗn hợp các muối K của
Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần dùng
54,432 lít khí O2 (đktc) thu được 86,68 gam CO2. Giá trị của a là:
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm peptit X và peptit Y bằng
dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp các muối Na của Gly, Ala, Val. Mặt
khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần dùng 107,52 lít khí O2
(đktc) thu được 64,8 gam H2O. Giá trị m gần nhất:
Câu 3: X là một α-Aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm –NH2. Từ
3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam
tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol nước. Đốt cháy m2 gam
tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là:
Câu 4: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một
aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O
bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ
qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Câu 5: Khi tiến hành đồng trùng ngưng axit  -amino hexanoic và axit  -amino
heptanoic được một loại tơ poli amit X. Lấy 48,7 gam tơ X đem đốt cháy hoàn toàn
với O2 vừa đủ thì thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch NaOH dư thì còn lại
4,48 lít khí (đktc). Tính tỉ lệ số mắt xích của mỗi loại trong A
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X
gồm hai  - amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 và một
nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2
(đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là


Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

23


Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp
gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một
nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,255 mol
O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,22 mol CO2. Giá trị của m là
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0.1 mol tripetit của một aminoaxit thu được 1.9mol hỗn
hợp sản phẩm khí.Cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt đi qua đi qua bình 1 đựng H2SO4
đặc,nóng.Bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thoát ra 3.36 lít (đktc) 1 khí duy
nhất và bình 1 tăng 15,3g , bình 2 thu được mg kết tủa.Mặt khác để đốt cháy 0.02
mol tetrapeptit cũng của aminoaxit đó thì cần dùng V lít (đktc) khí O2.Gía trị của m
và V là
Câu 9: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một
aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng
khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch
NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu
được khối lượng chất rắn khan là
Câu 10: Khi thuỷ phân hoàn toàn 65,1 gam một peptit X (mạch hở) thu được 53,4
gam alanin và 22,5 gam glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 19,53 gam X rồi dẫn sản phẩm
vào Ca(OH)2 dư thu m gam kết tủa. Giá trị của m là
Câu 11: Tripeptit mạch hở X và đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α –
aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một nhóm – NH2 và một nhóm –
COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O
bằng 24,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được hấp thụ vào
dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này

Câu 12: Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala
thu được 153,3 gam hỗn hợp X gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Ala-Gly. Đốt
cháy toàn bộ X cần vừa đủ 6,3 mol O2. Giá trị m gần giá trị nào nhất dưới đây:
Câu 13: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino
axit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol
Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là
47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2:

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

24


Câu 14: Thủy phân hoàn toàn một lượng tripeptit X trong dung dịch chứa KOH
vừa đủ thu được 39,5 gam hỗn hợp Y chứa 3 muối của Ala, Gly, Val. Lấy toàn bộ
lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V
là:

QSTUDY.VN
THẦY NAP

KHÓA HỌC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN HÓA HỌC

Bài toán thủy phân peptit SO 1
Câu 1: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin
và 56,25 gam glyxin thu được. X là :
A. tripeptit.
B. đipeptit
C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn 54 gam peptit X là Gly-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly
thu được 0,06 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly-Gly-Gly và m gam Gly. Giá trị của m là:
Câu 3: X là một peptit mạch hở. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X trong
điều kiện thích hợp chỉ thu được các tripeptit có tổng khối lượng là 42,0 gam. Mặt
khác thủy phân không hoàn toàn cùng lượng X trên lại thu được hỗn hợp các
đipeptit có tổng khối lượng là 43,8 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu
được a gam hỗn hợp các aminoaxit (chỉ chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH, giá trị a
gần nhất với :
Câu 4: Cho X là hexapeptit, Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–
Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn 83,2 gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4
amino axit, trong đó có m gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
Câu 5: Hỗn hợp X gồm valin và glyxin-alanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch
H2SO4 (l) 0,5 M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung
dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725
gam muối. Giá trị của a là
Câu 6 Từ hỗn hợp chứa 13,5 gam axit aminoaxetic, 13,35 gam axit 2aminopropanoic, 20,6 gam axit 3–aminobutanoic và 25,74 gam axit 2 – amino – 3
metylbutanoic người ta có thể tổng hợp được tối đa m gam tetrapeptit. Giá trị m là:

Biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong – Qstudy.vn hoặc napbook.vn

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×