Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích phủ dầy tỉnh nam định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.65 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

NGUYỄN ĐÌNH KHÁNH

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

NGUYỄN ĐÌNH KHÁNH
KHÓA: 2012 – 2014

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị


Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. KTS LÊ ĐỨC THẮNG

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đình Khánh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS.KTS Lê Đức
Thắng người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đình Khánh


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Quần thể di tích Phủ Dầy xuất hiện từ thời Lê, gắn liền với việc thờ
Mẫu Liễu hạnh. Trải qua thời gian cùng sự tác động của thiên nhiên và con
người nhiều di tích đã xuống cấp, hầu hết các di tích đều đã được trùng tu tôn
tạo nhiều lần do đó các dấu vết kiến trúc thời Lê hầu hết không còn mà được
in đậm dấu ấn văn hoá nghệ thuật thời Nguyễn. Quần thể di tích Phủ Dầy với
21 di tích gồm đền, chùa, phủ, lăng trong đó nhóm di tích quan trọng nhất là
di tích thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng
Mẫu. Mặc dù các di tích là một quần thể liên kết không tách rời nhưng đây
vẫn là những di tích có tính trung tâm, nổi trội cả về quy mô, kiến trúc, di vật
và lượng khách hành hương. Các triều đại phong kiến đã nhiều lần sắc phong
cho nhân vật Mẫu Liễu Hạnh cũng như nhiều lần tu sửa, mở rộng quy mô của
di tích.
Lễ Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 3 đến mồng 8
tháng 3 âm lịch. Theo truyền thuyết dân gian, bà Chúa Liễu Hạnh được nhân
dân suy tôn là Thánh Mẫu- một trong "tứ bất tử" của điện thần Việt Nam.
Ngày 21/2/1975, Bộ trưởng Bộ văn hoá Thông tin đã ký quyết định số
09/QĐ-VHTT công nhận ba điểm di tích; Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát,
Lăng Mẫu là di tích lịch sử văn hoá. Quần thể di tích Phủ Dầy với Lễ hội Phủ
Dầy là một trong những lễ hội lớn của quốc gia.
Ngày 9- 9- 2013, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã công nhận năm
Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có Lễ hội Phủ Dầy.

Tháng 12- 2012, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã đưa “Nghi lễ
Chầu văn của người Việt” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc
gia. Nam Định được coi là nơi ra đời của “Nghi lễ hát Chầu Văn”, gắn liền


2

với quá trình hình thành Quần thể Di tích LSVH Phủ Dầy (Kim Thái, Vụ
Bản)
Có thể nói, sự phát triển cũng như ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu
những năm gần đây là rất lớn. Các đền, phủ thờ Mẫu hiện diện trên khắp mọi
miền đất nước. Bên cạnh các đền, phủ thờ riêng biệt, Mẫu còn được phối thờ
cùng các vị thần khác và cả trong các chùa theo quan niệm “Tiền Phật hậu
Thánh”. Nhằm mục đích giải quyết mối quan hệ giữa du lịch và tín ngưỡng,
để quần thể di tích Phủ Dầy là điểm đến với lễ hội và du lịch Việt Nam, luận
văn nghiên cứu về “Quy hoạch và bảo tồn và phát huy giá trị” là cần thiết góp
phần Bảo tồn, tôn tạo khai thác giá trị của quần thể di tích, là yếu tố quan
trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Nam Định và huyện Vụ Bản.
Mục đích nghiên cứu
- Xác định các giá trị về tâm linh, kiến trúc, cảnh quan quần thể di tích
Phủ Dầy.
- Xác định các cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giải pháp quy hoạch
bảo tồn phù hợp với quần thể di tích Phủ Dầy.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch để bảo tồn và phát huy giá trị đối với
quần thể di tích Phủ Dầy.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các di tích trong quần thể di tích Phủ Dầy.
Luận văn nghiên cứu quần thể di tích Phủ Dầy với 3 di tích chính là
Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu (là các công trình chính thờ Bà
chúa Liễu Hạnh) các công trình có đặc thù truyền thống, lịch sử, liên quan

đến tín ngưỡng. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị làm phong phú thêm các giá
trị văn hóa vật thể, phi vật thể của quần thể di tích phục vụ cho hoạt động tâm
linh, du lịch, vui chơi giải trí… Vì vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài là:


3

Các yếu tố tâm linh, kiến trúc, cảnh quan ảnh hưởng cũng như quyết
định đến việc quy hoạch quần thể di tích..
* Phạm vi nghiên cứu: Quần thể di tích Phủ Dầy gồm 21 di tích thuộc
xã Kim thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong đó với 3 di tích chính là Phủ
Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu là di tích lịch sử văn hoá.
Khu vực nghiên cứu với tổng diện tích là 516,15ha.
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, khảo sát hiện trạng.
- Tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu.
- Tham khảo các mô hình quy hoạch, kinh nghiệm quy hoạch bảo tồn
tôn tạo các quần thể di tích, xây dựng các cơ sở khoa học để đề xuất phương
án bảo tồn kiến trúc, quy hoạch và phát huy giá trị quần thể di tích.
Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát các công trình trong quần thể di tích.
- Tổng hợp những đồ án quy hoạch, dự án đã và đang thực hiện.
- Thu thập các kết quả đã nghiên cứu của các dự án trong khu vực và
các tài liệu, các kết quả, công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết
quả khảo sát, điều tra trong khu vực.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn di tích, tôn tạo di tích, tạo điều
kiện để phát huy di sản văn hóa tâm linh.
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn.
Di tích lịch sử - văn hoá: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di

vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học.


4

Khu di tích lịch sử văn hoá: Là một di tích hay một cụm di tích lịch
sử văn hoá được quy hoạch, đầu tư, tôn tạo và mở rộng thêm không gian phụ
trợ để phục vụ cho nhu cầu tham quan, du lịch của con người đương đại.
Di sản văn hoá vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hoá phi vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác như
tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, v.v…
Bảo tồn: Là tiến trình chăm sóc, gìn giữ các di sản lịch sử văn hoá và
thiên nhiên dưới nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động như: bảo
dưỡng, bảo quản, gia cố, tái định vị, trùng tu …
Tôn tạo: Sự bổ sung các thành phần mới cho di tích nhằm phát huy các
giá trị của di tích và đáp ứng những nhu cầu mới đối với di tích, nhưng các
thành phần tôn tạo phải phù hợp một cách hữu cơ với các thành phần cũ và
cấu trúc chung của di tích.
Bảo tồn nguyên trạng: Nhằm giữ nguyên di tích ở dạng ban đầu, kể cả
những rêu phong thời gian đã để lại trên di tích, bởi điều đó là giá trị của
chính nó.
Cảnh quan: là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên
những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữ
chúng với bên ngoài.
Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác

động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các
yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, nhằm mang lại sự tiện nghi trong sử dựng, môi
trường trong lành và có giá trị thẩm mỹ nhất định.


5

Quy hoạch cảnh quan: Là việc tổ chức không gian chức năng trên
một phạm vi rộng, mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các
thành phần chức năng, hình khối và môi trường của thiên nhiên và nhân tạo.
Thiết kế cảnh quan: Là hoạt động sáng tạo môi trường vật chấtkhông gian bao quanh con người đáp ứng nhu cầu sử dụng, yếu tố thẩm mỹ.
Cảnh quan di tích: Là nơi diễn ra các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là
cảnh quan có các công trình kiến trúc được xếp hạng di tích.
Quy hoạch bảo tồn: Một bộ phận của công tác quy hoạch nhằm gìn
giữ các di sản trong chiến lược phát triển đô thị không thể thiếu của đồ án quy
hoạch chung.
Cấu trúc luận văn.
Mở đầu
Nội dung
Chương I: Quần thể di tích Phủ Dầy sự hình thành và phát triển.
Chương II: Cơ sở khoa học quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần
thể di tích Phủ Dầy.
Chương III: Giải pháp quy hoạch và phát huy giá trị quần thể di tích
Phủ Dầy.
Kết luận và kiến nghị.
Phụ lục và tài liệu tham khảo.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Di tích văn hoá – lịch sử là một tài sản quý giá của mỗi dân tộc, di tích
mang yếu tố quan trọng của sinh thái văn hóa. Nó minh chứng cho một giai
đoạn lịch sử, đánh dấu cho trình độ phát triển về văn hoá, về nghệ thuật kiến
trúc và kỹ thuật xây dựng. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, bảo vệ và khai thác
nguồn tài nghuyên phong phú này.
Mọi di tích truyền thống ở Việt Nam đều phải gắn với không gian xung
quanh, gắn với các yếu tố địa hình, mặt nước, cây xanh. Các yếu tố này kết
hợp và tạo nên một bố cục hoàn chỉnh theo các dạng bố cục truyền thống hay
theo thuyết phong thuỷ.
Bảo tồn, tôn tạo các các giá trị của di tích là một công việc đòi hỏi sự
nghiên cứu một cách khoa học về lịch sử, về bố cục, về kiến trúc, về vật liệu
truyền thống … Phương pháp nghiên cứu cũng phải thận trọng và kết hợp
nhiều phương pháp.
Quá trình khảo sát thực tế cho thấy việc quy hoạch bảo tồn quần thể di
tích Phủ Dầy chưa thực sự được quan tâm đúng mức, từ năm 1995 di tich
được hoạt động trở lại, tuy nhiên chưa có một đồ án nghiên cứu quy hoạch
tổng thể nào. Các nghiên cứu về vấn đề bảo tồn cũng như trùng tu các di tích

chỉ mang tính đơn lẻ.
Việc quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Phủ Dầy
dựa trên quan điểm về văn hoá, lịch sử, đảm bảo tính nguyên gốc, kế thừa các
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Từ những kinh nghiệm thực tế rút ra trong quá trình nghiên cứu các đồ
án quy hoạch bảo tồn di tích ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, luận
văn đưa ra mô hình và các giải pháp áp dụng cho việc quy hoạch bảo tồn và


98

phát huy giá trị quần thể di tích Phủ Dầy, cụ thể khoanh vùng bảo vệ, quy
hoạch không gian và giải pháp trong khai thác, phát huy giá trị di tích.
2. Kiến nghị:
Nghiên cứu quy hoạch bảo tồn các di tích quần thể di tích Phủ Dầy và
có phương án đầu tư đồng bộ nhằm tôn tạo gìn giữ các giá trị di sản với khu
vực rộng hơn.
Nội dung khai thác phải thể hiện được tính riêng biệt, cần có những sản
phẩm kĩ nghệ đặc trưng của Phủ Dầy để phục vụ du khách. Cần có sự quản lý
chặt chẽ, đầu tư trở lại thích đáng các nguồn thu có được bằng nguồn vốn thu
từ du lịch, nguồn xã hội hóa, đóng góp, cúng tiến.
Hiện vật cổ, quý hiếm trong các Đền, Phủ là tài sản vô giá của các thế
hệ trước để lại cho chúng ta, nên việc quản lý, giữ gìn, bảo vệ chúng cũng là
một công việc hết sức quan trọng.
Có nhiều hình thức bảo tồn di sản văn hóa, trong đó việc tuyên truyền
phổ biến tới đông đảo nhân dân về giá trị lịch sử, văn hóa của quần thể di tích,
nhất là các giá trị về văn hóa phi vật thể.
Tạo điều kiện tốt cho nhân dân, xã hội hóa việc tham gia giữ gìn bảo
vệ, tạo nguồn kinh phí thường xuyên trùng tu, tôn tạo và quản lý quần thể di

tích một cách có hiệu quả.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M.Arch. Lê Vĩnh An (2006), “Bảo tồn di tích khảo cổ học ở Nara, một
mẫu hình khoa học bảo tồn tài sản Văn hóa Nhật Bản”, Tập san chuyên
ngành CLB giao lưu kỹ thuật Nhật – Việt, (số 2)
2. Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nam Định (2008), Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Nam Định, Nxb Văn hóa dân tộc.
3. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh
niên.
4. Đoàn Thị Điểm, Vân Cát thần nữ, Nxb Thế Giới.
5. Nguyễn Đăng Huy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.
6. Hiến chương Athens (1931), Trùng tu di tích lịch sử.
7. Hiến chương Bura (1979), Bảo vệ các địa điểm di sản có giá trị văn hóa.
8. Hiến chương Venice (1964), Hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu
di tích và di chỉ.
9. Vũ Ngọc Khánh, Tục thờ Thánh - Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông
tin.
10. Nguyễn Khởi, Bảo quản trùng tu các di sản văn hóa, Nxb Xây Dựng.
11. Hoàng Đạo Kính (2002), Di sản văn hóa bảo tồn và trùng tu, Nxb Văn
hóa - Thông tin.
12. Đặng Văn Lung (1999), Mẫu Liễu đời và đạo, Nxb Văn hóa dân tộc.
13. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, Nxb Xây Dựng.
14. Trần Đăng Ngọc (1996), Hồ sơ di tích-Khu di tích Phủ Dầy.
15. Sở Xây dựng tỉnh Nam Định (2005), Dự án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị cụm di tích lịch sử văn hóa nhà Trần - Nam Định.
16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.



17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội và các giải pháp quản lý lễ hội
trên địa bàn tỉnh Nam Định.
18. Bùi Văn Tam (2003), Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, Nxb Văn
hóa dân tộc.
19. Lê Đức Thắng (1996), Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di
sản kiến trúc văn hóa – lịch sử khu vực Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ khoa
học kĩ thuật.
20. Hồ Đức Thọ (2006), Trần Miếu – Di sản và tín ngưỡng dân gian, Nxb
Văn hóa - Thông tin.
21. Hồ Đức Thọ (2004), Huyền tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa
lễ hội Phủ Dầy, Nxb Văn hóa - Thông tin.
22. Hồ Đức Thọ (2006), Mẫu Liễu sử thi, Nxb Văn hóa dân tộc.
23. Hồ Đức Thọ, Lễ hội cổ truyền ở Nam Định, Nxb Khoa học xã hội.
24. UBND huyện Vụ Bản (2011), Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Kim
Thái – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định.
25. Quốc hội nước CHXHCNVN (2001), Luật Di sản Văn hóa.
26. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật Xây dựng.
27. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Du lịch.
28. Văn kiện Nara về tính xác thực (1994).
29. Nhiều tác giả (2003), Khoa học công nghệ bảo tồn trùng tu di tích kiến
trúc, Nxb Xây Dựng Hà Nội.
Tham khảo tư liệu tại các bảo tàng: Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Nam Định.
Ban quan lý các di tích – Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Nam Định


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn. ............................................3
Cấu trúc luận văn. .............................................................................................5
NỘI DUNG .......................................................................................................6
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................6
QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .......6
1.1. Phủ dầy trong hệ thống di tích văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định. .........6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển quần thể di tích Phủ Dầy. ..................7
1.2.1. Truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh: ...........................................................7
1.2.2. Quá trình xây dựng quần thể di tích Phủ Dầy: .........................................9
1.3. Tổng quan quần thể di tích Phủ Dầy. .................................................... 10
1.3.1. Vị trí. ..................................................................................................... 10
1.3.2. Lịch sử hình thành. ................................................................................ 12
1.3.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. ..................................................... 15
1.3.4. Hiện trạng sử dụng đất........................................................................... 16
1.3.5. Hiện trạng các công trình kiến trúc quần thể di tích. .............................. 17
1.3.6. Hiện trạng cảnh quan quần thể di tích. ................................................... 31
1.3.7. Du lịch Nam Định và thực trạng lễ hội, thăm quan quần thể di tích. ...... 31


1.4 Các giá trị của Quần thể di tích Phủ Dầy. ............................................. 34
1.4.1. Giá trị vật thể. ........................................................................................ 35
1.4.2. Giá trị phi vật thể. .................................................................................. 35

1.5. Các nghiên cứu về quần thể di tích Phủ Dầy đã có từ trước. ............... 37
1.5.1. Các đồ án quy hoạch.............................................................................. 37
1.5.2. Các dự án đã và đang triển khai ............................................................. 37
CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 39
CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ... 39
QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY ................................................................... 39
2.1. Cơ sở pháp lý. ......................................................................................... 39
2.1.1. Các văn bản pháp luật của Nhà Nước. ................................................... 39
2.1.2. Các Hiến chương, Văn kiện quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa trên thế
giới. ................................................................................................................. 42
2.2. Cơ sở lịch sử và khảo cổ học. ................................................................. 44
2.2.1. Các tài liệu, thư tịch cổ. ......................................................................... 44
2.2.2. Các cơ sở khảo cổ học. .......................................................................... 46
2.3. Đặc trưng quần thể di tích. .................................................................... 47
2.3.1. Cơ sở xác định đặc trưng quần thể di tích. ............................................. 47
2.3.2. Đặc trưng di tích có giá trị lịch sử - văn hóa - lễ hội. ............................. 47
2.3.3. Đặc trưng di tích có giá trị tôn giáo - tín ngưỡng. .................................. 50
2.3.4. Đánh giá các đặc trưng quần thể di tích. ................................................ 52
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn quần thể di tích Phủ Dầy. ............. 53
2.4.1. Yếu tố tự nhiên. ..................................................................................... 53
2.4.2. Yếu tố lịch sử - văn hóa. ........................................................................ 53
2.4.3. Yếu tố kinh tế xã hội.............................................................................. 53
2.4.4. Yếu tố thẩm mỹ. .................................................................................... 54
2.5. Các bài học kinh nghiệm ........................................................................ 54
2.5.1. Kinh nghiệm trong nước. ....................................................................... 54
2.5.2. Kinh nghiệm nước ngoài. ...................................................................... 59


CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 65
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ................ 65

QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY ................................................................... 65
3.1. Quan điểm, mục tiêu: ............................................................................. 65
3.1.1. Quan điểm quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích. ........ 65
3.1.2. Mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích. ............................ 65
3.2. Nhóm giải pháp quy hoạch bảo tồn quần thể di tích Phủ Dầy............. 66
3.2.1. Mô hình quy hoạch bảo tồn. .................................................................. 66
3.2.2. Cơ cấu phân khu chức năng. .................................................................. 70
3.2.3. Định hướng quy hoạch không gian. ....................................................... 71
3.2.4. Bảo tồn, tôn tạo các di tích kiến trúc. ..................................................... 78
3.2.5. Giải pháp quy hoạch cảnh quan. ............................................................ 79
3.2.6. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 83
3.3. Nhóm giải pháp phát huy giá trị quần thể di tích. ................................ 86
3.3.1. Nâng cao nhận thức giá trị di sản. .......................................................... 86
3.3.2. Tổ chức tuyến và điểm du lịch trong quần thể di tích Phủ Dầy. ............. 86
3.3.3. Tổ chức hệ thống tuyến và điểm du lịch liên kết với quần thể di tích
Phủ Dầy. ......................................................................................................... 87
3.3.4. Quản lý và khai thác giá trị quần thể di tích. .......................................... 93
3.4. Vai trò của cộng đồng. ............................................................................ 94
3.4.1.Tham gia của cộng động trong công tác quy hoạch: ............................... 94
3.4.2.Tham gia của cộng động trong việc khai thác và phát huy giá trị:........... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đấy đủ


ÂL

Âm lịch

CLB

Câu lạc bộ

NXB

Nhà xuất bản

LSVH

Lịch sử văn hóa

TL

Tỉnh lộ

UBND

Ủy ban nhân dân

QL

Quốc lộ

VH-TT-DL


Văn hóa – Thể thao – Du lịch


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình

Tên hình

Hình 1.1

Vị trí quần thể di tích Phủ Dầy trong tỉnh Nam Định

Hình 1.2

Vị trí quần thể di tích Phủ Dầy trong huyện Vụ Bản

Hình 1.3

Vị trí các di tích trong quần thể di tích Phủ Dầy

Hình 1.4

Các công trình trong quần thể di tích

Hình 1.5

Phủ Tiên Hương

Hình 1.6


Mặt bằng tổng thể Phủ Tiên Hương

Hình 1.7

Mặt cắt ngang đệ tứ, đệ tam, đệ nhị, đệ nhất Phủ Tiên Hương

Hình 1.8

Phủ Vân Cát

Hình 1.9

Mặt bằng tổng thể Phủ Vân Cát

Hình 1.10

Mặt cắt ngang đệ tứ, đệ tam, đệ nhị, đệ nhất Phủ Vân Cát

Hình 1.11

Lăng Mẫu

Hình 1.12

Mặt bằng tổng thể Lăng Mẫu

Hình 1.13

Mặt cắt ngang Lăng Mẫu


Hình 2.1

Một số hình ảnh Sắc phong tại Phủ Tiên Hương

Hình 2.2

Đồ gốm, đá hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí
cách đây 4000-5000 năm.

Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5

Hội kéo chữ tại Phủ Tiên Hương
Sơ đồ không gian bảo tồn, tôn tạo phát triển
khu di tích đền sóc
Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năngkhu di tích lịch sử Văn hoá
thời Trần tỉnh Nam Định

Hình 3.1

Sơ đồ các không gian đối với bảo tồn các di tích đơn lẻ.


Hình 3.2

Sơ đồ các không gian đối với cụm di tích, quần thể di tích.


Hình 3.3

Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

Hình 3.4

Sơ đồ phân vùng bảo vệ quần thể di tích Phủ Dầy

Hình 3.5

Sơ đồ ý tưởng tổ chức không gian

Hình 3.6.

Minh họa mặt cắt ngang không gian

Hình 3.7.

Minh họa một số công trình không gian dịch vụ tập trung

Hình 3.8.

Vị trí các yếu tố địa hình cần được bảo tồn

Hình 3.9.

Một số giải pháp cây xanh tiểu cảnh

Hình 3.10


Giải pháp đường dạo trong công viên – vườn cảnh

Hình 3.11

Sơ đồ tuyến và điểm du lịch trong quần thể di tích Phủ Dầy.

Hình 3.12

Các điểm du lịch chính của tỉnh Nam Định

Hình 3.13

Sơ đồ đánh giá tiềm năngkhai thác tuyến, điểm du lịch

Hình 3.14

Di tích Phủ Dầy gắn với các tuyến du lịch chính.

Hình 3.15

Tuyến liên kết du lịch vùng Tỉnh

Hình 3.16

Chuỗi điểm du lịch vùng quần thể di tích Phủ Dầy

Hình 3.17

Sơ đồ chuỗi điểm du lịch Ninh Bình – Nam Định


Hình 3.18

Sơ đồ tiềm năng du lịch Phủ Dầy với vùng Đông Bắc Bộ

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1

Danh mục các di tích và thời điểm xây dựng

Bảng 1.2

Bảng hiện trạng sử dụng đất

Bảng 1.3

Biểu mẫu về ước tính số người tham dự lễ hội ở Phủ Dầy.

Bảng 1.4

Số tỉnh, số phương tiện giao thông về lễ hội


PHỤ LỤC 1: Lịch Lễ hội Phủ Dầy (trước cách mạng tháng Tám năm 1945):
Hội được mở trong 10 ngày, từ mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba (Âm lịch):
Ngày tháng
(ÂL)


Công việc

1/3

Lễ hội chính thức bắt đầu. Tại làng Tiên Hương, dòng họ Trần Lê làm lễ nhập hội, tế ở Phủ Tiên
Hương và Phủ Nội, Phủ Ngoại. Tại Vân Cát, làng cũng làm lễ nhập hội.

2/3

Tại Phủ Tiên Hương, quan viên hàng xã tế vào buổi tối, tổ chức lễ rước nước, rước đuốc, khiêng kiệu
từ Phủ Tiên Hương ra lấy nước ở Đền Giếng vào chĩnh sứ rước về tắm tượng Thánh Mẫu (lễ mộc dục). Sau
đó làm lễ cáo yết. (hàng năm, ngày mồng hai tháng ba tế cáo yết, ngày mồng ba chính tế).

3/3

Phủ Vân Cát làm lễ cáo yết (hàng năm, ngày mồng ba tháng ba tế cáo yết, ngày mồng bốn chính tế).

4/3

Phủ Giáp Ba Bảo Ngũ rước thỉnh kinh lên chùa Dần (Tháp Giang tự) rồi rước về Phủ.

5/3

Phủ Vân Cát rước Thánh Mẫu lên chùa Dần (Tháp Giang Tự) để thỉnh kinh. Khi rước qua Phủ Thông rước
thêm kiệu Trịnh Thái Phi Trần Thị Ngọc Đài.

6/3

Rước thỉnh kinh từ Phủ Tiên Hương lên chùa Gôi, xong lại rước về Phủ.


7/3

Phủ Tiên Hương tổ chức Hoa trượng hội, phu hội 6 tổng miền thượng kéo chữ trước sân Phủ có đến 500
người.

8/3

Phủ Vân Cát tổ chức hoa trượng hội, 500 phu hội của 6 tổng miền hạ kéo chữ trước sân Phủ.

10/3

Làng tế tạ và đóng cửa Phủ.


PHỤ LỤC 2: Lịch Lễ hội Phủ Dầy hiện nay:
Hội được mở trong 6 ngày, từ ngày mồng ba đến ngày mồng tám tháng Ba (Âm Lịch).
Ngày tháng
(ÂL)
3/3

Công việc
Lễ mở hội. - Sáng: Khai mạc lễ hội. Sau đó các Phủ làm lễ dâng hương tại bản Phủ.
- Chiều, tối: các Phủ tiếp tục tế và tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao cổ truyền.

4/3

Thi hát chầu văn. - Sáng : Thi hát chầu văn tại phương du Phủ Tiên Hương.
- Chiều: Thi hát chầu văn ở phương du phủ Vân Cát.
- Tối: Biểu diễn nghệ thuật. Thả đèn trời tại Phủ Vân Cát.Cờ đèn dưới nước tại Phủ Tiên Hương.


5/3

Rước thỉnh kinh. - Sáng: Phủ Vân Cát tổ chức đoàn rước từ Phủ đến Chùa Tiên Hương, xong rước về Phủ.
Có thả rồng bay, thi múa rồng, múa sư tử.
- Tối: Cờ đèn dưới nước tại Phủ Vân Cát. Biểu diễn nghệ thuật. Thả đèn trời ở Phủ Tiên Hương.

6/3

Rước thỉnh kinh.- Sáng: Phủ Tiên Hương tổ chức đoàn rước từ Phủ Tiên Hương đến Chùa Cao. Có thả rồng
bay, thi múa rồng, múa sư tử. - Tối: Cờ đèn dưới nước, thả đèn trời tại cả hai phủ Vân Cát và Tiên Hương

7/3

Kéo chữ.

- Sáng: Phủ Vân Cát tổ chức kéo chữ ở sân trước cửa Phủ.
- Tối: Cờ đèn dưới nước, thả đèn trời tại Phủ Tiên Hương và Vân Cát.

8/3

Kéo chữ. - Sáng: Phủ Tiên Hương tổ chức kéo chữ ở sân trước cửa Phủ. - Chiều: Bế mạc lễ hội. Các Phủ tổ
chức tế tạ ở bản Phủ. - Tối biểu diễn nghệ thuật tại sân vận động xã Kim Thái


PHỤ LỤC 3: Chứng nhận Lễ hội Phủ Dầy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:




×