1. Định nghĩa tiềm thời, thời gian tác động, cường độ tác động tối đa.
- Tiềm thời: là thời gian tính từ lúc bắt đầu cho thuốc vào cơ thể đến khi thuốc bắt
đầu có hiệu lực.
- Thời gian tác động là thời gian tác động tìn được các nhóm.
- Cường độ tác động tối đa: là phản ứng tối đa xảy ra trên thú sau khi dùng thuốc.
2. Khi dùng thuốc ngủ, các phản ứng xảy ra theo trình tự nào?
0. Thay đổi về cử động tổng quát.
1. Thất điều.
2. Ngủ.
3. Mất phản xạ co rút chân.
4. Mất phản xạ thăng bằng.
5. Mất cảm giác đau.
6. Mất phản xạ đau.
7. Các giai đoạn hồi phục.
3. Cách thử trạng thái ngủ?
- Khi thú nằm yên không cử động, ta đặt nhẹ ngay trước mũi thú một đầu que hay
bút chì, đưa lên xuống mà nó không có phản ứng hít, ngửi, quay đi... thì được gọi
là ngủ.
- Chú ý: không được chạm vào râu chuột. Chuột vẫn có thể mở mắt khi ngủ.
4. Cách thử phản xạ co rút chân, phản xạ thăng bằng. Phản xạ thăng bằng
dùng để đánh giá điều gì?
- Cách thử phản xạ co rút chân:khi thú đã ngủ, tiến hành phản xạ co rút chân. Bình
thường ở vị trí nghỉ, khi kéo 1 trong 2 chân thú về phía sau, nó sẽ phản xạ nhanh
chóng co rút về vị trí cũ. Nếu trong 5s mà nó không rút chân về thì được xem như
mất phản xạ co rút chân.
- Cách thử phản xạ thăng bằng: khi thú mất phản xạ co rút chân, tiến hành thử phản
xạ thăng bằng. Bình thường khi lật con vật nằm nghiêng hay ngửa, nó sẽ nhanh
chóng lật úp lại, nếu sau 5s nó không lật úp lại được thì xem như mất phản xạ
thăng bằng.
- Phản xạ thăng bằn dùng để đánh giá tính gây mê hay gây ngủ rất sâu của những
phản xạ liền mạch thuốc ngủ hay thuốc mê.
5. Cách thử phản xạ đau. Phân biệt cảm giác đau và phản xạ đau.
- Cách thử phản xạ đau: Dùng đầu kim chích mạnh vào đuôi chuột sau khi nó đã
mất phản xạ thăg bằng vài phút
* chuột nằm yên k nhúc nhích , rung giật đuôi là đã mất phản xạ đau.
* chuột nằm yên nhưng vẫn nhúc nhích rung giật đuôi là chuột chỉ mới mất cảm
giác đau mà chưa mất phản xạ đau.
6. Chết cấp thời: là thời gian từ lúc tiêm dược phẩm đến lúc chết mà cib vật vẫn
chưa tìm lại phản xạ thăng bằng đã mất. Sự chết cấp thời có thể xảy ra trong lúc
thực tập nếu tiêm quá nhanh.
(Tiêm tĩnh mạch mà chuột chết: Do còn không khí, chất dầu, rắn, chất gây độc
tim).
7.Nguyên tắc liên quan giữa cấu tạo hóa học và hoạt tính dược lực. Đường
dùng khi đưa thuốc vào chuột nhắt trắng?Mô tả đường dùng.
* Nguyên tắc: Theo định luật richardson năng lực làm ngủ gia tăng theo số nguyên
tử C trong CTHH của rượu mạch thẳng bậc 1 . Năg lực sẽ tăng ở mức tối đa với 6
C rồi từ từ giảm xuống đến không còn hiệu lực nữa với 14C.
Ngoài ra hoạt tính làm ngủ còn phụ thuộc vào số C và cách sắp xếp khác nhau
trong phân tử.
* Đường dùng: tiêm phúc mô.
- Vị trí tiêm : trên đường thẳg nối 2 bẹn chuột ta chia làm 3 phần bằng nhau. Ta
được 2 điểm để tiêm phúc mô.
8. Nguyên tắc bài tác động đối kháng. Atropin và pilocarpin thuộc đối kháng
nào?Vì sao?
- Nguyên tắc: hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của một trong hai dược
phẩm đó làm giảm hoặc tiêu hủy tác động của dược phẩm kia.
- Atropin và pilocarpin thuộc đối kháng dược lý tương tranh vì atropin là liệt đối
giao cảm gây giãn đồng tử, pilocarpin là cường đối giao cảm gây co đồng tử.
9. Độc tính cấp là gì? Để ước lượng độc tính cấp dựa vào liều nào?
- Độc tính cấp: biểu thị sự tác động xấu hay sự tử vong của sinh vật ngay sau khi
dung 1 liều duy nhất chất thử nghiệm trên thú vật.
- Để ước lượng độc tính cấp thời của 1 dược phẩm, ngta dựa vào liều làm chết 50%
thú vật thử nghiệm ( LD50: Lethal dose 50).
10.nguyên tắc xác định LD50.
- Chuột nhắt được chia thành các nhóm tương tự.
- Những thú vật ở cùng nhóm sẽ nhận cùng 1 liều chất khảo sát.
- Dùng 1 -> 4 liều duy nhất trong 24h.
- Theo dõi, xác định số chuột chết để tính LD50.
11. Mục đích của thử nghiệm sơ khởi xác định LD50.
- Để xác định LD0 và LD100.
12. Định nghĩa LD0 và LD100.
- LD0: Liều tối thiểu.
- LD100: Liều tối đa.
13. Trong thử nghiệm sơ khởi xác định LD50: Vì sao phải cho chuột nhịn đói
trước thử nghiệm, thời gian bao nhiêu? Thời gian theo dõi thử nghiệm?
- Chuột nhịn đói tối thiểu 5h trước khi thử nghiệm vì:
+ Có sự tương tác giữa thức ăn và thuốc ban đầu.
+ Tương tác chuyển hóa giữa thức ăn và thuốc.
- Thời gian theo dõi thử nghiệm: Ít nhất 24h sau khi dùng thuốc.
14. Trong thử nghiệm xác định LD50:
- Dùng 6 lô chuột, mỗi lô ít nhất 10 chuột. Lưu ý ở liểu gần LD50: nên gia tăng số
lượng thú vật (ít nhất 20 con) để sự đo lường được chính xác hơn.
- Quan sát thú vật ít nhất 48h (nhiều nhất 72h) sau khi cho dùng thuốc.
15. Công thức tính LD50 theo Karber và Behrens, giải thích các kí hiệu trong
công thức.
Df: Liều tối thiểu làm chết tất cả thú vật.(mg chất độc/kg trọng lượng chuột)
a: Chỉ số trung bình của số thú vật chết ở 2 liều kế tiếp.
b: Hiệu số liều giữa 2 liều kế tiếp.
n: Số thú vật dùng ở mỗi liều hoặc số trung bình của những trị số trên: trường hợp
số thú vật thay đổi ở mỗi liều)
16. Khảo sát độc tính cấp của Strychnin sulfat, đường dùng trên chuột nhắt
trắng? Mô tả đường dùng.
- Đường dùng: tiêm dưới da.
- Cho chuột nằm trên vỉ sắt, kep đuôi giữa ngón áp út và ngón út. Dùng ngón cái và
ngón trỏ kéo 1 nếp da ở lưng (Phía gần đuôi), bôi cồn để lộ phần da muốn tiêm
(Phần da này nằm trên đầu ngón tay trỏ). Mặt vát của kim hướng lên trên, đâm kim
vào song song với mặt lưng, bơm thuốc. Nghiêng kim 1 góc 45 độ, rút kim ra để
dung dịch tiêm không bị trào ngược trở lại. Không được dùng gòn chấm vết tiêm vì
sẽ làm cho dung dịch tiêm trào ngược trở lại.
17. Nguyên tắc kiểm nghiệm chất sinh nhiệt.
nước cất pha tiêm, dd tiêm truyền không dược chứa chất sinh nhiệt. Chúng ta phải
kiểm nghiệm xem có sự hiện diện của chất sinh nhiệt không để tránh triệu chứng
sock gây bởi yếu tố này khi sử dụng cho bệnh nhân.
18.Mô tả các bước lấy nhiệt độ thỏ. Cách hạn chế sai số thân nhiệt giữa các
lần đo thỏ và giữa các thỏ.
- Cách hạn chế sai số thân nhiệt giữa các lần đo thỏ và giữa các thỏ là: môi trường,
tiếng ồn, thỏ đã sử dụng chất gây sốt, thỏ bị sốt trước đó, đọc nhiệt kế bị sai...
19. Điều kiện chọn thỏ trong thử nghiệm chất sinh nhiệt.
- Thỏ trưởng thành, khỏe mạnh, cả 2 giống, cân nặng không dưới 1,5kg nuôi
dưỡng bằng thức ăn không chứa kháng sinh và thỏ không có dấu hiệu giảm cân
trong quá trình thử nghiệm. Không dùng để thử nghiệm nếu :
+ thỏ mới được dùng thử chất gây sốt có kết quả âm tính trong vòng 3 ngày trước
đó.
+ thỏ đã được dùng thử chất gây sốt có kết quả dương tính trong vòng 3 tuần.
20. Trong thử nghiệm sơ bộ chất sinh nhiệt:
- Dd tiêm IV tai thỏ là dd NaCl 0,9%. Làm ấm dd lên 38,5 độ vì để dd có nhiệt độ
gần giống với thân nhiệt thỏ.
- Cách ghi nhiệt độ thỏ: ghi nhiệt độ thỏ 30' một lần, ít nhất 90' trước khi tiêm và
tiếp tục 3h sau khi tiêm.
- Điều kiện loại thỏ: không dùng thỏ có nhiệt độ thay đổi quá 0.6 độ vào thử
nghiệm chính thức.
21. Điều kiện chọn thỏ trong thử nghiệm chính thức.
Dùng thỏ trưởng thành, khoẻ mạnh, cả 2 giống, cân nặng không dưới 1,5kg, nuôi
dưỡng bằng thức ăn không chứa kháng sinh và thỏ không có dấu hiệu giảm cân
trong quá trình thử nghiệm.
22. Định nghĩa nhiệt độ ban đầu, nhiệt độ tối đa, đáp ứng.
- Nhiệt độ ban đầu: là trung bình của 2 giá trị nhiệt độ ghi được cách nhau 30 phút,
xác định trong khoảng 40 phút ngay trước khi tiêm dung dịch thử.
- Nhiệt độ tối đa: là nhiệt độ cao nhất ghi được cho thỏ đó trong vòng 3 giờ sau khi
tiêm.
- Đáp ứng: là chênh lệch giữa “nhiệt độ ban đầu” và “nhiệt độ cao nhất”.
Khi chênh lệch là âm, kết quả được coi là đáp ứng bằng 0.
23. Để đánh giá kết quả kiểm nghiệm phát sinh nhiệt của 1 mẫu thử, số lượng
thỏ dùng tối đa và tối thiểu là:
- Thỏ dùng tối đa: 12 con.
- Thỏ dùng tối thiểu: 3 con.
24. Nguyên tắc thử kích ứng trên da.
- Thử kích ứng trên da là 1 phương pháp sinh học dựa vào mức độ phản ứng của
phần da thỏ (phù nề, ban đỏ, tạo vẩy) sau khi cho tiếp xúc với chất thử so với phần
da đối chứng không đắp chất thử hoặc đắp chất đối chứng.
- Phép thử không áp dụng cho các chất có tính acid hoặc kiềm mạnh và các chất đã
biết là có kích ứng trên da.
25. Chuẩn bị thỏ chothử nghiệm kích ứng trên da.
Sử dụng thỏ trắng trưởng thành , đực hoặc cái ( không sử dụng thỏ đang mang thai
hoặc đang cho con bú ) khỏe mạnh , cân nặng không dưới 2kg.Thỏ được nhốt riêng
từng con và nuôi dưỡng trong điều kiện nhất thí nghiệm ít nhất 5 ngày trước khi
thử.Da không bị tổn thương và da không bị nhiễm nấm.
26. Đánh giá kết quả kích ứng trên da, cần tối thiểu mấy vết mẫu thử. Cách
đánh giá kết quả kích ứng trên da.
- Đánh giá kết quả kích ứng trên da, cần tối thiểu 2 vết mẫu thử.
- Cách đánh giá kết quả kích ứng trên da: Trên mỗi thỏ, ta nhận xét về điểm phản
ứng (sự tạo vảy và ban đỏ) và điểm gây phù nề chia cho số lần quan sát. Điểm kích
ứng của mẫu thử được lấy trung bình điểm phản ứng của các thỏ đã thử. Theo như
thực tập thì ta quan sát ở các thời điểm 1h, 2h.
27. Tính dung dịch thuốc đủ để tiêm cho 15 chuột nhắt trắng có trọng lượng
trung bình 20g từ dung dịch thiopental 20mg/ml. Biết điều kiện tiêm là
0.1ml/10g và liều 40mg/kg chuột , hao hụt 50%.
28. Pha dung dịch thuốc đủ để tiêm 20 chuột cống có trọng lượng trung bình
250g. Biết điều kiện tiêm là 1ml/1kg và liều tiêm là 350mg/kg chuột.
Từ đk tiêm ta có liều lượng cần tiêm cho 1kg chuột cống là : 350mg/1ml/kg chuột
Tb phải tiêm cho mỗi chuột cống là 1ml/kg x 250g=0.25ml
Như vậy ta cân đúng 0.25ml x 20chuột= 5ml
Để trừ hao ta có thể pha 10ml dd tiêm chứa 350mg/ml
Vậy ta cân 3500mg thuốc hòa tan trong 10ml dung dịch sinh lý.