Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

So sánh khả năng sản xuất của lợn nái Landrace và Yorkshire lai với đực Pidu 75 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẢI

SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE
LAI VỚI ĐỰC PIDU75

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẢI

SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE
LAI VỚI ĐỰC PIDU75
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Từ Trung Kiên

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải


ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất đến PGS.TS.Từ Trung Kiên về sự giúp đỡ nhiệt tình và
có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Khoa
Chăn nuôi thú y; Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố
Hà Nội, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư và
dịch vụ Linh Phương cùng toàn thể anh chị em công nhân tại trại chăn nuôi
của công ty, về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về
sinh sản, sinh trưởng, thức ăn, thu thập và cung cấp số liệu làm cơ sở cho luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, cơ quan và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành và sâu sắc tới tất
cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

2.

Mục đích của đề tài ................................................................................... 2

3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................. 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1.

Cơ sở khoa học...................................................................................... 3

1.1.1. Đặc điểm sinh sản của lợn và các yếu tố ảnh hưởng tới năng
suất sinh sản của lợn nái ....................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn và các yếu tố ảnh hưởng ..................... 18
1.1.3. Đặc điểm của lợn đực Pidu 75 ............................................................ 21
1.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 22

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................... 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................. 26
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 26

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 26

2.3.


Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 26

2.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 26

2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Landrace
và Yorkshire được phối bởi đực Pidu 75 ............................................ 26


iv
2.4.2. Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa
lợn nái Landrace và Yorkshire với đực Pidu 75 ................................. 28
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 30

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 31
3.1.

Nội dung 1: Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và
Yorkshire phối bởi đực Pidu75 ........................................................... 31

3.1.1. Ảnh hưởng của giống tới khả năng sinh sản của lợn nái .................... 31
3.1.2. Ảnh hưởng của giống tới chất lượng đàn lợn con .................................. 35
3.1.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire được
phối bởi đực Pidu 75 theo lứa đẻ ........................................................ 38
3.1.4. Ảnh hưởng của giống tới thời gian mang thai và tỷ lệ phối đạt
lợn nái.................................................................................................. 51

3.1.5. Ảnh hưởng của công thức lai tới khả năng sinh trưởng của lợn con ....... 52
3.2.

Nội dung 2: Nghiên cứu trên đối tượng con lai của lợn nái
Landrace và Yorshire với đực Pidu 75 ............................................... 54

3.2.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của lợn lai PiDu75×Landrace
và PiDu 75×Yorkshire ........................................................................ 54
3.2.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm .................................. 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 65
1. Kết luận ....................................................................................................... 65
2. Đề nghị ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC........................................................................................................ 79


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Du

: Giống lợn Duroc

KL

: Khối lượng

L

: Giống lợn Landrace


LY hoặc (L×Y) : Lợn lai giữa Landrace và Yorkshire
Pi

: Giống lợn Pietrain

PiDu 75 x L

: Lợn lai giữa PiDu75 và Landrace

PiDu 75 x Y

: Lợn lai giữa PiDu75 và Yorkshire

PiDu 75

: Tổ hợp lợn lai Pi x (Pi x Du)

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

Y

: Giống lợn Yorkshire


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn lợn nái và lợn con tập ăn .. 28

Bảng 2.2.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn lai nuôi thịt .......... 29

Bảng 3.1.

Khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire .............. 32

Bảng 3.2.

Đánh giá chất lượng đàn lợn con của nái L và nái Y ................ 36

Bảng 3.3.

Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace được phối bởi đực
Pidu 75 qua các lứa đẻ ................................................................ 45

Bảng 3.4.

Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire được phối bởi đực
Pidu 75 qua các lứa đẻ ................................................................ 49

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của giống tới thời gian mang thai và tỷ lệ phối đạt ...... 51


Bảng 3.6.

Khối lượng lợn con qua các kỳ cân ............................................ 52

Bảng 3.7.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con............................................... 53

Bảng 3.8.

Sinh trưởng tương đối của lợn con ............................................. 54

Bảng 3.9.

Khối lượng của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn ..................... 56

Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt ............................................... 58
Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt qua các tháng tuổi .............. 60
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thịt ....................... 62
Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thịt .............................. 63


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Biểu đồ một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Landrace và
Yorkshire được phối bởi đực Pidu 75 ....................................... 34


Hình 3.2.

Biểu đồ năng suất sinh sản của lợn nái Landrace được phối
bởi đực Pidu 75 qua các lứa đẻ .................................................. 46

Hình 3.3.

Biểu đồ năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire được phối
bởi đực Pidu 75 qua các lứa đẻ .................................................. 50

Hình 3.4.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thịt ...................................... 57

Hình 3.5.

Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm ..................... 59

Hình 3.6.

Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ................... 61


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng thì
chăn nuôi lợn luôn giữ vai trò quan trọng số một trong việc cung cấp thực
phẩm cho người dân và cung cấp một số lượng lớn con giống cho người chăn
nuôi. Năm 2011, tổng đàn lợn toàn thành phố Hà Nội có 1.533 triệu con, sản

lượng thịt hơi xuất chuồng 311.514 tấn, trong đó; lợn nái 189.803 con, tỷ lệ
lợn nái lai chiếm trên 86%, lợn nái ngoại 14%, lợn đực giống 2.096 con, lợn
thịt 1.341.179 con.
Theo định hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 20112020 của thành phố Hà Nội là phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm,
chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Từng bước hiện đại hoá ngành chăn
nuôi theo hướng công nghiệp, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhất là kỹ thuật công nghệ cao để nâng cao năng suất và chất lượng
chăn nuôi. Cụ thể, tổng đàn lợn đến 2015 đạt là 1,4 - 1,5 triệu con và ổn định
đến năm 2020. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 330 nghìn tấn
tăng bình quân 1,5%/năm. Đến năm 2020 đạt 340 nghìn tấn tăng bình quân
0,6%/năm, tăng đàn lợn nái ngoại hiện nay là 25.300 con lên 32.500 con
(Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng 2030)[31].
Tuy nhiên số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, sản xuất theo hướng
công nghiệp hiện nay chưa nhiều, mức độ đầu tư còn hạn chế do việc nuôi lợn
ngoại ở Hà Nội vẫn còn là vấn đề cần quan tâm giải quyết: trình độ lao động,
trình độ kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp liên kết hợp tác còn yếu nên chi phí
sản xuất cao, năng suất không ổn định và khả năng cạnh tranh thấp.
Và một trong những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết đối với chăn
nuôi lợn ngoại của Hà Nội đó là năng suất sinh sản của đàn nái ngoại, khả


2
năng sinh trưởng của con lai tại các trang trại chăn nuôi nhằm đánh giá một
cách toàn diện và rút ra những kết luận để khuyến cáo cho người chăn nuôi trên
địa bàn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “So sánh
khả năng sản xuất của lợn nái Landrace và Yorkshire lai với đực Pidu 75”
tại trang trại chăn nuôi lợn của công ty TNHH đầu tư và dịch vụ Linh Phượng,
xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire
được phối bởi đực Pidu 75.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn nái
Landrace và Yorkshire với đực Pidu 75.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được khả năng sản xuất của lợn nái ngoại, sinh trưởng và kháng
bệnh của lợn con, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Ngoài ra, đây còn là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo.
Đóng góp thêm những tư liệu khoa học cho giảng dạy và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng công thức lai hợp lý để mở rộng phát triển chăn nuôi lợn theo
định hướng, góp phần vào công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật
trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, nhằm nâng cao khả năng sản xuất ở lợn nái,
đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng thịt theo hướng tạo ra sản phẩm
chăn nuôi an toàn.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh sản của lợn và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
sinh sản của lợn nái
1.1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn
* Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có
khả năng sinh sản. Con vật đến tuổi thành thục về tính có những biểu hiện sau:
- Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng

trứng lần đầu, con đực sinh tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả
năng thụ thai.
- Các đặc điểm sinh dục thứ cấp xuất hiện.
- Các phản xạ sinh dục xuất hiện như con cái thì có biểu hiện động dục,
con đực có phản xạ giao phối.
Ở lợn cái sự thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động
dục lần đầu. Tuy vậy trong lần động dục này hầu như lợn cái không chửa đẻ
mà nó chỉ báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. Tuổi thành thục
về tính có hệ số di truyền rất thấp. Theo Banne Banadona (1995) cho biết: lợn
cái thường thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính thì
biểu hiện động dục lần thứ nhất thường không rõ ràng và tiếp sau đó ở vào
thời kì sau, dần đi vào qui luật bình thường, đây là một quá trình sinh lý đặc
biệt của lợn cái.
Lợn Yorkshire và lợn Landrace có tuổi thành thục về tính từ 248 đến 250
ngày, đạt khối lượng 90 kg (Phùng Thị Vân và cs, 2000) [44]. Lợn Meishan
thành thục về tính sớm, tuổi thành thục về tính là 110 ngày tuổi với khối lượng
động dục lần đầu là 32,2 kg (Phạm Duy Phẩm và cs, 2014) [29].
Lợn Móng Cái thành thục về tính lúc 4 tháng tuổi, chu kỳ động dục 21
ngày, thời gian kéo dài động dục 3 ngày (Phạm Sỹ Tiệp, 2009) [38].


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×