Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp nền móng cho công trình ven sông tiền tại thành phố vĩnh long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
____________________________

NGUYỄN NGỌC LONG GIANG

GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CHO CÔNG TRÌNH
VEN SÔNG TIỀN TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
_______________________________

NGUYỄN NGỌC LONG GIANG
KHÓA 2012-2014

GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CHO CÔNG TRÌNH
VEN SÔNG TIỀN TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THƯƠNG BÌNH

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Trần
Thương Bình đã tận tình hướng dẫn, cho nhiều chỉ dẫn khoa học có giá trị và
thường xuyên động viên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn và nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học của tác giả.
Tác giả xin chân thành cám ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, các
chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, đặc biệt là PGS.TS. Vương Văn Thành đã chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để
luận văn được hoàn thiện.
Tác giả xin trân trọng cám ơn các cán bộ, giảng viên Bộ môn Công
trình ngầm - Địa kỹ thuật, Khoa Xây dựng, Khoa sau đại học Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội; lãnh đạo Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, các phòng,
ban, khoa, các bạn đồng nghiệp Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đã tạo
điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ và hợp tác trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân trong gia đình
đã động viên khích lệ và chia sẻ những khó khăn với tác giả trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Tác giả


Nguyễn Ngọc Long Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Long Giang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2
Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
Bố cục của luận văn ................................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VEN SÔNG VÀ THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH
LONG ......................................................................................................... 5

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về ổn định bờ sông .................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu về vấn đề ổn định bờ .......................................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu nền đất yếu và phương pháp xử lý gia cố,
cải tạo nền đất yếu .............................................................................. 11
1.2. Thực trạng ổn định bờ sông đối với các công trình ở thành phố Vĩnh
Long ....................................................................................................... 19
1.2.2. Hiện tượng mất ổn định bờ do tác dụng dòng chảy và các
nghiên cứu nguyên nhân gây mất ổn định ........................................... 20
1.2.3. Tình hình phòng chống mất ổn định bờ ..................................... 25


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH VEN
SÔNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG .................................................. 29
2.1. Nghiên cứu địa chất công trình, địa chất thủy văn tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 29
2.1.1. Điều kiện địa chất công trình..................................................... 29
2.1.2. Điều kiện địa chất thủy văn [8] ................................................. 35
2.2. Cơ sở lý thuyết lựa chọn nền móng hợp lý cho công trình ven
sông ....................................................................................................... 37
2.2.1. Các dạng cơ bản của giải pháp nền móng hợp lý ....................... 37
2.2.2. Các vấn đề lựa chọn nền thiên nhiên hợp lý .............................. 39
2.2.3. Xử lý nền bằng cọc đất xi măng ................................................ 44
2.3. Cơ sở xây dựng phương pháp tính toán xác định giải pháp móng
hợp lý ..................................................................................................... 49
2.3.1. Các vấn đề mất ổn định và các yêu cầu tính toán....................... 49
2.3.2. Tiêu chuẩn tính toán thiết kế nền móng trên sườn dốc [8] ......... 51
2.3.3. Phương pháp tính toán biến dạng lún công trình xây dựng trên
nền đất yếu........................................................................................... 58
2.3.4. Phương pháp tính toán thấm hố móng trong quá trình thi
công [7] .............................................................................................. 59

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
VEN SÔNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG ......................................... 61
3.1. Thực trạng nền móng các công trình ven sông và công tác thiết
kế nền móng........................................................................................... 61
3.1.1. Thực trạng các công trình ven sông ........................................... 61
3.1.2. Vấn đề nền móng và khảo sát thiết kế nền móng công trình
ven sông.............................................................................................. 66
3.2. Phân vùng địa chất khu vực nghiên cứu .......................................... 69


3.3. Nội dung cơ bản xác định giải pháp móng hợp lý cho công trình .... 76
3.3.1. Các vấn đề trong nội dung khảo sát thiết kế nền móng .............. 76
3.3.2. Nội dung khảo sát thiết kế ......................................................... 80
3.4. Tính toán thiết kế nền móng công trình ven sông tại thành phố
Vĩnh Long bằng ứng dụng Excel............................................................ 84
3.4.1. Bảng tính Excel ......................................................................... 84
3.4.2. Những ví dụ cụ thể phân tích lựa chọn sơ bộ giải pháp nền
móng ................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 95
Kết luận ................................................................................................. 95
Kiến nghị ............................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình

Tên hình


Hình 1.1.

Khu vực nghiên cứu (ảnh Google map 3/2014)

Hình 1.2.

Kè Đình Tân Hoa dịch chuyển ra sông (Gần cầu Mỹ Thuận) [8]

Hình 1.3.

Sạt lở tại xã An Bình (bờ trái sông Cổ Chiên)

Hình 1.4.

Chu trình sạt lở bờ sông [8]

Hình 1.5.

Điểm sạt lở gần khu vực khai thác cát tại cồn An Long xã An Bình

Hình 1.6.

Kết hợp trồng bần và thả lục bình bảo vệ bờ sông

Hình 1.7.

Dùng lục bình để hạn chế sạt lở do sóng

Hình 2.1.


Các phân vị địa tầng trong cấu trúc nền

Hình 2.2.

Sơ đồ thi công cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet grouting [19]

Hình 2.3.

Mô hình công nghệ Jet grouting [19]

Hình 2.4.

Sức cản mũi xuyên của đất khi chưa gia cố và cọc đất xi măng

Hình 2.5.

Nước sông thấm vào hố móng

Hình 2.6.

Bố trí móng công trình đầu mái dốc

Hình 2.7.

Bố trí móng công trình ở giữa mái dốc

Hình 2.8.

Bố trí móng công trình ở độ sâu khác nhau trên mái dốc


Hình 2.9.

Bố trí móng công trình ở đầu và chân mái dốc trong vùng có động đất

Hình 2.10.

Cách bố trí móng công trình trên lớp đất đắp phủ trên mái dốc

Hình 2.11.

Vùng không được bố trí công trình trên bờ dốc sông suối

Hình 2.12.

Các dạng mất ổn định

Hình 2.13.

Sơ đồ kiểm tra ổn định trượt công trình trên sườn dốc

Hình 2.14.

cách xác định S theo phương pháp cân bằng giới hạn


Số hiệu
hình

Tên hình


Hình 2.15.

Sơ đồ tính qu cho móng băng đặt trên mặt dốc

Hình 2.16.

Sơ đồ tính qu cho móng băng đặt trên đỉnh dốc

Hình 3.1.

Nhà ở 2 tầng tại phường 9 bị trượt xuống sông

Hình 3.2.

Bản đồ phân vùng

Hình 3.3.
Hình 3.3.

Mặt bằng kiến trúc nhà ở 5 tầng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Bảng 3.1


Cột địa tầng tổng hợp vùng 1

Bảng 3.2

Cột địa tầng tổng hợp vùng 2

Bảng 3.3

Cột địa tầng tổng hợp vùng 3

Bảng 3.4

Cột địa tầng tổng hợp vùng 4

Bảng 3.5

Bảng so sánh các nội dung trong công tác khảo sát và thiết kế nền
móng khu vực có điều kiện địa hình khác nhau

Bảng 3.6

Bảng phân tích nội dung khảo sát địa kỹ thuật

Bảng 3.7

Bảng nhập số liệu

Bảng 3.8

Bảng thể hiện mặt bằng chân cột


Bảng 3.9

Bảng địa tầng tại các vị trí móng

Bảng 3.10

Bảng tính móng cọc

Bảng 3.11

Bảng chọn sơ bộ kích thước móng nông

Bảng 3.12

Bảng tính thấm vào hố móng

Bảng 3.13

Bảng hướng dẫn sử dụng bảng tính

Bảng 3.14

Bảng giá trị lực nén tại chân cột


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất có hệ thống sông ngòi và kênh
rạch được hình thành nhờ quá trình bồi tụ và lắng động trầm tích có nguồn
gốc sông biển, đầm lầy. Trong đó Tỉnh Vĩnh Long nằm ở khu vực trung tâm,
giữa sông Tiền và sông Hậu. Cấu trúc địa chất được thành tạo từ các trầm tích
trẻ, tuổi từ Pleistocene đến Holocene, thành phần chủ yếu là trầm tích bở rời
(cát, bụi, sét). Đây là vùng không thuận lợi về mặt địa chất công trình, đất nền
phổ biến nhất là các lớp đất yếu có cấu trúc phức tạp ven sông. Đặc điểm
chung của chúng là sức chịu tải nhỏ và biến dạng lớn dưới tác dụng của tải
trọng công trình. Nhiều giải pháp xử lý nền đất yếu đã được áp dụng, song
chưa đánh giá đúng bản chất của đất yếu trong công tác khảo sát – thiết kế
cũng như thi công nên tổng độ lún và tốc độ lún xác định được còn có sự khác
biệt rõ rệt giữa tính toán theo lý thuyết và thực tế, dẫn đến một số công trình
dân dụng và công nghiệp, đường giao thông, đường dây tải điện, cầu cảng, …
bị hư hỏng trong quá trình thi công hoặc sử dụng.
Mặt khác, việc phân tích và đánh giá hiệu quả của các giải pháp xử lý
này cũng chưa được quan tâm đúng mức. Các vấn đề trên đã được một số tác
giả đề cập đến nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá toàn
diện.
Và trong các giải pháp nền móng đặt ra nhằm lựa chọn ra giải pháp nền
móng cho phù hợp với điều kiện địa chất ở khu vực thành phố Vĩnh Long.
Ứng dụng các kết quả trên để để xử lý nền móng cho các công trình ven sông
Tiền – sông Cổ Chiên khu vực thành phố Vĩnh Long xét đến ảnh hưởng về ổn
định và biến dạng của công trình ven sông trên đất yếu, vì nhiều sự cố công
trình đã và đang xảy ra nên việc nghiên cứu này rất thiết thực.
Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý xử lý nền đất


2

yếu ở khu vực này là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách góp

phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Xác định giải pháp nền móng khả thi cho các công trình xây dựng tại
các vùng có điều kiện địa chất đặc trưng trong khu vực nghiên cứu.
 Đề xuất các nội dung cơ bản khi tiến hành lựa chọn giải pháp nền móng
hợp lý trong công tác thiết kế nền móng các công trình ven sông Tiền thành
phố Vĩnh Long.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu sự hợp lý giải pháp nền móng của
công trình ven sông Tiền – sông Cổ Chiên tại thành phố Vĩnh Long.
Phạm vi nghiên cứu: cho các công trình xây dựng DD&CN tại thành
phố Vĩnh Long khu vực ven sông Tiền – sông Cổ Chiên.
Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thống kê: Thực hiện thống kê, tổng hợp tài liệu khảo sát
địa chất công trình, phương pháp xử lý đất yếu của những công trình khu
vực ven sông Tiền thành phố Vĩnh Long.
 Phương pháp tổng hợp: Căn cứ vào kết quả của phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu, kết hợp với kiến thức khoa
học, quy trình, quy phạm để đánh giá tổng kết về địa chất khu vực ven
sông Tiền cũng như các giải pháp xử lý đất yếu hiện nay.
 Phương pháp địa chất: đánh giá và xác định các thông số đất nền phục
vụ cho tính toán lựa chọn giải pháp móng.
 Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến góp ý của giảng viên hướng dẫn, các
nhà khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn.
Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu đặc điểm nền địa chất tại khu vực nghiên cứu.


3


 Nghiên cứu giải pháp cấu tạo nền móng và giải pháp nền móng khả thi
cho các công trình trên đất yếu ven sông Tiền – sông Cổ Chiên ở khu
vực thành phố Vĩnh Long. Từ đó đề nghị lựa chọn một số giải pháp tính
toán nền móng cho công trình.
 Nghiên cứu các vấn đề về ổn định, biến dạng và thi công nền móng cho
các công trình ven sông Tiền – sông Cổ Chiên và đề xuất khoảng cách
an toàn về ổn định nền cho công trình đến bờ sông.
 Nghiên cứu giải pháp nền móng hợp lý cho công trình ven sông Tiền –
sông Cổ Chiên.
 Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc tiến hành lựa chọn giải pháp nền móng
hợp lý trong công tác thiết kế công trình xây dựng ven sông của thành
phố Vĩnh Long.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: góp phần sáng tỏ các vấn đề ứng xử của nền đất ven
sông dưới tác động của tải trọng công trình
Ý nghĩa thực tiễn:
 Góp phần làm rõ các vấn đề trong quy hoạch, quản lý chất lượng và thi
công xây dựng cho các công trình xây dựng ven sông Tiền – sông Cổ Chiên
khu vực thành phố Vĩnh Long.
 Nâng cao hiệu quả trong công tác khảo sát thiết kế nền móng cho công
trình ven sông tại thành phố Vĩnh Long.
Bố cục của luận văn
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
VEN SÔNG VÀ THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về ổn định bờ sông
1.2. Thực trạng ổn định bờ sông đối với các công trình ở thành phố Vĩnh Long
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH VEN SÔNG


4


TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG
2.1. Nghiên cứu địa chất công trình, địa chất thủy văn tại khu vực nghiên cứu
2.2. Cơ sở lý thuyết lựa chọn nền móng hợp lý cho công trình ven sông
2.3. Cơ sở xây dựng phương pháp tính toán xác định giải pháp móng hợp lý
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VEN
SÔNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG
3.1. Thực trạng nền móng các công trình ven sông và công tác thiết kế nền móng
3.2. Phân vùng địa chất khu vực nghiên cứu
3.3. Nội dung cơ bản xác định giải pháp móng hợp lý cho công trình
3.4. Tính toán thiết kế nền móng công trình ven sông ở thành phố Vĩnh Long
bằng ứng dụng Excel
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Nền móng công trình ven sông là vấn đề địa kỹ thuật phức tạp, đặt ra
cho việc thiết kế công trình xây dựng ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt giữa yêu cầu của quy hoạch kiến trúc với ổn định công trình ven
sông ở thành phố Vĩnh Long những vấn đề phải nghiên cứu. Nghiên cứu giải
pháp nền móng công trình ven sông ở thành phố Vĩnh Long đã tiến hành tìm
hiểu và phân tích lý thuyết tính toán các vấn đề liên quan đến ổn định công
trình ven sông, các tài liệu địa chất, đánh giá thực trạng công trình xây dựng.
Phân tích tính hợp lý của các giải pháp nền móng bằng công cụ Excel cho các
công trình khác nhau ở các khu vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
 Giải pháp nền móng của các công trình ven sông đã được xây dựng hầu
hết chưa chú ý tới các yếu tố ven sông. Điều đó, có thể đang tiềm ẩn các sự cố
công trình hoặc chi phí công trình vượt quá yêu cầu cần thiết.
 Nhu cầu công trình xây dựng ven sông đa dạng về quy mô kiến trúc và
kết cấu công trình nên giải pháp nền móng cũng rất đa dạng. Nhưng với đặc
điểm địa kỹ thuật tại khu vực cùng với yêu cầu ổn định bền vững của công
trình ven sông, các giải pháp hợp lý có thể lựa chọn là móng nông đặt trên
nền thiên nhiên, trên nền gia cố bằng cọc xi măng đất và móng cọc. Trong đó:
 Móng nông đặt trên nền thiên nhiên phù hợp với công trình thấp tầng
tải trọng nhỏ nằm ngoài phạm vi đới ảnh hưởng của công trình tới ổn định của
bờ sông. Trong trường hợp xây dựng công trình sát bờ sông, khi đó phải tiến
hành gia cố nền bằng cọc xi măng đất được tính toán cụ thể.
 Móng sâu là giải pháp thỏa mãn đầy đủ các yếu tố đặc trưng của công
trình ven sông là lựa chọn hợp lý có sự khác nhau giữa các vùng. Vùng có
thành tạo địa chất Pleistocen nằm nông là vùng khi áp dụng có hiệu quả nhất
cho mọi công trình. Ngược lại, vùng Pleistocen nằm sâu, hiệu quả chỉ thể hiện



96

rõ ràng khi công trình có tải trọng lớn, quy mô lớn.
 Giải pháp nền móng hợp lý cho công trình ven sông ở Vĩnh Long bị
ràng buộc bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố đặc thù ven sông, các quy
định của địa phương. Do đó luận chứng định tính các giải pháp nền móng để
lựa chọn hợp lý là chưa có cơ sở. Do đó, sử dụng công cụ Excel được thiết lập
bởi các bảng tính có chứa các bài toán ổn định cho phép tiến hành luận chứng
định lượng với nhiều phương án chi tiết khác nhau.
Kiến nghị
Vấn đề giải pháp nền móng hợp lý cho công trình ven sông ở Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng rất phức tạp, trong đó có
những vấn đề như tác dụng của dòng chảy đối với sự ổn định của bờ, móng cọc
đường kính nhỏ xử lý nền bằng cọc xi măng đất, ... cho công trình ven sông là
rất quan trọng. Để đảm bảo ổn định cho các công trình ven sông ở Vĩnh Long,
kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề của công trình ven sông.
Lựa chọn giải pháp móng cho công trình ven sông luôn có những yêu
cầu đặc biệt về thiết kế. Trong đó có các yêu cầu về tài liệu địa kỹ thuật, để
các phương án khảo sát địa kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của công trình
ven sông, cần có những quy định riêng về công tác khảo sát những công trình
ven sông. Chú ý khai thác triệt để các tài liệu địa chất và địa chất công trình
khu vực trong công tác khảo sát và thiết kế các công trình ven sông.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chiến, Phạm Quang Đông (2012), “Ứng dụng phương pháp cố
kết hút chân không xử lý nền đất yếu khi xây dựng công trình thủy lợi vùng
ven biển”, Tạp chí địa kỹ thuật (Số 2).
2. Công ty tư vấn xây dựng VinaMekong (VMEC) (2010), “Thuyết minh
thiết kế kỹ thuật công trình kè sông Cổ Chiên thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh

Long”, Vĩnh Long.
3. Nguyễn Hồng Đức (2009), Cơ sở địa chất công trình và địa chất thủy
văn công trình, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
4. Phan Dũng (2009), “Chuyển vị nằm ngang và chuyển vị xoay của cọc ở
mức đáy đài theo TCXD 205: 1998 – Một dạng khác của công thức tính và
các ứng dụng”. Tạp chí Biển& Bờ, số 3+4, Hội Cảng – Đường thủy – Thềm
lục địa Việt Nam, VAPO, Hà Nội.
5. Phan Dũng (2009), “Chuyển vị - nội lực cọc chịu lực ngang theo
TCXD 205: 1998. Mối liên hệ giữa lời giải của Urban với của Matlock –
Reese và các ứng dụng”, Tạp chí Biển & Bờ số 5+6, Hội Cảng – Đường thủy
– Thềm lục địa Việt Nam,VAPO, Hà Nội.
6. Phan Dũng (2009), “Cách tính Công trình bến bệ cọc cao mềm bằng
Phương pháp Ma Trận độ cứng”. Tạp chí Biển & Bờ, số 7+8, Hội Cảng –
Đường thủy – Thềm lục địa Việt Nam,VAPO, Hà Nội.
7. Ngô Văn Dũng (2012), “Tính toán lưu lượng nước thấm vào hố móng
khi thi công các công trình dạng tuyến ven sông và bờ biển”, Tạp chí Khoa
học và công nghệ Đại học Đà Nẵng.
8. Văn Hữu Huệ (2007), Nghiên cứu ổn định và biến dạng của công trình
bờ kè trong điều kiện đất yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, luận án tiến sỹ kỹ
thuật, trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
9. Lê Mạnh Hùng (2012), “Hiện tượng sạt lở bờ sông các tỉnh miền Nam -


Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm nhẹ thiên tai”, báo cáo khoa học Viện Khoa học Thủy lợi Miền nam.
10. Nguyễn Bá Kế (2014), “chuyên đề 3: Một số yêu cầu thiết kế công
trình vùng sạt lở đất”, Website: Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt
Nam ().
11. Trịnh Công Luận (2010), Đánh giá tác động của hoạt động khai thác cát
lòng sông đến quá trình sạt lở bờ sông và đề xuất giải pháp phòng chống thích
hợp trên đoạn sông Tiền – sông Cổ Chiên tỉnh Vĩnh Long, luận văn thạc sỹ Địa

kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
12. Vũ Công Ngữ (2006), Cơ học đất, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
13. Võ Phán, Phan Lưu Minh Vượng (2011), Cơ học đất, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.
14. Võ Phán, Nguyễn Thiên Giang (2007), “Ứng dụng vật liệu bấc thấm
ngang thay lớp đệm cát trong việc xử lý đất yếu bằng bấc thấm đứng kết hợp
gia tải”, Tạp chí Địa kỹ thuật.
15. Hoàng Văn Tân, Trần Đình Ngô, Phan Xuân Trường, Phạm Xuân,
Nguyễn Hải (1973), Những phương pháp xây dựng công trình trên nền đất
yếu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
16. Bạch Quốc Tiến (2009), “Dòng thấm trong đất không bão hòa”, Tạp
chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng.
17. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9362:2012, Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và
công trình, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
18. Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Ngọc Đẳng (2013), “Giới thiệu một số
giải pháp công nghệ mới trong công trình bảo vệ bờ sông”, Tạp chí KH&CN
Thủy lợi Viện KHTLVN.
19. Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam (2010), Hướng dẫn sử dụng phương
pháp Jet-Grouting tạo cọc đất xi măng để gia cố đất yếu, chống thấm nền và


thân công trình đất, Hà Nội.
20. Viện nghiên cứu nền và công trình ngầm - viện thiết kế nền móng quốc
gia - viện thiết kế móng (1974), Sổ tay thiết kế nền và móng – Tập 1, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Trần Văn Việt (2004), Cẩm nang dùng cho kỹ sư địa kỹ thuật, Nhà xuất
bản Xây dựng, Hà Nội.
22. Joseph E.Bowles (2000), Engineerings properties of soils and their
measurement, Mcgraw Hill Book Company.
23. D. G. FredLund (2000), Cơ học đất không bão hòa I, II, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội.



×