Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm đến sinh trưởng phát triển giống lúa Nông Lâm 7 vụ Mùa 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VŨ VĂN DŨNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG LIỀU LƢỢNG ĐẠM ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA NÔNG LÂM 7 TRONG VỤ MÙA 2014 TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VŨ VĂN DŨNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG LIỀU LƢỢNG ĐẠM ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA NÔNG LÂM 7 TRONG VỤ MÙA 2014 TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K43 - TT - N01

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Phạm Văn Ngọc

Thái Nguyên - năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi
sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua đó sinh viên ra
trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công
tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc say này.
Để hoàn thành đề tài tố t nghiê ̣p này , ngoài sự cố gắng , nỗ lực của bản thân ,
bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ của
các thầy cô, các anh chị, gia đình và bạn bè tôi đã vượt qua các khó khăn ấy và hoàn
thành bài khóa luận.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biế t ơn sâu sắ c tới
thầy giáo TS.Phạm Văn Ngọc đã tâ ̣n tin
̀ h chỉ bảo , giúp đỡ và động viên tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c tới Ban Giám hi ệu trường - Ban Chủ nhiệm
Khoa Nông học - Các thầy, cô giáo trong Khoa Nông ho ̣c - Trường Đa ̣i ho ̣c Nông
Lâm Thái Nguyên những người đã trực tiế p g iảng dạy, trang bi ̣những kiế n thức bổ
ích trong suốt thời gian học đại học.
Mặc dù bản thân có nhiều có gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ
và kinh nghiệm song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự cảm
thông, đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè
để đề tài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 3 năm 2015
Sinh viên
VŨ VĂN DŨNG


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 .......... 38
Bảng 2.2: Lượng phân bón cho lúa ........................................................... 18
Bảng 2.3: Chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây lúa ................. 21
Bảng 3.1: Tỷ lệ lượng phân và thời kỳ bón phân đạm và kali ................... 27
Bảng 4.1: Đặc trưng hình thái giống lúa Nông lâm
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu nông học giống lúa Nông

7 vụ Mùa 2014 .......... 38
7 vụ Mùa 2014 ............. 39

Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giố ng lúa Nông lâm

7 vụ

Mùa 2014 ................................................................................................. 40
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giố ng lúa Nông lâm

7 vụ

Mùa 2014 ................................................................................................. 42

Bảng 4.5: Tốc độ đẻ nhánh giố ng lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 .............. 44
Bảng 4.6: Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa
Nông Lâm 7 ............................................................................................. 46
Bảng 4.7: Mức đô ̣ biể u hiê ̣nsâu, bệnh ha ̣i giố ng lúa Nông lâm7 vụ Mùa 2014.... 46
Bảng 4.8: Độ lớn lá đòng và một số đặc điểm bông lú

a liên quan tới cấ u

thành năng suất gi ống lúa Nông Lâm 7 vụ Mùa 2014 ............................... 48
Bảng 4.9: Năng suất và các yếu tố năng suất giống lúa Nông lâm 7 vụ
Mùa 2014 ........................................................................................... 49
Bảng 4.10: Phân tích hiệu quả kinh tế ở các mức liều lượng phân bón trên giống
Nông Lâm 7 vụ Mùa 2014. ..................................................................................50
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu suất phân bón ...................52
Bảng 4.12: Hê ̣ số tương quan các m ức phân đạm đến một số yế u tố cấ u thành năng
suấ t và năng suất giống Nông lâm 7 ......................................................................53


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Đặc điểm chuyển hóa phân đạm khi cho lúa vào lớp oxy hóa hay
lớp khử oxy của tầng canh tác đất lúa ....................................................... 11
Hình 4.1. Diễn biế n thời tiế t ảnh hưởng đế n si

nh trưởng và phát triể n giố ng

lúa Nông lâm 7 ......................................................................................... 34
Hình 4.2: Mạ giống lúa Nông Lâm 7 vụ mùa 2014 trước cấy .................. 36
Hình 4.3. Hình thái giống Nông lâm 7 vụ mùa 2014 ở thời kỳ đẻ nhánh rộ ..................37

Hình 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Nông lâm 7
vụ mùa 2014 ............................................................................................. 41
Hình 4.5: Động thái ra lá đẻ nhánh giống Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ........ 43
Hình 4.6 Tổng quan ruộng thí nghiệm giống lúa Nông lâm 7 bón liều lượng
phân Đạm giai đoạn trước khi thu hoạch vụ Mùa 2014 ............................. 51
Hình 4.7: Đường hồi quy và mối tương quan của liều lượng đạm với năng suât
giống lúa Nông lâm 7 vụ mùa 2104 ................................................................ 54


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CT

Công thức

CV(%)

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức Nông – Lương thế giới

Ha


Hecta

LSD0,5

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 95%

M1000

Khối lượng nghìn hạt

N

Đạm

NSC

Ngày sau cấy

NSG

Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu



v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đích và yêu cầu ..................................................................... 2
1.3. Cơ sở khoa ho ̣c và thực tiễn của đề tài

................................................ 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
2.1. Tình hình s ử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới và ở Viê ̣t Nam

.. 4

2.1.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới ......................................... 4
2.1.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam .......................................... 6
2.2. Yêu cầu dinh dưỡng của cây lúa .......................................................... 7
2.2.1. Yêu cầ u Đa ̣m của cây lúa ................................................................. 7
2.2.2. Yêu cầ u Lân của cây lúa ................................................................... 8
2.2.3. Yêu cầ u K ali của cây lúa .................................................................. 9
2.3. Những nghiên cứu về bón phân đa ̣m cho cây lúa

............................... 10

2.3.1. Vai trò phân đ ạm với đời sống cây lúa ............................................ 10
2.3.2. Qúa trình chuyển hóa đạm trong đất lúa và cân bằng đạm .............. 10
2.3.3. Các kết quả nghiên cứu về phân đạm cho cây lúa ........................... 10
2.3.4. Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa .................................... 10

2.3.5. Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính....................... 10
2.3.6. Phương pháp bón phân cho lúa ....................................................... 19
2.3.7. Vấ n đề bón phân cân đố i cho cây lúa

.............................................. 22

2.3.8. Một số nguy cơ từ phân đạm .......................................................... 23
PHẦN 3.NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 25
3.1. Thời gian , điạ điể m nghiên cứu ......................................................... 25
3.2. Vâ ̣t liê ̣u thí nghiê ̣m ............................................................................ 25
3.3. Nô ̣i dung và phương pháp nghiên cứu

............................................... 25

3.3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 25
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghi ệm ....................................................... 25


vi

3.3.3. Các kỹ thuật làm thí nghiệm ........................................................... 26
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ................................ 28
3.4.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển .................................................... 28
3.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................. 28
3.4.3. Các chỉ tiêu năng suất và các y ếu tố cấu thành năng suất ............... 29
3.4.4. Các chỉ tiêu nông học, sinh lý ........................................................ 30
3.4.5. Theo dõi sâu bê ̣nh .......................................................................... 32
3.5. Phương pháp phân tić h số liê ̣u .......................................................... 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
4.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến khả năng sinh trưởng

phát triển giống Nông lâm 7 .................................................................................... 34
4.1.1. Đặc điểm hình thái giống lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ............................. 36
4.1.2. Các chỉ tiêu nông học giố ng lúa Nông lâm7 vụ Mùa 2014 ........................ 39
4.1.2.1.Thời gian sinh trưởng và phát dục của giống lúa Nông lâm 7 vụ
Mùa 2014 ................................................................................................. 40
4.1.2.2. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giống lúa Nông lâm 7 vụ
Mùa 2014 ................................................................................................................. 41
4.1.2.3. Động thái và tốc độ ra lá, đẻ nhánh giống lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 43
4.2. Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh giống Nông lâm 7 vụ
Mùa 2014 .............................................................................................. 46
4.3. Kết quả đánh giá năng suất và các yếu tố năng suất giống Nông lâm 7
vụ Mùa 2014 ............................................................................................. 47
4.4. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả kinh tế, hiệu suất
phân bón và mối tương quan đến một số yế u tố cấ u thành năng suấ t và năng su ất
giống Nông lâm 7.. ................................................................................................... 51

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 55
5.1. Kết luận .............................................................................................. 55
5.2. Đề nghị ............................................................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 57


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhấ t của nhân dân ta và nhiề u dân tô ̣c khác
trên thế giớ i, đă ̣c biê ̣t là các dân tô ̣c ở Châu Á . Lúa gạo là lương thực chính của

người dân Châu Á, giố ng như bắ p của dân Nam Mỹ , hạt kê của dân Châu Phi hoặc
lúa mì của Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên có thể nói, trên khắ p thế giới ở đâu cũng
dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm từ lúa gạo. Khoảng 40% dân số thế giới lấ y lúa
gạo làm nguồn lương thực chính. Trên thế giới có hơn 110 quố c gia có sản xuấ t và
tiêu thu ̣ ga ̣o với các mức đô ̣ khác nhau[9].
Viê ̣t Nam là nước có truyề n thố ng canh tác lúa nước từ lâu đời , với diê ̣n tić h
lúa khá lớn, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , nghề trồ ng lúa của nước
ta có nhiề u thay đổ i tić h cực . Từ mô ̣t nước thiế u đói lương thực thường xuyên, đến
nay sản lươ ̣ng lúa ga ̣o của chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầ u lương thực ở
trong nước mà còn dư để xuấ t khẩ u . Tuy nhiên, trong điề u kiê ̣n canh tác hiê ̣n nay ,
nghề trồ ng lúa vẫn chưa mang la ̣i hiê ̣u quả kinh tế cao cho người nông dân . Nông
dân vẫn sử du ̣ng nhiề u phân bón để tăng năng suấ t

. Nhưng hiê ̣u quả của nó la ̣i

không cao, mă ̣t khác còn làm tăng mức đô ̣ sâu bê ̣nh, gây ô nhiễm môi trường...
Các kết quả nghiên cứu cho thấy , đa ̣m có vai trò rất quan trọng trong việc
phát huy hiệu quả của việc sử dụng phân bón cho cây trồng

. Các loại phân khác

chỉ phát huy tác dụng khi có đủ đa ̣m hay bón cân đố i đa ̣m theo nhu cầ u của cây. Vì
vâ ̣y, khi xác đinh
̣ các loa ̣i phân bón khác cầ n trên cơ sở lươ ̣ng đa ̣m bón . Nế u chưa
tăng đươ ̣c lươ ̣ng phân đa ̣m bón thì chưa lên tăng các loa ̣i phân bón khác [14].
Hiê ̣n nay, trong cơ cấ u giố ng lúa có hai xu hướng chủ yế u . Nông dân trồ ng
cả lúa lai và lúa ch ất lượng. Mỗi giố ng lúa trên mỗi vùng sinh thái yêu cầ u từng
lượng phân đạm bón khác nhau . Vì vậy, viê ̣c nghiên cứu lươ ̣ng đa ̣m bón phù hơ ̣p
sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phân bón
chấ t lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.


, tăng năng suấ t ,


2

Giống lúa nông lâm 7 là giống lúa mới được chọn tạo, giống có đặc tính chịu
thâm canh cao, cho năng suất và chất lượng khá. Với mục đích đó , chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: "
Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm đế n sinh trưởng và
phát triển giống lúa Nông Lâm 7 vụ Mùa 2014 tại Trường Đại Học Nông Lâm –
Thái Nguyên".
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được liề u lươ ̣ng đa ̣m bón thić h hơ ̣p cho gi ống lúa Nông Lâm 7 vụ
Mùa 2014 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầ u
+ Đánh giá được ảnh hưởng của liề u lươ ̣ng đa ̣m đế n các chỉ tiêu sinh trưởng
và phát triển giố ng lúa Nông Lâm 7.
+ Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng đạm đến mức độ biểu hiện sâu
bệnh hại trên giống lúa Nông lâm 7.
+ Đánh giá được ảnh hưởng liều lượng đạm đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất giố ng lúa Nông Lâm 7.
1.3. Cơ sở khoa ho ̣c và thƣc̣ tiễn của đề tài
1.3.1.Cơ sở khoa học
Mă ̣c dù các nghiên cứu đã đề câ ̣p nhiề u vấ n đề như: chọn tạo giống, tính thích
ứng, sâu bê ̣nh, phân bón và nhiề u nghiên cứu khác liên quan đế n lúa . Tuy nhiên, về
ảnh hưởng của dinh dưỡng cho lúa, các nghiên cứu chưa đề cập nhiều về liề u lươ ̣ng,
tỷ lệ và kỹ thuật sử dụng phân bón đa lượng cho từng vùng , từng chấ t đấ t và từng
giố ng cu ̣ thể. Viê ̣c bón phân không cân đố i, kỹ thuật bón chưa hợp lý sẽ hạn chế năng

suấ t và không phát huy hế t tiề m năng của giống.
Mă ̣t khác , các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa cần một lượng
dinh dưỡng nhấ t đinh
̣ trong đó đa ̣m là yế u tố quan tro ̣ng

[1]. Trong đấ t canh tác

hàng năm chỉ có một phần lượng dinh dưỡng , phân đa ̣m, lân và kali trong đấ t còn
lại là do con người cung cấp bằng việc bón phân

[15]. Với cây lúa , đa ̣m có vai trò

cấ u ta ̣o cơ thể , đa ̣m có trong protein , đa ̣m điề u tiế t hoa ̣t đô ̣ng số ng của cây , tổ ng


3

hơ ̣p các hơ ̣p chấ t ta ̣o nên sinh khố i . Vì vậy , đa ̣m là yế u tố then chố t , quyế t đinh
̣
năng suấ t lúa .
Các giống lúa có nhu cầ u đa ̣m khác nhau . Do vâ ̣y kế t quả nghiên cứu của đề
tài góp phần xây dựng một quy trình kỹ thuật thâm canh năng suất các gi

ống lúa

nói chung và cho gi ống lúa Nông Lâm 7 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở tổ ng kế t công tác chỉ đa ̣o sản xuấ t nông nghiê ̣p ta ̣i Thái Nguyên
những năm gầ n đây cho thấ y còn tồ n ta ̣i về kỹ thuâ ̣t canh tác , chủ yế u là về phân

bón. Nông dân tâ ̣p trung vào bón lót , bón thúc lần một chưa đúng thời gian . Nhiề u
nơi, nông dân quá la ̣m du ̣ng vào phân bón nên lúa đẻ nhánh không tâ ̣p trung

, sâu

bê ̣nh nă ̣ng và năng suấ t thấ p . Ngoài ra giống lúa nông lâm 7 là giống lúa mới được
chọn tạo, giống có đặc tính chịu thâm canh cao, cho năng suất và chất lượng khá.
Do vâ ̣y, kế t quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấ p những thông tin đáng tin
câ ̣y cho thực tiễn sản xuấ t trong viê ̣c xây dựng lươ ̣ng
quy triǹ h canh tác cho giố ng Nông Lâm

đa ̣m bón , chỉ đạo thực hiện

7. Điề u đó có ý nghiã quan tro ̣ng trong

viê ̣c tăng năng suấ t cây trồ ng , tăng thu nhâ ̣p và góp phầ n ổ n đinh
̣ đô ̣ phì nhiêu của
đấ t. Đảm bảo cho viê ̣c sản xuấ t lúa đươ ̣c bề n vững.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới
Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ khi
biết sản xuất nông nghiệp loài người đã biết sử dụng phân bón và cây họ đậu để
cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỷ vừa qua, năng suất cây
trồng không ngừng được tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn có tác dụng

quyết định của phân bón. Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng của mình – cho
năng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý. Việc ra đời của phân bón hoá học đã
làm năng suất cây trồng của các nước Tây Âu tăng 50% so với năng suất đồng
ruộng luân canh cây bộ đậu, đến thời kỳ 1970 -1985 năng suất lại tăng gấp đôi so
với năng suất đồng ruộng trước đại chiến thế giới thứ nhất .
Ấn Độ là nước mà trong những năm 1950 hầu như không dùng phân bón,
sau đó lượng phân bón tiêu thụ tăng đều đặn đến mức 7,8 triệu tấn dinh dưỡng vào
năm 1983 -1984, nhờ đó mà sản lượng ngũ cốc tăng từ 50 triệu tấn lên đến 140 triệu
tấn trong thời gian từ 1950 -1984 chấm dứt nạn đói triền miên cho Ấn Độ.
Khoảng từ 1970 đến 1980 nhu cầu phân bón toàn thế giới gia tăng mạnh, khá
ổn định từ 1980 đến 1985, đến năm 1990 thì giảm dần và niên vụ 1992 – 1993 giảm
đến 6%/năm so với niên vụ trước đó. Do năm 1980 ở Tây Âu một số nhà máy sản
xuất phân lân phải đóng cửa và báo động về chất lượng nông phẩm ở các nước bón
quá nhiều phân hóa học. Vì vậy, một số nước trước đây bón quá nhiều phân bón
(Hà Lan, Bỉ - Luxembua, Martinic, Thụy Sĩ) phải bón ít đi, một số nước châu âu
khác (Anh, Pháp) đi vào ổn định, các nước đang phát triển bón tăng lên.
Về tỉ lệ các chất dinh dưỡng N: P2O5: K2O trong phân hóa học bón thì trong
thập kỉ qua trên thế giới các châu lục đã bón như sau:


5

Cân đối N: P2O5 ở cả 3 khu vực (châu Âu, châu Á và các nước thuộc khu vực
Bắc Mỹ) có thể xem là tương tự nhau (1: 0,36), tuy những năm đầu thập kỉ 90 châu
Âu bón nhiều lân hơn 1: 0,40.
Về kali đến niên vụ 1999 – 2000 châu Âu bón ngang Bắc Mỹ N:P2O5:K2O là
1:0,36:0,16. Nguyên nhân có thể do ở châu Á nông dân còn dùng nhiều phân
chuồng và lúa nước chiếm diện tích lớn.
Theo FAO thì toàn thế giới năm 1960 sử dụng 10 triệu tấn phân đạm, năm
1980 là 62,7 triệu tấn đến năm 1990 là 150 triệu tấn, năm 2000 lên khoảng 200 triệu tấn.

Các nước trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng phân vi sinh vật trong nhiều
năm nhằm nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái. Phân vi
sinh vật cố định đạm cho các tên khác nhau như: Nitrazin (Đức, Balan, Liên Xô),
Bactenit hoặc Rizonit (Hungari), Nitrobacterin (Anh), Campen (Hà Lan), Nitrzon
(Tiệp),… Chế phẩm phân giải chất hữu cơ Estrasol (Nga), Mana (Nhật, Philipin).
Phân vi sinh tổng hợp Tian-li-bao (Trung Quốc, Hồng Công).
Ở Trung Quốc chế phẩm phân vi sinh được ứng dụng rộng rãi: chế phẩm
“Điền lực bảo” có tới 5-9.10 tế bào vi khuẩn, có hai chủng ưu thế có khả năng
chuyển hóa photpho khó tan, xác định thuộc chi Bacillus. Nó đã được thử nghiệm
trên 23 loại cây trồng khác nhau và được chứng minh là vừa có khả năng chuyển
hóa photpho trong các hợp chất khó tan vừa có khả năng cố định nitơ để cung cấp
photpho nitơ cho cây trồng.
Năm 1970 ở Liên Xô đã dùng Bacillus megatheriumvar. Photphatcum để sản
xuất chế phẩm photphobacterin. Chế phẩm này được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và
các nước Đông Âu dùng bón cho lúa mì, ngô, lúa nước kết quả cho thấy sản lượng
tăng 5-10% so với đối chứng. Cùng năm này Liên Xô xử lí 10% diện tích trồng đậu.
Còn Mỹ từ năm 1968 xử lý hơn 70% diện tích trồng đậu bằng chế phẩm phân vi
sinh vật cố định đạm.
Năm 1984 ở Mỹ người ta đã tính là trong khoảng 15 triệu đôla cho công
nghiệp sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm thì chế phẩm phân vi sinh vật cho
đậu tương chiếm 70%.


6

Nhu cầu về phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn. Đây là phương
hướng tương lai của nông nghiệp để nhằm giảm bớt tác hại của việc sử dụng không
cân đối các loại phân hóa học, việc làm ô nhiễm môi trường và việc chi phí quá
nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón vô cơ
2.1.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những
năm trước đây do người dân áp dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm
canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Viêt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử
dụng phân bón cao nhất thế giới.
Bảng 2.1. Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị: Nghìn tấn
Các loại phân
Tổng số
Urê

Sản xuất trong nước
Nhập khẩu
Tổng số

KCl

Năm
2005

2010

2015

2020

1.900

2.100

2.100


2.100

750

1.600

1.800

2.100

1.150

500

300

0

500

500

500

500

0

0


0

0

Sản xuất trong nước

Nhập khẩu
500
500
500
500
Nguồn: Phòng QL đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT, 5/2007
Theo Nguyễn Văn Bộ, mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000
tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều kiện khí
hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy được 30%
hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu quả bón phân
đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngày càng mạnh dạn áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/năm;
phân lân tăng 13,9%/năm; riêng phân kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm.
Tổng lượng sử dụng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm
và trong thời gian tới có xu hướng tăng mỗi năm khoảng 10%. Trong 15 năm qua, ở


7

các giai đoạn: 1985 – 1990; 1990 – 1995 và 1996 – 2001 lượng tiêu thụ phân kali ở
Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. Ở các giai đoạn 1985 – 1990; 1991 – 1995 và
1996 – 2001 mức tiêu thụ phân đạm tăng hàng năm là 10,3%; 16,7% và 8,2% tương

ứng. Như vậy trong 5 năm trở lại đây mức tăng tiêu thụ phân đạm đã giảm dần. Ở 3
giai đoạn trên, mức tiêu thụ phân lân tăng hàng năm là 13,4%; 26,8%; 21,1% tương
ứng và cũng có xu hướng giảm mức tăng như phân đạm.
Hiện nay, ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng
45% nhu cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân đạm
urê, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với tổng số
trên 3 triệu tấn/năm. Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn
nên tiêu thụ kali ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.
2.2. Yêu cầ u dinh dƣỡng của cây lúa
2.2.1. Yêu cầ u đạm của cây lúa
Đa ̣m là mô ̣t yế u tố dinh dưỡng quan tro ̣ng , quyế t đinh
̣ sự sinh trưởng và phát
triể n của cây trồ ng . Đa ̣m là mô ̣t trong những nguyên tố cơ bản của cây trồ ng

, là

thành phần cơ bản của axit amin , axit nucleotit và diê ̣p lu ̣c . Trong thành phầ n chấ t
khô của cây có chứa từ 0,5 - 6% đa ̣m tổ ng số . Hàm lượng đạm trong lá liên quan
chă ̣t chẽ với cường đô ̣ quang hơ ̣p và sản sinh lươ ̣ng sinh khố i . Đối với cây lúa thì
đa ̣m la ̣i càng quan tro ̣ng hơn , nó có tác dụng trong việc hình thành bộ rễ ; thúc đẩy
nhanh quá trình đẻ nhánh và sự phát triể n thân lá của lúa dẫn đế n làm tăng năng
suấ t lúa. Do vâ ̣y, đa ̣m góp phầ n thúc đẩ y sinh trưởng nhanh (chiề u cao , số dảnh)
và tăng kích thướ c lá , số ha ̣t, tỷ lệ hạt chắc và tăng hàm lượng protein trong hạt .
Đa ̣m ảnh hưởng đế n tấ t cả các chỉ tiêu sinh trưởng , phát triển, các yếu tố cấu thành
năng suấ t và năng suấ t lúa.
Đa ̣m ảnh lớn đế n hình thành đòng và bông lúa sau này, sự hình thành số ha ̣t
trên bông, tỷ lệ hạt chắc, khố i lươ ̣ng nghin
̀ ha ̣t ...
Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm . Nế u giai đoa ̣n đẻ nhánh mà
thiế u đa ̣m sẽ làm năng suấ t lúa giảm do đẻ nhánh ít , dẫn đến số bông ít . Nế u bón

không đủ đa ̣m sẽ làm thấ p cây , đẻ nhánh kém , phiế n lá nhỏ , lá có thể biến thành


8

màu vàng, bông đòng nhỏ , từ đó làm cho năng suấ t lúa giảm . Nhưng nế u bón thừa
đa ̣m làm cho cây lúa có lá to , dài, phiế n lá mỏng , dễ bi ̣sâu bê ̣nh ; ngoài ra chiều
cao phát triể n ma ̣nh , dễ bi đổ
̣ , nhánh vô hiệu nhiều , trỗ muô ̣n, năng suấ t giảm . Khi
cây lúa đươ ̣c bón đủ đa ̣m thì nhu cầ u tấ t cả các chấ t dinh dưỡng khác như lân và
kali đề u tăng [18], [19]. Theo Bùi Huy Đáp [7], đa ̣m là yế u tố chủ yế u ảnh hưởng
đến năng suất lúa, cây có đủ đa ̣m thì các yế u tố khác mới phát huy tác du ̣ng .
2.2.2. Yêu cầ u lân của cây lúa
Lân là mô ̣t yế u tố dinh dưỡng quan tro ̣ng đố i vớ i sinh trưởng và phát triể n
của cây trồng vì là thành phần chủ yếu của axit nucleic , là chất chủ yếu của nhân tế
bào. Lân có quan hê ̣ chă ̣t chẽ với sự hình thành diê ̣p lu ̣c , protit và sự di chuyể n tinh
bô ̣t. Vai trò chủ yế u của lân thể hiện ở các mặt sau:
- Xúc tiến sự phát triển của bộ rễ lúa, đă ̣c biê ̣t là rễ bên và lông hút.
- Làm tăng số nhánh và tốc độ đẻ nhánh của lúa , sớm đa ̣t số nhánh cực đa ̣i ,
tạo thuận lợi cho việc tăng số nhánh hữu hiê ̣u, dẫn đế n làm tăng năng suấ t lúa.
- Thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả, tăng nhanh quá trình trỗ , chín của lúa
và ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hạt.
- Tăng khả năng chố ng chiụ với các điề u kiê ̣n bấ t lơ ̣i và sâu bệnh hại.
- Thúc đẩy phân chia tế bào, tạo thành các hợp chất béo và protein.
- Ngoài ra, lân còn có mố i quan hê ̣ chă ̣t chẽ với sự hin
̀ h thành diê ̣p lu ̣c , protit
và sự vận chuyển tinh bột.
Khi thiế u lân , lá lúa có mà u xanh đâ ̣m , bản lá nhỏ hẹp và mềm yếu , mép lá
có màu vàng tía , đẻ nhánh kém , kéo dài thời kỳ chỗ chín . Nế u thiế u lân ở thời kỳ
làm đòng sẽ ảnh hưởng rất rõ đến năng suất lúa, cụ thể là làm giảm năng suất lúa.

Bùi Huy Đáp , 1980 [7] cho rằ ng: Lân có vai trò quan tro ̣ng trong quá trin
̀ h
tổ ng hơ ̣p đường, tinh bô ̣t trong cây lúa và có ảnh hưởng rõ rê ̣t đế n năng suấ t .
Dinh dưỡng lân có liên quan mâ ̣t thiế t với dinh dưỡng đa ̣m . Nế u bón đủ lân
sẽ làm tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác . Cây đươ ̣c bón cân đố i
đa ̣m, lân sẽ xanh tố t, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suấ t cao và phẩ m chấ t tố.t
Như vâ ̣y , muố n cây lúa sinh trưởng , phát triển và cho năng suấ t cao thì


9

không những cầ n cung cấ p đầ y đủ đa ̣m mà còn cung cấ p đầ y đủ cả lân cho cây lúa .
Hầ u hế t các thí nghiê ̣m trong châ ̣u và ngoài đồ ng đề u cho thấ y hiê ̣u suấ t sử
dụng lân của lúa lai là 10-12 kg thóc /kg P2O5, cao hơn so với lúa thuầ n chỉ đa ̣t 6-8
kg thóc/kg P2O5.
2.2.3. Yêu cầ u kali của cây lúa
Cùng với đạm , lân thì kali là mô ̣t nguyên tố đa lươ ̣ng quan tro ̣ng đố i với sự
sinh trưởng và phát triể n của cây lúa . Kali có tác du ̣ng xúc tiế n sự di c huyể n của
các chất đồng hoá trong cây . Ngoài ra, kali còn làm cho sự di đô ̣ng của sắ t trong
cây đươ ̣c tố t do đó ảnh hưởng gián tiế p đế n quá trin
̀ h hô hấ p . Kali cũng rấ t cầ n cho
sự tổ ng hơ ̣p protit, quan hê ̣ mâ ̣t thiế t với sự phân chia tế bào [2], [10], [12].
Vai trò của kali đố i với sinh trưởng , các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suấ t lúa đã đươ ̣c nhiề u tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu

. Nói chung , khi

thiế u kali thì dẫn đế n sự quang hơ ̣p c ủa cây bị giảm sút rõ rệt , kéo theo cường độ
hô hấ p tăng lên, làm cho sự tích luỹ sản phẩm của quá trình quang hợp trong cây bị
giảm, trường hơ ̣p này đươ ̣c thể hiê ̣n rấ t rõ trong điề u kiê ̣n thiế u ánh sáng . Đặc biệt

vai trò của kali được thể hiện rõ nhất trong thời kỳ đầu làm đòng

. Trong thời kỳ

này, nế u thiế u kali sẽ làm cho gié bông bi ̣thoái hoá nhiề u , số bông it́ , trọng lượng
nghìn hạt giảm, hạt xanh, lép lửng và bạc bụng nhiều, phẩ m chấ t ga ̣o bi ̣giảm sút.
Không bón kali làm giảm tić h luỹ kali và đa ̣m trong sản phẩ m thu hoa ̣ch

,

đa ̣m tích luỹ nhiề u trong rơm ra ̣ không đươ ̣c vâ ̣n chuyể n về ha ̣t là nguyên nhân
làm giảm năng suất và chất lượng gạo[11].
Thiế u kali, lá lúa bi xém nâu , cây phát triể n châ ̣m và còi co ̣c , thân yế u và dễ
bị đổ, hạt teo quắt . Thiế u kali làm cho cây lúa dễ bi ̣nấ m bê ̣nh , vi khuẩ n ...với các
giố ng lúa hiê ̣n nay , tỷ lệ hạt chắc tăng từ 30-57% do bón kali và t rọng lượng hạt
cũng tăng từ 12-30% [21].
Đối với lúa lai từ gian đoạn đẻ nhánh đến trỗ , cường đô ̣ hút kali tương tự lúa
thuầ n. Tuy nhiên, từ sau khi lúa trỗ thì lúa thuầ n hút rấ t it́ kali , trong khi đó lúa lai
vẫn duy trì sứ c hút kali ma ̣nh , mỗi ngày hút 670g/ha, chiế m 8,7% tổ ng lươ ̣ng hút .
Như vâ ̣y trong suố t quá triǹ h sinh trưởng, cường đô ̣ hút kali của lúa lai luôn cao.


10

2.3. Nhƣ̃ng nghiên cƣ́u về bón phân đa ̣m cho cây lúa
2.3.1. Vai trò phân đ ạm với đời sống cây lúa
Tuy cách đây hơn 3000 năm người Hy La ̣p , La Mã , Trung Quố c đã biế t
dùng phân hữu cơ để tạo nên độ màu mỡ đất và tăng năng suất cây trồng

, nhưng


không thể coi nhe ̣ viê ̣c dùng phân hoá ho ̣c . Không dùng hoă ̣c ít dùng phân hoá học
cho cây trồ ng chúng ta sẽ bi ̣đói . Trung Quố c so sánh năm 1993 với năm 1965
năng suấ t ngũ cố c tăng 2,58 lầ n, sản lượng tăng 2,3 lầ n. Mô ̣t trong những nguyên
nhân làm biế n đổ i năng suấ t là nhờ lươ ̣ng phân hoá ho ̣c

(NPK) tăng nhanh, tăng

21,8 lầ n so với năm 1965 (Xie, 1995).
Với cây lúa , bấ t kỳ lúa nước hay lúa trồ ng trên ca ̣n , muố n só năng suấ t cao
cầ n có nguồ n dinh dưỡng rấ t lớn . Mai Văn Quyề n tổ ng kế t kinh nghiê ̣m trên 60 thí
nghiê ̣m khác nhau đươ ̣c tiế n hành trên 40 nước có khí hâ ̣u khác nhau cho thấ y :
Nế u đa ̣t 3 tấ n thóc/ha, lúa lấy đi hết 50 kg N, 26kg P2O5, 80kg K2O, 10kg Ca, 6kg
Mg, 5kg S. Và nếu ruộng lúa đạt năng suất 6 tấ n/ha thì lươ ̣ng dinh dưỡng cây lúa
lấ y đi là 100kg N, 50kg P2O5, 160kg K2O, 19kg Ca, 12kg Mg, 10kg S. Lấ y trung
bình cứ 1 tạ thóc cây lúa lấy đi hết 17kg N, 27kg K2O, 8kg P2O5, 3kg CaO, 2kg
Mg và 1,7kg S...
Từ những năm 60 của thế kỷ XX , Viê ̣t Nam đã sử du ̣ng phân bón vô cơ
trong nông nghiê ̣p. Đặc biệt trong những năm gần đây , có rất nhiều giống lúa lai
đươ ̣c đưa vào sử du ̣ng, có khả năng chịu phân rất tốt , là tiền đề cho việc thâm canh
cao, nhằ m không ngừng tăng năng suấ t lúa . Đối với cây lúa , đa ̣m là yế u tố dinh
dưỡng quan tro ̣ng nhấ t, nó giữ vai trò quan trọng trong tăng năng suất.
Theo De Datta S.K [22] cho rằ ng, đa ̣m là yế u tố ha ̣n chế năng suấ t lúa nư ớc.
Như vâ ̣y, để tăng năng suất lúa nước , cầ n ta ̣o điề u kiê ̣n cho cây lúa hút đ ược nhiều
đa ̣m. Sự hút đa ̣m của cây lúa không phu ̣ thuô ̣c vào nồ ng đô ̣ đạm xung quanh rễ mà
đươ ̣c quyế t đinh
̣ bởi nhu cầ u đa ̣m của cây .
Để nâng cao hiê ̣u quả bón đa ̣m thì phương pháp bón cũng rấ t quan tro ̣ng
. Theo
nhiề u nhà nghiên cứu thì khi bón đa ̣m vaĩ trên mă ̣t ruô ̣ng sẽ gây mấ t đa ̣m tới50% do

nhiề u con đường khác nhau do rửa trôi
, bay hơi, ngấ m sâu hay do phản đa ̣m hoa[5].
́


11

Theo Bùi Huy Đáp , 1980 [7], khi bón vaĩ đa ̣m trên mă ̣t ruô ̣ng lúa ở đấ t nhe ̣ ,
sau 15 ngày mất 50% lươ ̣ng đa ̣m, còn đất thịt sau một tháng mất 40% lươ ̣ng đa ̣m.
Theo Đào Thế Tuấ n , 1970 [20] lại cho rằng khi vãi đạm trên mặt ruộng lúa
có thể gây mất tới 60 - 70% lươ ̣ng đa ̣m bón . Chính vì vậy , khi bón đa ̣m cầ n b ón
sớm, bón tập trung và bón dúi sâu xuống tầng đất nơi có bộ rễ lúa tập trung nhiều .
Theo Nguyễn Như Hà , 1999 [11], khi bón đa ̣m ta nên bón sớm , bón tập
trung toàn bô ̣ hoă ̣c 5/6 tổ ng lươ ̣ng đa ̣m cầ n bón , bón lót sâu vừa có tác dụng tránh
mấ t đa ̣m , lại vừa tăng tính chống lốp đổ cho lúa do bộ rễ cây phát triển mạnh

.

Cũng theo Nguyễn Như Hà , nên bón kế t hơ ̣p giữa phân vô cơ và phân hữu cơ mà
cụ thể là phân chuồng .
Như vâ ̣y, những thông tin cho t hấ y cây lúa rấ t cầ n dinh dưỡng mới ta ̣o đươ ̣c
năng suấ t cao . Do vây, bón phân cho lúa để tăng năng suất , phẩ m chấ t là mô ̣t nhu
cầ u tấ t yế u .
2.3.2. Quá trình chuyển hoá đạm trong đất lúa và cân bằng đạm

Hình 2.1. Đặc điểm chuyể n hoá phân đa ̣m khi bón cho lúa vào lớp oxy hoá hay
lớp khƣ̉ oxy của tầ ng canh tác đấ t lúa
Đất lúa nước phân hoá lớp đế cày thành hai bộ phận có ranh giới rõ ràng
(Hình 2.1): tầ ng oxy hoá là lớp đấ t trên cùng của tầ ng canh tác dày từ vài mm đế n
1cm, mà ở đó vi sinh vật tồn tại trong điều kiện hảo khí , do lớp nước ở mă ̣t ruô ̣ng



12

lúa được giàu oxy nhờ quang hợp của những thực vật thuỷ sinh sống trong ruộng
lúa và nhờ tiếp xúc với không khí, còn dưới đó là tầng khử nơi vi sinh vật tồn tại ở
điề u kiê ̣n yế m khí .
Bón đạm hợp lý nhất là bón vùi ở độ sâu 5-10 cm vào tầ ng khử của đấ t lúa, ở
đây đa ̣m đươ ̣c các keo đấ t giữ và cung cấ p dầ n cho cây lúa mà khôn

g bi ̣nitrat hoá

nên làm giảm mấ t đa ̣m rấ t nhiề u , nâng cao đươ ̣c hiê ̣u quả sử du ̣ng phân bón . Tuy
nhiên biê ̣n pháp này chỉ thích hơ ̣p với lầ n bón lót trước khi cày bừa lầ n cuố i . Không
nên bón lót trước khi cày lầ n đầ u ví đấ t c hưa đủ mức đô ̣ khử để ngăn chă ̣n quá trin
̀ h
nitrat hoá. Ruô ̣ng sau khi bón phân phải đươ ̣c giữ ngâ ̣p nước 3-5 cm để giảm sự mấ t
đa ̣m và ức chế cỏ da ̣i. Sau khi cấ y lúa cũng có thể bón phân sâu , bằ ng cách dúi phân
giữa các khóm lúa, nhưng sẽ phải tố n thêm công.
Mấ t đa ̣m khi bón vaĩ trên mă ̣t ruô ̣ng lúa , do đa ̣m amon (nế u bón ure cũng
chuyể n hoá thành amon ) đươ ̣c bón vào tầ ng oxy hoá bi ̣các vi khuẩ n nitrat hoá
thành NO 3 . Nitrat không bi ̣ keo đấ t giữ la ̣i , bị rửa trôi xuống tầng khử oxy ở dưới
rồ i tham gia vào quá trình phản đa ̣m hoá do các vi sinh vâ ̣t số ng trong điề u kiê ̣n
yế m khí , có đủ chất khử , chúng khử NO 3 → NO2 →NO → N2O → N2. Phản ứng
có thể dừng ở bất kỳ giai đoạn nào và dẫn đến việc mất đạm bay vào không khí
[14].
2.3.3. Các kết quả nghiên cứu về phân đạm cho cây lúa
Đa ̣m là yế u tố quan tro ̣ng đố i với cây trồ ng nói chung và cây lúa nói riêng

.


Nhu cầ u về đa ̣m của cây lúa đã đươ ̣c nhiề u nhà khoa ho ̣c trên thế giới đi sâu nghiên
cứu và có nhâ ̣n xét chung là : nhu cầ u đa ̣m của cây lúa có tin
́ h chấ t liên tu ̣c từ đầ u
thời kỳ sinh trưởng cho đế n lúc thu hoa ̣ch . Trong suố t quá trình sinh trưởng , phát
triể n của cây lúa, có hai thời kỳ mà nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa cao nhất là thời
kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ làm đòng
. Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây hút nhiều đạm nhất
[4].
Theo Yoshida (1985), lươ ̣ng đa ̣m cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyế t đinh
̣ tới
74% năng suấ t . Bón nhiều đạm làm cây lúa đẻ nhánh khoẻ và tập trung

, tăng số

bông/m2, số ha ̣t/bông, nhưng khố i lươ ̣ng nghìn ha ̣t ít thay đổ (P1000)
i
[17].
Theo tác giả Đi nh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980), Đào Thế Tuấ n
(1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997): thông thường cây lúa hút 70% tổ ng lươ ̣ng đa ̣m là


13

trong giai đoa ̣n đẻ nhánh , đây là thời kỳ hút đa ̣m có ảnh hưởng lớn đế n năng suấ t ,
10-15% là hút ở giai đoa ̣n làm đòng, còn lại là từ giai đoạn làm đòng đến chín.
Qua nhiề u năm nghiên cứu , Đào Thế Tuấ n đã đi đế n nhâ ̣n xét : cây lúa đươ ̣c
bón đạm thoả đáng vào thời kỳ đẻ nhánh rộ thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh khoẻ và

hạn


chế số nhánh bi ̣lu ̣i đi . Ở thời kỳ đẻ nhánh của cây lúa , đa ̣m có vai trò thúc đẩ y tố c
đô ̣ ra lá , tăng tỷ lê ̣ đa ̣m trong lá , tăng hàm lươ ̣ng diê ̣p lu ̣c , tích luỹ chất khô và cuối
cùng là tăng số nhánh đẻ.
Theo tác giả Bùi Đình Dinh [6], cây lúa cũng cầ n nhiề u đa ̣m trong thời kỳ
phân hoá đòng và phát triể n đòng thành bông , tạo ra các bộ phận sinh sản . Thời kỳ
này quyết định cơ cấu sản lượng : số ha ̣t/bông, khố i lươ ̣ng nghìn ha ̣t (P1000) [12].
Yoshida (1985) cho rằ ng : ở các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng
(N, P, K) cầ n để ta ̣o ra mô ̣t tấ n thóc trung bin
̀ h là : 20,5 kg N; 5,1 kg P2O5 và 44 kg
K2O. Trên nề n phố i hơ ̣p 90 P2O5 - 60 K2O hiê ̣u suấ t phân đa ̣m và năng su ất lúa tăng
nhanh ở các mức bón từ 40 - 120 kg N/ha [17].
Kế t quả nghiên cứu của Đinh Văn Cự ta ̣i xã Gia Xuyên - Tứ Lô ̣c - Hải Dương
cho thấ y: lươ ̣ng đa ̣m cầ n bón để đa ̣t mô ̣t tấ n thóc phải từ 26-28 kg N. Kế t quả này cao
hơn nhiều so với dự tiń h của Đào Thế Tuấ n năm1969, muố n đa ̣t đươ ̣c mô ̣t tấ n thóc cầ n
22,3 kg N trong vu ̣ chiêm va22,6
kg N trong vu ̣ mùa[19].
̀
Theo tổ ng kế t của Mai Văn Quyề n (2002), trên 60 thí nghiệm thực tiễn khác
nhau ở 40 nước có khí hậu khác nhau cho thấy : nế u đa ̣t năng lúa 3 tấ n thóc /ha, thì
lúa lấy đi hết 50 kg N, 26kg P2O5 , 80kg K2O, 10kg Ca , 6kg Mg , 5kg S . Và nếu
ruô ̣ng lúa đa ̣t năng suấ t 6 tấ n/ha thì lươ ̣ng dinh dưỡng cây lúa lấ y đi là

100kg N,

50kg P2O5, 160kg K2O, 19kg Ca, 12kg Mg, 10kg S (Nguồ n FIAC , do FAO Rome
dẫn trong Fertilizes and Their use lầ n thứ 5, [26]. Lấ y trung bin
̀ h cứ ta ̣o mô ̣t thóc
cây lúa lấ y đi hế t 17kg N, 27kg K2O, 8kg P2O5, 3kg CaO, 2kg Mg và 1,7kg S...
Theo S. Yoshida (1985), đa ̣m là nguyên tố dinh dưỡng quan tro ̣ng nhấ t đố i

với cây lúa trong các giai đoa ̣n sinh trưởng và phát triể n [17].
Sau khi tăng lươ ̣ng đa ̣m thì cường đô ̣ quang hơ ̣p , cường đô ̣ hô hấ p và hàm
lươ ̣ng diê ̣p lu ̣c của cây lúa tăng lên , nhịp độ quang hợp , hô hấ p không khác nhau


14

nhiề u nhưng cường đô ̣ quang hơ ̣p tăng ma ̣nh hơn cường đô ̣ hô hấ p gấ p

10 lầ n cho

nên vai trò của đa ̣m làm tăng tích luỹ chấ t khô (Nguyễn Thi ̣Lẫm , 1994).
Nế u bón đa ̣m với liề u lươ ̣ng cao th

ì hiệu suất cao nhất là bón vào lúa đẻ

nhánh và sau đó giảm dần . Với liề u lươ ̣ng bón đa ̣m thấ p thì bón vào lúc lúa đẻ và
trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao (Yoshida, 1985) [17].
Năm 1973, Xiniura và Chiba có kế t quả thí

nghiê ̣m bón đa ̣m theo 9 cách

tương ứng với các giai đoa ̣n sinh trưởng , phát triển . Mỗi lầ n bón với 7 mức đa ̣m
khác nhau, hai tác giả trên đã có những kế t luâ ̣n sau:
+ Hiê ̣u suấ t của đa ̣m(kể cả rơm ra ̣ và thóc) cao khi lươ ̣ng đaṃ bón ở mức thấ p.
+ Có hai đỉnh về hiệu suất, đỉnh đầ u tiên là xuấ t hiê ̣n ở thời kỳ đẻ nhánh, đỉnh
thứ hai xuấ t hiê ̣n từ 19 đến 9 ngày trước trỗ, nế u lươ ̣ng đa ̣m nhiề u thì không có đin
̉ h
thứ hai. Nế u bón liề u lươ ̣ng đa ̣m thấ p thì bón vào lúc 20 ngày trước trỗ, nế u bón liề u
lươ ̣ng đa ̣m cao thì bón vào lúc cây lúa đẻ nhánh[10], [16].

Viê ̣n Nông hoá - Thổ nhưỡng đã tiế n hành nghiên cứu ảnh hưởng của đấ t
mùa vụ và liều lượng phân đạm bón

,

đến tỷ lệ đạm cây hút . Không phải do bón

nhiề u đa ̣m thì tỷ lê ̣ đa ̣m của cây lúa sử du ̣ng nhiề u . Ở mức đạm 80 kg N/ha, tỷ lệ sử
dụng đạm là 46,6%, so với mức đa ̣m này có sử du ̣ng phân chuồ ng tỷ lê ̣ đa ̣m hút
đươ ̣c là 47,4%. Nếu tiếp tục tăng liều lượng đạm đến

160N và 240N có phân

chuồ ng thì tỷ lê ̣ đa ̣m mà cây lúa sử du ̣ng cũng giảm xuố ng . Trên đấ t ba ̣c màu so với
đấ t phù sa sông Hồ ng thì hiê ̣u suấ t sử du ̣ng đa ̣m của cây lúa thấ p hơn . Khi bón liề u
lươ ̣ng đa ̣m từ 40N - 120N thì hiê ̣u suấ t sử du ̣ng phân giảm xuố ng , tuy lươ ̣ng đa ̣m
tuyê ̣t đố i do lúa sử du ̣ng vẫn tăng lên [16].
Kế t quả nghiên cứu sử du ̣ng phân bón đa ̣m trên đấ t phù sa sông Hồ ng của
Viê ̣n Khoa ho ̣c Nông Nghiê ̣p Viê ̣ t Nam đã tổ ng kế t các thí nghiê ̣m

4 mức đa ̣m từ

năm 1992 đến 1994, kế t quả cho thấ y : phản ứng của phân đạm đối với lúa phụ
thuô ̣c vào thời vu ̣, loại đất và giống lúa [16].
Viê ̣n nghiên cứu lúa đồ ng bằ ng sông Cửu Long đã có

nhiề u thí nghiê ̣m về

"Ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lúa vụ Đông xuân và Hè
thu trên đấ t phù sa đồ ng bằ ng sông Cửu Long


". Kế t quả nghiên cứu trung bin
̀ h


15

nhiề u năm, từ năm 1985 - 1994 của Viện lúa Đồng b ằng sông Cửu Long , đã chứng
minh rằ ng: trên đấ t phù sa đươ ̣c bồ i hàng năm có bón 60 kg P2O5 và 30 kg K2O làm
nề n thì khi bón đa ̣m đã làm tăng năng suấ t lúa từ

15 - 48,5% trong vu ̣ Đông Xuân

và vụ hè thu tăng từ 8,5 - 35,6%. Hướng chung của 2 vụ đều bón đến mức 90 kg N có
hiê ̣u quả cao hơn ca,̉ bón trên mức 90 kg N này năng suấ t đề u không tăng đáng kể[16].
Theo Nguyễn Thi ̣Lẫm (1994), khi nghiên cứu về bón phân đa ̣m cho lúa ca ̣n
đã kế t luâ ̣n rằ ng : liề u l ượng đạm thích hợp bón cho các giống có nguồn gốc địa
phương là 60 kg N/ha. Đối với các giống thâm canh cao như CK 136 thì lượng đạm
thích hợp từ 90 kg - 120 kg N/ha.
Theo Nguyễn Như Hà [11], ảnh hưởng của mật độ cấy và ảnh h ưởng của liều
lươ ̣ng đa ̣m tới sinh trưởng của giố ng lúa ngắ n ngày thâm canh cho thấ y

: tăng liề u

lươ ̣ng đa ̣m bón ở mâ ̣t đô ̣ cấ y dày có tác du ̣ng tăng tỷ lê ̣ nhánh hữu hiê ̣u .
Dinh dưỡng đa ̣m đố i với lúa lai cũng là vấ n đề rấ t q uan tro ̣ng đươ ̣c các nhà
nghiên cứu quan tâm . Lúa lai có bộ rễ khá phát triển , khả năng huy động từ đất rất
lớn nên ngay trường hơ ̣p không bón phân , năng suấ t lúa lai vẫn cao hơn lúa thuầ n .
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kết luâ ̣n: cùng một mức năng suất , lúa lai hấp
thu lươ ̣ng đa ̣m và lân thấ p hơn lúa thuầ n 4,8%, hấ p thu P 2O5 cao hơn 18,2% nhưng

hấ p thu K 2O cao hơn 30%. Với ruô ̣ng lúa cao sản thì lúa lai hấ p thu đa ̣m cao hơn
lúa thuần 10%, hấ p thu K2O cao hơn 45% cón hấp thu lân thì bằng lúa thuần [4].
Kế t quả thí nghiê ̣m trong châ ̣u cho thấ y : trên đấ t phù sa sông Hồ ng , bón đạm
đơn đô ̣c làm tăng năng suấ t lúa lai

48,7%, trong khi đó các giố ng lúa CR 203 chỉ

tăng 23,1%. Với thí nghiệm đồng ruộng , bón đạm, lân cho lúa lai có kế t quả rõ rê ̣t .
Nhiề u thí nghiê ̣m trong phòng cũng như ngoài đồ ng ruô ̣ng cho thấ y , 1 kgN bón cho
lúa lai làm tăng năng suất 9-18 kg thóc, so với lúa thuầ n thì tăng 2-13 kg thóc. Như
vâ ̣y, trên các loa ̣i đấ t có vấ n đề như đấ t ba ̣c màu , đấ t gley, khi các yế u tố khác chưa
đươ ̣c khắ c phu ̣c về đô ̣ chua, lân, kali, thì vai trò của phân đạm không phát huy đươ ̣c,
nên năng suấ t lúa lai tăng có 17,7% trên đấ t ba ̣c màu và 11,5% trên đấ t gley [4].
Với đấ t phù sa sông Hồ ng , bón đạm với mức 180 kgN/ha trong vu ̣ Xuân và
150 kgN/ha trong vu ̣ Mùa cho lúa lai vẫn không làm giảm năng suấ t lúa . Tuy nhiên,


16

ở mức bón 120 kgN/ha làm cho hiê ̣u quả cao hơn các mức khác [16].
Thời kỳ bón đa ̣m là thời kỳ rấ t quan tro ̣ng trong viê ̣c nâng cao hiê ̣u lực của
phân để làm tăng năng suấ t lúa . Với phương pháp bón đa ̣m (bón tập trung vào giai
đoa ̣n đầ u và bón nhe ̣ vào giai đoa ̣n cuố i ) của Việt Nam v ẫn cho năng suất lúa cao ,
năng suấ t lúa tăng thêm từ 3,5 tạ/ha.
Liề u lươ ̣ng bón cho 1ha: 8 tấ n phân chuồ ng + 120kgN + 90 kg P2O5 + 60 kg
K2O. Kế t quả thời kỳ bón cho thấ y rấ t rõ hiê ̣u quả của phân đa ̣m trên đấ t phù sa
sông Hồ ng đa ṭ cao nhấ t ở thời kỳ bón lót từ 50 - 75% tổ ng lươ ̣ng đam , lươ ̣ng đa ̣m
bón nuôi đòng chỉ từ 12,5-25% .
Như vâ ̣y, có thể nói , các nghiên cứu về phân đạm cho cây lúa vẫn cần được
tiế p tu ̣c nghiên cứu cho từng giố ng lúa , từng chấ t đấ t và từng vùng cu ̣ thể . Trong

tương lai, người ta hy vo ̣ng ta ̣o ra các giố ng siêu lúa sử du ̣ng phân đa ̣m có hiê ̣u quả
hơn và sử du ̣ng các nguồ n đa ̣m khác trong đấ t do vi sinh vâ ̣t cố đinh
̣ đa ̣m ta ̣o ra hay
do các hoa ̣t đô ̣ng vi sin h vâ ̣t khác ở đấ t lúa . Siêu lúa với những giố ng lúa ca ̣n , lưu
niên có thể có nố t sầ n có vi sinh vâ ̣t cô ̣ng sinh để tự ta ̣o ra đa ̣m . Siêu lúa do sử du ̣ng
chấ t đa ̣m hoá ho ̣c hiê ̣u quả hơn , không những tiế t kiê ̣m đươ ̣c đa ̣m mà còn có chế đô ̣
dinh dưỡng đa ̣m khác các giố ng lúa cũ

, nên không gây ô nhiễm môi trường

, ô

nhiễm nước mă ̣t và nước ngầ m , hạn chế hiện tượng phân đạm bón làm phát sinh
nhiề u NO trong không khí ruô ̣ng lúa [8].
2.3.4. Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa
Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hoá học nên bón phân hoá học
cho lúa có hiê ̣u quả cao . Trong thâm canh lúa , bón phân hữu cơ chủ yếu ổn định
hàm lượng mùn cho đất , tạo nền thâm canh có th ể sử dụng các loại phân hữu cơ
khác nhau, kể cả rơm ra ̣ lúa sau khi thu hoa ̣ch.
Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm ure

, amon. Ure đang trở

thành loại phân đạm phổ biến đối với lúa nước vì có tỷ lệ đạm cao , lại rấ t thić h hơ ̣p
để bón trên các loại đất lúa thoái hoá . Phân đa ̣m nitrat có thể bón thúc ở thời kỳ
đòng, đă ̣c biê ̣t hiê ̣u quả khi bón trên đấ t chua mă ̣n .


17


Đất chua trồng lúa , bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang ph ân
supe lân hay có thể cao hơn do trong điề u kiê ̣n ngâ ̣p nước cũng cung cấ p cho lúa mà
lại ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả Silic , là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở cây
lúa. Tuy nhiên nế u cầ n bón thúc lân và trồ ng lúa tr ên đấ t nghèo lưu huỳnh (đấ t ba ̣c
màu bón ít phân hữu cơ) thì phải dùng phân lân supe.
Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kali clorua.
Ngoài ra, còn thường sử dụng các loại phân NPK, đă ̣c biê ̣t tố t là các loa ̣i phân
chuyên dùng cho lúa, phù hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng
.
Khả năng chịu chua của cây lúa khá

, nhưng ở đấ t quá chua cây lúa sinh

trưởng kém, có thể do nhôm hoà tan gây ra vì hiện tượng ngộ độc nhôm ít thấy trên
các loại đấ t có pH trên 5,5. Mă ̣t khác sau khi đưa nước vào ruô ̣ng, đấ t có thể bi ̣chua
hơn, nên bón vôi là biê ̣n pháp quan tro ̣ng ở đấ t lúa nước quá chua và viê ̣c bón vôi
phải được kết hợp với một chế độ bón phân hợp lý thì mới thu

đươ ̣c kế t quả mong

muố n nhấ t [14].
2.3.5. Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồ ng lúa chính
Liề u lươ ̣ng phân chuồ ng thường bón 7-10 tấ n/ha, vụ mùa nên bón nhiều hơn .
Liề u lươ ̣ng phân khoáng bón cho lúa phu ̣ thuô ̣c vào năng suấ t kế hoa ̣ch (đă ̣c điể m
của giống , loại hình cây ), đô ̣ phì của đấ t , các điều kiện khí hậu (mùa vụ ) và khả
năng cân đố i với các loa ̣i phân khác . Giố ng năng suấ t cao cầ n bón nhiề u hơn so với
các giống lúa thường , lúa địa phư ơng. Lúa vụ xuân thường bón nhiều hơn với lúa
vụ mùa, trồ ng lúa trên đấ t có đô ̣ phì cao cầ n giảm lươ ̣ng phân bón .
Do hê ̣ số sử du ̣ng phân đa ̣m của cây lúa không cao nên lươ ̣ng đa ̣m cầ n bón
phải cao hơn nhiều so với nhu cầu . Lươ ̣ng đa ̣m bón dao đô ̣ng từ 60-160 kg/ha. Với

trình độ thâm canh như hiện tại để đạt năng suất 5 tấ n/ha thường bón 80-120 kg/ha.
Tuy nhiên, trên đấ t có đô ̣ phì trung bình , để đạt năng suất 6 tấ n thóc/ha cầ n bón 160
kgN/ha. Trên đấ t ph ù sa sông Hồng để đạt năng suất trên 7 tấ n/ha cầ n bón 180-200
kgN/ha. Các nước có năng suất bình quân cao trên thế giới (5-7 tấ n thóc/ha) thường
bón 150-200 KgN/ha.


×