Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.53 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
֍֍֍

HCMUTE

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:

TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH

NHÓM THỰC HIỆN:

3.1

LỚP:

15CLC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

HUỲNH BÁ LỘC

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017
1


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


֍֍֍

ĐIỂM

TIỂU

TƯỞNG
CHÍ

LỜI PHÊ

Nguyễn Hằng Hoa
Lâm Thanh Thủy
Nguyễn Văn Yên

16124218
16124067
16151319

LUẬN
HỒ
MINH

ĐỀ TÀI:

TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
Nhóm sinh viên thực hiện


2


Mục lục

3


LỜI NÓI ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp
(bản 2013), đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước
Việt Nam, và được đảm bảo bằng điều 4 Hiến pháp năm 1980. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh chiếm một vị
trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Người liên tục đề
cập đến vấn đề xây dựng Đảng và hình thành một hệ thống các luận điểm mang
tính nhất quán. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất
yếu, thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp,
dân tộc và nhân dân. Xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh đặt ra như một nhiệm vụ
vừa cấp bách vừa lâu dài. Đảng có vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước vì
vậy việc tổ chức và xây dựng Đảng là vấn đề được đặt lên hàng đầu và cũng là vấn
đề quan trọng quyết định vận mệnh của đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của
việc tổ chức và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, nhóm chúng em quyết định
chọn đề tài nghiên cứu " TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH".
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài bao gồm hai nội dung chính :
Phần I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Phần II: Xây dựng và tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong quá trình làm bài nhóm còn nhiều thiếu sót kính mong thầy thông cảm và
hướng dẫn nhóm rút kinh nghiệm.


4


Phần I: Sự ra đời của Đảng Công sản Việt Nam
1.1. Giơi thiệu sơ lươc Đảng Công sản Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản
Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 [10] đến ngày 8 tháng 2 năm 1930
tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông
Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba
tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này
diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6
tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự
Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn
Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm)
và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại
biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản
duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2. Khái niệm

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến
pháp (bản 2013), đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất
nước Việt Nam, và được đảm bảo bằng điều 4 Hiến pháp năm 1980. Theo Cương
lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đại
biểu của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và lấy chủ nghĩa MarxLenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.
Trên thực tế, một số yếu tố của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc và cả một vài
yếu tố có tính truyền thống của ý thức hệ phong kiến cũng có những ảnh hưởng
nhất định. Tại Việt Nam, trong các ngữ cảnh không chính thức, các phương tiện
truyền thông, các nhà lãnh đạo thường dùng từ "Đảng" (hoặc "Đảng ta") để nói về
Đảng Cộng sản Việt Nam.

5


- Theo quan điểm của Lê-Nin: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự
kết hợp giữa phong trào công nhân với phong trào yêu nước

Phần II: Xây dựng và tổ chức Đảng Công sản Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Các công tác xây dựng Đảng công sản Việt Nam

- Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền
với sự tồn tại của Đảng; còn Đảng, còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng
chỉnh đốn. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn
luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân
giao phó, đặc biệt là giữ được các phẩm chất đạo đức cách mạng tiêu biểu.
2.1.1. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

- Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành “cốt”, trở thành
nên tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý
những điểm sau đây:
+ Việc học tập nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn phù hợp
với từng đối tượng.
+ Việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn
cảnh.
+ Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chứ ý học tập, kế thừa những kinh
nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh

nghiệm của để bổ sung vào chủ nghĩa Mác – Lênin.
6


+ Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác –
Lênin.
2.1.2. Xây dựng Đảng về chính trị

- Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung,
bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện
nghị quyết, xây dựng và phát triển tư tưởng chính, củng cố lập trường chính trị,
nâng cao bản lĩnh chính trị… Trong đó theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là
một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Xây dựng đượng lối
chính trị trở thành một trong những vấn đề cực kì quan trọng trong xây dựng Đảng
ta
- Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương
lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách
lược và quy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như
của từng giai đoạn. Đảng muốn xây đường lối chính trị đúng đắn cần coi trọng các
vấn đề:
+ Đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận
dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ
+ Trong xây dựng đường lối chính trị, phải học tập kinh nghiệm của các Đảng
cộng sản anh em, nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của
thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời lỳ dài
+ Để có đường lối chính trị đúng, Đảng phải thực sự là đội tiên phong dung cảm,
là bộ tham mưu sang suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả
dân tộc

7



2.1.3. Xây dựng Đảng về tổ chức, bô máy, công tác cán bô

- Hệ thống tổ chức của Đảng: Hồ chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt
nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ
thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật
cao. Sức mạnh các tố chức liên quan chặt chẽ với nhau; mỗi cấp độ tổ chức có chức
năng nhiệm vụ riêng.
- Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng:
+ Tập trung dân chủ
+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ.
+ Tự phê bình và phên bình
+ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng
- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt
khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Muôn việc thành công
hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm
chất và năng lực, trong đó, đức, phẩm chất là gốc. Nội dung của nó bao gồm các
mắt khâu liên hoàn có quan hệ chặt chẽ với nhau: Tuyển chọn cán bộ, đào tạo, huấn
luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyến dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ;
thực hiện các chính sách đối với cán bộ.
2.1.4. Xây dựng Đảng về đạo đức

- Xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng cái nền gốc tinh thần vững chắc của
Đảng
- Xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng sức mạnh nội sinh của cách mạng
8



- Xây dựng Đảng về đạo đức ở đây là kiên trì bồi dưỡng đạo đức cách mạng với lý
tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh chuẩn mực cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư
- Xây dựng Đảng về đạo đức bắt đầu bằng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng
của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng. Bởi Đảng không phải là một cái gì trừu
tượng, mà bao gồm tất cả đảng viên
- Xây dựng Đảng về đạo đức gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ
chức.
- Xây dựng Đảng về đạo đức phải được gắn chặt với cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân
2.2. Hệ thống tổ chức của Đảng Công sản Việt Nam
2.2.1.Nguyên tắc tổ chức đảng công sản việt nam

- Cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh
đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ
quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành
đảng bộ, chi bộ ( gọi tắt là cấp ủy).
- Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội
cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông tình hình hoạt dộng của
mình đến các cấp tỗ chức thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiếu số phục
tùng đa số, cấp dưới phục vụ cấp trên, cá nhận phục tùng tổ chức, các tổ chức trong
toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn
một nữa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành
9



viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được
bảo lưu và báo cáo lên cấp úy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song
chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết , không được truyền bá ý kiến trái với nghị
quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân
biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi của mình, song không dược
trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
nghị quyết của cấp trên.
2.2.2 Hệ thống tổ chức của Đảng

- Hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam là tổng thể các cấp ủy, tổ chức, cơ
quan đảng được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng nhàm thực
hiện vai trò lạnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.
- Hệ thống tổ chức của Đảng được thành lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành
chính của Nhà nước.
- Các tổ chức cơ sở đảng dược thành lập tại đơn vị cơ sở hành chính sự nghiệp,
knh tế hoặc công tác đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh.
- Tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
được thành lập theo qui định tại chương VI của Điều lệ Đảng. Việc lập tổ chức
Đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo qui định của Bộ chính trị.
2.2.2.1 Tộ chức bộ máy của Đảng cấp Trung ương
-Cơ quan lãnh đạo của Đảng
+Đại hội đại biểu toàn quốc
+Ban Chấp hành Trung ương
10


+Bộ Chính trị
+Ban Bí thư

- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương:
+ Các ban tham mưu giúp việc và Văn phòng Trung ương, các cơ quan Đảng ở
Trung ương do Bộ chính trị ra quyết định thành lập hoặc giải thể; riêng ủy ban
Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương bầu.
+ Hiện nay các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng được tổ chức thành 6 cơ
quan: Ban Tuyên giáo TW, Ban Tổ chức TW, Ủy ban kiểm tra TW, Ban Dân vận
TW, Ban Đối ngoại TW, Văn phòng TW và đơn vị sự nghiệp của Đảng là Học viện
Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bảo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
- Các tổ chức đãng trực thuộc Ban chấp hành Trung ương
+ Các đảng ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương
+ Các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương

11


SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG Ở CẤP TRUNG ƯƠNG

Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng
Bầu
Ban Chấp hành TW
Bầu

Lập
− Ban Bí thư TW
− Các ban, tiêu ban

− Bộ chính trị
− Tổng Bí thư

− Ủy ban Kiểm tra

giúp việc TW
− Các đảng ủy,

TW
− Chủ nhiệm Ủy

đảng đoàn , ban
cán sự đảng

ban Kiểm tra TW

thuộc trưc TW

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy của Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thu ộc Trung ương
- Cơ quan lãnh đạo của Đảng
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thành phố
+ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố
+ Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy
- Cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy:

12


+ Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan sự nghiệp của
Đảng ở cấp tỉnh do Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định thành lập; riêng ủy
ban Kiểm tra do tỉnh ủy, thành ủy bầu. Các cơ quan tham mưu giúp việc tỉnh ủy,
thành ủy, các cơ quan sự nghiệp của Đảng ở cấp tỉnh, thành phố gồm; ủy ban Kiệm
tra, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Văn phòng, Báo, Trường Chính

trị, Nhà xuất bản.
+ Tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác trong thực tế, ngoài một
số ban chức năng theo qui định chung, các tỉnh ủy, thành ủy có thể lập thêm một số
ban, tiểu ban tham mưu giúp việc như Ban kinh tế, Ban tài chính Quản trị, Ban Nội
chính, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ (trường hợp này phải xin ý kiến của Bộ Chính
trị).
- Các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy , thành ủy
+ Các đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy
+ Các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy

13


SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG Ở CẤP TỈNH
Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh
bầu
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
bầu

lập

-Ban thường vụ tỉnh ủy

-Văn phòng tỉnh ủy, các
ban tỉnh ủy; báo, trường

-Bí thư, Phó bí thư tỉnh

chính trị, nhà xuất bản


ủy

tỉnh.

-Ủy ban Kiểm tra tỉnh

-Các đảng ủy, đảng

ủy

đoàn, ban cán sự đảng

-Chủ nhiệm UB Kiểm

trực thuộc tỉnh ủy

tra tỉnh ủy

2.2.2.3. Tổ chức bộ máy của Đảng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố tr ực
thuộc tỉnh ( gọi tắt là cấp huyện)
- Cơ quan lãnh đạo của Đảng
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
+ Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
+ Ban Thường vụ huyện ủy
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy
14


+ Các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy do ban thường vụ huyện ủy quyết
định thành lập, riêng Ủy ban kiểm tra do huyện ủy bầu ra. Các cơ quan tham mưu

giúp việc huyện ủy bao gồm; Ủy ban kiểm tra, ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân
vận, văn phòng.
+ Ngoài các ban tham mưu giúp việc huyện ủy, ở cấp huyện còn lập trung tâm
giáo dục chính trị để thực hiện chức năng giáo dục, đào tạo lý luận chính trị, bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho các cấp cơ sở
2.3. Tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

- Việc học tập nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin phải luôn phù hợp
với từng đối tượng
- Việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh
- Chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, đồng
thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm để bổ sung vào Mác-Lênin
- Tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin

15


KẾT LUẬN
-Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, dân tộc ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội, nhưng
cũng không ít khó khăn, thách thức. Vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải được
khẳng định, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cần được nâng cao hơn
bao giờ hết để ngang tầm với các yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử dân tộc giao phó.
Trong bối cảnh mới, Đảng ta xác định rõ nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trọng tâm,
xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt gắn chặt với xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nền tảng tinh thần cho sự phát triển xã hội.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên
tất cả các mặt: tư tưởng lý luận, chính trị, tổ chức và cán bộ, đạo đức, làm cho
Đảng thật sự trong sạch, đạt đến tầm cao về đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh chính trị,

vững vàng trước mọi thử thách của lịch sử.
- Chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công tác xây dựng Đảng cầm
quyền, nhưng bất cập, yếu kém, hạn chế cũng không phải ít, nhất là sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được
ngăn chặn và đẩy lùi. Những hạn chế này đang làm giảm sút niềm tin của nhân dân
đối với Đảng, hạn chế năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Được chiếu
rọi bởi ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta quyết tâm xây dựng về mọi mặt
một cách thiết thực; xác định đổi mới và chỉnh đốn Đảng đáp ứng nhu cầu phát
triển của giai cấp và dân tộc là quy luật tồn tại sống còn của Đảng. Chính trên ý
nghĩa đó, việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải được quán triệt
đến từng tổ chức cơ sở đảng, từng cán bộ, đảng viên.

16


Tài liệu tham khảo
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội - 2011
Đại tá, PGS.TS Trần Nam Chuân, Xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, Trang tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Được truy
cập tại link: , ngày truy cập: 19/05/2017

17



×