Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Giải pháp điều chỉnh quy hoạch khu ở phía nam khu đô thị thương mại dịch vụ tài chính du lịch theo hướng phát triển đô thị sinh thái tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.18 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
**********

LÊ TUẤN NAM

GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KHU Ở PHÍA NAM
KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - TÀI CHÍNH - DU LỊCH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
**********
LÊ TUẤN NAM
KHÓA: 2012 – 2014

GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KHU Ở PHÍA NAM
KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI -DỊCH VỤ - TÀI CHÍNH - DU LỊCH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA



Chuyên ngành: Quy hoạch Vùng và Đô thị
Mã số:

60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.KTS. NGUYỄN LÂN

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Tuấn Nam


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện tốt Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- GS.TS.KTS Nguyễn Lân, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô
thị Việt Nam, Phó trưởng tiểu ban xây dựng và phát triển đô thị - Hội đồng
khoa học thủ đô Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội,
nguyên tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, đã tận tình hướng dẫn tôi

trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Cục Phát triển đô thị, Bộ
Xây dựng đã tạo điều kiện để tôi thực hiện Luận văn.
- Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia (VIUP), Ủy ban nhân
dân thành phố Nha Trang, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Tổng Công ty
319 - Bộ Quốc Phòng đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình khảo
sát, thu thập thông tin và khai thác các kết quả nghiên cứu để tôi hoàn thành
Luận văn của mình.

Hà Nội, tháng 7/2014

Lê Tuấn Nam


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Hệ sinh thái vịnh Nha Trang

10

Hình 1.2

Hệ sinh thái rạn san hô vịnh Nha Trang


11

Hình 1.3

Hệ sinh thái rừng Nha Trang

12

Hình 1.4

Hệ sinh thái sông Cái Nha Trang

12

Hình 1.5

Hệ sinh thái đồng ruộng Nha Trang

13

Hình 1.6

Hệ sinh thái đường phố Nha Trang

13

Hình 1.7

Tổ chức không gian khu ở trong KĐT sinh thái

Venesia

14

Hình 1.8

Khu ở trong KĐT sinh thái biển An Viên

15

Hình 1.9

Sơ đồ vị trí Khu ở phía Nam KĐT Thương mại –
Dịch vụ –Tài chính – Du lịch Nha Trang

16

Hình 1.10

Sơ đồ phân khu KĐT Thương mại – Dịch vụ –
Tài chính – Du lịch thành phố Nha Trang

17

Hình 1.11

Hiện trạng KĐT Thương mại – Dịch vụ – Tài
chính – Du lịch Nha Trang

23


Hình 1.12

Hiện trạng xây dựng công trình trong khu vực
nghiên cứu quy hoạch Khu ở

24


Hiện trạng xây dựng công trình xung quanh Khu
Hình 1.13 ở phía Nam KĐT Thương mại – Dịch vụ – Tài
chính – Du lịch Nha Trang

24

Hình 1.14 Đường Nguyễn Thị Minh Khai

25

Hình 1.15 Đường Lê Hồng Phong

25

Hình 1.16 Sơ đồ vị trí mối liên hệ về giao thông của Khu ở

26

Hình 1.17 Đường băng sân bay Nha Trang cũ

26


Hình 1.18

Phối cảnh tổng thể KĐT Thương mại – Dịch vụ
– Tài chính – Du lịch Nha Trang

40

Hình 1.19

Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu ở phía Nam KĐT
Thương mại – Dịch vụ - Tài chính – Du lịch Nha
Trang

41

Hình 2.1

Bản vẽ minh họa mô hình “đơn vị ở” của
Clarence Perry

53

Hình 2.2

Quan điểm đô thị sinh thái của Richard Register

Hình 2.3

Quy hoạch công viên Fresh Kills


59

Hình 2.4

Mô hình quy hoạch thành phố vườn của Howard

62

Hình 2.5

Phối cảnh thành phố sinh thái Masdar, Tiểu
vương quốc Ả rập Thống nhất

63

Hình 2.6

Thành phố sinh thái Copenhagen, Đan Mạch

77

58


Hình 2.7

Thành phố sinh thái Vancouver, Canada

78


Hình 2.8

Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên

82

Hình 2.9

5 chủ đề phát triển đô thị sinh thái tại Việt Nam
của Nhật Bản

84

Hình 2.10

Mô hình chiến lược phát triển đô thị sinh thái tại
Việt Nam do Nhật Bản đề xuất

84

Hình 3.1

Quy hoạch phân khu Khu ở phía Nam KĐT
Thương mại – Dịch vụ - Tài chính – Du lịch Nha
Trang đã được phê duyệt

96

Hình 3.2


Cấu trúc quy hoạch Khu ở điều chỉnh

96

Hình 3.3

Nhà vườn có thiết kế các mô đun quang điện đặt
trên mái để cung cấp năng lượng mặt trời bổ
sung

101

Hình 3.4

Bán kính phục vụ cuộc sống của cư dân Khu ở

102

Hình 3.5

Không gian công cộng kết hợp các điểm ngắm
cảnh trên cao

103

Hình 3.6

Không gian xanh giúp tăng cường đa dạng sinh
học


103

Hình 3.7

Công viên trong Khu ở thuộc tuyến vành đai
xanh của KĐT Thương mại – Dịch vụ – Tài
chính – Du lịch Nha Trang

105

Hình 3.8

Công viên nông nghiêp sinh thái

106


Hình 3.9

Tuyến đường giành cho xe đạp và đi dạo ngắm
cảnh được chuyển đổi từ giao thông cơ giới

107

Điểm cuối trục cảnh quan hướng biển thiết kế
Hình 3.10 một vườn hoa có không gian sinh hoạt cộng
đồng ngoài trời kết hợp điểm ngắm cảnh

107


Hình 3.11 Thiết kế trồng cỏ ốp mặt tiền

108

Hình 3.12 Thiết kế trồng cỏ trên mái nhà

109

Hình 3.13 Các bề mặt xốp được sử dụng thay thế

109

Hình 3.14 Sơ đồ quy hoạch đường ô tô

110

Hình 3.15 Sơ đồ quy hoạch đường xe đạp

111

Hình 3.16

Hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng
lượng mặt trời

112

Hình 3.17


Hệ thống thu giữ nước mưa từ các tòa nhà trong
Khu ở

112

Hình 3.18 Quy trình phân loại rác tại nguồn trong Khu ở

113

Hình 3.19 Nhà máy điện gió trên biển

114

Hình 3.20 Nhà máy điện Hydro trên biển

114

Hình 3.21

Thảm có giúp giữ nước mưa giúp cân bằng nhiệt
độ trong Khu ở

114


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ


HST

Hệ sinh thái

KĐT

Khu đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Danh mục chữ viết tắt.
Danh mục bảng biểu.
Danh mục hình vẽ.
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
Một số đề tài nghiên cứu có liên quan ............................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 4
Một số khái niệm liên quan đến luận văn ....................................................... 4
Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 7
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG KHU Ở PHÍA NAM KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG

MẠI – DỊCH VỤ – TÀI CHÍNH – DU LỊCH THÀNH PHỐ NHA TRANG . 8
1.1. Tình hình phát triển các Khu đô thị tại thành phố Nha Trang .......... 8
1.1.1Tình hình chung…………………………...……………………..…8
1.1.2. Môi trường Hệ sinh thái thành phố Nha Trang.............................. 8
1.1.3. Một số dự án Khu đô thị sinh thái tại thành phố Nha Trang ........ 14
1.2. Thực trạng Khu ở phía Nam Khu đô thị Thương mại - Dịch vụ - Tài
chính - Du lịch Nha Trang ......................................................................... 15
1.2.1. Khái quát về Khu ở phía Nam Khu đô thị ................................... 15
1.2.2. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 17
1.2.3. Hiện trạng khu vực nghiên cứu ................................................... 22
1.2.4. Đánh giá hiện trạng tổng hợp (S.W.O.T...................................... 34


1.3. Tình hình quy hoạch Khu ở phía Nam Khu đô thị Thương mại –
Dịch vụ - Tài chính – Du lịch Nha Trang .................................................. 39
1.3.1. Quy hoạch Khu ở phía Nam Khu đô thị ...................................... 39
1.3.2. Đánh giá môi trường chiến lược ................................................. 43
1.4. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết quy hoạch theo hướng phát
triển đô thị sinh thái ................................................................................... 45
1.4.1. Mối quan hệ tương tác giữa các hệ sinh thái .............................. 45
1.4.2. Bảo vệ môi trường sống đô thị .................................................... 45
1.4.3. Thiết kế cảnh quan đô thị ............................................................ 46
1.4.4. Cung cấp cơ sở hạ tầng sinh thái ................................................. 46
1.4.5. Sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn lực hạn chế ............. 46
1.4.6. Nhu cầu phát triển du lịch .......................................................... 47
1.4.7. Duy trì văn hóa truyền thống ...................................................... 47
1.4.8. Khả năng phục hồi nông nghiệp trong đô thị .............................. 47
1.4.9. Vai trò của cộng đồng xã hội ...................................................... 47
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH KHU Ở
PHÍA NAM KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – TÀI CHÍNH – DU

LỊCH NHA TRANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI 48
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 48
2.1.1. Các tiêu chí của Đô thị sinh thái ................................................. 48
2.1.2. Đặc điểm của Đô thị sinh thái ..................................................... 50
2.1.3. Một số cơ sở lý luận khoa học liên quan ..................................... 51
2.1.4. Mô hình lý thuyết về quy hoạch đô thị sinh thái ......................... 60
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 64
2.2.1. Các văn bản pháp lý có liên quan................................................ 64


2.2.2. Hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng ........................... 68
2.2.3. Các văn bản khác có liên quan .................................................... 69
2.2.4. Các bản đồ và tài liệu, số liệu ..................................................... 71
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch Khu ở Khu đô thị Thương mại
– Dịch vụ - Tài chính – Du lịch theo hướng phát triển đô thị sinh thái ... 72
2.3.1. Yếu tố đô thị hóa ........................................................................ 72
2.3.2. Yếu tố hệ sinh thái ...................................................................... 72
2.3.3. Yếu tố điều kiện tự nhiên và khí hậu........................................... 73
2.3.4. Yếu tố môi trường ...................................................................... 73
2.3.5. Yếu tố du lịch ............................................................................. 74
2.3.6. Yếu tố nếp sống và văn hóa xã hội.............................................. 74
2.4. Bài học kinh nghiệm phát triển Khu đô thị sinh thái trên Thế giới và
Việt Nam ..................................................................................................... 74
2.4.1. Kinh nghiệm phát triển đô thị sinh thái trên Thế giới .................. 74
2.4.2. Kinh nghiệm phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam .................... 79
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KHU Ở PHÍA
NAM KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – TÀI CHÍNH – DU LỊCH
NHA TRANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI .......... 85
3.1. Quan điểm, nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch Khu ở phía Nam Khu
đô thị Thương mại – Dịch vụ – Tài chính – Du lịch Nha Trang theo

hướng phát triển đô thị sinh thái ............................................................... 85
3.1.1. Quan điểm .................................................................................. 85
3.1.2. Nguyên tắc quy hoạch Khu ở theo hướng phát triển đô thị sinh
thái. .............................................................................................................. 88
3.2. Giải pháp điều chỉnh định hướng quy hoạch và cấu trúc quy hoạch
Khu ở phía Nam Khu đô thị Thương mại – Dịch vụ – Tài chính – Du lịch
Nha Trang theo hướng phát triển đô thị sinh thái ................................... 94


3.2.1. Định hướng quy hoạch Khu ở theo hướng phát triển đô thị sinh
thái ............................................................................................................... 94
3.2.2. Cấu trúc Khu ở .......................................................................... 96
3.3. Giải pháp điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ...... 100
3.3.1. Khu nhà ở sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng........................ 100
3.3.2. Không gian công cộng và khả năng chung sống ....................... 102
3.3.3. Không gian xanh và đa dạng sinh học ....................................... 103
3.3.4. Công viên sinh thái nông nghiệp ............................................... 104
3.3.5. Trục cảnh quan hướng biển....................................................... 106
3.3.6. Cảnh quan đô thị theo mặt đứng ............................................... 108
3.4. Giải pháp điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ........................... 110
3.4.1. Quy hoạch hệ thống giao thông ưu tiên đi bộ, xe đạp................ 110
3.4.2. Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng
mặt trời....................................................................................................... 111
3.4.3. Quy hoạch hệ thống lưu giữ nước mưa ..................................... 112
3.4.4. Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn thông minh ... 113
3.4.5. Quy hoạch hệ thống điện, chiếu sáng sử dụng năng lượng điện gió
và năng lượng mặt trời ............................................................................... 113
3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch ............................................ 115
3.5.1. Sự tham gia của cộng đồng ....................................................... 115
3.5.2. Mô hình quản lý........................................................................ 115

3.5.3. Thu nhận thông tin về sinh thái ................................................. 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 116
1. Kết luận ................................................................................................ 116
2. Kiến nghị .............................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới đang phát triển, khu vực đô thị luôn là động lực
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia có vai trò quan trọng đặc biệt. Tốc
độ đô thị hóa nhanh cùng với động lực chính là các chuyển dịch về cơ cấu (cơ
cấu lao động, kinh tế, đất đai…) đã đem lại sự phát triển tích cực cho các đô
thị.
Bên cạnh những mặt đạt được của tiến trình đô thị hóa, vẫn còn đó
những thách thức cho công tác quy hoạch và quản lý quá trình đô thị hóa cần
phải đương đầu giải quyết nhằm bảo vệ con người và môi trường sinh thái.
Các thành phố với những mâu thuẫn nảy sinh được ví như “những thành phố
ký sinh” như nhận xét của Paul Bairoch (1930 - 1999) nhà nghiên cứu vĩ đại
về đô thị hóa. Tình trạng các đô thị thiếu nhà ở, chất lượng nhà ở thấp, thiếu
không gian công cộng, không gian xanh, tình trạng ngập úng, ùn tắc nghẽn
giao thông, mất vệ sinh đô thị, ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, bụi,
tiếng ồn và sự suy giảm các hệ sinh thái ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển trên thế giới,
ở Việt Nam cũng dần xuất hiện các mô hình phát triển đô thị theo hướng phát
triển đô thị sinh thái. Thành phố sinh thái sẽ có những tương tác tốt hơn cho
trí tuệ, sức khỏe, tăng trưởng kinh tế cũng như cho sự hưởng thụ của con

người bên cạnh môi trường sống đô thị được bảo vệ. Vì vậy, việc nghiên cứu
“Giải pháp điều chỉnh Quy hoạch Khu ở phía Nam Khu đô thị Thương
mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch theo hướng phát triển đô thị sinh thái
tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, vận dụng những kiến thức đã
được tích lũy trong quá trình học tập cùng với việc nghiên cứu, đánh giá các


2

kiến thức lý thuyết và thực tiễn để đề xuất quy hoạch Khu ở theo hướng phát
triển đô thị sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững là rất
cần thiết, phù hợp cho tương lai của đô thị và thiết kế của nó. Vì thế tôi đã
chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp cao học cho mình!
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá các mô hình lý thuyết và thực tiễn liên quan đến quy hoạch
đô thị sinh thái.
- Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch Khu ở phía Nam KĐT
Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch theo hướng phát triển đô thị sinh
thái.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Quy hoạch đô thị theo hướng phát triển đô
thị sinh thái.
- Phạm vi nghiên cứu là Khu ở phía Nam KĐT Thương mại - Dịch vụ Tài chính - Du lịch, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp phân tích SWOT.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp dự báo.

- Phương pháp phân tích thống kê.


3

- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp tích hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Một số đề tài nghiên cứu có liên quan
- Đề tài NCKH “Các giải pháp bảo tồn, phát triển và quản lý không
gian sinh thái thành phố Hà Nội đến 2020” của Viện Nghiên cứu Môi trường
và Quy hoạch Phát triển bền vững - Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt
Nam (chủ nhiệm đề tài GS.TS. Lê Hồng Kế).
Đề tài đã trình bày các khái niệm về sinh thái học của Ernst Haeckel,
khái niệm hệ sinh thái của Arthur Tansley. Đánh giá phân loại các hệ sinh thái
của thành phố Hà Nội: HST sông ngòi, mặt nước; HST nông nghiệp; HST
rừng, núi thấp, gò đồi; HST quần cư dân tộc; HST đô thị; HST làng nghề
vùng ngoại thành. Đề tài đã đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và quản
lý không gian sinh thái thành phố Hà Nội đến 2020.
- Nghiên cứu sinh thái đô thị du lịch trong quy hoạch xây dựng đô thị
ven biển Việt Nam (lấy ví dụ thành phố Nha Trang), Đỗ Tú Lan năm 2004,
Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Luận án đã phân tích những cơ sở khoa học nghiên cứu sinh thái đô thị
du lịch trong quy hoạch xây dựng đô thị ven biển Việt Nam: Nghiên cứu đặc
điểm của hệ sinh thái đô thị du lịch ven biển; Cân bằng sinh thái đô thị du lịch
ven biển phát triển bền vững; Mối quan hệ giữa các chức năng đô thị và hệ
sinh thái đô thị du lịch ven biển; Mối quan hệ về nhu cầu sử dụng tài nguyên
môi trường trong đô thị du lịch ven biển; Mối quan hệ quy hoạch xây dựng đô
thị du lịch ven biển với các vấn đề môi trường đô thị; Nhu cầu phát triển các



4

đô thị du lịch ven biển Việt Nam và những yêu cầu cần đề cập trong quy
hoạch xây dựng các đô thị du lịch ven biển.
Luận án đã đề xuất một số tiêu chí phát triển cân bằng hệ sinh thái đô
thị du lịch ven biển như: Phát triển mật độ dân số và khách du lịch hợp lý;
Khai thác tài nguyên hợp lý; Đáp ứng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật với nhu cầu
phát triển du lịch; Khả năng duy trì và phát triển của hệ sinh thái; Chức năng
sử dụng hài hòa giữa các chức năng đô thị và hệ sinh thái tự nhiên; Bố trí hợp
lý không gian kiến trúc cảnh quan theo tự nhiên. Luận án đã đề xuất mô hình
tổ chức không gian đô thị trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái đô thị du lịch ven
biển cho thành phố Nha Trang.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm rõ lý thuyết về quy hoạch đô thị theo hướng phát triển
đô thị sinh thái.
- Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch Khu ở phía Nam KĐT
Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch theo hướng phát triển đô thị sinh
thái tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Một số khái niệm liên quan đến luận văn
- Khái niệm Đô thị sinh thái
Tại Hội nghị tiêu chuẩn Đô thị sinh thái quốc tế và những người xây
dựng Đô thị sinh thái diễn ra vào ngày 20/2/2010 tại Vancouver, Canada, đô
thị sinh thái được định nghĩa như sau: “Đô thị sinh thái là một mô hình khu
dân cư có khả năng tự hồi phục cấu trúc của nó và các chức năng của hệ sinh
thái tự nhiên. Đô thị sinh thái cung cấp cho các cư dân của mình một môi
trường sống lành mạnh mà không tiêu thụ lượng tài nguyên nhiều hơn lượng
nó sản xuất ra, không tạo nhiều rác thải hơn khả năng nó có thể tiêu hóa và



5

không độc hại cho chính nó cũng như các hệ sinh thái lân cận. Những tác
động của dân cư trong Đô thị sinh thái phản ánh những nguyên tắc cơ bản
của sự công bằng, công lý và phân chia hợp lý”.
- Khái niệm Hệ sinh thái
Khái niệm Hệ sinh thái đã đề xuất vào năm 1935 bởi A.Tansley, một
nhà thực vật học người Anh và là một người tiên phong trong khoa học sinh
thái (1871 – 1955), ông đưa ra thuật ngữ hệ sinh thái, khi ông nghiên cứu về
sự hình thành và tiến hóa của các thảm thực vật trên các đảo đá: “Hệ sinh thái
là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà nó có thể tồn tại, ở
đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để phát triển ổn định
theo thời gian thông qua hoạt động của các chu trình sinh địa hóa và sự biến
đổi năng lượng”.
Thuật ngữ hệ sinh thái (ecoeystem) của A.Tansley được sử dụng rộng
rãi đến ngày nay vì nó có nội hàm rộng, bao gồm cả các hệ thống tự nhiên và
các hệ thống nhân tạo; bao gồm những hệ cực bé được tạo ra trong ống
nghiệm của phòng thí nghiệm cho đến những hệ lớn như sông, rừng, biển…
- Theo GS.TS Lê Hồng Kế, sinh vật có thể được nghiên cứu ở sáu mức
độ khác nhau. Mức thứ nhất là cá thể (ví dụ, một cây, một con thuộc một loài
cụ thể…). Mức thứ hai là quần thể được tạo thành bởi tập hợp các cá thể
thuộc cùng một loài. Mức thứ ba là quần xã được tạo thành bởi quần thể các
loài khác nhau cùng tồn tại. Mức thứ tư là hệ sinh thái được tạo thành bởi một
vài quần xã khác nhau chung sống trong cùng một khu vực. Mức thứ năm là
quần xã sinh vật được tạo thành bởi các hệ sinh thái khác nhau cùng tồn tại
trong một vùng địa lý, có chung điều kiện khí hậu. Mức thứ sáu là sinh quyển
là mức độ tổ chức cao nhất được tạo thành bởi toàn bộ các quần xã sinh vật
khác nhau trên trái đất.



6

Như vậy, Hệ sinh thái có thể được định nghĩa như sau: “Hệ sinh thái là
một hệ thống bao gồm các quần xã (thành phần hữu sinh) và môi trường sống
của chúng (các thành phần vô sinh). Trong hệ sinh thái các sinh vật, các
thành phần hữu sinh luôn có tác động lẫn nhau và tác động với các thành
phần vô sinh tạo ra hệ thống môi sinh của hệ sinh thái để hợp thành một thể
thống nhất”.
Một hồ nước, một khúc sông, một khu rừng hay một thành phố… gồm
các sinh vật hay con người và môi trường sống như khí hậu, đất, nước, không
khí… được coi là hệ sinh thái.
Trong sinh quyển tồn tại các hệ sinh thái chủ yếu như: Hệ sinh thái tự
nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái nguyên sinh như rừng
nguyên sinh, sông, hồ, đồng cỏ, biển, vịnh biển…. Ngoài ra còn có các hệ
sinh thái tự nhiên đã được cải tạo (rừng trồng, đồng ruộng, nương rẫy, hồ
chứa nước), các hệ sinh thái này được con người tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển sức sinh sản tiềm năng của nó bằng các biện pháp khoa học kỹ
thuật chuyên ngành như đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp hoặc các
chuyên ngành khác.
Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra mới hoàn toàn
như hệ sinh thái đô thị hay hệ sinh thái trong các công trình xử lý chất thải
rắn, nước thải…
Mặt khác, với công tác quy hoạch đô thị, GS.TS Lê Hồng Kế đã định
nghĩa Hệ sinh thái đô thị như sau: “Hệ sinh thái đô thị là chức năng đô thị
như làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi, được cấu trúc theo không gian và thời
gian và theo một quy luật nhất định trong đó con người đóng vai trò quan
trọng và quyết định nhất”.



7

Cấu trúc của luận văn
- Phần mở đầu.
- Chương I - Thực trạng Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Dịch vụ
- Tài chính – Du lịch Nha Trang.
- Chương II - Cơ sở khoa học nghiên cứu quy hoạch khu ở phía Nam
KĐT Thương mại – Dịch vụ – Tài chính – Du lịch Nha Trang theo hướng
phát triển đô thị sinh thái.
- Chương III - Giải pháp điều chỉnh quy hoạch Khu ở phía Nam KĐT
Thương mại – Dịch vụ – Tài chính – Du lịch Nha Trang theo hướng phát triển
đô thị sinh thái.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


116

3.5.3. Thu nhận thông tin về sinh thái

Việc sử dụng các thông tin sinh thái trong quá trình quy hoạch sử dụng
đất đô thị để bảo tồn không gian xanh và các dịch vụ hệ sinh thái cho cư dân
đô thị là rất cần thiết.
Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch Khu ở phía Nam KĐT
Thương mại – Tài chính – Thương mại – Du lịch Nha Trang không chỉ dựa
trên thông tin sinh thái từ các nghiên cứu khoa học mà còn phải trên các quan
điểm và kiến thức của người dân địa phương, những người đam mê thiên
nhiên, các nhóm người khác và những người có thể tham gia ý kiến, những
người có thể cung cấp thông tin trên một khu vực đa dạng sinh học.
Thông tin sinh thái của cư dân là rất quan trọng như là một chiều của
liên kết các hệ thống xã hội sinh thái và con người để hướng dẫn lập quy
hoạch Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Tài chính – Thương mại – Du
lịch Nha Trang theo hướng phát triển đô thị sinh thái để đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Những ý tưởng mới về thiết kế và quy hoạch đô thị sinh thái là cần
thiết bởi vì đô thị hóa đặt ra những thách thức lớn đối với môi trường và xã
hội. Hậu quả của việc nếu như chúng ta tiếp tục phát triển theo cách làm
truyền thống trong quá khứ đã rõ ràng: sử dụng năng lượng, sản xuất khí nhà
kính, chi phí cho các tòa nhà và hệ thống giao thông vận tải ngày càng tăng;
tình hình nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước và các ô nhiễm môi trường
khác; môi trường sống có giá trị và nông nghiệp sản xuất chính bị mất dần;
các vấn đề xã hội như an ninh, an toàn và chênh lệch khoảng cách giàu nghèo
đang ngày càng nặng nề thêm...


117

Việc điều chỉnh quy hoạch Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Tài

chính – Thương mại – Du lịch Nha Trang theo hướng phát triển đô thị sinh
thái được thực hiện nhằm:
- Giúp Khu ở được quy hoạch, đầu tư và quản lý một cách toàn diện và
tích hợp, chuyển từ mục tiêu đơn lẻ, đơn ngành và ngắn hạn sang các giải
pháp tổng thể, đa mục tiêu và dài hạn.
- Phát triển đô thị bền vững với mô hình quản lý phù hợp để nâng cao
mức sống cho cư dân, đồng thời khai thác hiệu quả các nguồn lực của tự
nhiên, con người và xã hội
- Giúp Khu ở sinh thái có các tiêu chí, lợi thế cạnh tranh trong sự thu
hút đối với cư dân so với các KĐT khác tại thành phố Nha Trang với cách
phát triển truyền thống.
Điều chỉnh quy hoạch Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Tài chính –
Thương mại – Du lịch Nha Trang theo hướng phát triển đô thị sinh thái sẽ
cung cấp một chìa khóa tổng hợp để kết nối Khu ở với hệ sinh thái của thành
phố Nha Trang và không mâu thuẫn với môi trường của nó.
2. Kiến nghị
Cần phải xác định lại “tự nhiên” như một nơi mà chúng ta đang sống;
Cần phải xác định cách chúng ta là một phần của tự nhiên kết nối với tự nhiên
và cùng tồn tại; Cần nhận thức sâu sắc về cách kết nối với khu dân cư, kết nối
này không thể xảy ra nếu như mỗi cá nhân không hiểu được tác động của
mình.
Cần đánh giá nguồn vốn xã hội, kinh tế và môi trường để quy hoạch
Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Tài chính – Thương mại – Du lịch Nha
Trang đồng thời giữ gìn và bảo vệ tài sản kinh tế, xã hội và tự nhiên.


118

Cần có chiến lược hơn với tầm nhìn phát triển đô thị dài hạn, tích hợp
liên ngành, có quy hoạch, kế hoạch phù hợp nhằm giảm tiêu thụ quá nhiều

năng lượng không tái tạo tránh làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí
hậu và gây ô nhiễm không lành mạnh, giảm lượng chất thải và tránh sự lãng
phí nguồn vốn của xã hội. Mặt khác, cũng cần phải tăng cường các giá trị
thẩm mỹ, sự đa dạng và cung cấp nhiều hơn các lựa chọn cho cư dân trong
Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Tài chính – Thương mại – Du lịch Nha
Trang (các loại hình nhà ở, giao thông, năng lượng…).
Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Tài chính – Thương mại – Du
lịch Nha Trang cũng như các khu vực đô thị khác và khu vực nông thôn phải
có khả năng trong việc cung cấp bổ sung các nhu cầu về năng lượng, nguyên,
nhiên, vật liệu… trong tương lai có thể tự cung tự cấp trong sản xuất hàng
hoá, nguồn thực phẩm, năng lượng và tự nhiên để giảm thiểu khai thác lẫn
nhau hoặc để tối đa hóa lợi ích lẫn nhau. Hạn chế tối đa sử dụng lãng phí
năng lượng và nguyên, nhiên, vật liệu, tối ưu hoá hiệu quả sử dụng và tăng
cường bổ sung đầy đủ cho địa phương. Khôi phục hệ thống tự nhiên trong
Khu ở để giảm tác động đối với các khu vực đô thị khác cũng như khu vực
nông thôn.
Phát triển Khu ở phía Nam KĐT Thương mại – Tài chính – Thương
mại – Du lịch Nha Trang theo hướng đô thị sinh thái là một luận cứ thuyết
phục vì lợi ích cho cư dân với việc mở rộng kết nối với thiên nhiên trong môi
trường xây dựng thực sự thúc đẩy những điều mà mọi người quan tâm (sức
khỏe, thư giãn…).


119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
1. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 –

2020.
2. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.
3. Quyết định số 2116/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
4. Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
5. Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội khóa
13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015.
6. Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội khóa
13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
7. Nghị quyết 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội khóa 13
về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 – 2015) cấp Quốc gia.
8. Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô
thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.


×