Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng keo tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ VĂN QUANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TRỒNG KEO
TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ VĂN QUANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TRỒNG KEO
TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. LÊ KIM LONG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ
DÂN TRỒNG KEO TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

ĐỖ VĂN QUANG

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của quý phòng ban, quý thầy cô khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau Đại học
trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn của tôi, cô TS.
Phạm Thị Thanh Thủy, sự hướng dẫn tận tình của cô đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND xã Hành Nhân, UBND xã
Hành Đức, UBND xã Hành Thiện, UBND xã Tín Đông, UBND xã Hành Minh,
UBND huyện Nghĩa Hành, phòng Thống kê huyện Nghĩa Hành và Quý hộ nông dân
huyện Nghĩa Hành đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thu thập thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

ĐỖ VĂN QUANG

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính...........................................................................3
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................................3
6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................4
6.1. Về mặt lý luận...........................................................................................................4
6.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.... 6
2.1. Tổng quan về Nông hộ .............................................................................................6
2.1.1. Khái niệm Nông hộ ...............................................................................................6
2.1.2. Phân loại nông hộ ..................................................................................................6
v


2.2. Tổng quan về kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ .............................7
2.2.1. Kinh tế nông hộ .....................................................................................................7
2.2.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ ...............................................................................8
2.3. Cây keo và đặc điểm sinh học cây keo.....................................................................9
2.3.1. Cây keo lá tràm (cây keo lai).................................................................................9
2.3.2. Đặc điểm sinh học cây keo ....................................................................................9

2.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp........................................10
2.4.1. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................10
2.4.2. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp ....................................................................15
2.4.3. Bản chất hiệu quả kinh tế ....................................................................................16
2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế các hộ trồng keo ....18
2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chi phí hoạt động của các hộ trồng keo...................18
2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế của các hộ trồng keo........................18
2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của hộ trồng keo ...........................20
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây keo.......................................................21
2.7. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu..........................................................................21
2.8. Tổng quan về nghề trồng keo trên thế giới và Việt Nam .......................................23
2.8.1. Tổng quan về nghề trồng keo trên thế giới..........................................................23
2.8.2. Tổng quan về nghề trồng keo tại Việt Nam ........................................................24
2.9. Khung phân tích của đề tài .....................................................................................27
Tóm tắt chương 2: .........................................................................................................31
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................32
3.1. Đặc điểm huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.....................................................32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................32
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................................................36
3.2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Nghĩa Hành tới sản xuất cây keo...................................................................................40
vi


3.2.1. Những thuận lợi...................................................................................................40
3.2.2. Những khó khăn ..................................................................................................41
3.3. Tình hình trồng keo ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua ......42
3.4. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................43
3.5. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................44

3.6. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu................................................................44
3.7. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu ................................................................44
3.7.1. Quy mô mẫu ........................................................................................................44
3.7.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................45
3.8. Xử lý và phân tích số liệu.......................................................................................45
3.8.1. Xử lý số liệu ........................................................................................................45
3.8.2. Phân tích số liệu...................................................................................................46
3.8.3. Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong thời gian nghiên cứu...................47
Tóm tắt chương 3: .........................................................................................................48
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........50
4.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra ..................................................................................50
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................................50
4.1.2. Đặc điểm sản xuất ...............................................................................................52
4.1.3. Ý kiến của người dân về các vấn đề liên quan đến nghề trồng keo ....................53
4.2. Kết quả sản xuất của các hộ trồng keo trong mẫu nghiên cứu tại huyện Nghĩa Hành.....55
4.3. Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng keo tại huyện Nghĩa Hành ...............................56
4.4. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các hộ trồng keo .....57
4.4.1. Kết quả phân tích tương quan..............................................................................57
4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................................57
Tóm tắt chương 4: .........................................................................................................59
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG KEO, GỢI Ý CHÍNH
SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................61
5.1. Định hướng phát triển nghề trồng keo ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ....61
vii


5.2. Một số hàm ý về mặt chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề trồng
keo ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................63
5.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ...........................................................................63
5.2.2. Những giải pháp khác..........................................................................................66

5.3. Kiến nghị ................................................................................................................68
5.3.1. Đối với các hộ trồng Keo lai ...............................................................................68
5.3.2. Đối với địa phương..............................................................................................68
5.3.3. Đối với nhà nước .................................................................................................69
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ,ĐH

Cao đẳng, đại học

CN, TTCN-XD

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng

CPCĐ

Chi phí cố định

CPLĐ

Chi phí lao động

CPTG


Chi phí trung gian

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DT

Diện tích

DTĐBQ

Diện tích đất bình quân

Fao

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

GTSX

Giá trị sản xuất


GTTT

Giá trị tăng thêm

Ha

Hecta

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQSX

Hiệu quả sản xuất

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

KT-XH


Kinh tế - xã hội

LN

Lợi nhuận

NLNN

Nông lâm- Nghư nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTRBV

Phát triển rừng bền vững

ix




Quyết định

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TCP


Tổng chi phí

THPT

Trung học phổ thông

TMDV

Thương mại dịch vụ

TN

Tài nguyên

TNBQ

Thu nhập bình quân

TT

Thông tư

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

TW

Trung ương


UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

VNĐ

Việt Nam đồng

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích trồng keo một số nước trên thế giới, năm 2011 ............................24
Bảng 2.2: Tổng hợp biến được đưa vào mô hình ..........................................................30
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Hành năm 2016 ...........................33
Bảng 3.2: Quy mô giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 huyện Nghĩa Hành, giai
đoạn 2013- 2016 ............................................................................................................36
Bảng 3.3: Cơ cấu các ngành trong tổng giá trị sản xuất huyện Nghĩa Hành, giai đoạn
2013- 2016.....................................................................................................................37
Bảng 3.4: Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Nghĩa Hành, giai đoạn
2013- 2016.....................................................................................................................37
Bảng 3.5: Cơ cấu dân cư huyện Nghĩa Hành, giai đoạn năm 2014-2016 .....................38
Bảng 3.6: Phân bổ phiếu điều tra...................................................................................45
Bảng 4.1: Thống kê các biến đặc điểm nhân khẩu học (biến liên tục)..........................50
Bảng 4.2: Thống kê các biến đặc điểm nhân khẩu học (biến giả).................................51

Bảng 4.3: Thống kê đặc điểm sản xuất của các hộ trồng keo .......................................52
Bảng 4.4: Thống kê ý kiến của các hộ trồng keo về khó khăn, định hướng phát triển,
kiến nghị của người dân về vay vốn và các chính sách hỗ trợ ......................................53
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất của các hộ trồng keo trong một chu kỳ
sản xuất ..........................................................................................................................55
Bảng 4.6: Tổng hợp hiệu quả sản xuất của các hộ trồng keo trong một chu kỳ sản xuất.....56
Bảng 4.7: Tóm tắt mô hình............................................................................................57
Bảng 4.8: Mức độ phù hợp của mô hình .......................................................................57
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình ..........................................................................58

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung phân tích ............................................................................................28
Hình 3.1: Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Nghĩa Hành ........................34
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................43
Hình 5.1: Rừng keo trồng từ 2 đến 3 năm tuổi của hộ dân xã Hành Thiện, Nghĩa Hành ....62

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng keo tại huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân trồng keo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng
Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập cho các hộ dân.
Bằng phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu dựa trên số
liệu điều tra từ bảng câu hỏi phát ra cho 88 hộ trồng keo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi vào năm 2017, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ

dân trồng keo tại huyện Nghĩa Hành, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất trồng keo của các hộ dân. Đề tài cũng đã tập trung phân tích các nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến năng suất của các hộ trồng keo bao gồm: tuổi, trình độ văn hóa, kỹ
thuật sản xuất, vốn, diện tích, tiếp cận tín dụng. Trong đó, có hai biến có ảnh hưởng có
ý nghĩa thống kê đến năng suất trồng keo của các hộ dân ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quãng Ngãi đó là: vốn đầu tư và diện tích đất trồng keo.
Qua phân tích thống kê mô tả cho thấy: Có mối quan hệ cùng chiều giữa trình
độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, số hoạt động tạo thu nhập và kinh
nghiệm làm việc của chủ hộ với thu nhập của nông dân. Và có mối quan hệ ngược
chiều giữa quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc. Tuy nhiên, các nhận định này
chỉ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa thu nhập theo trình độ học vấn
của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, diện tích đất sản xuất, số
hoạt động tạo thu nhập. Vì vậy, chúng ta phải ước lượng mô hình hồi quy và thực hiện
các kiểm định để xem xét nên bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết đã đưa ra.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính
sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập cho các hộ dân trồng keo tại
huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: chính sách đất đai, chính sách về vốn
cho sản xuất, chính sách về giáo dục và đào tạo, chính sách về khuyến nông và một số
chính sách khác như: khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, thông tin, tuyên
truyền, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi,...
Từ khóa: Cây keo lai, Trồng rừng, Hiệu quả kinh tế.

xiii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo số 154/BC-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
báo cáo Tổng kết thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Thời gian gần
đây, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trước

tình hình đó, nhiều cơ quan lâm nghiệp, tổ chức cá nhân và người dân nhiều địa
phương đã đẩy mạnh kinh doanh rừng trồng.Việc trồng rừng đã góp phần đáng kể nâng
cao tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồng thời tạo thêm
nhiều việc làm cho người dân sống gần rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở
vùng sâu, vùng xa. Hiện tại việc trồng rừng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao
đang là nhu cầu thực tiễn cấp thiết, với nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để khuyến khích người dân tham gia
trồng rừng như: Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là chính phủ) về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng
bãi bồi ven biển và mặt nước; Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Thông tư số 07/2011/TTLT-BNNPTNTBTNMT ngày 29/11/2011 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, cho thuê rừng gắn
liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
Quảng Ngãi là tỉnh duyên hải miền trung, phát triển lâm nghiệp ở đây không chỉ
để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn tăng thu nhập,
giải quyết việc làm cho người dân tại chỗ, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy,
nâng cao tỷ lệ che phủ bề mặt đất. Trong nhiều năm qua, có nhiều đơn vị sản xuất lâm
nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác trồng rừng
sản xuất, rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và rừng nguyên liệu
giấy nhưng chất lượng giống chưa được cải thiện, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
chưa được áp dụng đầy đủ. Vấn đề lựa chọn loài cây trồng chưa phù hợp với điều kiện
khí hậu, đất đai nơi trồng, đầu tư thấp dẫn đến năng suất các loại rừng trồng chưa cao,
chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ cho công nghiệp chế biến nói chung và nguyên liệu cho
ngành công nghiệp bột giấy nói riêng.
1


Keo là loài cây mọc nhanh đã được nhiều công ty, người dân địa phương lựa
chọn đưa vào gây trồng thuần loài ở nhiều xã thuộc huyện Nghĩa Hành của tỉnh Quảng

Ngãi. Theo nhận định của cơ quan quản lý lâm nghiệp tỉnh, cây keo đã bước đầu đã
mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên cho đến nay, tại địa phương chưa có
những công trình nghiên cứu đầy đủ để đánh giá được tình hình sinh trưởng cũng như
chất lượng và hiệu quả kinh tế, xã hội một cách khoa học, từ đó làm cơ sở cho việc lựa
chọn loài cây mọc nhanh làm nguyên liệu giấy phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai
của tỉnh Quảng Ngãi. Để góp phần cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng rừng
trồng nguyên liệu, tận dụng diện tích đất trống đồi núi trọc một cách hợp lý, có hiệu
quả, nhằm chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp bột giấy của
tỉnh. Với những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế của các hộ dân trồng keo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng keo trên địa bàn huyện Nghĩa
Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ổn
định cây keo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đo lường hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng keo trên địa bàn huyện Nghĩa
Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phân tích các nhân tố tác động đến năng suất cây keo của hộ trồng keo trên địa
bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm định hướng và phát triển nghề trồng
keo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các hộ dân trồng keo trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi hiện
nay có hiệu quả kinh tế không?
- Những nhân tố nào có thể tác động đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các
hộ dân trồng keo trên tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi?
- Những chính sách nào có thể đề xuất nhằm phát triển nghề trồng keo tại huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi?
2



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng keo trên địa bàn huyện Nghĩa Hành,
tỉnh Quảng Ngãi.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ trồng keo
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Huyện Nghĩa Hành, tỉnh QuảngNgãi
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập trong 03 năm từ : 2014-2016.
- Các số liệu sơ cấp được thu thập theo 01 chu kỳ sản xuất, thường 05 năm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu các đối tượng là những
chuyên gia, với kế hoạch phỏng vấn được lập sẵn với mức độ hiểu biết về cây keo,
trình độ kỹ thuật, khó khăn, phương hướng phát triển của nghề làm cơ sở cho việc thiết
kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng .
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA : Để thăm dò ý kiến của người
dân, nhận thức của họ trong việc trồng rừng sản xuất; và khả năng tạo việc làm cho
người dân thông qua việc trồng rừng, cũng như những khó khăn vướng mắc trong việc
trồng rừng, và sự cần thiết hỗ trợ của chính quyền địa phương. Phương pháp này giúp
có cơ sở để đưa ra một số giải pháp phát triển nghề trồng keo trên địa bàn huyện Nghĩa
Hành thích hợp. Từ đó, hạn chế được các tác hại tiêu cực như tình trạng phá rừng làm
nương rẫy, hạn chế tình trạng du canh du cư của người dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Được thực hiện bằng bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức bằng kỹ thuật phỏng vấn
các hộ trồng keo trên địa bàn huyện. Các số liệu này sẽ được mã hóa và nhập liệu vào phần
mềm Stata để tiến hành thống kê mô tả, so sánh. Sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu

hiệu quả kinh tế; và phân tích mô hình hồi quy logistic nhằm xác định mối quan hệ,
mức độ quan trọng giữa năng suất trồng keo và các nhân tố ảnh hưởng có liên quan.
3


6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa về mặt lý luận hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp nói chung và
trong nghề trồng keo nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ sở lâm nghiệp trồng keo có ý định và
giải pháp đúng đắn nhằm phát triển nghề trồng keo một cách hiệu quả, bền vững và là
tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu tiếp theo của tác giả.
- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho cơ quan chức năng cho
việc lập kế hoạch và quy hoạch vùng trồng keo hiệu quả, kết hợp quy hoạch và khuyến
cáo các mô hình trồng keo thích hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi
địa phương và sự đồng thuận giữa các tổ chức, đơn vị, ngành nghề và những người có
liên quan.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm năm
chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu.
Nội dung chương này chủ yếu giới thiệu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu,
khái quát qua mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và cấu trúc luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Trong chương này tác giả sẽ trình bày những quan điểm, khái niệm về hiệu quả
kinh tế và các chỉ tiêu về kết quả - hiệu quả kinh tế nghề trồng keo; tổng lược các
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Trên cơ sở đó, chương này sẽ đưa ra mô
hình nghiên cứu đề xuất và giả thiết liên quan đến mô hình nghiên cứu.

Chương 3. Đặc điểm của đối tượng, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương này giới thiệu đặc điểm của đối tượng, địa bàn nghiên cứu, các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu,
phương pháp chọn mẫu, các công cụ dùng để phân tích số liệu,...
4


Chương 4. Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Nội dung chương này bao gồm khái quát về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế
xã hội, đời sống dân cư tại huyện Nghĩa Hành và trình bày kết quả hiệu quả kinh tế của
các hộ trồng keo, kết quả ước lượng mô hình kinh tế lượng cũng như kiểm định các giả
thuyết đưa ra về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng keo
trên địa bàn huyện.
Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách.
Chương này sẽ đưa ra những một số ý kiến, giải pháp khắc phục khó khăn nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề trồng keo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi.

5


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về Nông hộ
2.1.1. Khái niệm Nông hộ
Trần Xuân Long (2009) đã nghiên cứu rằng: Hộ nông dân là đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động
của hộ nông dân.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo tác giả Lê

Đình Thắng (1993) cho rằng “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ
sở trong nông nghiệp nông thôn”. Trong khi đó, tác giả Đào Thế Tuấn (1997) cho
rằng: “Hộ nông dân là chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả
nghề rừng, nghề cá và phi hoạt động nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo Nguyễn Sinh
Cúc (2001) lại cho rằng: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao
động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và
thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.
FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng
trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm
nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các
thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam
lẫn nữ.Khái niệm nông hộ có những đặc điểm như sau: Là những hộ gia đình sống ở
nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp; nguồn thu nhập và sinh sống
chủ yếu bằng nghề nông; là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
2.1.2. Phân loại nông hộ
Theo Phạm Anh Ngọc (2008) thì tùy theo mục đích nghiên cứu mà nông hộ được
phân chia thành các dạng khác nhau.
6


Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
- Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường: Loại hộ này
có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu
dùng trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải hoạt động cật lực
và đó cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc cho sinh hoạt, sự hoạt
động của họ phụ thuộc vào:
+ Khả năng mở rộng diện tích đất đai.
+ Có thị trường lao động họ mua nhằm lấy lãi.

+ Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập.
+ Có thị trường sản phẩm để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
- Hộ nông dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng
đất, lao động.
Theo tính chất lao động của ngành sản xuất hộ gồm có:
- Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
- Hộ chuyên nông: Là hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc, nề, rèn,
sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ kỹ thuật cho
nông nghiệp.
- Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
- Hộ buôn bán: Ở nơi đông dân cư, có quầy hàng và buôn bán ở chợ.
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép, vì
vậy sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở
nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành hoặc chuyên
môn hóa. Từ đó, làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông
thôn hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên.
2.2. Tổng quan về kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ
2.2.1. Kinh tế nông hộ
Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày
05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản
xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác
7


cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những
đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế
cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình được tự chủ trong sản xuất

kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật
tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu
kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó
các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung
trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
do pháp luật quy định (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Theo Phạm Anh Ngọc (2008) thì kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ
bản có hiệu quả và tự chủ trong nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một
cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế
có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong
mọi chế độ kinh tế xã hội.
Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, khái niệm kinh tế hộ gia đình được
hiểu rằng đây là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình
nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu
thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ (Đỗ Văn Quân, 2013).
2.2.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ
Theo Phạm Anh Ngọc (2008), các đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân là:
- Hoạt động của kinh tế hộ nông dân chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay
là lao động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt động
kinh tế hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế
hộ nông dân.
- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất chính, trực tiếp tác
động vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ
làm việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
- Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều
loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các
khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó.
8



- Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế
hộ nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong
hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
2.3. Cây keo và đặc điểm sinh học cây keo
2.3.1. Cây keo lá tràm (cây keo lai)
Keo lá tràm hay tràm bông vàng có danh pháp khoa học là Acacia auriculiformis là
một loài cây thuộc chi Keo (Acacia). Loài này trong tiếng Việt còn có tên gọi khác
là keo lưỡi liềm, tên này được sử dụng nhiều khi loài này mới nhập nội vào Việt Nam
(thập kỷ 1960-1970), sau này người ta sử dụng rộng rãi tên gọi keo lá tràm. Keo lá
tràm được phân bố tự nhiên ở vùng Indonesia và Papua New Guinea. Hiện tại được
trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới.
2.3.2. Đặc điểm sinh học cây keo
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỡ, cao tới 25-30m, đường kính tới 30-40cm, cao và to hơn Keo tai
tượng và Keo lá tràm, các đặc tính khác có dạng trung gian giữa 2 loài bố mẹ. Thân
thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1
tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc
cách tồn tại mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá keo tai tượng nhưng lớn hơn
chiều rộng lá keo lá tràm. Hoa tự bông 5-6 hoa/1 hoa tự vàng nhạt mọc từng đôi ở nách
lá. Quả đậu dẹt, khi non thẳng khi già cuộn hình xoắn ốc. Mùa hoa tháng 3-4, quả chín
tháng 7-8. Vỏ quả cứng, khi chín màu xám và nứt. Mỗi quả có 5-7 hạt màu nâu đen,
bóng. Một kg hạt có 45.000-50.000 hạt, thu được từ 3-4kg quả.
Đặc điểm sinh thái
Keo lai tự nhiên được phát hiện lần đầu vào năm 1972 trong số các cây keo tai
tượng trồng ven đường ở Sabah – Malaixia. Ở Thái Lan đầu tiên cũng tìm thấy keo lai
được trồng thành đám ở Muak-Lek, Salaburi. Ở nước ta giống keo lai ở Ba Vì có
nguồn gốc cây mẹ là Keo tai tượng xuất xứ Pain-tree bang Queensland – Australia.
Cây bố là Keo lá tràm xuất xứ Darwin bang Northern Territory – Ôxtrâylia. Ở Đông
Nam Bộ hạt giống lấy từ cây mẹ keo tai tượng xuất xứ Mossman và cây bố Keo lá

tràm cũng ở Ôxtrâylia nhưng không rõ xuất xứ. Về cơ bản các giống keo lai đã phát
9


hiện ở nước ta đều có cây mẹ cùng vùng sinh thái giống nhau: Vĩ độ 12o20’-16o20’
Bắc, kinh độ 132o16’-145o,30’ Đông, lượng mưa 800-1900mm.
Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Với một số
dòng keo lai đã chọn lọc trồng thâm canh 3 tuổi đạt trung bình 8,6-9,8m về chiều cao,
9,8 -11,4cm về đường kính, 19,4-27,2 m3/ha/năm về lượng sinh trưởng và 50-77m3/ha
về sản lượng gỗ. Rừng keo lai 7-8 tuổi đạt 150-200m3 gỗ/ha, có thể nhiều hơn 1,5-2
lần rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm.
Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Rừng
trồng 8-10 tuổi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nẩy mầm và tự
tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha. Tuy nhiên không trồng rừng keo lai bằng cây con từ
hạt mà phải bằng cây hom. Trong những năm gần đây, mỗi năm tỉnh Quảng Ngãi trồng
mới khoảng 6.000- 7.000 ha rừng kinh tế và khoảng 3 triệu cây phân tán. Rừng sản
xuất chủ yếu trồng cây keo lai gồm các giống BV10, BV16, BV32. Sau 4, 5 năm
xuống giống rừng trồng cây keo lai sẽ cho thu hoạch. So với nhiều loại cây trồng khác,
cây keo lai đem lại nguồn thu nhập ổn định hơn. Hiện tại giống keo trồng bằng hạt ở
Quảng Ngãi đang có chiều hướng thoái hóa. Để khắc phục tình trạng trên, Trung Tâm
Giống cây trồng vật nuôi đã xây dựng vườn giống gốc, giống được du nhập từ các
dòng nuôi cấy mô của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và đã được Sở Nông
nghiệp và PTNT Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận để sản xuất cây giống lâm nghiệp.
Mỗi lô giống xuất vườn đều được kiểm tra thực hiện theo quy chế quản lý giống cây
trồng lâm nghiệp.
Đặc biệt trồng cây keo lai ít làm đất bạc màu, gỗ keo lai tiêu thụ thuận lợi, giá
bán cao hơn nhiều so với các loại gỗ nguyên liệu khác. Ngoài việc mang lại hiệu quả
kinh tế cao, việc phát triển trồng keo nguyên liệu còn có tác dụng bảo vệ môi trường
sinh thái, chống xói mòn đất, giữ được nguồn nước cho cây trồng.
2.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp

2.4.1. Hiệu quả kinh tế
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. Ở mỗi góc độ, lĩnh
vực khác nhau việc xem xét và nhìn nhận khái niệm hiệu quả cũng khác nhau. Trước
hết, theo quan điểm của triết học Macxit:
10


Một là: Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết
kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy
luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại nhiều phương
thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy định
động lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển phát minh xã hội và
nâng cao đời sống của con người ở mọi thời đại.
Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá
trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo tồn và tiếp
tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố
khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người với môi trường bên ngoài,
đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà
là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là
quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi
phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế,
hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác
định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản
ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt mục tiêu kinh tế xã hội.
Xuất phát từ quan điểm của triết học Mac, các nhà kinh tế đưa ra rất nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế:

Vận dụng quan điểm của triết học Mac, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng:
“Hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội
hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu quy luật kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa xã hội”. Xét trên phạm vi của doanh nghiệp, theo quan điểm này thì
hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội là một. Nó không
đề cập đến chi phí ra để đạt được giá trị tổng sản lượng đó. Nếu tốc độ tăng của chi phí
sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá trị tổng sản lượng thì sao. Hơn nữa, việc
chọn năm gốc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh. Với mỗi năm gốc khác nhau
11


chúng ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu. Do đó, quan
điểm này chưa thỏa đáng.
- Theo quan điểm các nhà kinh tế học thị trường đứng đầu là Paul A.Samuelson
và Wiliam.D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm
ăn hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của
nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét
đến chi phí cơ hội. “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng
một loại hàng hóa này mà không thể cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác.Một
nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Giới hạn
khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị tổng sản lượng tiềm
năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với tình hình công nghệ và
nhân công nhất định. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể hiện ở sự so sánh mức thực
tế và mức tối đa sản lượng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1 càng có hiệu quả. Quan điểm này
mặc dù đã đề cập đến các yếu tố đầu vào nhưng lại đề cập không đầy đủ.
Công thức biểu diễn phạm trù này:
H =

K
C


H: Hiệu quả kinh tế
K: Phần gia tăng của kết quả sản xuất
C: Phần gia tăng của chi phí sản xuất.
- Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn. Nó chỉ đề cập đến
hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần giá trị gia tăng của kết quả
kinh doanh và sự gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập đến toàn bộ phần tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi
sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại
riêng lẻ, độc lập. Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố tăng
thêm, giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là kết quả
tổng hợp của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
12


×