Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên nghĩa trang vĩnh hằng, phú thọ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐINH KIM ANH

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG, PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐINH KIM ANH
KHÓA: 2012 - 2014

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG, PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị


Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.KTS. NGUYỄN TRÚC ANH

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn và những tình cảm chân thành nhất đến gia đình,
thầy cô giáo và những người bạn đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, nhà giáo ưu tú: TS.KTS. Nguyễn
Trúc Anh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã cung cấp
những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu luận
văn của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm
khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời
hạn và đạt chất lượng.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!

Hà Nội, tháng

năm 2014

Tác giả luận văn:


Đinh Kim Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN:

Đinh Kim Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

CVNT

Công viên nghĩa trang

NT

Nghĩa trang

KTCQ


Kiến trúc cảnh quan

TCKG

Tổ chức không gian


DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Nghĩa trang truyền thống

10

Hình 1.2

Nghĩa trang tự nhiên

11

Hình 1.3

Nghĩa trang nhà thờ


11

Hình 1.4

Nghĩa trang quân đội

12

Hình 1.5

Nghĩa trang gia tộc

12

Hình 1.6

Một góc nghĩa trang công cộng ở Nhật Bản

13

Hình 1.7

Nghĩa trang Kranji- Singapore

14

Hình 1.8

Nghĩa trang quân đội-Hàn Quốc


14

Hình 1.9

Một góc nghĩa trang trong đền thờ ở Nhật

14

Hình 1.10

Một góc nghĩa trang Yongming Terayama – Nhật Bản

15

Hình 1.11

Nghĩa trang Xoxocotlan tại Mexico

16

Hình 1.12

Nghĩa trang Merry tại Sapanta, Romania

16

Hình 1.13

Tu viện – nghĩa trang Novodevichy


17

Hình 1.14

Tình trạng chôn cất tại Anh năm 2011

18

Hình 1.15

Sơ đồ mặt bằng nghĩa trang Mai Dịch

19

Hình 1.16

Nghĩa trang Thanh Tước, Hà Nội

20

Hình 1.17

Một góc nghĩa trang tự phát nằm trên địa bàn Hà Nội

21

Hình 1.18

Nghĩa trang liệt sỹ A1- Điện Biên


23

Hình 1.19

Nghĩa trang nhân dân thôn Bình Lăng – Hưng Yên

23

Hình 1.20

Một góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa

24

Hình 1.21

Nghĩa trang của một dòng họ ở Hà Nội

24

Hình 1.22
Hình 1.23

Quy hoạch tổng thể Công viên tưởng niệm Thiên Đường
tại xã Minh Phú – Sóc Sơn – Hà Nội
Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng – Ba Vì – Hà Nội

27
28



Hình 1.24

Sơ đồ vị trí liên hệ vùng

30

Hình 1.25

Phối cảnh hiện trạng

31

Hình 1.26

Hiện trạng cấp điện

33

Hình 1.27

Sơ đồ phân khu chức năng sử dụng đất

34

Hình 1.28

Đại Lộ Vĩnh Hằng và một góc công viên sinh thái


35

Hình 2.1

Phối cảnh khu vườn hỏa táng

44

Hình 2.2

Nghĩa trang chôn cất tự nhiên

47

Hình 2.3

Tổng mặt bằng công viên viên nghĩa trang PèreLachaise-Pháp

55

Hình 2.4

Cây xanh lẫn trong các khu mộ

57

Hình 2.5

Các tác phẩm điêu khắc


57

Hình 2.6

Nhà tưởng niệm

58

Hình 2.7

CVNT vào mùa xuân

58

Hình 2.8

Toàn cảnh công viên nghĩa trang Aoyama

58

Hình 2.9

Hoa anh đào trong CVNT vào mùa Thu và mùa Xuân

59

Hình 2.10

Sự cộng hưởng giữa các ngôi mộ và nhà cao tầng ở phía
xa


59

Hình 2.11

Các ngôi mộ trong CVNT

60

Hình 2.12

Chú chó Hachi

60

Hình 2.13

Tổng mặt bằng trang Aoyama

60

Hình 2.14

Vị trí công viên nghĩa trang Yên Kỳ, Ba Vì, Hà Nội

61

Hình 2.15

Phương án cơ cấu


62

Hình 2.16

Hình 2.17

Mộ đúc bằng các hộp bê tông, có ngăn đựng hộp tro cốt,
dọc theo sườn đồi ở Australia
Sơ đồ phân tích tách lớp hiện trạng sử dụng đất và hiện
trang địa hình – địa mạo khu vực nghiên cứu

67

69

Hình 2.18

Chọn vị trí âm trạch theo thế đất cụ thể

74

Hình 3.1

Quan điểm thiết kế CVNT Vĩnh Hằng

78


Hình 3.2


Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

81

Hình 3.3

Công trình đón tiếp

85

Hình 3.4

Khu dịch vụ công cộng

86

Hình 3.5

Công trình dịch vụ

86

Hình 3.6

Giải pháp điểm nhấn trong CVNT: tháp, tượng đài

87

Hình 3.7


Giải pháp cho chùa Đại An

87

Hình 3.8

Quảng trường hành lễ và Vĩnh Hằng Đài

88

Hình 3.9

Vườn Nhân đàn, Địa đàn, Thiên đàn

89

Hình 3.10

Thiết kế phù điêu

90

Hình 3.11

Khu thờ cúng nghĩa trang thành phần

91

Hình 3.12


Các hình thức quần thể mộ chí

94

Hình 3.13

Sơ đồ thiết kế điển hình một số ô mộ

94

Hình 3.14

Sơ đồ tổ chức khu mộ điển hình

95

Hình 3.15

Khu an táng cho người theo Phật Giáo

97

Hình 3.16

Khu an táng cho người theo Công Giáo

97

Hình 3.17


Khu an táng một lần (dành cho các cán bộ cao cấp)

97

Hình 3.18

Khu an táng dành cho trẻ em

97

Hình 3.19

Khu an táng dành cho danh nhân

98

Hình 3.20

Khu an táng nhân dân

98

Hình 3.21

Chòi nghỉ ven đường và trong khuôn viên khu mộ

99

Hình 3.22


Trạm kỹ thuật ven hồ

100

Hình 3.23

Hàng rào bao quanh công viên nghĩa trang

100

Hình 3.24

Sơ đồ phân khu cây xanh, mặt nước trong CVNT

101

Hình 3.25

Các tác dụng chính của cây xanh trong CVNT

102

Hình 3.26

Tổ chức cây xanh trong CVNT

103

Hình 3.27


Ví dụ về bố trí cây xanh ở dải phân cách các dàn

104


hoa,tường hoa trong CVNT
Hình 3.28

Cây Long Não, cây thông

105

Hình 3.29

Cây xanh trồng theo hàng

107

Hình 3.30

Vỉa hè có lát gạch sinh thái

108

Hình 3.31

Các loại cây trồng có thể hút khí độc

109


Hình 3.32

Thiết kế mặt nước trong CVNT

110

Hình 3.33

Mạng lưới giao thông trong công viên nghĩa trang

111

Hình 3.34

Mặt cắt trục thần đạo

112

Hình 3.35

Mặt cắt đường nội bộ

112

Hình 3.36

Mặt cắt đường nội bộ trong khu mộ

113


Hình 3.37

Đường đi dạo trong khu công viên tâm linh

113

Chiếu sáng trong quảng trường, trục trung tâm, cổng
Hình 3.38

chính

117

Hình 3.39

Đèn chiếu sáng trong khu công viên tâm linh.

117

Hình 3.40

Thùng rác

118

Hình 3.41

Công nghệ hỏa táng


119


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

Trang

Các tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô

39

biểu
Bảng 2.1

thị
Bảng 2.2

Khoảng cách thích hợp khu lựa chọn nghĩa trang đô thị

41

Bảng 2.3

Chỉ tiêu sử dụng đất mộ phần trong nghĩa trang đô thị

52



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3

Mối quan hệ với cộng đồng dân cư
Hướng phát triển của CVNT
Mối quan hệ tương hỗ giữa hai yếu tố tự nhiên và nhân

Trang
42
43
43

tạo trong cảnh quan CVNT
Sơ đồ 2.4

Yêu cầu về tổ chức các khu chức năng trong công viên

48

nghĩa trang.

Sơ đồ 2.5

Dây chuyền công năng trong CVNT Père-Lachaise-Pháp

56

Sơ đồ 2.6

Dây chuyền công năng của CVNT Yên Kỳ

63

Sơ đồ 2.7

Mô hình xây dựng công viên nghĩa trang.

65

Sơ đồ 2.8

Sơ đồ minh họa công viên nghĩa trang với nhiều chức

65

năng
Sơ đồ 2.9

Quy trình hung táng

70


Sơ đồ 2.10

Quy trình cát táng

71

Sơ đồ 2.11

Quy trình hỏa táng

71

Sơ đồ 3.1

Phân tích điểm nhấn và khai thác góc nhìn

79

Sơ đồ 3.2

Dây truyền công năng trong công viên nghĩa trang.

82

Sơ đồ 3.3

Phân tích điểm nhấn trên trục đại lộ Vĩnh Hằng

83


Sơ đồ 3.4

Mặt cắt địa hình trục Đại lộ Vĩnh Hằng

84

Sơ đồ 3.5

Dây chuyền công năng khu hung táng

92

Sơ đồ 3.6

Dây chuyền công năng khu hỏa táng

92

Sơ đồ 3.7

Dây chuyền công năng khu cát táng, khu an táng 1 lần

93


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Sự bùng nổ dân số trong nhiều năm vừa qua đã dẫn tới hệ quả tất yếu là sự quá tải
của các Nghĩa Trang truyền thống, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Bên cạnh đó là tốc
độ đô thị hóa rất lớn đã dẫn tới việc di dời nhiều nghĩa trang truyền thống – đó là
điều không người dân nào mong muốn. Việc tìm kiếm một nơi lý tưởng để làm nơi
yên nghỉ cho Ông Bà Tổ Tiên hay thậm chí là cả chuẩn bị trước cho bản thân và gia
đình sau này đã khiến nhiều gia đình phải bận tâm và khó khăn khi thực hiện. Nhu
cầu thực tế về đất Nghĩa Trang cho người dân, đặc biệt là những gia đình sống tại
các đô thị lớn là cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây là một bài toán không hề
dễ tìm lời giải, khi mà phạm vi quy hoạch đô thị đang ngày càng mở rộng, thực sự
không dễ để tìm được một nơi hoàn hảo để làm một nghĩa trang Vĩnh Cửu.
Dù mới mẻ ở Việt Nam nhưng quy hoạch nghĩa trang là một nhu cầu thực sự, nhất
là khi vấn đề đất nghĩa trang đang ngày càng bị co hẹp vì sự đô thị hóa.Việc xây
dựng một công viên nghĩa trang sẽ thay đổi hẳn quan niệm của người dân vẫn coi
nghĩa trang là bãi địa , bãi tha ma,mồ mả. Trong khi đó đại đa số người dân Việt
Nam theo đạo phật coi trọng vấn đề tâm linh thì tại sao nghĩa trang không thể là một
nơi sạch sẽ, tĩnh lặng là nơi của giấc ngủ ngàn thu? Nghĩa trang không chỉ là nơi để
an táng, mà còn là nơi bày tỏ tình cảm của người sống với người đã khuất, thể hiện
văn hóa và đạo hiếu của người Việt. Tại nhiều nước trên thế giới, việc quy hoạch
nghiêm túc cũng như xã hội hóa trong xây dựng nghĩa trang (NT) đã mang lại hiệu
quả to lớn.
Thực tế cho thấy, mọi nền văn hóa dân tộc trên thế giới, các nước tiến bộ đều quan
tâm rất đặc biệt đến NT, mô hình NT của các nước tiến bộ mang một phong cách
kiến trúc đặc biệt như: NT vũ trụ, NT đại dương, công viên nghĩa trang (CVNT),
vườn tưởng niệm…. Trong đó, hình thức CVNT có nhiều giá trị tích cực và được
xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở đó, người dân tìm thấy sự bình yên của những
người đi xa, sự tĩnh lặng của tâm hồn, cảm giác bình yên, vĩnh cửu, sự trong sạch
của môi trường. Nhiều CVNT đã trở nên nổi tiếng như: CVNT Aoyama (Nhật Bản),


2


CVNT Père Lachaise (Pháp), CVNT Moutain View (Mỹ)…. Đây là hình thức quen
thuộc tương đối phổ biến ở nước ngoài nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị đã khiến một lượng lớn các NT tự phát của
nhiều địa phương phải di dời đến những NT nhân dân được xây dựng từ nhiều năm
trước. Nhưng trên thực tế các NT này cũng sắp kín chỗ và đang trong tình trạng quá
tải. Do đó nhu cầu di chuyển NT ra ngoài địa bàn ngoại vi, nơi không phù hợp cho
sinh hoạt và sản xuất là việc làm bức thiết. Đa số các nghĩa trang (NT) xây dựng
không có quy hoạch và các hướng dẫn cụ thể về hình thức kiến trúc mộ chí, cách
sắp đặt và bố cục khuôn viên mộ cũng như cảnh quan cây xanh, kiến trúc cho các
công trình phụ trợ. Do vậy tình trạng xây dựng các khu NT không có sự thống nhất
về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiến trúc và cảnh quan NT chưa tạo được bản sắc riêng
của từng vùng miền, khu vực, chưa tham gia đóng góp vào tạo dựng mỹ quan của
khu vực.
Quá trình quy hoạch và phát triển hạ tầng cơ sở quy hoạch NT là một vấn đề có
ý nghĩa quan trọng. NT là một phần không thể tách rời của các dự án quy hoạch các
khu đô thị của các tỉnh thành trong cả nước. Tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài
xu thế chung đó, bên cạnh sự phát triển tích cực thì sự quy hoạch thiếu đồng bộ
cộng với các NT tự phát đã gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái, lãng phí tài
nguyên và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống
của an sinh xã hội. Sự ra đời của một CVNT hiện đại là một giải pháp hoàn hảo để
phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, bảo vệ môi trường
sinh thái và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng
đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Theo truyền thống của
người Việt, luôn nhớ về cội nguồn, hướng về đất Tổ.
Khu vực dự kiến lập quy hoạch khu công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ
thuộc các xã Bảo Thanh, Trung Giáp và Phú Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
được đánh giá là một vị trí thuận lợi cho việc xây dựng một công viên nghĩa trang
với mô hình chôn hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của tỉnh Phú Thọ nói riêng và các khu



3

lân cận khác (trong đó có thủ đô Hà Nội), được gắn với hệ thống công viên cây
xanh mặt nước cảnh quan tự nhiên tạo một môi trường xanh, an toàn và khoảng
cách ly đảm bảo cho các khu đô thị và dân cư lân cận.
Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng
Phú Thọ của Sở Xây dựng Phú Thọ tại cuộc họp ngày 24 tháng 5 năm 2011, việc
tiến hành lập quy hoạch xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Phú Thọ nhằm
đáp ứng nhu cầu an táng đa dạng của nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển nghĩa
trang chung của cả nước, mang đến cho tỉnh Phú Thọ một công viên nghĩa trang
chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu về tâm linh và tín ngưỡng tại Việt Nam là
điều cần thiết. Tuy nhiên việc thiết kế xây dựng CVNT còn tồn tại nhiều vấn đề,
đặc biết là vấn đề môi trường đô thị trong đó có vị trí, quy mô, công nghệ an táng,
đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phụ trợ, khoảng cách ly, thời gian sử
dụng cho CVNT của đô thị là một vấn đề bức xúc. Việc nghiên cứu Tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan trong CVNT Vĩnh Hằng, tỉnh Phú Thọ là một trong
những việc làm cần thiết tạo dựng cảnh quan, góp phần vào công tác quản lý và sử
dụng đất đai, quản lý môi trường và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên nghĩa
trang Vĩnh Hằng tỉnh Phú Thọ để thiết lập không gian hợp lý, nâng cao tính thẩm
mĩ kiến trúc, tạo lên một nơi thể hiện văn hóa và đạo hiếu của con người Việt Nam.
- Là cơ sở nghiên cứu cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các công
viên nghĩa trang tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu :Công tác tổ chức kiến trúc cảnh quan các CVNT .
- Phạm vi nghiên cứu :CVNT Vĩnh Hằng, Phù Ninh, Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp thu thập số liệu từ thực tế:
- Điều tra khảo sát thực địa.
- Quan sát, ghi chép qua thực địa.


4

- Lấy ý kiến và tư vấn chuyên gia.
* Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp:
- Thu thập tài liệu về CVNT qua sách, báo, tài liệu và các đề tài có liên quan trong
và ngoài nước.
- Tổng hợp phân tích kết quả điều tra, khảo sát và những tài liệu liên quan.
* Phương pháp tổng hợp:
- Đề xuất các giải pháp, kết luận và kiến nghị.
* Dựa trên các văn bản pháp quy:
- Quy chuẩn, tiểu chuẩn xây dựng của Bộ xây dựng.
- Các văn bản khác có liên quan.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
- Xây dựng quan niệm và các cơ sở khoa học về tổ chức kiến trúc cảnh quan CVNT
trong nước và trên thế giới.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan cho CVNT Vĩnh
Hằng, Phú Thọ.
6. Cấu trúc luận văn:
Chương I: Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên nghĩa trang
trên thế giới và ở Việt Nam.
Chương II: Cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên
nghĩa trang Vĩnh Hằng, Phú Thọ.
Chương III: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên nghĩa
Vĩnh Hằng, Phú Thọ.
7. Các khái niệm và từ ngữ dùng trong luận văn (NĐ 35/2008/NĐ–CP)

-

Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau,

thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
-

Nghĩa trang liệt sỹ là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công

các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.


5

-

Nghĩa trang quốc gia là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi

công các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn hóa,
các nhà khoa học … có công với đất nước.
-

Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.

-

Các hình thức táng người chết bao gồm: mai táng, hỏa táng và các hình thức

táng khác.
-


Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.

-

Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một địa

điểm dưới mặt đất.
-

Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.

-

Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định

sau đó sẽ được cải táng.
-

Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức

táng khác.
-

Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng .

-

Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.


-

Công viên: là vườn hoa công cộng, thường có thêm một số các công trình phụ

trợ khác. Có hai loại công viên:
+ Công viên giải trí.
+ Công viên khoa học.
-

Công viên nghĩa trang: Là một loại hình nghĩa trang mới mang tính chất công

viên xanh. Các mộ phần nằm trong không gian tĩnh lặng, vĩnh hằng. Tỉ lệ cây xanh
mặt nước chiếm một phần quan trọng trong tổng thể nghĩa trang tạo không gian
kiến trúc cảnh quan. Hình thức công viên nghĩa trang phải hài hòa, phù hợp với
thiên nhiên.
-

Cảnh quan: Là bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình,

khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật....phân biệt hẳn với những khu vực
xung quanh.


6

-

Kiến trúc cảnh quan: Là sự sắp đặt và mô phỏng phong cảnh tự nhiên trên một

vùng đất để tạo ra các hiệu ứng mỹ quan.

+ Theo Hàn Tất Ngạn (1999) thì kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng
hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch
không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội
họa...nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập
và cải thiện môi trường, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.
+ Kiến trúc cảnh quan bao gồm: thành phần tự nhiên ( địa hình, mặt nước, cây
xanh, động vật, không trung...) và thành phần nhân tạo ( kiến trúc công trình, giao
thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối
tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn
biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát
triển.
-

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là một hoạt động định hướng của con

người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ
sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và
nhân tạo của kiến trúc cảnh quan. Trong đó thiên nhiên là nền của kiến trúc cảnh
quan (Lưu Trọng Hải, 2006).
-

Hoạt động xây dựng nghĩa trang bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án

đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát
thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, lựa chọn nhà thầu
trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng nghĩa
trang.
-

Quản lý nghĩa trang là việc thực hiện các nội dung theo quy chế quản lý đã được


phê duyệt.
- Quy hoạch xây dựng nghĩa trang là việc tổ chức không gian kiến trúc, phân khu
chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác sử dụng
có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm cơ
sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang.


7

-

Cải tạo và mở rộng nghĩa trang là thực hiện việc chỉnh trang, nâng cấp các công

trình trong nghĩa trang hiện đang sử dụng và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật hiện hành đối với diện tích mở rộng nhằm

bảo đảm về cảnh quan, môi

trường.
-

Đóng cửa nghĩa trang là việc không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động

táng trong nghĩa trang.
-

Di chuyển nghĩa trang là thực hiện việc chuyển thi hài, hài cốt trong nghĩa trang

đến một nghĩa trang khác được xây dựng theo quy hoạch.

-

Dịch vụ nghĩa trang bao gồm tổ chức tang lễ, mai táng hoặc hỏa táng thi hài

hoặc hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ, chăm sóc, bảo quản, lưu
giữ tro cốt tại các nhà lưu giữ tro cốt theo nhu cầu và dịch vụ phục vụ việc thăm
viếng, tưởng niệm.
-

Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang là người đang sống có quan hệ với người

được táng trong nghĩa trang hoặc đến thăm viếng, tưởng niệm.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


122

C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận.
Tốc độ đô thị hoá ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt nam nói chung như hiện

nay đòi hỏi phải quan tâm đến quy hoạch và xây dựng các CVNT. Tại các đô thị
đang phát triển trên cả nước đã có nhiều dự án xây dựng CVNT, song cơ sở khoa
học chưa rõ ràng, thiếu những tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp, không đáp ứng
những yêu cầu mới theo hướng hiện đại, tiện nghi cao. Chính vì vậy việc nghiên
cứu đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên nghĩa trang Vĩnh
Hằng, Phú Thọ” nói riêng và tổ chức KGKTCQ CVNT tại Việt Nam nói chung là
việc làm hết sức cần thiết.
Hiện nay việc tổ chức KTCQ trong CVNT chưa được quan tâm thỏa đáng, vì
vậy trong tương lai gần cần phải tổ chức KTCQ trong CVNT song song với quy
hoạch đô thị và quy hoạch giao thông nhằm năng cao tính đồng bộ, tránh lãng phí
tiền của.
Thực trạng trong việc tổ chức KTCQ trong CVNT ở nước ta hiện nay vẫn xảy
ra nhiều bất cập. Cây xanh trong CVNT chưa đáp ứng tốt vai trò vì vậy cảnh quan
trong CVNT chưa khang trang, sạch đẹp. Tình trạng thiết kế các công trình chức
năng, các hình thức mộ chí còn chưa hợp lí, thiếu tính hòa hợp.
Xác định các mối quan hệ giữa địa điểm xây dựng CVNT với đô thị, yêu cầu
về tổ chức KTCQ các khu chức năng trong CVNT, tác động của công nghệ mai
táng, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức KTCQ trong CVNT, nguyên tắc bố cục
cảnh quan cũng như các yếu tố pháp quy chính là cơ sở khoa học để đưa ra các giải
pháp tổ chức KTCQ trong CVNT.
Có nhiều mối quan hệ giữa địa điểm xây dựng CVNT với cảnh quan đô thị
như: mối quan hệ về giao thông, mối quan hệ về cảnh quan, mối quan hệ với cộng
đồng dân cư, mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan trong CVNT... Trong đó đặc
biệt quan tâm đến mối quan hệ với cộng đồng dân cư.
Tổ chức KTCQ trong CVNT trong các đô thị đang phát triển của VN chịu sự
tác động của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến các yếu tố như: Quy hoạch định h-


123


ướng phát triển không gian của các đô thị, yếu tố tự nhiên, yếu tố văn hoá xã hội,
công nghệ mai táng, yếu tố Phong Thủy...
Đưa ra giải pháp tổ chức KTCQ CVNT Vĩnh Hằng, Phú Thọ một cách tổng
thể, từ đó mới tổ chức đến các khu chức năng, trong đó chú trọng tổ chức KTCQ
công trình mộ chí, công trình dịch vụ; tổ chức hệ thống cây xanh mặt nước. Ngoài
ra đưa giải pháp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông. Có
sự kết nối giữa các thành phần chức năng trong CVNT với hệ thống cây xanh công
viên, vườn hoa, nhằm tạo nên một tổng thể cảnh quan CVNT hài hòa.
Tổ chức cây xanh trong CVNT cần chú ý đến các yếu tố về đặc tính của từng
loại cây, các yếu tố về kỹ thuật trồng cây, điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu,
thổ nhưỡng và yếu tố khác như yếu tố thẩm mỹ của không gian công trình kiến trúc
của các khu chức năng, yếu tố truyền thống, bản sắc, yếu tố kỹ thuật của CVNT,
yếu tố kinh tế xã hội, nhằm tạo ra được không gian phù hợp cho CVNT Vĩnh Hằng
nói riêng và cả nước nói chung.
2. Kiến nghị.
Để hiện thực hóa được đề tài này đòi hỏi cần phải thêm những nghiên cứu mà
trong khuôn khổ của luận văn này chưa có thời gian để thực hiện. Cần có áp dụng
thí điểm hình thức này tại một không gian nhỏ hoặc một địa phương.
Tổ chức kiến trúc cảnh quan CVNT Vĩnh Hằng, Phú Thọ cần kết hợp chặt chẽ
giữa các ngành chức năng có liên quan như: thiết kế, kỹ thuật để có thể tổ chức một
cách hài hoà, phù hợp với cảnh quan chung của đô thị.
Từ nghiên cứu này và những nghiên cứu khác có liên quan cần phải xây dựng
hệ thống quy chuẩn, quy định, những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho việc tổ chức
TCKG CVNT. Phải có định nghĩa, các quy định về phân cấp, các khu chức năng
cũng như chỉ tiêu cho hình thức kết hợp CVNT. Đây là hình thức có khả năng phát
triển ở Việt Nam, cần phải có những quy định, quy chuẩn để xây dựng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Bộ Xây Dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ – BXD ngày 03//4/2008
của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về Quy hoạch xây dựng.
2. Bộ Xây Dựng (2008), Nghĩa trang đô thị - tiêu chuẩn thiết kế.
3. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN01:2008/BXD – Quy
chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng.
4. Bộ Xây Dựng (2010), Quy chuẩn Việt Nam QCVN07: 2010/BXD – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
5. Chính phủ (2008), Nghị định số 35/NĐ – CP ngày 25 tháng 03 năm 2008 về
xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
6. Vương Ngọc Đức (1996), Hướng gió, mạch nước, thế đất trong nghệ thuật
kiến trúc xây dựng nhà ở, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, tr 359404.
7. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản XâyDựng, Hà Nội.
8. Duy Nguyên – Trần Sinh (2009), Bí mật gia cư – âm trạch và Dương Trạch,
Nhà xuất bản Thanh Hóa, Tr 60-74
9. Tôn Nhan – Nguyễn Nguyên Quân (2000), “Địa lý chính long”, Chọn
hướng nhà hướng đất theo quan niệm cổ, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội,
tr 166 – 172.
10. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, Nhà xuất bản Xây Dựng.
11. Thông báo số 130 – TB/TU ngày 30/03/2011 của tỉnh Ủy Phú Thọ về việc
triển khai dự án Công viên nghĩa trang trên địa bàn tỉnh.
12. Công văn số 940/UBND-KT3 ngày 04/04/2011 của UBND Tỉnh Phú Thọ về
việc giới thiệu địa điểm cho Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bách
Việt nghiên cứu lập dự án xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú
Thọ tại huyện Phù Ninh.


13. Quyết định số 1385/QĐ –UBND ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ
về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 xây dựng Công viên
nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ.

14. Báo cáo kết quả thẩm định đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng
Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ của Sở Xây dựng Phú Thọ tại
cuộc họp ngày 24 tháng 5 năm 2011 (Giấy mời số 108/GM-UBND ngày
19/5/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ).
15. Quy hoạch chi tiết công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng - Ba Vì – Hà Nội,
TL 1/2000, Trung tâm ngiên cứu môi trường và quy hoạch đô thị và nông
thôn, Viện Kiến trúc, Quy Hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây Dựng, 2008.
Website:
16. />17. />18. />19. />20. />21. />22. />23. />24. />ventional_burial
Tài liệu nước ngoài
25. Gilles Desmons (2008), Walking Paris, New Holland Publicshers, pp.164165.
26. Lawrence William Roger (2002), Tokyo stories: A literary stroll, University
of California Press, pp.5-6.
27. Diana Wiltshire- Jeanne Huey (2000), Japan for Kid: The Ultimate Guide for
Parents and Their Children, Kodansha International, pp.143.


28. Urabe Noboru “ Nhật bản hiện đài nhìn từ nghĩa trang” chuỗi Shoho, 2011,
ISBN978-4-86.328-3
29. "Cimetière du Père-Lachaise", The New York Times travel article
30. "Frequently Asked Questions about Paris Cemeteries". Pariscemeteries.com.
31. Père-Lachaise Cemetery: Interesting Thing of the Day". Itotd.com. 15 March
2005.
32. The Association of Natural Burial Grounds (UK) official website".
Anbg.co.uk. Retrieved 2011-06-13.
33. Natural Burial Co-operative. "Natural Burial in Canada". Retrieved 3 May
2012
34. Natural burial site opened | Stuff.co.nz". stuff.co.nz. Retrieved 2014-01-25
35. Environmentally friendly natural burials | Stuff.co.nz". stuff.co.nz. Retrieved
2014-01-25



PHỤ LỤC 1: Bảng so sánh các nghĩa trang trên thế giới
Vị trị

STT

NT
truyền
thống

1

2

Quy

Châu Á

Châu Âu

NT tự
nhiên

NT

NT

nhà


quân

thờ

đội

NT
gia tộc

NT

NT

NT

công

quân

tôn

cộng

đội

giáo

Việt Nam

NT tư

nhân

Công

NT

viên

nhân

NT

dân

NT
liệt sỹ

NT

NT

tôn

dòng

giáo

họ

<40ha


>50ha

<1ha

>50ha <0,5ha >30ha

>30ha

<1ha

>30ha

>50ha >15ha

~ 5ha

<0.5ha <0.5ha

Nằm

Nằm

Nằm

Nằm

Đất ở

Nằm ở


Nằm

Đất

Nằm

Nằm

Nằm ở Nằm

Đất

trong

ngoại

trong



gia tộc trong

ngoại

trong

của

trong


trong

ngoại

trong

của

khu

thành,

khuôn

ngoại

khu đô thành

khuôn

các tập khu

khu

thành

khuôn

dòng


dân cư

rừng

viên

thành

thị,

viên

đoàn,

đô

dân cư

viên

họ

nhà

ngoại

của

công


thị,

đền,

thờ

thành,

đền,

ty tư

ngoại

chùa,

trên

chùa,

nhân

thành

đất



Địa

điểm

Nằm


×