Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHƯỜNG TÂN HOÀ THỊ XÃ HOÀ BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.58 KB, 31 trang )

PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
PHƯỜNG TÂN HOÀ THỊ XÃ HOÀ BÌNH
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU THỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI:
3.1.1. Mục tiêu tổng phát triển kinh tế- xã hội:
Phát huy thành tựu trong những năm qua mà Đảng bộ và nhân dân phường
Tân Hoà đã đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm thực hiện
có hiệu quả công cuộc đổi mới của đất nước, từ nay đến năm 2015 mục tiêu tổng
quát của phường là:
-Phát huy nội lực và tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, của các tổ
chức quốc tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các nguồn tài nguyên, để
phát triển toàn diện kinh tế- văn hóa- xã hội trong những năm đầu của thế kỷ 20 và
tạo đà vững chắc trong những năm tiếp theo.
-Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, thực hiện
công bằng xã hội với bảo vệ môi trường.
- Phát huy các thế mạnh để phát triển thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ
thuật phục vụ cho sự phát triển của Thành phố Hoà Bình trong tương lai và toàn
tỉnh.
- Cân đối cơ cấu kinh tế là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và
nông nghiệp (45- 40- 15 ).
- Giữ ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 12%- 15 % năm.
- Phát triển kính tế hộ, tranh thủ nguồn vốn của các doanh nghiệp.
- Tạo công việc làm, phát huy thế mạnh về vị trí, về đất đai, giải quyết lao
động dư thừa. bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng cho đầu tư cơ sở vật chất, chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, làm tốt công tác dân số KHHGĐ.
- Nâng cao dân trí, đời sông tinh thần và mức sống cho nhân dân, phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng làng bản văn hoá.Tiếp tục thực hiện nghị quyết
của Đảng bộ phường là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo vùng sản xuất hàng hoá có
giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại…..
- Tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc tăng độ che phủ sinh
thái, bảo vệ đất bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế. Phải


tạo ra vùng có cảnh quan đẹp để từng bước hình thành công viên sinh thái của
thành phố trong tương lai.
3.1.2. Với mục tiêu cụ thể là:
Đa dạng hoá nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng các sản phẩm của ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông,lâm nghiệp. Nâng cao mức thu nhập bình
quân từ 4 triệu đồng/người hiện này lên trên 7-8 triệu đồng/người/năm. Hạ tỷ lệ hộ
nghèo xuống dưới 1%.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12-15% trong đó nông lâm nghiệp
phải ổn định ở mức 4-5%, tốc độ phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ phải đạt trên 20%. Để đạt được tốc dộ đó, phường đẫ đưa ra các phương
hueoéng cụ thể sau:
*Ngành Nông –lâm nghiệp:
Do tính chất là khu vực đô thị nên việc chuyển quỹ đất nông – lâm nghiệp
sang các mục đích sử dụng khác phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đô thị là
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, dân số thì ngày càng tăng lên, để đáp ứng được
nhu cầu về lương thực thì vẫn phải duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 4-5%.
để làm được điều đó, trong trồng trọt cần tập trung đưa tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, cải tiến dống vật nuôi cây trồng. Xây dựng nền
nông nghiệp tiên tiến, đất ứng được với nhu cầu của đô thị. Trong sản xuất, đáp
ứng cơ giới hóa thay thế lao động giản đơn, phát triển cây ăn quả, cây lâu năm
khác ổn định tạo ra vùng hàng hó, ngoài ra còn tạo môI trường lành mạnh cho
thành phố sau nay. Ngoài ra, còn tập trung sản xuất những cây trồng thiết yếu cho
nhu câu của đô thị như rau màu, hoa quả ….
Trồng rừng phủ xanh hết đất trống đồi núi trọc của phường, tăng độ che phủ
sinh thái lên trên 70%.
Chăn nuôi:
Phát triển các ngành chăn nuôi theo hướng các trang trại. Đến năm 2010 đàn
đại gia súc phải ổn định đàn lợn là 8000-12000 con, đàn gia cầm là 25000 con bình
quân mỗi hộ 5 con lợn và 50 con gia cầm.
* Ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp:

Với cơ chế kinh tế Trong công nghiệp – dịch vụ là chủ yếu nên tốc độ tăng
trưởng kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải đạt trên 20%.
Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu, khuyến khích việc tạo ra sản phẩm mới, phát
huy những ngành nghề hiện có trên địa bàn phường. Phát triển mạnh các ngành
nghề phụ có trong nhân dân để tận dụng nguồn lao động thừa, ngoài ra phường tạo
điều kiện cho các hộ kinh doanh thương mại. Tạo r a thị trường hàng hoá thuận lợi.
* Ngành thương- mại dịch vụ:
Trong ngành thương mại-dịch vụ phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ, tập trung xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ nhu cầu phát triển kinh
tế- xã hội của phường cũng như của thành phố như : Trung tâm Thương mại, hệ
thống chợ… phát huy hết thế mạnh về khoa học công nghệ, về vị trí, về đất đai và
các thế mạnh khác để đến năm 2010 sẽ là phường hiện đại phát triển của thành phố
Hoà Bình.
-Bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường sinh thái…
Tỷ lệ phát triển dân số ổn định ở mức 0.8%, tỷ lệ người dân dùng nước sạch
đạt 100%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên trên 40% .
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một tiêu chíư quan trọng phản ánh sự phát triển
của đô thị. Vì vậy, xây dựng và cải tạo hệ thống hạ tầng cơ sở là một nhiệm vụ
quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần
mở rộng các tuyến giao thông liên phường, liên tổ, nội tổ, nội đồng.
Tiếp tục củng cố và bê tông hoá một số tuyến kênh mương dẫn nước để tưới
tiêu cho các xứ đồng, từng bước hiện hoá hệ thống thoát nước.
* Văn hóa giáo dục:
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là một đòi hỏi tất yếu trong
quá trinh phát triển kinh tế xã hội. Đào tạo đội ngũ tri thức có trình độ cao, tiếp thu
được những thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Ngoài ra nâng cấp trường PTTHCS,
tiểu học làm mới các sân vận động trung tâm phường và nhà trẻ các tổ..
Nâng cấp và cải tạo mạng lưới điện bưu điện của phường, nhà văn hóa
phường , thôn xóm…đảm bảo chỉ tiêu mỗi mọt thôn, xóm phải có một nhà văn hóa
xóm, một nhà trẻ…

Các vấn đề khác như van hoá thể thao, kế hoạch hoá gia đình phải được thực
hiện tốt, tạo môi trường lành mạnh.
* Y tế:
Không ngừng nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân, tích
cực tham gia thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, mở rộng mạng lưới y tế,
thực hiện tốt chương trình dân số phấn đấu mức ổn định mức tăng dân số là 0,9%.
3.2. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHƯỜNG TÂN HÒA- THỊ XÃ HÒA
BÌNH ĐẾN NĂM 2015.
Việc quy hoạch sử dụng đất của phường phải phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của cả thị xã và của cả tỉnh nói chung, vì vậy phương án quy
hoạch sử dụng đất phải nằm trong nội dung của quy hoạch sử dụng đất của toàn
thị xã. Ngoài ra còn phảI tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trong phương án quy hoạch sử dụng đất tránh sự xáo động không cần thiết
đối với các công trình hiện có, đặc biệt là các khu dân cư.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị cần thiết kết hợp với dân số đô thị, sản xuất
đô thị, và phương thức bố cục đô thị.
- Đảm bảo nhu cầu đất đai cho việc phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ
thuật đáp ứng được các chỉ tiêu xây dựng phục vụ các bước phát triển kinh tế xã
hội trong tương lai.
Từ kết quả nghiên cứu trên, phương án quy hoạch sử dụng đất phường Tân
Hoà như sau:
3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp.
a. Quy hoạch đất chuyên dùng. (được thể hiện trong phụ biểu 10 )
* Trụ sở hành chính:
- Quy hoạch nhà văn hoá trung tâm phường tại hồ cá tổ 1 giáp đường
Phùng Hưng với diện tích 4000 m2 trên đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
* Trường học:
Để đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của các cháu, nâng cao
dược chất lượng giảng dạy, một số trường học cần được xây dựng và làm theo
tiêu chuẩn quôc gia.

* Sân vận động:
Thể thao là nhu cầu quan trọng nhằm nâng cao sức khoẻ của người dân.
Trong tương lai phường cần chú ý phát huy những thế mạnh, nhân rộng ra toàn
phường như bóng chuyền, bóng đá. Cùng với việc nâng cao chất lượng cần
phải mở rộng diện tích tại các thôn xóm cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Dự
kiến quy hoạch cụ thể như sau:
- Quy hoạch sân vận động phường với diện tích 10000 m
2
tại tổ 17 giáp
đường Trần Quý Cáp với diện tích 10000 m
2
trên đất 2 vụ phục vụ cho các hoạt
động chung của toàn phường.
* Quy hoạch các công trình khác:
- Quy hoạch hệ thống điện: Đưa điện về các khu vực, thường xuyên cải
tạo mạgn lưới điện cho phù hợp với nhu cầu của từng thời kỳ.
- Củng cố các công trình bưu điện để ngày càng phát triển hơn.
Tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2015 là 44,61 ha tăng 4,64 ha từ
đất lúa 1,0 ha, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 3,8 ha và chuyển sang đất giao
thông 0,16 ha.
*. Quy hoạch giao thông:
Là phường mới do đó hệ thống giao thông của phường chưa phát triển. Để
thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá ngày càng lớn, mức độ cơ giới hoá đòi hỏi
chất lượng đường giao thông phải tốt hơn để phục vụ tốt công tác công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Quy hoạch mạng lưới giao thông đến năm 2015, cụ thể trong phụ biểu 9:
- Quy hoạch mở rộng đường Trần Quý Cáp rộng 10 m, dài 1,325 km.
- Quy hoạch mở rộng đường Hoà Bình rộng thêm 15 m, dài 3,9 km, được
nâng cấp về bề mặt.
- Quy hoạch nâng cấp tuyến Hoà Bình - đi Đà Bắc dài 750 m.

- Nâng cấp tuyến đường Phùng Hưng, đường Thịnh Lang.
- Củng cố và mở rộng các tuyến đường đi vào các tổ 9, 10, 11, 15, 16, 17 và
phải được cứng hoá.
- Ngoài ra cần nâng cấp, cứng hoá các ngõ nhỏ đáp ứng nhu cầu đi lại và sản
xuất của nhân dân.
- Cải tạo hệ thống cầu cống theo các trục đường, đảm bảo cho các phương
tiện đi lại, tưới tiêu thuận lợi.
Tổng diện tích đất giao thông đến năm 2015 là 36,28 ha tăng 7,18 ha, lấy
vào đất thổ cư là 5 ha, đất chuyên dùng cũ là 0,16 ha, lấy vào đất lúa là 0,625 ha,
lấy vào đất NTTS là 0,15 ha, lấy vào đất bằng chưa sử dụng là 0,75 ha, lấy vào đất
rừng trồng sản xuất là 0,38 ha.
*. Quy hoạch hệ thống cấp thoát nước.
- Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước đến các tổ dân phố để người dân có
điều kiện sử dụng nước sạch.
- Cứng hoá các tuyến mương phục vụ sản xuất của HTX Gai dự tính khoảng
3 km rộng 1,2 m trên nền mương cũ.
- Xây dựng cống thoát nước đường Hoà Bình, đường Trần Qúy Cáp.
- Xây dựng rãnh và đường thoát nước theo các trục đường chính là Hoà
Bình, Trần Qúy Cáp, Phùng Hưng, Thịnh Lang.
- Cứng hoá các tuyến dẫn nước ra khu vực sản xuất nông nghiệp còn lại.
Tổng diện tích đất chuyên dùng năm 2015 là 112,61 ha, tăng so với hiện nay là
32,11 ha, hầu hết lấy vào đất nông nghiệp, đất thổ cư…
b. Quy hoạch đất ở:
Nhu cầu đất ở là cấp thiết và đặc biệt quan trọng khi thị xã phát triển
mạnh để trở thành Thành phố. Quy hoạch đất ở cụ thể sau:
* Dự báo dân số, số hộ dân đến 2015:
Hiện nay dân số của phường là 5353 người, tỷ lệ phát triển dân số là
0,95%, tổng số hộ là 1504 hộ.
Dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ phát triển dân số của phường ổn định ở mức
0,8%. Dự báo dân số, số hộ của phường từ nay đến năm 2015 được thể hiện

qua bảng phụ biểu 3.
Qua đây cho ta thấy dân số toàn phường đến năm 2015 là 5875 người,
1651 hộ, tăng 522 người, 146 hộ.
*. Xác định nhu cầu cấp đất ở đến năm 2015:
Theo số liệu dự báo dân số, số hộ đến năm 2015 so sánh với hiện trạng
cho ta thấy số hộ phát sinh là 146 hộ (phụ biểu 4 ).
Số hộ hiện trạng tồn đọng chưa có đất ở là 146 hộ, như vậy trong những
năm vừa qua, người dân tách hộ nhưng chưa được giải quyết đất ở.
Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế tại các khu phố và xu thế biến động
có thể xảy ra trong tương lai. Dự báo nhu cầu đất ở của phường như sau:
- Số hộ thừa kế đất đai của bố mẹ để lại là 72 hộ.
- Số hộ tự giãn trên đất vườn nhà là 17 hộ.
- Số hộ sẽ được đền bù tái định cư theo quy định của thị xã là 146 hộ.
- Như vậy tổng số hộ có nhu cầu cấp đất ở tại các khu vực mới là 203 hộ.
*. Tiêu chuẩn cấp đất ở:
- Căn cứ vào Luật đất đai 2003 về tiêu chuẩn cấp đất ở cho mỗi hộ khu
vực đô thị. Căn cứ vào cácvăn bản, chỉ thị của UBND tỉnh Hoà Bình, thị xã
Hoà Bình, phòng Địa chính nhà đất.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của phường Tân Hoà, quy định định mức
cấp đất cho mỗi hộ là 70-80 m
2
tại các khu vực.
*. Phân bố khu vực giãn dân:
Các khu vực cấp đất ở mới phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Khu vực đó phải thuận lợi cho việc phát triển đô thị theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống của người dân.
- Các khu cấp mới trên cơ sở hình thành các khu dân cư lớn, không hình
thành các khu nhỏ khó quản lý.
- Phải hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại đất có hiệu quả cao

vào mục đích đất ở, tận dụng các loại đất kém hiệu quả.
- Khu vực cấp mới phải tạo điều kiện cho việc khai thác sử dụng các thế
mạnh của phường, đặc biệt là bảo vệ và trồng mới rừng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc.
Từ các cơ sở trên, UBND phường đã chọn được các vị trí cấp đất đó là:
+ Quy hoạch khu vực giãn dân tại khu vực tổ 16 trên đất một vụ lúa với diện
tích 1,5 ha.
+ Quy hoạch khu vực giãn dân tại khu vực tổ 17 giáp đường Trần Quý Cáp
với diện tích 2,5 ha, lấy vào đât 2 vụ.
+ Quy hoạch khu vực giãn dân tại khu vực tổ 10 giáp đường Hoà Bình với
diện tích 3,18 ha, lấy vào đất 2 vụ.
+ Quy hoạch giãn dân khu vực chân núi đá với diện tích 3600 m
2
, trên đất
lâm nghiệp.
+ Quy hoạch khu giãn dân tại khu tổ 14 với diện tích 3600 m
2
, trên đất
chuyên dùng.
Tổng diện tích cấp đất ở đến năm 2015 là 45,89 ha, tăng 1,96 ha trong đó lấy
vào đất 2 vụ là 5,68 ha, đất 1 vụ là 1,5 ha, đất chuyên dùng là 0,3 ha, đất lâm
nghiệp 0,36 ha (phần giảm 6 ha chuyển sang các loại đất chuyên dùng).
*. Quy hoạch đất nghĩa trang nghĩa địa:
Hiện tại phường có một nghĩa trang với diện tích là 2,2 ha, trong thời kỳ quy
hoạch phường không có ý định quy hoạch trhêm mà lại thu hẹp lại nghĩa trang
này thêm 0,11 ha thành nghĩa trang chật hơn vớitổng diện tích khoảng 2,09 ha.
* Đất phi nông nghiệp khác.
- Tiếp tuc nâng cấp và cải tạo các khu chợ hiện có theo hướng hiện đại hoá,
đáp ứng được sự phát triển theo cơ chế thị trường.
- Tiến hành quy hoạch khu đổ rác và xử lý rác hợp lý đảm bảo cho sự phát

triển lâu dài của phường và của Thành phố trong tương lai.
- Quy hoạch một chợ mới tại ngã ba đường Hoà Bình- Trần Quý Cáp với
diện tích 5000 m
2
, lấy vào đất nông nghiệp.
- Quy hoạch khu nhà máy xử lý rác thải của thị xã với diện tích 10 ha trong
đó lấy vào đất ở 1 ha, đất lâm nghiệp 9 ha.
( Biểu: So sánh cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp trước và sau quy hoạch )
Năm 2004 Năm 2015 Tăng (+)
Giảm (-)
Diện tích (ha)
%
Diện tích (ha)
%
Đất phi nông nghiệp
134,64 100 158,50 100 +22,86
Đất ở
43,43 32,63 45,89 28,95 +1,96
Đất chuyên dùng
80,50 59,80 92,02 58,1 +11,52
Đất nghĩa trang- NĐ
2,2 1,6 2,09 1,3 -0,11
Đất phi nông nghiệp
khác
8,0 5,97 18,50 11,65 +10,5
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch đất đai phường Tân Hoà)
 Toàn bộ diện tích đất phi nông nghiệp tăng hầu như đều lấy vào đất nông
nghiệp. Từ biểu thống kê cho ta thấy đến năm 2015 tổng diện tích đất phi nông
nghiệp là 158,50 ha, chiếm 33.09 %, tăng 22,86 ha so với năm 2004.Trong đó đất
ở là 45,89 ha, chiếm 28,95% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, Đất chuyên dùng

là 92,02 ha, tăng so với năm 2004 là 11.52 ha,chiếm 58,1% diện tích đất phi nông
nghiệp. Đất nghĩa trang nghĩa địa là 2,09 ha, chiếm 1,3 % diện tích đất phi nông
nghiệp, dảm so với kỳ trước là 0,11 ha. Đất phi nông nghiệp khác là 18,5 ha,
chiếm 11,65%. Tăng 10,5 ha so với kỳ trước. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy.
Trong kỳ quy hoạch thì diện tích đất chuyên dùng tăng nhanh nhất là 11,52 ha
chiếm hơn 50% diện tích tăng của toàn bộ diện tích phi nông nghiêp. Đây là xu
thế rất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội của quá trình đô thị hoá
của phường, hiện tại hệ thống cơ sở hạ tằng cũng như công trình công cộng chiếm
một tỷ lệ không đáng kể.
3.2.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
a. Tiềm năng đất nông nghiệp:
- Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện tại là 255,78 ha, trong đó chủ yếu là
đất lâm nghiệp chiếm 189,71 ha, và đất trồng cây hàng năm có 43,12 ha. Diện tích
đất chưa sử dụng phường có 88,59 ha, đất bằng chưa sử dụng là 1,7 ha, đất chưa sử
dụng khác là 3,2 ha. Đây là tiềm năng lớn để mở rộng diện tích đất nông lâm
nghiệp trong tương lai.
- Đất đai của phường một phần là đất phù sa sông suối, chất lượng khá tốt.
Bên cạnh đó việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cho thấy
trình độ thâm canh của bà con ngày càng được nâng lên rõ rệt. Hiện nay có nhiều
giống cây trồng ngắn ngày cho năng suất cao, rất thuận lợi cho việc trồng nhiêu vụ
trong một năm. Hệ thống thuỷ lợi của phường cũng được cải tạo, tu bổ hàng năm.
Đây là tiềm năng rất lớn để thâm canh tăng vụ.
b. Quy hoạch đất nông nghiệp:
Có thể nói qua phân tích lý giải về nhu cầu sử dụng đất đai trong thời kỳ quy
hoạch ta thấy đất đai thì có hạn, nhưng nhu cầu thì ngành nào cũng cần, Để đáp
ứng nhu cầu phát triển của thị xã theo hướng ngày càng đô thị hoá, đảm bảo mục
tiêu đến năm 2007 Thị xã Hoà Bình sẽ tiến lên thành Thành Phố loại II, thì việc
sắp xếp, Quy hoạch đất nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm dần diện tích và Tăng
diện tích đất phi nông nghiệp
* Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp:

Từ việc phân tích nhu cầu quy hoạch đất nông nghiệp trên cho ta thấy diện
tích đất phi nông nghiệp tăng hầu như đều lấy vào đất nông nghiệp.
Với mục tiêu đến năm 2015 diện tích đất sản xuất nông nghiệp ổn định là
37,96 ha, trong thời kỳ quy hoạch sẽ chuyển 5,16 ha đất trồng cây hàng năm( chủ
yếu là đất trồng lúa màu), chuyển 0,12 ha đất nông nghiệp khác sang :
- Đất chuyên dùng là 6,08 ha, trong đó đất giao thông 0,78 ha, đất xây dựng
là 4,8 ha,đất chuyên dùng khác là 0,5 ha.
-Đất ở đô thị là 7,3 ha.
Đồng thời khai thác cải tạo thêm 4,15 ha đất bằng chưa sử dụng để đưa vào
trồng cây hàng năm còn lại. Trong đó, cải tạo thêm 3,2 ha đất đồi núi chưa sử dụng
sang đất trồng cây hàng năm , 0,95 ha đất đồi núi CSD sang trồng hoa màu.
Năm 2015, đất sản xuất nông nghiệp có tổng diện tích 37,96 ha, chiếm 7,29
% diện tích đất tự nhiên, giảm 5,16 ha so với năm 2004. Trong đó đất tròng lúa là
26,09 ha, chiếm 5,45% diện tích tđất tự nhiên, giảm 9,31 ha so với năm 2004. Đất
trồng cây hàng năm còn lại có 11,87ha, chiếm % diện tích đất nông nghiệp, tăng
4,15 ha so với năm 2004.
 Các giải pháp thực hiện quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp đó là:
- Tiếp tục cải tạo các loại đất đặc biệt là khu vực bằng phẳng tại trung tâm
phường để đưa vào sử dụng với hiệu quả cao nhất.
- Sử dụng các biện pháp thuỷ lợi, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho cây trồng,
phường có thuận lới là có một hệ thống sông Đà chảy qua nên luôn cung cấp một
luợng nước dòi dào phục vụ cho việc tưới tiêu.
- Sử dụng các biện pháp khoa học công nghệ, vốn đầu tư nhằm ứng dụng
vào sản xuất các loại cây giống vật nuôi có năng suất cao chất lượng tốt.
- Sử dụng các biện pháp cơ học để tạo mặt bằng sản xuất.
- Sử dụng các biện pháp hoá học để cải tạo đất đắc biệt là những loại đất
cằn cỗi, tăng hiệu quả cây trồng.
- Sử dụng các biện pháp sinh học như xen cây, gối vụ…
*. Quy hoạch đất lâm nghiệp:
Thực hiện các chủ trương của Nhà nước là phủ xanh đất trống đồi núi trọc

thông qua các chương trình như 327, PAM,… đặc biệt là chương trình 5000.000 ha
rừng. Phường chủ trương tận dụng hết đất trên địa bàn để đưa vào trồng rừng sau
khi giao đất giao rừng cho người dân. Bên cạnh đó phường dự kiến phát triển
thành khu công viên sinh thái lớn của Thành phố.
Phường không còn diện tích mở rộng đất lâm nghiệp nhưng trong thời gian
tới cần có các biện pháp bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có.
Như vậy đât lâm nghiệp đến năm 2015 là 179,97 ha, chiếm 76% diện tích
đất nông nghiệp, giảm 9,74ha so với năm 2004.Trong đó 100% là rừng trồng sản
xuất.
 Các giải pháp thực hiện:
Giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, phát triển mạnh các mô hình
sản xuất nông lâm kết hợp theo kiểu trang trại. Ngoài ra còn các biện pháp khác
như củng cố cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, chính sách kinh tế xã hội…
* .Quy hoạch đất nuôi trồng thuỷ sản:
Năm 2004 toàn phường có 9,95 ha diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản, chiếm
chiếm 3,9% diện tích đất nông nghiệp. Đến thời kỳ quy hoạch , tiếp tục chuyển

×