Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 6 tuổi ở huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Phúc

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÕ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở HUYỆN THẠNH
HÓA, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Phúc

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÕ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở HUYỆN THẠNH
HÓA, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. ĐINH THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Phúc


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS. Đinh Thị Tứ – Giảng viên khoa
mầm non Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, giảng viên
hướng dẫn trực tiếp, người đã tận tình giúp đỡ, đóng góp những
ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy (cô) trong Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng
Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Tổ Thông tin Thư viện Đại học Sư
phạm Tp.HCM, Tổ Thông tin Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM đã quan tâm,
tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Phúc



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

.................................................................................................................1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6
TUỔI .......................................................................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu về tổ TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi. .......... 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước........................................................8
1.2. Một số lý luận về tư duy và đặc điểm PTTD của trẻ MG 5 - 6 tuổi .......... 10
1.2.1. Một số lý luận về tư duy ...........................................................................10
1.2.2. Quá trình phát triển tư duy của trẻ MG 5 - 6 tuổi .....................................10
1.2.3..Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ MG 5 - 6 tuổi. ....................................12
1.3. Mục tiêu và nội dung phát triển tư duy trong chương trình giáo dục
Mầm non và trong bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi. ............................................... 16
1.3.1. Mục tiêu phát triển tư duy trong chương trình GDMN năm 2009 ...........17
1.3.2. Nội dung PTTD trong chương trình giáo dục mầm non (năm 2009) .......17
1.3.3. Nội dung phát triển tư duy trong bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi .........................18
1.4. Một số lý luận về TCHT và vai trò của TCHT với sự phát triển tư duy .... 20
1.4.1. Khái niệm trò chơi học tập ........................................................................20

1.4.2. Phân loại Trò chơi học tập ........................................................................20
1.4.3. Định nghĩa và phân loại TCHT nhằm PTTD............................................21
1.4.4. Vai trò của TCHT đối với sự phát triển tư duy cho trẻ MG .....................21


1.5. Tổ chức TCHT nhằm phát triển tư duy cho trẻ MG 5 - 6 tuổi .................. 22
1.5.1. Khái niệm tổ chức .....................................................................................22
1.5.2. Khái niệm tổ chức TCHT nhằm phát triển tư duy cho trẻ MG 5 - 6
tuổi............................................................................................................22
1.6. Một số lí luận về quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm. ..................... 25
1.6.1. Một số quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm .....................................26
1.6.2. Bản chất của Dạy học lấy trẻ làm trung tâm .............................................27
1.6.3. Khái niệm dạy học lấy trẻ làm trung tâm..................................................28
1.6.4. Tiếp cận quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức
TCHT nhằm phát triển tư duy cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ...............................28
1.6.5. Các tiêu chí đánh giá thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ
MG 5-6 tuổi theo hương tiếp cận “lấy trẻ làm trung tâm” .......................30
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÕ CHƠI HỌC TẬP NHẰM
PHÁT TRIỂN TƢ DUY CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI .........33
2.1. Tổ chức điều tra thực trạng .................................................................... 33
2.1.1. Mục đích khảo sát .....................................................................................33
2.1.2. Nội dung khảo sát .....................................................................................33
2.1.3. Phương pháp khảo sát thực trạng ..............................................................33
2.1.4. Đối tượng và thời gian khảo sát ................................................................34
2.1.5. Thời gian khảo sát .....................................................................................35
2.1.6. Vài nét về cơ sở khảo sát ..........................................................................35
2.1.7. Tiêu chí và thang đo đánh giá. ..................................................................36
2.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 6 tuổi theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm ................................... 38
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV mầm non về một số vấn đề liên quan

đến việc tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ....................38
2.2.2. Thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.................41
2.2.3. Những khó khăn nổi bật trong quá trình tổ chức TCHT nhằm PTTD


cho trẻ MG 5 – 6 tuổi theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm............73
2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng. ....................................................................74
2.2.5. Những đề xuất của GV để việc tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ
MG 5 - 6 tuổi nhằm đạt hiệu quả cao hơn................................................76
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................77
Chƣơng 3. ĐỀ

UẤT MỘT S

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ TỔ CHỨC TCHT NHẰM PTTD CHO TRẺ MG 5 - 6
TUỔI .....................................................................................................79
3.1. Đề xuất giải pháp. ................................................................................. 79
3.2. Khảo nghiệm các giải pháp đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ........................................... 106
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................136
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT


NGHĨA CỦA TỪ

TC

Trò chơi

TCHT

Trò chơi học tập

PT

Phát triển

TD

Tư duy

PTTD

Phát triển tư duy

GV

Giáo viên

MG

Mẫu giáo



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê trình độ chuyện môn và thâm niên dạy lớp Lá của 50 GV
và cán bộ quản lí khảo sát ................................................................... 35
Bảng 2.2. Bảng tiêu chí đánh giá kế hoạch tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ
MG 5 - 6 tuổi ..................................................................................... 36
Bảng 2.3. Nhận thức của GV mầm non về tầm quan trọng của TCHT đối với
PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi................................................................ 38
Bảng 2.4. Bảng thống kê thực trạng nhận thức của GV mầm non về kiểu TD
và thao tác TD chủ yếu cần PT cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ........................... 39
Bảng 2.5. Bảng thống kê thực trạng nhận thức của GV mầm non về kiểu TD và
thao tác TD chủ yếu cần đưa vào mục tiêu khi lập kế hoạch tổ chức
TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ........................................... 41
Bảng 2.6. Bảng thống kê thực trạng mức độ thực hiện những kiểu TD và thao
tác TD trong nội dung kế hoạch giáo dục của GV ................................ 43
Bảng 2.7. Bảng thống kê thực trạng mức độ thực hiện những cơ sở GV mầm
non thường dựa vào để lựa chọn hay thiết kế TCHT nhằm PTTD cho
trẻ MG 5 - 6 tuổi ................................................................................ 44
Bảng 2.8. Bảng thống kê các bước khi tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG
5– 6 tuổi theo từng chủ đề. ................................................................. 45
Bảng 2.9. Bảng thống kê thực trạng về việc thực hiện các bước khi lập kế hoạch
tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi theo từng chủ đề. ..... 46
Bảng 2.10. Bảng thống kê thực trạng xây dựng môi trường chơi nhằm PTTD cho
trẻ MG 5 - 6 tuổi. ............................................................................... 46
Bảng 2.11. Bảng thống kê thực trạng nhận thức của GVMN về bản chất của Dạy
học lấy trẻ làm trung tâm .................................................................... 48
Bảng 2.12. Bảng thống kê thực trạng mức độ sử dụng những biện pháp tổ chức
TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi theo hướng tiếp cận lấy trẻ
làm trung tâm ..................................................................................... 49
Bảng 2.13. Bảng thống kê thực trạng việc xác định mục tiêu PTTD và nội dung

phát tiển tư duy trong TCHT trong các kế hoạch tổ chức TCHT nhằm


PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi................................................................ 52
Bảng 2.14. Bảng thống kê kế hoạch tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6
tuổi theo chủ đề nhánh (kế hoạch tuần). .............................................. 58
Bảng 2.15. Bảng thống kê thực trạng mức độ chuẩn bị môi trường chơi khi tổ
chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.................................... 63
Bảng 2.16. Bảng thống kê thực trạng xây dựng môi trường chơi khi tổ chức
TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi theo (quan sát kế hoạch
tuần) .................................................................................................. 65
Bảng 2.17. Bảng thống kê mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ
MG 5 - 6 tuổi chơi TCHT nhằm PTTD ............................................... 67
Bảng 2.18. Bảng thống kê thực trạng tổ chức, hướng dẫn trẻ MG 5 - 6 tuổi chơi
TC HT nhằm PTTD theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. ........... 68
Bảng 2.19. Bảng thống kê thực trạng đánh giá trẻ MG 5 - 6 tuổi chơi TCHT
nhằm PTTD theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm ........................ 70
Bảng 2.20. Bảng thống kê thực trạng đánh giá trẻ khi tổ chức TCHT nhằm PTTD
cho trẻ MG 5- 6 tuổi.(theo kế hoạch tuần) ........................................... 71
Bảng 2.21. Bảng liệt kê những khó khăn nổi bật khi tổ chức TCHT nhằm PTTD
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. .......... 73
Bảng 2.22. Bảng thống kê đề xuất chủ yếu của GV nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi theo hướng tiếp cận
lấy trẻ làm trung tâm. ......................................................................... 76
Bảng 3.1. Bảng thống kê tính hiệu quả các giải pháp ......................................... 107
Bảng 3.2. Bảng thống kê tính khả thi các giải pháp ........................................... 108
Bảng 3.3. Bảng thống kê tính cần thiết của các giải pháp ................................... 110


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thống kê nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của
TCHT đối với sự PTTD của trẻ .............................................................39
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh mức độ sử dụng những biện pháp tổ chức TCHT
nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm
trung tâm ................................................................................................51
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ so sánh mức độ phù hợp của nội dung kế hoạch với chuẩn
PT trẻ 5 tuổi; chương trình giáo dục mầm non; đặc điểm TD trẻ 5
- 6 tuổi; trình độ PTTD thực tế của nhóm, lớp. ....................................55


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
TD là quá trình nhận thức ở mức độ cao của con người. PT nhận thức cho trẻ
MG 5 - 6 tuổi, đặc biệt là PTTD là một trong 5 lĩnh vực cần PT cho trẻ được quy định
trong chương trình giáo dục mầm non cũng như trong bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi do Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. PTTD cho trẻ MG 5-6 tuổi là nội dung quan trọng
trong PT trí tuệ nhằm chuẩn bị cho trẻ vào lớp một [31, tr.3].
Sự PT nhận thức, trong đó đặc biệt là sự PTTD của trẻ em trước 6 tuổi lại gắn
liền với những hành động thực hành của trẻ và gắn với sự cảm nhận (tri giác) các
thuộc tính bên ngoài cũng như sự cảm nhận mối quan hệ giữa các đối tượng xung
quanh. Do đó, có hai con đường PTTD cho trẻ em trước 6 tuổi: từ TD trực quan hành
động chuyển sang TD trực quan hình ảnh và một phần của TD logic từ ngữ, và từ tri
giác một cách cảm tính để hình thành biểu tượng ban đầu rồi chuyển sang TD [41,
tr.178]. Cả hai con đường này diễn ra đồng thời, mặc dù trong giai đoạn nhất định nào
đó chúng khác biệt nhau và giữ vai trò đặc biệt trong sự PT hoạt động nhận thức nói
chung, trong sự PTTD ở năm cuối bậc học MN nói riêng.
Các nhà tâm lý học khẳng định: hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ
MG, trẻ học qua chơi, chơi mà học. Qua chơi việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng và PT trí

tuệ của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. TCHT là một loại TC có vai trò
quan trọng đối với việc PT nhận thức nói chung và TD nói riêng cho trẻ MG. Khi tham
gia vào TCHT trẻ được củng cố các biểu tượng đã học, được PT các thao tác TD, PT
khả năng suy luận và khả năng sáng tạo của trẻ trong việc giải quyết các nhiệm vụ của
TC. Vì vậy, việc tổ chức TCHT nhằm PTTD nói riêng, nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi
nói chung là một nhiệm vụ quan trọng [32, tr.32].
Chương trình giáo dục mầm non năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
tiếp cận theo quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt
động chơi cho trẻ nói chung và tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ nói riêng đòi hỏi
GV phải tiếp cận theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của trẻ trong việc giải quyết các nhiệm vụ của TC, giúp trẻ tự lập trong
việc xây dựng trí tuệ và nhân cách của bản thân.


2
Thực tiễn giáo dục ở các trường mầm non huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An còn
nhiều bất cập. Câu hỏi đặt ra là GVMN có tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ đảm
bảo tính liên tục, hệ thống, logic; có theo hướng tiếp cận quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm không? Cụ thể GV có biết dựa vào đặc điểm PTTD của trẻ MG 5-6 tuổi, dựa vào
chương trình GDMN năm 20017 và chuẩn PT cho trẻ 5 tuổi để xây dựng mục tiêu
PTTD cho trẻ trong kế hoạch không? GV có biết xây dựng nội dung các TC phù hợp
với mục tiêu. Khi xây dựng mục tiêu và nội dung PTTD, GV có xuất phát từ vốn hiểu
biết và trình độ TD của trẻ ở các nhóm lớp, các vùng, miền không?; việc xây dựng môi
trường chơi có thu hút, kích thích trẻ tích cực TD không?; định hướng cách tổ chức và
hướng dẫn trẻ chơi, cách đánh giá trẻ có theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm
không?
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng tổ chức
TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An” nhằm
xác định, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục thực trạng góp
phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở

huyện này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm xác định thực trạng về hiệu quả PTTD cho trẻ MG 5 - 6
tuổi ở địa bàn nghiên cứu trong mối liên hệ tương quan với việc tổ chức chúng trong
trường mầm non, như một cơ sở thực tiễn để vận dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm
trung tâm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những bất cập của thực
trạng góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 6 tuổi.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi của GV ở huyện
Thạnh Hóa, tỉnh Long An
3.2. Khách thể nghiên cứu
Việc tổ chức TCHT nhằm PT nhận thức cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.


3
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được nội hàm của khái niệm “tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ
MG 5B- 6 tuổi” và “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức này ở các trường mầm non
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An” thì có thể làm rõ được thực trạng tổ chức TCHT
nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá một số những cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
5.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở
huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm.
5.3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những bất cập của thực trạng góp phần
nâng cao hiệu quả tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
6. Phạm vi nghiên cứu
-Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5-6 tuổi theo

hướng lấy trẻ làm trung tâm ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An (Đề tài tập trung
nghiên cứu ở các nội dung như: GV có biết dựa vào đặc điểm PTTD của trẻ MG 5 - 6
tuổi, dựa vào chuẩn PT của trẻ 5 tuổi, nội dung chương trình và kết quả mong đợi
trong chương trình do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng mục tiêu PTTD
trong kế hoạch không? mục tiêu và nội dung TC có linh hoạt theo trình độ của trẻ
không? việc xây dựng môi trường chơi, cách tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, cách đánh
giá trẻ có theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm không?). Đề xuất một số giải pháp
cải thiện thực trạng góp phần nâng hiệu quả tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5
- 6 tuổi ở huyện Thạnh hóa tỉnh Long An.
-Giới hạn về địa bàn nghiêncứu:
Khảo sát thực trạng tại 4 trường Mầm non, MG thuộc huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An: trường Mầm Non Thị Trấn Thạnh Hóa, trường MG Thủy Tây, trường MG
Thạnh Phước, trường mẫu giáo Tân Hiệp.
- Mẫu khảo sát thực trạng: 50 GV, cán bộ quản lý là ban giám hiệu các trường
mầm non, MG và 16 kế hoạch giáo dục năm, chủ đề, tuần của một số trường MN ở
huyện Thạnh Hóa.


4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu để viết cơ sở lý luận cho các vấn đề
nghiên cứu. Nội dung bao gồm: Hệ thống những khái niệm công cụ, những lý luận cơ
bản về TD về đặc điểm PTTD của trẻ MG 5 - 6 tuổi, lý luận về TCHT, tổ chức TCHT
nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi., quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm…
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu h sơ:
- Mục đích:
+ Đánh giá các kế hoạch giáo dục năm học và chủ đề, kế hoạch tuần của GV xem
GV có xác định rõ ràng, đầy đủ mục tiêu PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi không?; mục

tiêu PTTD trong kế hoạch có phù hợp mục tiêu PTTD trong chương trình giáo dục
mầm non; phù hợp với chuẩn PT trẻ 5 tuổi; trình độ PTTD của trẻ ở địa phương và có
linh hoạt theo từng nhóm trẻ?
+ Nội dung PTTD của TCHT trong kế hoạch có: phù hợp nội dung PTTD trong
chương trình giáo dục mầm non; có phù hợp nội dung PTTD trong chuẩn PT nhận
thức trẻ 5 tuổi; có phù hợp trình độ PTTD trẻ MG 5 - 6 tuổi; có linh hoạt theo trình độ
PTTD thực tế của nhóm, lớp.
+ Các TCHT trong kế hoạch sắp xếp có đảm bảo tính logic.
+ Nội dung có hấp dẫn, thu hút trẻ chơi.
- Đối tượng: Kế hoạch năm, chủ đề, nhánh và ngày của 16 lớp Lá ở trường:
trường Mầm non Thị Trấn, MG Thạnh Phú, MG Thạnh Phước, MG Tân Hiệp.
- Cách thực hiện: thu thập kế hoạch năm, tháng, tuần và ngày; kế hoạch vui chơi
của 16 lớp Lá tại 4 trường: trường Mầm non Thị Trấn, MG Thủy Tây, MG Thạnh
Phước, MG Tân Hiệp để nghiên cứu, đánh giá các kế hoạch tổ chức TCHT nhằm
PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
- Mục đích:
+ Đánh giá việc xây dựng môi trường chơi của GV khi tổ chức TCHT cho trẻ
nhằm PTTD theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: có tạo tâm lí thoải mái, thân thiện?; có


5
khích lệ khuyến khích trẻ chơi?; đồ dùng đồ chơi có phong phú, có kích thích sự tích
cực TD của trẻ?; Nguyên vật liệu, đồ chơi có đảm bảo tính mở, có đẹp, có thu hút trẻ
chơi?; số lượng có đủ cho trẻ hoạt động?
+ Đánh giá GV tổ chức và hướng dẫn chơi có: phân nhóm trẻ theo khả năng
trước khi tổ chức hoạt động?, có phát huy tính độc lập, sáng tạo của trẻ trong việc giải
quyết nhiệm vụ của TD?, Có lồng ghép các tình huống thử thách khả năng TD của trẻ?
+ Quan sát việc đánh giá trẻ của GV: có cho trẻ tự đánh giá mình và đánh giá lẫn
nhau không?, có tạo cơ hội cho trẻ trình bày ý tưởng của mình trong quá trình đánh giá

không? GV bổ sung ý kiến đánh giá GVcó nhấn mạnh những tiến bộ, khích lệ để trẻ
chơi lần sau?, có phần gợi ý để nâng cao mức độ khó cho trẻ chơi lần sau?
- Đối tượng: các góc có tổ chức TCHT trong lớp; các giờ học tổ chức TCHT.
- Cách thực hiện: Chúng tôi tiến hành lập phiếu quan sát, quan sát các góc chơi
TCHT trong lớp; dự giờ một số hoạt động có tổ chức TCHT của GV. Người nghiên
cứu tiến hành quan sát và ghi chép vào phiếu dự giờ.
7.2.3. Phương pháp đi u tra

ng phi u h i

n et :

- Mục đích: Sử dụng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của GV và đại diện của Ban
giám hiệu về vấn đề tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ về các nội dung:
+ Nhận thức của GV và Ban Giám Hiệu về: tầm quan trọng của TCHT đối với sự
PTTD; những kiểu và thao tác TD chủ yếu cần PT cho trẻ 5 - 6 tuổi; các bước tổ chức
TCHT; quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
+ Thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5- 6 tuổi.
+ Những khó khăn chính trong quá trình tổ chức TCHT.
+ Những giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo các kế hoạch có tổ chức TCHT và có
tính hệ thống, có vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm...
- Đối tượng: 50 GV và đại diện Ban giám hiệu của 4 trường Mầm non, MG thuộc
địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An: MG Thạnh Phước, MG Tân Hiệp, MG Thủy
Tây, Mầm non Thị Trấn.
- Cách thực hiện: Phát bảng hỏi cho từng GV dạy lớp 5 - 6 tuổi và đại diện Ban
Giám Hiệu ở 4 trường khảo sát, thu hồi và tổng hợp, đánh giá.
7.2.4. Phương pháp ph ng vấn:
- Mục đích: Tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân của thực trạng tổ chức TCHT



6
nhằm PTTD cho trẻ 5 - 6 tuổi, những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức.
- Đối tượng: một số GV và đại diện Ban giám hiệu của 4 trường Mầm non, MG
thuộc địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An: MG Thạnh Phước, MG Thủy Tây, MG
Tân Hiệp, Mầm non Thị Trấn.
- Cách thực hiện: Tạo tâm lý thoải mái cho GV và cán bộ quản lý tham gia
phỏng vấn, hỏi và trao đổi trực tiếp những nội dung cần thu thập thông tin để làm rõ
hơn cho thực trạng
7.2.5. Phương pháp hảo nghiệm:
- Mục đích: Đánh giá tính hiệu quả, khả thi của một số giải pháp do chúng tôi đề
xuất.
- Đối tượng: 50 GV và Ban giám hiệu của 4 trường Mầm non, MG thuộc địa bàn
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An: MG Thạnh Phước, MG Tân Hiệp, MG Thủy Tây,
Mầm non Thị Trấn.
- Cách thực hiện: Đưa ra các giải pháp đã đề xuất cho GV dạy lớp 5 - 6 tuổi và
Ban Giám Hiệu tìm hiểu đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả và cần thiết của chúng.
7.2.6.Phương pháp thống ê toán học:
- Mục đích: tổng hợp, tính phần trăm và giá trị x trung bình của các số liệu thu
được từ bảng hỏi.
- Đối tượng: 50 phiếu hỏi được thu về của GV và Ban giám hiệu của 4 trường
Mầm non, MG thuộc địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
- Cách thực hiện: Dựa vào kết quả trong phiểu hỏi, tiến hành tổng hợp số lượng,
tính phần trăm và giá tr trung bình cho các nội dung trong phiếu..


7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI
HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

1.1. Lịch sử nghiên cứu về tổ TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều công trình NC về PTTD cho trẻ MG
và TCHT với sự PTTD của trẻ.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Jean Piaget trong quyển “Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em” đã đưa ra nhiều lý
luận và minh chứng cho thấy rằng trẻ 5 - 6 tuổi đã có TD biểu tượng. Trẻ đã có khả
năng TD biểu tượng. Kiểu TD này làm cho quá trình TD diễn ra nhanh hơn với không
gian rộng hơn, tính khái quát cao hơn. Đó là những thao tác bằng các kí hiệu thay vì
trực tiếp thực hiện thao tác trên đồ vật [20, tr.365].
Trong tác phẩm “Tâm lí học và giáo dục học”, J.Piaget cũng đã đưa ra nhận định
“Khi chơi ở trẻ PT tri giác, trí thông minh, những khuynh hướng thử nghiệm, những
bản năng xã hội,…” do đó cần khuyến khích khả năng sáng tạo khi chơi [21]. Lí thuyết
PT nhận thức của ông có ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng chương trình giáo dục cho
trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi MG và đầu tiểu học. Theo ông thì TC s thúc đẩy sự PT ở
trẻ ở nhiều mặt trong đó có TD.
Về lịch sử nghiên cứu TCHT đối với sự PT của trẻ, trường phái Tâm lý học – Giáo
dục học Macxit ra đời vào TK XIX – XX với triết học duy vật biện chứng - lịch sử và lí
thuyết tâm lí học hoạt động. Các nhà tâm lí học, giáo dục học cho rằng TC của trẻ không
có nguồn gốc sinh học mà có nguồn gốc xã hội và được người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi
nhằm mục đích giáo dục trẻ và chuẩn bị cho trẻ đến với hoạt động lao động trong tương
lai. Tiêu biểu cho trường phái này là các nhà Giáo dục học và các tác phẩm như:
"Dạy học ở MG" của A.P. Uxova, TCHT có quan hệ mật thiết với dạy học. Nó được
sử dụng để dạy ngôn ngữ, vận động, nhận thức... trong đó có TD. "Nếu TCHT được sử
dụng thành hệ thống s góp phần đắc lực vào việc PT các quá trình tri giác cảm giác và
biểu tượng của trẻ MG" [32, tr.14]. A.N. Leonchep trong công trình nghiên cứu về cơ
sở tâm lý học của TC ở tuổi MG cho rằng những TCHT chính là TC có nhiệm vụ


8
chơi... Đó là những TC chuẩn bị cho các thao tác nhận thức, các thao tác cần cho hoạt

động học tập sau này của trẻ...[9, tr.470].
L.X.Vưgoxki cho rằng TC là phương tiện hiệu quả để hình thành và PT các biểu
tượng dưới sự hướng dẫn sư phạm đúng đắn của người lớn. Bản chất của phương thức
dạy học này là dựa trên khả năng hiện tại của trẻ, đồng thời cần tính đến những điều
mà trẻ có thể thực hiện được dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của người lớn, theo
quy luật tác động “vùng phát triển gần nhất” của trẻ [42]. Theo quan điểm của ông thì
GV cần phải dựa vào trình độ TD hiện có của trẻ để đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ
TD mới khi tổ chức TCHT.
Với quan điểm vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ nhỏ và TC là phương
tiện dạy học cơ bản đối với trẻ. Các nhà tâm lý học- giáo dục học Liên Xô cũ như:
Đ.B.Encônhin, A.N.Leônchep, A.P.Uxôva đã đưa ra nhận định: để PT khả năng nhận
thức, cũng như khả năng TD cho trẻ, đòi hỏi các nhà giáo dục phải tổ chức tốt các hoạt
động thực hành nhằm PT các thao tác TD cũng như các kiểu TD cho trẻ, trong đó có
việc sử dụng TCHT.
Từ các quan điểm trên đây chúng ta thấy: Các nhà Tâm lý học và Giáo dục học
đều nhấn mạnh vai trò của TCHT với sự PT trí tuệ của trẻ MG nói chung và TD nói
riêng cho trẻ. TCHT được coi là phương tiện để PT trí tuệ cho trẻ.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Về đặc điểm PTTD của trẻ 5 - 6 tuổi, nhóm tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn
Như Mai, Đinh Kim Thoa khẳng định trẻ MG 5 - 6 tuổi đã xuất hiện kiểu TD trực
quan hình tượng, TD trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu TD logic [34, tr.317].
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu TCHT đã được bắt đầu những năm cuối thế kỉ XX
cho đến nay. TCHT được sử dụng trong các hoạt động tại trường mầm non như là một
phương tiện giáo dục trẻ. Nhìn chung các nghiên cứu chịu ảnh hưởng sâu sắc của các
nhà Tâm lí học- Giáo dục học Xô Viết.
Trong tài liệu “Tổ chức, hướng dẫn trẻ MG chơi” do Nguyễn Ánh Tuyết chủ biên
đã đưa ra thế mạnh của TCHT đối với việc PT trí tuệ cho trẻ. Bà khẳng định: TCHT là
phương tiện, là con đường cơ bản để PT trí tuệ cho trẻ MG.
Tiến sĩ Trương Xuân Huệ cũng đã nhấn mạnh vai trò của TC đối với việc hình



9
thành biểu tượng toán cho trẻ trong đó bao gồm việc PTTD qua 2 tác phẩm “ Kế hoạch
hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5 - 6 tuổi bằng các hoạt động khác nhau”
và “Sử dụng TCHT như một phương pháp giáo dục nhằm PT năng lực nhận thức cho
trẻ 5 - 6 tuổi”.
Trong luận án tiến sỹ “Thiết kế và sử dụng TCHT nhằm PT khả năng khái quát
hóa của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)”, “Trò chơi PTTD cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi” của
tác giả Trần Thị Ngọc Trâm, tác giả đã nhấn mạnh TCHT là phương tiện để PT thao
tác khái quát hóa nói riêng và TD của trẻ MG nói chung. Tác giả đã xây dựng được hệ
thống các TC nhằm PT thao tác khái quát hóa cho trẻ MG 5 - 6 tuổi [31], [32].
Tác giả Đặng Thị Thu Huyền qua đề tài “Thực trạng tổ chức TCHT trong giờ
chơi tự do ở lớp MG 5- 6 tuổi”, tác giả đã nghiên cứu thực trạng tổ chức TCHT trong
giờ chơi tự do và cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
TCHT trong giờ chơi tự do theo hướng khuyến khích trẻ MG 5- 6 tuổi tích cực hoạt
động. Tác giả Đ Thị Minh Nguyệt qua đề tài “Thiết kế TCHT nhằm PT kh năng khái
quát hóa cho trẻ MG lớn (5-6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán” đã hệ thống
hóa được những cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng TCHT nhằm PT khả năng khái
quát hóa cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán và tác giả đã thiết kế
hệ thống TCHT nhằm PT biểu tượng toán cho trẻ MG 5 - 6 tuổi. Một số tác giả khác
như Trần Thị Ngọc Trâm, Vũ Thị Ngân cũng đã nghiên cứu về TCHT với sự PT khái
quát hóa của trẻ MG 5 - 6 tuổi
Như vậy, ý nghĩa, vai trò của TCHT nhằm hình thành và PT nhận thức nói chung
và PTTD cho trẻ MG nói riêng đã được nhiều nhà Tâm lí học, Giáo dục học trong
nước và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu
về vấn đề tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5-6 tuổi theo hướng tiếp cận lấy trẻ
làm trung tâm. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “ Thực trạng tổ chức TCHT nhằm PTTD
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ MG 5-6 ở huyện Thạnh Hóa tỉnh Long
An.



10
1.2. Một số lý luận về tƣ duy và đặc điểm PTTD của trẻ MG 5-6 tuổi
1.2.1. Khái niệm tƣ duy
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (Nhà xuất bản Từ điển bách
khoa. Hà Nội. 2005): TD là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc
biệt– bộ não con người. TD phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng
các khái niệm, phán đoán, suy luận.v.v...[50].
Theo tài liệu trên, TD là hình thức phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới
dạng các khái niệm, phán đoán, suy luận. TD là sản phẩm cao nhất của bộ não con
người.
Theo các nhà tâm lý học Viêt Nam: TD là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc
tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng mà trước đó ta chưa biết [38, tr.71].
Như vậy, có rất nhiều khái niệm khác nhau về TD, tùy thuộc vào góc độ mà
người ta có cái nhìn riêng về nó.
Với đề tài này TD được xem là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính
bản chất những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện
tượng mà trước đó ta chưa biết.
* Các thao tác tư duy [40] .
- Phân tích- tổng hợp
- So sánh.
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa.
- Cụ thể hóa.
1.2.2. Quá trình phát triển tư duy của trẻ MG 5-6 tuổi.
Khi phân tích bản chất phản ánh của quá trình nhận thức, V.I.Lenin đã phát hiện
con đường biện chứng của nhận thức chân lý: “Từ trực quan sinh động đến TD trừu
tượng và từ TD trừu tượng tới thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý, nhận thức thế giới khách quan [39, tr.189]. Dưới góc độ tâm lý học, con

đường nhận thức được thể hiện qua sơ đồ: Hình ảnh tri giác

biểu tượng khái niệm.

Hiện tại có hai cách hiểu về sơ đồ chuyển hóa này. Theo quan điểm của các nhà duy
cảm, biểu tượng là hình ảnh chung, phản ánh những đặc điểm giống nhau bên ngoài


11
của các sự vật do tri giác mang lại. Quá trình hình thành biểu tượng là quá trình thu
nạp các sự kiện thu được qua cảm giác và khái quát chúng thành hình ảnh chung, tức
là khái niệm. Như vậy nhận thức của con người được PT qua các bước: Hình ảnh tri
biểu tượng

giác

khái niệm [41, tr.178].

Tóm lại, quá trình nhận thức theo quan điểm của các nhà Duy cảm diễn ra theo
trình tự logic như sau: Quan sát trực tiếp đối tượng để tạo ra hình ảnh cảm tính về đối
tượng

khái quát hóa bước một các hình ảnh đó để tạo ra biểu tượng về nó

khái

quát các biểu tượng riêng thành biểu tượng chung(tức là khái niệm về một một lớp
các biểu tượng cùng loại được xét theo tiêu chí xác định). Ví dụ: khái niệm “cái bàn”
là biểu tượng chung về nhiều cái bàn cụ thể. Khái niệm “cây” là biểu tượng về nhiều
cây cụ thể có dấu hiêu chung giống nhau quan sát được như thân, lá rễ, hoa…

Theo quan điểm của lý thuyết Hoạt động, thì sơ đồ trên chuyển từ hình ảnh tri
giác

biểu tượng

khái niệm hình thành theo nguyên lý: Tâm lý người có bản chất

hoạt động. Điều này có nghĩa là: cả hình ảnh tri giác, biểu tượng và khái niệm đều có
bản chất hoạt động [37]. Các Mác cũng đã nhấn mạnh: nhận thức cảm tính không chỉ
được giới hạn ở trực quan theo nghĩa ngắm nhìn thế giới từ bên ngoài, mà là hoạt động
thực tiễn. Sự hình thành và PTTD của trẻ em theo quan điểm trên được thể hiện qua sơ
đồ: Hành động (thực tiễn) trên đối tượng
hình ảnh tri giác hình thành biểu tượng
niệm

tạo ra hình ảnh tri giác

hành động trên

hành động trên biểu tượng

hình thành khái

phát triển khái niệm thông qua hành động thực tiễn. Quan điểm hoạt động nêu

trên cũng đã được nhiều nhà tâm lý học triển khai trong công trình nghiên cứu của
mình, Chẳng hạn, L.X.Vưgotxki khi nghiên cứu về cơ chế hình thành chức năng tâm
lý cấp cao ông đã viết: Bất cứ chức năng tâm lý cấp cao nào của trẻ em trong quá trình
PT đều được thể hiện hai lần: lần đầu là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tức là
chức năng tâm lý bên ngoài, lần thứ hai là hoạt động cá nhân, là phương pháp bên

trong của TD trẻ em, là chức năng tâm lý bên trong [42, tr.216]. Theo quan điểm này,
TD có bản chất hoạt động, để PTTD trẻ phải hoạt động với đối tượng ở bên ngoài(hoạt
động thực tiễn ở bình diện bên ngoài) và qua hoạt động thực tiễn ở bên ngoài trẻ
chuyển biểu tượng và các kỹ năng hành động với biểu tượng vào trong đầu theo cơ chế
nhập tâm thành TD ở bình diện bên trong. J. Piaget khẳng định: các hình ảnh tinh thần,


12
các biểu tượng của trẻ em [22, tr.60-66] không phải được hình thành từ các hình ảnh
tri giác mà bắt đầu từ các sơ cấu giác động, tức là bắt nguồn từ cảm giác và vận động
ban đầu và từ các sơ đồ hành động thực tiễn với đồ vật, đặc biệt là hành động tác động
qua lại giữa chủ thể với đồ vật. Ông khẳng định: „Trí tuệ không có sẵn trong đầu đứa
trẻ, cũng không nằm ở đối tượng khách quan, mà nằm ngay trong mối tác động qua lại
giữa chủ thể- đối tượng thông qua hành động” [36, tr.101]. P.Ia. Ganperin đã chứng
minh luận điểm: Coi hoạt động tâm lý là kết quả của việc chuyển các hành động vật
chất bên ngoài vào lĩnh vực tri giác, biểu tượng và khái niệm. quá trình này diễn ra
theo các bước như sau: Bước 1: lập cơ sở định hướng cho hành động, Bước 2: hành
động với đồ vật hay vật chất hóa, Bước 3: hành động với lới nói to, Bước 4: hành động
với lời nói thầm, Bước 5: hành động rút gọn với lời nói bên trong.
Dựa trên quan điểm của lý thuyết hoạt động, cơ chế hình thành và PTTD cho trẻ
MG là cơ chế nhập tâm, sự hình thành biểu tượng và khái niệm mang bản chất hoạt
động vì vậy hình thành và PTTD cho trẻ phải tổ chức cho trẻ hành động thực tiễn với
đối tượng ở bên ngoài và chuyển biểu tượng từ bên ngoài vào bên trong theo cơ chế`
nhập tâm, sau đó tích cực cho trẻ thao tác ngầm với các biểu tượng trong đầu, TD
ngầm trong đầu để giải quyết nhiệm vụ của bài tập hay TC bằng nhiều cách khác nhau
theo khả năng của trẻ, trên cơ sở của TD trực quan hình ảnh phát triển yếu tố TD từ
ngữ logic và TD kí hiệu ở trẻ.
1.2.3. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ MG 5-6 tuổi.
Theo J. Piaget TD của trẻ từ 2 đến 6 hoặc 7 tuổi đang ở giai đọan tiền thao tác.
Đặc điểm đặc trưng của giai đoạn này là các sơ đồ hành động đã được nhập tâm tiến

tới hình thành biểu tượng. Giai đoạn này là giai đoạn chuyển từ biểu tượng trên hành
động (bắt chước hành động ) sang biểu tượng trong ý nghĩ [30, tr.411]. Giai đoạn tiền
thao tác trẻ có một số thành tựu như sau: Trẻ có khả năng TD biểu trưng. Ví dụ: trẻ lấy
con gấu giả vờ làm em búp bê và ru em búp bê ngủ. Tượng trưng là một dạng bắt
chước dựa trên biểu tượng. Biểu trưng là duy trì sự giống nhau giữa vật biểu đạt và vật
được biểu đạt. Sự hình thành TD biểu trưng đánh dấu sự hình thành hình ảnh tinh thần
ở trẻ. Trẻ 5 - 6 tuổi đã có TD biểu tượng, trẻ đã dựa vào biểu tượng trong tâm trí để
TD và đã biết thao tác trên biểu tượng [23, tr.43]. TD biểu tượng có một số điểm hơn
TD giác động nó nhanh hơn và linh hoạt hơn. Nó có thể tham gia với quá khứ, hiện tại


13
và tương lai trên một diện rộng và nó tách khỏi đồ vật. Theo J.Piaget, sự PT ngôn ngữ
của trẻ đi liền với sự hình thành chức năng biểu trưng của nó. Sự PT ngôn ngữ giúp trẻ
hình thành chức năng kí hiệu hay TD bằng kí hiệu [22, tr.120-123, 414]. Trẻ biết dùng
ngôn ngữ để biểu trưng cho sự vật. Tuy nhiên, ngôn ngữ của trẻ giai đoạn này còn gắn
liền với biểu tượng.
Nhờ có TD bằng kí hiệu (TD bằng ngôn ngữ) cho nên tốc độ của thao tác TD
được nhanh hơn rất nhiều so với trước kia (chỉ dựa vào hành động). Thứ hai: không
gian và thời gian được mở rộng hơn (các thao tác không chỉ dừng lại ở thời gian tức
thì). Thứ ba, thao tác mang tính khái quát vì được dựa vào những biểu tượng chung do
ngôn ngữ mang lại. Nói cách khác TD kí hiệu giúp trẻ có thể khái quát các biểu tượng
bằng một từ nào đó. Ví dụ: Một trẻ 4 tuổi có thể dùng từ “máy bay” chúng bắt chước
máy bay bằng cách tay của trẻ dang ra bắt chước chim bay nghiêng cánh qua lại. Một
ví dụ khác trẻ chơi TC: chủ trò nói “quả ngọt” các bạn trong nhóm đi tìm tất cả những
quả có vị ngọt bỏ vào một nhóm. Qua TC đã chứng tỏ trẻ đã sử dụng được từ khái quát
để biểu trưng cho một nhóm đồ vật. Như vậy, sự hình thành và PT chức năng kí hiệu
là thành tựu nổi bật trong giai đoạn tiền thao tác. Nó được hình thành từ sự bắt chước,
TC tượng trưng, các bản v , các hình ảnh tinh thần, những trí nhớ hình ảnh hay ngôn
ngữ. Nhờ chức năng kí hiệu đã gợi ra cho trẻ em các biểu tượng về sự vật khi chúng

không còn xuất hiện trực tiếp .
Những đặc điểm chủ yếu trong TD của trẻ ở giai đoạn tiền thao tác nói chung hay
trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng là: Duy kỷ (lấy mình làm trung tâm), suy luận bán logic và nhận
thức xã hội hạn chế [19, tr.144-145], [33, tr.44].
Bằng các công trình nghiên cứu của mình ông đã phát hiện ra trẻ 3 đến 6 tuổi
đang mang tính duy kỷ (lấy mình làm trung tâm). Tính duy kỷ có nghĩa là nhìn thế giới
từ duy nhất điểm nhìn của mình mà thôi. TD của trẻ tập trung vào ý nghĩ của trẻ, TD
lấy mình làm trung tâm còn mang tính cảm tính. Ví dụ trẻ muốn mua đồ chơi thú nhồi
bông làm quà tặng cho ông bà và cha mẹ vì đồ chơi này trẻ rất thích nên trẻ tin rằng
ông bà và cha mẹ s thích nó. Ở thời kì tiền thao tác TD của trẻ còn lấy mình làm
trung tâm vì TD của trẻ chưa có tính đảo ngược và chưa có khả năng bảo toàn.
TD của trẻ ở giai đoạn tiền thao tác còn cứng nhắc, chưa mang tính linh hoạt.


14
Bểu hiện: trẻ tập trung vào hình ảnh đang tri giác, tập trung vào một nét nổi bật của vật
thể mà không thấy được sự biến đổi của sự vật. Ví dụ, người ta làm thí nghiệm như
sau: có 2 bình đựng nước A và B giống nhau, người ta lấy một ca nước đổ đầy vào
bình A và lấy ca đó đong một ca nước đầy rồi đổ đầy bình B và hỏi trẻ 2 bình nước
này có bằng nhau không? Trẻ trả lời bằng nhau. Trước mắt trẻ người ta đổ nước từ
bình B sang bình C có đáy hẹp hơn và cao hơn, hỏi trẻ nước ở bình A và bình C có
bằng nhau không nếu không bằng nhau thì nước ở bình nào nhiều hơn? trẻ trả lời:
nước ở bình C nhiều hơn vì nó cao hơn, mặc dù trẻ biết là lượng nước vẫn như cũ
người ta không thêm cũng không bớt. TD của trẻ cứng nhắc là do TD của trẻ chưa có
khả năng đảo ngược và chưa có bảo toàn.
Trẻ ở giai đoạn tiền thao tác có khả năng suy luận bán logic, trẻ suy luận dựa vào
những kinh nghiệm trực tiếp của mình trong cuộc sống, dựa vào các biểu tượng. Ví dụ
trẻ nhìn thấy một con chim bay qua khi con chó đang sủa thì trẻ kết luận rằng: con chó
sủa đã làm con chim bay đi. Một ví dụ khác, người ta hỏi trẻ: mặt trời bắt đầu thế nào?
Trẻ trả lời: có mặt trời khi cuộc sống bắt đầu. Mặt trời được làm bằng gì? trẻ trả lời

bằng lửa vì có lửa trên đó…Như vậy, trẻ đã suy luận dựa vào những kinh nghiệm trực
tiếp đã trải qua. Vì suy luận bán lôgic nên trẻ còn lẫn lộn từ “nặng” với từ “lớn” và trẻ
tin rằng người cao nhất là người nhiều tuổi nhất, trẻ chưa phân biệt được chiều cao với
tuổi.
Theo J. Piaget, thời kỳ tượng trưng và trực giác (hay thời kỳ tiền thao tác), nhờ
nắm được ngôn ngữ, nên quan hệ giữa trẻ với môi trường đã được phong phú hơn
nhiều, trẻ đã có sự trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên TD của trẻ vẫn lấy
mình làm trung tâm nên vẫn còn hạn chế về nhận thức xã hội.
Một số nhà tâm lý học Hoạt động và tâm lý học Việt nam đã khẳng định: Trẻ
MG 5 - 6 tuổi, kiểu TD trực quan hình tượng chiếm ưu thế [34, tr.317-318]. Đặc điểm
của kiểu TD này là trẻ thực hiện bài toán bằng hành động định hướng trong đầu, thao
tác ngầm trong đầu, thử sai ngầm trong đầu, dựa vào biểu tượng ở trong đầu để giải
quyết nhiệm vụ của TD. TD trực quan hình tượng PT mạnh là do vốn biểu tượng trong
đầu phong phú, ngôn ngữ PT, đặc biệt là hoạt động vui chơi PT đã kích thích kiểu TD
trực quan hình tượng PT. Kiểu TD trực quan hình tượng PT mạnh nên đã hình thành


×