Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Phạm Thi Thảo Nguyên

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 6
1.1. Tổng quan về chất thải rắn ...................................................................................6
1.1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải rắn ...................................................................6
1.1.2. Các phƣơng pháp xử lý CTR ............................................................................9
1.1.3. Các tác động của CTR đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời .....................12
1.2. Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên thế giới và
Việt Nam ...................................................................................................................14
1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở trên thế giới và Việt Nam ........................14
1.2.2. Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam ...................................18
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lƣu ...............................28
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................28


1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................................................ 31
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 34
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................34
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa.......................................................................................34
2.2.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỰC ĐỊA...............................34
2.2.3. PHƢƠNG PHAP THỐNG KE VA XỬ LÝ DỮ LIỆU ..................................35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 37
3.1. Tình hình phát sinh CTR trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu .................................37
3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu ........37
3.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu ..39
3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu ......44
3.2. Tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện
Quỳnh Lƣu ................................................................................................................53
3.2.1. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH ..........................................53

2


3.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện
Quỳnh Lƣu ................................................................................................................58
3.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn làng nghề trên địa bàn
huyện Quỳnh Lƣu......................................................................................................59
3.2.4. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quỳnh Lƣu ................................................................................................................59
3.3. Công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu .....................................60
3.3.1. Ƣu điểm ...........................................................................................................61
3.3.2. Hạn chế............................................................................................................61
3.4. Dự báo về tải lƣợng chất thải rắn đến năm 2025 ...............................................62
3.5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu 65

3.5.1. Giải pháp kỹ thuật ...........................................................................................65
3.5.2. Các giải pháp về cơ chế, chính sách.................................................................69
3.5.3. Các giải pháp quản lý ......................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................... 74
1. Kết luận .................................................................................................................74
2. Kiến nghị .............................................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 77
PHỤ LỤC .............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3


MỞ ĐẦU
Xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con ngƣời,
song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải nhƣ gây ra sự ô nhiễm môi trƣờng ngày
càng tăng cao. Lƣợng chất thải thải ra từ sinh hoạt cũng nhƣ các hoạt động sản xuất
của con ngƣời ngày càng nhiều, và mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng ngày càng
nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Khi nói đến CTR, nhiều ngƣời thƣờng nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô
thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhƣng chƣa đủ. Với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng
gói đƣợc làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc… rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi
phong cách và tập quán sống của nhiều ngƣời dân từ nông thôn đến thành thị. Song
bên cạnh các mặt tích cực ấy là lƣợng CTR ra ngày càng lớn, không chỉ ở các đô thị
mà còn ở các vùng nông thôn, nó đã và đang trở thành vấn đề đƣợc mọi ngƣời quan
tâm. Ở nông thôn Việt Nam trƣớc kia, việc thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn
đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt. Lƣợng chất thải ở nông thôn vốn nhỏ, chủ yếu là chất
thải hữu cơ hầu nhƣ đƣợc tận dụng hoàn toàn. Lƣợng chất thải hữu cơ này nguồn
gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, đƣợc tận dụng làm thức ăn cho gia súc.
Một lƣợng chất thải rắn khác là phân ngƣời và gia súc đƣợc tận dụng làm

phân bón ruộng. Các phế phẩm nông nghiệp nhƣ rơm rạ, đƣợc dùng làm nhiên liệu
để đun nấu và làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ gần đây, khi
điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện thì lƣợng chất thải rắn
nông thôn cũng tăng mạnh, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng về thu gom, vận
chuyển và xử lý còn nhiều hạn chế. Điều này đã khiến tình hình chất thải rắn ở nông
thôn trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Quỳnh Lƣu là một huyện đồng bằng về phía nằm ở Đông Bắc tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh 60 km về phía Nam, có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng
của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nƣớc nói chung. Những năm gần đây Quỳnh Lƣu
đang vƣơn lên phát triển kinh tế xã hội. Điều tất yếu là lƣợng chất thải rắn phát sinh

4


mỗi ngày đều gia tăng. Tuy nhiên cũng nhƣ các vùng nông thôn khác của Nghệ An,
trên 90% tổng lƣợng chất thải chƣa đƣợc thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Hiện tƣợng
chất thải rắn sinh hoạt, bao bì phân bón, thuốc BVTV, chất thải từ chăn nuôi, làng
nghề… đổ bừa bãi khắp các vùng nông thôn Nghệ An đã làm suy giảm chất lƣợng
môi trƣờng, ảnh hƣởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khoẻ của ngƣời dân.
Hiện nay, Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh Lƣu nói riêng đang ra sức
thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bƣớc đầu thu
đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong 19 tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới đối với các địa phƣơng là tiêu chí về môi trƣờng: chất thải,
nƣớc thải phải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định.
Để có thể xây dựng đƣợc những mô hình, giải pháp thu gom, xử lý chất thải
rắn đạt hiệu quả cao; góp phần đẩy nhanh việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia về Xây dựng nông thôn mới ở Quỳnh Lƣu nói riêng và Nghệ An nói
chung, việc điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn tại địa phƣơng
là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, việc thực hiện đề án: “Đánh giá thực trạng

và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá đúng tình hình về chất thải rắn
trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý để tăng cƣờng
công tác quản lý và xử lý chất thải rắn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng cho
quá trình phát triển bền vững địa phƣơng.
Nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng về tình hình phát thải chất thải rắn trên địa bàn huyện
Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích nguyên nhân và những tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn
ở địa phƣơng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý và xử lý chất thải
rắn góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng.

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải rắn
* Định nghĩa về chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất đƣợc con ngƣời loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là
các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống [9].
Nhƣ vậy CTR nói chung đƣợc hiểu là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác.
CTR bao gồm CTR thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại [4].
* Nguồn gốc phát sinh CTR:

CTR có thể phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, ở nơi nhiều nới khác
nhau. Tùy thuộc vào nguồn gốc phát thải, đặc điểm của các quá trình sản xuất và
thời gian mà các CTR cũng rất đa dạng. Chúng khác nhau về khối lƣợng, kích
thƣớc, phân bố về không gian cũng nhƣ thành phần đặc trƣng. Việc phân loại các
nguồn phát sinh CTR đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý các chất
thải rắn.
Trên thực tế, các CTR đƣợc phát sinh từ các nguồn nhƣ: Khu dân cƣ, khu
thƣơng mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…), cơ quan, công sở (trƣờng học,
trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện…), khu xây dựng và phá hủy các công
trình xây dựng, nhà máy xử lý chất thải, hoạt động công nghiệp, hoạt động nông
nghiệp, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đƣờng
phố...), hình 1.1. [8].

6


Các CTR có thể đƣợc phân loại khác nhau tùy thuộc vào công tác quản lý
hay xử lý chúng. Thông thƣờng, ngƣời ta chia các CTR dựa vào nguồn gốc phát
sinh ra chúng, ví dụ nhƣ CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR
xây dựng,… Hoặc phân chia dựa vào các hợp phần chủ yếu của chúng nhƣ CTR vô
cơ, CTR hữu cơ. Hoặc phân chia theo mức độ độc hại nhƣ CTR thông thƣờng, CTR
nguy hại,…
Cơ quan
trƣờng học

Nhà dân,
khu dân cƣ.

Chất thải rắn
Chợ, bến xe,

nhà ga

Giao thông,
xây dựng.

Hoạt động sản
xuất nông nghiệp

Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện,
cơ sở y tế

Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp

Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
* Thành phần CTR:
CTR từ các nguồn phát thải khác nhau cũng khác nhau về thành phần lý, tỷ
lệ và các chất hóa học của. Hơn nữa, thành phần của CTR ở từng nguồn thài cũng
có thể khác nhau tùy thuộc vào từng địa phƣơng, vào các mùa khí hậu, vào điều
kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, các CTR có một số thành phần cơ
bản nhƣ đƣợc trình bày ở bảng 1.1.

7


Bảng 1.1. Thành phần của CTR

Thành phần

Nguồn gốc

Ví dụ

1. Các chất cháy được
a. Giấy
b. Hàng dệt
c. Thực phẩm
d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ
e. Chất dẻo
f. Da và cao su

Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy

giấy vệ sinh.v.v..

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nylon.v.v..

Các chất thải từ đồ ăn thực

Cọng rau, vỏ quả, thân

phẩm

cây, lõi ngô.v.v..


Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Đồ dung bằng gỗ nhƣ bàn,
chế tạo từ gỗ, tre, rơm…vv

ghế, đồ chơi, vỏ dừa.v.v..

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Phim cuộn, túi chất dẻo,
chế tạo từ chất dẻo

chai, lọ…vv

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Bóng, giày, ví và bang cao
chế tạo từ da và cao su

su…vv

2. Các chất không cháy
Các vật liệu và sản phẩm đƣợc
a. Các kim loại sắt

chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút

b. Các kim loại phi sắt
c. Thủy tinh

rào, dao.v.v..

Các vật liệu không bị nam


Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ

châm hút

đựng…vv

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Chai lọ, đồ đựng bằng
chế tạo từ thủy tinh
Bất cứ các loại vật liệu không

d. Đá và sành sứ

Vỏ hộp, dây điện, hàng

cháy khác ngoài kim loại và
thủy tinh

thủy tinh, bóng đèn…vv
Vỏ chai, ốc, xƣơng, gạch,
đá…vv

3. Các thành phần khác
Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này. Loại
a. Các chất hỗn hợp

này có thể chia thành hai
phần: kích thƣớc lớn hơn
5mm và loại nhỏ hơn 5mm
Nguồn: [9]


8

Đá cuội, cát, đất, tóc…vv


1.1.2. Các phương pháp xử lý CTR
1.1.2.1. Phương pháp xử lý nhiệt
a. Nhiệt phân (pyrolysis)
Đây là phƣơng pháp xử lý rác tiến bộ, đƣợc thực hiện ở các nƣớc đang phát
triển (Mỹ, Đan Mạch,…). Nhiệt phân là quá trình phân hủy CTR bằng nhiệt trong
điều kiện thiếu oxi để phân hủy thành khí đốt theo các phản ứng:
C + O2 → CO2
C + H2O → CO + H2
C + 1/2O2 → CO
C + H2 → CH4
Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân là các sản phẩm khí chủ yếu
nhƣ CH4, H2, CO, CO2 và một số sản phẩm lỏng có chứa các chất nhƣ acid, acetic,
acctone, metaganol,… đƣợc tận dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có
ích khác, tuy nhiên chỉ có 31-37% CTR phân hủy, phần còn lại đƣợc xử lý tiếp tục
bằng phƣơng pháp thiêu đốt. [10].
b. Thiêu đốt rác (Incineration)
Đốt là phƣơng pháp xử lý rác phổ bíến nhất ngày nay đƣợc nhiều quốc gia
trên thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxi hóa chất thải rắn ở nhiệt độ cao tạo thành
CO2 và hơi nƣớc theo phản ứng:
CXHYOZ +(x+y/4 +z/2) O2→ xCO2 +y/2 H2O
Ưu điểm: Xử lý triệt để rác thải; tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất
ô nhiễm; diện tích xây dựng nhỏ; vận hành đơn giản; có thể xử lý chất thải rắn có
chu kỳ phân hủy lâu dài.
Nhược điểm: là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác nhƣ SO2, HCl,

NOx, CO,… Do vậy khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng theo hệ thống xử lý
khí thải.
Việc sử dụng các lò thiêu đốt hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể
tích ban đầu của rác (giảm khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt phục vụ các nhu cầu
khác nhau nhƣ tận dụng cho lò hơi, lò sƣởi, cấp điện,…

9


Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh
viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài.
1.1.2.2. Xử lý sinh học
a. Phương pháp xử lý hiếu khí tạo thành phân bón (Composting)
Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Việc
ủ CTR với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể đƣợc tiến hành
ngay ở các hộ gia đình để tạo thành phân bón cho. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là
giảm đƣợc đáng kể khối lƣợng rác, đồng thời tạo ra phân bón hữu cơ giúp ích cho
công tác cải tạo đất. Chính vì vậy phƣơng pháp này đƣợc ƣa chuộng ở các quốc gia
nghèo và các nƣớc đang phát triển.
Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau:
Vi khuẩn hiếu khí
Chất hữu cơ

Chất mùn + CO2+ H2O+ NH3+ SO2

Phƣơng pháp ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí
với sự có mặt của oxi. Thƣờng chỉ sau 2 ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng
450C, sau 6-7 ngày có thể đạt tới 70-750C. Nhiệt độ này chỉ đạt đƣợc với điều kiện
duy trì môi trƣờng tối ƣu cho vi khuẩn hoạt động nhƣ oxi, độ ẩm, tỉ số C/N, pH và
một số chất dinh dƣỡng vô cơ chủ yếu nhƣ phốt pho, lƣu huỳnh, kali, nitơ… Sự

phân hủy hiếu khí diễn ra khá mạnh, chỉ sau 2-4 tuần rác đƣợc phân hủy hoàn toàn.
Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị tiêu diệt do nhiệt độ ủ tăng. Bên cạnh đó,
mùi hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí, độ ẩm tối ƣu cho quá trình này là 50600C. [17]
b. Xử lý kỵ khí (Anaerobic)
Công nghệ ủ kỵ khí cũng đƣợc sử dụng rộng rãi ở các nƣớc trên thế giới, đặc
biệt ở Ấn Độ, chủ yếu thực hiện ở qui mô nhỏ.
Vi khuẩn kỵ khí
Chất hữu cơ

Các chất đơn giản + CO2 + CH4+ NH3+ H2S

+ Ưu điểm: Chi phí đầu tƣ ban đầu thấp; Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp
xử lý với phân hầm cầu và phân gia súc cho phân hữu cơ có hàm lƣợng dinh dƣỡng

10


cao; Đặc biệt lá thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ cho các nhu cầu
đung nấu, lò hơi,…
+ Nhược điểm: Thời gian phân hủy thƣờng kéo dài 4-12 tháng, lâu hơn xử lý
hiêú khí. Các chất khí sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí chủ yếu là H2S, NH3 gây
mùi hôi khó chịu. Hoiwn nữa các vi khuẩn gây bệnh không bị tiêu diệt do quá trình
phân hủy xảy ra ở nhiệt độ thấp.
c. Phương pháp xử lý kỵ khí kết hợp với hiếu khí (Combined anaerobic and
aerobic)
Công nghệ này sử dụng cả 2 phƣơng pháp xử lý hiếu khí và kị khí kết hợp
với nhau.
Ưu điểm: Không có lƣợng nƣớc thải ra từ quá trình phân hủy hiếu khí; Sử
dụng nƣớc rò rỉ trong quá trình ủ để len men kỵ khí; Vừa tạo đƣợc lƣợng phân bón
phục vụ nông nghiệp và tạo khí CH4 cung cấp nhiệt.

1.1.2.3. Phương pháp xử lý hóa học
Các giải pháp xử lý hóa học thƣờng đƣợc ứng dụng để xử lý CTR công
nghiệp. Các giải pháp xử lý hóa học hiện nay chủ yếu dựa trên các phản ứng oxi
hóa-khử, trung hòa, thủy phân,... Chủ yếu để phá hủy CTR hoặc làm giảm độc tính
của CTR nguy hại.
Sử dụng vôi, kiềm làm giảm khả năng gây độc của các kim loại nặng do tạo
thành các hydroxit không hòa tan. Đối với các CTR có tính axit có thể trung hòa
bằng các chất kiềm và ngƣợc lại.
1.1.2.4. Phương pháp ổn định hóa
Phƣơng pháp ổn định hóa (cố định, đóng rắn) chủ yếu đƣợc xử dụng để xử lý
CTR nguy hại nhằm 2 mục đích: Giảm rò rỉ các chất độc hại bằng cách giảm bề mặt
tiếp xúc, hạn chế mức cao sự thẩm thấu của chất thải vào môi trƣờng, và cải thiện
kích thƣớc chất thải về độ nén và độ cứng.
Ổn định chất thải là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đống rắn, tạo
thành thể rắn bao lấy chất thải hoặc chất thải trong cấu trúc của vật rắn. Phƣơng
pháp này thƣờng dùng để xừ lý CTR của kim loại, mạ kim loại, chì, tro của lò

11


đốt,… tạo thành khối rắn để vận chuyển và chôn lấp trong bãi chôn lấp rác hợp
vệ sinh.
1.1.2.5. Chôn lấp rác
a. Bãi chôn lấp rác thông thường (Open dump)
Đây là phƣơng pháp xử lý rác cổ điển đã đƣợc loài ngƣời áp dụng từ lâu đời.
Hiện nay, các đô thị ở Việt Nam và một số nƣớc khác vẫn còn đang áp dụng.
Ưu điểm: Đây là phƣơng pháp xử lý rác đô thị rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí
cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác.
Phương pháp này có nhiều nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng
đến cảnh quan, gây mùi khó chịu cho con ngƣời; là môi trƣờng thuận lợi cho các loại

động vật gặm nhấm, các loại côn trùng, vi trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy
hiểm cho sức khỏe con ngƣời; gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí; cần diện
tích bãi thải lớn.
b. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill)
Phƣơng pháp này đƣợc nhiều đô thị trên thế giới (ở Mỹ, Anh, Nhật,…) áp
dụng trong quá trình xử lý CTR đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Đây là phƣơng pháp
xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tƣ nhƣng lại có mặt
bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng ít.
Trong bãi chôn lấp raùc hợp vệ sinh, bên dƣới thành đáy đƣợc phủ lớp chống
thấm có lắp đặt hệ thống ống thu nƣớc rò rỉ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác.
Nƣớc rò rỉ sẽ đƣợc thu gom và xử lý để đạt tiêu chuẩn quy định.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh sinh hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp
mỏng rác, sau đó nén ép chúng lại, bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lớn một lớp
đất mỏng độ 25cm. Công việc này cứ tiếp tục đến khi nào bãi rác đầy.
1.1.3. Các tác động của CTR đến môi trường và sức khỏe con người
1.1.3.1. Đối với sức khỏe cộng đồng
CTR phát sinh từ các khu đô thị, nếu không đƣợc thu gom và xử lý đúng cách
sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ và làm mất
mỹ quan đô thị.

12


Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây
bệnh do chứa mầm bệnh từ phân ngƣời, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết, rác
thải y tế... tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi .. sinh sản và lây lan mầm bệnh
cho ngƣời, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn gây bệnh nhƣ ruồi, muỗi đậu
vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng nhƣ
E.Coli, Coliform, giun, sán... tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con ngƣời nhƣ
bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, tiêu chảy, giun

sán, lao...KLN nhƣ chì, thủy ngân, crôm có trong CTR không bị phân hủy sinh học,
mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học. Dioxin từ quá trình đốt
CTR ở các điều kiện không thích hợp.
Phân loại, thu gom và xử lý CTR không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh
nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, ngƣời bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải
rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp nhƣ kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp chất hữu
cơ bị halogen hóa, PCB,... [6].
1.1.3.2 Làm ô nhiễm môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình chủ yếu là thực phẩm chiếm phần lớn trong
khối lƣợng CTR sinh hoạt. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều
nhƣ ở Việt Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc
đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa, ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí và gây
mùi khó chịu cho con ngƣời. Khí sinh học hình thành từ các bãi chôn lấp do quá
trình phân hủy các thành phần sinh học trong chất thải có chứa rất nhiều các khí độc
hại nhƣ H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 và các hợp chất hữu cơ bay hơi. Ngoài các hơi
khí gây ô nhiễm thông thƣờng thì trong quá trình thiêu đốt rác thải có thể tạo ra các
khí nhƣ PCBs, PAHs, các hợp chất dioxin và furans [7].
1.1.3.3. Làm ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ đƣợc vi sinh vật phân hủy trong môi trƣờng đất trong
hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản
phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nƣớc, CO2, CH4...

13


Với một lƣợng rác thải và nƣớc rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của
môi trƣờng đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô
nhiễm. Nhƣng với lƣợng rác quá lớn vƣợt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi
trƣờng đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại
nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nƣớc trong đất chảy xuống nguồn nƣớc

ngầm làm ô nhiễm tầng nƣớc này.
Đối với CTR không phân hủy (nhựa, cao su,...) nếu không có giải pháp xử lý
thích hợp là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
1.1.3.4. Làm ô nhiễm môi trường nước
Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi
trƣờng nƣớc. Phần nổi lên mặt nƣớc sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo
ra các sản phẩm trung gian sau đó những sản phẩm cuối cùng là khoáng chất và
nƣớc. Phần chìm trong nƣớc sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp
chất trung gian và sau đó là sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các
chất trung gian đều gây mùi hôi thối và là độc chất. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vi
trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nƣớc.
Nếu CTR là những chất kim loại thì gây nên hiện tƣợng ăn mòn trong môi
trƣờng nƣớc. Sau đó oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho
môi trƣờng nƣớc, nguồn nƣớc. Những chất thải độc nhƣ Hg, Pb hoặc các chất
phóng xạ sẽ làm nguy hiểm hơn.
1.2. Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên
thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTR trên thế giới Trên
thế giới
Sự phát triển của Khoa học- Kỹ thuật và sự bùng nổ dân số sinh ra các vấn
đề về rác thải gây ra ô nhiễm môi trƣờng ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Quá trình
phát sinh CTR ở mỗi nƣớc trên thế giới là khác nhau. Quá trình này phụ thuộc vào

14


các cơ chế chính sách, luật môi trƣờng, điều kiện kinh tế và mức sống của ngƣời
dân mỗi nƣớc.
Thành phần CTR ở các nƣớc trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu

nhập và mức sống của mỗi nƣớc. Đối với các nƣớc có nền công nghiệp phát triển
thì thành phần các chất vô cơ chiếm đa số và lƣợng rác thải này sẽ là nguyên liệu
cho ngành công nghiệp tái chế.
Hàng năm nƣớc Mỹ phát sinh một khối lƣợng CTR khổng lồ lên tới 10 tỷ
tấn. Trong đó, CTR có nguồn gốc từ sản phẩm dầu mỏ chiếm 75%; CTR từ quá
trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; từ hoạt động công nghiệp chiếm 9,5%; từ cặn
cống thoát nƣớc chiếm 1%; RTSH chiếm 1,5% (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Thành phần rác thải tại Mỹ
Tỷ lệ% các loại rác theo các nguồn khác nhau
Thành phần

Tại bãi rác

Theo EPA

Colombia

Trung bình cả
nƣớc

Giấy

41

33

35 – 47

Hữu cơ


21

17

18 – 29

Nhựa

16

12

11 – 21

Kim loại

6

6

4–8

Thuỷ tinh

3

6

2–6


Các loại khác

13

24

10 - 15

Nguồn: EPA: Environmetal Protection Ageney [18]
Tại các nƣớc đang phát triển thì tỷ lệ các chất vô cơ trong rác thải là khá lớn
thƣờng trên 50%. Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển thì
thành phần chất hữu cơ trong CTR phát sinh chiếm tỷ lệ cao hơn. Lƣợng CTR trong
nông nghiệp và sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao hơn trong công nghiệp.
1.2.1.2. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác
Việc thu gom và vận chuyển CTR trên thế giới đƣợc tiến hành tuỳ thuộc vào
mỗi nƣớc. Đối với các nƣớc phát triển thì công tác thu gom và vận chuyển đƣợc tiến

15


hành theo một quy định rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ của ngƣời dân, quá trình phân
loại rác tại nguồn, các địa điểm thải bỏ, tập kết rác cho đến thiết bị thu gom và vận
chuyển. Tại các nƣớc này vai trò của cộng đồng là rất lớn. Còn đối với các nƣớc
đang phát triển thì công tác thu gom còn nhiều bất cập. Việc bố trí mạng lƣới thu
gom, vận chuyển CTR chƣa hợp lý, trang thiết bị chƣa đƣợc hiện đại. So với các
nƣớc Châu Âu và các nƣớc phát triển ở Châu Á thì tỷ lệ thu gom CTR ở các nƣớc
đang phát triển là rất thấp (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Hoạt động thu gom CTR ở một số thành phố ở Châu Á

Bombay


Dân số
(triệu ngƣời)
8.5

Số trạm trung
chuyển
2

Số chuyến vận chuyển
trong ngày
2.0

Manila

7.6

65

2.0

Bangkok

5.6

-

1.8

Jakarta


7.9

776

3.0

Seoul

10.3

630

3.4

Thành phố

Nguồn: Trung tâm quốc gia về phát triển khu vực của Nhật Bản, 2008
1.2.1.3. Công nghệ xử lý CTR trên thế giới
Xử lý CTR là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý CTR và không làm ảnh
hƣởng tới môi trƣờng, tái tạo các loại sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy
hiệu quả kinh tế. Đây là một công tác quyết định đến chất lƣợng bảo vệ môi trƣờng.
Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng là suy thoái về môi trƣờng là nỗi lo của toàn nhân
loại: môi trƣờng đất bị hủy hoại, môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm, đặc biệt môi trƣờng
không khí bị ô nhiễm nặng, nhất là những thành phố lớn tập chung dân cƣ, tài
nguyên môi trƣờng cạn kiệt.
Có rất nhiều phƣơng pháp xử lý CTR trên thế giới, nhƣ: phƣơng pháp chôn
lấp, phƣơng pháp đốt, phƣơng pháp chế biến rác thải hữu cơ thành phân compost,
phƣơng pháp tái chế, phƣơng pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex, phƣơng
pháp ép kiện.v.v. (Bảng 1.4). Các phƣơng pháp này ngày hoàn thiện và cải tiến

nhằm giảm thiểu đáng kể các tác động của chúng tới môi trƣờng đồng thời đạt đƣợc
hiệu suất lớn nhất.

16


Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng Việt Nam năm 2005 cho biết, hầu hết
các nƣớc Nam Á và Đông Nam Á, CTR đƣợc chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc các
bãi rác lộ thiên để tiêu huỷ. Các nƣớc: Việt Nam, Bangladet, Hồng Kông, Hàn Quốc
và Srilanka là các nƣớc có tỷ lệ chôn lấp lớn nhất (trên 90%). Các nƣớc: Nhật Bản,
Singapore do quỹ đất dành cho việc chôn lấp ít, đồng thời điều kiện kinh tế của 2
quốc gia này khá cao nên cho phép áp dụng các phƣơng pháp hiệu quả hơn nhƣ
công nghệ thiêu đốt.v.v.. Một số quốc gia khác cũng sử dụng phƣơng pháp đốt khá
rộng rãi nhƣ Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch…[1].
Bảng 1.4. Các phƣơng pháp xử lý CTR ở Châu Á (%)
Chôn lấp, bãi
rác lộ thiên

Thiêu đốt

Việt Nam

96

-

Chế biến
phân
Compost
4


Băngladet

95

-

-

5

Hôngkong

92

8

-

-

Ấn độ

70

-

20

10


Indonexia

80

5

10

5

Nhật Bản

22

74

0.1

3.9

Hàn Quốc

90

-

-

10


Malayxia

70

5

10

15

Philipin

85

-

10

5

Singapore

35

65

-

-


Srilanka

90

-

-

10

Thái Lan

80

5

10

5

Nƣớc

Phƣơng pháp
khác
-

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến Môi trường Việt
Nam– Chất thải rắn, Hà Nội. [1].
Một số nƣớc khác thì áp dụng biện pháp làm phân compost nhƣ Ấn Độ,

Indonexia.v.v.. Công nghệ xử lý CTR bằng phân compost đã phát triển không
ngừng và đƣợc áp dụng rộng rãi ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số các quốc gia khác
tại Châu Á từ giữa thế kỷ XX đến nay. Hiện tại, Đức đang là nƣớc dẫn đầu Châu Âu

17


về lĩnh vực này với hơn 533 nhà máy sản xuất phân compost và xử lý hàng năm trên
7.3 triệu tấn nguyên liệu chất hữu cơ [12].
Tái chế CTR đang là một công nghệ đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc và
đặc biệt là tại các nƣớc phát triển. Các loại chất thải có thể tái chế ví dụ nhƣ: giấy
(tại Pháp thu hồi 35,0%), chất sợi (Pháp 8,0%, Đức 40,0%), thuỷ tinh (tại Thụy
Điển, Đức và Đan Mạch > 50,0%). Rác tái chế đƣợc đem chế tạo thành những sản
phẩm khác có thể sử dụng, hay cũng có thể là đầu vào cho một số các nghành công
nghiệp khác. Nhƣ vậy không những làm giảm lƣợng CTR phải xử lý mà còn góp
phần cải thiện việc xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhƣ đốt [12].
Công nghệ sản xuất từ các loại CTR nhƣ thức ăn thừa, chất thải chăn nuôi
thành khí metan sinh học để chạy xe buýt. Sử dụng khí metan sinh học là một bƣớc
nhảy vọt trên phƣơng diện bảo vệ môi trƣờng. Ở Canada, các nhà nghiên cứu thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia (CNRC) đã sản xuất đƣợc hydro từ các chất thải hữu cơ
và từ các chất thải nông nghiệp.
1.2.2. Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con
ngƣời. Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lƣợng CTR phát sinh
trung bình tăng từ 150- 200%, trong đó CTRSH đô thị tăng trên 200% và còn tiếp
tục gia tăng trong thời gian tới (Bảng 1.5). Dự báo đến năm 2015, khối lƣợng CTR
phát sinh ƣớc đạt khoảng 44 triệu tấn/năm.
Bảng 1.5. Lƣợng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008
TT


Loại CTR

Đơn vị tính

Năm 2003

Năm 2008

1

CTR đô thị

Tấn/năm

6.400.000

12.802.000

2

CTR công nghiệp

Tấn/năm

2.638.400

4.786.000

3


CTR y tế

Tấn/năm

24.500

179.000

4

CTR nông thôn

Tấn/năm

6.400.000

9.078.000

5

CTR làng nghề

Tấn/năm

774.000

1.023.000

6


Tổng cộng

Tấn/năm

16.236.900
27.868.000
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo MT Quốc gia năm 2007 -

18


Môi trường làng nghề, Hà Nội. [3].
Tổng lƣợng CTRSH ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10
÷16% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lƣợng CTRSH chiếm khoảng 60 - 70%
tổng lƣợng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%) [5].
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lƣợng CTRSH đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh,
chiếm tới 45,24% tổng lƣợng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị, tƣơng ứng
khoảng 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) [6]. Nhìn chung ở nƣớc ta, lƣợng chất
thải rắn phát sinh hàng năm chủ yếu có nguồn gốc từ các đô thị, tiếp đến là các
vùng nông thôn. Chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề
chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều (Hình 1.2).

Hình 1.2. Các nguồn phát thải CTR toàn quốc năm 2008
và dự báo cho năm 2015 [3]
1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn và tình hình thu gom, vận chuyển
a. Phân loại tại nguồn
Công tác thu gom CTR mặc dù ngày càng đƣợc chính quyền các cấp quan
tâm, nhƣng do lƣợng CTR ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế cả về thiết


19


bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chƣa đạt yêu cầu. Mặt khác, do nhận thức của
ngƣời dân còn chƣa cao nên lƣợng CTR bị vứt bừa bãi ra môi trƣờng còn nhiều,
việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tƣ
cho hạ tầng cơ sở cũng nhƣ thiết bị, nhân lực và nâng cao nhận thức.
Hiện nay ở nƣớc ta đang triển khai phong trào phân loại rác tại nguồn nhằm
tiến tới quản lý và xử lý tốt hơn các loại chất thải rắn. Trong đó điển hình là phông
trào 3R (Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng và Recycle - Tái chế). Các thành
phố đã áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình nhƣ Tp. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,... đã có những kết quả khá tốt. Tuy nhiên, để triển khai
nhân rộng hoạt động này cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nhƣ: các thiết bị thu
gom phân loại, địa điểm tập kết và trung chuyển, cơ sở hạ tầng cho công tác tái chế,
tái sử dụng nhƣ nhà máy làm phân hữu cơ, các cơ sở tái chế chất thải, nhân lực, các
chƣơng trình nhằm nâng cao ý thức tham gia của ngƣời dân.
Hiện nay, chƣơng t nh phân loại CTR tại nguồn vẫn chƣa đƣợc áp dụng,
triển khai rộng rãi với nhiều lý do nhƣ chƣa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm
trang thiết bị, đầu tƣ cơ sở hạ tầng cũng nhƣ nguồn nhân lực thực hiện, đặc biệt là
thói quen của ngƣời dân. Tại một số địa phƣơng triển khai thí điểm mô hình phân
loại rác thải tại nguồn ở giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng khi tiến hành thí điểm dự án
là không đồng bộ và do hạn chế, thiếu đầu tƣ cho công tác thu gom vận chuyển và
xử lý rác thải theo từng loại nên sau khi ngƣời dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác
đƣợc công nhân URENCO thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến
bãi chôn lấp chung. Do vậy, mục tiêu của chƣơng trình phân loại rác tại nguồn có
hiệu quả thấp. Do chƣa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ
ngƣời dân tự nguyện tham gia phân loại rác chỉ khoảng 70%. Kinh phí cho công tác
tuyên truyền vận động ban đầu thì có nhƣng đến khi kết thúc dự án thì không còn để


20


duy trì tuyên truyền. Các dự án thí điểm cũng không có khả năng duy trì lâu dài và
phát triển rộng rãi nên thƣờng mới chỉ dừng ở mô hình thí điểm. [7]
b. Hình thức thu gom vận chuyển chất thải rắn
Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chƣa đƣợc triển khai rộng rãi, vì vậy ở
hầu hết các đô thị nƣớc ta, việc thu gom CTR chƣa phân loại vẫn là chủ yếu. Công
tác thu gom thông thƣờng sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (ngƣời dân tự thu
gom vào các thùng/túi chứa sau đó đƣợc công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy
tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình đƣợc công nhân thu gom vào
các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử
lý hoặc tại các chợ/khu dân cƣ có đặt con-tainer chứa rác, công ty môi trƣờng đô thị
có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý). [10]
Ví dụ nhƣ ở Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển
Quang Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận
820 tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này đƣợc các xe lớn chuyển tới khu liên
hiệp xử lý CTR Đa Phƣớc, Phƣớc Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar.
Một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom
CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chƣa có trạm trung chuyển
rác trong khi khoảng cách từ Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km.
Các thành phố khác cũng chƣa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa nhƣ ở Tp.
Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập
kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này cũng chƣa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ
sinh môi trƣờng.
Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang đƣợc thực
hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm
nhận việc thu gom, vận chuyển và xử CTRĐT. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của

21



các công ty cổ phần hoặc công ty tƣ nhân. Trên địa bàn TP. Hà Nội, ngoài
URENCO là đơn vị đảm trách chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tƣ nhân và tập
thể khác tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt.
Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ
chức tƣ nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận
với ngƣời dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng.
c. Tỷ lệ thu gom vận chuyển chất thải rắn
Công tác thu gom vận chuyển CTR trong những năm gần đây đã đƣợc quan
tâm hơn. Các công ty môi trƣờng đô thị ở nhiều địa phƣơng đã quan tâm trang bị
thêm phƣơng tiện và nhân lực cho khâu thu gom. Tuy nhiên, việc đầu tƣ chỉ đƣợc
thực hiện với các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có
tăng nhƣng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% CTRĐT bị thải ra môi trƣờng vứt vào bãi đất,
hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trƣờng.
Theo báo cáo của các STNMT năm 2010, một số đô thị đặc biệt, đô thị loại
1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn nhƣ Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận nội
thành cũ, TP. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng
90% ở khu vực nội thành, các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô
thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%. Ở các đô thị
loại 4 và 5 thì công tác thu gom đƣợc cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn
chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tƣ nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu
tƣ trang thiết bị thu gom (Bảng 1.6). Mặt khác, ý thức ngƣời dân ở các đô thị này
chƣa cao nên có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom. [7]

22


Bảng 1.6. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở một số đô thị năm 2009

Loại đô thị
Đô thị đặc biệt

Đô thị loại 1

Đô thị loại 2

Đô thị loại 3

Đô thị loại 4

Đô thị loại 5

Địa phƣơng
Hà Nội
HCM
Hải Phòng
Đà Nẵng
Huế
Nha Trang
Quy Nhơn
Buôn Ma Thuật
Thái Nguyên
Việt Trì
Nam Định
Thanh Hòa
Cà Mau
Mỹ Tho
Long Xuyên
Bắc Ninh

Bắc Giang
Thái Bình
Phú Thọ
Bảo Lộc
Vĩnh Long
Bạc Liêu
Sông Công- Thái Nguyên
Từ Sơn- Bắc Ninh
Lâm Thao- Phú Thọ
Sầm Sơn- Thanh Hòa
Cam Ranh- Khánh Hòa
Thủ Dầu Một- Bình Dƣơng
Đồng Xoài- Bình Phƣớc
Gò Công- Tiền Giang
Ngã Bảy- Hậu Giang
Tủa Chùa- Điện Biên
Tiền Hải- Thái Bình

23

Tỷ lệ thu gom%
90 ÷ 95 (4 quận nội thành);
83,2 (10 quận)
90 ÷ 97
80 ÷ 90
90
90
90
60,8
70

> 80
95
78
84,4
80
91
69
70
> 80
90
80
70
75
52
> 80
51
80
90
90
84
70
60
60
75
74


Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo Điều tra, đánh giá hiện trạng
thu gom, xử lý rác thải nông thôn tại các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Nam Đàn
và lựa chọn 3 mô hình thu gom rác.[12]

1.2.2.3. Tái sử dụng và tái chế CTR
CTR có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm nhƣ: CTR hữu cơ chế
biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy
tinh,v.v.. Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy
tinh, kim loại nhƣ sắt, đồng, chì, nhôm... chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR thu gom
đƣợc. Xử lý phần hữu cơ của CTR (chủ yếu là RTSH) thành phân hữu cơ hiện là
một phƣơng pháp đang sử dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ nội địa xử lý
RTSH, đến nay Bộ Xây dựng đă cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ: (1)
công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trƣờng Xanh; (2) công nghệ
chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; (3) công nghệ ép
CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và (4) công nghệ xử lý
RTSH bằng phƣơng pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ
mới và Môi trƣờng.
Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy đã đƣợc áp dụng thử nghiệm
tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Công nghệ Seraphin, AST có khả năng xử lý
CTR đô thị cho ra các sản phẩm nhƣ: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thanh nhiên liệu,...
Lƣợng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng 15% lƣợng chất
thải đầu vào.
Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 đã đƣợc triển
khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Thủy Phƣơng (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy
Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội)
triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động và thay bằng Nhà máy đốt
rác năng lƣợng thấp của Công ty Môi trƣờng Thăng Long với công suất 300
tấn/ngày [6].
Mặc dù CTR chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ từ
60 ÷ 65% nhƣng do chƣa đƣợc phân loại tại nguồn nên lƣợng CTR thải ra sau xử lý

24



từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào khoảng 35 ÷ 40% lƣợng đầu vào.
Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động
có công suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu vào và chỉ có 1 nhà máy công suất
600 tấn/ngày tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt động đủ công suất thì số lƣợng đƣợc
xử lý làm phân hữu cơ < 2.500 tấn/ngày, chiếm khoảng < 10% CTRĐT phát sinh.
Thực tế, các nhà máy này đều chƣa hoạt động đủ công suất thiết kế do tiêu thụ phân
hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn.
Tái chế CTR nhƣ giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tƣ
nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhƣng hoạt động
này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân. Khoảng 90% CTR nhƣ
giấy, nhựa, kim loại đƣợc tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất
thải sau tái chế. [8]
1.2.2.4. Xử lý và tiêu hủy CTR
Tỷ lệ CTR đƣợc chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lƣợng CTR thu gom
đƣợc. Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành
phố lớn đang vận hành. Nhƣ vậy, cùng với lƣợng CTR đƣợc tái chế, hiện ƣớc tính
có khoảng 60% CTRĐT đã đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh và
tái chế trong các nhà máy xử lý để tạo ra phân compost, tái chế nhựav.v.. [8].
1.2.2.5. Hệ thống quản lý CTR
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trƣớc, công tác quản lý CTR đƣợc các nhà
quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải
phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con ngƣời (RTSH). Chính vì vậy, mô hình thu
gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách
nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH đƣợc giao cho Phòng Quản lý
đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đƣờng
phố là các công nhân quét dọn và thu gom từ các hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân
khu vực đô thị, sau đó đƣợc tập kết và đổ thải tại nơi quy định.
Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, chất lƣợng đời sống nhân dân theo đó cũng đƣợc nâng cao là nguyên nhân


25


×