Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tập tháng thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.46 KB, 21 trang )

BUỔI TẬP THÁNG THỨ HAI

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG
Giảng viên: Th.S Hoàng Thế Cường

Lớp: CLC41B
Nhóm : 6

Hồ Minh Ngọc
Trần Cao Hồ Phúc
Phạm Hoàng Vũ
Phạm Thị Hồng Hà
Khưu Hồng Linh

1653801011192
1653801011228
1653801011354
1653801015055
1653801013093

NHÓM TRƯỞNG: Phạm Thị Hồng Hà


Vấn đề 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng

Câu 1: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
Những thay đổi về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa
BLDS 2005 vs BLDS 2015:
a. Thêm điều khoản loại trừ trong trường gây thiệt hại phải bồi thường tại Khoản 1:


Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
b. Quy định lại trường hợp không phải chịu trách nhiệm BTTH tại Khoản 2:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại phát
sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
c. Bổ sung thêm quy định tại Khoản 3:
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách
nhiệm BTTH, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định nêu trên.
(Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015)

Câu 2: Việc Tòa án cấp phúc thẩm không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 về
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 (thay vì Khoản 1 Điều
604 như Tòa án cấp sơ thẩm) về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là thuyết phục.


• Vì tại thời điểm TAND huyện L, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm là ngày 24/3/2017.
Tại thời điểm này, BLDS 2015 đã có hiệu lực (từ ngày 1/1/2017).
• Ngoài ra, Khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 chỉ quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của người có lỗi, trong khi Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 xác định rằng người gây
thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu lỗi hoàn toàn thuộc về bên bị
thiệt hại. Điều này phù hợp với nội dung, tình tiết vụ án và ý chí của HĐXX.

Câu 3: Theo anh/chị, trong vụ việc trên đã thiếu căn cứ gì để làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Vì sao?
Trong vụ việc trên, căn cứ bị thiếu là yếu tố lỗi, mối quan hệ nhân quả và hành vi trái pháp

luật của ông Danh H, không đủ 4 yếu tố trên lý thuyết để phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Do việc cơ quan cảnh sát Điều tra, lời khai của phần lớn các nhân chứng đều xác định ông
Danh S tự ngã xuống sàn, chứ không hề có sự tác động của ông H dẫn đến cái chết của ông
S.

Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông


Câu 1: Thay đổi về Các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
Ở Khoản 3 và Khoản 4, Điều 623, BLDS 2005 chỉ liệt kê hai chủ thể có thể liên đới chịu
trách nhiệm bồi thường với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật là nguồn nguy hiểm cao
độ. Tuy nhiên, trong thực tế, việc giới hạn ở hai chủ thể là “chủ sở hữu” và “người được chủ
sở hữu giao” nguồn nguy hiểm cao độ đã thể hiện sự bất cập và trong thực tiễn xét xử, Toà
án đã giải quyết theo hướng mở rộng danh sách chủ thể có thể phải liên đới chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại1.
Vì thế, tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 601, BLDS 2015 đã thay đoạn “người chủ sở hữu giao
chiếm hữu, sử dụng” thành “người chiếm hữu, sử dụng”. Bởi lẽ, ai được giai giao chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không quan trọng và người nào có lỗi để cho nguồn nguy
hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Đồng thời, để thống nhất với Khoản 4, BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “chủ sở hữu” tại Khoản
3, Điều 623, BLDS 2005. Hướng sửa đổi trên là thuyết phục, bao quát được hết những
trường hợp bồi thường, mở rộng chủ thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, bảo vệ tốt
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại2.

Câu 2: Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không?
Theo Khoản 1 Điều 123 BLDS 2015: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao
thông vận tải cơ giới, …
Thei Khoản 18 Điều 3 Luật GTĐB 2008: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây

gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô,
máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại
xe tương tự.
Như vậy xe máy, ô tô được xem là nguồn nguy hiểm cao độ.
1 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ
hai), tr. 487.
2 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ
hai), tr. 488


Câu 3: Trong hai vụ việc trên, thiệt hại là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do con
người gây ra? Vì sao?
- Quyết định số 23/DS-GĐT: Thiệt hại do hành vi của con người gây ra; vì anh Khoa
khi điều khiển ô tô đã phát hiện được xe đạp của anh Bình và xe của ông Dũng ở phía trước,
nhưng do không làm chủ được tốc độ và tay lái nên đã để ô tô chèn qua xe đạp của anh Bình
và đè gãy đùi trái của anh Bình. Trong trường hợp này, xe ô tô chỉ là phương tiện mà người
điều khiển sử dụng gây thiệt hại.
- Quyết định số 30/2006/HS-GĐT: Thiệt hại do hành vi của con người gây ra, đó là hành vi
điều khiển xe môtô của Nguyễn Văn Giang. Xe môtô trong tình huống này là phương tiện
mà người điều khiển sử dụng gây thiệt hại.

Câu 4: Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy
định của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra?
- Trong Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2-2-2005, đoạn cho thấy Tòa án đã vận dụng các
chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
“Mặt khác, như đã phân tích trên trong vụ án này anh Khoa cũng có một phần lỗi. Tòa án
cấp phúc thẩm buộc chủ phương tiện là ông Vũ Hồng Khánh bồi thường cho anh Bình là
đúng, nhưng lại áp dụng khoản 3 Điều 627 là không chính xác mà phải áp dụng khoản 2
Điều 627 Bộ luật Dân sự mới đúng.”

- Trong Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26-9-2006, đoạn cho thấy Tòa án đã vận dụng
các chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
“Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 627 Bộ luật Dân sự năm
1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b
khoản 2 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thì: “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ


giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của
pháp luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại””.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án đã vận dụng các quy định của chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Tòa án vận dụng các chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
thuyết phục.
- Đối với Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2-2-2005, anh Dũng (điều khiển xe máy), anh
Khoa (điểu khiển ô tô) cùng có lỗi đồng thời gây ra thiệt hại cho anh Bình, Tòa án đã áp
dụng Khoản 2, Điều 627, BLDS 1995 để giải quyết về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra:
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, thì những người này
phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Căn cứ vào quy định của BLDS 1995 đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra thiệt hại cho anh
Bình cũng như căn cứ vào Khoản 1, Điều 623, BLDS 2005 và Nghị Quyết số 03 thì ô tô xe
máy là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do những
phương tiện này gây ra. Do đó, Tòa án vận dụng chế định của nguồn nguy hiểm cao độ là
hợp lí.
- Đối với Quyết định số 30/2006/HS-GĐT, bà Trinh đã giao xe máy thuộc sở hữu của
chồng mình cho Giang (đại diện hợp pháp là ông Trường bà Lài - cha mẹ của Giang) điều
khiển chở bà Phê và bà Huê gây ra tai nạn làm bà Giỏi chết.

Trường hợp này Tòa án sử dụng Điều 623, BLDS 2005 và Nghị Quyết số 03 của HĐTP
Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết buộc bà Trinh và đại diện của Giang liên đới bồi
thường thiệt hại.
Xe máy do Giang điều khiển được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại
Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005:


“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
Do vậy, Tòa án áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
hợp lí. Giang chưa đủ tuổi điều khiển xe máy. Việc giao xe cho Giang của bà Trinh là không
đúng quy định, Giang cùng có lỗi khi điều khiển nên cùng liên đới bồi thường cho bà Giỏi
như quy định tại Điều 623, BLDS 2005 là phù hợp.

*Trong quyết định số 30,
Câu 6: đoạn nào cho thấy Tòa án đã buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại?
Đoạn của Quyết định số 30 cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là:
“Nguyễn Thị Tuyết Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe môtô) cho Nguyễn Văn Giang
sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra”.

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại.
Việc Tòa án buộc chỉ mình bà Trinh bồi thường thiệt hại là chưa hợp lí.
Căn cứ vào khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của cá nhân:
“2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn
thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường

bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần
còn thiếu bằng tài sản của mình”.


 Ta thấy là Giang đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (xe mô tô) trái với qui định của
pháp luật nên khi xảy ra tai nạn thì ông Giang phải bồi thường thiệt hại. Theo quy
định trên thì Giang (16 tuổi) phải bồi thường cho người bị hại bằng tài sản của mình,
nếu không đủ để bồi thường thì ông Trường và bà Lài phải bồi thường phần còn thiếu
đó bằng tài sản của mình.
Theo như qui định tại Điều 623 BLDS năm 2005 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra:
“4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt
hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
Bên cạnh đó, dù biết Giang không đủ điều kiện điều khiển xe mô tô nhưng bà Trinh vẫn
giao cho ông Giang sử dụng xe mô tô và chiếc xe đó là tài sản của vợ chồng bà Trinh và ông
Mướt. Tuy nhiên, không có căn cứ kết luận ông Mướt có lỗi trong việc để Giang sử dụng xe
trái pháp luật nên ông Mướt không phải bồi thường. Như vậy, ta thấy chỉ có bà Trinh có lỗi
(vô ý) trong việc giao cho Giang sử dụng chiếc xe máy nên bà Trinh cũng phải bồi thường
cho người bị thiệt hại.
Vì vậy, trong vụ việc trên thì bà Trinh và ông Giang phải liên đới để bồi thường thiệt hại
chứ không phải chỉ có bà Trinh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Điều 584 BLDS 2015, Tòa án có thể buộc Giang
bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005 và Điều 584 BDLS 2015, Tòa án có thể buộc Giang bồi
thường thiệt hại, vì hành vi của Giang có đủ những yếu tố làm phát sinh trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:


1) Có thiệt hại xảy ra, đó là bà Giỏi bị chấn thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu.
2) Có hành vi trái pháp luật, đó là hành vi điều khiển xe mô tô đâm vào người đang đi bộ
qua đường.
3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: hành vi điều
khiển xe mô tô Giang đâm vào bà Giỏi đang đi bộ qua đường làm bà Giỏi chết.
4) Có lỗi của người gây thiệt hại: Giang chưa đủ tuổi để lái xe và trên xe chở 3 người nên đã
vi phạm luật giao thông và Giang có lỗi vô ý đối với việc gây ra thiệt hại cho bà Giỏi.
Câu 9: Theo Nghị quyết số 03, cho phí xây và chụp ảnh có được bồi thường không? Vì
sao?
Theo Tiểu mục 2.2, Mục 2, Phần II, Nghị quyết số 03 quy định:
“2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng
cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi
khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp
nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…”.
Theo các quy định trên thì chi phí xây mô và chụp ảnh không thuộc các khoản chi phí hợp
lí cho việc mai táng. Như vậy theo BLDS và Nghị quyết số 03 thì chi phí xây mộ và chụp
ảnh không được bồi thường.

Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và Tòa Giám đốc
thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh?
Tòa phúc thẩm và Tòa giám đốc thẩm xét theo hướng không bồi thường chi phí xây mộ và
chụp ảnh là phù hợp với quy định của pháp luật.
Xét trong thực tiễn cuộc sống, chi phí xây mộ và chụp ảnh không thể xét theo một mức
chung được, tùy vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà chi phí cho việc xây mộ và
chụp ảnh nhiều hay ít cho nên ta không thể quy kết phải bồi thường trong một khung tiền đã
định trước được.
Vì vậy, nếu Tòa án bắt buộc phải bồi thường chi phí trên thì sẽ phát sinh nhiều tiêu cực như

một số gia đình sẽ lợi dụng việc trên để kiếm thêm khoản tiền bồi thường như xây mộ rộng,


lớn hơn, khang trang hơn, …thì sẽ làm tăng thêm chi phí bồi thường, điều này sẽ không công
bằng với người phải bồi thường vì họ chỉ phải bồi thường theo đúng nghĩa vụ với thiệt hại
mà họ đã gây ra, những khoản phát sinh thêm là vô lý.

*Trong quyết định số 23,
Câu 11: Đoạn nào cho thấy anh Bình là người bị thiệt hại?
Trong Quyết định số 23, đoạn cho thấy Bình là người bị thiệt hại:
“Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình, ông
Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình (trong đó
anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”.

Câu 12: Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?
- Ông Khánh không trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình.
- Vì anh Khoa là người điều khiển ô tô gây ra tại nạn, ông Khánh chỉ là chủ sở hữu phương
tiện đã giao tài sản cho anh Khoa sử dụng chứ không phải là người điều khiển phương
tiện gây ra thiệt hại.

Câu 13: Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì sao?
- Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách là chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ.
- Vì căn cứ vào Khoản 2, Điều 627, BLDS 1995 (Khoản 2, Điều 601, BLDS 2015):
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.


Câu 14: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khanh bồi thường cho anh Bình.

Việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình là hợp lý, nếu anh Khoa chỉ là người
được ông Khánh thuê lái xe ô tô và được trả tiền công (nói cách khác, anh Khoa là người làm
công cho ông Khánh).
Trong Quyết định số 23, Tòa dân sự không nêu rõ mối quan hệ giữa ông Khánh và anh
Khoa, mà chỉ cho biết ông Khánh là chủ sở hữu chiếc xe ô tô gây tai nạn. Như vậy, có hai
khả năng có thể xảy ra: Anh Khoa là người làm công của ông Khánh hoặc anh Khoa là người
được ông Khánh giao xe ô tô qua hợp đồng thuê tài sản.
Căn cứ Tiểu mục đ, Mục 2, Phần III, Nghị quyết số 03, nếu anh Khoa là người làm công
cho ông Khánh, anh Khoa không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà ông Khánh
vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, ông Khánh phải bồi thường. Ngược lại, nếu anh Khoa được
ông Khánh giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa là ông Khánh không còn
chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà anh Khoa là người được ông Khánh giao chiếm hữu, sử
dụng hợp pháp; do đó, anh Khoa phải bồi thường thiệt hại.
Theo nhóm, Tòa án nên xác định rõ trong quyết định mối quan hệ giữa ông Khánh và anh
Khoa trước khi áp dụng Khoản 2, Điều 623, BLDS 2005.

Câu 15: Bình có lỗi trong việc để phát sinh thiệt hại không? Đoạn nào của bản án cho
câu trả lời?
Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh.
Đoạn của bản án cho câu trả lời:
“Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình, ông
Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình (trong đó
anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”.

Câu 16: Đoạn nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và
ông Khanh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?


Đoạn của bản án cho thấy Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông
Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình:

“Nhưng lại buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ, mà không xem xét đến trách
nhiệm của anh Bình là không chính xác”.

Câu 17: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa GĐT.
Về hướng giải quyết không buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường hoàn toàn thiệt hại
cho anh Bình của Tòa Giám Đốc thẩm là hơp lý, nhưng Tòa cho rằng nguyên nhân dẫn đến
việc này là do có lỗi từ phía anh Bình là chưa thỏa đáng.
Vì xét về phía anh Bình, anh không có lỗi cố ý trong việc điều khiển xe đạp đi vào phần
đường giữa hai làn xe cơ giới, việc điều khiển xe đạp vào giữa hai làn xe cơ giới, xuất phát
từ việc ông Khánh (chủ ô tô tải) chở đầy gỗ đỗ ở giữa làn đường dành cho xe cơ giới và xe
thôi sơ. Còn về phía ông Dũng, ông có lỗi trong việc gây ra thiệt hại vì đã không làm chủ
được tốc độ và không tuân thủ khoảng cách an toàn, xét thấy việc không tuân thủ này của
ông Dũng có mối quan hệ trực tiếp đến việc anh Bình bị thương và vì anh Bình không có lỗi
cố ý, thiệt hại này xảy ra không hoàn toàn do lỗi của anh Bình, nên theo khoản 3 Điều 627
BLDS 1995 thì ông Khánh và ông Dũng phải có trách nhiệm bồi thường cho anh Bình.
Nếu trong vụ việc này, chỉ có ông Dũng và ông Khánh gây ra thiệt hại cho anh Bình thì hai
người phải liên đới bồi thường toàn bộ, vì có căn cứ cho rằng hậu quả xảy ra có nguyên nhân
từ việc không tuân thủ luật ATGT của hai ông. Nhưng vì trong vụ việc này anh Khoa cũng có
một phần lỗi, nhưng vì anh Bình không kiện đòi bồi thường từ anh Khoa, nên dù bị anh Bình
yêu cầu đòi bồi thường thì hai người cũng có thể chỉ phải bồi thường phần thiệt hại ứng với
mức độ lỗi của mình, hoặc có thể bồi thường toàn bộ, nhưng sau đó có quyền yêu câu anh
Khoa hoàn trả lại 1 phần ứng với lỗi của anh Khoa.

Câu 18: BLDS và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn
khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không?


BLDS 2015 và Nghị quyết số 03 không có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản

tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể vận dụng một số chế định khác trong phần này như: Bồi thường
thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra (Điều 600), bồi thường thiệt hại do người
của pháp nhân gây ra (Điều 597), bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
(Điều 598),… để cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ (nếu thuộc trường hợp mà
điều luật quy định) yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc gây
thiệt hại hoàn trả khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại.

Câu 19: Tòa GĐT có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu
cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở
hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không?
Tòa giám đốc thẩm đã theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu
cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu
bồi thường cho người bị thiệt hại.
Đoạn của quyết định cho câu trả lời:
“Đồng thời, Tòa án các cấp không dành cho ông Khánh quyền khởi kiện yêu cầu
anh Khoa bồi thường cho ông Khánh số tiền mà ông bồi thường cho anh Bình do lỗi của anh
Khoa, nếu ông Khánh và ông Khoa không tự thương lượng giải quyết được là không đảm
bảo quyền lợi cho ông Khánh”.

Câu 20: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa GĐT theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi
hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn
khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là hợp lý trong vụ án được đề


cập. Tuy nhiên, nhìn chung, hướng giải quyết này chỉ hợp lý trong trường hợp người sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc gây thiệt hại.

Mặc dù, như đã nêu ở trên, trong phần chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra không có quy định về trách nhiệm hoàn trả của người sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ nhưng trong đa số các trường hợp người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là
người làm công hoặc người của pháp nhân, … Do đó, việc vận dụng kết hợp cả hai chế định
là hợp lý và cũng không vi phạm quy định nào khác. Nếu người sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì họ cũng nên chịu trách nhiệm về hành vi có
lỗi của mình, tức là hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền mà chủ sở hữu đã bỏ ra để bồi
thường thiệt hại. Điều này giúp bảo vệ tốt quyền lợi của chủ sở hữu. Ngược lại, nếu người sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi hoàn toàn không có lỗi thì không phải hoàn
trả cho chủ sở hữu.

Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại trong hay ngoài hợp đồng

Câu 1: Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


Tiêu chí

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên

Được xây dựng nên bởi các quy phạm điều
chỉnh chế định hợp đồng.
Nguồn gốc Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách
phát sinh

nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi

phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định
trong hợp đồng.

ngoài, khi tồn tại một hành vi vi phạm pháp
luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho
người khác và hành vi này cũng không liên
quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có
giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn
là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có
thể phát sinh trách nhiệm dân sự.

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh

Khi hợp đồng được giao kết, các bên có

thần, thiệt hại là điều kiện bắt buộc của trách

nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Về căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên
xác định

không thực hiện, thực hiện không đúng,


trách nhiệm không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước
về những trường hợp thiệt hại do vi phạm

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng gồm:
• hành vi vi phạm pháp luật,
• có thiệt hại thực tế,
• có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái

pháp luật và thiệt hại thực tế
hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như • yếu tố lỗi.
bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp
đồng.
Hành vi

Hành vi này là hành vi vi phạm những cam

Hành vi này là hành vi vi phạm những quy

Vi phạm

kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự

định của pháp luật nói chung, những quy định

ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại, vì
vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định


vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy

pháp luật chung mà chỉ vi phạm “pháp luật” định của pháp luật chuyên nghành khác như
thiết lập giữa những người tham gia giao kết hình sự, hành chính, kinh tế…
hợp đồng.


- Chủ thể trực tiếp gây ra thiệt hại, trước đó
- Chỉ ràng buộc giữa những chủ thể đã tham
Chủ thể chịu gia thỏa thuận, kí kết trong hợp đồng.
trách nhiệm - Bên nào vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
thì có trách nhiệm phải bồi thường.

không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan
hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây
thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành
hợp đồng đã kí kết.
- Có trường hợp chủ thể trực tiếp gây ra thiệt
hại không phải bồi thường...

Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người
Yếu tố

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

lỗi

hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.


Thời điểm
phát sinh
trách nhiệm

nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi
vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi
không có lỗi trong trường hợp pháp luật có
quy định.

Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có

Kể từ thời điểm xảy ra hành vi

bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

gây thiệt hại.

Về tính liên Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại
đới trong

thì họ liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao

chịu trách

kết hợp đồng họ có thỏa thuận trước về vấn

nhiệm

Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý cũng có ý


đề chịu trách nhiệm liên đới.

Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt
hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới
theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự.


Câu 2: Trong hai vụ việc trên có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và bên bị
yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
I.

Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20-6-2011 liên quan đến vụ án tranh chấp

giữa ông Nghinh và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Đỗ:
• Ông Nghinh vay của Ngân hàng 2.000.000đ trong thời hạn 8 tháng, lãi suất 2,5%/tháng
để phục vụ cho sản xuất trong gia đình. Ông đã thế chấp căn nhà của mình để bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ. Ông Nghinh trả được một tháng tiền lãi thì do kinh tế khó khăn nên
không kịp trả lãi đúng hạn nữa. Ngân hàng mới tự ý bán đấu giá căn nhà của ông đã thế
chấp để thu hồi nợ, gây thiệt hại cho ông Nghinh.
• Thực tế giữa hai bên tồn tại quan hệ hợp đồng. Bởi trước khi Ngân hàng cho ông Nghinh
vay tiền, giữa hai bên đã có sự thỏa thuận trước về thời hạn, mức lãi cũng như biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Tức là giữa hai bên đã có sự tồn tại của quan hệ hợp
đồng, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên.
• Tuy nhiên, việc tranh chấp xảy ra là nằm ngoài khuôn khổ của hợp đồng bởi vì hai bên
chỉ thỏa thuận là thế chấp căn nhà để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của ông Nghinh, chứ
không đề cập đến chuyện phải thông qua ông Nghinh hay Ngân hàng được toàn quyền xử
lí tài sản thế chấp khi ông Nghinh nợ quá hạn.
II.

Trong vụ việc tại bản án số 750/2008/DS-PT, giữa người bị thiệt hại là ông Trương

Hoàng Bá và bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại là BV ĐH Y Dược TP.HCM có tồn
tại quan hệ hợp đồng. Đó là hợp đồng ông Bá nhờ BV tiến hành phẫu thuật nang mũi

môi phải cho ông.
• Vợ của ông Bá là bà Phi khởi kiện bệnh viện Y dược thành phố Hồ Chí Minh phải bồi
thường thiệt hại vì đã gây ra cái chết cho ông Bá.
 Do đó, quan hệ hợp đồng không tồn tại giữa bà Phi và bệnh viện Y dược. Hay nói cách
khác, đây là trường hợp thiệt hại ngoài hợp đồng.

Câu 3: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng?
Trong bản án số 451, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Đoạn của bản án cho thấy là:


“Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp bồi
thường thiệt hại ngoại hợp đồng” là đúng. Tòa án cấp phúc thẩm lại xác
định “Tranh chấp về hợp đồng dân sự là sai”.
Trong bản án số 750, Tòa án cũng theo hướng như ở bản án nêu trên/ Đoạn của bản án cho
thấy là:
“Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố: …”.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc trên về vấn
đề xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi thường giữa các
bên.
Hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc đầu tiên về vấn đề xác định bản chất pháp lí
(trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi thường giữa các bên là chưa thuyết phục. Còn ở vụ
việc thứ hai, thì Tòa án đã xác định đúng.
Vì trong vụ việc thứ nhất TAND tối cao xác định rằng “tranh chấp ngoài hợp đồng là đúng”

nhưng chưa đưa ra chứng cứ để khẳng định là đúng, tòa án cho rằng tòa phúc thẩm xác định
tranh chấp hợp đồng dân sự là sai nhưng cũng không đưa ra căn cứ chứng minh. Như vậy là
không có sự thuyết phục. Để xác định đây là bồi thường ngoài hợp đồng thì phải xem xét quá
trình phát mãi nhà đất trên có đúng pháp luật hay không và gia đình ông Nghinh có biết hay
không mới có thể xác định nhưng tòa án chưa xem xét mà đã cho rằng thuộc trường hợp bồi
thường ngoài hợp đồng là không hợp lí.
Bản án số 750 Tòa án chưa xác định rõ ràng là trong hay ngoài hợp đồng. Nhưng đã có căn
cứ xác định bác sĩ và ê kíp không có lỗi, không có hành vi trái pháp luật nên không thể xác
định là bồi thường ngoài hợp đồng. Cũng không có căn cứ để yêu cầu bệnh viện bồi thường
trong hợp đồng. Vận nên Tòa đã tuyên bà Yến Phi không có căn để đòi bồi thường.

Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu


Câu 1: Liệt kệ những bài viết liên quan đến pháp luật bời thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được công bố trên các tạp chí chuyên nghành luật từ đầu năm 2014 đến nay. Khi
liệt kê, yêu cầu phải viết theo trật tự như đã yêu cầu trong buổi thảo luận thứ 3.
STT

Tên tạp chí
Nguyễn Hồng Bắc – Lê Thị Bích Thủy, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1

ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam –
những bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học, Số 4/2014, tr. 3-11.
Ngô Quốc Chiến, Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam xét xử vụ việc bồi thường

2


thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Toà án nhân dân, Số
7/2015, tr. 33 – 38.
Ngô Quốc Chiến, Về lựa chọn áp dụng pháp luật cho bồi thường thiệt hại

3

ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi),
Tạp chí Toà án nhân dân, Số 21/2015, tr. 06 – 09, 48.
Trần Việt Dũng, Truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và trách

4

nhiệm bồi thường của quốc gia trong Luật Đầu tư quốc tế hiện đại, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, Số 8/2014, tr. 77 – 84.
Đỗ Văn Đại – Nguyễn Trương Tín, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

5

người khác gây ra, Tạp chí Khoa học pháp lý Đại học Luật TPHCM, Số
05/2013, tr. 67 – 74.
Đỗ Văn Đại – Nguyễn Trương Tín, Những điểm mới về bồi thường thiệt hại

6

ngoài hợp đồng trong bộ luật Dân sự năm 2015 những trường hợp bồi thường
cụ thể - Kỳ I, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 11/2016, tr. 10 – 13, 17.
Đỗ Văn Đại – Nguyễn Trương Tín, Những điểm mới về bồi thường thiệt hại

7


ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 những trường hợp bồi thường
cụ thể - Tiếp theo kỳ trước và hết, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 13/2016, tr. 13
– 16.

8

Đỗ Văn Đại – Lê Hà Huy Phát, Những điểm mới về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí Toà án nhân dân, Số


7/2016, tr. 14 – 20.
Hoàng Đạo – Vũ Thị Lan Hương, Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường
9

thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
13/2013, tr. 34 – 40.

10

Mai Hải Đăng, Pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, Tạp
chí Luật học Đại học Luật Hà nội, Số 06/2013, tr. 23 – 31.
Nguyễn Trọng Điệp, Bồi thường thiệt hại trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi

11

người tiêu dùng, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội – Luật học, Tập 29, Số
2/2013, tr. 44 – 49.
Bùi Thị Thanh Hằng – Đỗ Giang Nam, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

12


tác động của tài sản gây ra dưới góc nhìn so sánh, Tạp chí Luật học Đại học
Luật Hà Nội, Số 3/2013, trang 61 – 72.
Fushihara Hirota, Bình luận và kiến nghị về “thiệt hại khi tính mạng bị xâm

13

phạm” trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Dân chủ
& Pháp luật, Số 8(281)/2015, tr. 13 – 18.
Bùi Nguyên Khánh, Một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo BLDS (sửa đổi)

14

– phần liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, tháng 9 – 2014, từ tr. 25 – 29.
Nguyễn Đức Long, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi

15

trường theo hiến pháp và tác động của nó tới quá trình hoàn thiện pháp luật
môi trường, Tạp chí Luật học, tháng 6 – 2014, từ tr. 20 – 26.

16

Đoàn Đức Lương, Những khó khăn trong việc xác định chủ thể bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 20/2014, tr. 27 – 28.
Khuất Quang Phát – Ngô Thu Trang, Lý luận về chế định trách nhiệm sản

17


phẩm trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu cùng, Tạp chí Luật học, Số
8(195)/2016, tr. 68 – 76.
Trương Hồng Quang, Góp ý các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp

18

đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Số
4(324)/2015, tr. 16 – 19.


Câu 2: Cho biết thế nào để tìm được những bài viết trên?
- Tìm kiếm tài liệu tại Thư viện tầng 5 phòng A.503 cơ sở Nguyễn Tất Thành.
- Tìm kiếm tài liệu thông qua mạng Internet.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×