Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sản XUẤT và TIÊU THỤ CAM tại HUYỆN TRÀ ôn TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.87 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CAM TẠI HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

TRẦN THỊ THỦY
MSSV: 4073590
Lớp: Kinh tế học 2 – K33

Cần Thơ 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày….tháng….năm….
Sinh viên thực hiện



LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian bốn năm học trong trường Đại học Cần Thơ, được sự
giúp đỡ của các thầy, các cô em đã học tập và tích luỹ được cho mình nhiều kiến
thức và kinh nghiệm quý báu, đó chính là hành trang để em có thể bước vào đời.
Thực tập và làm luận văn tốt nghiệp là một cơ hội để em vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn công việc.
Để hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này cần có sự giúp đỡ của rất nhiều
thầy, cô, các anh chị trong cơ quan thực tập, bạn bè cùng chung lớp.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các quý thầy cô trong
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền dạy cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn cô Đoàn Thị Cẩm Vân, người trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng NN và PTNT
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu để hoàn thành bài luận văn này.
Em kính chúc các quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong trong phòng NN và
PTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long luôn dồi dào sức khoẻ và công tác tốt.

Sinh viên thực hiện


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................

............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
Ngày….tháng….năm….
Thủ trưởng đơn vị


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................

............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
Ngày….tháng….năm….
Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................

............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
Ngày….tháng….năm….
Giáo viên phản biện


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 2
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu .......................................... 2
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định........................................................................ 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.1. Không gian.................................................................................................... 3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4.4. Giới hạn của đề tài ........................................................................................ 3
1.5. Lược khảo tài liệu ................................................................................................ 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 4
2.1. Phương pháp luận ................................................................................................ 6
2.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 6
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế........................................................ 7
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 8
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu...................................................................... 9
Chương 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TRÀ ÔN-VĨNH LONG......... 13
3.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 13
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 13
3.1.2. Địa hình....................................................................................................... 12
3.1.3. Khí hậu........................................................................................................ 14
3.1.4. Đất đai......................................................................................................... 14
3.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội...................................................................... 14
3.2.1. Đơn vị hành chánh ....................................................................................... 15


3.2.2. Dân số ........................................................................................................ 15
3.2.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.................................................................. 15
3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp Huyện Trà Ôn ................................................ 18

3.3.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp Huyện Trà Ôn .......................... 18
3.3.2. Tình hình sản xuất cam hiện nay của Huyện.............................................. 18
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM
HUYỆN TRÀ ÔN.................................................................................................... 22
4.1. Phân tích tình hình sản xuất............................................................................... 22
4.1.1. Phân tích thực trạng về nông hộ trồng cam ................................................. 22
4.1.2. Phân tích hiệu quả sản xuất cam của nông dân .......................................... .32
4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ............................. 38
4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ cam tại Huyện Trà Ôn ........................................... 43
4.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ thông qua phân tích các thành viên tham gia
kênh tiêu thụ.............................................................................................................. 43
4.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của các thành viên tham gia kênh tiêu thụ... 51
4.3. Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ cam...................................................................................................................... 52
4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất ......... 52
4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình tiêu thụ .......... 54
Chương 5: GIẢI PHÁP .......................................................................................... 55
5.1. Tồn tại và nguyên nhân...................................................................................... 55
5.2. Giải pháp............................................................................................................ 56
5.2.1. Cải tiến kỹ thuật sản xuất............................................................................ 56
5.2.2. Giải quyết khó khăn về vốn cho nông dân ................................................. 56
5.2.5. Các tổ chức nông nghiệp cần thành lập nhiều chương trình hỗ trợ vốn
cho nông dân ............................................................................................................. 57
5.2.6. Thương lái cần hợp tác với nhau để giải quyết khó khăn về vốn............... 57
5.2.7. HTX Đoàn Kết nên liên kết với các HTX nông nghiệp khác để giải
quyết khó khăn về vốn và tìm nhiều thị trường đầu ra ............................................. 57
5.2.8. Vựa nên sử dụng hình thức hợp đồng để tránh những biến động về giá,
tìm kiếm thị trường thu mua cam xoàn..................................................................... 58
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 59



6.1. Kết luận.............................................................................................................. 59
6.1.1. Đối với quá trình sản xuất........................................................................... 59
6.1.2. Đối với quá trình tiêu thụ............................................................................ 59
6.2. Kiến nghị............................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 61
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ....................................................... 62
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI................................................ 69
PHỤ LỤC NÔNG HỘ ............................................................................................ 72
PHỤ LỤC THƯƠNG LÁI ..................................................................................... 91


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1. Số nông hộ được chọn theo từng xã...................................................... 9
Bảng 3.1. Diện tích một số cây trồng từ 2008-2011…………………………….18
Bảng 3.2. Diện tích loại cam được trồng chủ yếu tại các xã trong Huyện Trà Ôn
năm 2010……………………………………………………………………….20
Bảng 4.1. Một số thông tin chung của nông hộ…………………………………23
Bảng 4.2. Loại cam được nông dân trồng………………………………………24
Bảng 4.3. Lý do nông dân trồng cam sành……………………………………...25
Bảng 4.4. Phân tích tần số về chọn nơi cung cấp giống của nông hộ…………..26
Bảng 4.5. Thông tin về việc áp dụng kỹ thuật sản xuất của nông hộ…………...27
Bảng 4.6. Thông tin về những kỹ thuật thường được nông hộ áp dụng………...28
Bảng 4.7. Thông tin về lý do nông hộ thường áp dụng những kỹ thuật trên……29
Bảng 4.8. Thông tin về nguồn các nông hộ học các kỹ thuật trên………………30
Bảng 4.9. Thông tin về tham gia các tổ chức và các hoạt động của nông hộ…...30
Bảng 4.10. Thông tin về nguồn vốn trồng cam của nông hộ……………………31
Bảng 4.11. Tổng hợp chi phí sản xuất trung bình trên công ở giai đoạn đầu tư
ban đầu…………………………………………………………………………..32
Bảng 4.12. Tổng chi phí đầu tư ban đầu trung bình…………………………….34

Bảng 4.13. Tổng hợp chi phí sản xuất trung bình trên một công năm 2010……35
Bảng 4.14. Thông tin về năng suất cam trung bình theo mùa của các nông hộ
năm 2010………………………………………………………………………..36
Bảng 4.15. Thông tin về giá bán cam trung bình theo mùa của các nông hộ năm
2010……………………………………………………………………………..37
Bảng 4.16. Thông tin về doanh thu trung bình theo mùa vụ trong năm 2010….37
Bảng 4.17. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế trên một công của các
nông hộ trồng cam năm 2010…………………………………………………..38
Bảng 4.18. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất……………39
Bảng 4.19. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông
hộ……………………………………………………………………………….41
Bảng 4.20. Thông tin chung về thương lái……………………………………..44
Bảng 4.21. Lý do tham gia nghề.........................................................................44


Bảng 4.22. Thông tin về tiêu thụ cam của nông dân...........................................46
Bảng 4.23. Đối tượng bán và lý do bán của nông dân.........................................47
Bảng 4.25. Phương thức thanh toán theo từng đối tượng....................................48
Bảng 4.26. Thông tin về đối tượng bán ra của thương lái....................................48
Bảng 4.27. Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản
xuất cam...............................................................................................................52
Bảng 4.28. Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình tiêu
thụ cam.................................................................................................................54

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Mô tả trình độ học vấn của các nông hộ..............……………………22


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long

NN: Nông nghiệp


PTNT: Phát triển nông thôn
HTX: Hợp tác xã
QL: Quốc lộ
KT-XH: Kinh tế xã hội
KTSX: kỹ thuật sản xuất


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm qua tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện chủ trương khuyến khích
nông dân đầu tư nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đã đem lại lợi nhuận cao cho nông dân nhờ phát triển kinh tế
vườn, đây là thế mạnh thứ hai, sau cây lúa của tỉnh với diện tích vườn cây ăn trái
lớn đứng thứ hai ở khu vực ĐBSCL, toàn tỉnh có trên 45.000 ha diện tích đất
trồng cây ăn trái các loại, trong đó cây có múi chiếm khoảng 32% diện tích được
trồng tập trung ở hai huyện trong ngành nông nghiêp để phát triển kinh tế là Tam
Bình và Trà Ôn.
Huyện Trà Ôn là một huyện vùng sâu của tỉnh, kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp, Huyện đã xác định chọn kinh tế vườn đa dạng để phát triển đã đem
lại những hiệu quả tích cực, huyện đã chủ trương chuyên canh, phát triển các loại
cây chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, một trong số các loại cây phải kể đến
là cam mà chủ yếu là cam sành đã mang lại cho nhiều nhà vườn làm giàu lên
nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay trên cây có múi có rất nhiều bệnh nguy hiểm
(bệnh vàng lá, thối rễ…) đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế vườn của nông
dân tại địa phương, do chủ yếu nhà vườn trồng theo kinh nghiệm truyền thống,

khó áp dụng khoa hoc kỹ thuật, đầu tư chưa hợp lý ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng cam. Sản lượng cam sản xuất rải đều trong năm nên chưa đáp ứng
được nhu cầu thị trường khi huy động khối lượng hàng hóa lớn đồng nhất về hình
dạng, kích cỡ, màu sắc phục vụ xuất khẩu; nhà vườn sản xuất phân tán theo quy
mô hộ gia đình, chưa liên kết trong sản xuất và hợp đồng tiêu thụ nên giá đầu ra
sản phẩm không ổn định khiến người nhà vườn không an tâm đầu tư thâm canh
và mở rộng sản xuất. Vì vậy, đề tài “ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ
cam tại Huyện Trà Ôn - Vĩnh Long” được chọn để phân tích để có thể đề xuất
chính sách, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư trồng chuyên canh cây
ăn trái đặc sản trong vùng.


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung: phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Huyện
Trà Ôn nhằm đề ra giải pháp để giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất cam,
khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng về nông dân trồng cam.
- Phân tích tình hình sản xuất của nông dân trồng cam tại Huyện Trà Ôn
thông qua phân tích hiệu quả sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của các nông hộ.
- Phân tích tình hình tiêu thụ thông qua phân tích về các thành viên tham gia
kênh tiêu thụ và thực trạng thu mua của các đối tượng.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ cam.
- Đề ra những giải pháp để giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất khắc
phục khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Giả thuyết 1: không có sự ảnh hưởng của các nhân tố như: trình độ học vấn,

tuổi, kinh nghiệm, diện tích trồng cam, số lao động tham gia trồng cam, áp dụng
kỹ thuật sản xuất, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động nhà, chi phí
giống, chi phí khấu hao/năm thu hoạch đến năng suất của cây cam.
- Giả thuyết 2: không có sự ảnh hưởng của các nhân tố như: trình độ học vấn,
tuổi, kinh nghiệm trồng cam, năng suất, giá bán trung bình mùa thuận, giá bán
trung bình mùa nghịch, chi phí giống, chi phí mua phân, chi phí mua thuốc, chi
phí lao động nhà, chi phí lao động thuê, chi phí khấu hao/năm thu hoạch và chi
phí khác đến lợi nhuận của các nông hộ trồng cam.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất của nông dân trồng cam tại Huyện Trà Ôn hiện nay
như thế nào?
- Hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng cam tại Huyện ra sao?
- Nông hộ có gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình sản xuất?


- Các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ tham
gia trồng cam tại Huyện?
- Thực trạng về tiêu thụ cam tại Huyện như thế nào?
- Các đối tượng thu mua có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất cam và khắc phục khó
khăn của các nông hộ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cam.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian: Qua thông tin từ phòng NN và PTNT Huyện Trà Ôn
được biết các xã Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Thuận Thới, Tích Thiện, Vĩnh Xuân là các
xã có diện tích trồng cam lớn hơn các xã khác trong Huyện, đặc biệt ở xã Thuận
Thới với diện tích trồng cam tương đối lớn và có rất nhiều nhà vườn trẻ, có kỹ
thuật trồng tốt, năng suất cao. Vì thế luận văn chọn đại diện các xã trên để nghiên
cứu.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm

2008 đến năm 2010. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm
2011.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân trồng cam, các thương lái,
hợp tác xã, các đối tượng thu mua.
1.4.4. Giới hạn của đề tài: Do điều kiện về thời gian và tài chính, đề tài
có hạn chế là không thể phỏng vấn cụ thể thu nhập, chi phí của thương lái, và các
đối tượng thu mua khác. Vì vậy phần tiêu thụ chỉ phân tích sơ lược nên không
phản ánh được lợi nhuận của các thành viên tham gia kênh tiêu thụ.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1. Trương Hồng Thanh (2010), “Phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại
xã Mỹ Khánh”, luận văn tốt nghiệp, được thực hiện tại Huyện Phong Điền,
Thành phố Cần Thơ, giáo viên hướng dẫn Cô Huỳnh Thị Đan Xuân, Đại Học
Cần Thơ. Tác giả đã tập trung phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ
Khánh để tìm ra những giải pháp để giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất
thông qua phân tích về thực trạng sản xuất của các nông hộ bằng các phương
pháp phân tích là thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, tương đối và phân tích các


chỉ số tài chính. Đồng thời tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất của các nông hộ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.
Các chỉ số tài chính được tác giả phân tích là: lợi nhuận/chi phí, lợi
nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí, thu nhập/doanh thu, doanh thu/chi phí. Qua
phân tích các chỉ số trên nhìn chung hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ
là có hiệu quả bằng cách so sánh chỉ số lợi nhuận/chi phí với lãi suất gởi tiết
kiệm có thời hạn ở Ngân hàng NN & PTNT. Với việc trồng dưa hấu thì lợi nhuận
mà các nông hộ nhận được sau khi trừ đi các khoản chi phí có tính lao động nhà
thì các nông hộ sẽ nhận được lợi nhiều hơn nến sản xuất dưa hấu mà không gởi
tiết kiệm tại ngân hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được tác giả xác định là các yếu tố: kinh
nghiệm, trình độ học vấn, diện tích sản xuất, tổng chi phí và tuổi của nông hộ.

Sau khi tác giả tính toán các chỉ tiêu và chạy hồi quy bằng phần mềm Stata có kết
quả là các biến trình độ học vấn và biến tuổi nông hộ không có ý nghĩa thống kê
trong mô hình và các yếu tố còn lại có tác động tỷ lệ thuận với năng suất. Các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ được tác giả xác định là các yếu
tố: kinh nghiệm, trình độ học vấn, đơn giá bán, năng suất, chi phí giống, chi phí
phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí màng phủ nông nghiệp và chi phí
thuê lao động. Với kết quả đạt được là: các yếu tố năng suất, đơn giá bán, chi phí
phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí màng phủ nông nghiệp, chi phí thuê
lao động gia đình. Trong đó, biến năng suất và đơn giá bán làm tăng thu nhập của
nông hộ, các yếu tố chi phí thì làm giảm thu nhập của nông hộ. Còn các yếu tố
như: kinh nghiệm, trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
1.5.2. Võ Thị Trúc Phượng (2007), “ Phân tích tình hình sản xuất và các yếu
tố ảnh hưởng đến ngành hàng bười tại thị xã Bến Tre”, luận văn tốt nghiệp, giáo
viên hướng dẫn Thầy Bùi Văn Trịnh, Đại Học Cần Thơ. Tác giả đã tập trung
phân tích về hiệu quả tài chính, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận,
chi phí của ngành hàng thông qua các đối tượng để phân tích là hộ sản xuất, hộ
thu gom, và buôn bán trực tiếp bằng các phương pháp phân tích: phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp phân tích tần số và phương pháp hồi quy đa biến.
Đối với tình hình tiêu thụ tác giả tập trung phân tích về các chỉ số tài chính, các
yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của thương lái cũng như các hộ buôn bán trực tiếp.


Các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính được tác giả sử dụng ba chỉ tiêu là: doanh
thu/chi phí, thu nhập/doanh thu và thu nhập/chi phí. Với các tỷ số được tác giả
tính toán là tương đối cao vì thế đầu tư sản xuất loại trái cây này sẽ mang lại thu
nhập cao cho các nông hộ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ được tác giả đưa vào mô hình
là: giá bưởi da xanh của các loại 1, loại 2, loại 3, diện tích bưởi da xanh và phần
trăm cây cho trái trên công. Sau khi chạy hồi quy với kết quả đạt được là các biến
giá bưởi da xanh loại 1, loại 2 với phần trăm cây cho trái và diện tích bưới da

xanh là có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nông hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất của cây bưởi được kết luận như sau: biến tổng diện tích đất nông
nghiệp và số người làm vườn là các biến không có ý nghĩa về mặt thống kê, còn
các biến như: diện tích bưởi da xanh, thời gian làm vườn và phần trăm cây cho
trái thì có ý nghĩa về mặt thông kê khi được đưa vào trong mô hình.
Qua việc lược khảo tài liệu từ các tác giả trên, đề tài đang nghiên cứu đã áp
dụng các phương pháp phân tích số liệu như: các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính
như lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí, thu nhập/doanh thu,
doanh thu/chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất như: kinh nghiệm, tuổi
chủ hộ, trình độ học vấn, diện tích trồng cam, yếu tố chi phí (chi phí mua phân,
chi phí thuốc, chi phí lao động nhà, chi phí lao động thuê, chi phí giống, chi phí
khấu hao), yếu tố tập huấn kỹ thuật, ngày nay việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các loại cây
trồng, và được rất nhiều nông dân áp dụng do đó yếu tố này được đưa vào mô
hình hồi quy. Đồng thời áp dụng các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của các nông hộ
bao gồm các yếu tố: trình độ học vấn, tuổi của nông dân, năng suất, giá bán trung
bình, kinh nghiệm trồng cam, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi
phí khấu hao, chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình và các chi phí
khác. Tuy nhiên cây trồng được phân tích trong đề tài là cây cam nên sẽ có
những đặc tính khác so với các loại cây trồng được lược khảo trên do đó đề tài đã
đặt các giả thuyết các yếu tố trên sẽ không ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
của các nông hộ, sau đó sẽ tiến hành kiểm định lại thông qua việc thu thập số liệu
thực tế tại địa bàn nghiên cứu và sử dụng công cụ phần mềm SPSS.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các
nguồn lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất.
2.1.1.2. Sản xuất nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã
hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm
tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp.
2.1.1.3. Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực
sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn
lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con
người.
2.1.1.4 Hiệu quả kinh tế: Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học thì khái niệm
hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được
thị trường phân như thế nào.
Theo thuyết hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản
xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
2.1.1.5. Tiêu thụ nông sản: là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất.
Nó là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất, thông
qua tiêu thụ, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện. Với quan
điểm đó, ta thấy rằng tiêu thụ là quá trình chuyển hóa quyền sử dụng hàng hóa,
tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế, chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ được cấu
thành bởi các yếu tố khác nhau, thường bao gồm:
• Chủ thể tham gia: người sản xuất, người tiêu dùng.
• Đối tượng : hàng hóa, tiền tệ
• Thị trường

2.1.1.6. Kênh tiêu thụ:


Kênh tiêu thụ là một tập hợp của các tổ chức mà qua đó người bán thực
hiện bán sản phẩm cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách

khác kênh tiêu thụ là một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình
đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh tiêu thụ cam của các hộ tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu qua ba kênh:
* Kênh 1: Nông dân

thương lái

các vựa

người bán sỉ

người bán lẽ/siêu thị/ xuất khẩu.
* Kênh 2: Nông dân

các vựa / chợ đầu mối

người bán lẽ /siêu

thị/ xuất khẩu.
* Kênh 3: Nông dân

HTX Đoàn Kết

công ty

xuất khẩu

/ siêu thị.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Tổng chi phí

Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản
phẩm bao gồm: chi phí lao động, chi phí vật chất, chi phí khấu hao và các chi phí
khác. Các khoản chi phí trên được tính trên một công/năm.
Chi phí lao động được tính gồm hai loại: chi phí lao động nhà và chi phí
lao động thuê mướn trong việc làm đất, bón phân, phun thuốc, chăm sóc cây (làm
cỏ, tưới tiêu), thu hoạch.
Chi phí vật chất: các khoản chi phí mà các nông hộ mua giống, mua thuốc,
mua phân bón.
Chi phí khấu hao (trên một năm thu hoạch) tính từ lúc bắt đầu trồng cam
cho đến khi bắt đầu thu hoạch hay chi phí đầu tư ban đầu bao gồm chi phí giống,
chi phí làm đất, chi phí phân bón, chi phí tưới…sau đó chia cho khoảng thời gian
mà dự kiến cây sẽ cho trái cho đến khi chặt bỏ.
Các khoản chi phí khác bao gồm:
+ chi phí khấu hao các máy móc cố định
+ chi phí nhiên liệu
+ chi phí lãi vay
+ chi phí thuê đất/năm (nếu là đất thuê)

2.1.2.2. Doanh thu


Doanh thu: là giá trị sản lượng thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá
sản phẩm đó.
Doanh thu trung bình trên công/năm của các nông hộ bằng tổng của giá bán
cam trung bình mùa thuận nhân với năng suất trung bình mùa thuận (kg/công) và
giá bán cam trung bình mùa nghịch nhân với năng suất trung bình mùa nghịch
(kg/công).
2.1.2.3. Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
( các khoản chi phí này bao gồm chi phí lao động gia đình).
2.1.2.4. Thu nhập: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra

( các khoản chi phí này không bao gồm chi phí lao động gia đình).
2.1.2.5. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
* Lợi nhuận/Chi phí (chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi nông hộ
bỏ ra một đồng chi phí đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận)
* Lợi nhuận/Doanh thu (chỉ số phản ánh tỷ suất lợi nhuận, tỷ số này cho biết
trong một đồng doanh thu mà nông hộ có được sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận
trong đó).
* Thu nhập/Chi phí (tỷ số này cho biết một đồng chi phí không tính lao động
nhà mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập ).
* Thu nhập/Doanh thu (tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà nông
hộ có được sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập trong đó)
* Doanh thu/Chi phí (tỷ số này cho biết khi nông hộ đầu tư một đồng chi phí
thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu).
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thông qua sách báo, internet,… và Phòng NN Và PTNT
Huyện Trà Ôn để thu thập số liệu về: diện tích, sản lượng cây ăn trái, cây lúa, cây
màu, số lượng gia súc, gia cầm…thông qua các báo cáo hàng năm của Phòng NN
và PTNT về tình hình sản xuất Nông Nghiệp tại địa phương.
- Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu theo phương pháp thuận
tiện thông qua lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các nông hộ và các
thương lái.


- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: chọn đại diện là các xã có diện tích trồng
cam nhiều hơn các xã khác trong Huyện gồm các xã: Thuận Thới, Vĩnh Xuân,
Tích Thiện, Tân Mỹ, Thiện Mỹ.
- Cách chọn mẫu để phỏng vấn là theo phương pháp thuận tiện. Các mẫu được
chọn sẽ được phân tầng theo từng xã trong Huyện.
+ Đối tượng được phỏng vấn các thương lái thông qua bảng câu hỏi được

thiết kế sẵn.
+ Đối với các cơ sở thu mua khác như: HTX Đoàn Kết sẽ trực tiếp liên hệ
với HTX để thu thập những thông tin cần thiết, liên quan đến quá trình thu mua
cũng như các các đối tượng bán ra của HTX, đồng thời sẽ tìm hiểu thêm về
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu mua của HTX.
Bảng 2.1: SỐ NÔNG HỘ ĐƯỢC CHỌN THEO TỪNG XÃ


Số hộ

Tỷ trọng

Vĩnh Xuân

25

31,25 (%)

Thiện Mỹ

20

25 (%)

Tân Mỹ

15

18,75 (%)


Tích Thiện

10

12,5(%)

Thuận Thới

10

12,5(%)

Tổng

80

100(%)

Số hộ được chọn như trên tùy thuộc vào diện tích trồng cam của từng xã
để có thể chọn được xã nào với số mẫu nhiều hơn, đồng thời cũng dựa vào số hộ
có diện tích trồng cam nhiều theo từng xã để có thể chọn được số hộ cụ thể hơn.
Số mẫu trên đã tham khảo ý kiến về số hộ trồng cam nhiều theo từng xã từ các
Cô, Chú phòng NN và PTNT Huyện Trà Ôn.
Số thương lái được chọn là 20 mẫu, và phương pháp chọn mẫu là chọn ngẫu
nhiên các thương lái để phỏng vấn.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp phân tích, chọn lọc và tổng hợp
để thu thập những số liệu cần thiết.
- Đối với số liệu sơ cấp: số liệu sẽ được mã hóa, được phân tích bằng thống kê
mô tả, phương pháp tính trung bình, sử dụng hàm hồi quy bằng phần mềm SPSS.



- Sử dụng các phương pháp phân tích theo từng mục tiêu, cụ thể như sau:
+ Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng
về nông hộ trồng cam như: trình độ học vấn, số lao động trong gia đình, diện tích
đất, tuổi, kinh nghiệm…
Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc
thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để
phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp
bình quân số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích.
+ Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thông kê mô tả để phân tích chi phí,
năng suất, giá bán…đồng thời phân tích các chỉ số tài chính để phân tích về hiệu
quả sản xuất và sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất cam.
Hiệu quả sản xuất được đề cập ở đây thể hiện ở hai chỉ tiêu cơ bản là năng
suất và lợi nhuận của các nông hộ trong quá trình sản xuất cam.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình sản xuất của các nông
hộ sản xuất cam: Cơ sở để đưa ra các biến sau đây đã được nêu trong phần lược
khảo tài liệu.
Gọi biến phụ thuộc Y1 là biến năng suất (kg/công). Các biến Xi là biến độc
lập bao gồm:
X1 : Trình độ học vấn (cấp)
X2 : Tuổi của nông dân (năm)
X3 : Kinh nghiệm trồng (năm)
X4 : Diện tích trồng cam (công)
X5: Số lao động tham gia sản xuất cam
X6 : Áp dụng kỹ thuật sản xuất
X7 : Chi phí phân bón (1000 đồng/công/năm)
X8: Chi phí thuốc (1000 đồng/công/năm)
X9: Chi phí lao động nhà (1000 đồng/công/năm)

X10: Chi phí mua giống (1000 đồng/công/năm)
X11: Chi phí khấu hao/năm thu hoạch (1000 đồng/công/năm)
Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất với các biến độc
lập có dạng như sau:


Y1= a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5+ a6X6+ a7X7+ a8X8+ a9X9+
a10X10+ a11X11
Gọi biến phụ thuộc Y2 là lợi nhuận (1000đồng/công/năm). Các biến độc lập
Xi gồm:
X1 : Trình độ học vấn (cấp)
X2 : Tuổi của nông dân (năm)
X3 : Kinh nghiệm trồng (năm)
X4 : Năng suất (kg/công)
X5 : Giá bán trung bình mùa thuận (1000 đồng)
X6: Giá bán trung bình mùa nghịch (1000 đồng)
X7 : Chi phí giống (1000 đồng/công)
X8: Chi phí phân bón (1000 đồng/công/năm)
X9: Chi phí thuốc (1000 đồng/công/năm)
X10: Chi phí lao động nhà (1000 đồng/công/năm)
X11: Chi phí lao động thuê (1000 đồng/công/năm)
X12: Chi phí khấu hao/năm thu hoạch (1000 đồng/công/năm)
X13: Chi phí khác (1000 đồng/công/năm)
Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập với các biến độc lập
có dạng như sau:
Y2= a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5+ a6X6+ a7X7+ a8X8+ a9X9+
a10X10+ a11X11+ a12X12+ a13X13
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên tình hình tiêu thụ
như: nông dân thường bán cam cho các đối tượng nào, phương thức thanh toán,
hình thức thanh toán…của từng đối tượng thu mua, đồng thời xác định các kênh

tiêu thụ chủ yếu tại Huyện để có thể mô tả hoạt động thu mua của các thành viên
tham gia trong kênh.
- Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp phân tích là thang đo theo tỷ lệ phân cấp là
thống kê trung bình theo thang đo Likert 5 mức độ để có thể xác định được mức
độ của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ của nông dân.
Thang đo theo tỷ lệ phân cấp: là kỹ thuật thang đo được thể hiện bằng số hoặc
được mô tả ngắn gọn bằng các phân cấp cụ thể. Việc phân cấp được sắp xếp theo
các mức độ tăng dần hay giảm dần. Dựa vào các phân cấp trong thang đo, người


trả lời sẽ cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu bằng các phân
cấp thích hợp.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng ( 5 mức độ)
Giá trị khoảng cách = (maximum – Minimum)/5
= (5 – 1)/5
= 0,8.
Giá trị trung bình

Ý nghĩa

1,00 – 1,8

Rất khó khăn

1,81 – 2,6

Khó khăn

2,61 – 3,4


Bình thường

3,41 – 4,2

Thuận lợi

4,21 – 5

Rất thuận lợi

- Mục tiêu 5: Từ những phân tích trên tổng hợp, suy luận để đưa ra kết luận và
những giải pháp để giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục khó
khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TRÀ ÔN - VĨNH LONG


×