Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và thành thục của cá ngừ vây vàng thunnus albacares (bonnaterre, 1788) tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN HẬU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ THÀNH THỤC CỦA CÁ NGỪ VÂY VÀNG
Thunnus albacares (Bonnaterre, 1788) TẠI KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng đề tài
tốt nghiệp của tôi với tiêu đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh
trưởng và thành thục của cá ngừ vây vàng Thunnus albacares (Bonnaterre,
1788) tại Khánh Hòa” là trung thực và được sự cho phép sử dụng số liệu của
đề tài “Nghiên cứu sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá ngừ
vây vàng Thunnus albacares” do TS. Nguyễn Quang Hùng làm chủ nhiệm.
Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 1 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Văn Hậu

iii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu Hải Sản, Trường Đại học Nha Trang, Phòng
Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang, Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học
Nha Trang, Phòng đào tạo - Trường Đại học Nha Trang, Phòng Kế hoạch đào tạo Viện nghiên cứu Hải Sản đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học này.
Tôi cũng xin dành sự biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô đã truyền thụ cho tôi
những kiến thức cơ bản nhất, đặc biệt giáo viên hướng dẫn - TS. Nguyễn Quang Hùng
và TS. Lê Minh Hoàng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này. Tôi xin cảm ơn cán bộ, nhân viên Viện Nghiên cứu hải sản đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập cũng như thực hiên luận văn.
Lời cảm ơn chân thành xin dành cho gia đình, vợ con và bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn giúp đỡ, động viên, cổ vũ tôi trong quá trình học tập và công tác.

Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Văn Hậu

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v

DANH MỤC KÝ HIỆU .............................................................................................. viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Một số đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu...............................................2
1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái ngoài ...................................................2
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố ..............................................................................3
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi ................................................................................5
1.1.4. Đặc điểm sinh sản của cá ngừ vây vàng................................................................7
1.1.5. Dinh dưỡng và thức ăn của cá ngừ vây vàng ........................................................9
1.2. Nghiên cứu khác về cá ngừ vây vàng trên thế giới và ở Việt Nam........................10
1.2.1. Khai thác và thương mại cá ngừ đại dương trên thế giới ....................................10
1.2.2. Các nghiên cứu về nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo cá ngừ vây vàng trên thế giới ...11
1.2.3. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng, cá hương và cá giống cá ngừ vây vàng trên thế giới.... 15
1.2.4. Nuôi cá ngừ đại dương trên thế giới....................................................................17
1.3. Tình hình nghiên cứu về cá ngừ vây vàng ở Việt Nam..........................................17
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố .....................................17
1.3.2. Nghiên cứu về tình hình khai thác cá ngừ đại dương..........................................19
1.3.3. Nghiên cứu khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nuôi thương phẩm .......20
1.3.4. Tình hình nghiên cứu nuôi thương phẩm cá ngừ đại dương tại Việt Nam .........22
v


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................24
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..............................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................................25

2.3.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu..........................................................................25
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm ....................................................25
2.4. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................26
2.4.1. Nguồn cá ngừ vây vàng .......................................................................................26
2.4.2. Công thức thức ăn nuôi cá ngừ vây vàng ............................................................26
2.4.3. Thức ăn và chế độ ăn của cá nuôi........................................................................27
2.5. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm...............................................................................27
2.5.1. Thiết bị thí nghiệm ..............................................................................................27
2.5.2. Hệ thống lồng nuôi ..............................................................................................27
2.6. Chăm sóc và quản lý môi trường............................................................................28
2.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................................28
2.7.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................28
2.7.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................32
3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến quá trình sinh trưởng của cá ngừ vây vàng trong điều
kiện nuôi lồng ................................................................................................................32
3.1.1. Môi trường khu vực lồng nuôi cá ngừ vây vàng .................................................32
3.1.2. Sinh trưởng của cá ngừ vây vàng trong điều kiện nuôi lồng giai đoạn nuôi lớn
với các loại thức ăn khác nhau ......................................................................................39
3.1.3. Tỷ lệ sống của cá ngừ vây vàng trong điều kiện nuôi lồng.................................42
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến quá trình thành thục sinh dục của cá ngừ vây vàng
trong điều kiện nuôi lồng...............................................................................................43
vi


3.2.1. Môi trường nuôi trong quá trình nuôi thành thục sinh dục của cá ngừ vây vàng.......44
3.2.2. Sinh trưởng của cá ngừ vây vàng trong điều kiện nuôi lồng giai đoạn nuôi vỗ
thành thục với các loại thức ăn khác nhau.....................................................................51
3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống trong điều kiện nuôi vỗ thành thục trong
lồng của cá ngừ vây vàng ..............................................................................................52

3.2.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến quá trình thành thục sinh dục của cá ngừ vây vàng
trong điều kiện nuôi lồng...............................................................................................54
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN..................................................68
KẾT LUẬN ...................................................................................................................68
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU
W:

Khối lượng

L:

chiều dài

cm :

Centimet

l:

Lít

m:


Mét

g:

gam

m2:

Mét vuông

m3 :

Mét khối

mm:

Milimet

ppt:

Phần nghìn

S ‰:

Độ mặn.

to :

Nhiệt độ.


viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CITES:

Công ước về buôn bán quốc tế về các loài động thực vật
hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

CPUE:

Năng suất bình quân

FAO:

Tổ chức lương thực thế giới

FL:

Chiều dài chuẩn

GSI:

Hệ số thành thục sinh dục

GnRHa:

Kích dục tố

LHRHa:


Kích dục tố

SSS:

Sức sinh sản

TSD:

Tuyến sinh dục

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các thông số thành thục sinh dục của cá ngừ vây vàng .................................9
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường khu vực lồng nuôi lớn cá ngừ vây vàng...................32
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá ngừ vây vàng nuôi lồng ở
vịnh Vân Phong – Khánh Hòa.......................................................................................40
Bảng 3.3: Các yếu tố môi trường khu vực lồng nuôi vỗ thành thục cá ngừ vây vàng.......44
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá ngừ vây vàng nuôi lồng giai
đoạn nuôi vỗ ở vịnh Vân Phong – Khánh Hòa..............................................................51
Bảng 3.5: Sức sinh sản cá ngừ vây vàng nuôi lồng ở vịnh Vân Phong – Khánh Hòa .......63
Bảng 3.6: Sức sinh sản cá ngừ vây vàng nuôi lồng theo các tháng trong mùa sinh sản ở
vịnh Vân Phong – Khánh Hòa.......................................................................................64

x


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cá ngừ vây vàng..............................................................................................3
Hình 1.2: Phân bố của các loài các ngừ và cá ngừ giống theo các vùng nước] ..............4
Hình 1.3: Màu sắc phân bố cho thấy mức độ phù hợp của môi trường sống của cá ngừ
vây vàng có thể xảy ra trên thế giới.................................................................................4
Hình 1.4: Tham khảo mô hình nuôi cá ngừ vây vàng bố mẹ trong hệ thống tuần hoàn
khép kín tại Panama.......................................................................................................13
Hình 1.5: Lồng vận chuyển và “cửa lồng” ....................................................................21
Hình 1.6: Dồn cá ngừ đại dương giống từ lưới vây sang lồng ......................................22
Hình 2.1: Địa điểm nuôi nghiên cứu cá ngừ vây vàng ở vịnh Vân Phong....................24
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................25
Hình 3.1: Biến động độ mặn vùng nuôi cá ngừ vây vàng trong quá trình nghiên cứu ......33
Hình 3.2: Biến động nhiệt độ nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng trong quá trình nghiên cứu.. 34
Hình 3.3: Biến động hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng
trong quá trình nghiên cứu.............................................................................................35
Hình 3.4: Biến động giá trị pH nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng trong quá trình nghiên cứu... 36
Hình 3.5: Biến động hàm lượng NH4+ hòa tan trong nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng
trong quá trình nghiên cứu.............................................................................................37
Hình 3.6: Biến động hàm lượng NO2- hòa tan trong nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng
trong quá trình nghiên cứu.............................................................................................38
Hình 3.7: Sinh trưởng về khối lượng trung bình của cá ngừ vây vàng nuôi trong lồng ở
vịnh Vân Phong – Khánh Hòa.......................................................................................39
Hình 3.8: Mức tăng trưởng khối lượng tương đối của cá ngừ vây vàng được nuôi bằng
thức ăn là cá nục và cá trích ở vinh Vân Phong – Khánh Hòa......................................41
Hình 3.9: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của cá ngừ vây vàng được nuôi
trong lồng ở vịnh Vân Phong – Khánh Hòa ..................................................................41
Hình 3.10: Biến động tỷ lệ sống của cá ngừ vây vàng nuôi lồng ở Vân Phong – Khánh Hòa... 42
Hình 3.11: Tỷ lệ sống của cá ngừ vây vàng được nuôi ở vịnh Vân Phong – Khánh Hòa
với thức ăn là Cá nục và Cá trích ..................................................................................43
Hình 3.12: Biến động độ mặn ở vịnh Vân Phong trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục
sinh dục cá ngừ vây vàng ..............................................................................................45

xi


Hình 3.13: Biến động nhiệt độ nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng trong quá trình nghiên cứu... 46
Hình 3.14: Biến động giá trị pH nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng trong giai đoạn
nghiên cứu nuôi vỗ thành thục ......................................................................................47
Hình 3.15: Biến động hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng
trong giai đoạn nghiên cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục...............................................48
Hình 3.16: Biến động hàm lượng NH4+ hòa tan trong nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng
trong quá trình nghiên cứu.............................................................................................49
Hình 3.17: Biến động hàm lượng NO2- hòa tan trong nước vùng nuôi cá ngừ vây vàng
trong quá trình nghiên cứu.............................................................................................50
Hình 3.18: Biến động tỷ lệ sống theo tháng của cá ngừ vây vàng nuôi vỗ thành thục
trong lồng ở Vân Phong – Khánh Hòa ..........................................................................52
Hình 3.19: Tỷ lệ sống của cá ngừ vây vàng nuôi vỗ thành thục ở vịnh Vân Phong –
Khánh Hòa với thức ăn là Cá nục và Cá trích ...............................................................53
Hình 3.20: Hình thái ngoài TSD cá ngừ vây vàng ........................................................54
Hình 3.21: TSD của cá ngừ vây vàng đực.....................................................................55
Hình 3.22: TSD của cá ngừ vây vàng cái ......................................................................55
Hình 3.23: Lát cắt tế bào của TSD đực cá ngừ vây vàng giai đoạn I............................56
Hình 3.24: Lát cắt tế bào của TSD đực cá ngừ vây vàng giai đoạn II ..........................57
Hình 3.25: Lát cắt tế bào của TSD đực cá ngừ vây vàng giai đoạn III .........................57
Hình 3.26: Lát cắt tế bào của TSD đực cá ngừ vây vàng giai đoạn IV.........................58
Hình 3.27: TSD đực và lát cắt ngang của TSD đực cá ngừ vây vàng giai đoạn V .......58
Hình 3.28: Lát cắt tế bào của TSD cái cá ngừ vây vàng giai đoạn I .............................59
Hình 3.29: Lát cắt tế bào của TSD cái cá ngừ vây vàng giai đoạn II............................60
Hình 3.30: Lát cắt tế bào của TSD cái cá ngừ vây vàng giai đoạn III ..........................61
Hình 3.31: Lát cắt tế bào của TSD cái cá ngừ vây vàng giai đoạn IV ..........................61
Hình 3.32: Lát cắt tế bào của TSD cái cá ngừ vây vàng giai đoạn V ...........................62
Hình 3.33: TSD cái cá ngừ vây vàng giai đoạn VI .......................................................63

Hình 3.34: Hệ số thành thục cá ngừ vây vàng nuôi lồng ở vịnh Vân Phong – Khánh Hòa .... 65
Hình 3.35: Tỷ lệ thành thục sinh dục của cá ngừ vây vàng nuôi lồng ở vịnh Vân Phong
– Khánh Hòa .................................................................................................................66
xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và thành thục của
cá ngừ vây vàng Thunnus albacares (Bonnaterre, 1788) tại Khánh Hòa
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nguồn lợi tự nhiên và sản lượng khai thác cá ngừ đại
dương có chiều hướng suy giảm rõ rệt, bên cạnh đó các nước trên thế giới đang rất
quan tấm đến nghiên cứu sản xuất giống để cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm cá
ngừ đại dương. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về sinh học, sinh sản của cá ngừ vây
vàng còn rất ít, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ và
cho sinh sản nhân tạo cá ngừ đại dương.
Từ những lý do trên và để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành nuôi
trồng thủy sản, tôi xin được thực hiện đề tài luận văn như sau: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thức ăn đến sinh trưởng và thành thục của cá ngừ vây vàng Thunnus albacares
(Bonnaterre, 1788) tại Khánh Hòa”. Đề tài kế thừa và sử dụng số liệu của đề tài cấp
nhà nước “Nghiên cứu sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá ngừ vây
vàng (Thunnus albacares)" Mã số: KC.06.21/11-15 do TS. Nguyễn Quang Hùng làm
chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài
+ Tìm hiểu và thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và
thành thục của cá ngừ vây vàng trong điều kiện nuôi lồng.
+ Nắm được một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Ngừ vây vàng (Thunnus
albacares) và xác định các chỉ tiêu sinh sản: hệ số thành thục, sức sinh sản.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của cá ngừ vây

vàng trong điều kiện nuôi lồng
Thí nghiệm được thiết kế theo dạng một yếu tố nhằm xác định ảnh hưởng của các
loại thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá ngừ vây vàng trong điều kiện nuôi. Thí
nghiệm có 02 nghiệm thức: NT1 – thức ăn là cá nục; NT2 – thức ăn là cá trích. Thí
nghiệm được tiến hành trong 6 tháng.
xiii


- Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến thành thục của cá ngừ vây
vàng trong điều kiện nuôi lồng
Thí nghiệm được thiết kế theo dạng một yếu tố nhằm xác định ảnh hưởng của các
loại thức ăn lên thành thục của cá ngừ vây vàng trong điều kiện nuôi. Thí nghiệm có
02 nghiệm thức: NT1: cho ăn thức ăn 50% cá nục và 50% mực; NT2: cho ăn thức ăn
50% cá trích và 50% mực. Thí nghiệm được tiến hành trong 6 tháng.
Kết quả đạt được
- Điều kiện tự nhiên của vịnh Vân Phong – Khánh Hòa, phù hợp cho việc nuôi
lớn và nuôi vỗ thành thục cá ngừ vây vàng
- Cá ngừ vây vàng sử dụng thức ăn là cá trích có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ
sống cao và thành thục sinh dục tốt hơn so với cá nục.
- Sức sinh sản tương đối của cá ngừ vây vàng nuôi lồng ở vịnh Vân Phong dao
động trong khoảng 71 – 146 (trứng/g); trung bình là 108±23 (trứng/g). Và sức sinh sản
tuyệt đối thuộc khoảng 3.190.000 – 6.370.000 (trứng/con); trung bình là
4.906.688±1.144.637 (trứng/con). Mùa vụ sinh sản của cá ngừ nuôi lồng ở vịnh Vân
Phong từ tháng 05 đến tháng 10, và cá tập trung tham gia sinh sản nhiều nhất trong
khoảng thời gian từ tháng 06 đến tháng 08.
- Thành phần thức ăn có bổ sung thêm vi lượng có ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ
thành thục ở cá nuôi. Cá nuôi được cho ăn cá trích, mực và bổ sung vi lượng 2
ngày/lần cho tỷ lệ thành thục sinh dục của cá đạt cao nhất với 61,1%. Trong khi đó, sử
dụng thức ăn là cá nục, mực và bổ sung vi lượng 8 ngày/lần có tỷ lệ thành thục đạt
thấp hơn 57,9%.

Đề xuất
- Cần nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm thêm về đặc điểm dinh dưỡng của cá
ngừ vây vàng để qua đó giúp hoàn thiện và phát triển nghề nuôi cá ngừ vây vàng ở
Việt Nam.
- Cần tiếp tục thử nghiệm các mô hình nuôi cá ngừ vây vàng ngoài biển hở hoặc
trên đất liền,… giúp nghề này ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, qua đó
giúp giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững.
Từ khóa: Cá ngừ vây vàng, cá ngừ đại dương, thức ăn, sinh trưởng, thành thục.
xiv


MỞ ĐẦU
Các loài cá ngừ đại dương thuộc họ Scombridae là nhóm cá biển có giá trị kinh tế
cao, gồm các loài: các loài cá ngừ vây xanh phương Bắc (loài Thunnus thynnus phân bố
ở bắc Đại Tây Dương và loài Thunnus orientalis phân bố ở bắc Thái Bình Dương), cá
ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus maccoyii phân bố ở nam Thái Bình Dương), cá
ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus); đã và đang được
quan tâm nghiên cứu để phục vụ phát triển nghề nuôi biển ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, cá ngừ vây vàng hiện đang được xem là một trong những sản phẩm
xuất khẩu thủy sản chủ lực. Trong khi đó, sản phẩm tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ đại
dương hiện nay hoàn toàn là do khai thác ngoài tự nhiên. Để góp phần thúc đẩy và
phát triển sản phẩm chủ lực này cho xuất khẩu thì nghiên cứu các đặc điểm sinh học
và thử nghiệm nuôi thương phẩm loài cá ngừ vây vàng là một hướng đi tất yếu. Bên
cạnh đó, hướng nghiên cứu này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, tạo thêm
nghề nuôi mới và giảm áp lực khai thác nguồn lợi loài này ngoài tự nhiên.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi tự nhiên và sản lượng khai thác
cá ngừ đại dương có chiều hướng suy giảm rõ rệt, bên cạnh đó các nước trên thế giới
đang rất quan tấm đến nghiên cứu sản xuất giống để cung cấp cho nghề nuôi thương
phẩm cá ngừ đại dương. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về sinh học, sinh sản của cá
ngừ vây vàng còn rất ít, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm nuôi vỗ cá bố

mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá ngừ đại dương.
Từ những lý do trên và để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành nuôi
trồng thủy sản, tôi xin được thực hiện đề tài luận văn như sau: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thức ăn đến sinh trưởng và thành thục của cá ngừ vây vàng Thunnus albacares
(Bonnaterre, 1788) tại Khánh Hòa”. Đề tài kế thừa và sử dụng số liệu của đề tài cấp
nhà nước “Nghiên cứu sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá ngừ vây
vàng (Thunnus albacares)" Mã số: KC.06.21/11-15 do TS. Nguyễn Quang Hùng làm
chủ nhiệm.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu
Cá ngừ đại dương là nhóm cá xương cứng nước mặn thuộc giống Thunnus, họ cá
Scombridae. Giống cá ngừ Thunnus có mười lăm loài với các kích thước rất khác nhau
[22]; dao động từ cá ngừ ồ (chiều dài tối đa: 50 cm, trọng lượng: 1,8 kg) đến các cá
ngừ vây xanh Đại Tây Dương (chiều dài tối đa: 4,6 m, trọng lượng: 684 kg) [59].
Cá ngừ đại dương là các loài cá có thể duy trì nhiệt độ cơ thể cao hơn so với
nhiệt độ môi trường nước xung quanh. Là nhóm cá ăn thịt, hoạt động nhiều và nhanh
nhẹn, nên cơ thể của các loài cá ngừ có cấu trúc hình dạng được sắp xếp rất hợp lý để
phù hợp, và chúng là một trong những nhóm cá biển bơi nhanh nhất, như cá ngừ vây
vàng có khả năng bơi đạt tốc độ lên đến 75 km/h [59].
1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái ngoài
Cá ngừ vây vàng là loài cá nổi lớn có giá trị kinh tế cao trong nhóm cá ngừ đại
dương, chỉ đứng sau cá ngừ vây xanh phương Bắc và cá ngừ vây xanh phương Nam.
Là loài có phân bố rộng trên thế giới nên chúng đã được nghiên cứu xác định và phân
loại khắp trên thế giới với nhiều tên khoa học khác nhau, tuy nhiên theo kết quả phân
tích về hình thái ngoài và gen di truyền của Gibbs và Collette (1967); Scoles và Graves
(1993) thì chúng là cùng một loài. Hệ thống phân loại của cá ngừ vây vàng như sau:

Giới:

Animalia

Ngành:

Chordata

Lớp:

Actinopterygii

Bộ:

Perciformes

Họ:

Scombridae

Giống:
Loài:

Thunnus
Thunus albacares (Bonnaterre, 1788)

Tên tiếng Việt: Cá ngừ vây vàng.
Tên tiếng Anh: Yellowfin Tuna, Yellowfinned Albacore, Allison’s Tuna, Pacific
Long-tailed Tuna.
Tên tiếng Pháp: Albacore, Grand Fouet, Thon Jaune.

Tên Tiếng Tây Ban Nha: Albacora, Aleta Amarila [57]
2


Vây ngực dài và dài qua
vây lưng đầu tiên

Mặt dưới bụng có vết
rạn

Vây lưng thứ hai và vây hậu môn
dài hơn khi cá trưởng thành

Hình 1.1: Cá ngừ vây vàng [56]
Cá ngừ vây vàng có đặc điểm hình thái ngoài: D1. XIII, D2. XII có 9 vây nhỏ
rời, A.12 có 8 vây nhỏ rời, lược mang 23 – 24. Chiều dài thân dài gấp 3,6 – 4,1 chiều
cao thân. Thân hình thoi dài, hơi dẹt bên. Hai vây lưng sát gần nhau. Vây lưng thứ
nhất và vây hậu môn kéo dài chiếm khoảng 20% chiều dài thân (FL). Vây ngực dài
đến phía trước của vây lưng thứ hai. Toàn thân cá được phủ một lớp vẩy nhỏ, đường
bên hơi lượn sóng ở vùng giữa thân. Cuống đuôi thon, mỗi bên có một gờ cứng. Lưng
màu xanh sẫm ánh kim loại, lườn bên màu vàng tươi ánh bạc, bụng màu bạc. Đầu vây
lưng và vây hậu môn có màu vàng tươi, vây phụ có đường viền đen hẹp [9].
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố
Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) phân bố rộng rãi khắp ở các vùng nước
ấm thuộc á nhiệt đới và nhiệt đới của các đại dương, nơi có nhiệt độ từ 15 – 31oC.
Chúng là loài cá nổi di cư, thích sống ở các vùng đại dương mở, mặc dù thỉnh thoảng
vẫn bắt gặp chúng ở các vịnh và bến cảng có độ sâu lớn. Cá ngừ vây vàng sống theo
đàn, thường cùng kích thước, chúng thích tập trung theo các mảnh vụn trôi nổi trên bề
mặt (như các mảnh gỗ) [27].


3


Vùng biển
Ven biển

Đại dương
Cá ngừ vằn, ấu trùng cá ngừ, cá Buồm, cá Cờ...

Tầng mặt biển khơi

Cá ngừ vây vàng , cá kiếm

Cá ngừ vây dài, cá trác, cá ngừ vây xanh

Tầng biển sâu
trung bình

Tầng biển khơi
sâu

Hình 1.2: Phân bố của các loài các ngừ và cá ngừ giống theo các vùng nước[57]
Cá ngừ vây vàng là loài cá biển, nhưng đôi khi có thể bắt gặp trong các vùng
nước lợ. Chúng là loài cá nổi, sống tập trung ở tầng mặt có độ sâu từ 1 – 250m nước,
nhưng thường gặp ở tầng nước ấm từ 1 – 100m nước. Cá ngừ vây vàng có vùng phân
bố rộng, trong khoảng 59o vĩ độ nam đến 48o vĩ độ bắc, 180o kinh độ tây đến 180o kinh
độ đông. Chúng xuất hiện hầu hết các vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, trừ vùng biển
Địa Trung Hải [58].

0,8-1,00

0,6-0,79
0,4-0,59
0,2-0,39
0,01-0,19

Hình 1.3: Màu sắc phân bố cho thấy mức độ phù hợp của môi trường sống của cá
ngừ vây vàng có thể xảy ra trên thế giới [58]

4


Bên cạnh các nghiên cứu về vùng phân bố và đặc điểm sinh thái chung của cá
ngừ vây vàng, các nhà khoa học cũng đã có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm
sinh thái và vùng phân bố đối với ấu trùng và con non của cá ngừ vây vàng. Và kết quả
nghiên cứu về vùng phân bố của ấu trùng cá ngừ vây vàng ở các vùng biển phía tây và
trung tâm Thái Bình Dương của các tác giả Wade (1951); Matsumoto (1958);
Strasburg (1960); Ueyanagi (1969); Nishikawa và CTV (1985) cho thấy ấu trùng cá
ngừ vây vàng xuất hiện quanh năm, ở các vùng biển ấm nhiệt đới. Vùng phân bố thuộc
các vùng có vĩ độ cao và có sự liên quan đến các tháng mùa hè thuộc các vùng phía
bắc của bán cầu bắc và phía nam của bán cầu nam [32], [35], [44], [48], [50]. Xa hơn
nữa, Ueyanagi (1969) phỏng đoán ngưỡng giới hạn dưới của yếu tố nhiệt độ vùng ấu
trùng cá ngừ vây vàng phân bố là khoảng 26oC, mặc dù theo các thông tin thu thập
được của tác giả ấu trùng cá ngừ vây vàng vẫn xuất hiện ở các vùng có nhiệt độ thấp
hơn 26oC, như là 24oC [48]. Và báo cáo của Mori (1970) ở các vùng biển gần Nhật
Bản, nhiệt độ thấp nhất của bề mặt vùng biển nơi có ấu trùng cá ngừ vây vàng được
tìm thấy là 24oC [33]. Harada và ctv (1980) thực hiện các thí nghiệm thụ tinh nhân tạo
trứng cá ngừ vây vàng cho thấy nhiệt độ tối ưu nhất để trứng nở là 26,4 – 27,8oC, khi
nhiệt độ dưới 18,7oC và trên 31,9oC thì trứng gần như không nở [24].
Bên cạnh nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan cũng là một yếu tố môi trường quan
trọng đối với cá ngừ vây vàng. Chúng khá nhạy cảm với nồng độ ôxy thấp và vì vậy

thường không bắt gặp chúng ở độ sâu dưới 250m nước [58]. Theo Sund (1981), yêu
cầu hàm lượng ôxy hòa tan đối với cá ngừ vây vàng là 2,0 – 2,7ml/l (nhiều hơn so với
cá ngừ mắt to), nên cá ngừ vây vàng phải bơi liên tục để thỏa mãn nhu cầu ôxy và duy
trì sự sống [47].
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi
Kiến thức về sự phát triển, sinh trưởng của các cá thể là điều cần thiết cho sự
hiểu biết về các quá trình hình thành quần thể và quản lý khai thác các loài cá [23]. Cá
ngừ vây vàng là một loài quan trọng trong nghề khai thác cá đại dương, tuy nhiên
nguồn lợi loài này ngoài tự nhiên có chiều hướng suy giảm, sản lượng khai thác hàng
năm không tăng và có xu hướng giảm [2], [13]. Vì vậy, để hiểu rõ về quá trình hình
thành quần thể và quản lý tốt nguồn lợi cá ngừ vây vàng tự nhiên, các nhà khoa học
trên thế giới đã nghiên cứu rất nhiều về sự phát triển, sinh trưởng và sinh sản của cá
ngừ vây vàng.
5


Cá ngừ vây vàng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Chúng phát triển nhanh hơn các
loài cá ngừ vây xanh nhưng không đạt được kích thước lớn như các loài họ hàng này.
Và vòng đời của cá ngừ vây vàng ngắn, chúng chỉ sống đến 6 – 7 tuổi [2], [57]. Theo
các ghi nhận của tổ chức kỷ lục thế giới, cá thể lớn nhất loài này bắt được vào năm
1977, ở Mexico (phía đông Thái Bình Dương) nặng khoảng 176,4 kg và dài 208 cm.
Đối với các vùng biển ven bờ phía đông Thái Bình Dương, cá ngừ vây vàng đánh bắt
được thường có kích thước không lớn hơn 90,1kg [21]. Các vùng biển thuộc Úc đã ghi
nhận cá thể lớn nhất đã bắt được nặng 175kg và dài 200cm (FL), các cá thể khai thác
được ở vùng biển phía Đông – Úc thường dài 50 – 190cm và nặng 4 – 100kg [28].
Ở các vùng biển phía đông Thái Bình Dương, sau 1 tuổi, cá ngừ vây vàng thường
đạt chiều dài 49 – 57cm và nặng 3,6 – 4,5kg; sau đó tăng lên 90 – 100cm, nặng khoảng
15,9kg ở tuổi 2+; đến tuổi 3+ dài 120 – 130cm, nặng khoảng 34,1 kg và cá 4+ nặng trung
bình khoảng 51,9 kg [2], [57]. Hầu hết, cá ngừ vây vàng khai thác được ở thềm lục địa
của vùng biển này có kích thước tương đương nhau và đạt khoảng 2 – 3 tuổi [57].

Nghiên cứu về tuổi và tăng trưởng của cá ngừ vây vàng thông qua phân tích tần
suất chiều dài ở vùng biển Philippine cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của cá đực cao hơn so
với cá cái. Trong một nghiên cứu khác, Wild (1986) sử dụng phương pháp đánh dấu cá
ngừ vây vàng ở vùng biển phía đông Thái Bình Dương cho thấy các cá thể cái phát
triển nhanh hơn rõ so với các cá thể đực cùng tuổi (nghiên cứu thực hiện ở các cá thể
khoảng 2 tuổi và dài khoảng 95 cm (FL)); và sau đó thì các cá thể đực lại phát triển
nhanh hơn các cá thể cái [53].
Nghiên cứu sâu hơn về tốc độ sinh trưởng về chiều dài của cá ngừ vây vàng ở các
vùng biển thuộc phía đông Thái Bình Dương, Bayliff (1980) đã cho các kết quả khá
tương đồng nhau là giai đoạn nhỏ cá ngừ vây vàng phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng
trưởng của cá ngừ vây vàng giai đoạn 25 – 100cm là khoảng 0,85 ± 0,01 mm/ngày. Cá
ở các quần đảo Revillagigado (thuộc Mexico) phát triển khá nhanh, khoảng 1,11 ±
0,03 mm/ngày; và ở vùng Baja California (Mexico) thì chậm hơn (0,69 ± 0,02
mm/ngày); ở các vùng thuộc miền trung châu Mỹ, Colombia (0,69 ± 0,02 mm/ngày)
và Ecuador-Peru (0,52 ± 0,10 mm/ngày). Đối với tốc độ tăng trưởng của cá có kích
thước dài hơn 25 – 100cm thì nghiên cứu này đã không theo dõi [15]. Khác với kết
quả nghiên cứu của Bayliff (1988) ở trên, ước tính tốc độ tăng trưởng của cá ngừ vây
6


vàng giai đoạn nhỏ ở vùng biển phía đông Đại Tây Dương, các tác giả: Fonteneau
(1980) giai đoạn: 40 – 70cm [19]; Bard, (1984) giai đoạn: 35 – 65cm [13], và phía
Đông Nam – Thái Bình Dương, Brouard và ctv, (1984) giai đoạn 30 – 50cm [16]; và
phía tây Ấn Độ Dương, Marsac và Lablanche (1985) [28], đều cho kết quả cá ngừ vây
vàng giai đoạn cá con có tốc độ tăng trưởng theo ngày là khoảng ≤ 0.5 mm/ngày [57].
1.1.4. Đặc điểm sinh sản của cá ngừ vây vàng
Phân bố rộng trên các vùng nước ấm thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của các
đại dương, kích thước thành thục sinh dục của cá ngừ vây vàng thay đổi theo vùng và
cũng khác nhau giữa các cá thể ở gần hay xa bờ. Cá đạt được trạng thái thành thục sinh
dục thường dài trung bình khoảng 105cm (FL), nặng khoảng 25kg và đạt khoảng 2 – 3

tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ là cá thành thục sinh dục khi chiều dài
chỉ khoảng 50 – 60cm và đạt khoảng 12 – 15 tháng tuổi [56].
Vùng biển gần các quần đảo Philippine, Wade (1950) đã tìm thấy một cá thể đực
thành thục sinh dục dài 525mm [49]. Bunag (1956) gặp một cá thể cái có chiều dài
tương tự (567mm) trong cùng khu vực và cũng mô tả 7 giai đoạn phát triển (bao gồm
cả giai đoạn thoái hóa của buồng trứng) dựa vào đường kính của trứng được bảo quản
trong formalin [17]. Trong một nghiên cứu khác, bằng phương pháp trung bình của chỉ
số tuyến sinh dục, Yuen và June (1957) thấy rằng các vùng biển ở đường xích đạo
thuộc trung tâm của Thái Bình Dương một số cá thể cá ngừ vây vàng đạt được thành
thục sinh dục dài khoảng 70 – 80cm, nhưng nhìn chung thì chúng thành thục sinh dục
khi dài 120cm (FL) [55]. Tương tự Kikawa (1962) đã báo cáo rằng cá thể cá cá ngừ
vây vàng thành thục sinh dục lần đầu khi dài từ 110cm trở lên ở vùng biển phía tây và
trung tâm Thái Bình Dương (đối với các mẫu cá thu thập từ nghề câu vàng), mặc dù
một số cá thể được tìm thấy thành thục sinh dục dài khoảng 80 – 110cm. Phía đông
Thái Bình Dương, với các mẫu thu từ nghề câu vàng ở 130o kinh tuyến tây [29],
Shingu và ctv (1974) tìm thấy mẫu cá có kích thước nhỏ nhất thành thục sinh dục cho
cả 2 giới tính là khoảng 91 – 100cm; tuy nhiên, dữ liệu của họ cũng chỉ ra rằng đa
phần cá ngừ vây vàng đạt thành thục sinh dục lần đầu đạt chiều dài trên 120 cm [43].
Orange (1961) tìm thấy cá thể cá ngừ vây vàng thành thục sinh dục có kích thước nhỏ
nhất ở vùng biển dọc trung Mỹ dài 50 – 60 cm. Tuy nhiên, chiều dài thành thục sinh
dục ở 2 khu vực của phía đông Thái Bình Dương được xác định theo các tiêu chí mô
7


học; trung bình chung đường kính trứng;… trong các vùng có biên giới là 20 – 30o vĩ
độ bắc, 110 – 120o kinh độ tây và 0 – 10o vĩ độ bắc, 80 – 90o kinh độ tây, cá thể cái
nhỏ nhất có buồng trứng đã thành thục là 84cm, và ước lượng chiều dài (FL) của cá
ngừ vây vàng tại điểm 50% của đàn cá thành thục sinh dục là 95cm [36].
Mùa vụ sinh sản cá ngừ vây vàng, Ueyanagi (1969, 1978) đã nói rằng 26oC có lẽ
là giới hạn dưới về nhiệt độ đối với sự sinh sản của cá ngừ vây vàng. Mùa sinh sản của

cá ngừ vây vàng ở các vùng biển phía tây và trung tâm Thái Bình Dương ở vĩ độ cao
thuộc phía bắc của Bán Cầu Bắc diễn ra suốt mùa xuân và mùa hè. Các vùng nước
phía tây và trung tây của Thái Bình Dương thuộc phía bắc gần xích đạo, cá ngừ vây
vàng sinh sản hầu như quanh năm. Các vùng nước phía nam xích đạo, mùa vụ sinh sản
của cá ngừ vây vàng thường diễn ra ở nửa đầu hàng năm bởi vì nửa sau hàng năm
vùng này thường có sự xâm nhập của dòng nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn 26oC [48].
Ngoài khơi của Mexico và Trung Mỹ, cá ngừ vây vàng đẻ trứng quanh năm,
nhưng mùa vụ chính diễn ra ở các thời điểm khác nhau ở các vùng biển khác nhau.
Đối với các khu vực ven bờ, mùa vụ sinh sản của cá ngừ vây vàng thường rời rạc và
ngắn hơn ở vùng biển phía bắc xích đạo. Stéquert và ctv (2001) nghiên cứu ở vùng
biển Ấn Độ Dương, mùa vụ sinh sản hàng năm của cá ngừ vây vàng thường diễn ra
trong 4 tháng và có liên quan đến mùa gió bắc [45].
Nghiên cứu về sự phát triển của tuyến sinh dục ở các cá thể cá ngừ vây vàng cái,
David G. Itano (2001) đã sử dụng các tiêu chí mô học từ mẫu buồng trứng của cá ngừ
vây vàng để phân loại các giai đoạn thành thục của cá ngừ vây vàng dựa theo các đặc
điểm và tiêu chí phân loại của hệ thống được mô tả bởi Hunter và Maecewicz (1985);
và Schaefer [40], [41], [42]. Và tác giả đã chia quá trình phát triển buồng trứng của cá
ngừ vây vàng thành 10 giai đoạn, trong đó các giai đoạn 1 – 3 mô tả buồng trứng chưa
thành thục, các giai đoạn 4 – 10 mô tả buồng trứng đã thành thục với rất nhiều phân
đoạn chia hẹp của sự phát triển noãn bào và các hoạt động đẻ trứng [18].
Itano (2001) cũng xác định, quá trình thoái hóa buồng trứng cá ngừ vây vàng sau
khi rụng trứng diễn ra khá nhanh và khá thường xuyên, đặc biệt ở các vùng nước ấm
[18]. Trước đó, Nikaido (1988); Schaefer (1996) đã có những giả định quá trình rụng
trứng và thoái hóa buồng trứng ở cá ngừ vây vàng là khoảng trong vòng 24 tiếng đồng
hồ, dựa vào các quan sát của điều kiện sau khi rụng trứng [34], [41].
8


Bảng 1.1: Các thông số thành thục sinh dục của cá ngừ vây vàng [57]
Số lượng trứng đẻ

Tuổi
Kích thước Khối lượng
Tên khoa học
hàng năm
(năm)
(cm)
(kg)
(triệu trứng/năm)
Thunnus albacares
2,5 – 3
100 – 110
20 – 30
4 – 60
(FAO 2015)

1.1.5. Dinh dưỡng và thức ăn của cá ngừ vây vàng
Thức ăn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, di cư và sự phong
phú của các đàn cá. Thông tin về các đặc điểm sinh học sinh sản, dinh dưỡng của cá
ngừ vây vàng rất có giá trị để đánh giá các đàn cá và phục vụ cho việc quản lý bảo tồn
và khai thác bền vững các nguồn lợi tự nhiên của loài này.
Theo Reintjes và King (1953), Watanabe (1958) tập tính ăn của cá ngừ vây vàng
ở các vùng biển Hawaii thấy rằng hầu như chỉ diễn ra vào thời gian ban ngày và con
mồi của chúng rất phong phú, bao gồm: cá, các loài giáp xác (cua, tôm) và các loài
chân đầu (các loài mực). Có sự khác nhau đáng kể về thành phần con mồi trong dạ dày
của các cá thể đánh bắt được xung quanh vùng có thiết bị dẫn dụ đàn cá và không ở
gần các thiết bị dẫn dụ đàn cá ở các biển Hawaii [39], [51].
Yesaki (1983) và Barut (1988) đã báo cáo về thức ăn và các tập tính ăn của cá
ngừ vây vàng đánh bắt được bằng nghề câu tay xung quanh vịnh Moro, Philippine. Họ
đã thấy được mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày của cá ngừ vây vàng vùng này cao hơn
đáng kể, khoảng gấp đôi so với mức độ tiêu thụ thức ăn hàng ngày của cá ngừ vây

vàng ở vùng biển phía đông Thái Bình Dương. Và họ cũng báo cáo không có sự khác
biệt đáng kể ở mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày giữa các cá thể đực và cái [14], [54].
Một số nghiên cứu đã cho thấy thông tin về thức ăn và tập tính ăn của cá ngừ vây
vàng là khác nhau theo các vùng biển đại dương trên thế giới. Alverson (1963) đã ghi
nhận rằng các loại thức ăn chính trong dạ dày của cá ngừ vây vàng khai thác ở vùng
biển phía đông Thái Bình Dương nằm gần xích đạo là cá (46,9%), giáp xác (45,4%) và
nhuyễn thể chân đầu [10]. Teodoro và ctv (2003) nghiên cứu về tập tính ăn của cá ngừ
vây vàng vùng Saint Peter và Saint Paul Archipelago, Braxin nhận thấy rằng cá chuồn
bay Cypselurus cyanopterus là con mồi chính (chiếm khoảng 64,2%); nhóm nhuyễn
thể chân đầu thì họ mực xà Ommastrephidae là đa số; các cá thể giáp xác và các loài
cá ngừ nhỏ khác cũng là mồi của cá ngừ vây vàng [47].
9


Kết quả phân tích của 146 mẫu dạ dày cá ngừ vây vàng được đánh bắt ở vùng
biển ven bờ dọc theo Andhra Pradesh, phía đông của Ấn Độ, có tổng cộng 1.656 loại
mồi trong dạ dày cá, phân loại xác định được 17 họ sinh vật thủy sinh, bao gồm 11 họ
cá (cá trác đỏ (Priacanthus hamrur) là chính), 5 họ giáp xác (tôm Solenocera hextii và
cua Charybdis smithii là chính) và 1 họ nhuyễn thể chân đầu (mực xà (Sthenoteuthis
oualaniensis) là chính). Trong đó, cá chiếm tỷ lệ chính về cả tỷ lệ lẫn khối lượng
(khoảng 53% tổng trọng lượng con mồi), giáp xác chiếm khoảng 28%, các loài nhuyễn
thể chân đầu chiếm khoảng 19% [38]. Phía bắc Ấn Độ Dương, Perera và ctv (2015)
phân tích thành phần thức ăn trong 120 mẫu dạ dày cá ngừ vây vàng (chiều dài (FL)
khoảng 40 – 150cm (trung bình là 107,5cm), trọng lượng khoảng 10 – 86,5kg) ở vùng
biển thuộc Sri Lanka đã xác định thức ăn của cá ngừ vây vàng rất phong phú, bao
gồm: các loài cá chiếm 51,75%; các loài mực chiếm 34,5%; các loài tôm khoảng
7,5%; các loài cua khoảng 4,5% và các mảnh vụn chiếm 1,75%. Và kết quả phân tích
phân loại đã xác định được có khoảng 14 loài cá xương, 3 loài nhuyễn chân đầu và 1
loài tôm, điều này cho thấy cá ngừ vây vàng không phải loài cá chọn lọc thức ăn và tập
tính ăn của chúng phụ thuộc vào tính có sẵn của con mồi chứ không phải lựa chọn con

mồi [37]. Hoseini và Kaymaram (2015) nghiên cứu về thức ăn của cá ngừ vây vàng ở
vùng biển Oman thuộc Ấn Độ Dương đã xác định thành phần chính trong thức ăn của
cá ngừ vây vàng là các loài cá (chiếm khoảng 47,6%), bao gồm 5 họ và họ cá chuồn
bay Exocoetidae là chủ yếu; tiếp theo là các loài giáp xác (28,5%); bao gồm 3 họ
(Squillidae, Penaeidae và Portunidae); và nhóm nhuyễn thể chân đầu là thấp nhất
(23,9%) với chủ yếu là loài mực xà Sthenoteuthis oualaniensis [25]
1.2. Nghiên cứu khác về cá ngừ vây vàng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Khai thác và thương mại cá ngừ đại dương trên thế giới
Cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí quan trọng trong thương
mại các sản phẩm thủy sản trên thế giới, chỉ đứng sau tôm và các nhóm cá đáy. Năm
2001, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của thế giới đạt 4.800 triệu USD, tăng gấp 3 lần so
với năm 1986 (1.600 triệu USD), chiếm khoảng gần 9% tổng giá trị xuất khẩu thủy hải
sản toàn cầu. Trong đó có hơn 40% sản lượng cá ngừ khai thác được xuất khẩu. Năm
2008, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ trên thế giới đạt 7.500 triệu USD, chiếm 8% của
10


tổng giá trị thủy sản (94,5 tỷ USD) và các sản phẩm thủy sản xuất khẩu trên thế giới.
Theo nguồn số liệu thống kê, từ năm 2005 đến nay xu hướng sản lượng khai thác cá
ngừ thế giới không tăng, gần như chững lại với mức trên 4 triệu tấn hằng năm. Mặt
khác, tốc độ tăng trưởng về giá trị xuất khẩu cá ngừ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng
về sản lượng khai thác, chứng tỏ đây là loại sản phẩm có giá trị ngày một cao và nguồn
lợi cá ngừ đại dương có xu hướng suy giảm.
Tại Nhật Bản, năm 2009 cá ngừ vây xanh được bán với giá trung bình là 28
USD/kg (cá đông lạnh) và 39,7 USD/kg (cá tươi); năm 2010 giá lần lượt là 30,2
USD/kg và 35,9 USD/kg. Tuy nhiên, ngành khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản
và một số nước trong vùng ôn đới đang đứng trước nguy cơ sẽ bị cắt giảm sản lượng,
bởi nếu cá ngừ được liệt kê vào danh sách “Công ước về buôn bán quốc tế về các loài
động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES)” thì giá cá ngừ đại dương có
thể sẽ tăng đáng kể do sản lượng khai thác cá ngừ bị giảm. Từ trước đến nay, Nhật

Bản là thị trường tiêu thụ chính của cá ngừ đại dương, tiêu thụ 80% sản lượng khai
thác toàn cầu. Do vậy, việc nuôi thương phẩm cá ngừ đại dương càng cần được đẩy
mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Hơn nữa, giá trị của cá ngừ
nuôi sẽ có giá trị cao hơn so với cá khai thác từ biển. Hiện nay, tại thị trường Nhật Bản
giá cá ngừ khai thác tự nhiên khoảng 1.200 – 1.600 yên/kg, tương đương 15 – 20
USD/kg (cá ngừ mắt to) và 700 – 1.000 yên/kg, tương đương 8,5 – 13 USD/kg (cá vây
vàng). Trong khi đó, sản phẩm cùng loại khi được nuôi vỗ béo trong lồng trên biển có
thể đạt mức giá lần lượt là 50 USD/kg và 25 – 36 USD/kg.
1.2.2. Các nghiên cứu về nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo cá ngừ vây vàng trên thế giới
Nguồn lợi cá ngừ đại dương ngày càng có chiều hướng suy giảm, sản lượng khai
thác hàng năm không tăng và có xu hướng giảm. Vì vậy, việc phát triển nghề nuôi cá
ngừ đại dương đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và phát triển [21].
Từ những năm 1996, một số nước đã bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm cho sinh sản
nhân tạo loài cá ngừ vây vàng như: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia,… Kết quả thử
nghiệm cho thấy, cá bố mẹ có thể thành thục ở tuổi 1,5 – 2,5 năm tuổi. Cá cái phát
triển buồng trứng rất nhanh trong một thời gian ngắn (khoảng 1 tháng), khối lượng
buồng trứng đã tăng từ 30% lên 234%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu sinh sản nhân
11


tạo, sản xuất tạo ra con giống cũng còn hạn chế, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của ấu trùng còn
thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nghề nuôi cá ngừ đại dương [30].
Năm 1998, Nhật Bản triển khai dự án cho sinh sản nhân tạo cá ngừ vây xanh,
kinh phí 1,2 tỉ yên và đã cho đẻ thành công trong hệ thống lưới ngăn và vũng kín. Đến
năm 2002, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Kinki (Nhật Bản) đã sản xuất được
800.000 cá bột cá ngừ vây xanh; tháng 12/2007 đã đưa 1.500 con cá ngừ vây xanh
giống về nuôi ở trạm Oshima thuộc trường Đại học Kinki. Tuy nhiên, kỹ thuật sản
xuất giống nhân tạo cá ngừ vây xanh vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm nghiên cứu,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nghề nuôi theo hướng công nghiệp. Vì vậy, hiện
nay nguồn cung cấp giống cho nghề nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng ở Nhật Bản

vẫn chủ yếu là đánh bắt con giống từ nguồn lợi ngoài tự nhiên.
Năm 1995, tại Panama đã triển khai nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá ngừ vây
vàng. Cá bố mẹ được nuôi với mật độ 0,5 – 0,75kg/m3 trong bể xi măng hình trụ tròn
có đường kính 17m, sâu 6m với thể tích là 1.362m3 (đối với cá ngừ trên 3+ tuổi). Loại
bể nhỏ hơn có kích cỡ đường kính 8,5m, sâu 3m với thể tích 170m3. Điều kiện bể nuôi
vỗ cá bố mẹ cần có kích thước đủ lớn để giảm stress cho cá khi bị nhốt trong bể [52].
Thức ăn sử dụng nuôi vỗ cá bố mẹ cá ngừ vây vàng gồm có mực ống và cá trích
tươi (tỷ lệ 50% mực và 50% cá). Ngày cho ăn 1 – 2 lần bằng cách để cho mực và cá rã
đông, cân khối lượng trước khi cho ăn. Khẩu phần ăn hàng ngày cho cá bố mẹ dao
động từ 3 – 9% khối lượng cá có trong bể. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra là nhu cầu
ăn của cá ngừ vây vàng giảm khi nhiệt độ nước giảm và ngược lại. Hệ số chuyển đổi
thức ăn của cá ngừ bố mẹ nuôi trong bể là khá cao dao động từ 10,9 – 34,6. Cá càng
nhỏ thì hệ số chuyển đổi thức ăn càng nhỏ và ngược lại. Kết quả từ nghiên cứu này
cho thấy, cá ngừ bố mẹ nuôi trong bể có tốc độ tăng trưởng từ 11 – 48cm/năm và tốc
độ tăng trưởng giảm dần khi cá có kích thước lớn dần. Cá ngừ vây vàng có tốc độ tăng
trưởng từ 0,8 – 1,6 kg/tháng ở kích cỡ dưới 19kg và 1,7 – 1,9 kg/tháng ở kích cỡ trên
19kg [52]. Trong mô hình này, trong số 55 con cá ngừ vây vàng bố mẹ đưa vào nuôi
vỗ thì có tới 24 con cá ngừ cái thành thục, bắt đầu sinh sản lần đầu vào năm 1996 với
kích cỡ đạt khoảng 6 – 16kg (tương đương chiều dài 65 – 93cm), và cá cái sinh sản
liên tục trong khoảng thời gian 2 tháng.
12


×