Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hiện trạng và định hướng phát triển KCN ở thị xã Dĩ An” (tỉnh Bình Dương) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

Phạm Quốc Chung

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
Ở THỊ XÃ DĨ AN (TỈNH BÌNH DƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

Phạm Quốc Chung

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
Ở THỊ XÃ DĨ AN (TỈNH BÌNH DƯƠNG)
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, tài
liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa
từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Quốc Chung


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong
suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tác giả xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa Địa lý,
phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Chi cục Thống kê thị xã Dĩ
An, Ban Quản Lý các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tác giả
trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thơng tin có liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện
luận văn.
Bình Dương ngày 25 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bản đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHU CÔNG
NGHIỆP ......................................................................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 8
1.1.1. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp .................................. 9
1.1.2. Quan niệm về khu công nghiệp .......................................................... 8
1.1.3. Phân loại khu công nghiệp ................................................................ 11
1.1.4. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp ........ 12
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khu
cơng nghiệp ....................................................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển KCN ở Việt Nam và Bình Dương.............. 18
1.2.1. Thực tiễn phát triển KCN Ở Việt Nam .............................................. 18
1.2.2. Thực tiễn phát triển KCN ở tỉnh Bình Dương ................................... 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 33
Chương 2.


HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
Ở THỊ XÃ DĨ AN (TỈNH BÌNH DƯƠNG) .............................. 34
2.1. Giới thiệu về thị xã Dĩ An ........................................................................ 34
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển KCN ở thị xã
Dĩ An ......................................................................................................... 35
2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong ..................................................................... 35
2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngồi .................................................................... 49


2.3. Hiện trạng phát triển các KCN ở TX. Dĩ An ............................................ 51
2.3.1. Vị trí, quy mơ, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp ............................ 51
2.3.2. Tỉ lệ lấp đầy ........................................................................................ 55
2.3.3. Vốn đầu tư .......................................................................................... 56
2.3.4. Ngành nghề thu hút đầu tư ................................................................. 57
2.3.5. Số doanh nghiệp hoạt động trong các KCN ....................................... 58
2.3.6. Doanh thu ........................................................................................... 59
2.3.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu ................................................................. 60
2.3.8. Sản phẩm chủ lực ............................................................................... 61
2.4. Nhận xét chung về hiện trạng phát triển KCN ở thị xã Dĩ An ................. 62
2.4.1. Thành tựu............................................................................................ 62
2.4.2. Những tồn tại ...................................................................................... 63
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 65
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ DĨ AN ............................................ 67
3.1. Cơ sở đề ra các định hướng và giải pháp .................................................. 67
3.1.1. Chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam đến năm 2025 ..... 67
3.1.2. Chiến lược phát triển cơng nghiệp của Bình Dương đến 2025 ........ 69
3.1.3. Chiến lược phát triển khu cơng nghiệp của Bình Dương
đến 2025 ............................................................................................ 71
3.2. Định hướng phát triển KCN ở TX. Dĩ An đến năm 2025 ........................ 73

3.2.1. Qui mô ................................................................................................ 73
3.2.2. Phân bố ............................................................................................... 74
3.2.3. Vốn đầu tư .......................................................................................... 74
3.2.4. Thị trường ........................................................................................... 75
3.2.5. Phát triển theo ngành .......................................................................... 76
3.3. Một số giải pháp ....................................................................................... 77
3.3.1. Hoàn thiện thủ tục hành chính............................................................ 78
3.3.2. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................ 78
3.3.3. Vốn đầu tư .......................................................................................... 79
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực...................................................................... 79
3.3.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ .................................. 80


3.3.6. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................ 80
3.3.7. Về tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp: ........................................ 80
3.3.8. Phát triển dịch vụ ................................................................................ 80
3.3.9. Bảo vệ môi trường .............................................................................. 81
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 85
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

:

Ban quản lý




:

Cao đẳng

CN

:

Công nghiệp

CNH

:

Công nghiệp hóa

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

ĐHSP

:

Đại học Sư phạm


ĐTNN

:

Đầu tư nước ngồi

FDI

:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

HĐH

:

Hiện đại hóa

KCN

: Khu cơng nghiệp

KCNC

:

Khu công nghệ cao

KCX


:

Khu chế xuất

KH&CN :

Khoa học và công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội

:

TCLTCN :

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

TP

Thành phố

:

TP.HCM :

Thành phố Hồ Chí Minh

TCCN


:

Trung cấp chuyên nghiệp

TX

:

Thị Xã

TW

:

Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.

Diện tích, dân số, mật độ DS các huyện thị của tỉnh Bình
Dương năm 2015 ............................................................................ 36


Bảng 2.2.

Các loại đất ở TX. Dĩ An năm 2015 ............................................... 40

Bảng 2.3.

Phân bố dân cư trong các phường ở TX. Dĩ An (người) ................ 45

Bảng 2.4.

Tỉ số giới tính của TX. Dĩ An từ 2005-2015 (%) ........................... 46

Bảng 2.5.

Cơ cấu dân số theo tuổi lao động của TX. Dĩ An (%) .................... 47

Bảng 2.6.

Diện tích các KCN trên địa bàn TX Dĩ An (ha) ............................. 52

Bảng 2.7.

Công suất của các nhà máy xử lí nước thải (m3) ............................ 54

Bảng 2.8.

Tỉ lệ lấp đầy các KCN ở TX Dĩ An năm 2015 (ha) ........................ 55

Bảng 2.9.


Tổng số vốn đầu tư vào các KCN ở TX Dĩ An (tỉ đồng) ............... 56

Bảng 2.10. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong 6 KCN ở TX. Dĩ An
(doanh nghiệp) ................................................................................ 58
Bảng 2.11. Doanh thu của các KCN ở Dĩ An năm 2015 (USD)....................... 59
Bảng 2.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN năm 2015 (USD) .......... 60


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Diện tích các huyện, thị của tỉnh Bình Dương (km2)................. 36

Biểu đồ 2.2.

Diện tích các phường của TX. Dĩ An ......................................... 37

Biểu đồ 2.3.

Cơ cấu các loại đất ở TX. Dĩ An năm 2015 (%) ........................ 40

Biểu đồ 2.4.

Cơ cấu dân số các huyện, thị xã của tỉnh Bình Dương
năm 2015 (%).............................................................................. 44

Biểu đồ 2.5.

Tình hình gia tăng dân số của TX. Dĩ An giai đoạn
từ 2005 – 2015 (Người) .............................................................. 45


Biểu đồ 2.6.

Phân bố dân cư các phường ở TX. Dĩ An (người) ..................... 46

Biểu đồ 2.7.

Tỉ trọng dân số theo giới tính của TX. Dĩ An giai đoạn
2005-2015 (%) ............................................................................ 47

Biểu đồ 2.8.

Cơ cấu dân số theo tuổi của TX Dĩ An năm 2005 và 2015 ........ 48

Biểu đồ 2.9.

Diện tích các KCN ở TX. Dĩ An ................................................ 52

Biểu đồ 2.10. Tỉ lệ lấp đầy của 6 KCN ở TX Dĩ An (%) .................................. 56
Biểu đồ 2.11. Vốn đầu tư vào các KCN ỏ TX. Dĩ An (tỉ đồng)........................ 57
Biểu đồ 2.12. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN ở Dĩ An ........ 58
Biểu đồ 2.13. Tỉ trọng doanh thu của các KCN TX Dĩ An năm 2015(%) ........ 60
Biểu đồ 2.14. Kim ngạch XNK của các KCN ở TX Dĩ An .............................. 61


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1. Lược đồ phân bố các KCN tỉnh Bình Dương .................................... 26
Bản đồ 2. Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An ........................................................ 38



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí
địa lý thuận lợi, giáp với TP.Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, nối
liền với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14, Quốc lộ 13, Đường sắt Bắc - Nam. Đây là điều
kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành
cơng nghiệp nói riêng.
Thị xã Dĩ An nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh thành là Bình Dương, TP. Hồ Chí
Minh và TP. Biên Hịa - Đồng Nai nên Dĩ An có vị trí hết sức thuận lợi, có hệ
thống giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường thủy, đường sắt dễ dàng thu hút
nguồn vốn, nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật, đồng thời lại sử dụng được hầu
hết các cơ sở hạ tầng sẵn có của TP.Hồ Chí Minh như: sân bay, nhà ga, bến
cảng, đường bộ.
Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới của Đảng với tư duy
kinh tế dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo, đặc biệt Bình Dương là tỉnh có chính
sách thơng thống, “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư trong nước và nước ngồi
nên kinh tế tỉnh có tốc độ phát triển khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển
cơng nghiệp và xây dựng.
Với chính sách thu hút đầu tư thơng thống, tạo mơi trường đầu tư thuận
lợi, đến năm 2015 Bình Dương có 28 KCN trong đó có 26 KCN đang hoạt động,
nhiều khu cơng nghiệp khác cũng đã được phê duyệt và đang được xây dựng hạ
tầng kỹ thuật, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, riêng thị xã Dĩ An
có 6 khu cơng nghiệp đang hoạt động.
Dĩ An là điểm xuất phát đầu tiên về phát triển KCN của tỉnh Bình Dương,
việc phát triển KCN ở TX.Dĩ An ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung.
Đứng trước tình hình thực tế của địa phương, với ý nghĩa góp phần vào việc
đánh giá sự phát triển của ngành cơng nghiệp, những mặt khó khăn, mặt thuận



2

lợi trong việc phát triển các KCN của thị xã Dĩ An cũng như có những kiến nghị
nhằm góp phần định hướng cho sự phát triển trong tương lai của kinh tế địa
phương nên tôi chọn đề tài “Hiện trạng và định hướng phát triển KCN ở thị xã
Dĩ An” (tỉnh Bình Dương).
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu
Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công
nghiệp để vận dụng nghiên cứu hiện trạng phát triển khu công nghiệp ở TX. Dĩ
An (tỉnh Bình Dương) nhằm đề xuất định hướng phát triển khu công nghiệp trên
địa bàn đến năm 2025.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KCN
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu
cơng nghiệp.
- Phân tích hiện trạng phát triển các KCN ở TX. Dĩ An (Bình Dương)
- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển khu cơng nghiệp trên
địa bàn.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển khu công nghiệp cho
địa phương trong tương lai.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các KCN trên địa bàn thị xã Dĩ An
tỉnh Bình Dương.
+ Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Từ năm 2005 đến 2015 và định hướng đến năm 2025
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
- Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KCN.

- Hiện trạng KCN trên địa bàn: quy mô và vốn đầu tư, ngành, tỉ lệ lấp đầy,
thị trường, sản phẩm chủ lực.


3

- Định hướng phát triển KCN ở TX. Dĩ An - Bình Dương tầm nhìn đến
năm 2025.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Khu công nghiệp là một tổ chức lãnh thổ sản xuất CN hiện đại, có ý nghĩa
rất lớn trong việc phát triển kinh tế của một địa phương. Chính vì vậy, có rất
nhiều cơng trình của các bộ, ngành, viện nghiên cứu cũng như rất nhiều tác giả,
chuyên gia, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh…tìm hiểu, nghiên cứu về sự
hình thành, phát triển và hoạt động kinh tế của khu cơng nghiệp.
Tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu đáng
ghi nhận trong sự phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong lĩnh vực công nghiệp
nên được rất nhiều nhà khoa học cũng như các bạn sinh viên, học viên cao học
quan tâm nghiên cứu. Đã có các đề tài nghiên cứu về KCN cũng như liên quan
đến ngành CN ở Bình Dương:
“Quá trình hình thành - phát triển các KCN và tác động của nó đến sự
phân bố nguồn lao động tỉnh bình dương” của Vương Minh Hùng - luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Địa Lý Trường ĐHSP TP.HCM (2002). Tác giả phân tích được
những ưu điểm và hạn chế của tỉnh Bình Dương về sự hình thành và phát triển
các khu công nghiệp để nắm bắt xu thế của sự phát triển các khu công nghiệp,
việc phát triển của các khu công nghiệp tác động đến sự phân bố dân cư và lao
động của tỉnh và đưa ra một số chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của các khu công nghiệp và phát triển nguồn lao động của tỉnh.
- “Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương” của Nguyễn Thị
Hiển - luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Địa Lý Trường ĐHSP TP.HCM (2009). Đề tài
phân tích đặc điểm dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ

1997 – 2007, phân tích mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Dương từ đó rút ra mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, định hướng sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai, đưa ra giải
pháp nhằm phát triển cân đối giữa dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.


4

- “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương” của Phan Thị
Bình - luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Địa Lý Trường ĐHSP TP.HCM (2003).
Đề tài phân tích thực trạng nguồn lao động, sự tác động của các nhân tố tự
nhiên, KTXH đến nguồn lao động và sử dụng lao động, đánh giá thực trạng
nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất
những giải pháp phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn lao động trong thời gian tới.
Các cơng trình trên chủ yếu nghiên cứu về ngành kinh tế cũng như cơng
nghiệp của tỉnh Bình Dương nói chung, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
một địa bàn cụ thể trong tỉnh Bình Dương, các cơng trình trên là nguồn tài liệu
tham khảo vô cùng quý giá cho tôi khi thực hiện đề tài này. Trong nội dung đề
tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu “Hiện trạng và định hướng phát triến các
khu công nghiệp ở thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương)”.
4. Hệ quan điểm và Phương pháp nghiên cứu
4.1 Hệ quan điểm:
4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Còn gọi là quan điểm vùng và là quan điểm đặc thù của địa lý. Trong thực
tế các sự vật hiện tượng địa lý ln có phân hóa khơng gian làm cho chúng có sự
khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Sự khác biệt đó cịn gọi là sự sai biệt lãnh
thổ. Do đó khi nghiên cứu phải tìm hiểu mối quan hệ bên trong lãnh thổ và mối
quan hệ giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận. Các hệ thống tự
nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Dĩ An (Bình Dương) có sự khác biệt cả về ngoại
diện cũng như nội hàm, nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau trong

chừng mực nhất định. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình nghiên cứu
nhằm phát hiện các mối quan hệ hữu cơ trong tổng thể. Các KCN là một trong
những bộ phận cấu thành của hệ thống KTXH. Vì vậy khi nghiên cứu hiện trạng
các KCN không thể tách rời khỏi sự phát triển KTXH chung của thị xã Dĩ An và
của tỉnh Bình Dương. Trong khi nghiên cứu ảnh hưởng phát triển KT-XH, tơi đã
xem xét, phân tích, đánh giá, tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đối


5

với tiềm năng phát triển KCN. Trên cơ sở đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa tự
nhiên và KTXH, giữa phát triển KCN với việc bảo vệ môi trường. Do đó trong
q trình nghiên cứu KCN phải có cái nhìn tổng hợp.
4.1.2 Quan điểm hệ thống:
Theo quan điểm này, địa lý của một địa phương là một hệ thống bao gồm
các điều kiện tự nhiên cũng như KTXH. Như vậy về mặt địa lí tự nhiên của Bình
Dương cũng như Dĩ An tồn tại các hệ thống cấp thấp hơn, bao gồm các hệ thống
khí hậu, đất đai, địa hình, thực- động vật… Về mặt KTXH, các yếu tố KTXH và
các yếu tố tự nhiên có mối quan hệ lẫn nhau để hình thành và phát triển nên các
KCN nói riêng và KTXH nói chung.
4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh:
Các yếu tố địa lý không chỉ biển đổi trong không gian mà biển đổi theo cả
thời gian. Do vậy để dự báo và giải thích các hiện tượng địa lý trong tương lai,
cần phải nắm vững quá khứ để làm rõ nguồn gốc phát sinh và phát triển đồng
thời dự báo cho tương lai được chính xác và hiệu quả hơn.
4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững:
Con người luôn chịu tác động của môi trường tự nhiên và mơi trường xã
hội. trong q trình phát triển con người đã làm biển đổi tự nhiên, gây ra những
vấn đề mơi trường nghiêm trọng. Do đó khi nghiên cứu cần phải quán triệt quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững để đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự

hài hòa giữa phát triển KTXH và bảo vệ môi trường.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp sưu tầm, thu thập xử lí tài liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp sưu tầm, thu
thập, xử lí và tổng hợp tài liệu. Phương pháp này giúp cho tơi có thể hiểu rõ hơn
về hiện trạng phát triển các KCN và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển KTXH của thị xã Dĩ An. Qua phương pháp này giúp tôi có thể thu
thập được nhiều nguồn tài liệu khác nhau có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài.


6

Để nghiên cứu đề tài, tôi khai thác những số liệu thống kê đã được công bố
trong niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2015, địa chí Bình Dương, chi
cục thống kê TX. Dĩ An, ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, các trang web
của tỉnh Bình Dương, tổng cục thống kê, những tư liệu về sự hình thành các khu
cơng nghiệp, q trình phát triển qua các thời kỳ của thị xã Dĩ An, và định
hướng trong thời gian sắp tới.
4.2.2 Phương pháp phân tích thơng tin.
Thơng tin thu được từ các tài liệu thống kê, các trang web và các phương
tiện thông tin đại chúng được sắp xếp lại sau đó phân loại, phân tích, so sánh các
thơng tin đã thu thập. Phân tích để rút ra những nhận xét, đánh giá về hiện trạng,
định hướng cũng như xu hướng phát triển trong tương lai của các KCN trên địa
bàn.
4.2.3 Phương pháp bản đồ
Bản đồ vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh họa, cụ thể hóa các
đối tượng cần nghiên cứu và việc thể hiện các biểu đồ từ bảng số liệu sẽ làm cho
nguồn tài liệu thu thập được trở nên cụ thể và trực quan hơn về tình hình phát
triển, tăng trưởng của các đối tượng địa lí trong đề tài. Trong đề tài này tôi sử
dụng khá nhiều bản đồ địa phương, bản đồ phân bố các KCN, biểu đồ tròn, biểu

đồ cột để dẫn chứng, minh họa cũng như để khái quát, tổng hợp các nội dung
nghiên cứu.
4.2.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng đã tiến hành khảo sát thực tế một
số KCN ở TX. Dĩ An để kiểm chứng lại những luận cứ khoa học đã đưa ra, kiểm
chứng những tài liệu, nguồn thơng tin mà mình thu thập được và chụp hình ảnh
để minh họa trong đề tài.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công
nghiệp để áp dụng nghiên cứu tại thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương).


7

Làm rõ thực trạng và những hạn chế trong hoạt động ở các KCN tại TX.
Dĩ An.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát triển các
KCN tại TX. Dĩ An.
6. Cấu trúc của luận văn
- Phần mở đầu
- Nội dung: Gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về khu cơng nghiệp
+ Chương 2: Hiện trạng phát triển các KCN ở Thị xã Dĩ An (tỉnh
Bình Dương).
+ Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển các KCN ở thị xã Dĩ AnBình Dương.
- Kết luận


8


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KHU CƠNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Điểm công nghiệp:
Đây là hình thức TCLTCN đơn giản nhất. Điểm cơng nghiệp là một lãnh
thổ trên đó có một điểm dân cư với một hoặc hai xí nghiệp, được phân bố ở
những nơi gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai khác hay sơ
chế nguyên liệu, hoặc ở những vùng nguyên liệu nông sản. Như vậy điểm công
nghiệp đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp cơng nghiệp [16].
- Cụm công nghiệp: là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
- tiểu thủ cơng nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống;
được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất,
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư
sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định thành lập.
- Khu cơng nghiệp: Là một khu vực có ranh giới rõ rệt, khơng có dân cư
sinh sống, với những thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế để thu
hút đầu tư. KCN hoạt động với cơ cấu hợp lí giữa các doanh nghiệp sản xuất
cơng nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cho cả khu và từng doanh nghiệp. Các khu công nghiệp có
ban quản lí thống nhất thực hiện phân cấp rõ ràng về quản lí và tổ chức sản xuất
[16].
- Trung tâm cơng nghiệp: Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao. Trung tâm
công nghiệp là một khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và
lớn. Mỗi trung tâm cơng nghiệp có thể gồm một hay một vài khu cơng nghiệp
hoặc một nhóm xí nghiệp cơng nghiệp của nhiều ngành khác nhau trong đó có



9

các xí nghiệp hạt nhân hay nịng cốt. Hướng chun mơn hóa của một trung tâm
cơng nghiệp do những xí nghiệp nịng cốt quyết định. Những xí nghiệp này
được hình thành dựa trên những lợi thế về tài nguyên khoáng sản, năng lượng,
nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lí thuận lợi... Những xí nghiệp
phân bố trong trung tâm cơng nghiệp có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau về
mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế và quy trình cơng nghệ. Đi liền với những xí
nghiệp nịng cốt, ở trung tâm cơng nghiệp thường có một loạt các xí nghiệp có ý
nghĩa bổ trợ nhằm tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu, sửa chữa máy móc,
thiết bị, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhu cầu của cư dân
trong trung tâm [16].
- Vùng công nghiệp:
Mỗi một ngành công nghiệp thường được phân bố trên phạm vi lãnh thổ
nhất định, với đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự
phát triển cơng nghiệp. Đó là vùng phân bố của ngành, thường gọi là vùng
ngành. Các vùng ngành thường gặp là vùng khai thác than, vùng khai thác dầu
khí, vùng khai thác kim loại màu...
Thực tế, trên một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi cho việc
phân bố các xí nghiệp khơng chỉ của một ngành mà của một số ngành cơng
nghiệp. Do đó các vùng ngành chồng chéo lên nhau là thành phần của vùng
công nghiệp tổng hợp, thường được gọi là vùng công nghiệp.
1.1.2. Quan niệm về khu công nghiệp
KCN hay khu công nghiệp tập trung đã ra đời và phát triển ở các nước tư
bản vào những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Ở Anh KCN đầu tiên ra đời
1896, ở Hoa Kì xuất hiện năm 1899, Italia xuất hiện từ năm 1904 và bắt đầu sau
chiến tranh thế giới thứ 2 thì KCN thực sự bùng nổ và phổ biến ở các nước này.
Theo quan niệm của các nhà khoa học phương tây KCN tập trung là một
khu vực đất đai có ranh giới nhất định và quyền sở hữu rõ ràng nhằm trước hết



10

xây dựng kết cấu hạ tầng (đường sá, điện, nước, thơng tin liên lạc) rồi sau đó
xây dựng các xí nghiệp để bán.
Theo quan điểm của tổ chức phát triển cơng nghiệp Liên Hợp Quốc
(UNIDO) thì “KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong
một quốc gia nhằm thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất
khẩu bằng cách cung cấp cho những ngành công nghiệp này những điều kiện
đầu tư mậu dịch thuận lợi, đặc biệt so với những phần lãnh thổ cịn lại của nước
nhà. Trong đó đặc biệt KCX cho phép nhập hàng hóa dùng cho sản xuất để
phục vụ xuất khẩu được miễn thuế” [17].
Ở các nước đang phát triển trong q trình cơng nghiệp hóa các KCN được
hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, cơng nghệ và kinh nghiệm quản lí của các
nước phát triển. Ở các nước châu Á và ASEAN KCN tập trung ra đời vào nửa
sau của thế kỉ 20. Singapo KCN xuất hiện 1951, Đài Loan 1966, Hàn Quốc
1970, Thái Lan 1972... Dù tên gọi mỗi nước có thể khác nhau nhưng về bản chất
đó là KCN tập trung.
Ở Việt Nam hình thức KCN được hình thành vào đầu thập niên 90 thế kỉ
20, trong nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của chính phủ đã chỉ rõ “KCN tập
trung do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới xác định, chuyên sản xuất
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cơng nghiệp, khơng có dân
cư sinh sống”.
Theo nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 khái niệm KCN được định nghĩa
như sau: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống, do chính phủ hoặc thủ tướng quyết
định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất” [17].



11

1.1.3. Phân loại khu cơng nghiệp
Ngồi hình thức KCN ở nước ta cịn có những kiểu biến dạng khác của
KCN. Do điều kiện tự nhiên mà đặc biệt là điều kiện KT-XH đã quyết định sự ra
đời của một số hình thức sau:
Khu chế xuất: là nơi tập trung các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm
để xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống, do chính phủ
hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
Khu chế xuất đầu tiên của nước ta là KCX Tân Thuận - TPHCM ra đời
ngày 25/11/1991, tiếp đó KCX Linh Trung - Thủ Đức ra đời 1992.
Khu công nghệ cao: Là khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ
thuật cao và các dịch vụ cho phát triển, bao gồm: Nghiên cứu triển khai khoa
học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới xác định do
chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong KCNC có thể
có doanh nghiệp chế xuất.
Khu cơng nghệ cao có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường thuận
lợi thu hút FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là thu hút các tập đoàn đa
quốc gia. Khu cơng nghệ cao cịn là nơi thu hút, tập hợp lực lượng trí thức
KH&CN trong cả nước, trí thức việt kiều và các nhà KH&CN nước ngồi trong
nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ trực tiếp cho sản xuất và ươm
tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
Khu cơng nghệ cao là một hình thức biến dạng của KCN ở nước ta, quy
hoạch đầu tiên là KCNC Hòa Lạc - Hà Nội được lập quy hoạch và xây dựng từ
1/1996, KCNC TP.HCM có quyết định thành lập 24/10/2002 tại Quận 9 TP.HCM.
Khu kinh tế tổng hợp: Là những KCN được phát triển theo kế hoạch đã
được phê chuẩn có tích hợp chức năng cơng nghiệp, kết hợp với các khu vực
dân cư, khu thương mại dịch vụ. Trong khu kinh tế tổng hợp lấy thương mại



12

dịch vụ và sản xuất công nghiệp làm trọng tâm để thúc đẩy phát triển của một
địa phương.
Khu công nghiệp sinh thái: Là kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất cơng nghiệp
và bảo vệ mơi trường, đây là mơ hình mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo tồn tài
nguyên, mơi trường, đồng thời có lợi ích cho nhà sản xuất do giảm chi phí
nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí sản xuất, giảm trách nhiệm pháp lý về bảo
vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện môi trường.
Khu công nghiệp sinh thái là hướng đi phổ biến ở các nước phát triển.
1.1.4. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu cơng nghiệp
Xây dựng và phát triển KCN là xu hướng tất yếu, phù hợp với giai đoạn
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của nước ta hiện nay vì nó cho thấy
nhiều lợi ích thiết thực phù hợp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc hình
thành các KCN mang tính tất yếu khách quan trong từng giai đoạn phát triển lịch
sử của mỗi quốc gia.
Các nước tư bản muốn thông qua xây dựng các KCN để tăng cường xuất
khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới đồng thời khai thác triệt
để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động trong nước.
Đối với các nước đang phát triển trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa với chiến lược hướng về xuất khẩu, các KCN, KCX được hình thành nhằm
mục đích thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước phát
triển. Do đang ở giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên
các nguồn lực đầu tư cho phát triển cịn rất hạn chế vì vậy việc mở rộng hợp tác
với nước ngoài tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có
mơi trường đầu tư hấp dẫn để tạo động lực thu hút các doanh nghiệp.
Trong điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn nên tạo ra những khu vực có
diện tích nhỏ để tập trung những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tạo khả
năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là điều kiện cần thiết, bên cạnh đó

việc hình thành các KCN cũng là cơ hội để phát huy sức mạnh nội lực của đất


13

nước trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Thực tế cho thấy việc phát
huy nội lực và vận dụng hiệu quả lực bên ngồi có vai trị rất quan trọng đối với
sự phát triển của đất nước, vì vậy sự ra đời của các KCN là một bước đi đúng
đắn cho các nước phát triển trong đó có Việt Nam.
KCN với những ưu đãi đặc biệt đã trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư
trong nước và nước ngồi từ đó thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ và kỹ
thuật mới, thu ngoại tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu.
KCN cịn góp phần cân đối cán cân thương mại theo hướng đẩy mạnh xuất
khẩu tăng thu ngoại tệ, sản xuất nhiều hàng hóa tiêu dùng nội địa và sản phẩm
xuất khẩu có tính cạnh tranh cao.
Phát triển KCN cịn tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ
có giá trị lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án
sản xuất kinh doanh, góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là hạ
tầng vùng nông thơn, góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương, phục vụ
tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương của vùng và cả
nước.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ và kỹ thuật hiện đại cũng như học hỏi kinh
nghiệm phương pháp quản lý của những nền sản xuất tiên tiến, ngoài nguồn vốn
đầu tư các doanh nghiệp nước ngồi cịn đưa vào Việt Nam những dây chuyền
sản xuất với công nghệ tiên tiến hiện đại giúp chúng ta học tập, chuyển giao
công nghệ và đào tạo trình độ tay nghề cho người lao động.
KCN đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, một đội ngũ
cán bộ có trình độ quản lý, phát triển KCN góp phần tạo nhiều cơng ăn việc làm
và góp phần hình thành một lớp người lao động mới sáng tạo có trình độ chun
mơn kỹ thuật cao, tiếp thu tốt những công nghệ mới, tạo thu nhập ổn định cho

người lao động ngoài ra các KCN còn chủ động mở các trung tâm đào tạo nghề,
góp phần nâng cao trình độ người lao động góp phần chuyển giao cơng nghệ và
trình độ quản lý.


14

KCN cịn có vai trị thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như là nơng
nghiệp vì sử dụng ngun liệu từ nơng lâm ngư nghiệp, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Sự ra đời của các KCN sẽ đi kèm với việc hình thành các khu dân cư đơ thị
mới, qua đó góp phần thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa đơ thị hóa và góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
KCN, KCX đóng góp lớn vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp
nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng CN hóa, hiện đại
hóa
Các KCN ngồi việc đầu tư sản xuất còn phải đầu tư xử lý chất thải qua đó
góp phần bảo vệ mơi trường.
Với những lợi ích trên chúng ta thấy rằng việc xây dựng và phát triển các
KCN, KCX là xu hướng tất yếu phù hợp với thực tại khách quan của Việt Nam.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khu
cơng nghiệp
1.1.5.1. Nhóm các nhân tố bên trong
Vị trí địa lý: Là yếu tố có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển
các KCN trong đó mỗi vị trí có vai trị quan trọng trong từng khu vực nhất định.
Về mặt tự nhiên: Các KCN thường được phân bố ở vị trí thuận lợi về giao
thơng và gần vùng cung cấp nguyên liệu. Đây là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của khu công nghiệp, việc xây dựng các KCN ở vùng này sẽ
tận dụng được các nguồn đầu vào sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển từ đó đem

lại hiệu quả kinh tế cao.
Về mặt kinh - tế xã hội: Các đô thị là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm
chính trị, ở đây chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành và phát
triển các KCN đồng thời có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư, các đô thị
thường tập trung nguồn lao động dồi dào nhất là nguồn lao động có trình độ, có


×