ĐỀ THI HỌC KÌ I – HÓA 10 TN – NĂM HỌC 2008 – 2009
Phần 1: Trắc nghiệm (4điểm)
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đại lượng nào dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân?
A. Năng lượng ion hóa thứ nhất. B. Khối lượng nguyên tử.
C. Bán kính nguyên tử. D. Tính kim loại, phi kim.
[<Br>]
Tìm câu sai:
A. Tinh thể ion bền, khó nóng chảy, khó bay hơi.
B. Trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử rất yếu.
C. Kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử, nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
D. Liên kết trong tinh thể kim loại là liên kết cộng hóa trị.
[<Br>]
Cho nguyên tử X (Z=16). Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của X lần lượt là: XO
3
và H
2
X.
B. Ở trạng thái cơ bản X có 2e độc thân.
C. Quá trình hình thành ion đơn nguyên tử từ X là: X → X
2+
+ 2e.
D. X thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
[<Br>]
Cho biết Mg (Z = 12) và Ca (Z = 20). Nhận định nào sau đây là sai?
A. Mg(OH)
2
có tính bazơ yếu hơn Ca(OH)
2
.
B. Mg có bán kính nguyên tử lớn hơn Ca.
C. Ion Mg
2+
và Ca
2+
đều có 8e lớp ngoài cùng.
D. Mg và Ca đều thuộc nhóm IIA.
[<Br>]
Ion nào sau đây có tổng số electron là 32?
A. ClO
3
-
B. CO
3
2-
C. SO
3
2-
D. SO
4
2-
[<Br>]
Nguyên tố R thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn và có công thức hợp chất khí với hiđro là RH
2
. Vậy ion
R
2-
sẽ có cấu hình electron là:
A. 1s
2
2s
2
2p
6
3s
3
3p
4
. B. 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
.
C. 2s
2
2s
2
2p
6
3s
2
. D. 2s
2
2s
2
2p
6
.
[<Br>]
Nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm A và có 2 electron hóa trị. Hợp chất tạo ra giữa X và nguyên tố flo
(F, Z = 9) là:
A. FX với liên kết cộng hóa trị. B. F
2
X với liên kết cộng hóa trị.
C. XF
với liên kết ion. D. XF
2
với liên kết ion.
[<Br>]
Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH
4
. R là nguyên tố nào sau đây?
A. S (Z = 16) B. Si (Z =14) C. F (Z = 9) D. N (Z = 7)
[<Br>]
Trong tự nhiên X có hai đồng vị bền là
63
29
X
và
65
29
X
, trong đó đồng vị thứ nhất chiếm 72,7%. Nguyên tử
khối trung bình của X là:
A. 63,546 B. 64,454 C. 65,536 D. 64,015
[<Br>]
Cho hai nguyên tử
14
6
X
và
14
7
Y
. Nhận định nào sau đây đúng?
A. X nhiều hơn Y một nơtron.
B. X nhiều hơn Y một electron.
C. X và Y có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
D. X và Y là đồng vị của nhau.
[<Br>]
Trong dãy nào sau đây, N chỉ có số oxi hóa âm?
A. NH
3
, N
2
và NH
4
+
. B. NH
3
, NH
4
+
và NH
4
Cl.
C. NH
3
, NH
4
+
và NaNO
3
. D. NH
4
+
, NO
2
và NH
4
Cl.
[<Br>]
Cho các phân tử: H
2
, NH
3
, CH
4
, H
2
O và HF. Phân tử có độ phân cực liên kết nhỏ nhất và lớn nhất lần
lượt là:
A. HF và H
2
O B. CH
4
và HF C. NH
3
và H
2
O D. H
2
và HF
[<Br>]
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng:
A. số proton và nơtron. B. số nơtron.
C. số đơn vị điện tích hạt nhân. D. nguyên tử khối.
[<Br>]
Nhận định nào sau đây về cấu tạo của phân tử CH
4
là không đúng?
A. Nguyên tử C lai hóa sp
2
.
B. Góc liên kết khoảng 109
o
28’.
C. Các nguyên tử H nằm trên các đỉnh của hình tứ diện đều.
D. Trong phân tử có 4 liên kết σ.
[<Br>]
Điện hóa trị của Ca và Al trong CaO và AlF
3
lần lượt là:
A. +2 và +3 B. 2 và 3 C. 2+ và 3+ D. II và III
[<Br>]
Tổng số electron, proton và nơtron của ion được tạo bởi nguyên tử
27
13
Al
là:
A. 43 B. 40 C. 39 D. 37
Phần 2: Tự luận (6điểm)
Câu 1(1,5 điểm): Cho các nguyên tử Na (Z = 11), O (Z = 8).
a. Viết cấu hình electron, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử Na
2
O.
Câu 2 (2,0 điểm): Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH
4
. Trong oxit cao nhất của R,
R chiếm 27,27% về khối lượng.
a. Xác định R.
b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử RH
4
.
Câu 3 (2,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn muối m(g) A
2
CO
3
bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 (l) khí
CO
2
(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 17,55(g) muối khan.
a. Xác định công thức muối cacbonat trên và tính m.
b. Toàn bộ lượng khí CO
2
trên được dẫn qua V (l) dung dịch Ca(OH)
2
0,1M thu được 5(g) kết tủa.
Xác định V.