Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng và cho thịt của thỏ new zealand nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔN

NGUYỄN THỊ HIỀ

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CH

THÁI NGUYÊN - 20


ĐẠI HỌC THÁI NGU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔN

NGUYỄN THỊ HI

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ

Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã

LUẬN VĂN THẠC SĨ C

Người hướng dẫn khoa học: TS

THÁI NGUYÊN - 20


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số


liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu
và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hiền


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Chăn nuôi và Thú y
trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức từ căn bản, đến chuyên môn trong suốt quá trình
học tập từ năm 2015- 2017.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thị Hoan, giảng viên khoa Chăn nuôi
Thú y trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới sinh viên Vũ Ngọc Hân lớp CNTY45
N04 đã cộng tác với tôi trong thời gian bố trí thí nghiệm và theo dõi thí
nghiệm. Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô trong trại Gia cầm khoa Chăn nuôi
Thú y, Viện Khoa học Sự sống, khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng QLĐT Sau Đại
học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các bạn đồng
khóa K23A đã giúp đỡ, trao đổi kiến thức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,

nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hiền


5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HỈNH............................................................................... vii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài......................................................................... 4
1.1.1. Các loại thức ăn sử dụng cho thỏ........................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ......................................................................7
1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ................................................................ 11
1.1.4. Sự sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của thỏ........................................................12
1.1.5. Sơ lược về giống thỏ Newzealand....................................................... 18
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước............................................. 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................20

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...25
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................25
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................25
2.4.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc..........................................................26
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................27


6
2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.........................................................28
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 31
3.1. Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm....................................... 31
3.2. Lượng VCK, protein và năng lượng ăn vào của thỏ thí nghiệm..........32
3.2.1. Lượng vật chất khô ăn vào của thỏ........................................................32
3.2.2. Lượng protein ăn vào của thỏ................................................................34
3.2.3. Khả năng thu nhận năng lượng trao đổi của thỏ thí nghiệm..................37
3.3. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ thí nghiệm..................................................... 39
3.4. Ảnh hưởng của các mức thức ăn hỗn hợp khác nhau đến khả năng
sinh trưởng của thỏ thí nghiệm............................................................40
3.4.1. Sinh trưởng tích lũy...............................................................................40
3.4.2. Ảnh hưởng của các mức thức ăn hỗn hợp khác nhau đến sinh
trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm.......................................................43
3.4.3. Ảnh hưởng của các mức thức ăn hỗn hợp khác nhau đến sinh
trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm..................................................... 45
3.5. Ảnh hưởng của các mức thức ăn hỗn hợp khác nhau đến khả năng
chuyển hóa thức ăn của thỏ................................................................. 47

3.5.1. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng.....................................................47
3.5.2. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm......................50
3.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế............................................................................ 53
3.7. Ảnh hưởng của các mức thức ăn hỗn hợp đến khả năng cho thịt của
thỏ thí nghiệm......................................................................................55
3.7.1. Năng suất thịt của thỏ thí nghiệm..........................................................55
3.7.2. Chất lượng thịt của thỏ thí nghiệm........................................................ 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................59
1. Kết luận........................................................................................................59
2. Đề nghị........................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................61


7
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF (Acid detergent fibre)

: Xơ axit

Ash

: Khoáng tổng số

Cs.

: Cộng sự


CP (Cude protein)

: Protein thô

CF (Crude fibre)

: Xơ thô

DM (Dry matter)

: Vật chất khô

KP1

: Khẩu phần 1

KP2

: Khẩu phần 2

KP3

: Khẩu phần 3

KP4

: Khẩu phần 4

KL


: Khối lượng

FCR (Feed conversion ratio)

: Hệ số chuyển hóa thức ăn

ME (Metablisable energy)

: Năng lượng trao đổi

NDF (Neutral detegent fibre)

: Xơ trung tính

NSTB

: Năng suất trung bình

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

VCK

: Vật chất khô


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.


Thành phần hóa học của cỏ Ghinê................................................6

Bảng 1.2.

Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ.................................... 8

Bảng 1.3.

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ giai đoạn sau cai sữa đến vỗ béo.....12

Bảng 1.4.

Thành phần hóa học thịt thỏ (trong 100 gam)............................. 17

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................26

Bảng 2.2.

Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của thỏ thịt...........26

Bảng 2.3.

Bảng giá thức ăn và giá bán thỏ thịt............................................30

Bảng 3.1.

Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm (% tính
theo VCK)................................................................................... 31


Bảng 3.2.

Lượng vật chất khô ăn vào của thỏ thí nghiệm........................... 32

Bảng 3.3.

Lượng protein ăn vào của thỏ thí nghiệm....................................35

Bảng 3.4.

Lượng năng lượng trao đổi ăn vào của thỏ thí nghiệm................37

Bảng 3.5.

Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của thỏ thí nghiệm..............................39

Bảng 3.6.

Sinh trưởng tích lũy của thỏ qua các tuần tuổi............................ 41

Bảng 3.7.

Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ qua các tuần tuổi.......................... 43

Bảng 3.8.

Sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm qua các tuần tuổi........46

Bảng 3.9.


Tiêu tốn VCK thức ăn cho tăng khối lượng ăn của thỏ thí nghiệm. 48

Bảng 3.10. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm.............51
Bảng 3.11. Sơ bộ hạch toán kinh tế (VNĐ/thỏ).............................................. 53
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu năng suất thịt của thỏ thí nghiệm...............................55
Bảng 3.13. Thành phần hóa học thịt của thỏ thí nghiệm (%).........................57


vi
i
DANH MỤC CÁC HỈNH
Hình 1.1.

Sơ lược cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ.....7

Hình 3.1.

Đồ thị khả năng thu nhận vật chất khô của thỏ thí nghiệm.........34

Hình 3.2.

Đồ thị khả năng thu nhận protein của thỏ thí nghiệm.................36

Hình 3.3.

Đồ thị năng lượng trao đổi ăn vào của thỏ thí nghiệm................38

Hình 3.4.


Đồ thị sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm qua các tuần tuổi..42

Hình 3.5.

Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm qua các
tuần tuổi.......................................................................................45

Hình 3.6.

Biểu đồ sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm qua các
tuần tuổi.......................................................................................47

Hình 3.7.

Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm qua
các tuần tuổi................................................................................ 50

Hình 3.8.

Biểu đồ tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm. . .52


11
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đứng trước những khó
khăn, thách thức trên nhiều lĩnh vực như thị trường trong điều kiện hội nhập,
vấn đề hội nhập và hàng rào kỹ thuật của các quốc gia; vấn đề biến đổi khí
hậu tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng ngành chăn nuôi; tình hình
bệnh dịch xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp độ khác nhau đòi hỏi ngành chăn nuôi

phải có hướng đi mới, nhất là trên phương diện nghiên cứu khoa học, một
trong những hướng nghiên cứu là chọn ra những giống nuôi mới, có sức
kháng bệnh tốt, phù hợp với tập quán chăn nuôi của nước ta, đem lại giá trị
kinh tế cao hơn. Một trong những hướng đi mới của ngành chăn nuôi là việc
đưa con thỏ vào danh mục cần ưu tiên, phát triển, đặc biệt trong xu thế thị
hiếu của người tiêu dùng đang thịnh hành, nguồn thực phẩm từ thịt thỏ đã
đang hứa hẹn có sự phát triển mới cho ngành chăn nuôi.
Thỏ là loại gia súc dễ nuôi, mắn đẻ (mỗi năm đẻ 6 - 8 lứa, mỗi lứa 6 - 8
con); vốn đầu tư nuôi thỏ ít, quay vòng nhanh, tận dụng được nguồn lao động
phụ, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta. Đặc biệt, thỏ không
cạnh tranh thức ăn với người và gia súc khác, nó có thể tận dụng được các sản
phẩm phụ nông nghiệp và các loại rau, lá, cỏ tự nhiên làm thức ăn. Thỏ có
khả năng sử dụng được nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần (65-80%).
Nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển các loài gia súc ăn cỏ
(trong đó có thỏ) nhằm giảm thiểu cạnh tranh về lương thực trong xu thế giá
ngũ cốc trên thế giới ngày càng tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến chăn nuôi
lợn và gia cầm. Hiện nay, các giống thỏ ngoại đã được nhập để cải thiện năng
suất thỏ địa phương. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là một giải pháp
dinh dưỡng tốt về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy
nhiên, ở nước ta khi phần lớn chăn nuôi thỏ ở quy mô nông hộ, việc sử dụng
khẩu phần ăn hoàn toàn là thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh như ở nước ngoài


là không phù hợp về mặt kinh tế và sinh thái, không khai thác được tiềm năng
các nguồn thức ăn thô xanh có thể sản xuất tại chỗ. Tại Thái Nguyên, người
dân trồng nhiều các loại cỏ hòa thảo năng suất cao, trong các loại cỏ đó thì cỏ
Ghinê mềm nên thỏ rất thích ăn. Chính vì vậy, để đảm bảo cho chăn nuôi thỏ
mang tính kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường bền vững thì nghiên cứu về
sử dụng các loại khẩu phần thức ăn có bổ sung thức ăn hỗn hợp trên nền thức
ăn xanh nuôi thỏ thịt nhập nội là rất cần thiết. Để tìm ra được lượng thức ăn

tinh thích hợp trong khẩu phần ăn của thỏ chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh
hưởng của các mức bổ sung thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng và cho thịt
của thỏ New Zealand nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định khả năng sinh trưởng và cho thịt khi sử dụng thức ăn hỗn

hợp thích hợp trong khẩu phần ăn của thỏ New Zealand.
- Xác định một số chỉ tiêu dinh dưỡng của thịt thỏ khi sử dụng thức ăn hỗn
hợp thích hợp trong khẩu phần ăn.
- Trên cơ sở nghiên cứu của các nội dung xác định mức bổ sung thức ăn
thích hợp trong khẩu phần ăn trên nền cỏ Ghinê.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp thêm thông tin, số liệu nghiên cứu có giá trị phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất thức ăn về khẩu phần ăn có bổ sung
thức ăn hỗn hợp với mức thích hợp cho thỏ New Zealand.
- Các kết quả của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng
khẩu phần tối ưu nuôi thỏ New Zealand sinh trưởng dựa vào các nguồn thức
ăn thô xanh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cho người nuôi thỏ thịt về khẩu phần ăn có bổ
sung thức ăn tinh với mức thích hợp mang năng suất chăn nuôi cao hơn, góp


phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho cá nhân và xã hội góp phần hoàn thiện
chuỗi chăn nuôi đảm bảo các yếu tố an toàn trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi bền vững đáp ứng
yêu cầu phát triển chăn nuôi trong tình hình mới.



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Các loại thức ăn sử dụng cho thỏ
1.1.1.1. Thức ăn thô xanh
Ở nước ta, thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi khá phong phú, đa dạng
bao gồm, thân, lá của một số cây trồng, một số loài cỏ bao gồm cỏ trồng và cỏ
mọc tự nhiên. Đối với chăn nuôi thỏ, cỏ là nguồn thức ăn quan trọng, là loại
thức ăn chính dùng để nuôi thỏ, chiếm tới 65 - 80% trong khẩu phần ăn hàng
ngày bởi trong cỏ có chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà thỏ cần như
protein, vitamin, khoáng đa vi lượng thiết yếu.
Thức ăn xanh cho thỏ là loại thức ăn sử dụng ở trạng thái tươi, chiếm tỷ
lệ nhất định trong khẩu phần ăn của thỏ. Áp dụng trong chăn nuôi thỏ có thể
sử dụng các loại thức ăn sau:
Các loại cỏ: cỏ mọc tự nhiên như cỏ lá tre (Lophatherum gracile), cỏ
mồm (Hymenache acutigluma), cỏ chỉ (Rhizoma cynodoni), cỏ Ghinê
(Panicum

maximum), cỏ ống (Panicum repens), cỏ voi (Penisetum

purpureum), cỏ đậu lá nhỏ (Spophocarpus scanden), cỏ đậu lá lớn
(Macana pruroens)… cỏ hòa thảo năng suất cao (VA06, Ghinê…). Cỏ sử
dụng cho thỏ ăn nên dùng cỏ lúc sắp ra hoa (khi cỏ ra hoa, chất lượng cỏ
giảm về các khoáng chất, nhưng tăng các chất khó tiêu hóa như lignin,
cutin, silic)… Không sử dụng cỏ bị thối, hỏng, ướt, không chất đống cỏ dễ
dẫn đến việc hư thối, làm môi trường phát triển cho các loại vi sinh vật
không có lợi. Cắt cỏ cho thỏ không được cắt sát gốc, chỉ cắt 1/2 - 1/3 chiều
cao cây về phần ngọn, không sử dụng phần gốc cỏ dính nhiều đất có trứng
giun và các mầm bệnh khác.
Các loại rau: Nên sử dụng các loại rau mọc nơi khô cạn như các loại,

rau sam, rau dền dại, rau dệu, vòi voi, nhọ nồi... Không nên dung các loại rau
trồng như rau muống, rau dền, rau lang, rau cải, su hào, bắp cải, hoa lơ, cải


cúc, rau ngót,... các loại rau này thường chứa nhiều nước và được bón nhiều
phân hữu cơ nên khi sử dụng nhiều thỏ dễ bị ỉa chảy. Các loại lá cây dại, cây
trồng thân cao và cây leo là loại thức ăn xanh cho thỏ ăn sạch sẽ nhất, ít chứa
mầm bệnh. Lá chuối có vị chát thỏ thích ăn, thân cây chuối thái nhỏ, nấu với
cám rất thích hợp cho thỏ vỗ béo. Lá sắn ta và lá sắn dây thỏ rất thích ăn, loại
lá này có hàm lượng đạm cao. Lá keo dậu, lá dâu da xoan thỏ có thể ăn cả
cành nhỏ, thỏ gặm cành sạch vỏ trơ lại lõi gỗ. Lá mít, lá tre, lá chè tươi, dâm
bụt vùng nào cũng có, sử dụng cho thỏ ăn quanh năm, thỏ rất thích ăn. Các
loại lá cây mọc hoang dại như cây ích mẫu, cây ngải cứu, cây bồ công anh,
bông mã đề,... đều được sử dụng để nuôi thỏ.
Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ sả, có tên khoa học là (Panicum maximum)
một số nơi còn gọi là cỏ Tây Nghệ An hay cỏ sữa. Cỏ Ghinê là loại cây lâu
năm, thân cao tới 2-3 m, không có thân bò, chỉ sinh nhánh và mọc thành bụi
như bụi sả. Bẹ lá mọc quanh gốc, có màu tím, cả bẹ và lá đều có lông nhỏ và
trắng. Bộ rễ cỏ có nhiều nhánh, phát triển mạnh, khả chịu đựng hạn cao. Cỏ
Ghinê có nhiều đặc tính quý, sinh trưởng mạnh, năng suất cao, khả năng
chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng. Cỏ Ghinê sống được trên
nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là loại đất phù sa và đất có nhiều
mầu. Chịu được đất mặn nhẹ và không chịu được đất ẩm kéo dài.
Do cỏ Ghinê có khả năng chịu được hạn và bóng râm, nên có thể
trồng xen với cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, trồng ven bờ đê, ven đường,
xung quanh ao cá, vừa phủ đất chống xói mòn và giữ ẩm, vừa tận thu chất
xanh cho chăn nuôi thỏ, dê rất tốt. Mỗi năm có thể thu hoạch 6 - 8 lứa và
năng suất trên một ha có thể đạt 80-160 tấn. Sau khi trồng được 60 ngày thì
thu hoạch lứa đầu, cắt phần trên, cách mặt đất 10 cm. Các lứa thu hoạch
sau cách nhau 40 - 45 ngày. Mỗi năm cắt dọn gốc già một lần. Cỏ Ghinê ăn

rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, không bị giảm chất lượng nhanh như
cỏ voi.


Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy cỏ Ghinê được trồng để làm thức
ăn cho gia súc ăn cỏ và là một trong những nguồn thức ăn quan trọng trong
chăn nuôi thỏ. Kết hợp với các loại thức ăn giàu đạm và năng lượng sẽ giúp
thỏ phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua nghiên cứu cho thấy khi
sử dụng cỏ Ghinê kết hợp với khẩu phần ăn cơ sở bằng 5% trọng lượng cơ
thể với thành phần 15% đậu tương nghiền, 25% bột sắn, 20% cám gạo, 5%
khoáng, 35% rỉ mật sử dụng cho thỏ New Zealand 30 ngày tuổi ăn tự do sẽ
đạt mức tặng trọng bình quân 26,4g/con/ngày.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của cỏ Ghinê (%VCK)
Loại thức ăn

VCK (%)

Protein

NDF

ADF

Cỏ Ghinê

20,50

9,40

66,30


45,10

1.1.1.2. Thức ăn tinh
Thức ăn tinh bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì,
gạo), bột và khô dầu đậu tương, lạc,... các loại hạt cây bộ đậu và các loại thức
ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp. Thức ăn tinh hỗn hợp được chế
biến tại các xí nghiệp chế biến thức ăn từ các loại nguyên liệu chủ yếu là bột
ngô, cám gạo, bột mì, các loại khô dầu, bột cá... Ngoài ra người ta còn bổ
sung thêm các premix khoáng và vitamin. Người ta cũng dùng các loại bã
rượu, bã bia trong thành phần thức ăn tinh hỗn hợp. Giá trị dinh dưỡng của
thức ăn tinh hỗn hợp tuỳ thuộc vào thành phần của nguyên liệu. Đặc điểm
chung của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất
dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng
và vitamin, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khá cao.
Thức ăn tinh cho thỏ bao gồm: thức ăn hỗn hợp, ngô, đỗ, gạo, lạc và
các loại thức ăn động vật như bột cá, bột thịt, bột sữa theo một lượng thích
hợp trong khẩu phần nhằm nâng cao khả năng sản xuất của thỏ. Thực tế cho
thấy, nếu bổ sung thức ăn với hàm lượng 20% protein cho thỏ thịt duy trì mức
ăn 20 - 30 g/ngày, thỏ mang thai mức 40 g/ngày, thỏ nuôi con mức 60 g/ngày


trong điều kiện khẩu phần có bổ sung rau muống và bã đậu nành (Nguyễn
Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2009) [21]. Trong môi trường cụ thể, cần
thiết có thể cho ăn thêm cỏ khô vào ban đêm đồng thời cung cấp nước uống
cho thỏ.
1.1.1.3. Thức ăn củ quả
Thỏ cũng thích ăn các loại củ quả như củ cà rốt, củ cải, khoai lang ta
(khoai tây cho thỏ ăn cũng tốt, trừ củ khoai tây đã nẩy mầm, gây ngộ độc).
Chúng cũng thích ăn chuối chín, bí đỏ, lê, táo,… đa số những thức ăn này đều

chứa nhiều chất đạm, chất xơ, vitamin,… là những chất dinh dưỡng cần thiết
cho sự sinh trưởng của thỏ ở mọi lứa tuổi.
1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ
1.1.2.1. Cấu tạo và hoạt động của đường tiêu hóa
Thỏ là động vật dạ dày đơn, nhưng khác loại động vật dạ dày đơn
khác là quá trình tiêu hóa có sự tham gia của vi sinh vật ở manh tràng. Mô
phỏng cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ được mô tả
ở hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ lược cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ
Quá trình tiêu hóa có thể tóm tắt như sau: Thức ăn được nghiền nát,


trộn kỹ với nước bọt ở khoang miệng, theo thực quản đẩy xuống dạ dày. Tại
đây có quá trình tiêu hóa protein nhờ enzyme pepsine, nhưng không có quá
trình tiêu hóa tinh bột và lipit cũng như chất xơ. Ở ruột non, phần lớn các chất
dinh dưỡng được tiêu hóa nhờ tác dụng của các enzyme tiêu hóa có trong dịch
ruột. Những chất không được tiêu hóa ở ruột non sẽ được đẩy xuống ruột già.
Ở đây có nhiều mẩu thức ăn kích thước to nhỏ khác nhau, những mảnh
thức ăn xơ kích thước lớn hơn không tiêu hóa được đẩy các mẩu thức ăn nhỏ
hơn có khả năng tiêu hóa ngược trở lại vào manh tràng. Manh tràng có chức
năng dự trữ và tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật.
Hệ thống tiêu hóa của thỏ có quá trình lên men thức ăn ở phía sau nên
các chất dễ tiêu hóa như đường, dễ tan được hấp thu từ trước, do vậy thỏ
không tốn năng lượng để tiêu hóa. Tuy nhiên, mang tràng của thỏ có dung
tích nhỏ hơn dạ dày kép, do vậy thức ăn không ở lại lâu nên tỷ lệ tiêu hóa thấp
hơn so với động vật nhai lại khác. Hơn nữa xác vi sinh vật là nguồn protein
chất lượng cao sẽ theo phân ra ngoài, tuy nhiên thỏ có thể thu lại một lượng
qua việc ăn lại phân mềm (Đinh Văn Bình và cs., 2009) [1].
Ăn lại phân ở thỏ là quá trình sinh lý bình thường nhằm nâng cao khả

năng tiêu hóa thức ăn và mức độ sử dụng các chất dinh dưỡng. Phân cứng còn
gọi là phân ban ngày, dạng viên hình cầu, thỏ không ăn; phân mềm được thải
ra vào ban đêm (còn gọi là phân vitamin) viên nhỏ, mịn, dính kết vào với
nhau được tạo ra ở mang tràng. Trong phân mềm chứa nhiều nước, đạm thô,
là nguồn protein chất lượng cao, ngoài ra còn có nhiều vitamin quan trọng
nhất là vitamin B. Từ đặc tính ăn phân này nên thỏ được gọi là loài nhai lại
giả. Thỏ từ 3 tuần tuổi bắt đầu có hiện tượng nhai lại. Trung bình mỗi ngày
thỏ thải ra ngoài 80g phân mềm, bằng 1/4 số phân và thỏ thường ăn trước một
phần nhỏ trước khi phân được thải ra ngoài.
Các tiểu phần thức ăn mảnh to tạo thành phân cứng do khó bị tiêu hóa
do vậy càng chú ý bổ sung hàm lượng xơ phù hợp trong khẩu phần ăn của
thỏ. Thành phần hóa học của hai loại phân này khác nhau như bảng dưới đây.
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ (%)


Thành phần hóa học

Phân cứng

Phân mềm

Vật chất khô

58,3

27,1

Protein thô

13,1


29,5

Chất béo thô

37,8

2,4

Chất xơ thô

89,0

22,0

-

10,8

37,7

35,1

Khoáng tổng số
Dẫn xuất không đạm

Nguồn: Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2009) [21]

1.1.2.2. Tiêu hóa protein
Dịch tụy chứa những enzyme tiêu hoá protein (trypsin, chymotrypsin)

được hoàn thiện vào khoảng 4 tuần tuổi và sự phát triển của chúng phụ thuộc
chủ yếu vào sự phát triển của tuyến nội tiết và ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi
khẩu phần.
Tỷ lệ tiêu hóa protein của thỏ trưởng thành có mối liên hệ với nguồn
protein, tức là tỉ lệ tiêu hóa protein của các khẩu phần khác nhau phụ thuộc
vào nguyên liệu phối hợp thức ăn trong khẩu phần hơn là thành phần hóa
học của chúng. Những protein có mối liên kết với xơ, đặc biệt là thức ăn
thô xanh, thì tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn, nhưng vẫn cao hơn ở những loài dạ
dày đơn khác.
Kết quả nghiên cứu của Gidenne and Lebas (1987) cho thấy chỉ có
35% protein của cỏ linh lăng khô được tiêu hóa ở ruột non, còn lại được
tiêu hóa ở manh tràng. Như vậy manh tràng có vai trò quan trọng trong tiêu
hóa của thỏ, nhất là protein có nguồn gốc từ cỏ (trích Nguyễn Văn Thu,
2007) [20].
Sản phẩm chính cuối cùng của sự chuyển hoá nitơ trong manh tràng là
NH3, đó là nguồn nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật. NH3
trong manh tràng còn có nguồn gốc từ urê máu (khoảng 25% NH3 trong manh
tràng) và sự phân giải protein của thức ăn. Ngoài ra, một phần nitơ có nguồn


gốc nội sinh, góp phần làm gia tăng hoạt động của vi sinh vật.
1.1.2.3. Tiêu hóa lipit
Khẩu phần của thỏ bình thường có chứa chất béo cần thiết cho sự gia
tăng nguồn năng lượng. Santomas và cs. (1987) [39] đã tìm thấy mối quan hệ
tích cực giữa mức độ axit béo chưa bão hòa và tỷ lệ tiêu hóa của chúng ở thỏ.
Ông cũng đã phát hiện hiệu quả đặc biệt của chất béo ở thỏ giống như ở gia
cầm. Tác giả cho biết, tỷ lệ tiêu hóa của những thành phần không phải là chất
béo tăng lên 5,8% khi chất béo được thêm vào trên 3%.
1.1.2.4. Tiêu hóa tinh bột
Trong đường tiêu hóa của thỏ, tinh bột thì hầu như được tiêu hóa hoàn

toàn. Sự bài tiết chất cặn bã từ tinh bột là rất thấp (thấp hơn 2% trong tổng
lượng ăn vào). Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nó có thể lớn hơn 10%
của tổng lượng ăn vào, phụ thuộc chính vào tuổi của thỏ và nguồn tinh bột
(Townsend và cs., 2005) [42].
Sự tiêu hóa tinh bột diễn ra chủ yếu ở ruột non và enzyme quan trọng
nhất là amylase tuyến tụy. Enzyme do tế bào biểu mô ruột non tiết ra
(maltase, amyloglucosidase) tiêu hóa tinh bột tạo ra glucose, sau đó glucose
được hấp thu ở ruột non (Hernasndez and Gondret) (2006) [33]. Hàm lượng
tinh bột trong khẩu phần cao làm tăng quá trình thủy phân, kéo theo sự di
chuyển thức ăn nhanh xuống manh tràng và lên men tại đó, từ đó có thể
gây tiêu chảy.
Akinfala và cs. (2003) [26] cho biết vi sinh vật manh tràng có hoạt lực
amylase rất mạnh, chỉ cần 15% tinh bột của khẩu phần có mặt ở manh tràng
cũng đủ lên men có hại gây ỉa chảy. Thỏ cai sữa nhạy cảm với tinh bột thoát
qua ở ruột sau bởi vì hệ thống enzyme tuyến tụy chưa phát triển hoàn chỉnh.
Hệ thống enzyme này chỉ hoàn thiện khi thỏ đạt 3 - 4 tuần tuổi, khi đó sự tiêu
hóa tinh bột mới đảm bảo. Thỏ 28 ngày tuổi thì tinh bột ở hồi tràng khoảng
4% với khẩu phần gồm 30% tinh bột. Trong khi đó ở thỏ trưởng thành, giá trị


này thấp hơn 0,5%. Sự quan sát này là một thực tế quan trọng để hiểu về
những xáo trộn tiêu hoá trong suốt tuần lễ đầu sau cai sữa (28 - 40 ngày tuổi).
1.1.2.5. Tiêu hóa xơ
Xơ là thành phần chính có chức năng tác động thúc đẩy cho sự tiêu
hoá hoàn hảo, nhưng khác với loài nhai lại, vai trò của xơ đối với thỏ có liên
quan đến cả hai đặc tính lý học và hoá học. Vì vậy, nếu khẩu phần không
đáp ứng đầy đủ chất xơ thì rất dễ phát sinh các rối loạn tiêu hoá (Santomas
và cs., 1987 [39]).
Việc xác định tỷ lệ chất xơ tối ưu trong khẩu phần là một trong những
mục tiêu nghiên cứu chính về dinh dưỡng. Thỏ được nuôi bằng khẩu phần xơ

thấp cho thấy tỷ lệ các rối loạn về tiêu hoá (thường biểu hiện triệu chứng tiêu
chảy) và tỷ lệ chết cao. Điều này có thể do mức độ xơ thấp làm cho thời gian
lưu lại của chất chứa trong đường ruột lâu hơn (Fraga và cs.,1977 [32]).
Sự gia tăng thời gian chất chứa ở manh tràng xuất hiện rõ ở khẩu phần
chứa chất xơ thấp hơn 12%, mức độ này có thể chi phối tốc độ đổi mới chất
chứa manh tràng, tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho sự lên men không
mong muốn ở manh tràng và sự phát triển của vi khuẩn sinh bệnh.
1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ
Theo Carabano và Santoma (1988) [29], hàng ngày thỏ có khả năng
thu nhận một lượng chất khô (DM) thức ăn khoảng 65 - 80g/kg khối lượng
cơ thể. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày và nhu cầu các chất dinh dưỡng
của thỏ thay đổi theo độ tuổi. Thông thường được chia làm 4 nhóm: nhóm
thỏ con từ 4 - 12 tuần tuổi hoặc thỏ vỗ béo; nhóm thỏ nuôi con; nhóm thỏ
mang thai; nhóm thỏ nuôi duy trì hoặc không sản xuất.
Tuy nhiên, để tăng năng suất trong chăn nuôi thỏ thì cần phải bổ
sung thêm thức ăn tinh bột, đạm, khoáng, vitamin… cách thức bổ sung
theo nhóm tuổi nêu ở trên bởi ở mỗi nhóm tuổi, nhu cầu dinh dưỡng khác
nhau, do vậy yếu tố bổ sung cho phù hợp là rất quan trọng, đảm bảo cho


thỏ tăng trọng nhanh, nâng cao năng suất, hiệu quả cho người chăn nuôi.
(Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2009) [21].
Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ giai đoạn sau cai sữa đến vỗ
béo (g/con/ngày)
Khối lượng thỏ

Protein thô

Bột đường


Từ 0,5 - 1 kg

15 - 35

2,5 - 9

Từ 1 - 2 kg

35 - 80

9 - 13

Từ 2 - 3 kg

80 - 110

13 - 17


22-24

(Nguồn: Theo Đinh Văn Bình, 2009)[1]

1.1.4. Sự sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng của thỏ
1.1.4.1. Sự sinh trưởng của thỏ
Đối với thỏ nuôi thịt, quy luật sinh trưởng thường được chia làm các
giai đoạn sau: giai đoạn bú mẹ (1- 4 tuần tuổi), giai đoạn sinh trưởng (5 - 8
tuần tuổi) và giai đoạn vỗ béo (9 - 12 tuần tuổi). Để đánh giá khả năng sinh
trưởng của thỏ, người ta dùng phương pháp cân đo từng thời điểm (thường từ

sơ sinh đến lúc giết thịt), khi con vật trưởng thành kết hợp với giám định.
Giai đoạn bú sữa (1 - 4 tuần tuổi)
Sinh trưởng của thỏ con bú sữa chịu ảnh hưởng của giai đoạn bào thai
trong tử cung thỏ mẹ. Vì vậy, việc chăm sóc thỏ chửa không những ảnh
hưởng đến số lượng, chất lượng và sự phát triển của thai, mà còn ảnh hưởng
đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau khi sinh ra. Nếu thỏ cái chửa không
được nuôi dưỡng tốt, nó phải huy động chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi thai,
dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức sống đàn con đồng thời giảm khả năng
tiết sữa của thỏ mẹ, nên đàn thỏ con còi cọc, tỷ lệ chết cao.
Thỏ con giai đoạn này rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường bên
ngoài, nhất là nhiệt độ. Những ngày đầu sau khi sinh thỏ con cần có nhiệt độ
thích hợp là 280C sau đó giảm dần đến 250C ở một tuần tuổi. Nếu nhiệt cao
hơn hoặc thấp hơn thỏ con sẽ ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo,


biến màu, tỷ lệ chết cao.
Tùy theo giống thỏ, số con/lứa, mà khối lượng sơ sinh thay đổi trong
khoảng 40 - 80 g. Thỏ New Zealand White có khối lượng sơ sinh khoảng 55 60 g, các giống thỏ nội có khối lượng sơ sinh thấp hơn, thỏ lai có khối lượng
sơ sinh khoảng 40 - 50 g (Nguyễn Kim Lin và cs., 2006) [13]. Khi mới sinh
thỏ chưa mở mắt, toàn thân chưa có lông để lộ lớp da mỏng màu đỏ hồng.
Chúng lớn rất nhanh, sau 4 - 5 ngày khối lượng tăng gấp đôi, sau một tuần
toàn thân đã mọc một lớp lông mịn và mỏng. Thỏ con mở mắt khi được 9 - 12
ngày tuổi, số thỏ con/lứa đẻ càng nhiều thì thỏ con càng lâu mở mắt. Sau 2
tuần thỏ con đã thích bò ra khỏi ổ và bắt đầu ăn các thức ăn khác ngoài sữa
mẹ. Tuy nhiên, lượng thức ăn ngoài sữa chỉ tăng lên đáng kể sau 3 tuần tuổi,
khi đó thỏ bắt đầu có khả năng tạo phân mềm. Trong giai đoạn này thỏ con
chủ yếu sống bằng sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa của thỏ mẹ là nhân tố quyết
định tốc độ sinh trưởng của thỏ con. Tùy theo tốc độ sinh trưởng, mà thỏ con
được cai sữa mẹ lúc 25 - 30 ngày tuổi, lúc này khối lượng đạt 400- 500 g/con
và 500 - 600 g/con tương ứng đối với thỏ lai và thỏ ngoại (Nguyen Thi Kim

Dong và cs., 2006) [30].
Giai đoạn sinh trưởng (5 - 8 tuần tuổi)
Tuần đầu sau cai sữa là giai đoạn sinh trưởng chậm của thỏ con, đồng
thời chúng lại thay lông lần đầu. Giai đoạn này, thỏ còn yếu và dễ mắc bệnh
vì cơ thể chưa phát triển hoàn thiện lại bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh
mới như thức ăn, không khí, lồng chuồng. Cuối giai đoạn này, thỏ New
Zealand có thể đạt khối lượng từ 1,5 - 1,6 kg/con đến 1,8 - 1,9 kg/con tùy theo
điều kiện nuôi dưỡng (El-Raffa, 2004) [31].
Giai đoạn vỗ béo (9 - 12 tuần tuổi)
Trong giai đoạn này thỏ thích ứng tốt hơn với môi trường ngoại cảnh,
độc lập với các ảnh hưởng từ thỏ mẹ, ăn được nhiều thức ăn khác nhau nên
chúng sinh trưởng nhanh. Đây là giai đoạn sinh trưởng cao nhất của thỏ. Thỏ
có thể đạt khối lượng 2,4 - 2,5 kg lúc 12 tuần tuổi, thỏ đạt khối lượng trưởng


thành (3 - 3,5 kg) lúc 17 - 18 tuần tuổi. Tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng khối
lượng giảm dần và thỏ bắt đầu thành thục về tính.
1.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thỏ
Ảnh hưởng của giống: Giống luôn là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến
năng suất chăn nuôi. Các giống khác nhau cho năng suất và tiêu tốn thức ăn
khác nhau. Nguyễn Kim Lin và cs., (2006) [13] cho biết khối lượng cơ thể
của thỏ nội thấp hơn thỏ New Zealand. Khối lượng 12 tuần tuổi của thỏ New
Zealand đạt 2.347 g/con, thỏ nội chỉ đạt 1.826 - 1.878 g/con, trong khi thỏ lai
New Zealand với thỏ Nội đạt 1.918 - 1.978 g/con. Đinh Văn Bình và cs
(2009) [1] đưa ra số liệu so sánh khối lượng cơ thể các giống thỏ ngoại: khối
lượng 2 tháng tuổi của thỏ New Zealand, Panon, California lần lượt là 2.100,
2.450, 2.180 g, khối lượng 3 tháng tuổi lần lượt là 2.770, 2960, 2.800g. Khối
lượng trưởng thành thỏ Panon cao nhất đạt 5,5 - 6,2 kg sau đó thỏ New
Zealand đạt 5 - 5,5 kg, thỏ California trung bình đạt 4,5 - 5 kg. Tỷ lệ thịt xẻ
của thỏ New Zealand là 52 - 55%, thỏ California 55 - 60%, thỏ lai New

Zealand với thỏ Nội là 49,8 - 50,1%. Tỷ lệ thịt xẻ và 2 đùi sau cao hơn, còn tỷ
lệ xương thì thấp hơn thỏ nội. Khi cho lai thỏ đực New Zealand với thỏ cái
nội thì con lai cũng đã cải thiện được một số chỉ tiêu như tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ 2
đùi sau và đặc biệt là thăn thịt. Nguyễn Kim Lin và và cs (2006) [13], khảo
sát một số đặc điểm thịt xẻ, chất lượng thịt xẻ đối với các dòng thỏ, cho thấy
tỷ lệ mỡ của thịt chân trước và sau lần lượt là 6,49% và 3,22%.
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố
quan trọng, tác động trực tiếp tới sinh trưởng, biến động di truyền về sinh
trưởng, phát triển của từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong sự phát
triển của mô này đối với mô khác, ảnh hưởng rất rõ đến chất lượng thịt thỏ
khi giết mổ. Trong dinh dưỡng, protein và năng lượng trong khẩu phần là hai
yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ thịt nạc,
thịt mỡ và tiêu tốn thức ăn của thỏ thịt.


Ở giai đoạn phát triển của bào thai, thiếu dinh dưỡng, thiếu protein, các
hàm lượng khoáng, vitamin và chất xơ là thành phần chính có trong rau, cỏ
xanh sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành của cơ thể con vật làm cơ thể phát triển
không hoàn chỉnh, về lâu dài con vật trưởng thành dẫn đến suy dinh dưỡng,
cho thấy thức ăn và chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng
sinh trưởng của con vật.
Cung cấp thức ăn cân đối, đầy đủ về thành phần dinh dưỡng, sinh
trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng giảm. Quá trình
nuôi thỏ cái hậu bị, nếu cho ăn khẩu phần có hàm lượng tinh bột quá cao sẽ
làm cho thỏ quá béo. Nuôi thỏ ở mức dinh dưỡng thấp, kéo dài, khi trưởng
thành con vật sẽ có biểu hiện không bình thường, dễ mắc bệnh làm chậm
thành thục về sinh lý dẫn đến sức sản xuất thấp. Do vậy, cần phải cung cấp
dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để phát huy tốt khả năng sinh trưởng cũng như
các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường.
Ảnh hưởng của năng lượng khẩu phần và việc hạn chế thức ăn. Do thỏ

có nhu cầu cao về chất xơ trong khẩu phần nên khẩu phần cần được cân đối
giữa mật độ năng lượng và hàm lượng chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp
năng lượng chủ yếu cho thỏ. Tuy nhiên, hàm lượng tinh bột trong khẩu phần
cao sẽ làm giảm nồng độ chất xơ trong khẩu phần và ảnh hưởng đến hoạt
động tiêu hóa của thỏ; mức tinh bột trong khẩu phần 120 - 180 g/kg DM là
phù hợp, không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt; đến năng
suất thịt, chất lượng thịt, độ tích mỡ trong thịt, độ nạc của thịt và màu sắc thịt.
Phương thức cho ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng
thịt. Nghiên cứu của AOAC (2001) [27] cho thấy, khi cho thỏ ăn khẩu phần
có mật độ năng lượng cao ngay từ giai đoạn sau cai sữa đến khi giết thịt thì tỷ
lệ chuyển hóa thức ăn thấp hơn, tăng lượng mỡ tích lũy trong thịt và làm giảm
độ pH trong thịt, tuy nhiên không làm thay đổi về màu sắc và thành phần hóa
học trong thịt.


×