Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu phố cũ hà nội theo hướng phát triển bền vững (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-----------------------

TRẦN HƯƠNG TRÀ
KHÓA: 2011- 2013

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CẢI TẠO CHỈNH TRANG
KHU PHỐ CŨ HÀ NỘI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TRƯƠNG VĂN QUẢNG

Hà Nội – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Quy hoạch… cùng tất cả các Thầy, Cô
giáo, các bạn đồng nghiệp đã tạo một môi trường học tập, nghiêm cứu khoa học


lành mạnh và đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được học tập, nghiên cứu bằng tất cả
sự tâm huyết và tự do sáng tạo.
Xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới Thầy TS.KTS Trương Văn Quảng Phó Viện
trưởng Viện Kiến trúc Quy hoach đô thị và Nông thôn thuộc Bộ Xây dựng,
GS.TS.KTS Nguyễn Lân Nguyên Kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Hà Nội, Ths.
KTS Nguyễn Quang Huy Phó Viện Trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Chị
Nga KTS Trung tâm Quy hoạch Kiến trúc 3- Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội,
TS.KTS Vũ An Khánh Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ quốc tế
trường Đại học Kiến trức Hà Nội, … Đặc biệt Thầy Quảng, mặc dù rất bề bộn công
việc nhưng Thầy luôn theo sát hướng dẫn tôi nghiêm khắc, nhiệt tình, chu đáo như
một người cha, người Thầy hết lòng vì công việc, vì sự tiến bộ của học trò.
Xin được cảm ơn bằng tất cả tấm lòng và sự biết ơn sâu sắc tới tất cả Quý Thầy, Cô
đã cho chúng tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn, cùng biết bao tri
thức bổ ích và quý giá để có một hành trang vững vàng vào đời.
Vì thời gian có hạn và nhiều điều kiện chưa cho phép mặc dù vậy tôi đã có nhiều cố
gắng nhưng vẫn có thể còn khiếm khuyết có thể phát triển bổ sung.Chính vì vậy tôi
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để có thể phát triển và ngày càng hoàn
thiện hơn.
Tôi xin gửi lời kính chúc tốt đẹp nhất tới sự phát triển của Quý trường, Quý Khoa,
Quý các Thầy Cô mãi mãi sức khỏe và giữ mãiniềm đam mê sự nghiệp giáo dục.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Hương Trà



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................... 6
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 7
Đối tượng và giới hạn nghiên cứu............................................................................ 8
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 10
Giải thích từ ngữ.................................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CẢI TẠO
CHỈNH TRANG KHU PHỐ CŨ HÀ NỘI ......................................................... 13
1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Khu phố Cũ .................................... 13
1.1.1 Sơ lược sự hình thành Khu phố Cũ ........................................................ 13
1.1.2 Đặc điểm cấu trúc Khu phố Cũ .............................................................. 19
a. Yếu tố tạo thị .................................................................................... 19
b. Đặc điểm cấu trúc không gian ........................................................... 20
c. Một số thể loại công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu...................... 22
d. Cảnh quan danh thắng....................................................................... 25
e. Các giá trị đặc trưng của Khu phố Cũ................................................ 25
1.2 Đánh giá thực trạng phát triển Khu phố Cũ thuộc quận Hoàn Kiếm ................. 26
1.2.1 Vị trí, quy mô dân số, đất đai ................................................................. 26
a. Vị trí ................................................................................................. 26
b. Quy mô dân số, đất đai ..................................................................... 27
1.2.2 Thực trạng quy hoạch tổ chức không gian ............................................. 27
a. Cấu trúc đô thị .................................................................................. 27
b. Phân khu chức năng, quy hoạch sử dụng đất và mật độ xây dựng ..... 29
c. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ........................................... 32
1.2.3 Thực trạng công trình kiến trúc .............................................................. 33

a. Công trình dân dụng.......................................................................... 33
b. Công trình công cộng ........................................................................ 36
c. Công trình tôn giáo tín ngưỡng ......................................................... 36
1.2.4 Thực trạng hạ tầng đô thị ....................................................................... 37
a. Hạ tầng xã hội ................................................................................... 37


2

b. Hạ tầng kỹ thuật, môi trường ............................................................ 38
1.2.5 Thực trạng công tác quản lý, chỉnh trang đô thị ..................................... 41
1.3 Các vấn đề chính cần quan tâm trong Quy hoạch cải tạo chỉnh trang Khu phố Cũ
theo hướng phát triển bền vững ............................................................................. 42
1.3.1 Vấn đề tính chất, chức năng, cấu trúc đô thị........................................... 42
1.3.2 Vấn đề không gian kiến trúc cảnh quan ................................................. 43
1.3.3 Vấn đề dân số, sử dụng đất, mật độ xây dựng ........................................ 43
1.3.4 Vấn đề hạ tầng đô thị, môi trường đô thị ................................................ 44
1.3.5 Vấn đề quản lý Khu phố Cũ ................................................................... 44
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH CẢI TẠO CHỈNH TRANG
KHU PHỐ CŨ HÀ NỘI ...................................................................................... 46
2.1 Cơ sở pháp lý................................................................................................... 46
2.1.1 Các văn bản quy phạm, pháp luật .......................................................... 46
2.1.2 Các quy định về Quản lý khu vực nội đô lịch sử theo đồ án Quy hoạch
chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định 1259/QĐTTg) ............................................................................................................... 47
a. Định hướng cơ bản khu vực nội đô lịch sử ........................................ 47
b. Một số quy định cụ thể ..................................................................... 47
2.2 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 49
2.2.1 Khái quát về Phát triển bền vững và Phát triển đô thị bền vững ............. 49
a. Phát triển bền vững ........................................................................... 49
b. Các quan điểm về Phát triển đô thị bền vững .................................... 50

2.2.2 Tiêu chí Phát triển bền vững .................................................................. 56
2.2.3 Lý luận về cải tạo chỉnh trang, thiết kế đô thị......................................... 56
2.3 Các yếu tố tác động đến quy hoạch cải tạo chỉnh trang Khu phố Cũ Hà Nội .... 57
2.4 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 58
2.4.1 Bài học trong nước ................................................................................ 58
2.4.2 Bài học thế giới ..................................................................................... 66
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CẢI TẠO CHỈNH TRANG KHU
PHỐ CŨ PHÍA NAM QUẬN HOÀN KIẾM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ......................................................................................................... 72
3.1 Quan điểm, mục tiêu ........................................................................................ 72
3.1.1 Quan điểm ............................................................................................. 72


3

3.1.2 Mục tiêu ................................................................................................ 73
3.2 Nguyên tắc ...................................................................................................... 74
3.3 Đề xuất các giải pháp Quy hoạch cải tạo chỉnh trang Khu phố Cũ thuộc quận
Hoàn Kiếm theo hướng phát triển bền vững .......................................................... 74
3.3.1 Giải pháp 1: Tôn trọng cấu trúc không gian đô thị đã ổn định ................ 74
3.3.2 Giải pháp 2: Quy hoạch sử dụng đất, giảm mật độ xây dựng và sức ép qui
mô dân số ....................................................................................................... 75
3.3.3 Giải pháp 3: Quy hoạch cải tạo, chỉnh trang kiến trúc cảnh quan ........... 78
a. Về không gian các ô phố ................................................................... 78
b. Về không gian các tuyến phố ............................................................ 80
c. Về không gian dịch vụ, công cộng .................................................... 84
3.3.4 Giải pháp 4: Quy hoạch cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, vườn
hoa, cây xanh, mặt nước ................................................................................. 84
a. Quy hoạch cải tạo chỉnh trang Công trình kiến trúc ........................... 84
Đối với các công trình kiến trúc trong ô phố, lô đất: ....................... 84

Đối với công trình công cộng: ........................................................ 85
Đối với công trình dân dụng: .......................................................... 85
Đối với công trình tôn giáo tín ngưỡng: .......................................... 87
b. Vườn hoa, cây xanh, mặt nước.......................................................... 88
3.3.5 Giải pháp 5: Quy hoạch cải tạo chỉnh trang hạ tầng đô thị ..................... 90
a. Hạ tầng kỹ thuật ................................................................................ 90
b. Hạ tầng xã hội................................................................................... 93
3.3.6 Giải pháp 6: Quy hoạch cải tạo môi trường đô thị .................................. 93
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ................................................................................................................. 96
Kiến nghị............................................................................................................... 97


4

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Sơ đồ ranh giới 3 giai đoạn phát triển của khu phố Cũ

Hình 1.2

Sơ đồ khu vực nghiên cứu và các mối liên hệ

Hình 1.3


Sơ đồ phân tích cấu trúc không gian qua các thời kỳ

Hình 1.4

Sơ đồ đánh giá quy hoạch sử dụng đất khu vực nghiên cứu

Hình 1.5

Sơ đồ đánh giá mật độ xây dựng khu vực nghiên cứu

Hình 1.6

Sơ đồ khảo sát mật độ tầng cao khu vực nghiên cứu

Hình 1.7

Sơ đồ đánh giá sự tăng mật độ của khu vực nghiên cứu

Hình 1.8

Sơ đồ các tuyến phố cảnh quan chính khu vực nghiên cứu

Hình 1.9

Sơ đồ đánh giá các công trình công cộng trong khu vực nghiên cứu

Hình 1.10

Sơ đồ đánh giá hiện trạng mặt cắt đường khu vực nghiên cứu


Hình 1.11

Sơ đồ phân tích hệ thống cây xanh khu vực nghiên cứu

Hình 2.1

Mô hình Phát triển bền vững

Hình 2.2

Mô hình Đô thị Phát triển bền vững

Hình 3.1

Sơ đồ minh họa cấu trúc khung khu vực nghiên cứu

Hình 3.2

Sơ đồ giải pháp phân khu chức năng khu vực nghiên cứu

Hình 3.3

Sơ đồ minh họa cải tạo mật độ xây dựng khu vực nghiên cứu

Hình 3.4

Sơ đồ minh họa cải tạo không gian ô phố khu vực nghiên cứu

Hình 3.5


Sơ đồ minh họa các tuyến phố có giá trị cảnh quan khu vực nghiên cứu

Hình 3.6

Sơ đồ cải tạo hệ thống cây xanh trên các tuyến phố

Hình 3.7
Hình 3.8

Sơ đồ minh họa cải tạo chiều cao các công trình dọc tuyến phố có giá
trị cảnh quan khu vực nghiên cứu
Sơ đồ minh họa giải pháp cải tạo mặt đứng

Hình 3.9

Sơ đồ minh họa giải pháp cải tạo không gian xanh

Hình 3.10
Hình 3.11

Sơ đồ minh họa giải pháp cải tạo khu biệt thự có hiện tượng xây dựng
xen cấy
Sơ đồ minh họa cho cấu trúc xanh của khu vực nghiên cứu

Hình 3.12

Minh họa hình ảnh đặc trưng không gian xanh của khu vực


5


Hình 3.13

Sơ đồ minh họa cho giải pháp khống chế chiều cao công trình bằng
phương pháp tới hạn

Hình 3.14

Sơ đồ minh họa cho giải pháp cải tạomặt đường khu vực


6

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong quyển “55 năm Kiến trúc Hà Nội”- của Hội Kiến trúc sư Việt nam do Nhà
xuất bản Thời đại xuất bản năm 2010 đã khẳng định: “Khu phố Pháp mang đậm nét
những giá trị bản địa và xuyên dân tộc. Tính chất chiến lược, tính chất chủ thể, khả
năng phát tán ảnh hưởng của khu phố Pháp là một giá trị chủ đạo của Kiến trúc đô
thị. Khu phố này, chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống các giá trị của khu phố cũ
trong khi nhìn nhận vai trò của nó đối với sự phát triển đô thị hiện nay và trong
tương lai”. Một nhận định khác về Khu phố Cũ của tác giả Lê Văn Lân: “Đó là một
hệ thống các nút, các phân khu, các biểu tượng, các cột mốc mà nếu chúng bị ảnh
hưởng, thì Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội bị “rạn nứt”“ đã thêm một lần nữa khẳng
định giá trị quan trọng của khu vực này.
Nhận thấy, việc gìn giữ các giá trị vật thể – như trùng tu tôn tạo các công trình có
giá trị, cải tạo mặt ngoài từng ô phố, giữ lại nét truyền thống trong không gian đô
thị… là cần thiết. Song, việc phát triển hội nhập từng ngày vẫn đang diễn ra, nhu
cầu có một cuộc sống tiện nghi cập nhật xu hướng thế giới là một đòi hỏi chính

đáng của người dân. Vậy làm sao để vừa phát triển hiện đại, lại vừa giữ gìn được
bản sắc văn hóa trong từng ô phố - đặc biệt đối với Khu phố Cũ – là một vấn đề bức
thiết cần có giải pháp.
Ngày 17/12/2009 công văn số 348/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng
Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050. Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu
các khu vực đô thị trung tâm phải được nghiên cứu phương án quy hoạch bảo tồn
khu phố cổ và các nhà biệt thự trong khu phố cũ để tôn tạo, bảo tồn, đồng thời có kế
hoạch phục hồi, trùng tu duy trì phong cách kiến trúc đặc thù của các công trình
này.
Căn cứ vào quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ


7

tướng Chính phủ cũng đã có những định hướng về phát triển không gian cho Hà
Nội, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số bất cập.
Hiện nay, khu phố Cũ đang bị ảnh hưởng bởi các thực trạng: Xuống cấp về mặt
kiến trúc (nhiều công trình được cải tạo tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại hiện tượng nhiều
công trình bị cơi nới, bị phá hủy); Cấu trúc không gian bị thay đổi; Khu phố cũ
thuộc quận Ba Đình đa phần là cơ quan văn phòng, đại sứ quán các nước, vì vậy
hình thái kiến trúc khu vực này luôn được quan tâm và ít bị phá hỏng. Khu phố cũ
thuộc quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm có sự biến đổi về hình thái kiến trúc cơ
bản khá giống nhau; Sự thay đổi về cảnh quan, diện tích xanh, diện mạo đô thị thể
hiện khá sâu sắc, đặc biệt đối với khu phố Pháp phía Nam quận Hoàn Kiếm; Khu
vực này còn có 1 vị trí chiến lược, tiếp giáp nhiều khu vực khác của thành phố và
cũng là nơi có nhiều di sản quan trọng từ thời Pháp thuộc. Vì vậy, chọn khu vực
phố Cũ thuộc phía Nam quận Hoàn Kiếm làm điển hình nghiên cứu để tìm ra giải
pháp quy hoạch cải tạo, từ đó có thể nhận diện, nhân rộng mô hình này áp dụng với

một số khu vực khác.
Bởi tất cả những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Giải pháp Quy hoạch cải tạo chỉnh
trang khu phố cũ Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” lấy khu phố Cũ thuộc
phía nam quận Hoàn Kiếm làm điển hình nghiên cứu đã được lựa chọn. Với tình
yêu của một người Hà Nội, hy vọng đề tài có thể đóng góp phần nào cho quá trình
phát triển của Khu phố Cũ được bền vững.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
-

Nhận diện một số yếu tố tác động đến Quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu phố
cũ Hà Nội theo hướng phát triển bền vững;

-

Lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào giải pháp Quy hoạch;

-

Góp phần bảo vệ, tôn vinh các giá trị khu phố cũ, làm đẹp thủ đô ngàn năm
văn hiến, nâng cao chất lượng sống người dân.

Nhiệm vụ nghiên cứu:


8

-


Đánh giá hiện trạng và giá trị khu phố Cũ, xác định các yếu tố tác động đến
phát triển bền vững khu phố cũ;

-

Nghiên cứu bài học về phát triển bền vững, phát triển đô thị bền vững từ các
thành phố khác trong nước và một số nước trên thế giới;

-

Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng giải pháp Quy hoạch, cải tạo, chỉnh
trang khu phố cũ theo hướng phát triển bền vững;

-

Đề xuất giải pháp Quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu phố cũ theo hướng phát
triển bền vững.

Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng:
-

Một số yếu tố tác động đến phát triển đô thị bền vững;

-

Các giải pháp Quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu phố cũ theo hướng phát
triển bền vững.

Phạm vi nghiên cứu:

Khu phố cũ phía Nam quận Hoàn
Kiếm
-

Khu phố cũ phía nam quận
Hoàn Kiếm: Có quy mô
khoảng hơn 200ha, giới hạn
gồm tuyến phố Trần Quang
Khải, Trần Khánh Dư, Trần
Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê
Văn Hưu, Nguyễn Du,
Thiền Quang, Lê Duẩn.

Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu


9

Sơ đồ ranh giới khu vực nghiên cứu và vị trí tương quan với các khu vực lân cận


10

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, sưu tầm, thu thập số liệu;

-


Phương pháp phân tích và tổng hợp;

-

Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng kế thừa có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu, tài liệu có liên quan đã thực hiện;

-

Phương pháp chuyên gia.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc lồng ghép các yếu tố tác
động đến giải pháp Quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu phố cũ Hà Nội
theo hướng phát triển bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn
-

Bổ sung một góc nhìn trong đồ án Quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu phố
cũ Hà Nội

-

Góp phần bảo vệ, tôn vinh giá trị khu phố cũ trong lòng thủ đô Hà Nội
nghìn năm văn hiến.

Giải thích từ ngữ
-


Khu phố cũ đô thị Hà Nội: Là khu phố chiếm diện tích 394,5ha nằm trên địa bàn
các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng. Bao gồm các phân khu:
o Khu phố cũ phía nam quận Hoàn Kiếm: Có quy mô 190ha, giới hạn gồm
tuyến phố Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo, Hàn
Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du, Thiền Quang, Lê Duẩn.
o Khu phố cũ phía đông quận Ba Đình: Có quy mô 112ha, là khu vực liền
kề trung tâm chính trị Ba Đình và khu di tích Hoàng Thành Thăng Long
(Giáp các tuyến phố Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng)


11

o Khu phố cũ phía bắc quận Hai Bà Trưng: Có quy mô 92ha, ranh giới gồm
các phố tiếp giáp khu phố cũ quận Hoàn Kiếm, phố Quang Trung, Nguyễn
Đình Chiểu, Tô Hiến Thành, Nguyễn Công Trứ, Lò Đúc, Nguyễn Cao, Lê
Quý Đôn.
-

Quy hoạch đô thị: Là khoa học tổng hợp nhằm đảm bảo việc xây dựng và phát triển
đô thị theo trật tự và đáp ứng những mục tiêu đề ra từ trước theo một giai đoạn cụ
thể. Theo luật Quy hoạch đô thị, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã
hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị,
được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị bao gồm 3 cấp
độ: Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.

-

Quy hoạch xây dựng (Theo Luật Xây dựng): Là việc tổ chức không gian đô thị và

điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết
hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng
được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình
và thuyết minh.

-

Quy hoạch chung đô thị: Là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của
quốc gia trong từng thời kỳ.

-

Phát triển bền vững - 1987 – Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển
(WCED và Ủy ban Brundtland) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP): Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không
làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng nhu cầu của họ.

-

Phát triển bền vững (định nghĩa khác): Là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân loại trong phạm vi đáp ứng được của hệ sinh thái.

-

Đô thị bền vững:



12

 Là đô thị có “Dấu ấn sinh thái” năm sau giảm hơn năm trước
 Là đô thị đảm bảo được chất lượng sống của người dân với mức độ tiêu thụ tài
nguyên thiên nhiên/đầu người năm sau giảm hơn năm trước
 Là đô thị thường xuyên hướng tới tối thiểu hóa các đầu vào như năng lượng,
nước, thực phẩm, và tối thiểu hóa các đầu ra như chất thải, nhiệt, ô nhiễm
không khí, CO2, metal, và ô nhiễm nước.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Khu vực phố cũ tái hiện rõ ràng nhất sự chuyến biến hình thái đô thị truyền thống
sang hình thái đô thị phương Tây mà trường hợp Hà Nội là một minh chứng sống
động thông qua các yếu tố văn hóa, dân cư, ngôn ngữ kiến trúc… v..v.. dựa trên các
nhân tố tự nhiên, địa hình, địa mạo… đồng thời được xây dựng theo nguyên tắc của

một “thành phố vườn”, tạo nên một mạng lưới đường thông thoáng và nhiều cây
xanh.
Phố Cũ là một bộ phận cấu thành của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong quá trình
hình thành và phát triển phố cũ hiện còn bảo lưu được nhiều giá trị nổi bật như: Cấu
trúc và hình thái quy hoạch (Nghệ thuật và tổ chức không gian); Các công trình kiến
trúc có giá trị; Cảnh quan môi trường và các tiện ích hạ tầng đô thị, một xu hướng
sáng tác kiến trúc phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán tại Việt Nam...
ở vào giai đoạn của thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20.
Tuy nhiên do tác động của thời gian và quá trình đô thị hóa, khu phố Cũ đang đứng
trước nguy cơ bị phai mờ những giá trị vốn có như dân số gia tăng, mật độ xây
dựng trong nhiều ô phố, tuyến phố cao do xây dựng, xen cấy, nhiều công trình kiến
trúc có giá trị bị xuống cấp, nhiều công trình mới xây dựng không phù hợp với cảnh
quan vốn có. Diện mạo, môi trường kiến trúc cảnh quan xuống cấp... làm giảm khả
năng phát triển bền vững.
Bởi vậy, luận văn này đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những bất cập tồn tại, để xác
định một số giải pháp mang tính định hướng về quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu
phố Cũ, nhằm góp phần hiện thực ý tưởng, các định hướng lớn trong quy hoạch
chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 (Quyết định 1259) của TTg
đối với khu vực nội đô lịch sử. Với 7 giải pháp cơ bản từ tôn trọng cấu trúc không
gian đô thị đã ổn định, quy hoạch sử dụng đất, giảm mật độ xây dựng, qui mô dân
số, cải tạo chỉnh trang kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật đô thị đến môi trường...
Dù còn nhiều vấn đề cần phải trao đổi nhưng luận văn cũng đã đóng góp được phần


97

nhỏ bé mang tính gợi mở vào công tác quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu phố Cũ
hướng tới phát triển bền vững.
Kiến nghị
-


Cần nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện khu phố Cũ về các mặt lịch sử
phát triển đô thị, phương pháp lập quy hoạch, nghệ thuật tổ chức không gian,
thiết kế kiến trúc cảnh quan… phù hợp với văn hóa lối sống và điều kiện khí
hậu Việt Nam, rút ra những kinh nghiệm cho công tác quy hoạch đô thị hiện
nay.

-

Để bảo tồn phát huy giá trị, nâng cao chất lượng sống đô thị trong khu phố
Cũ còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, trước mắt cần tuân thủ các định
hướng, các qui định quản lý quy hoạch khu vực nội đô lịch sử theo QĐ 1259
của TTg CP.

-

Các giải pháp đề xuất trong luận văn dù mới mang tính định hướng, nhưng
cũng cần được quan tâm như 1 nỗ lực đóng góp tâm huyết trong công tác cải
tạo chỉnh trang khu phố Cũ với 1 tình yêu Hà Nội chân thành./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới quy trình quy hoạch xây
dựng và quản lý phát triển thủ đô Hà Nội, Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị
và nông thôn, 12/2012.
2. Hội Kiến trúc sư Việt Nam, 55 năm Kiến trúc Hà Nội, Nhà xuất bản Thời
đại, 2010.
3. PGS.TS. Lê Hồng Kế, Quy hoạch môi trường đô thị và phát triển đô thị bền
vững, Nhà xuất bản Xây dựng, 2009.

4. Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050.
5. Luật thủ đô
6. Luật Xây dựng – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2005.
7. Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, thời kỳ 20002020.
8. Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình
Nghị sự 21 của Việt Nam ), Hà Nội, tháng 8/2004.
9. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia thời kỳ 2000 – 2010, Nhà
Xuất bản Sự thật, Hà Nội 2000.
10. GS. Mạc Đường, tham luận “Đô thị quá độ và đô thị khủng hoảng”, 2010.
11. PGS.TS. Trần Trọng Hanh, tham luận “Xây dựng và phát triển bền vững
các đô thị cực lớn của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi”, 2010
12. PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, tham luận “Phát triển đô thị bền vững: Các
nguyên tắc và mục đích”, 2010.
13. PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng, tham luận “Công tác quản lý phát triển đô
thị bền vững: Một số bài học kinh nghiệm”, 2010.


14. GS.TS. Nguyễn Lân, tham luận “Phát triển đô thị bền vững – những bài học
kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế và
hướng tới của các đô thị Việt Nam”, 2010.
15. Bài viết của KTS Pineau, Ban Quy hoạch đô thị và Kiến trúc, Phủ Toàn
quyền Đông Dương đăng trên Tuần báo Đông Dương (Indochine
Hebdomadaire Illustré( số ra ngày 24/09/1942 đề cập đến quy hoạch tổng
thể về một đại Hà Nội thời Pháp thuộc).
16. Bài báo “Học” gì từ quy hoạch thời thuộc Pháp, Thái Linh.
17. Đặng Thái Hoàng, Kiến trúc nhà ở, Nhà xuất bản Xây dựng, 2006
18. GS. Phan Lê Huy, Quy mô và cấu trúc thành Thăng Long – Hà Nội qua các
thời kỳ lịch sử, tài liệu hội thảo, 2004.
19. GS.TS. Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch Xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất

bản Xây dựng, 1997.
20. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thông, Mô hình và phương pháp quy hoạch cải tạo,
phát triển khu phố trung tâm cũ thành phố Hà Nội, Luận án phó tiến sỹ,
1997.
21. Kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc, Nhà xuất bản Xây dựng, 1992.



×