Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh và biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của giống Lan Thạch Hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) tại Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ DIỆU HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LAN THẠCH HỘC TÍA
(Dendrobium officinale Kimura et Migo) TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ DIỆU HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LAN THẠCH HỘC TÍA
(Dendrobium officinale Kimura et Migo) TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN
2. ThS. ĐÀO DUY HƯNG

Thái Nguyên - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Bản thân tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diệu Hoa


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi học viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học.
Qua đó học viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương
pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công
việc say này.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự
giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị, gia đình và bạn bè tôi đã vượt qua các

khó khăn ấy và hoàn thành bài khóa luận.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn và thầy giáo ThS. Đào Duy Hưng
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường - Ban Chủ
nhiệm Khoa Nông học - Các thầy, cô giáo trong Khoa Nông học - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị
những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học sau đại học.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình
độ và kinh nghiệm song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
sự cảm thông, đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng
góp của bạn bè để đề tài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Học viên
NGUYỄN THỊ DIỆU HOA


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3
1.1.1. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và các vấn đề liên quan ....... 3
1.1.2. Cơ sở của việc xác định biện pháp kỹ thuật trồng cây lan Thạch
Hộc tía ................................................................................................... 9
1.2. Giới thiệu chung về cây Thạch Hộc tía.................................................... 11
1.2.1. Nguồn gốc phân loại lan Thạch Hộc..................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm thực vật học lan Thạch Hộc tía ............................................. 12
1.2.3. giá trị của Lan Thạch Hộc tía ................................................................ 13
1.2.4. Yêu cầu sinh thái của lan Thạch Hộc tía............................................... 18
1.3. Nhân giống lan Thạch Hộc tía ................................................................. 20
1.3.1. Phương pháp nhân giống hữu tính ........................................................ 20
1.3.2. Phương pháp nhân giống vô tính .......................................................... 22
1.4. Nuôi trồng lan Thạch Hộc tía ................................................................... 23
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 25
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 25


iv
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi Thạch Hộc tía .......................... 31
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng tạo rễ chồi Thạch Hộc tía .................................... 31

2.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng
sinh trưởng Lan Thạch Hộc tía giai đoạn vườn ươm............................ 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 32
2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................. 36
2.4.3. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 37
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả
năng nhân nhanh chồi Thạch Hộc tía in vitro ....................................... 39
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân
nhanh chồi lan Thạch Hộc tía ............................................................... 39
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng nhân
nhanh chồi lan Thạch Hộc tía ............................................................... 40
3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP với chuối xanh đến khả
năng nhân nhanh chồi lan Thạch Hộc tía .............................................. 42
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả
năng tạo rễ của chồi Thạch Hộc tía in vitro .......................................... 43


v
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng tạo rễ của
chồi Thạch Hộc tía in vitro nuôi cấy mô .............................................. 43
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng tạo rễ của
chồi Thạch Hộc tía in vitro ................................................................... 44
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng sự kết hợp của nồng độ IBA với IAA đến
khả năng tạo rễ của chồi Thạch Hộc tía in vitro ................................... 46
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng của
giống Lan Thạch Hộc tía giai đoạn vườn ươm. .................................... 47
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ đến khả năng sinh trưởng của lan

Thạch Hộc tía sau nuôi cấy mô ............................................................. 48
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón thích hợp cho
Lan Thạch Hộc tía sau nuôi cấy mô...................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Đề nghị ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHẦN PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
CT

Công thức

CV (%)

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức Nông - Lương thế giới

LSD 0,5

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 95%



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi ..................... 39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi ................ 40
Bảng 3.3. Ảnh hưởng sự kết hợp giữa BAP với chuối xanh đến khả năng
nhân nhanh chồi .............................................................................. 42
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ chồi lan Thạch Hộc tía ... 43
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Thạch
Hộc tía ...................................................................................... 45
Bảng 3.6: Ảnh hưởng sự kết hợp giữa IBA với IAA đến khả năng ra rễ
chồi Thạch Hộc tía .......................................................................... 46
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tăng trưởng chiều cao cây ........ 48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ đến tăng trưởng đường kính thân của
lan Thạch Hộc tía ............................................................................ 51
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái ra lá của lan Thạch
Hộc tía ...................................................................................... 53
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của lan Thạch Hộc tía bắt đầu trồng .................................. 56
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng đường
kính thân của lan Thạch Hộc tía bắt đầu trồng ............................... 58
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của lan Thạch
Hộc tía bắt đầu trồng ....................................................................... 61


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tăng trưởng chiều cao cây .... 49
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến tăng trưởng đường kính thân

của lan Thạch Hộc tía ................................................................. 51
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến tăng trưởng số lá/cây của lan
Thạch Hộc tía .............................................................................. 53
Biểu đồ 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của lan Thạch Hộc tía
bắt đầu trồng ............................................................................... 57
Biểu đồ 3.5: Động thái tăng trưởng đường kính thân của lan Thạch Hộc
tía bắt đầu trồng .......................................................................... 59
Biểu đồ 3.6: Động thái tăng trưởng số lá/thân của lan Thạch Hộc tía bắt
đầu trồng ..................................................................................... 61


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lan Thạch Hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) là loài lan
phân bố chủ yếu ở một số vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung Quốc. Đây là
thảo dược chuyên dụng để điều trị bệnh tiểu đường và một số bệnh nan y.
Thạch Hộc tía (Thiết bì) có hoạt tính tăng cường Insulin, giảm đường huyết
giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết quản,
giảm cholesterol và triglyceride mà còn có khả năng tiêu diệt một số tế bào ác
tính của ung thư phổi, ung thư buồng trứng, bệnh máu trắng với hoạt tính
kháng ung thư tương đối mạnh. Thường được dùng chữa những bệnh sốt
nóng, khô cổ, khát nước, không muốn ăn, mắt kém, khớp xương sưng đau…
Thạch Hộc có khả năng phát triển rộng rãi ở các vùng miền của nước
ta, đem lợi ích đáng kể cho nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước. Theo Đặng Văn Đông (2004) [5]
hiện nay giá của một cây hoa lan có thể từ 100.000 - 1.000.000 đồng/cây.
Điều làm nên giá trị dược liệu của loài lan này chính là hợp chất alkaloid.
Nhu cầu của Trung Quốc và các nước trên thế giới về Thạch Hộc rất lớn, có
giá cao, đem lại siêu lợi nhuận cho những người trồng và chế biến Thạch

Hộc. Với giá trị về dược liệu lan Thạch Hộc đã bị khai thác tới mức bị tuyệt
chủng trong tự nhiên [8], [44]. Hiện nay lan Thạch Hộc nằm trong danh mục
Đỏ của cuốn “Sách đỏ Việt Nam” năm 2007 [21]. Để bảo tồn và phát triển
loài lan quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần phải nghiên cứu nuôi
trồng chúng.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng nhân nhanh và biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng
của giống Lan Thạch Hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) tại
Thái Nguyên”.


2
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định nồng độ của một số chất điều tiết sinh trưởng thích hợp trong
nhân nhanh và tạo rễ của Lan Thạch Hộc tía bằng kỹ thuật invitro.
Xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp cho lan Thạch Hộc tía sau nuôi
cấy mô.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng (BAP hoặc
Kinetin với chuối xanh) đến khả năng nhân nhanh và (IBA hoặc NAA với
IAA) đến khả năng ra rễ của lan Thạch Hộc tía.
- Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng, phân bón đến sinh trưởng của
lan Thạch Hộc tía trồng trong nhà lưới.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao
học cũng như những người quan tâm đến nuôi cấy mô và một số biện pháp kỹ
thuật sau nuôi cấy mô đối với lan Thạch Hộc tía.

- Ý nghĩa thực tiễn.
Đề xuất được quy trình từ nhân nhanh tới ra rễ cho Lan Thạch Hộc
tía bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, lựa chọn được thời vụ, phân bón
thích hợp nhằm đảm bảo cung cấp số lượng lớn cây giống có chất lượng
cao, đồng đều cho sản xuất và nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với lan
Thạch Hộc tía.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×