Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò lai F1 (Droughtmaster x lai Sind) nuôi tại Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH HẢI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
CHO THỊT CỦA BÒ LAI F1 (DROUGHTMASTER
x LAI SIND) NUÔI TẠI HÀ NỘI
Chuyªn ngµnh : Chăn nuôi
M· sè

: 62.62.01.05

LuËn v¨n th¹c sÜ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH HẢI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
CHO THỊT CỦA BÒ LAI F1 (DROUGHTMASTER
x LAI SIND) NUÔI TẠI HÀ NỘI
Chuyªn ngµnh : Chăn nuôi
M· sè

: 62.62.01.05


LuËn v¨n th¹c sÜ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN DUY HOAN

THÁI NGUYÊN, 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Mạnh Hải


ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất đến GS. TS Nguyễn Duy Hoan người hướng dẫn khoa học đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội
cùng gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả


Nguyễn Mạnh Hải


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Lai giống và ưu thế lai ............................................................................ 3
1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng của bò .................................................................. 6
1.1.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng .................................. 10
1.1.4. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò ......... 18
1.1.5. Đặc điểm của bò Droughtmaster và bò Lai Sind ................................. 21
1.1.6. Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ở Hà Nội .................................................. 22
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 24
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 24
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 25
1.2.3. Công tác giống đối với đàn bò thịt tại Hà Nội ...................................... 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ........................................................... 30


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
2.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của bò lai F1 (Dr x LS) từ sơ sinh – 18
tháng tuổi ......................................................................................................... 31
2.4.2. Vỗ béo bò lai F1 (Dr x LS) ................................................................... 32
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất và chất lượng thịt của bò
lai hướng thịt ................................................................................................... 33
2.4.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng thịt bò ......................... 34
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 37
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê ............................................................................. 37
3.2. Sinh trưởng của bò lai F1 (Dr x LS) ......................................................... 37
3.2.1. Khối lượng của bò lai hướng thịt qua các tháng tuổi ........................... 38
3.2.2. Sinh trưởng tương đối của bò lai F1 (Dr x LS) qua các giai đoạn....... 44
3.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối............................................................................. 48
3.1.4. Sinh trưởng tương đối ........................................................................... 53
3.3. Kết quả nuôi vỗ béo bò lai F1 (Dr x LS) .................................................. 57
3.3.1. Tăng khối lượng khi vỗ béo giai đoạn 18-21 tháng và 21-24 tháng tuổi57
3.2.2. Hiệu quả kinh tế của bò nuôi vỗ béo giai đoạn 18 – 21 tháng tuổi và
giai đoạn 21-24 tháng tuổi............................................................................... 61
3.3. Kết quả mổ khảo sát ................................................................................. 63
3.4. Kết quả đánh giá chất lượng thịt ............................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 72
I. Kết luận ........................................................................................................ 72
II. Đề nghị ....................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A

Sinh trưởng tuyệt đối

a

Màu đỏ của thịt

b

Màu vàng của thịt

CS

Cộng sự

Cv%

Hệ số biến động

DFD

Thịt sẫm, chắc, khô và dính


L

Màu sáng

n

Dung lượng mẫu

P

Xác suất

PSE

Thịt mềm, nước và nhạt màu

R

Sinh trưởng tương đối

SE

Sai số tiêu chuẩn

t

Thời gian (tháng)

X


Trung bình

W

Khối lượng

Dr

Dr

LS

Lai Sind


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khối lượng bê F1 ở các công thức lai khác nhau (kg) ................... 12
Bảng 1.2. Khối lượng và tỷ lệ thịt của bò lai khi thay đổi đực giống ............. 13
Bảng 2.1. Số lượng mẫu nghiên cứu ............................................................... 30
Bảng 2.2 : Khẩu phần thức ăn của bò lai F1 (Dr x LS) giai đoạn sơ sinh-18
tháng tuổi........................................................................................... 31
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm nuôi vỗ béo bò lai F1 (Dr x LS) lúc 18 -21 và 21 –
24 tháng tuổi tại nông hộ ở Hà Nội................................................... 33
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu và thời điểm đánh giá chất lượng thịt......................... 35
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của bò lai F1(Dr x LS) .......................................... 37
Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy của bò lai F1 (Dr x LS)................................... 40
Bảng 3.3: Tăng khối lượng của bò lai F1 (Dr x LS) ........................................ 44

Bảng 3.4: Sinh trưởng tuyệt đối của bò lai F1(Dr x LS) nuôi tại Hà Nội ....... 49
Bảng 3.5: Sinh trưởng tương đối của bò lai F1 (Dr x LS) ............................... 54
Bảng 3.6. Tăng khối lượng của bò lai F1 (Dr x LS) nuôi vỗ béo giai đoạn 1821 tháng tuổi và 21 – 24 tháng tuổi .................................................. 57
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo bò F1(Dr x LS) giai đoạn 18-21 tháng
tuổi và 21-24 tháng tuổi .................................................................... 61
Bảng 3.8. Kết quả mổ khảo sát bò lai F1 (Dr x LS) ........................................ 64
Bảng 3.9. Chất lượng thịt của bò lai F1 (Droughtmsater x Lai Sind)............. 67


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Bò Droughtmaster .............................................................................. 21
Hình 2: Bò Lai Sind ........................................................................................ 22
Hình 3.1: Sinh trưởng tích lũy của bò lai F1 (Dr x LS) qua các giai đoạn từ 018 tháng tuổi ..................................................................................... 43
Hình 3.2. Tăng khối lượng của bò lai F1(Dr x LS) qua các giai đoạn ............ 47
Hình 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của bò lai F1(Dr x LS) nuôi tại Hà Nội ....... 53
Hình 3.4. Sinh trưởng tương đối của bò lai F1 (Dr x LS) .............................. 56
Hình 3.5: So sánh khối lượng bò vỗ béo qua các giai đoạn 18-21 và 21-24
tháng ........................................................................................ 60
Hình 3.6. So sánh tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo giai đoạn 18-21 và 2124 tháng ............................................................................................. 60


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây chăn nuôi bò thịt trên địa bàn thành phố Hà
Nội phát triển khá mạnh. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội năm
2017 (4/2017)[10], tổng đàn bò trên địa bàn thành phố là 118.574 con. Hà
Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để chăn nuôi bò với những vùng bãi

bồi ven sông và vùng đồi núi thấp. Hà Nội cũng là một trong những địa
phương đi đầu trong công tác lai tạo và phát triển đàn bò. Cụ thể chương trình
thụ tinh nhân tao miễn phí cho đàn bò trên địa bàn toàn thành phố đã được
triển khai từ những năm 2006, cho đến nay tỷ lệ đàn bò cóc chỉ còn chiếm
chưa đến 10%; tỷ lệ bò Sind chiếm trên 60%; còn lại trên 30% là con lai với
sử dụng tinh bò đực cao sản chất lượng cao như: Droughtmaster; BBB;
Angus; Barhman,…Qua quá trình chọn lọc và lại tạo, khối lượng đàn bò thịt
của Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Cụ thể khối lượng bê sơ sinh đã tăng
lên 22-28 kg/con; khối lượng hơi giai đoạn 21-24 tháng tuổi đã trên 500
kg/con.
Trong số các giống bò năng suất chất lượng cao được đưa vào lai tạo cải
thiện khối lượng đàn bò tại Hà Nội, có giống bò Droughtmaster có nguồn gốc
từ Úc. Đây là giống bò thịt nhiệt đới hỗn hợp có khả năng chịu nhiệt, sức
kháng ve, khả năng sinh sản tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Hơn nữa bò mẹ và bê
con còn có khả năng thích nghi tốt với môi trường nóng ẩm, ít bệnh tật, sinh
trưởng phát triển tốt. So với giống bò Sind thuần (khối lượng bình quân ở bò
đực chỉ đạt 600 kg, bò cái đạt 450 kg, tăng khối lượng bình quân 800 g/ngày,
tỷ lệ thịt xẻ 45- 48 %), giống bò Droughtmaster có năng suất cao hơn hẳn
(khối lượng bình quân của bò đực thuần đạt tới 1.000 - 1.100 kg, bò cái thuần
là 600 - 700 kg, tăng khối lượng bình quân 1.000 - 1.200 g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ
60 – 62 %).
Công tác giống đối với bò thịt trên địa bàn Hà Nội đã đạt được


2
những kết quả nhất định, để tiếp tục đánh giá và đưa ra những khuyến cao
phát triển chăn nuôi trên địa bàn toàn thành phố chúng tôi tiếp tục tiến
hành “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò lai F 1
(Droughtmaster x lai Sind) nuôi tại Hà Nội” nhằm tiếp tục đánh giá ưu thế
lai giữa bò thịt giống Droughtmaster phối với bò cái Lai Sind trên địa bàn

thành phố.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và hiệu quả kinh tế khi sử
dung tinh bò Droughtmaster phối với bò cái Lai Sind trên địa bàn thành phố
Hà Nội nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển sản xuất bò thịt
chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Số liệu của đề tài sẽ cung cấp tư liệu về khả năng sinh trưởng của con
lai giữa Droughtmaster x lai Sind giai đoạn 0-18 tháng tuổi. Từ đó làm cơ sở
chọn ra những giống bò lai có tốc độ sinh trưởng tốt và chất lượng thịt cao.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần phát triển sản xuất, tạo vùng sản xuất hàng hóa bò thịt chất
lượng cao ở vùng chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Lai giống và ưu thế lai
1.1.1.1. Lai tạo
Lai giống là một phương pháp nhân giống trong chăn nuôi, nhằm kết
hợp những đặc trưng, đặc tính của bố mẹ vào cơ thể mới. Lai giống là một
phương pháp nhằm để tái tổ hợp các kiểu gen của bố mẹ nhằm tạo ra tổ hợp lai
mới, từ đó chọn lựa, bồi dưỡng tạo ra giống mới.
Theo nghĩa rộng lai giống là cho giao phối giữa các cá thể có kiểu gen
khác nhau. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [43], lai giống sẽ tạo ra con lai có
nhiều ưu điểm mới, nâng cao tầm vóc, khả năng cho thịt, cải thiện chất lượng
thịt của các thế hệ lai khi vẫn giữ được những ưu thế về khả năng chịu đựng,

thích nghi cao của các giống địa phương. Lai giống là phương pháp nhân giống
được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống bò thịt nhằm tăng mức độ dị hợp và
giảm mức độ đồng hợp. Phương pháp nhân giồng này làm cho tần số kiểu gen
đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi còn tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên.
1.1.1.2 Ưu thế lai
Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể lai (F1) xuất hiện những
phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn,
sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất
cao, thích nghi tốt. Cũng có thể xem ưu thế lai là hiện tượng đời con hơn
hẳn các chỉ tiêu của bố, mẹ gốc (Trần Đình Miên và cs., 1992)[28]. Ưu thế
lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và năng suất
cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ chúng (Đặng Vũ Bình, 2000)[5].
Ưu thế lai thường được biểu hiện cao nhất ở đời sau rồi sau đó giảm
dần do các thế hệ sau mức độ dị hợp giảm dần. Ưu thế lai làm tăng mức độ dị
hợp tử, giảm mức độ đồng hợp tử của các kiểu gen. Hai quần thể vật nuôi


4
càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được giữa
chúng càng lớn bấy nhiêu. Ưu thế lai cao nhất ở con F1, ưu thế lai ở con lai F2
(giao phối giữa F1 với F1, hoặc giữa F1với giống hoặc dòng bố, mẹ khởi đầu)
chỉ bằng 1/2 ưu thế lai của F1. Trong chăn nuôi, ưu thế lai thường biểu hiện ở
các dạng sau:
- Con lai thế hệ thứ nhất hơn hẳn bố mẹ chúng về thể trọng và sức sống.
- Con lai thế hệ thứ nhất chiếm vị trí trung gian về thể trọng, nhưng hơn
hẳn bố mẹ về độ mắn đẻ và sức sống.
- Con lai thế hệ thứ nhất ưu việt về thể chất, khỏe mạnh, tuổi thọ, sức
kéo nhưng mất hoàn toàn hoặc một phần sức sinh sản.
- Con lai về sản lượng không hơn mức cao nhất của bố hoặc mẹ, nhưng
vẫn cao hơn chỉ số mức trung bình cộng của bố và mẹ. Loại này chưa được

nhiều người thừa nhận (Nguyễn Minh Hoàn, 2005)[19].
Mỗi tính trạng xét riêng biệt đều theo kiểu di truyền trung gian nhưng
về sức sản xuất cuối cùng lại phổ biến là ưu thế lai điển hình.
1.1.1.3 Ứng dụng lai giống trong chăn nuôi bò tại Việt Nam
a. Các hình thức lai áp dụng trong chăn nuôi bò
Lai giống là dùng bò của các giống khác nhau cho giao phối với nhau
để đời con sinh ra mang máu của nhiều giống. Trong chăn nuôi trâu bò người
ta áp dụng các hình thức lai chính như sau:
- Lai cải tạo là phương pháp sử dụng một giống cao sản, tốt hơn nhiều
mặt, cho giao phối với một giống kém hơn để cải tạo giống sau.
- Lai pha máu (Lai cải tiến) dùng trong trường hợp một dòng, một
giống về cơ bản đã đạt được những tiêu chuẩn chính nhưng còn một vài
đặc điểm cần khắc phục.
- Lai gây thành (Lai phối hợp) là một phương pháp lai sử dụng
nhiều giống tốt phối hợp lại để tạo nên giống mới có các tính trạng tốt hơn các
giống gốc tham gia. Khi cần tạo ra giống mới người ta thường áp dụng phương


5
pháp này, thường dùng nhiều giống, mỗi giống có những đặc điểm riêng.
- Lai kinh tế: còn gọi là lai công nghiệp, là phương pháp lai giữa hai cơ
thể (đực và cái) thuộc hai, ba, bốn dòng, hoặc giống, hoặc loài khác nhau để tạo
con lai thương phẩm; con lai này không sử dụng làm giống mà chỉ để nuôi lấy
sản phẩm thịt, trứng, sữa…
Hiện nay, một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất
thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở nước ta là lai kinh tế
giữa bò chuyên dụng thịt với bò nội trong nước. Quá trình cải tiến đàn bò
Vàng của Việt Nam đã được thực hiện từ đầu thế kỷ trước, nhưng mới chính
thức trở thành chương trình quốc gia khoảng 30 năm nay và được gọi là
Chương trình Sind hoá đàn bò Vàng. Hiện nay đàn bò vàng Việt Nam đang

được Sind hóa hoặc Zêbu hóa, có nghĩa là dùng bò đực Red Sindhi hoặc các
giống bò đực thuộc nhóm bò Zêbu lai giống với bò trong nước. Các giống bò
Zêbu đã được nhập trong chương trình cải tạo đàn bò Vàng gồm bò Red
Sindhi và bò Sahiwal nhập từ Pakistan trong thời gian 1985 - 1987, bò
Brahman đỏ và trắng nhập từ Cuba năm 1987 và từ Úc trong những năm 2001
- 2005. Mục đích là nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất
lượng thịt. Trên cơ sở đó để làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo
hoặc theo hướng sữa hoặc theo hướng thịt.
b. Công tác lai tạo đàn bò trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bò cái nền LaiSind chủ yếu được thụ tinh nhân tạo (TTNT) với tinh bò
đực các giống cao sản như Droughtmaster; BBB; Brahman; Angus; Wagyu,…
tạo ra con lai có năng suất và chất lượng thịt tốt hơn hẳn. Cụ thể:
+ Bê hướng sinh sản: Bê sinh ra từ tinh bò Red Sindhi nhập ngoại có
trọng lượng bê sơ sinh 18 – 20 kg/con, bê lai Red Sindhi 03 tháng tuổi đạt 50 –
60 kg, bê 06 tháng tuổi đạt 100 – 120 kg/con. Bê có ngoại hình đẹp, phù hợp làm
nái nền.
+ Bê hướng thịt:


6
Bê hướng thịt sinh ra từ TTNT có khối lượng cao hơn từ 2 – 4 kg so
với bê sinh ra từ nhảy trực tiếp. Bê sinh trưởng nhanh, dễ nuôi. Đặc biệt, bê
thịt sinh ra từ tinh nhập ngoại có trọng lượng sơ sinh bình quân 35,5kg, ngoại
hình đẹp, trường con, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.
Bê lai Droughtmaster 03 tháng tuổi đạt 90-120kg/con, đến 06 tháng
tuổi đạt 160 – 200kg/con, 12 tháng đạt trên 300-350 kg/con, 18 – 24 tháng
tuổi đạt 450- 600 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 52 – 58%; tỷ lệ thịt tinh đạt 42 – 48%.
Bê sinh ra từ tinh Red Angus có trọng lượng sơ sinh 25 kg, 3 tháng tuổi
đạt 120 -130kg, 6 tháng tuổi đạt khoảng 220 – 260kg, 9 tháng tuổi đạt 280 –
320kg, 12 tháng tuổi đạt 380 – 420kg.

Bê F1BBB sinh ra trọng lượng từ 28 – 32kg/con. Khối lượng thời
điểm 18 tháng tuổi đạt 430-450 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 63%; tỷ lệ tinh
tinh đạt 53%.
1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng của bò
1.1.2.1 Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị
hóa, là sự tăng các kích thước như chiều cao, chiều dài, bề ngang, tăng khối
lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên tính di truyền (Nguyễn Hải
Quân và cs., 1995)[39].
Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể. Đó là
sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức
năng của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả
về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền.
Sinh trưởng và phát dục cùng diễn ra trong cơ thể, trong sự phát triển
chung của cơ thể không tách rời nhau và không mâu thuẫn với nhau, cùng tồn
tại và hỗ trợ nhau phát triển tạo cho cơ thể gia súc hoàn thiện các chức phận.
Sinh trưởng của sinh vật phải thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để
tăng số lượng tế bào; tăng thể tích tế bào; tăng thể tích giữa các tế bào. Sinh


7
trưởng gắn với phát triển, hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện
hình thái, tính chất, chức năng của các bộ phận này. Sinh trưởng là sự tăng thêm
về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con
vật. Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc, các tác giả Medendoocphơ
(1867), Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxmơi (1964) (trích theo
Trần Đình Miên và cs., 1992)[28] đều cho rằng sự phát triển của cơ thể bò cũng
như các gia súc khác trong các giai đoạn và các thời kì đó tuân theo thủ theo các
quy luật sau:
- Quy luật phát triển theo giai đoạn

- Quy luật phát triển không đồng đều
- Quy luật phát triển theo nhịp điệu (chu kỳ)
- Sinh trưởng bù
1.1.2.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng gồm: yếu tố di
truyền, yếu tố dinh dưỡng, yếu tố môi trường và thời gian nuôi.

 Yếu tố di truyền
Các giống bò khác nhau có tốc độ sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt
hoàn toàn khác nhau, khả năng này phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình sinh
trưởng của từng giống bò đó là quá trình tích lũy các hợp chất hữu cơ trong cơ
thể mà thành phần chính là protein. Tốc độ và phương thức tổng hợp protein
(trong quá trình sinh trưởng) phụ thuộc vào tốc độ và phương thức hoạt động
của các gen điều khiển sinh trưởng (Williamson và Payner, 1978)[85]. Cường
độ sinh trưởng phụ thuộc vào lứa tuổi, khối lượng, giới tính. Sự thành thục
thể xác sớm hay muộn cũng tác động đến sinh trưởng và tầm vóc của bò thịt.
Giới tính cũng có tác động rõ nét đối với sự sinh trưởng, liên quan đến
hormone sinh trưởng cũng như testosterone ở con đực: bò đực thường có
quá trình sinh trưởng mạnh hơn bò cái, do đó khối lượng của bò đực thường
lớn hơn khối lượng của bò cái cùng tuổi từ 10 – 20%.


8
Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi phải tạo ra các giống bò có
sức sản xuất cao, đó là các giống bò thịt chuyên dụng. Hiện nay, hướng sản
xuất thịt bò với các giống chuyên dụng, thịt có hàm lượng protein cao, màu
sắc thịt tươi, tính thơm ngon như các giống Brahman; Droughtmaster;
Charolais hoặc con lai giữa các giống bò thịt cao sản là một trong những
hướng ngày càng trở nên thông dụng ở các nước có ngành chăn nuôi bò thịt
tiên tiến.

Trên góc độ xem xét khả năng sinh trưởng và cho thịt của bò hướng
thịt, quan tâm lớn nhất của chúng ta là tạo ưu thế lai về khả năng cho thịt và
nâng cao phẩm chất thịt. Chính vì vậy chúng ta đã và đang tiến hành các
phương thức lai tạo 2,3 máu giữa các giống bò nội với các giống bò chuyên
dụng thịt nhiệt đới và chuyên dụng thịt ôn đới (Nguyễn Văn Thưởng và cs
(1995[45]); Lê Viết Ly (1995)[24]; Vũ Chí Cương (2007))[12].

 Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh
chi phối khả năng sinh trưởng của bò. Chế độ dinh dưỡng cao sẽ rút ngắn quá
trình nuôi dưỡng. Hai loại dinh dưỡng quan trọng cần cho vật nuôi là năng
lượng (ME) và protein. Năng lượng cần cho việc duy trì sự tồn tại của tổ chức
cơ thể, hoạt động của cơ, hệ tiêu hóa và hình thành các tổ chức mới. Nhu cầu
năng lượng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng con vật và khối lượng tăng lên của
các tổ chức trong cơ thể. Năng lượng để sản xuất 1 kg thịt mỡ gấp 7 lần năng
lượng dùng để sản xuất 1 kg thịt nạc. Theo Lê Viết Ly (1995)[24], bò có khối
lượng từ 100 – 450 kg, tăng khối lượng ngày 1,25 kg cần mức protein 13,5 –
14,6% so với vật chất khô.
Nhìn chung các giống bò chuyên dụng sản xuất thịt có quá trình sinh
trưởng rất cao trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đồng cỏ thâm canh và
các điều kiện môi trường thuận lợi.


9

 Yếu tố môi trường
Trong điều kiện môi trường stress ở mức thấp, nhìn chung các giống
bò chuyên dụng sản xuất thịt có quá trình sinh trưởng rất cao trong điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đồng cỏ thâm canh và các điều kiện môi trường thuận
lợi (Nguyễn Xuân Trạch, 2010)[49]. Một vấn đề rất quan trọng khi xây dựng

chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt là hiểu biết các điều kiện môi trường
mà bò được nuôi. Khả năng sản xuất của bò ở các vùng khác nhau mang tính
đặc trưng của nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ màu mỡ của đất đai, thảm thực
vật, tình trạng bệnh tật và ký sinh trùng. Điều kiện môi trường khác nhau tác
động đến sự sinh trưởng và phát triển của gia súc. Trong chăn nuôi bò cần tạo
nên sự tương thích giữa kiểu gen (giống gia súc) với môi trường, tạo nên sự
cân bằng giữa tăng trưởng, khối lượng sơ sinh lớn, tỷ lệ sinh sản cao và sản
xuất sản phẩm có chất lượng cao với giá thành thấp nhất (Nguyễn Trọng
Tiến, 2001)[42].

 Thời gian nuôi
Thời gian nuôi là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi
bò. Trong quá trình phát triển, khối lượng, thành phần, hình thái học của cơ thể
thay đổi theo tuổi. Dưới 1 năm tuổi sự lớn lên của cơ thể chủ yếu là kết quả của
sự tích luỹ các mô cơ và xương. Đến 1,5 năm tuổi là quá trình tích luỹ protein,
tức là sự phát triển của tế bào cơ vẫn nhanh, còn tỷ lệ tương đối của mô xương
có xu hướng giảm thấp. Sau 18 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng của của các tế
bào cơ giảm, hàm lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng lên (giá trị năng lượng
tăng), còn mô liên kết giảm. Như vậy, khi tuổi càng tăng thì tỷ lệ tương đối của
xương và mô liên kết giảm, khối lượng thịt và mỡ tăng (Nguyễn Xuân Trạch,
2004)[46].
1.1.2.3 Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng
Khối lượng của bò ở các tháng tuổi chính là độ sinh trưởng tích lũy,
đường cong lý thuyết có dạng chữ S khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng khi bò ở


10
giai đoạn sinh trưởng nhanh và sau đó đường cong có xu hướng nằm ngang
khi bò đạt tuổi trưởng thành, con vật thành thục về thể vóc.
Sinh trưởng tuyệt đối là tăng trọng đạt được trong một thời gian nhất

định. Đường cong biểu diễn tăng trọng tuyệt đố theo kiểu hình chuồng tăng
dần đạt giá trị cực đại và sau đó giảm dần. Trong chăn nuôi bò thịt thường kết
thúc ở thời kỳ cuối cùng của giai đoạn nuôi vỗ béo, khi đường cong bắt đầu đi
xuống. Tăng trọng tuyệt đối đạt được phụ thuộc vào phẩm giống. Các giống
bò chuyên dụng sản xuất thịt cho tăng trọng tuyệt đối cao hơn so với các
giống bò kiêm dụng hoặc các giống bò địa phương.
Độ sinh trưởng tương đối là mức độ tăng trọng đạt được tính theo tỷ lệ
(%), đường cong sinh trưởng tương đối của bò là đường hyperbol. Bò càng
lớn tuổi quá trình sinh trưởng càng chậm lại.
Để nghiên cứu quá trình sinh trưởng của gia súc nhiều nhà nghiên cứu
đã đưa ra và ứng dụng các hàm hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính để mô tả
quá trình sinh trưởng của sinh vật. Từ trước đến nay các tác giả hầu như sử
dụng hàm Gompertz để mô hình hóa quá trình sinh trưởng. Alessandra và cs
(2002)[57] đã sử dụng các hàm Gompertz, Brody và hàm Logistic để mô tả
quá trình sinh trưởng của bò cái tơ Holstein từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi.
Kohn và cs (2007)[75] mô hình hóa quá trình sinh trưởng của lợn giống
Goetteingen. Lambe và cs (2006)[76] dùng các mô hình khác nhau để mô tả
quá trình sinh trưởng của hai giống cừu. Nguyễn Thị Mai (2000)[27] ứng
dụng hàm Wood để mô tả sinh trưởng của dê Bách thảo và Dê lai hướng sữa
trong chương trình chọn lọc và nhân thuần giống dê Bách Thảo.
1.1.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.3.1. Khả năng sản xuất thịt
Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lượng cơ ở độ tuổi mà
đem giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao. Khả năng cho thịt của bò lai F1 được
đánh giá qua năng suất thịt và chất lượng thịt. Năng suất thịt là chỉ tiêu quan


11
trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia súc, được đánh giá
thông qua khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ các bộ phận.

1.1.3.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt của bò
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng thịt của bò gồm: yếu tố di
truyền, yếu tố dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và tuổi giết thịt.
a)Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố quyết định chất lượng thịt, các giống chuyên dụng sản
xuất thịt cho nhiều thịt và chất lượng thịt ngon. Các giống bò khác nhau về
tốc độ sinh trưởng, khả năng tích lũy thịt, mỡ khác nhau, hàm lượng dinh
dưỡng khác nhau, cấu trúc cơ khác nhau do vậy chất lượng thịt khác nhau.
Giống bò quyết định các tính chất của thịt bò như màu sắc, độ dai của thịt,
hàm lượng nước, hàm lượng protein, hàm lượng chất béo. Theo Nguyễn
Trọng Tiến và cộng sự (1996)[42], các giống bò sữa và bò kiêm dụng thường
tích luỹ mỡ trong thân thịt thấp, phần lớn chúng tích luỹ mỡ trong xoang bụng.
Cơ bắp của loại này kém phát triển, tỷ lệ thịt xẻ khi vỗ béo chỉ đạt 50-60%.
Dựa vào phẩm chất thịt và sức sản xuất thịt người ta chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Giống bò thịt như Hereford, Santagestrudis, sừng ngắn...
tốc độ sinh trưởng nhanh (1000-1200g/ngày đêm), tỷ lệ thịt xẻ 65,70%, mỡ
tích luỹ trong cơ thể sớm;
- Nhóm 2: Giống kiêm dụng sữa thịt như Red Sindhi, Brow Swiss...
cũng có khả năng tăng khối lượng nhanh (600-800g/ngày đêm), phẩm chất thịt
ngon, tỷ lệ thịt xẻ đạt 59-60% (Brow Swiss);
- Nhóm 3: Giống bò sữa sự phát triển cơ bắp kém, giống bò cày kéo phát
triển cơ bắp cao hơn nhưng tích luỹ mỡ trong cơ ít, thịt cứng và thô.
Khối lượng và chất lượng thịt ở con lai phụ thuộc giống bố và con cái làm
nền lai tạo, các giống bò thịt ôn đới có xu hướng di truyền tính trạng năng suất cao
và phẩm chất tốt cho con lai. Trong 30 năm qua, nước ta đã sử dụng tinh của hầu
hết các giống bò thịt cao sản nổi tiếng có nguồn gốc ôn đới như Hereford,


12
Charolais, Limousin, Simmantal, Santa Gertrudis và bò kiêm dụng Tarantaise,

Anbocdance và các giống bò thịt có nguồn gốc nhiệt đới như Droughmaster,
Brahman, Red Belmon, Red Bragusd để lai tạo với bò cái địa phương có mức
độ Zêbu hoá khác nhau để tạo ra con lai F1 hướng thịt đã cho nhiều kết quả tốt
(Bảng 1.1).
Khối lượng của thịt xẻ có liên quan tới giống, khối lượng giết mổ và độ
tuổi giết thịt cũng như phương thức nuôi dưỡng. Giống khác nhau thì có khối
lượng khác nhau.
Bảng 1.1. Khối lượng bê F1 ở các công thức lai khác nhau (kg)

sinh

6
tháng

12
tháng

18
tháng

Nguồn tài liệu

F1 Charolais

23,12

115,9

173,0


232,0

Lê Viết Ly và cs.,1995

F1 Limousin

20,5

119,0

139,0

170,0

(nguồn tổng hợp)

F1 Hereford

22,6

118,2

145,8

178,9

F1 Simmantal

21,15


111,5

168,0

250,5

F1 Santa Gertrudis

18,7

106,0

163,0

183,3

F1 Red Sindhi

18,5

122,6

156,1

F1 Charolais

27,6

Con lai


109,0

F1 Tarantaise

142,5

F1 Anbocdance

139,0

Lai Sind

Đinh Văn Cải và cs., 1999

164,6

91

126,5

(tại hộ dân)

F1 Charolais

21,3

96,9

159,1


308,8

F1 Hereford

21,1

88,6

149,6

291,6

F1 Simmantal

20,2

88,3

145,7

220,2

Lai Sind

19,3

84,8

120,1


205,5

F1 Charolais

148

F1 Santa Gertrudis

153

F1 Hereford

144

Phạm Văn Quyến và cs.,
2001
(tại trại Bến Cát)

Nguyễn Quốc Đạt và
cs.,1992
(tại trại An Phú)

Nguồn: Đinh Văn Cải, 2006[8]


13
Ví dụ, con lai Charolais có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của Hereford,
mặc dù vậy tổ chức mỡ của thịt bò Charolais thấp hơn so với Hereford lai (Lê
Viết Ly, 1995)[24]. Bò vàng Việt Nam có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, tỷ lệ thịt tinh là
33% trong khi đó bò thịt Charolais có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 50%

(Lê Đăng Đảnh và cs., 2006)[15]. Năng suất của con lai ở các công thức lai
khác nhau khi thay đổi giống bố.
Bảng 1.2. Khối lượng và tỷ lệ thịt của bò lai khi thay đổi đực giống
Đực giống
Red Sindhi

Khối lượng lúc 22

Bò cái

tháng tuổi (kg)

Tỷ lệ thụ
tinh (%)

Lai Sind

219

±

9,1

30,4

Lai Sind

259

±


14,5

37,7

Charolais

Lai Sind

244

±

9,4

40,6

Red Sidhi

F1 (HF x Lai Sind)

255,5

±

7,9

39,8

F1(HF x Lai Sind)


236,3

±

11,7

36,7

F1(HF x Lai Sind)

213,7

±

8,9

35,8

Santa Gertrudis

Santa Gertrudis
Charolais

Nguồn: Nguyễn Văn Thưởng (1995)[45].
Giống bò cũng là yếu tố quyết định năng suất chăn nuôi. Các nghiên
cứu của Đinh Văn Cải và cs (2001)[7] con lai F1 đạt mức cao nhất từ sơ sinh
đến 3 tháng tuổi F1 Charolais: 537,73g/ngày; F1Abondance: 526,07g/ngày;
F1Tarentaise: 515,46g/ngày; sau giai đoạn 3 tháng tuổi mức tăng trọng giảm
dần, thấp nhất giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi (259,38; 143,23; 253,88g/ngày). Mức

tăng trọng tăng trở lại lúc 9 - 12 tháng (351,79; 323,98 và 270,28g/ngày). Các
giống bò đực khác nhau cho kết quả tăng trọng khác nhau và tùy thuộc vào
từng giai đoạn sinh trưởng của gia súc. Cùng một chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng, nhưng khác nhau về phẩm giống đực sẽ cho khối lượng sản phẩm
khác nhau. Các tác giả cũng cho biết trong cùng điều kiện bò lai F1 có khối
lượng cao hơn bò Lai Sind từ 17,1% đến 32,6%. Khối lượng thân thịt là một
tiêu chuẩn quan trọng nhất. Các yếu tố chi phối đến tỷ lệ thịt xẻ gồm: kiểu


14
gen, tỷ lệ mất nước, độ béo và khối lượng thân thịt.
Để đạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi phải tạo ra các giống bò có sức
sản xuất cao, đó là các giống chuyên dụng. Hiện nay, khuynh hướng sản xuất
thịt bò với các giống chuyên dụng, thịt có hàm lượng protein cao, màu sắc thịt
tươi, tính thơm ngon giống như các giống Brahman, Droughtmaster, Santa
Gertrudis, Charolais hoặc con lai giữa các giống thịt cao sản ngày càng trở
nên thông dụng ở các nước có ngành chăn nuôi bò thịt tiên tiến.
b) Yếu tố dinh dưỡng và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
Các nghiên cứu của Burns và cộng sự (2001)[6] cho thấy khả năng sản
xuất thịt của gia súc là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Trong
cùng một giống bò nhưng chế độ nuôi dưỡng khác nhau sẽ cho chất lượng
thịt, màu sắc, độ dai và tỷ lệ mất nước khác nhau. Khẩu phần thức ăn khác
nhau cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ mỡ khác nhau. Mức độ dinh dưỡng
cao thì tỷ lệ mỡ và cơ thân thịt cao, còn mô liên kết và xương giảm thấp. Mức
dinh dưỡng thấp làm giảm giá trị năng lượng của thịt, tăng tỷ lệ xương và mô
liên kết.
Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của bò, thí
nghiệm từ năm 2002-2006 tại Bến Cát trên một số nhóm lai F1 cho kết quả.
Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, bê lai F1 Charolais 6 tháng tuổi đạt khối
lượng 144,1 kg; 12 tháng tuổi đạt 244,7 kg và 18 tháng đạt 320,7 kg. Con lai

F1 Droughmaster lúc 6 tháng tuổi đạt 128,5 kg, 12 tháng đạt 193 kg và 18
tháng tuổi đạt 269,2 kg. Bê Lai Sind lúc 6 tháng tuổi đạt 98,3 kg, 12 tháng
tuổi đạt 167,0 kg và 18 tháng tuổi đạt 233,4 kg (Đinh Văn Cải, 2006)[8].
Trong vỗ béo bò thịt, khẩu phần ăn có ảnh hưởng lớn năng suất và chất
lượng thịt. Khẩu phần chứa nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm. Nếu
trong khẩu phần có tỷ lệ đạm động vật cao và nhiều sắt thì thịt có mầu đỏ
đậm. Trong khẩu phần thô xanh, nếu tỷ lệ phụ phẩm công nghiệp cao thì thịt
sẽ có thớ lớn và nhiều mỡ giắt (Lê Đăng Đảnh và cs., 2006)[15].


15
Khẩu phần ăn của bò có hàm lượng protein thô khác nhau cũng làm ảnh
hưởng đến năng suất thịt của bò. Thí nghiệm nuôi vỗ béo bò vàng Việt Nam ở
độ tuổi 15-18 tháng bằng các khẩu phần có tỷ lệ protein thô 10% (lô 1), 13%
(lô 2), 16% (lô 3) và 19% (lô 4). Sau 74 ngày nuôi thí nghiệm đã cho kết quả,
khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp nhất ở lô 1 (92,3 kg; 46,4%) và cao nhất ở lô 4
(108,5 kg; 48,8%). Khối lượng thịt tinh biến động từ 68,0kg (lô 1) đến 79,7 lô
4. Diện tích mắt thịt có xu hướng tăng từ lô 1 (53,25cm2) đến lô 4 (62,85cm2)
(Đinh Văn Dũng và cs., 2009)[14]. Tỷ lệ xơ cao trong khẩu phần cũng làm
ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt của bò. Thí nghiệm trên bò Lai Sind có
độ tuổi 18-24 tháng, sử dụng khẩu phần ăn có tỷ lệ lõi ngô khác nhau trong
thức ăn hỗn hợp 10% (lô 1), 20% (lô 2), 30% (lô 3). Kết quả sau thời gian
nuôi 90 ngày, bò nuôi tại các lô có tỷ lệ lõi ngô cao thì năng sất thịt thấp hơn
các lô có tỷ lệ lõi ngô thấp. Tỷ lệ thịt xẻ giảm dần từ lô 1 (47,5%) đến lô 3
(45,0%); tỷ lệ thịt tinh cũng giảm tương tự từ lô 1 (39,9%) đến lô 3 (37,7%)
(Trương La, 2010)[21].
Chính vì vậy, vỗ béo là dùng biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng sử dụng
thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm làm cho tăng trưởng nhanh, chất
lượng thịt bò được cải tiến rõ rệt.
c) Tính biệt và thiến

Nếu so sánh bê đực nuôi béo và bê cái tơ thì ta thấy rõ tuy cùng độ tuổi
nhưng tỷ lệ thịt xẻ của bê đực luôn cao hơn bê cái tơ. Điều này có thể giải thích
được vì ở bê cái cơ quan sinh sản phát triển hơn (Lê Viết Ly, 1995)[24].
Bò cái thớ thịt nhỏ, ít bầy nhầy, vị thịt đậm, vỗ béo nhanh còn bò đực vỗ
béo chậm hơn, mô giữa các cơ ít, thớ thịt thô. Bò đực thiến làm cải biến tuyến
sinh dục giảm hoạt động hứng phấn, bò thuần và hiền lành dễ vỗ béo, thịt mềm
có chứa nhiều mỡ, màu thịt nhạt và cũng ngon như thịt bò cái. Ở bò đực, hàm
lượng mỡ trong cơ thấp hơn so với bò đực thiến, như vậy sự thiếu hụt
hormone sinh dục đã tác động tới tới chuyển hóa, phần lớn năng lượng được


16
chuyển hóa thành mỡ ở bò đực thiến. Sự tăng cường tích lũy mỡ cũng làm
thay đổi hình dáng bên ngoài của bò thịt, từ đó ảnh hưởng tới thành phần thịt
xẻ. Sự khác nhau về hình dạng thịt xẻ có liên quan tới độ dài của xương và
các liên kết giữa xương và cơ. Thường người ta thiến bò càng sớm thì bò sinh
trưởng tốt và đến thời kì vỗ béo có hiệu quả hơn. Thường bê thiến ở giai đoạn
7-12 tháng tuổi và vào khoảng 9 tháng là tốt nhất (Lê Việt Anh, 1995)[1].
d) Tuổi giết thịt
Tuổi giết mổ khác nhau sẽ cho chất lượng thịt khác nhau. Bê và bò tơ
cho thịt màu nhạt hơn, mềm hơn, ít mỡ hơn và ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt
màu đỏ, đậm hơn nhưng thịt dai hơn thịt bò non và không ngon bằng thịt bê
tơ (Lê Đăng Đảnh và cs., 2006)[15]. Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ, đậm hơn
nhưng thịt dai hơn thịt bò non và không ngon bằng thịt bê tơ.
Tuổi giết thịt phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng
của giống bò và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Bò chuyên thịt châu Âu
có thể giết thịt sớm hơn các giống bò địa phương. Bò Charolais nuôi thâm
canh cao có thể được giết thịt lúc 12 – 15 tháng tuổi với khối lượng đạt 400 –
500kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trong khi đó bò Brahman nuôi quảng canh
trên đồng cỏ (vỗ béo 90 ngày trước khi giết thịt) lúc 48 tháng tuổi mới đạt

khối lượng 400 – 500kg. Bò Vàng Việt Nam tuổi giết thịt khoảng 24 tháng
tuổi có hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Quang Nghiệp, 1984)[31]. Tỷ lệ các cơ
quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi, nhưng ngược lại độ béo sẽ tăng dần lên.
Nhưng đối với bê giết mổ có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 66% thì độ mỡ trong thịt là
quá cao (Lê Viết Ly, 1995)[24]. Do các thành phần trong thịt thay đổi theo
tuổi của con vật nên chất lượng thịt bò cũng chịu ảnh hưởng. Tuổi càng cao
thì độ mềm của thịt càng giảm và do đó ở các nước chăn nuôi bò thịt phát
triển như Australia, người ta sử dụng tuổi tối đa khi giết mổ là một trong số
các chỉ tiêu xác định chất lượng thịt khi bán ra thị trường. Tùy theo từng thị
trường tiêu thụ khác nhau mà có thời gian nuôi khác nhau. Theo Burns và cs.


×