Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Sinh kế của các hộ dân tái định cư tại vùng bán ngập huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------





----------

PHẠM MINH HẠNH



SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TÁI ðỊNH CƯ
Ở VÙNG BÁN NGẬP HUYỆN THUẬN CHÂU,
TỈNH SƠN LA





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ




HÀ NỘI - 2009
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc Nụng nghip..
i
LI CAM OAN


- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và cha hề đợc sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã đợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn này đều đã đợc chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Phạm Minh Hạnh
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc Nụng nghip..
ii
LI CM N

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Phúc Thọ, các thầy
cô giáo trong Bộ môn Kinh tế, các thầy cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn, Viện Sau đại học, học viên cao học
lớp K16B2, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, gia đình
nội ngoại, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu
đó.

Hà nội, ngày 05 tháng 12 năm 2009
Tác giả luận văn


Phạm minh hạnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
iii
MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii
1 ðẶT VẤN ðỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu của ñề tài nghiên cứu 3

1.3 ðối tượng nghiên cứu 4

1.4 ðịa ñiểm nghiên cứu 4


1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Thời gian nghiên cứu 4

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế và tái ñịnh cư 5

2.2 Cơ sở thực tiễn về tái ñịnh cư 15

2.3 ðặc ñiểm dự án tái ñịnh cư của công trình thuỷ ñiện Sơn La 25

2.4 Tiêu chí sử dụng ñất bán ngập sản xuất nông nghiệp vùng hồ Sơn La 32

2.5 Những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu tổng quan 38

3 TỔNG QUAN VỀ ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1 Tổng quan về ñịa bàn nghiên cứu 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu 59

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61

4.1 Khái quát tình hình sinh kế của hộ dân tái ñịnh cư ở Thuận Châu 61

4.1.1 Khái quát ñặc ñiểm vùng bán ngập tái ñịnh cư ở huyện Thuận Châu 61

4.1.2 Sinh kế của dân di cư tại nơi ở mới 65


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
iv
4.1.3 Tác ñộng của chương trình TðC ñến thu nhập 76

4.2 Những kết quả và những hạn chế cần nhằm ñảm bảo sinh kế bền
vững cho người dân tái ñịnh cư
78

4.2.1 Những kết quả ñạt ñược 78

4.2.2 Những hạn chế cần giải quyết 79

4.3 Quy hoạch bố trí sử dụng ñất bán ngập công trình thuỷ ñiện Sơn
La trên ñịa bàn huyện Thuận Châu
83

4.3.1 Bố trí sản xuất trên ñất bán ngập 83

4.3.2 Phương án tái ñịnh cư ven hồ 87

4.4 ðề suất một số giải pháp ñảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ
dân tái ñịnh cư vùng bán ngập thuỷ ñiện Sơn La
89

4.4.3 Giải pháp về nguồn lực tự nhiên 93

4.4.4 Giải pháp về nguồn lực vật chất 95

4.4.5 Giải pháp về nguồn lực tài chính 97


4.4.6 Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại 97

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 99

5.1 Kết luận 99

5.2 ðề nghị 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 107



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
CTTð Công trình thuỷ ñiện
DT Diện tích
HTX Hợp tác xã
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
MNDBT Mực nước dâng bình thường
MNC Mực nước chết
NBAH Người bị ảnh hưởng
Nð Nghị ñịnh
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Năng suất
PTNT Phát triển Nông thôn

QL Quốc lộ
SKBV Sinh kế bền vững
SL Sản lượng
TðC Tái ñịnh cư
TðSL Thuỷ ñiện Sơn La
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
WB Ngân hàng Thế giới



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Ảnh hưởng của công trình thuỷ ñiện Sơn La 13

2.2 Số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của Nhà máy thủy
ñiện Sơn La
26

2.3 Tổng hợp diện tích ñất bán ngập hồ Sơn La tại ñịa bàn các huyện
có tái ñịnh cư ven hồ
35

2.4 Diện tích ñất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo
ñịa bàn các xã có tái ñịnh cư ven hồ Sơn La
36

3.1 Tổng hợp diện tích các loại ñất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 43

3.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng ñất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 43

4.1 Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 xã trên ñịa bàn huyện Thuận Châu
bị ảnh hưởng do Thuỷ ñiện Sơn La
62

4.2 Số hộ và số nhân khẩu phải di dời 62

4.3 Tổng hợp diện tích ñất bán ngập hồ Sơn La tại ñịa bàn tỉnh Sơn
La có tái ñịnh cư ven hồ
64

4.4 Diệntích ñất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt trên ñịa bàn
huyện Thuận Châu có tái ñịnh cư ven hồ
65

4.5 Diện tích ñất sản xuất nông nghiệp của các hộ ñiều tra 67

4.6 So sánh diện tích ñất nông nghiệp trước và sau tái ñịnh cư 68

4.7 So sánh chất lượng ñất trước và sau tái ñịnh cư 68

4.8 ðánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ 70

4.9 ðánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi TðC 70

4.10 Diện tích ñất lâm nghiệp của các hộ ñiều tra 71

4.11 Tổng ñàn, giá trị tổng ñàn gia súc, gia cầm của các hộ ñiều tra 72


4.12 Quy mô chăn nuôi gia súc của các hộ ñiều tra 72

4.13 Quy mô chăn nuôi gia cầm của các hộ ñiều tra 73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
vii
4.14 ðiều kiện nhà ở trước và sau tái ñịnh cư 74

4.15 Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau tái ñịnh cư 75

4.16 Mức thu nhập của các hộ ñiều tra trước và sau khi TðC 77

4.17 Bố trí sử dụng ñất bán ngập 83

4.18 Bố trí diên tích gieo trồng vùng bán ngập hồ Sơn La 86

4.19 Dự kiến DT - NS - SL cây trồng chính vùng bán ngập 86

4.20 Dự kiến giá trị sản xuất trên ñất bán ngập 86

4.21 Dự kiến quỹ ñất sản xuất tại các khu ñiểm tái ñịnh cư ven hồ Sơn La 87






DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Các nguồn lực tạo thành sinh kế 5


4.1 Cơ cấu thu nhập của các hộ dân 77

4.2 So sánh thu nhập bình quân hộ và thu
nhập bình quân khẩu
88

4.3 So sánh cơ cấu thu nhập của các hộ dân 88




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
1
1. ðẶT VẤN ðỀ

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, Việt Nam ñã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều
công trình thuỷ ñiện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng
trong cả nước nhằm góp phần ñảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất
và ñời sống.
Các dự án thủy ñiện thường ñược triển khai xây dựng tại miền núi, nơi
mật ñộ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi
những cộng ñồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ ñiện. Do ñó
rất cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái ñịnh cư
nhằm ổn ñịnh ñời sống, giảm thiểu tác ñộng tiêu cực ñến các nguồn tài
nguyên, môi trường, “bảo ñảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn
hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của ðảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình thuỷ ñiện ñã và ñang
làm nảy sinh một số vấn ñề bất cập về môi trường, văn hoá và ñặc biệt là ñời

sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ ñiện. Công tác ñền
bù và tái ñịnh cư bắt buộc tuy cũng ñược Chính phủ quan tâm ñầu tư nhưng
vẫn còn tồn tại nhiều vấn ñề bất cập cần giải quyết, trong ñó vấn ñề ñảm bảo
chính sách, vấn ñề sinh kế cho những người dân phải tái ñịnh cư ñến nơi ở
mới thật sự chưa ñược quan tâm ñúng mức và ñến nay chưa ñược thực hiện
một cách hoàn chỉnh và bền vững.
Kinh nghiệm trên thế giới và bản thân của Việt Nam ñã cho thấy công
tác tái ñịnh cư là quá trình rất phức tạp, mất nhiều thời gian, ñòi hỏi phải tiến
hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ về người dân tái ñịnh cư, về dân tộc, văn hoá,
bản sắc, ñặc tính dân tộc và tập quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong
sản xuất, ñặc biệt ñối với các chương trình tái ñịnh cư có quy mô lớn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
2
Việc ñảm bảo sinh kế ñóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy
cơ rủi ro cho người dân phải tái ñịnh cư bắt buộc, giảm thiểu tối ña những tác
ñộng không mong muốn ñối với người dân phải tái ñịnh cư thông qua việc tạo
lập một sinh kế bền vững, ổn ñịnh phát triển sản xuất, ñảm bảo phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội về chủ trương ñầu
tư xây dựng nhà máy thủy ñiện Sơn La, ngày 15/1/2004 Thủ tướng Chính phủ
ra quyết ñịnh số 92Qð-TTg về việc phê duyệt ñầu tư thủy ñiện Sơn La với
mức nước dâng là 215m. Theo ñó, tổng mức ñầu tư thủy ñiện Sơn La là
36.433 tỉ ñồng, trong ñó gần 12.000 tỉ ñồng phục vụ giải phóng mặt bằng và
di dân tái ñịnh cư. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái ñịnh cư
công trình thủy ñiện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng ñến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La,
ðiện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong ñó
nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La
sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha ñất tự nhiên, trong ñó có 7.700 ñất ñang sản
xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha ñất nương rẫy và gần

500 ha ñất cây lâu năm. Mức ñộ thiệt hại về ñất sản xuất là rất lớn vì các hộ
dân ở ñây thu nhập chính là từ canh tác nông nghiệp tự cấp tự túc, thu nhập
bình quân khoảng 1,5-2 triệu ñồng/hộ/năm. Người dân phải di chuyển chiếm
khoảng 90% là ñồng bào dân tộc ít người, trình ñộ dân trí thấp, ñời sống kinh
tế, ñiều kiện văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn [20].
Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người
dân muốn ở lại, không muốn di chuyển ñi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần
muốn sử dụng lại diện tích ñất không bị ngập ñể phát triển sản xuất, vì vậy
phương án ñảm bảo sinh kế cho người dân tái ñịnh cư tại chỗ ven hồ cũng
ñược các ñịa phương quan tâm, rà soát lại khả năng ñất ñai, cũng như các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
3
phương thức sản xuất phù hợp với ñiều kiện mới ñể tiếp nhận lại số hộ này.
Cơ sở ñể tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là do các hồ chứa
thủy ñiện ñược vận hành theo quy luật ñiều tiết hàng năm, theo ñó mực nước
hồ ñược ñiều chỉnh từ cao trình mực nước chết ñến cao trình mực nước dâng
bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa và
xả nước trong mùa khô phục vụ phát ñiện và chống lũ tạo ra khoảng ñất
không bị ngập trong thời gian nhất ñịnh trong năm có thể sử dụng ñể trồng
trọt. Thực tế cũng cho thấy, các hộ dân ven các hồ chứa nước thủy ñiện Hòa
Bình, Trị An, Ialy ñã sử dụng trên 4.000 ha ñất bán ngập ñể trồng trọt rất có
hiệu quả, tạo thêm thu nhập, giảm áp lực quỹ ñất sản xuất tái ñịnh cư, ñảm
bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, góp phần ổn ñịnh xã hội, phát triển
kinh tế cho người dân tái ñịnh cư. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Sinh kế của các hộ dân tái ñịnh cư ở vùng bán ngập
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
1.2. Mục tiêu của ñề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái ñịnh cư từ vùng bán
ngập của công trình thuỷ ñiện Sơn La. Trên cơ sở ñánh giá phân tích, ñề xuất

một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn ñịnh sản xuất và ñời sống của các hộ
dân di chuyển ñến nơi ở mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân nói chung
và sinh kế của các hộ thuộc diện di dân vùng bán ngập tái ñịnh cư nói riêng.
- ðánh giá tình hình di dời, tái ñịnh cư và sinh kế của các hộ dân tại
công trình thủy ñiện Sơn La.
- ðề xuất giải pháp phù hợp ñảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện
tái ñịnh cư.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
4
1.3. ðối tượng nghiên cứu
Các hoạt ñộng sinh kế của các hộ gia ñình tái ñịnh cư ở vùng bán ngập
của công trình thuỷ ñiện Sơn La.
1.4. ðịa ñiểm nghiên cứu
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với diện tích tự
nhiên là 153.590,00 ha.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2004 ñến 8/2009.
1.6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 ñến 8/2009.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và tái ñịnh cư
2.1.1. Sinh kế của người dân
- Khái niệm sinh kế:
Theo Bùi ðình Toái (2004) [15] Khái niệm về sinh kế của hộ hay một

cộng ñồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết
hợp với những quyết ñịnh và những hoạt ñộng mà họ sẽ thực hiện ñể không
những kiếm sống mà còn ñạt ñến mục tiêu ña dạng hơn. Hay nói cách khác,
sinh kế của một hộ gia ñình hay một cộng ñồng còn ñược gọi là kế sinh nhai
của hộ gia ñình hay cộng ñồng ñó.

- ðặc ñiểm và nhân tố ảnh hưởng ñến sinh kế:
ðể duy trì sinh kế, mỗi hộ gia ñình thường có các kế sách sinh nhai khác
nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra
quyết ñịnh về các vấn ñề cấp hộ. Bao gồm những vấn ñề như thành phần của
hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí
vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực
(tài sản) cơ bản sau:

Hình 2.1: Các nguồn lực tạo thành sinh kế

Ngu
ồn nhân
lực

Ngu
ồn lực tự
nhiên

Nguồn lực
tài chính


Nguồn lực
vật chất


Nguồn lực
xã hội

SINH KẾ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
6
- Nguồn nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao ñộng và
sức khoẻ con người. Các yếu tố ñó giúp cho con người có thể theo ñuổi những
chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và ñạt những mục tiêu kế sinh nhai
của họ. Ở mức ñộ gia ñình nguồn nhân lực ñược xem là số lượng và chất
lượng nhân lực có sẵn.
- Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực ñịnh tính dựa trên những gì mà
con người ñặt ra ñể theo ñuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm
uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.
- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của
cộng ñồng, ñược trông cậy vào ñể sử dụng cho mục ñích sinh kế như ñất ñai,
nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng... Trong thực tế, sinh kế của
người dân thường bị tác ñộng rất lớn bởi những biến ñộng của nguồn lực tự
nhiên. Trong các chương trình di dân tái ñịnh cư, việc di chuyển dân ñã làm
thay ñổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua ñó ñã làm thay ñổi sinh kế
của họ.
- Nguồn lực vật chất: bao gồm tài sản hộ gia ñình hỗ trợ cho sinh kế như
nhà ở, các phương tiện sản xuất, ñi lại, thông tin...
- Nguồn lực tài chính: là những gì liên quan ñến tài chính mà con người
có ñược như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn
khác như lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia ñình và
cho cộng ñồng.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng ñồng họ ñang sống, các

tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng
ñồng ñó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ ñều có sự tương ñồng và phù
hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng ñồng.
Chiến lược sinh kế cộng ñồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên
nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng ñồng, ñó là số lượng và chất lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
7
nguồn nhân lực của cộng ñồng; Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín
của cả cộng ñồng; ðiều kiện tự nhiên của ñịa bàn cộng ñồng sinh sống; Các
cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ
thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin...
- Xu hướng sinh kế của người dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
ðời sống của ñồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất nông
nghiệp, làm rẫy và khai thác lâm sản phụ. Trình ñộ sản xuất còn rất thô sơ,
thuần túy theo phương thức tự sản tự tiêu từ lâu ñời, quảng canh, sống phụ
thuộc vào thiên nhiên là chính. Bên cạnh ñó trình ñộ học vấn và khả năng tiếp
thu các yếu tố kỹ thuật, văn hoá rất hạn chế. Nhiều tập quán, hủ tục lạc hậu
vẫn còn tồn tại và duy trì trong ñời sống dân cư và các buôn làng. Việc thay
ñổi ñiều kiện, môi trường sống của người dân là một vấn ñề lớn ñối với cuộc
sống của mỗi con người và các cộng ñồng ñó vì khả năng thích nghi của ñồng
bào rất hạn chế. ðiều kiện sống của người dân còn cực kỳ khó khăn như ñồng
bào dân tộc Thái, Khơ Mú, Xá v.v…
Cộng ñồng dân cư làng bản ñồng bào các dân tộc sống trong ñịa bàn
khó khăn của vùng Tây Bắc, ñời sống kinh tế rất khó khăn, mặt bằng dân trí
thấp, còn tồn tại duy trì nhiều phong tục tập quán sản xuất sinh hoạt lạc hậu,
cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Về cơ cấu nông nghiệp, hơn 95% số hộ tái ñịnh cư
thuộc khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nguồn sống chính, các
ngành nghề khác ngoài nông nghiệp chưa phát triển . ðể phục hồi sinh kế sau
tái ñịnh cư, giải pháp cơ bản nhất là ổn ñịnh ñời sống trước mắt và phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn bền vững.

Cộng ñồng dân cư chủ yếu là các dân tộc bản ñịa, có tập quán sinh sống
ở các vùng thấp, gần sông suối, gần các thung lũng hay phiêng bãi rộng, tập
quán sản xuất là trồng lúa nước, ngô, ñậu ñỗ và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trình ñộ canh tác lúa nước của họ cũng ñã có những bước phát triển gần bằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
8
trình ñộ thâm canh của người Kinh (tuy nhiên năng suất vẫn thấp do ñiều kiện
ñất ñai, khí hậu và nguồn nước còn khó khăn). Họ tận dụng những nơi ñất
thấp, bằng, có nguồn nước là các khe suối nhỏ hay mó nước tự nhiên ñể xây
dưng các phai ñập nhỏ và ruộng bậc thang ñể sản xuất 1 hoặc 2 vụ. Cũng có
nơi chỉ tận dụng nước trời ñể sản xuất lúa vụ mùa trong mùa mưa. Canh tác
nương rẫy vẫn là loại hình phổ biến nhất. Canh tác trên nương rẫy chủ yếu là
trồng lúa nương, ngô, sắn và một vài loại cây có củ khác trên ñất dốc. Năng
suất cây trồng còn thấp.
Như vậy trồng trọt trong ñó sản xuất lương thực là hoạt ñộng chính
trong hoạt ñộng sản xuất mà canh tác cây lúa và ngô là 2 cây trồng chủ lực,
trong ñó ngô là nông sản hàng hóa chiến lược.
2.1.2. Di dân tái ñịnh cư trong các công trình thủy ñiện
2.1.2.1. Di dân
Dân số biến ñộng do cơ bản là do tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng
trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và
mất ñi của con người theo thời gian. Quá trình này thông qua hiện tượng sinh
và chết. Di biến ñộng dân cư còn do tác ñộng cơ học của quá trình di dân.
Trong mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, ñồng
thời làm tăng giảm mật ñộ dân cư giữa các vùng miền ñịa lý. Di dân về bản
chất không phải là hiện tượng sinh học như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra
nhiều lần, lặp ñi lặp lại trong cuộc ñời của một cá nhân, trong khi sinh ñẻ và
tử vong chỉ diễn ra một lần [1].

Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao ñộng, dân cư và là nhân tố

quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung dân
số ở ñịa bàn nơi ñến luôn ñặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, ñặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực
tự nhiên, môi trường của các vùng miền ñất nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
9
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong
một không gian, thời gian nhất ñịnh kèm theo sự thay ñổi nơi cư trú tạm thời
hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân ñồng nhất với sự di ñộng dân cư.
Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân dân cư từ một ñơn vị lãnh thổ này
ñến một ñơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một
khoảng thời gian nhất ñịnh [1]. Tóm lại, khái niệm di dân có thể ñược tóm tắt
theo các ñiểm chung như sau:
- Người di dân di chuyển ra khỏi một ñịa dư nào ñó ñến nơi khác sinh sống.
- Người di chuyển bao giờ cũng có những mục ñích, họ ñến một nơi nào
ñó và ñịnh cư tại ñó trong một thời gian ñể thực hiện mục ñích ñó.
- Di dân gắn liền với sự thay ñổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề
nghiệp, sở thích, lối sống,...
Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc ñộ khác nhau [1], như:
- Theo khoảng cách di chuyển, gồm có: di dân nông thôn - thành thị, di
dân nông thôn - nông thôn,...
- Theo ñộ dài thời gian cư trú, gồm có: di chuyển ổn ñịnh, di chuyển tạm
thời, di dân mùa vụ,...
- Theo tính chất di dân:
+ Di dân tự nguyện: là trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển
theo ñúng mong muốn hay nguyện vọng của mình.
+ Di dân ép buộc: diễn ra trái với nguyện vọng di chuyển của người dân.
Loại hình di chuyển này thường ñem lại những hậu quả không mong muốn
cho xã hội và cần ñược hạn chế tối ña.
- Theo ñặc trưng di dân:

+ Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyển dân cư ñược thực hiện theo
kế hoạch và theo chương trình mục tiêu nhất ñịnh do nhà nước, chính quyền
các cấp vạch ra và tổ chức, thực hiện với sự tham gia của các tổ chức ñoàn thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
10
xã hội. Về nguyên tắc, người dân di chuyển có tổ chức ñược nhà nước và
chính quyền ñịa phương nơi nhập cư giúp ñỡ. Di dân có tổ chức có thể giảm
bớt khó khăn cho những người nhập cư, tăng nguồn lực lao ñộng ñịa phương,
có thể tránh ñược việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường.
+ Di dân tự phát (tự do): là hình thái di dân mang tính cá nhân do bản
thân người di chuyển hoặc bộ phận gia ñình quyết ñịnh, không có và không
phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và câc cấp chính quyền. Di
dân tự phát phản ánh tính năng ñộng và vai trò ñộc lập của cá nhân và hộ gia
ñình trong việc giải quyết ñời sống, tìm công ăn việc làm.
2.1.2.2. Tái ñịnh cư
Tái ñịnh cư là việc phải di chuyển ñến một nơi khác ñể sinh sống, ñây là
thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi ñất, mất ñất, mất chỗ ở, mất tài sản,
mất nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác.
Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 1995 [8], tái ñịnh
cư ñược phân loại dựa trên thiệt hại của người tái ñịnh cư:
- Thiệt hại về tài sản sản xuất, bao gồm ñất ñai, thu nhập và ñời sống.
- Thiệt hại về nhà ở, có thể là toàn bộ cộng ñồng và các hệ thống, dịch vụ
kèm theo.
- Thiệt hại về các tài sản khác.
- Thiệt hại về các nguồn tài nguyên của cộng ñồng như môi trường sinh
sống, văn hóa, và hàng hóa.
2.1.2.3. Tái ñịnh cư tự nguyện và không tự nguyện
Tái ñịnh cư ñược hiểu là con người tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới
sau khi rời khỏi nơi cư trú cũ của họ. Thực tế có nhiều lý do mà người dân

phải tái ñịnh cư và có thể chia ra thành hai loại: Tái ñịnh cư bắt buộc (do
những ñiều kiện khách quan như chiến tranh, thiên tai, xây dựng công trình,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
11
thu hồi ñất,...) và Tái ñịnh cư tự nguyện (do nhu cầu người dân muốn cải thiện
cuộc sống).
Thực tế tại Việt Nam có nhiều hình thức tái ñịnh cư và ñược tổng hợp
thành hai hình thức tái ñịnh cư phổ biến như sau [7]:
(1) Tái ñịnh cư tập trung theo quy hoạch, kế hoạch chung, có tổ chức
(còn gọi là tái ñịnh cư bắt buộc):
- Di dân từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào Tây Nguyên xây dựng
các vùng kinh tế mới. Hình thức này chủ yếu diễn ra trước năm 1990.
- Xây dựng làng thanh niên lập nghiệp và các khu giãn dân.
- Xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia (các công trình thủy
ñiện tại Tây Nguyên, Sơn La,...).
Tái ñịnh cư bắt buộc là việc tái ñịnh cư do người dân bị trưng dụng ñất
ñể xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng ñồng. Việc tái ñịnh cư bắt buộc
liên quan tới tất cả lứa tuổi và giới, những mong muốn của một số người bị
ảnh hưởng có thể không ñược ñáp ứng. Rất nhiều người có thể gặp rủi ro và
thiếu ñộng lực, sáng tạo ñể di chuyển và tái lập nơi ở mới và thực hiện những
ñịnh hướng mới. Phụ nữ và những hộ gia ñình do họ ñứng ñầu thường chịu
nhiều thiệt thòi vì ñền bù lại thường chỉ giành cho nam giới, những hộ do phụ
nữ ñứng ñầu lại thường trong tình trạng kinh tế mong manh, hơn nữa phụ nữ
thường bị hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Không có sự giúp ñỡ
mạnh mẽ, thì những người bị tái ñịnh cư bắt buộc sẽ trở nên nghèo khó. Nếu
việc tái ñịnh cư bắt buộc là không thể tránh khỏi thì nó cần ñược hoạch ñịnh
và thực thi một cách chu ñáo ñể kinh tế có thể ñược tăng trưởng và giảm ñược
nghèo ñói, ñặc biệt ñối với những người dễ bị tổn thương

[7].

(2) Di dân tự do (tái ñịnh cư tự nguyện): di cư tự phát vào Tây Nguyên
từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, trong ñó có cả nhân dân các dân tộc ở
miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, H’Mông. Di dân tự phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
12
diễn ra mạnh ở một số thời ñiểm và thường gây áp lực lớn về ñất ñai. Những
người tái ñịnh cư tự nguyện ñược tự quyết ñịnh lựa chọn. Họ thường là nam
giới ở lứa tuổi trẻ hoặc trung niên vì vậy họ khá năng ñộng, sáng tạo và chấp
nhận rủi ro. Chính phủ sẽ tổ chức các chương trình tái ñịnh cư ñược quy
hoạch trước, các chương trình này không chỉ quy hoạch nơi ở mới mà còn
quy hoạch ñiều kiện sống tại nơi ở mới, cung cấp các dịch vụ xã hội và thậm
chí phục vụ cả nhu cầu văn hóa và tôn giáo [7].

2.1.2.4. Di dân tái ñịnh cư trong các công trình thuỷ ñiện
Di dân tái ñịnh cư trong các công trình thuỷ ñiện thường là di dân bắt
buộc ñể giải phóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ ñiện. Các công trình
thuỷ ñiện ñều mang tính quan trọng quyết ñịnh ñối với sự phát triển của ñịa
phương, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn
giữa mục ñích phát triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng ñồng và
cá nhân - những người chịu bất lợi trước tiên. Các dự án này ñều có thể tác
ñộng bất lợi tới những người ñang sử dụng các nguồn tài nguyên như ñất ñai,
nguồn nước, hay các loại tài nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh
tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo liên quan.
ðiều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích ñạt ñược với cái giá phải trả cho
các ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không
phải di dân, hoặc chỉ gây gián ñoạn nhỏ về kinh tế, xã hội và tìm ra cách ñể
hoà hợp những quyền lợi và mâu thuẫn nói trên. Trường hợp không tránh
khỏi tái ñịnh cư, phải tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm ñạt ñược các nội
dung như sau:
- Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án;

- Giảm và ñền bù những thiệt hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh
hưởng, của nền kinh tế khu vực và ñịa phương;
- Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các cộng
ñồng và người bị ảnh hưởng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
13
2.1.2.5. ðặc ñiểm sinh kế của di dân tái ñịnh cư vùng bán ngập trong các
công trình thuỷ ñiện
Các công trình thuỷ ñiện chủ yếu ñược ñầu tư xây dựng ở bên các con
sông có ñịa hình ñồi núi cao. Mục ñích xây dựng nhằm lợi dụng ñịa thế tự
nhiên ñể hình thành các hồ chứa nhân tạo. Một nhà máy thuỷ ñiện không
chiếm nhiều diện tích nhưng hồ chứa nước ñể ñảm bảo vận hành nhà máy
chiếm diện tích rất lớn, từ vài km
2
ñến hàng trăm km
2
(diện tích hồ thuỷ ñiện
Hoà Bình là 208 km
2
, Sơn La là 224 km
2
). ðiều ñó cũng có nghĩa là có diện
tích ñất tương ứng bị mất ñi, hơn nữa, ñó chủ yếu là diện tích canh tác ñã ổng
ñịnh lâu ñời (do ñiều kiện ñất ở ñây gần nguồn nước, trong thung lũng và
ñược canh tác lâu ñời chủ yếu là ñất tốt).
Số lượng người dân phải tái ñịnh cư và bị ảnh hưởng một phần từ các dự
án thuỷ ñiện thông thường cũng rất lớn (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của công trình thuỷ ñiện Sơn La
Tỉnh Số bản bị di chuyển Số hộ bị di chuyển
Sơn La 162 11.408

ðiện Biên 47 3.383
Lai Châu 50 3.037
Tổng cộng 259 17.828
Nguồn: Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp [20].
ðại ña số người dân ở ñây rất nghèo, trình ñộ nhận thức thấp và không ñủ
ăn hàng năm. Các dự án tái ñịnh cư này sẽ ảnh hưởng ñến sự phát triển của các
huyện cũng như của toàn tỉnh và có khả năng sẽ làm cho chính quyền ñịa
phương gặp khó khăn hơn trong việc ñạt ñược các mục tiêu phát triển ñã ñề ra.
Hiện nay ở nước ta các hồ chứa thủy ñiện ñã vận hành ổn ñịnh từ hang
chục năm nay như hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình, hồ Trị An, hồ Ialy người dân cư
trú ven hồ ñã sử dụng ñất bán ngập ñể trồng trọt rất có hiệu quả, ñã tạo thêm
thu nhập góp phần ổn ñịnh cuộc sống của người dân TðC. Ngay cả các công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
14
trình thủy ñiện hiện ñang xây dựng sắp hoàn thành ở Tây Nguyên như
Plêikrông, Sông Ba Hạ, An Khê - Ka Nak…cũng ñược các Ban quản lý Dự án
thủy ñiện và chính quyền ñịa phương khuyến cáo các hộ TðC tận dụng trên
3000 ha ñất bán ngập ñể tổ chức sản xuất .
Cơ sở ñể tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là các hồ chứa
thủy ñiện ñược vận hành theo quy luật ñiều tiết mực nước hồ từ cao trình mực
nước chết ñến cao trình mực nước dâng bình thường theo các tháng trong
năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa xã nước trong mùa khô phục vụ phát
ñiện và chống hạn tạo ra một phần diện tích ñất không bị ngập trong thời gian
nhất ñịnh trong năm có thể sử dụng ñể trồng trọt.
Nghiên cứu khả năng khai thác sử dụng ñất bán ngập và quy hoạch bố trí
cây trồng hợp lý tại vùng hồ thủy ñiện Sơn La (theo quyết ñịnh số 706/Qð-
BNN-TT ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn) là
một trong giải pháp ñể giảm áp lực nhu cầu ñất sản xuất nói chung và ñặc biệt
là các xã có các khu ñiểm TðC di vén ven hồ nói riêng.
Qua khảo sát các khu vực sản xuất nông nghiệp trên ñất bán ngập tại một

số hồ thủy ñiện ở nước ta cho thấy muốn sử dụng phải có các ñiều kiện sau:
(1). ðịa hình khu vực ñất bán ngập phải có ñộ dốc ñảm bảo cho canh tác
nông nghiệp, diện tích phân bố phải tương ñối tập trung, không manh mún.
Khu ñất phải ñược bồi lắng phù sa hàng năm......
(2). Khu vực ñất bán ngập phải gần khu dân cư hay ít nhất phải thuận lợi
giao thông ñi lại trong quá trình sản xuất của người dân.
(3). Thời gian hở ñất phải trùng với thời vụ gieo trồng ở ñịa phương và
ñảm bảo chu kỳ sinh trưởng của các cây trồng hàng năm.
(4). Người nông dân phải có trình ñộ canh tác nhất ñịnh, có lao ñộng ñể
kịp thời vụ gieo trồng và thu hoạch kịp thời gian ñất hở.
(5). Có thông tin kịp thời về mực nước hồ các tháng trong năm, ñặc biệt
là các tháng ñầu và cuối vụ sản xuất ñể người dân có kế hoạch cho sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
15
2.2. Cơ sở thực tiễn về tái ñịnh cư
2.2.1. Kinh nghiệm tái ñịnh cư trên thế giới
- Kinh nghiệm của Trung Quốc [6]
Trung Quốc ñã ñược coi là một trong những nước có chính sách TðC tốt
và phù hợp với ña số các yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn, ñặc biệt trong
các nỗ lực nhằm khôi phục cuộc sống và nguồn thu nhập cho các hộ bị ảnh
hưởng.
Mục tiêu bao trùm của chính sách tái ñịnh cư của Trung Quốc là hạn chế
ñến mức tối ña việc thu hồi ñất cũng như số lượng người bị ảnh hưởng của dự
án. Song nếu việc tái ñịnh cư là không thể tránh khỏi thì cần có sự chuẩn bị
các kế hoạch cẩn thận ñể ñảm bảo cho những người bị ảnh hưởng ñược ñền
bù và hỗ trợ ñầy ñủ, có tính ñến các lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân,
và dần dần làm cho những người bị ảnh hưởng khôi phục lại hoặc cải thiện
thêm mức sống ban ñầu của họ.
Theo ñánh giá của một số chuyên gia tái ñịnh cư, sở dĩ Trung Quốc có
những thành công nhất ñịnh trong công tác tái ñịnh cư là do họ ñã xây dựng

các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc ñối với các hoạt ñộng tái ñịnh
cư trong các lĩnh vực khác nhau, ñặc biệt trong hoạt ñộng tái ñịnh cư của các
công trình thuỷ ñiện, hồ chứa. Mục tiêu của các chính sách này là cung cấp
các cơ hội phát triển cho tái ñịnh cư, với phương thức tiếp cận cơ bản là tạo
các nguồn lực sản xuất cho những người tái ñịnh cư. Các kế hoạch tái ñịnh cư
chi tiết cùng các thoả thuận phục hồi kinh tế cho từng làng, từng hộ gia ñình
bị ảnh hưởng ñược chuẩn bị trước khi thông qua dự án. ðể ñảm bảo sau khi
tái ñịnh cư, việc hỗ trợ cho những người bị di chuyển vẫn ñược tiếp tục, các
quy ñịnh quốc gia quy ñịnh rằng cần phải lập ra một quỹ phát triển hồ chứa và
duy trì nó trong 10 năm, sử dụng một phần thu nhập của dự án. Bên cạnh việc
có chính sách tốt thì nhân tố quan trọng thứ hai khiến hoạt ñộng tái ñịnh cư ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
16
Trung Quốc thành công là năng lực thể chế mạnh của các chính quyền ñịa
phương. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực
hiện chương trình tái ñịnh cư.
Quyền sở hữu tập thể là một nhân tố quan trọng khác làm cho việc thực
hiện tái ñịnh cư ở Trung Quốc có nhiều thuận lợi, ñặc biệt ở nông thôn. Tiền
ñền bù ñất ñai bị mất không trả cho từng hộ gia ñình và ñược cộng ñồng sử
dụng ñể tìm kiếm, phát triển ñất mới hoặc mua của các cộng ñồng sở tại hay
dùng ñể phát triển cơ sở hạ tầng. Chính quyền thôn, xã sẽ chịu trách nhiệm
phân chia lại ñất cho các hộ bị ảnh hưởng.
- Kinh nghiệm của Thái Lan [6]


Ở Thái Lan, Hiến pháp năm 1982 ñã quy ñịnh khi trưng dụng ñất cho
các mục ñích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài
nguyên cho ñất nước, phát triển ñô thị, cải tạo ñất ñai và các mục ñích công
cộng khác phải thực hiện ñền bù theo giá thị trường cho những người hợp
pháp về tất cả những thiệt hại do việc trưng dụng gây ra. Trên cơ sở này, các

ngành có các quy ñịnh chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng ñất của ngành
mình theo những nguyên tắc ñã quy ñịnh trong Hiến pháp.
Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về Trưng dụng bất ñộng sản mang
tên B.E. 2530 áp dụng cho việc trưng dụng ñất cho các mục ñích xây dựng
tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích
khác cho ñất nước, phát triển ñô thị, nông ngiệp, công nghiệp, cải tạo ñất ñai
và các mục ñích công cộng khác. Luật này cũng quy ñịnh các nguyên tắc
trưng dụng ñất, các nguyên tắc tính giá trị ñền bù các loại tài sản bị thiệt hại,
trình tự lập và phê duyệt dự án và ñền bù, tái ñịnh cư, trình tự ñàm phán, nhận
tiền ñền bù, trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại, trình tự ñưa ra toà án.
Luật B.E. 2530 cũng chỉ quy ñịnh các nguyên tắc chung, không quy ñịnh
cụ thể, vì vậy, từng ngành có các quy ñịnh riêng cho ngành mình về các trình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..
17
tự và nguyên tắc cụ thể ñể xác ñịnh giá trị ñền bù và thực hiện tái ñịnh cư cho
người bị thu hồi ñất. Trong việc thực hiện thì ngành ñiện lực thực hiện tốt
nhất. Cơ quan ñiện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án tái ñịnh cư lớn nhất
nước ñã có chính sách riêng về ñền bù và tái ñịnh cư với mục tiêu "ñảm bảo
cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn" thông qua việc cung
cấp cơ sở hạ tầng nhiều hơn và tốt hơn, ñảm bảo cho người bị ảnh hưởng có
thu nhập cao hơn và ñược tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển. Chính
sách ñền bù và tái ñịnh cư của cơ quan ðiện lực Thái Lan ñã vượt trên các ñòi
hỏi về mặt pháp lý của luật pháp Thái vì ñược xây dựng với mục tiêu nâng
cao mức sống của những người bị ảnh hưởng và trên thực tế ñã tỏ ra có hiệu
quả trong nhiều dự án ñập lớn của Thái Lan.
2.2.2. Chủ trương của ðảng và các chính sách của Nhà nước liên quan ñến
tái ñịnh cư ở Việt Nam
Hiện tại Việt nam chưa có các quy ñịnh cụ thể và thống nhất về di dân -
tái ñịnh cư nói chung và triển khai thực hiện công tác này. Các kế hoạch di
dân tái ñịnh cư thường ñược xây dựng tùy theo ñiều kiện cụ thể của dự án và

khả năng của nhà ñầu tư. Tuy nhiên, chủ trương, chính sách của ðảng cũng
khẳng ñịnh tất cả các phương án tái ñịnh cư ñều phải ñảm bảo“bảo ñảm cho
người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”
Trước năm 1993, Nhà nước có thể thu hồi ñất mà không ñền bù gì hoặc
chỉ ñền bù cho chính quyền ñịa phương hoặc tổ chức tập thể ñã ñược cấp ñất.
Cơ sở pháp lý cho chính sách tái ñịnh cư dần dần ñược hình thành với sự ra
ñời của Hiến pháp năm 1992 và Luật ðất ñai năm 1993, kèm theo ñó là
hướng dẫn thực hiện trong Nghị ñịnh 22/1998/Nð-CP, cùng với những cải
thiện trong Luật ðất ñai năm 2003. Cho ñến nay, luật ñã quy ñịnh là phải ñền
bù những thiệt hại về ñất và các tài sản kèm theo ñất. Các biện pháp hỗ trợ ổn
ñịnh mức sống của những ñối tượng bị ảnh hưởng ñã ñược ñưa ra với nguyên

×